Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Những vấn đề chung về thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.65 KB, 1 trang )

Những vấn đề chung về thẩm định dự án, dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật
Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp
Một trong những thủ tục bắt buộc của quy trình soạn thảo, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của cả các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa
phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ và
tính khả thi của văn bản là hoạt động thẩm định do Bộ Tư pháp, tổ chức pháp
chế của bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan tư pháp địa phương thực hiện. Trong
thời gian vừa qua, công tác thẩm định dự án, dự thảo văn bản của các cơ quan tư
pháp ở cả trung ương và địa phương đã đi vào nền nếp, chất lượng và tiến độ
thẩm định các dự án, dự thảo văn bản đạt được kết quả khá tốt, góp phần không
nhỏ vào việc nâng cao chất lượng văn bản, bảo đảm tiến độ soạn thảo và trình
ban hành. Để giúp cho cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật và các sinh viên
đang nghiên cứu, làm quen với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
có cái nhìn tổng quan và bước đầu làm quen với công tác thẩm định dự án, dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật, bài viết xin cung cấp các thông tin cơ bản
nhất về công tác thẩm định dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan trung ương
ban hành như sau:
I. Khái quát chung về thẩm định
1. Thế nào là thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chính là phát biểu
về tính pháp lý của văn bản, ý kiến phát biểu tập trung vào nội dung và hình
thức của văn bản pháp luật. Việc thẩm định bắt đầu từ khi có câu hỏi đặt ra liệu
văn bản pháp luật dự kiến ban hành và phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp
luật dự kiến ban hành có đạt được mục đích đề ra, nội dung dự thảo có phù hợp
với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng hay không. Sau đó, trọng tâm
của việc thẩm định là trả lời những câu hỏi nhằm làm rõ văn bản pháp luật đó có
phù hợp với các văn bản pháp luật có thứ bậc hình thức cao hơn hay không, tập
trung vào tính hợp hiến, hợp pháp, tính tương thích với các điều ước quốc tế có
liên quan mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, việc thẩm định văn bản quy
phạm pháp luật còn phải xem tính khả thi của văn bản, bao gồm sự phù hợp


giữa quy định của dự thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã
hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung thẩm định
tập trung vào những vấn đề sau:

×