Tải bản đầy đủ (.docx) (221 trang)

Chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.68 KB, 221 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này!
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2019
Tác giả luận án



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP
ADB
ASEAN
BHNN
BHTDXK
BVMT
CBPG
CBNĐ
CBXK
CBMT
CNH –HĐH
CSCB XK
CTCP
DNBH
DN XK
FAO
GTGT
HTX
IUU
JICA
KNXK


KTTS
KT-XH
KNXK
KHCN
KTXH
NN & NT
NHNN
NHTM
NHTW
NK
NSTW
NSĐP
NTTS
NSNN
TDNN
TDNH
TĐTBQ
TNDN
PNDBTS
TCTD
TNDN
TSCĐ
TTBQ
XK
QGQT
VASEP
WTO

An toàn thực phẩm
Ngân hàng phát triển châu Á

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo vệ môi trường
Chống bán phá giá
Chế biến nội địa
Chế biến xuất khẩu
Cảnh báo môi trường
Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
Cơ sở chế biến xuất khẩu
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp xuất khẩu
Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc
Giá trị gia tang
Hợp tác xã
Hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Kim ngạch xuất khẩu
Khai thác thuỷ sản
Kinh tế xã hội
Kim ngạch xuất khẩu
Khoa học công nghệ
Kinh tế xã hội
Nông nghiệp và nông thôn
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Trung Ương
Nhập khẩu
Ngân sách Trung Ương

Ngân sách địa phương
Nuôi trồng thuỷ sản
Ngân sách nhà nước
Tín dụng nhà nước
Tín dụng ngân hàng
Tốc độ tăng bình quân
Thu nhập doanh nghiệp
Phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản
Tổ chức tín dụng
Thu nhập doanh nghiệp
Tài sản cố định
Tăng trưởng bình quân
Xuất khẩu
Trung tâm quốc gia quan trắc
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới


XTTM

Xúc tiến thương mại

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu Tên bảng
bảng
2.1
Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giai đoạn 20132017
2.2
Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu giai đoạn 2013 – 2017
2.3

Hiện trạng xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản giai
đoạn 2013-2017
2.5
Các dự án đầu tư để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
2.6
Các dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp để bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản
2.7
Số tàu khai thác thuỷ sản biển có công suất từ 90 CV trở lên
2.8
Tổng hợp kinh phí của dự án quan trắc giai đoạn 2015 –
2020
2.9
Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư cho chế biến xuất
khẩu thuỷ sản giai đoạn 2011 – 2020
2.10
Kết quả chủ tàu đóng mới, nâng cấp tàu theo thông tư số
22/2014/TT-NHNN tính đến ngày 30/6/2016
2.11
Tổng kết thực hiện bảo hiểm phát triển thuỷ sản theo Nghị
định 67
2.12
Kinh phí nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm theo Nghị định
67/2014
2.13
Bảo hiểm thân tàu theo Nghị định 67/2014 142
2.14
Bảo hiểm thuyền viên theo Nghị định 67/2014
2.15
Bảo hiểm ngư lưới cụ theo Nghị định 67/2014

3.1
Dự báo lượng cung thuỷ sản toàn cầu đến năm 2030
3.2
Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến năm 2030
3.3
Dự báo cung – cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2030
3.4
Dự báo nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản đến năm
2030
3.5
Dự báo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản đến năm
2030

Trang
91
100
101
110
110
115
118
121
127
138
140
142
143
144
166
167

169
169
170



Số hiệu hình

Tên hình

Trang

1.1

Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter

21

2.1

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017

99

2.2
2.2

Giá trị nhập khẩu thuỷ sản vào Việt Nam giai đoạn
2013-2017
Số lượng hợp đồng tín dụng do các ngân hàng cấp

