Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.99 KB, 24 trang )

1
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị
kinh tế cao, là nguồn thu nhập ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia đang phát
triển trên thế giới trong đó có Việt Nam. Từ khi hội nhập trở với nền kinh tế
thế giới (1994) đến nay, cà phê luôn là một trong những mặt hàng nông sản
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm lên đến
trên dưới 2 tỷ Dollar (USD) đã góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Các thành
tựu nổi bật của ngành cà phê Việt Nam các năm qua là:
Thứ nhất, tạo cơng ăn việc làm cho khoảng 300.000 hộ gia đình nông
dân trồng cà phê với trên 600.000 lao động, tương đương 2,93% lực lượng
lao động trong nông nghiệp, và bằng 1,83% lực lượng lao động của cả nước.
Thứ hai, từ năm 2006 đến nay, mỗi năm kim ngạch xuất khẩu của
ngành cà phê Việt Nam mang về cho đất nước từ trên 1,6 tỷ Dollars (USD)
trở lên, năm 2012 này kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt tới trên 3,3 tỷ USD.
Thứ ba, mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam tới gần
100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành
quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới về sản lượng
và là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới về loại cà phê vối.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật thì ngành cà phê Việt Nam cũng bộc
lộ những hạn chế là:
Một là, đời sống của những hộ gia đình nơng dân trực tiếp trồng cà
phê cịn gặp nhiều khó khăn do thu nhập từ sản xuất cà phê thấp và không ổn
định bởi giá xuất khẩu cà phê vối của Việt Nam thấp hơn và phụ thuộc vào
giá xuất khẩu cà phê vối cùng loại của các nước khác trong khi Việt Nam là
quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới về loại cà phê này;
Hai là, chất lượng cà phê của Việt Nam bị các nhà nhập khẩu nước
ngoài đánh giá thấp hơn chất lượng tự nhiên vốn có của nó;



2
Ba là, Việc phát triển diện tích cà phê trong các hộ gia đình nơng dân
cịn mang tính tự phát dẫn đến hiệu quả kinh tế khơng cao.
Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp
và Phát triển Nông thôn, và Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam đã ban
hành một số văn bản nhằm nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, nâng cao
năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, nhưng chất
lượng cà phê của Việt Nam vẫn bị khách hàng nước ngoài đánh giá thấp, trả
giá thấp hơn giá cà phê vối trung bình trên thế giới dẫn đến đời sống người
trồng cà phê cịn gặp nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
mỗi năm mất đi hàng trăm triệu USD.
Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) với trên 150 quốc gia thành viên, chiếm trên 2/3 dân số của toàn cầu
đã mang đến cơ hội lớn cho ngành cà phê Việt Nam trong việc đưa sản phẩm
của mình đến với người tiêu dùng trên phạm vi tồn cầu nhưng nó cũng tiềm
ẩn những thách thức không nhỏ nếu như ngành cà phê Việt Nam khơng có
những chính sách nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống vật chất và tinh
thần cho những người nơng dân trực tiếp sản xuất ra cà phê. Đó chính là lý
do mà tác giả lựa chọn đề tài “Thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê
trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế” để làm luận án tiến sĩ
chuyên ngành kinh tế học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay vẫn chưa có luận án tiến sĩ nào thuộc chuyên ngành kinh
tế học nghiên cứu về về thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê mà chỉ có một
vài đề tài đề cập đến sự phát triển của ngành cà phê của Việt Nam như: Đề
tài: “Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển bền vững cà phê vùng Tây
Nguyên”, luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Liêm, thực hiện
năm 2003 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án được thực hiện trên
cơ sở lý thuyết của chuyên ngành Kinh tế, Quản lý và kế hoạch hóa Kinh tế

Quốc dân; Đề tài: “Nâng cao sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản
xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế”,


3
luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
của nghiên cứu sinh Ngô Thị Tuyết Mai, thực hiện năm 2007 tại Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân; Đề tài: “Năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành
Kinh tế Chính trị của nghiên cứu sinh Vũ Trí Tuệ, thực hiện năm 2012 tại
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Đề tài nghiên cứu
về: “Ảnh hưởng của thương mại cà phê toàn cầu đến người trồng cà phê tỉnh
Đắc Lắc – Phân tích và khuyến nghị chính sách” do Trung tâm thơng tin
Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn và Oxfam Anh và Oxfam Hồng kông,
thực hiện năm 2002; Đề tài nghiên cứu về: “Tồn cầu hóa, thương mại và
đói nghèo – Bài học từ ngành cà phê Việt Nam”, của Phan Sỹ Hiếu, Trung
tâm thông tin Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện năm 2003; Đề
tài nghiên cứu về: “Báo cáo nghiên cứu ngành cà phê – báo cáo số 29358 VN ”, do Ban Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc Ngân hàng Thế
giới thực hiện tháng 6/2004; Đề tài nghiên cứu về: “Giải pháp nhằm tổ chức
lại sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Daklak trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của PGS.TS Đào Duy
Huân, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2004); Đề tài: “Ảnh
hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đắc
Nông”, luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế phát triển của học viên
Phạm Văn Toản, thực hiện năm 2008 tại Trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh; Đề tài: “Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh
tế chuyên ngành thương mại của học viên Huỳnh Kim Long, thực hiện năm
2009 tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Thứ nhất là, từ cơ sở lý luận và thực tiễn kết hợp với nghiên cứu kinh
nghiệm đảm bảo thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê của các nước trên thế
giới, xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê
tại Việt Nam; Thứ hai là, phân tích thực trạng và lượng hóa các yếu tố tác


4
động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê tại Việt Nam; Thứ ba là, đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê tại
Việt Nam trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Về đối tượng nghiên cứu: luận án chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố
tác động đến thu nhập từ sản xuất cà phê của các hộ gia đình nơng dân.
Về phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến
thu nhập từ sản xuất cà phê của các hộ gia đình trồng cà phê tại khu vực Tây
Nguyên từ năm 1994 đến năm 2011, đây là khoảng thời gian Việt Nam hội
nhập trở lại với nền kinh tế thế giới sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận
thương mại đối với Việt Nam.
- Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động
đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê tại khu vực Tây Nguyên, gồm các
tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum, nơi tập trung
90,1% tổng diện tích cà phê của cả nước và cung cấp 92,61% tổng sản lượng
cà phê cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu sử dụng
- Phương pháp tổng hợp và phân tích để làm rõ mục tiêu thứ nhất
của luận án là xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình
nơng dân trồng cà phê tại Việt Nam;
- Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu, quy nạp và phân
tích hồi quy đa biến để làm rõ mục tiêu thứ hai của luận án là đánh giá thực

trạng các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê;
- Phương pháp duy vật biện chứng, và lịch sử logích để thực hiện
mục tiêu thứ ba của luận án là đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập
cho hộ gia đình trồng cà phê tại Việt Nam.
Số liệu sử dụng:
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ Niên giám Thống kê của các tỉnh
Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Bộ Nông nghiệp và Phát


