Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ông X (công dân của quốc gia B) được quốc gia B bổ nhiệm làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại quốc gia A. Khi ông X đang tiến hành làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay của quốc gia A, cơ quan có thẩm quyền của nước này đã yêu cầu ông X mở hành lý để kiểm tra v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.79 KB, 4 trang )

Tình huống 3: Ông X (công dân của quốc gia B) được quốc gia B bổ nhiệm làm
đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại quốc gia A. Khi ông X đang tiến hành làm thủ tục
nhập cảnh tại sân bay của quốc gia A, cơ quan có thẩm quyền của nước này đã yêu
cầu ông X mở hành lý để kiểm tra với lý do Bộ ngoại giao của A đã nhận được
thông báo kèm theo các bằng chứng về việc một số lượng vũ khí đã được giấu
trong hành lý của ông này để chuyển vào lãnh thổ A. Ông X đã từ chối. Tuy nhiên,
trước sự có mặt của ông X và các thành viên khác trong Đại sứ quán của quốc gia
B, cơ quan có thẩm quyền của A vẫn tiến hành mở các túi hành lý của ông X và đã
phát hiện một lượng vũ khí được giấu trong đó. Chính phủ quốc gia A tuyên bố
persona non grata đối với ông X và một số thành viên trong Đại sứ quán của B bị
cáo buộc có liên quan đến vụ việc này kèm theo yêu cầu những người này phải rời
khỏi lãnh thổ A ngay lập tức.
Hãy cho biết:
- Hành vi khám xét hành lý của Đại sứ quán quốc gia B có phù hợp với Luật
quốc tế không? Tại sao?
- Hành vi tuyên bố persona non grata đối với ông X cùng một số thành viên
trong Đại sứ quán của B và yêu cầu những người này rút khỏi lãnh thổ A
ngay lập tức có phù hợp với Luật quốc tế không. Vì sao?
Trả lời:
1. Hành vi khám xét của Đại sứ quán quốc gia B có phù hợp với Luật quốc tế
không? Tại sao?
- Hành vi khám xét hành lý của Đại sứ quán quốc gia B là phù hợp với Luật
quốc tế.
Căn cứ vào khoản 2 điều 36 Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961
“Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn khám xét, trừ phi có những
lý do xác đáng để cho rằng hành lý đó chứa đựng những đồ vật không thuộc loại
được hưởng sự ưu đãi nêu ở khoản 1 Điều này hay thuộc loại mà luật pháp nước
tiếp nhận cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hay phải tuân theo chế độ kiểm dịch của
nước tiếp nhận. Trong trường hợp đó, việc khám xét chỉ được tiến hành trước mặt
viên chức ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.”
Trong tình huống trên, cơ quan có thẩm quyền có lý do xác đáng là Bộ ngoại giao


của A đã nhận được thông báo kèm theo các bằng chứng về việc một số lượng vũ
khí đã được giấu trong hành lý của ông này để chuyển vào lãnh thổ A. Mà vũ khí