cho chủ tàu đóng mới, nâng cấp tàu đến ngày
30/6/2016
DANH MỤC HÌNH VẼ

83
127


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, hoạt động xuất
khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Đặc biệt, Việt Nam
độ mở kinh tế rất lớn, xuất khẩu được coi là động lực tăng trưởng chủ yếu của
nền kinh tế. Trong hoạt động xuất khẩu của nước ta hiện nay, thủy sản là một
trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, với vị trí thứ 4 trong nhóm 10 mặt
hàng xuất khẩu chính sau dầu thô, dệt may và giày dép. Với việc đòi hỏi vốn đầu
tư không lớn, tận dụng được điều kiện tự nhiên xã hội đất nước, hoạt động xuất
khẩu thuỷ sản đã có sự phát triển to lớn, hàng năm đem về cho đất nước một
nguồn ngoại tệ lớn phục vụ tái đầu tư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),
xuất khẩu thủy sản của VN trong năm 2017 đạt trên 8,3 tỉ USD, tăng gần 19% so
với năm 2016. Đây cũng là mức kỷ lục của ngành thủy sản từ trước tới nay. Tuy
nhiên, những trở ngại như bối cảnh biến đổi khí hậu tiếp tục khó lường, cơ sở hạ
tầng chưa đủ đáp ứng cho sản xuất thuỷ sản, sự liên kết thiếu chặt chẽ giữa các
khâu từ khai thác, nuôi trồng, chế biến, thu mua, sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản
một mặt không tạo ra được sự ổn định trong quá trình cung ứng và tiêu thụ các
yếu tố đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra, mặt khác không tạo điều kiện để các
doanh nghiệp thuỷ sản có thể áp dụng các công nghệ và mô hình quản lý hiện
đại vào quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất
khẩu, trong khi đó các doanh nghiệp thuỷ sản chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và

vừa, do vậy năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế. Bên
cạnh đó, các quy chuẩn khắt khe của các quốc gia nhập khẩu (về trách nhiệm xã
hội, môi trường, truy nguồn gốc đặc biệt là các quy định về khai thác bất hợp
pháp IUU của EU, các điều kiện nuôi tương đồng trong đạo Luật Farrm Bill, dư
lượng chất kháng sinh); nhu cầu tiêu dùng của thế giới giảm; giá thành sản xuất
cao hơn so với các nước đối thủ; sự biến động tiền tệ;... đang là những thách
thức không thể chủ quan cho việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam.
7


Những năm gần đây, Chính phủ đã áp dụng nhiều chính sách, cũng như sử
dụng nhiều công cụ tài chính tích cực khác nhau nhằm thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản theo hướng bền vững, hướng sản xuất lớn,
có truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, các chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản đang tồn tại nhiều hạn chế đòi hỏi cần thay
đổi phù hợp với xu thế hội nhập thị trường, hội nhập quốc tế và hội nhập chuỗi
giá trị toàn cầu như: hệ thống chính sách chưa phát triển kịp tiến trình hội nhập
chung, các chính sách hỗ trợ tuy nhiều những chưa nhất quán từ Luật đầu tư,
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu đến
chính sách tín dụng, và các chính sách hỗ trợ ngắn hạn khác. Bên cạnh đó, chi
ngân sách nhà nước còn dàn trải lãng phí, điều kiện tiếp cận vốn tín dụng quá
phức tạp, chính sách bảo hiểm chưa đạt hiệu quả. Vì vậy, thật cần thiết phải có
một nghiên cứu tổng thể đánh giá các chính sách hiện tại, từ đó có được các
chính sách tài chính khuyến khích hỗ trợ có hiệu quả để khai thác lợi thế và khắc
phục hạn chế nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản ở
Việt Nam. Nếu các chính sách này được nghiên cứu đầy đủ sẽ cung cấp cơ sở dữ
liệu cho các nhà tạo lập chính sách điều chỉnh hệ thống chính sách hiện hành,
ban hành các chính sách mới phù hợp, giúp các doanh nghiệp thuỷ sản có thể
phát huy được lợi thế, chủ động hội nhập, hướng đến xuất khẩu bền vững. Trước