5
triển Nông thôn, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam... trong khoảng thời gian
1994 - 2011;
- Số liệu sơ cấp: được thu thập từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp 300
chủ hộ gia đình nơng dân hoặc người trực tiếp quản lý vườn cà phê trên địa
bàn 22 xã thuộc 08 huyện của 2 tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng là 02 địa phương
có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước, có đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu
phù hợp cho 2 loại cà phê có tính thương mại cao trên thị trường thế giới là
cà phê vối và cà phê chè.
6. Những đóng góp của luận án
Với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận án sẽ đóng góp về mặt lý luận
và thực tiễn như sau:
Một là, xác định được các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia
đình trồng cà phê tại Việt Nam trên cơ sở các lý thuyết kinh tế học liên quan
đến thu nhập của hộ gia đình nơng dân trong sản xuất nơng nghiệp nói chung
và những đặc điểm riêng biệt của hộ gia đình trồng cà phê; Hai là, đánh giá
thực trạng và lượng hóa các yếu tố chủ yếu tác động đến thu nhập của hộ gia
đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế; Ba là,
đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà
phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Tên và kết cấu của luận án

Tên luận án: thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Kết cấu của luận án: ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: lý luận về thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá
trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: thực trạng thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá
trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: một số giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng
cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.


6
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG CÀ PHÊ
TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê và các lý thuyết liên
quan đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê
1.1.1. Thu nhập hộ gia đình nơng dân và hộ gia đình trồng cà phê
Michael P. Todaro (1998) cho rằng: thu nhập của hộ gia đình nơng dân
là số lượng hàng hóa và dịch vụ vật chất mà hộ gia đình nơng dân có thể
dùng thu nhập bằng tiền của họ mua được, với thu nhập bằng tiền chỉ đơn
giản là tổng số tiền mà hộ gia đình kiếm được hàng tháng, năm. Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng: thu nhập
của hộ gia đình nơng dân trong sản xuất nơng nghiệp “chính là phần tiền
thưởng cho người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định như đất đai, nguồn
vốn và nguồn lao động khi đưa các yếu tố này tham gia vào quá trình sản
xuất để tạo ra sản phẩm”. Do đó trong xác định thu nhập của hộ gia đình
nơng dân, FAO coi hộ gia đình nơng dân như là một doanh nghiệp tự làm
chủ, theo đó: Thu nhập hộ gia đình = Tổng giá trị nơng sản - chi phí các yếu

tố sản xuất trung gian đầu vào - chi trả nguồn vốn đã tiêu dùng - chi thuê lao
động - chi trả lãi suất và chi trả tiền thuê đất. Theo đó thu nhập của hộ gia
đình trồng cà phê được xác định là tổng doanh thu từ bán cà phê trong năm
trừ đi các khoản chi phí khơng bao gồm chi phí lao động gia đình tham gia
vào q trình sản suất cà phê tại hộ gia đình trong năm.
1.1.2. Các lý thuyết liên quan đến thu nhập của hộ gia đình nơng
dân và hộ gia đình trồng cà phê trong hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.2.1. Nhóm lý thuyết liên quan đến sản lượng sản phẩm của hộ gia
đình nơng dân
Luận án đã sử dụng các lý thuyết như: lý thuyết về mối quan hệ giữa
sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào; lý thuyết về lao động và năng suất
lao động trong nông nghiệp của Park Sung Sang (1992); lý thuyết về vốn


7
trong sản xuất nông nghiệp của Harrod – Domar (1940); lý thuyết về thay đổi
công nghệ trong sản xuất nông nghiệp của Nicholas Kaldor (1957)
1.1.2.2. Nhóm lý thuyết liên quan đến giá bán sản phẩm tại hộ gia đình
nơng dân
Giá bán hàng hóa phụ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị
trường và các chính sách điều tiết sản xuất và tiêu dùng của chính phủ
1.1.2.3. Nhóm lý thuyết liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm tại hộ
gia đình nơng dân
David Ricardo (1772 – 1823) cho rằng chi phí sản xuất phụ thuộc vào
độ màu mỡ của đất đai, khi độ màu mỡ của đất càng cao thì càng có điều
kiện để giảm các chi phí trung gian đầu vào, giảm chi phí về cơng lao động
và làm tăng thu nhập cho hộ gia đình nơng dân.
1.1.2.4. Nhóm lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế
Từ ADam Smith (1723 – 1790) với lý thuyết “lợi thế tuyệt đối”,
David Ricardo (1772 -1823) với lý thuyết “lợi thế so sánh”, Eli Hecksher

(1879 – 1952) và Berti O.hlin (1899 – 1979) với lý thuyết “Tỷ lệ các yếu tô”
cho đến Paul R.Krugman và Maurice Obtefeld (1996) với lý thuyết “Lợi thế
kinh tế theo quy mô” đều cho rằng các quốc gia đều có lợi khi tham gia
thương mại quốc tế.
1.1.3. Đặc điểm các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình
trồng cà phê trên thế giới
Cà phê có thời kỳ kiến thiết cơ bản khoảng 3 đến 4 năm và cho thu
hoạch trong khoảng thời gian từ 20 đến 25 năm. Các yếu tố tác động đến thu
nhập của hộ gia đình trồng cà phê gồm:
1.1.3.1. Các yếu tố tác động đến sản lượng cà phê của hộ gia đình
nơng dân
Gồm: (i) Nguồn đất đai, thổ nhưỡng, cây cà phê cho sản lượng cao
nhất khi được trồng trên đất Bazan có độ dày tầng đất canh tác tối thiểu 70
cm, dung trọng nhỏ hơn 0,9 g/cm2, độ xốp > 63%, và (ii) Sự phát triển của


