Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Chứng minh rằng dù không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế nhưng các phương tiện bổ trợ nguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa tiền đề để hình thành điều ước quốc tế và tập quán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.4 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Nguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực
tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định mối quan hệ giữa các chủ thể của
luật quốc tế. Trong hệ thống pháp luật hiện đại, nguồn cơ bản bao gồm điều ứơc
quóc tế và tập quán quốc tế ngoài ra không thể phủ nhận được tầm quan trọng
của nguồn bổ trợ.
Có nhận định cho rằng: “Chứng minh rằng dù không trực tiếp chứa đựng
các quy phạm pháp luật quốc tế nhưng các phương tiện bổ trợ nguồn của Luật
quốc tế có ý nghĩa tiền đề để hình thành điều ước quốc tế và tập quán quốc tế”
em xin phép đi sâu tìm hiểu đề tài này.

NỘI DUNG
I.
1.

Khái quát chung
Nguồn của Luật quốc tế

Xét dưới góc độ lý luận, nguồn luật quốc tế là tổng hợp tất cả các căn cứ mà
các chủ thể luật quốc tế dựa vào đó để làm cơ sở cho việc xây dựng các nguyên
tắc, các quy phạm của luật quốc tế hoặc dựa vào đó để giai quyết pháp luật quốc
tế cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc xảy ra trên thực tế.
Định nghĩa dưới khía cạnh pháp lý thì nguồn của luật quốc tế là những hình
thức chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế do các quốc gia
và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nguồn của luật quốc tế chia thành
2 nguồn chính là: Nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ.
2.

Nguồn cơ bản của Luật quốc tế


Căn cứ vào khoản 1 Điều 38 Quy chế tòa án ICJ (Tòa án công lý quốc tế liên
hợp quốc) quy định nguồn luật quốc tế bao gồm Điều ước quốc tế và Tập quán
quốc tế.
a.

Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế được định nghĩa là thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn
bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác nhau của luật quốc tế và được luật
quốc tế điều chình, không phụ thuộc vào các thoải thuận đó được ghi nhận trong


một văn kiện duy nhất hay trong hai hoặc nhiều văn kiện có liên quan đến nhau,
cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của văn kiện đó.
b.

Tập quán quốc tế

Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự đực hình thành
trng thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận giá
trị pháp lý ràng buộc với mình.
3.

Nguồn bổ trợ

Nguổn bổ trợ là loại nguồn giúp làm sáng tỏ nguồn cơ bản, là cơ sở hình
thành nguồn cơ bản, là nguồn bổ trợ chứng minh cho sự tồn tại của nguồn cơ
bản. Nguồn bổ trợ bao gồm những hình thức sau:
a.


Các nguyên tắc pháp luật chung

Có nhiều cách giải thích khác nhau về loại nguyên tắc này là loại nguyên tắc
mà áp dụng cho cả luật quốc tế và luật quốc gia.
b.

Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế

Trong thực tiễn, kết quả xét xử của Tòa án công lý quốc tế được thể hiện
thông qua các bản án, ngoài chức năng giải quyết tranh chấp mà tòa có thẩm
quyền còn có ý nghĩa tư vấn quan trọng trong lĩnh vục thực thi luật quốc tế.
Chức năng này thể hiện sự đóng góp của những phán quyết quan trọng trong
việc làm sáng tỏ nội dung của một quy phạm luật quốc tế hiện hành, tạo tiền đề
pháp lý hình thành quy phạm mới của luật quốc tế và có tác động tích cực đến
quan niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế đồng thời có tác
dụng bổ sung nhất định những khiếm khuyết của luật quốc tế.
c.

Nghị quyết của tỏ chức quốc tế liên chính phủ

Các văn kiện của tổ chức quốc tế liên chính phủ bao gồm các nghị quyết có
hiệu lực bắt buộ và nghị quốc không bắt buộc đối với các thành viên. Rất nhiều
nghị quyết của tổ chức quốc tế là kết quả của thỏa thuận giữa các thành viên.
Nghị quyết của tổ chức quốc tế có tính khuyến nghị, có ý nghĩa đối với việc
giải thích và áp dụng các quy phạm pháp luật quốc tế hoặc tạo tiền đề cho việc
kí kết và thực hiện điều ước quốc tế. Nhưng nghị quyết có giá trị bắt buộc sẽ là
nguồn luật được viện dẫn đến để giải quyết các quan hệ phát sinh giữa các quốc
gia thành viên của tổ chức đó.
d.


Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia


Hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia thể hiện ý chí của mọt chủ thể
luật quốc tế. Đó là hành vi mang tính chất quốc tế về cả hình thức và nội dung
do cơ quan nhà nức có thẩm quyền thực hiện và tạo ra kết quả nhất định trong
quan hệ quốc tế. Hành vi pháp lý đơn phương bao gồm dạng sau:
Hành vi công nhận, là hành vi thể hiện một cách mặc thị hoặc minh thị ý định
xác nhận một tình hình hoặc yêu cầu nào đó là phù hợp với pháp luật.
Hành vi cam kết là hahf vi tạo ra các nghĩa vụ mới bằng cách thức đơn
phương chấp nhận ràng buộc với một nghĩa vụ pháp lý quốc tế vì quyền lợi của
chủ thể khác.
Hành vi phản đối là cách thức để các quốc gia thể hiện ý chí không cong
nhận một hoàn cảnh, một yêu cầu hoặc một thái độ xủ sự của chủ thể khác.
Hành vi từ bỏ là hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể tự nguyện từ bỏ
các quyền hạn nhất định, kết quả làm chấm dứt các quyền của chủ thể luật quốc
tế đối với một đối tượng hay lĩnh vực nào đó.
e.

Học thuyết về luật quốc tế

Đây là các quan điểm của các học giả nổi tiếng về các vấn đề pháp lý quốc tế,
hình thành thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Những hoạt động như phân
tích, trình bày, đưa ra quan điểm hay các luận cứ…có ảnh hưởng tích cực đến
quá trinh phát triển của luật quốc tế và về quá trình nhận thức của con người về
khoa học luật quốc tế dù không trực tiếp tạo ra các quy định của luật quốc tế.
II.

Giải quyết vấn đề


Chứng minh rằng: “Dù không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật
quốc tế nhưng các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa là
tiền đề hình thành điều ước quốc tế và tập quán quốc tế”.
1.

Mối quan hệ giữa nguồn bổ trợ và nguồn cơ bản

Nguồn cơ bản được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế.
Nó chưa đựng các quy pạm pháp lý quốc tế và có giá trị ràng buộc đối với các
chủ thể luật quốc tế.
Nguồn bổ trợ, có chưá đựng quy phạm pháp luật quốc tế nhưng đa pần không
chứa đựng các quy phạm. Nó không được hình thành từ sự thỏa thuận, trong
nhiều trường hợp nó không có giá trị ràng buộc.
Giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ nhau. Điều
này thể hiện ở chỗ:


Nguồn hỗ trợ đóng vai trò là nguồn hỗ trợ cho nguồn cơ bản, thông qua các
phương tiện này người ta xây dựng các quy phạm luật quốc tế nhanh chóng hơn.
Nguồn hỗ trợ có vai trò trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật
quốc tế trong từng trường hợp cụ thể. Góp phần làm sáng tỏ pháp luật quốc tế,
tạo tiền đề quan trọng để các chủ thể luật quốc tế có cơ hội tiếp cận và giải thích
luật quốc tế theo nghĩa chung thống nhất.
Là nguồn bổ trợ chứng minh sự tổn tại nguồn cơ bản.
Nguồn hỗ trợ áp dụng khi không có nguồn cơ bản.
Như vây, mặc dù không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế
nhưng nguồn bổ trợ có quan hệ mật thiết, có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong
việc thực hiện, làm sáng tỏ nguồn cơ bản và là tiền đề hình thành nguồn cơ bản.
2.


Các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa là tiền đề
hình thành điều ước quốc tế và tập quán quốc tế

Các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế tuy không trực tiếp chứa đựng
các quy phạm pháp luật quốc tế, nhưng nó lại là tiền đề để hình thành điều ước
quốc tế và tập quán quốc tế. Đặc điểm này được thể hiện rất rõ thông qua một số
khía cạnh như:
a.

Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc

Các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế không chỉ góp phần làm sáng tỏ
nội dung của một quy phạm pháp luật quốc té hiện hành mà nó còn là tạo tiền đề
pháp lý hình thành các tập quán quốc tế và hình thành nên các quy phạm pháp lý
quốc tế.
Điển hình như phán quyết của Tòa án công lý quốc tế trong vụ ngư trường
Anh- Nauy:
Nửa đầu thế kỷ 20, tranh chấp giữa Anh và Nauy về Quyền đánh cá trong
khu vực biển ngoài khơi Nauy, phía Bắc của vòng cực Bắc ngày càng trở nên
trầm trọng. Các tàu đánh cá của anh kéo rất đông đến khu vực này và được trang
bị ngày càng tốt hơn Nauy cho rằng họ có quyền bảo tồn nghề cá cho người dân
của họ trong các khu vực này, trong khi vương quốc Anh lại cho rằng các khu
vực này là biển cả mọi quốc gia đều có quyền đánh bắt cá, không có bất kỳ một
quyền bảo tồn riêng biệt nghề cá cho ngư dân của bất kỳ nước nào. Trong
khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, các vụ đụng độ tăng mạnh,
dân từ các vụ bắt giữ và trân nhau. Bỏ qua sự phản đối của anh, chính phủ Nauy
đã quyết định hoạch định khu vực biển đó bằng Nghị định 20/7/1935. Ngày


20/9/1948, Anh đơn phương thỉnh kiện Tòa án công lý quốc tế xem xét đường

hoạch định khu vực đánh cá của Nauy ở phía Bắc kinh tuyến 66 ° 28’ 48” được
quy định trong nghị định ngày12/7/1935 có phù hợp với luật quốc tế hay không.
Sau khi xem xét quan điểm của 2 bên đưa ra tòa đã có những lập luận như
sau:
Tòa chỉ ra rằng từ thực tiễn các quốc gia sẽ có ba phương pháp đa số đã được
áp dụng để vạch đường cơ sở. Phương pháp thứ nhất là vạch song song, tức là
ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển. Tòa đã bác bỏ phương pháp này vì
hai lý do: phương pháp này đơn giản về mặt lý thuyết nhưng không thể áp dụng
tại đây do địa hình hết sức phức tạp, tạo thành các ngoại lệ không thể bỏ qua, và
Anh cũng không định nghị áp dụng phương pháp này. Phương pháp thứ hai là
phương pháp các cung tròn được bên nguyên đơn đề nghị tòa không xem xét
việc áp dụng phương pháp này vì nó không phải là phương pháp pháp lý bắt
buộc. Phương pháp thứ ba mà Nauy nêu ra được nhiều quốc gia chấp nhận và
nhiều quốc gia không có ý kiến phản đối. Phương pháp này lựa chọn các điểm
thích hợp trên đường ngấn nước triều thấp nhất và nối chúng lại bằng các đoạn
thẳng, vì vậy phương pháp này được gọi là phương pháp đừơng có sở thẳng. Tòa
cho rằng Nauy có thể vạch các đường cơ sở thẳng như. Các đường này không
được vạch tách xa xu thế chung của bờ biển. Chúng có thể được vạch qua các
vịnh, các điểm cuốn công của bờ biển, các khu vực biển giữa các đảo, đá, đá
ngầm để từ đó xác định bề rộng lãnh hải một cách đơn giản hơn., Các đường cơ
sở như vậy không tạo thành một ngoại lệ đối với nguyên tắc: ở các vùng biển
khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều cấu tao đá ven bờ có thể sử dụng các đường cơ sở
thẳng.
Tòa cho rằng việc hoạch định năm 1935 của Nauy không vi phạm luật quốc
tế. Tuy nhiên xuất phát từ bản chất pháp lý của lãnh hải một số yêu cầu về
đường cơ sở được Tòa đưa ra những tiêu chí hướng dẫn: vì lãnh hải phụ thuộc
khăng khít lãnh thổ, đường cơ sở thẳng không được lệch quá xa so với xu thế
chung của bờ biển; các vùng nước phải gắn bó một cách hữu cơ với đất liền; cần
phải tính đến một số quyền lợi kinh tế đặc thù của khu vực mà thực tiễn và tầm
quan trọng của chúng đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh.

Với những lập luận trên Tòa đã đưa ra phán quyết như sau:
“ Bằng 8 phiếu thuận và 4 phiếu chống,
Rằng các đường cơ sở do Nghị định này quy định khi áp dụng phương pháp
trên không trái với luật quốc tế”


Phán quyết trên của Tòa án công lý quốc tế đã trở thành tiền đề để hình thành
quy phạm pháp luật về cách xác định đường cơ sở bằng phương pháp đường cơ
sở thẳng cho các quốc gia ven biển ghi nhận trong công ước Geneva năm 1958
và sau này là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Cụ thể Điều 7
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển quy định
“ĐIỀU 7. Đường cơ sở thẳng
1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát
ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các
điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải.
2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc
điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn
nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã
được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng
theo Công ước.
3. Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ
biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đắt liền đủ
đến mức đạt được chế độ nội thủy.
4. Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc
nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự
thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã
được sự thừa nhận chung của quốc tế.
5. Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp
dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những

lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã
được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.”
6. Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm
cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc
quyền kinh tế.
Đó chính là sự kế thừa và hoàn thiện các phán quyết của Tòa án Công lý
quốc tế.
b.

Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ

Nghị quyết của tổ chức liên chính phủ cũng chính là một trong số những tiền
đề để hình thành nên các tập quán quốc tế và điều ước quốc tế. Nghị quyết của


tổ chức quốc tế liên chính phủ có thể được các quốc gia thừa nhận rộng rãi như
một tập quán quốc tế, hoặc trên cơ sở nghị quyết của tổ chức qucs tế, các thành
viên thả thuận ký kết điều ước quố tế góp phần hình thành quy phạm pháp luật
quóc tế mới. Hiện nay, số lượng các tập quán quốc tế và điều ước squocs tế được
hình thành bằng con đường này ngày càng gia tăng làm cho quá trình xây dựng
quy phạm pháp luật quốc tế được rút ngắn lại.
Ví dụ: Tuyên ngôn về quyền con người được thông qua trên cơ sở Nghị
quyết 217A (III) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 10/12/1948. Đây chỉ là
văn bản có tính khuyến nghị của Liên hợp quốc nhưng có ý nghĩa chính trị pháp
lý quan trọng. Tuyên ngôn đã xác định một cách toàn diện các quyền tự do cơ
bản của con người cần được tôn trọng. Chính vì vậy, Tuyên ngôn đã có uy tín
rộng rãi và được viện dẫn trong quan hệ quốc tế. Trên cơ sở Tuyên ngôn về
quyền con người, 2 điều ước quốc tế đã được các quốc gia thành viên Liên hợp
quốc ký kết đó là Công ước về các quyền dân sự, chính trị và Công ước về các
quyền kinh tế, xã hội năm 1966.

c.

Học thuyết của các luật gia nổi tiếng là tiền đề hình thành điều ước
quốc tế và tập quán quốc tế

Một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho nguyên tắc “tự do biển
cả”- một nguyên tắc cơ bản của Luật biển quốc tế là Huygo Grotius. Ông là một
luật gia nổi tiếng người Hà Lan. Huygo Grotius là người đầu tiên đưa ra thuyết
tự do biển cả. Học thuyết này được ông xây dựng, củng cố, và thể hiện một cách
cụ thể trong tác phẩm “Tự do biển cả” xuất bản năm 1609. Trong tác phẩm của
mình Huygo Grotius đã đưa ra một quan điểm: Tàu thuyền của tất cả các quốc
gia đều đực tự do đi lại trên biển. Học thuyết này bắt nguồn từ bản chất tự nhiên
của biển cả, đó là tính động, tính lỏng, tính thống nhất, tính không can thiệp của
tài nguyên và Luật tự nhiên
Học thuyết này của ông đã vấp phải một luồng ý kiến phản đối rất gay gắt từ
phía những người theo thuyết “Chủ quyền quốc gia”. Tuy nhiên bằng những
điểm tiến bộ của mình thuyết “Tự do biển cả” đã được đông đảo các chủ thể của
Luật quốc tế thừa nhận và thực hiện như một tập quán quốc tế. Theo thời gian,
quan điểm này đã được hoàn thiện bổ sung và phát triển thành một nguyên tắc
quan trọng của Luật Biển quốc tế- nguyên tắc tự do biển cả. Nguyên tắc này đã
được ghi nhận trong rất nhiều điều ước quốc tế như Công ước Giơnevơ năm
1958 và Công ước Luật biển năm 1982

KẾT LUẬN


Từ những phân tích trên ta cũng thấy được phần nào tầm quan trọng của
nguồn bổ trợ trong việc xây dựng pháp luật cũng như đối với việc hoàn thiện
nguồn cơ bản.
Trên đây là những phân tích đánh giá của em về khẳng định trên. Do kiến

thức có hạn nên bài làm còn nhiều thiếu xót mong thầy cô góp ý bổ sung để bài
làm có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.
2.
3.
4.

Giáo trình Luật quốc tế - Trường Đại học luật Hà Nội
Giáo trình Luật quốc tế - Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng
Tòa án công lý quốc tế - PGS. TS. Nguyễn Hồng Thao
/>%E1%BB%93n-c%E1%BB%A7a-lu%E1%BA%ADt-qu%E1%BB%91ct%E1%BA%BF/



×