thực tiễn đó, việc nghiên cứu các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản nước ta một cách bền vững mà không
vi phạm các cam kết quốc tế là hoàn toàn cấp thiết.
Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn: “Chính sách tài chính nhằm thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu của luận án.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án có ý
nghĩa rất quan trọng, giúp cho nghiên cứu sinh hệ thống hoá được những vấn đề
có tính lý luận chung về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản và
chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ
8


sản. Bên cạnh đó, làm rõ được những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn
đề còn bỏ ngỏ làm định hướng cho nghiên cứu của mình. Trong quá trình tiếp
cận các công trình đó, nghiên cứu sinh tiến hành khái quát hoá các công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài theo các nhóm sau:
2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu của các doanh

nghiệp thuỷ sản
Trong nhiều năm qua, hoạt động xuất khẩu của các DN thuỷ sản đã thu hút
sự chú ý của không chỉ giới nghiên cứu mà còn có sự quan tâm đặc biệt của các
nhà quản lý chỉ đạo thực tiễn từ bộ ngành cho đến địa phương. Đã có không ít đề
tài trong nước và ngoài nước nghiên cứu có liên quan đến hoạt động này, tuy
nhiên luận án chỉ nêu ra những nghiên cứu tiêu biểu nhất:
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Stephen Golub, Abir Varma (2014), “Fishing exports and Economic
development of least developed countries: Bangladesh, Cambodia, Comoros,

Sierra Leone and Uganda”[72] nghiên cứu một bức tranh toàn cảnh về hoạt
động khai thác thuỷ sản phục vụ xuất khẩu ở một số quốc gia kém phát triển
nhất thế giới thông qua các nghiên cứu điển hình ở năm nước kém phát triển. Ở
các quốc gia này, ngành khai thác thuỷ sản có tiềm năng lớn ở cả ven biển và nội
địa. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức đang trở thành mối đe doạ nghiêm
trọng cho ngành công nghiệp thuỷ sản. Ngăn chặn việc khai thác quá mức bằng
cách hạn chế tiếp cận nguồn tài nguyên là rất khó, và điều này đặt ra những
thách thức không nhỏ đối với các quốc gia kém phát triển với năng lực quản lý
và vốn còn nghèo nàn. Bên cạnh đó, các nước này phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn về các rào cản kỹ thuật của các nước phát triển như: nhu cầu, tiêu chuẩn
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, nhóm tác giả đưa ra các giải
pháp cho các quốc gia này như: tăng cường quản lý Nhà nước, đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng từ các nguồn vốn của chính phủ và tư nhân, quản lý và giám sát
việc khai thác thuỷ sản nội địa, phát triển ngành khai thác và chế biến thuỷ sản
xuất khẩu theo chuỗi giá trị. Như vậy, các tác giả không đề cập đến các chính
9


sách tài chính của chính phủ nhằm hỗ trợ thúc đẩy cho hoạt động xuất khẩu thuỷ
sản.
Sustainable fisheries: International trade, Trade policy and Regulatory
Issues nghiên cứu của UNCTAD (2016) đề xuất phát triển ngành thuỷ sản bền
vững nhằm thúc đẩy việc bảo tồn, khai thác và xuất khẩu thuỷ sản bền vững để
đảm bảo lợi ích của các quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [80]. Bài
nghiên cứu cung cấp thực trạng của thuỷ sản toàn cầu hiện nay: nhiều sáng kiến,
khung pháp lý, quy chế quốc gia và quốc tế, các hiệp định khu vực và đa
phương, các quy tắc ứng xử tự nguyện, các tiêu chuẩn và thể chế đã được phát
triển trong 20 năm qua về xây dựng lại trữ lượng thuỷ sản, bảo tồn các sinh vật
biển, ngăn chặn các hoạt động khai thác phá hoại, bảo tồn các loài có liên quan
đến hệ sinh thái và đại dương. Các thoả thuận nghề cá cũng được ký kết để tạo