8
khoa học và công nghệ trong sản xuất cà phê làm cây cà phê cho năng suất
ngày càng cao, với chi phí sản xuất càng thấp.
1.1.3.2. Các yếu tố tác động đến giá bán cà phê tại hộ gia đình nông dân
Cà phê chủ yếu được trồng ở các nước chậm và đang phát triển nhưng
sản phẩm lại được tiêu thụ chủ yếu tại các quốc gia có nền kinh tế và công
nghiệp phát triển. Giá bán cà phê tại hộ gia đình nơng dân phụ thuộc vào:
(i) Quan hệ cung cầu cà phê trên thị trường thế giới; (ii) Chất lượng cà
phê: theo đó, cà phê chè có hàm lượng cafein trong hạt chỉ khoảng 0,8 – 1,4
%, được nhiều người trên thế giới ưa chuộng cho nên giá bán cao hơn giá của
cà phê vối (hàm lượng cafein trong hạt cao khoảng 1,4 – 4 %) từ 1,6 đến 1,86
lần; (iii) Mức độ tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê trên toàn cầu.
1.1.3.3. Các yếu tố tác động đến chi phí sản xuất cà phê tại hộ gia đình
nơng dân

Gồm: (i) Chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản để hình thành vườn
cà phê, (ii) Chi phí trung gian đầu vào cho sản xuất cà phê thời kỳ kinh
doanh, (iii) Chi thuê lao động ngoài gia đình tham gia sản xuất cà phê, và (iv)
Chi trả lãi vay cho các nguồn vốn sản xuất cà phê
1.1.3.4. Các yếu tố tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế có tính chất quyết định đến thu nhập của các
hộ gia đình trồng cà phê bởi tại các nước trồng cà phê người ta chỉ tiêu thụ
khoảng ¼ sản lượng của họ, do đó ¾ sản lượng cịn lại sẽ được xuất khẩu ra
thị trường nước ngoài.
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà
phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1. Về khía cạnh kinh tế
Nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế là để phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam
khi sản xuất cà phê với năng suất cao nhất thế giới, tạo nguồn thu ngoại tệ
quan trọng để phát triển đất nước.
1.2.2. Về khía cạnh xã hội


9
Nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nơng dân trồng cà phê có ý nghĩa
xã hội rất to lớn như ổn định kinh tế, chính trị và xã hội cho vùng Tây
Ngun là khu vực có vị trí địa chính trị, địa kinh tế hết sức quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của cả nước.
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc đảm bảo thu
nhập cho hộ gia đình trồng cà phê
Từ nghiên cứu kinh nghiệm đảm bảo thu nhập cho các hộ gia đình
trồng cà phê tại Brazil, Colombia và Indonesia, cho thấy: (i) các các quốc gia
đều lựa chọn những khu vực có điều kiện đất đai thổ nhưỡng, khí hậu phù
hợp trồng cà phê cho những sản phẩm chất lượng cao, năng suất cao nhằm

duy trì thị phần cà phê của những quốc gia này trên thị trường cà phê toàn
cầu; (ii) đảm bảo giá bán cho các hộ gia đình nơng dân bằng các quỹ phát
triển cà phê quốc gia, quỹ bình ổn giá cà phê do chính phủ hoặc giao cho liên
đồn những người trồng cà phê trực tiếp quản lý điều hành; (iii) tổ chức sản
xuất lớn và quản lý ngành hàng cà phê một cách hiệu quả, trên cơ sở phối
hợp giữa nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp cùng tham gia điều hành các
hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu để tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho
sản phẩm của quốc gia.
1.4. Xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình
trồng cà phê
1.4.1. Xác định trên cơ sở lý thuyết
1.4.1.1. Các yếu tố tác động đến sản lượng cà phê tại hộ gia đình
Sản lượng cà phê phụ thuộc vào: (i) Quy mô diện tích vườn cà phê của
hộ gia đình nơng dân, (ii) Năng suất cà phê trên mỗi một ha vườn của hộ gia
đình nơng dân, (iii) Sự thay đổi quy mơ vốn sản xuất cà phê trong năm, và
(iv) Kiến thức, kỹ năng, tay nghề của người lao động.
1.4.1.2. Các yếu tố tác động đến giá bán cà phê tại các hộ gia đình
Giá bán cà phê tại hộ gia đình nông dân phụ thuộc vào: (i) Quan hệ
cung cầu cà phê trên thị trường thế giới, (ii) Chất lượng cà phê xuất khẩu có


10
phù hợp với khẩu vị của khách hàng quốc tế, và (iii) Mức độ tham gia vào
chuỗi cung ứng cà phê trên tồn cầu của các hộ gia đình
1.4.1.3. Các yếu tố tác động đến chi phí sản xuất tại hộ gia đình.
Chi phí sản xuất cà phê tại hộ gia đình nơng dân phụ thuộc vào: (i) Chi
phí cho các yếu tố trung gian đầu vào cho sản xuất cà phê, (ii) Chi th lao
động ngồi gia đình, và (iii) Chi phí hồn vốn đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ
bản hình thành vườn cà phê.
1.4.2. Mơ hình lƣợng hóa các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ

gia đình trồng cà phê
Từ quan điểm của Park S.S (1992), quan điểm của Harrod – Domar,
quan điểm của Nicholas Kaldor (1957), Lewis (1955), Oshima (1995),
Randy Barker (2002) và một số cơng trình nghiên cứu thực nghiệm tại Việt
Nam và quốc tế có kết quả như: (i) Đinh Phi Hổ và Chiv Vann Dy (2010)
nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập của nông dân trồng lúa ở
Campuchia, (ii) Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị Thu Huyền (2010) xây dựng mơ
hình nhận diện các yếu tố tác động đến thu nhập của nông dân vùng trung du
ở tỉnh Phú Thọ, (iii) Đinh Phi Hổ và Nguyễn Hữu Trí (2010) đã nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp ở tỉnh Bến tre, (iv)
Bùi Quang Bình (2008), nghiên cứu vốn con người và thu nhập của hộ sản
xuất cà phê ở Tây Nguyên, (v) Mai Văn Xuân và Nguyễn Văn Hóa (2011),
nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền
vững trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc. Các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ
trồng cà phê được lựa chọn để đưa vào mơ hình lượng hóa là:
Các yếu tố tác động đến thu nhập/ha cà phê

Kỳ
vọng

Nhóm yếu tố tác động đến sản lƣợng cà phê của hộ
- Năng suất cà phê trên 01 ha vườn đang thu hoạch (X1), X1

+

tính bằng tấn/ha.
- Tình trạng vay vốn cho xản xuất cà phê (X2), X2 là biến giả,
theo đó (X2 = 1 có vay vốn, X2 = 0 không vay vốn)

+



11
- Trình độ kiến thức nơng nghiệp trong sản xuất của chủ hộ

+

(X3),
X3 tính bằng điểm với mức cao nhất là 10.
Nhóm yếu tố tác động đến giá bán cà phê tại gia đình
- Loại cà phê mà hộ đang trồng có phù hợp với khẩu vi của