không phải loại hàng được tự do nhập khẩu, phải thông qua sự kiểm dịch của nước
tiếp nhận. Nên khi Bộ ngoại giao gửi thông báo kèm theo bằng chứng về việc số
lượng vũ khí giấu trong hành lý của ông X, trong trường hợp này cơ quan có thẩm
quyền của A hoàn toàn có quyền khám xét hành lý của ông X mà không bị coi là
không phù hợp với luật quốc tế.
Với các lý do trên, cơ quan có thẩm quyền của A hoàn toàn có thể khám xét hành lý
của ông X theo khoản 2 điều 36, nhưng việc khám xét phải được tiến hành trước
mặt viên chức ngoại giao hoặc người được ủy quyền cho họ theo khoản 2 điều 36
Công ước Vienna 1961. Trong tình huống này, cơ quan có thẩm quyền của A tiến
hành mở các túi hành lý của ông X trước sự có mặt của ông X và các thành viên
khác trong Đại sứ quán của quốc gia B. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền của nước
A đã tiến hành khám xét đúng như quy định tại khoản 2 điều 36. Dẫn đến hành vi
khám xét hành lý của Đại sứ quán quốc gia B là hoàn toàn phù hợp với Luật quốc
tế.
2. Hành vi tuyên bố persona non grata đối với ông X cùng một số thành viên
trong Đại sứ quán của B và yêu cầu những người này rời khỏi lãnh thổ A ngay
lập tức có phù hợp với Luật quốc tế không. Vì sao?
- Hành vi tuyên bố persona non grata đối với ông X cùng một số thành viên
trong Đại sứ quán của B là phù hợp với pháp luật quốc tế (Câu trả lời gồm
có 2 ý chính, đây là ý thứ nhất)
Căn cứ vào khoản 1 điều 9 Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961 quy
định “Nước tiếp nhận có thể, vào bất cứ lúc và không phải nêu lý do về quyết định
của mình, báo cho nước cử đi rằng người đứng đầu cơ quan đại diện hay bất cứ một
cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện là "persona non grata" (người không
được hoan nghênh) hoặc bất cứ một thành viên nào khác của cơ quan đại diện là
người không được chấp nhận. Khi đó, nước cử đi sẽ, tuỳ theo trường hợp, hoặc gọi

người đó về, hoặc chấm dứt chức vụ của người đó trong cơ quan đại diện. Một
người có thể bị tuyên bố "persona non grata" hoặc không được chấp nhận trước khi
đến lãnh thổ nước tiếp nhận.”
Trong tình huống, sau khi phát hiện số lượng vũ khí giấu trong hành lý của ông X,
chính phủ quốc gia A tuyên bố persona non grata đối với ông X và một số thành
viên trong Đại sứ quán của B bị cáo buộc có liên quan đến vụ việc này. Hành vi này
của chính phủ quốc gia A là hoàn toàn phù hợp với Luật quốc tế, bởi theo khoản 1
điều 9 nêu trên, chính phủ quốc gia A có thể tuyên bố persona non grata vào bất cứ


lúc nào và không phải nêu lý do về quyết định của mình. Như vậy, Chính phủ quốc
gia A có quyền tuyên bố persona non grata đối với ông X mà không cần quan tâm
đến lý do. Và việc này là phù hợp với Luật quốc tế.
- Chính phủ quốc gia A yêu cầu ông X và một số thành viên trong Đại sứ quán
của B bị cáo buộc có liên quan đến vụ việc này rời khỏi lãnh thổ A ngay lập
tức là không phù hợp với Luật quốc tế
Căn cứ vào khoản 2 điều 9 Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao quy định:
“Nếu Nước cử đi từ chối thi hành hoặc không thi hành trong một thời hạn hợp lý
những nghĩa vụ của mình nêu ở khoản 1 Điều này, Nước tiếp nhận có thể từ chối
thừa nhận người đó là thành viên của cơ quan đại diện.”
Trong tình huống này, sau khi ông X và một số thành viên trong Đại sứ quán bị
tuyên bố persona non grata, họ cần một khoảng thời gian hợp lý để thu xếp công
việc và rời khỏi nước A theo khoản 2 điều 9 nêu trên. Do vậy, họ chưa thể ngay lập
tức rời khỏi lãnh thổ quốc gia A được, việc chính phủ quốc gia A yêu cầu ông X và
một số thành viên Đại sứ quán B phải rời khỏi lãnh thổ quốc gia A ngay lập tức là
không phù hợp với Luật quốc tế.
Từ hai ý trên, kết luận lại, hành vi tuyên bố persona non grata của chính phủ quốc
gia A đối với ông X và một số thành viên Đại sứ quán B là phù hợp với Luật quốc
tế. Còn việc yêu cầu ông X và một số thành viên Đại sứ quán nước B rời khỏi lãnh
thổ nước A ngay lập tức là không phù hợp với Luật quốc tế.


Trên đây là bài làm của em, bài còn nhiều thiếu sót rất mong được sự góp ý của
thầy, cô. Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Vienna của Bộ ngoại giao ngày 18 tháng 4 năm 1961 về quan hệ ngoại
giao
2. />3. />4. Giáo trình Công pháp quốc tế, Đại học Luật Hà Nội



×