+

người tiêu dùng thế giới (X4), X4 là biến giả, theo đó:
X4 = 1 trồng cà phê chè và X4 = 0 gia đình trồng cà phê vối
- Tình trạng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa hộ

+

gia đình trồng cà phê và các công ty thu mua (X5), X5 là biến
giả, theo đó: X5 = 1 có HĐTT và X5 = 0 khơng có HĐTT
Nhóm yếu tố tác động đến chi phí sản xuất cà phê
- Chi phí phân bón cho 01 ha cà phê trong năm (X6) X6 được

-

tính bằng triệu đồng/ha
- Chi phí thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cho 01 ha cà phê


-

trong năm (X7), X7 được tính bằng triệu đồng/ha
- Chi phí nước tưới cho 01 ha cà phê trong năm (X8) X8 được

-

tính bằng triệu đồng/ha
- Số lao động chính trong gia đình tham gia sản xuất trên 01 ha

+

cà phê trong năm (X9), X9 tính bằng số người/ha.
Với Y, là biến phụ thuộc, thu nhập trên 01 ha của hộ gia đình trồng cà
phê; b1, b2, b3, b4, b5, b6, b7, b8, b9 là hệ số co dãn của các biến độc lập với biến
phụ thuộc Y.
Từ mơ hình có dạng tổng qt Y = f(X1, X2, X3,… Xn) ta có mơ hình
tổng qt được trình bày dưới dạng logarith tuyến tính như sau:
lnY = Bo + b1ln X1 + b2X2 + b3lnX3 + b4X4 + b5X5 + b6lnX6 + b7lnX7 +
b8lnX8 + b9lnX9 + u


12
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG CÀ PHÊ
TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Quá trình hình thành hộ gia đình trồng cà phê ở Việt Nam
2.1.1. Bối cảnh ra đời hộ gia đình trồng cà phê
Sau khi Luật Đất đai ban hành năm 1993, quy định rõ chuyển giao
quyền sử dụng đất lâu dài ổn định cho hộ gia đình nơng dân, hình thức kinh

tế hộ gia đình nơng dân trồng cà phê mới chính thức được xác lập.
2.1.2. Đặc điểm các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình
trồng cà phê ở Việt Nam
2.1.2.1. Các yếu tố tác động đến sản lượng cà phê tại hộ gia đình.
Các yếu tố tác động đến sản lượng cà phê tại gia đình nơng dân gồm:
(i) Tác động từ nguồn đất đai: Cây cà phê tại Việt Nam được trồng
chủ yếu tại các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng
vùng Tây Nguyên, nơi có khoảng 1,2 triệu ha đất Bazan, rất phù hợp với sự
phát triển của cây cà phê nên cho năng suất cao và chất lượng cao.
(ii) Tác động từ năng suất của cây cà phê: Năng suất cà phê của Việt
Nam đã tăng lên rất nhanh từ khoảng 0,32 tấn/ha (1970) đến trên 2 tấn/ha
hiện nay, gấp 1,5 lần năng suất cà phê của Brazil (1,25tấn/ha), gấp hơn 2 lần
năng suất cà phê của Colombia (0,93tấn/ha), gấp 3 lần năng suất của
Indonesia (0,69tấn/ha)
2.1.2.2. Các yếu tố tác động đến giá bán cà phê tại hộ gia đình nơng dân
Các yếu tác động đến giá cà phê tại hộ gia đình nơng dân gồm:
(i) Quan hệ cung cầu cà phê trên thị trường trong nước và quốc tế:
Đối với thị trường trong nước: trong vòng 10 năm qua, mức độ tăng
trưởng trong tiêu thụ cà phê tại thị trường trong nước luôn duy trì ở mức cao,
năm

thấp

nhất



8%/năm




cao

nhất

lên

đến

46%/năm;

Đối với thị trường quốc tế, trong khoảng 20 năm qua lượng cầu cà phê
trên toàn thế giới tăng trưởng liên tục và ổn định trong khi đó lượng cung
tăng khơng đều và thiếu ổn định đã dẫn đến việc mất cân đối trong quan hệ


13
cung cầu, giá cà phê liên tục tăng lên. Năm 2011 lượng cung cà phê là
130.970 nghìn bao trong khi lượng cầu lên tới 137.921 nghìn bao.
(ii) Chất lượng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới: trong những
năm qua, Việt Nam cung cấp cho thị trường nước ngoài chủ yếu là loại cà
phê vối dạng nhân thô chưa qua chế biến chiếm tới 99%, đây là loại cà phê
có hàm lượng cafein trong hạt cao, khơng thật sự phù hợp với khẩu vị của
khách hàng nước nên thường bị trả giá thấp.
2.1.2.3. Các yếu tố tác động đến chi phí sản xuất cà phê tại hộ gia đình
Các yếu tố tác động đến chi phí sản suất cà phê tại hộ gia đình gồm:
(i) Chi phí kiến thiết cơ bản phân bổ cho thời kỳ kinh doanh; (ii) Chi
phí cho sản xuất cà phê thời kỳ kinh doanh, gồm: chi phí nước tưới, chi phân
bón, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thuê lao động ngồi gia
đình để sản xuất cà phê, chi trả lãi vay cho các nguồn vốn sản xuất cà phê

2.1.2.4. Các yếu tố tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế
Sau khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ cà phê
của Việt Nam đã liên tục được mở rộng, từ khoảng 2% thị phần cà phê tồn
cầu vào năm 1990 thì đến nay là khoảng 18%, nếu tính riêng cà phê vối thì
thị phần loại cà phê Việt Nam lên tới 34%.
2.2. Thực trạng thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê ở Việt Nam
2.2.1. Phân tích trên cơ sở thống kê các yếu tố tác động đến thu
nhập của hộ gia đình trồng cà phê
2.2.1.1. Về sản lượng cà phê do các hộ gia đình nơng dân sản xuất
(i) Quy mơ diện tích vườn cà phê của hộ gia đình nơng dân: Tại khu
vực nghiên cứu cho thấy diện tích vườn cà phê của các hộ gia đình nơng dân
ở Việt Nam chủ yếu là nhỏ lẻ, có tới 91,3 % hộ có diện tích vườn dưới 2 ha,
trong đó 28,5 % hộ gia đình có diện tích vườn dưới 01 ha, chỉ có 8,7% hộ gia
đình trồng cà phê có diện tích vườn từ 2,1 ha trở lên; (ii) Năng suất cà phê tại
các hộ gia đình nơng dân: Năng suất cà phê trung bình tại các hộ gia đình là
3,06 tấn/ha, hộ đạt năng suất cao nhất lên tới là 5 tấn/ha nhưng cũng có hộ
chỉ đặt 0,34 tấn/ha; (iii) Tình trạng vay vốn cho sản xuất cà phê trong năm:


14
Tại vùng nghiên cứu có 40,97% hộ gia đình vay được vốn từ các tổ chức tín
dụng này, cịn lại 59,03% hộ gia đình trồng cà phê khơng vay vốn; (iv) Trình
độ kiến thức trong sản xuất cà phê của chủ hộ hoặc người quản lý vườn cà
phê: Qua bảng đánh giá kiến thức nông nghiệp của chủ hộ cho thấy mức
điểm trung bình của các chủ hộ là 3,7/10 điểm.
2.2.1.2. Về giá bán cà phê tại các hộ gia đình nơng dân
(i) Chất lượng cà phê của các hộ gia đình nơng dân: tại mẫu nghiên
cứu cho thấy có 70,1% hộ gia đình trồng cà phê vối, chỉ có 29,8% hộ gia
đình trồng cà phê chè chất lượng cao; (ii) Mức độ tham gia vào chuỗi cung
ứng cà phê tồn cầu: khảo sát thực tế cho thấy chỉ có 23,3 % hộ gia đình

trồng cà phê có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các công ty thu mua, cịn
lại 76,7 % hộ gia đình trồng cà phê khơng có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
2.2.1.3. Về chi phí sản xuất cà phê tại các hộ gia đình nơng dân
(i) Chi phí hình thành vườn cà phê phân bổ trong thời kỳ kinh doanh
cho mỗi hecta cà phê trong một năm trung bình là 2,03 triệu đồng/ha/năm;
(ii) Chi phí cho sản xuất trên 01 ha thời kỳ kinh doanh cho cà phê chè
là 60,03 triệu đồng, cao hơn chi phí sản xuất cà phê vối khoảng 1,67 lần.
2.2.1.4. Về thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê tại Tây nguyên
Từ công thức, thu nhập = Doanh thu – Chi phí sản xuất khơng bao
gồm chi phí lao động gia đình, ta biết được thu nhập trung bình trên 01 ha cà
phê của hộ gia đình nơng dân phê tại khu vực Tây Nguyên là 66,7 triệu
đồng/năm.
2.2.2. Lƣợng hóa các yếu tố chủ yếu tác động đến thu nhập của hộ
gia đình trồng cà phê
2.2.2.1. Mơ tả mẫu và quá trình thực hiện khảo sát
Khảo sát được thực hiện tại 300 hộ gia đình nơng dân có cuộc sống
hoàn toàn phụ thuộc vào cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên, trên địa bàn 22
xã thuộc 08 huyện của 2 tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng. Thời điểm khảo sát từ
ngày 01/12 đến 31/12/2010, sau vụ thu hoach hộ gia đình trồng cà phê.
2.2.2.2. Mơ tả các biến độc lập của mơ hình


15
Năng suất cà phê trên 01 ha (NSHA): thể hiện trình độ sản xuất của
chủ hộ gia đình trồng cà phê; tình trạng vay vốn cho sản xuất tăng thêm của
hộ gia đình trồng cà phê (TTVVON) thể hiện trình trạng mở rộng sản xuất
theo chiều sâu; kiến thức nông nghiệp trong sản xuất cà phê (KTNN) thể
hiện khả năng tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ
vào trong sản xuất cà phê của chủ hộ; loại cà phê (LOAICF) thể hiện khả
năng đáp ứng khẩu vị của người tiêu dùng nước ngoài đối với người trồng cà

phê; hợp đồng tiêu thụ sản phẩm (HDTT) thể hiện khả năng tham gia vào
chuỗi cung ứng cà phê trên thế giới đối với hộ gia đình trồng cà phê; Chi phí
phân bón (PHANHA), nước tưới (NUOCHA), thuốc trừ sâu (THUOCHA) là
nhóm yếu tố chi phí sinh học, cây cà phê chỉ phát triển tốt và cho chất lượng
cao khi sử dụng các chất sinh học này đúng mức, số lao động chính trong gia
đình tham gia sản suất trên 01 ha cà phê lớn thì hộ gia đình trồng cà phê sẽ
giảm được chi phí th lao động ngồi gia đình để sản xuất cà phê. Từ mơ
hình dạng logarith tuyến tính ta có:
LnTNHA = Bo + b1LnNSHA + b2TTVVON + b3LnKTNN +
b4LOAICF

+

b5HDTT

+

b6LnPHANHA

+

b7LnTHUOCHA

b8LnNUOCHA + b9LnLDCHA + u
2.2.2.3. Kết quả hồi quy tuyến tính
Mơ hình
(Constant)

Hệ số chưa được
chuẩn hóa

Lỗi tiêu
B
chuẩn
3,117
.154

Hệ số được
chuẩn hóa
Beta

Ý
nghĩa
(sig)

Thống kê
cộng tuyến
Tolerance

VIF

.000

LNSHA

1.691

.080

.934


.000

.612

1.635

TTVVON

-.240

.055

-.167

.000

.797

1.255

LnKTNN

.179

.038

.175

.000


.864

1.158

LOAICF

-.098

.093

-.051

.293

.508

1.967

.109

.060

.070

.072

.787

1.271


-.230

.055

-.198

.000

.522

1.916

HDTT
LnPHANHA

+


16
LnTHUOCHA

-.051

.043

-.049

.235

.689


1.451

LnNUOCHA

-.242

.053

-.209

.000

.567

1.762

LnLDCHA

-.059

.044

-.050

.177

.884

1.131


Qua xem xét R2 hiệu chỉnh = 0.786; giá trị F = 74.82; kiểm định
Durbin – Watson, kiểm định phương sai không đồng đều (White), mức ý
nghĩa Sig = 0.000 ta kết luận: thu nhập của hộ gia đình nơng dân phụ thuộc
vào: năng suất cà phê trên 01 ha, tình trạng vay vốn tăng để sản xuất cà phê
trong năm, kiến thức nông nghiệp trong sản xuất cà phê của chủ hộ, chi phí
phân bón cho 01 ha cà phê, chi phí nước tưới cho 01 ha cà phê trong năm
(đảm bảo mức ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 99%) và tình trạng ký kết
hợp tiêu thụ sản phẩm giữa hộ gia đình trồng cà phê và các công ty thu mua
(đảm bảo ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 90%). Từ đó ta có:
LnTNHA

=

3,117 +

1,691LnNSHA



0,24

TTVVON

+

0,179LnKTNN + 0,109 HDTT - 0,23 LnPHANHA – 0,242 LnNUOCHA
2.3. Đánh giá những điểm mạnh – yếu, cơ hội – thách thức trong
quá trình nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê khi Việt Nam
hội nhập kinh tế quốc tế

Những điểm mạnh (S), S1: Năng suất cà phê tại các hộ gia đình nơng
dân tại Việt Nam được xếp vào loại cao nhất thế giới và vẫn cịn có khả năng
tăng lên khi được tái canh và cải tạo vườn cà phê bằng các giống mới; S2:
Sản lượng cà phê của Việt Nam tăng trưởng đều, khơng bị ảnh hưởng bởi
theo tính chu kỳ 2 năm một lần do sương muối như các nước Brazin và
Colombia; S3: Chất lượng vốn có của cà phê Việt Nam được nhiều chuyên
gia quốc tế đánh giá cao do được trồng trên đất đỏ Bazan ở độ cao trung bình
từ 600 – 800 mét so với mực nước biển, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm
lớn đã tạo ra những hạt cà phê có hương vị thơm ngon; S4: Người lao động
Việt Nam có truyền thống cần cù, siêng năng chăm sóc vườn cà phê cho nên
cây cà phê cho năng suất cao vào loại bậc nhất thế giới;


17
Những điểm yếu (W), W1: Trình độ kiến thức nơng nghiệp trong sản
xuất cà phê của các chủ hộ gia đình trồng cà phê cịn nhiều hạn chế; W2:
Khơng kiểm soát được chất lượng cà phê trước khi xuất khẩu dẫn đến nhiều
doanh nghiệp đã đưa ra thị trường thế giới cà phê nhân xô, phẩm cấp thấp bị
khách hàng xếp vào loại cà phê chất lượng thấp; W3: Chưa có khả năng tác
động vào giá cà phê vối của thế giới mặc dù Việt Nam là quốc gia sản xuất
lớn nhất thế giới về loại cà phê này; W4: Khả năng nâng cao giá bán cà phê
rất khó khăn do rất ít cà phê của Việt Nam được bán trực tiếp cho các công ty
rang xay, chế biến cà phê tiêu dùng; W5: Chi phí cho nguồn vốn phục vụ
cho sản xuất cà phê của các hộ gia đình nơng dân cịn cao; W6: Chi phí lao
động trong giá thành sản phẩm cao do các cơng việc chăm sóc, thu hái và sơ
chế biến cà phê đều thực hiện bằng tay.
Những cơ hội (O), O1: Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện
cho sản phẩm của các hộ gia đình trồng cà phê Việt Nam hiện diện ở hầu hết
các quốc gia và vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu; O2: Nâng cao được giá
bán cà phê tại các hộ gia đình trồng cà phê do có nhiều cơng ty tham gia vào

các hoạt động thu mua và chế biến cà phê tại thị trường Việt Nam; O3: Giảm
chi phí sản xuất cà phê tại các hộ gia đình nơng dân do có nhiều nguồn cung
cấp các vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cà phê; O4: Giảm chi phí lao động
sản xuất cà phê do có nhiều nhà cung cấp các thiết bị cơ giới thay thế lao
động thủ công như máy cày, máy xới, máy cắt cỏ, máy sấy cà phê…v.v;
Những thách thức (T), T1: Khó khăn trong việc duy trì thị phần cà
phê Việt Nam trên thị trường thế giới; T2: Khó khăn trong việc thay đổi thói
quen sản xuất lạc hậu của các hộ gia đình nơng dân; T3: Khó khăn trong việc
lấy lại uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới; T4: Phải cạnh tranh
với sản phẩm của các hộ gia đình trồng cà phê tại các nước có ngành cà phê
phát triển hàng trăm năm trước; T5: Khó khăn trong giảm chi phí sản xuất do
giá phân bón, nhiên liệu, hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì, dụng cụ thu hái
chủ yếu là nhập khẩu; T6: Khó khăn về nguồn vốn để tái canh những vườn
cà phê già cỗi đã hết thời kỳ cho khai thác.


18
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ GIA ĐÌNH
TRỒNG CÀ PHÊ TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. Các căn cứ để đề xuất giải pháp
Căn cứ vào bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; căn cứ vào dự báo nhu
cầu tiêu thụ cà phê tại thị trường trong nước và thế giới; căn cứ vào các chính
sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến sản xuất cà phê tại Việt Nam; căn
cứ vào kết quả nghiên cứu của mơ hình; căn cứ vào phân tích những điểm
mạnh – yếu, cơ hội – thách thức trong quá trình nâng cao thu nhập cho hộ gia
đình trồng cà phê khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao thu nhập cho hộ
gia đình trồng cà phê

3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao sản lƣợng cà phê tại các hộ gia
đình nơng dân
3.2.1.1. Xây dựng những vườn cà phê có quy mơ lớn hơn theo hướng
liên kết sản xuất giữa các hộ gia đình trồng cà phê liền canh, liền cư.
Mục tiêu của giải pháp: tạo ra những vườn cà phê có diện tích lớn hơn
để có đủ điều kiện đầu tư sân phơi xi măng, mua sắm trang thiết bị cơ giới
phục vụ sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, đồng thời tạo sức mạnh trong
đàm phán giá sản phẩm khi cung cấp cho đối tác khối khối lượng lớn;
Tổ chức thực hiện ở tầm vĩ mô: nhà nước cần ban hành chính sách tạo
thuận lợi về mặt pháp lý cho các hộ gia đình trồng cà phê có nhu cầu sản
xuất chung “dồn điền, đổi thửa” tạo ra các vườn cà phê lớn hơn để phát huy
được lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
Tổ chức thực hiện ở tầm vi mô:
Đối với các cấp chính quyền địa phương: cần chủ động định hướng
cho các hộ gia đình nơng dân có vườn cà phê diện tích dưới 02 ha nằm liền
kề thành lập tổ nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất cà phê.


19
Đối với hộ gia đình nơng dân trồng cà phê: cần liên kết với các hộ gia
đình liền kề để sản xuất chung, áp dụng chung một quy trình chăm sóc, thu
hái và chế biến cà phê, đầu tư chung các thiết bị cơ giới đắt tiền như máy
cày, máy xới, máy sấy, máy xay sát vỏ cà phê, máy đánh bóng hạt cà
phê….v.v.để giảm chi phí sản xuất, tạo ra cà phê chất lượng cao, bán giá cao.
3.2.1.2. Nâng cao năng suất cà phê trên 01 ha vườn của hộ gia đình
nơng dân
Mục tiêu của giải pháp: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn đất đai
khan hiếm của hộ gia đình nơng dân trồng cà phê.
Tổ chức thực hiện ở tầm vĩ mơ, nhà nước cần có chính sách tiếp tục hỗ
trợ về nguồn kinh phí để các Viện nghiên cứu về cây cà phê tiếp tục lai tạo ra

các giống cà phê mới có khả năng cho năng suất cao, chịu được hạn hán,
chín tập trung, có hương thơm phù hợp hơn với khẩu vị của người tiêu dùng
nước ngồi; đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn với thời gian đủ dài để cho
các hộ gia đình trồng cà phê tái canh những vườn cà phê già cỗi cho năng
suất thấp sang trồng giống cà phê ghép vơ tính cho năng suất cao.
Tổ chức thực hiện ở tầm vi mơ:
Đối với các cấp chính quyền địa phương, cần hướng dẫn các hộ gia
đình trồng cà phê xây dựng kế hoạch tái canh theo phương thức cuốn chiếu
với tỷ lệ 1:4 những vườn cà phê già cỗi cho năng suất thấp sang trồng những
dịng cà phê vơ tính cho năng suất cao như TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, chỉ
sau 4 năm hộ trồng cà phê đã vườn cà phê mới, trước mắt hạn chế tối đa thu
hái cà phê xanh làm giảm năng suất cà phê do bị teo quắt khi phơi khơ.
Đối với hộ gia đình nơng dân trồng cà phê: cần có kế hoạch tái canh
những vườn cà phê già cỗi bằng các giống cà phê vơ tính cho năng suất cao,
chỉ tổ chức thu hái cà phê khi quả chín trên cành đã đạt tỷ lệ quy định.
3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư tăng thêm cho sản
xuất cà phê của hộ gia đình nơng dân
Mục tiêu của giải pháp: giúp các hộ gia đình trồng cà phê nâng cao
hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn vay.


20
Tổ chức thực hiện ở tầm vĩ mô, nhà nước cần sớm thành lập quỹ phát
triển cà phê quốc gia nhằm cung cấp nguồn vốn với lãi suất ưu đãi phù hợp
điều kiện sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam
Tổ chức thực hiện ở tầm vi mô, các cấp chính quyền địa phương cần
thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn kỹ năng quản lý vốn vay cho các
hộ gia đình trồng cà phê, để họ sử dụng vốn vay một cách hiệu quả.
3.2.1.4. Nâng cao kiến thức nông nghiệp trong sản xuất cà phê cho chủ
hộ gia đình hoặc người trực tiếp quản lý vườn cà phê.

Mục tiêu của giải pháp: giúp các hộ gia đình trồng cà phê thay đổi thói
quen gieo trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế biến cà phê kiểu lạc hậu sang
các phương thức sản xuất tiên tiến để đạt năng suất cao, chất lượng cao.
Tổ chức thực hiện giải pháp ở tầm vĩ mơ, cần sớm đưa quy trình kỹ

thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế biến cà phê vào giảng
dạy cho học sinh tại các vùng trồng cà phê ngay từ các cấp học trung
học cơ sở và trung học phổ thông; thực hiện triệt để cơng tác xóa mù
chữ và phổ cập trung học cơ sở để người lao động tại khu vực này có
thể tiếp cận được các kiến thức sản xuất cà phê tiên tiến thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, tạp chí và Internet.
Tổ chức thực hiện ở tầm vi mơ:
Đối với cấp chính quyền địa phương, cần thường xuyên tổ chức các
cuộc hội thảo đầu bờ, lồng ghép chương trình khuyến nơng vào các lễ hơi tổ
chức thường xuyên tại địa phương để các chuyên gia khuyến nơng trình diễn
kỹ thuật làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế biến cà phê cho các
hộ gia đình nơng dân trồng cà phê tại địa phương.
Đối với các hộ gia đình nơng dân trồng cà phê, phải tuyệt đối tuân thủ
quy trình làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hái, và sơ chế biến cà phê.
3.2.2. Nhóm giải pháp về giảm chi phí sản xuất cà phê tại hộ gia
đình nơng dân
Từ kết quả hồi quy của mơ hình cho thấy các chi phí như (i) chi phí
nước tưới, và (ii) chi phí phân bón có tác động ngược chiều với thu nhập do


21
hiện nay các hộ gia đình trồng cà phê đã sử dụng phân bón quá mức yêu cầu
sinh học của cây cà phê. Theo đó:
Mục tiêu của nhóm giải pháp: là giảm chi phí tưới nước, giảm chi phí
phân bón làm giảm các chi phí đầu vào trong sản xuất cà phê, để hạ giá thành

sản phẩm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê.
Tổ chức thực hiện ở tầm vĩ mơ: Nhà nước cần sớm có quy hoạch chi
tiết những vùng có thổ nhưỡng, khí hậu và sinh thái, phù hợp để trồng cà phê
của quốc gia, cương quyết không cho phép phát triển cà phê ở những vùng
đất xấu xa nguồn nước tưới.
Tổ chức thực hiện ở tầm vi mơ: các cấp chính quyền địa phương, cần
xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, và thu hái
cà phê thơng suất từ các cấp huyện, xã đến các hộ gia đình trồng cà phê, giúp
các hộ trồng cà phê có khả năng phát hiện sớm các loại sâu bệnh hại, lượng
hóa được lượng nước tưới, phân bón đáp ứng đúng yêu cầu sinh học của cây
cà phê. Đối với các hộ gia đình trồng cà phê, cần phải tuân thủ tuyệt đối các
quy trình kỹ thuật về sản xuất cà phê, lượng hóa được yêu cầu về phân bón,
nước tưới theo đặc điểm thời tiết, khí hậu cụ thể của mỗi năm.
3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao giá bán cà phê tại các hộ gia
đình nơng dân
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu ngay tại hộ gia đình.
Mục tiêu của giải pháp: nâng cao chất lượng cà phê trên thị trường thế
giới, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng thế giới về chất lượng cà phê
của Việt Nam.
Tổ chức thực hiện ở tầm vĩ mô: Nhà nước cần sớm ban hành quy định
về chất lượng cà phê xuất khẩu, theo đó khơng cho phép xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài các dạng sản phẩm cà phê nhân thơ, phẩm cấp thấp, chất
lượng thấp; cần có quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
phải thực hiện nghiêm túc bộ tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193:2005 đối
với cà phê xuất khẩu, tiến tới áp dụng bộ tiêu chuẩn chất lượng của tổ chức


22
cà phê thế giới ISO 10470:2004 cho tất cả sản phẩm cà phê xuất khẩu của
Việt Nam.

Tổ chức thực hiện ở tầm vi mô
Đối với các địa phương: cần tăng cường công tác khuyến nông để cán
bộ khuyến nông hướng dẫn hộ gia đình trồng cà phê thực hiện đúng quy trình
kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hái mới tạo ra những sản phẩm có chất
lượng cao; cần nhanh chóng xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cà phê có
gắn liền với chỉ dẫn địa lý của từng địa phương.
Đối với các hộ gia đình trồng cà phê: cần thực hiện quy trình gieo
trồng, chăm sóc cây là phê theo đúng quy, tổ chức thu hái khi số quả cà phê
chín trên cành đã đạt tỷ lệ, phơi khô cà phê trên sân xi măng hoặc sấy khô,
tuyệt đối không dùng máy xay để xay dập vỏ quả tươi trước khi phơi làm tổn
hại nghiêm trọng đến chất lượng hạt cà phê của gia đình.
3.2.3.2. Xây dựng chuỗi cung ứng cà phê từ thị trường trong nước ra
đến thị trường nước ngoài
Mục tiêu của giải pháp: ổn định và từng bước nâng cao giá xuất khẩu
và nâng cao giá thu mua cà phê tại các hộ gia đình nơng dân.
Tổ chức thực hiện ở tầm vĩ mơ: Nhà nước cần sớm ban hành quy định
giá sàn trong thu mua cà phê với mức giá tối thiểu bằng chi phí và 30% lợi
nhuận để hộ gia đình nơng dân an tâm đầu tư vào sản xuất cà phê; có chính
sách hỗ trợ những doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với
những hộ gia đình trồng cà phê và bán trực tiếp sản phẩm cho các công ty
rang xay chế biến cà phê tại thị trường nước ngồi.
Tổ chức thực hiện ở tầm vi mơ
Đối với các địa phương: cần thực hiện tốt công tác khuyến nơng, để
tất cả các hộ gia đình trồng cà phê đều nắm được các quy trình kỹ thuật gieo
trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế biến cà phê, có như thế mới sản xuất ra
những sản phẩm cà phê chất lượng cao cung cấp cho thị trường toàn cầu.
Đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê: cần chủ động
trở thành thành viên của các chuỗi cung ứng cà phê của thế giới thiết mà các



23
tập đồn kinh nơng sản hàng đầu lập như Rothfos, E.D & F Mann, Volcafe,
Cargill, Aron,…
Đối với các hộ gia đình trồng cà phê: cần ký kết các hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm với các công ty thu mua để tránh ảnh hưởng trực tiếp của những
biến động về giá cà phê trên thị trường.
3.2.4. Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác
Ngoài các giải pháp cơ bản trên, để nâng cao thu nhập cho hộ gia đình
trồng cà phê cần phải thực hiện các giải pháp hỗ trợ như: (i) đẩy mạnh tiêu
thụ cà phê tại thị trường trong nước nhằm ổn định thị trường tiêu thụ giảm áp
lực cho các công ty xuất khẩu khi quá lệ thuộc vào thị trường nước ngồi, (ii)
Phát triển các ngành cơng nghiệp hỗ trợ sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê
(iii) chuyên đổi Hiệp hội cà phê và Cao Việt Nam thành hiệp hội các nhà
xuất khẩu cà phê, đồng thời kiến nghị thành lập các hiệp hội nghề nghiệp liên
quan đến sản xuất, chế biến cà phê tiêu dùng.
KẾT LUẬN
Cà phê là mặt hàng nơng sản có giá trị, có tính thương mại cao, với
khách hàng hiện diện ở hầu hết các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Trong 20
năm qua, cà phê luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng để thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù vậy, vẫn đang tồn tại một số hạn
chế mà một trong những hạn chế lớn nhất là đời sống của những hộ gia đình
trồng cà phê cịn gặp nhiều khó khăn. Với đề tài: “Thu nhập của hộ gia
đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ”,
luận án đã đạt được các kết quả sau: Thứ nhất, tổng hợp lý thuyết để làm rõ
thu nhập và các nhóm lý thuyết liên quan đến thu nhập của hộ gia đình nơng
dân; Thứ hai, từ cơ sở lý thuyết, đặc điểm các yếu tố tác động đến thu nhập
của người trồng cà phê trên thế giới, kinh nghiệm đảm bảo thu nhập cho hộ
gia đình trồng cà phê tại các nước có ngành cà phê phát triển hàng đầu thế
giới kết hợp với kết quả các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm trước đó về

thu nhập của hộ gia đình nơng dân trong sản xuất nơng nghiệp. Xác định


24
được các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê tại Việt
Nam; Thứ ba, xây dựng khung phân tích và mơ hình lượng hóa các yếu tố
tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam
hội nhập kinh tế quốc tế; Thứ tư, phân tích thực trạng thu nhập của hộ gia
đình trồng cà phê trên cơ sở số liệu thống kê mô tả các yếu tố tác động đến
sản lượng, đến giá bán và chi phí sản xuất cà phê tại hộ gia đình nơng dân;
Thứ năm, lượng hóa và phân tích tác động của từng yếu tố đến thu nhập của
hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo đó, nhóm yếu tố tác động đến sản lượng cà phê tại hộ gia đình trồng cà
phê gồm: năng suất cà phê, tình trạng vốn vay tăng thêm cho sản xuất cà phê
trong năm, và kiến thức nông nghiệp trong sản xuất cà phê của chủ hộ gia
đình hoăc người trực tiếp quản lý vườn cà phê; nhóm yếu tố tác động đến giá
bán cà phê tại hộ gia đình nơng dân gồm: loại cà phê mà hộ gia đình nơng
dân đang trồng có phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng thế giới và tình
trạng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ trồng cà phê với các
cơng ty thu mua; nhóm yếu tố tác động đến chi phí sản xuất cà phê tại hộ gia
đình nơng dân như: chi phí phân bón cà phê trong năm, chi phí nước tưới cà
phê trong năm, chi phí thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật cà phê trong
năm, và số lao động chính trong gia đình tham gia sản xuất cà phê; Thứ sáu,
đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà
phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế theo thứ tự ưu tiên là:
nhóm giải pháp về nâng cao sản lượng cà phê tại hộ gia đình nơng dân; nhóm
giải pháp về giảm chi phí sản xuất cà phê tại các hộ gia đình nơng dân; nhóm
giải pháp về nâng cao giá bán cà phê tại các hộ gia đình nơng dân;và nhóm
các giải pháp hỗ trợ khác như phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, phát triển
các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê, kiến nghị

chuyển Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam thành Hiệp hội những nhà xuất
khẩu cà phê Việt Nam và đồng thời thành lập thêm Hiệp hội người trồng cà
phê Việt Nam, Hiệp hội các nhà rang xay và chế biến cà phê Việt Nam.



×