thuận lợi cho việc thu hoạch bền vững và thương mại nghề cá. Nhận thức của
người tiêu cũng đã được tăng lên. Mặc dù, những nỗ lực này đã đem lại rất
nhiều những tích cực, tuy nhiên vẫn không thể đảo ngược tình trạng suy thoái
của quần thể thuỷ sản toàn cầu và hệ sinh thái biển. Như vậy, nghiên cứu này
không đề xuất các giải pháp tài chính nhằm phát triển bền vững hoạt động xuất
khẩu của các DN thuỷ sản.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu đặc điểm của ngành thuỷ sản, tác giả Nguyễn Kim Phúc (2011)
trong luận án “Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thuỷ sản Việt Nam” chỉ
ra rằng: Đầu tiên, đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là các sinh vật sống
dưới nước, chịu tác động nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa
hình thuỷ sản. Thứ hai, ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn
hợp, liên ngành cao bao gồm các hoạt động sản xuất cụ thể như khai thác, nuôi
trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản. Thứ ba, sản xuất thuỷ sản đòi hỏi vốn đầu tư
ban đầu lớn, rủi ro cao. Cuối cùng là sản xuất thuỷ sản gắn chặt với thị trường vì
vậy, độ tươi sống là chỉ tiêu số một về chất lượng sản phẩm thuỷ sản [35].
Về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở Việt nam nói
chung, có nghiên cứu của tác giả Võ Thanh Thu và cộng sự (2002) “Những giải
10


pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam” cho rằng
những yếu tố ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản đó là: hàng xuất
khẩu chủ yếu dưới dạng cấp đông; hàng thuỷ sản chưa có thương hiệu xuất khẩu
có uy tín riêng, hoạt động tiếp thị yếu; hàng hoá thuỷ sản chưa đa dạng; tính
vượt trội trong cạnh tranh còn chưa rõ nét; nắm bắt thông tin về thị trường chưa
kịp thời và bị động [47].
Đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam, có luận
án của tác giả Trần Thế Hoàng (2011) “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020” đã đánh giá thực

trạng xuất khẩu của Việt Nam qua các thời kỳ. Các nghiên cứu đã chỉ ra thực
trạng yếu kém của ngành xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua. Cụ thể, sự yếu
kém đó thể hiện qua các mặt chất lượng thuỷ sản không cao, tăng trưởng ngành
thuỷ sản chủ yếu theo chiều rộng, nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến thuỷ
sản không ổn định về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng, năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp thuỷ sản còn thấp, tổ chức sản xuất nhỏ lẻ và phân
tán, công tác quản lý nhà nước còn nhiều tồn tại hạn chế.[22]
Nhận định nguyên nhân của các tồn tại đối với ngành thuỷ sản xuất khẩu
trên, tác giả Nguyễn Kim Phúc (2011) trong luận án tiến sỹ “Nâng cao chất
lượng tăng trưởng ngành thuỷ sản Việt Nam” cũng cho rằng: do xuất phát điểm
của ngành thuỷ sản thấp, các công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, chưa đáp
ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh thủy sản, trình độ khoa học công
nghệ còn hạn chế [35]. Đối với những thách thức đối với ngành chế biến thuỷ
sản trước bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, cạnh tranh về thuỷ sản trên thị
trường quốc tế ngày càng gay gắt, trong khi khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ
sản nước ta còn thấp do giá nguyên liệu, yếu tố đầu vào như điện nước, thông
tin, vận tải,…của nước ta cao hơn so với các nước, tỷ trọng cơ giới hoá, tự động
hoá trong sản xuất còn thấp, năng suất lao động từ khâu sản xuất nguyên liệu
đến chế biến thấp, nhiều loại vật tư nuôi trồng còn phụ thuộc vào nhập khẩu,…
trong khi các loại vật tư này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm thuỷ
sản. Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất
11


khẩu. Cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu
của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
Nhằm khắc phục hạn chế của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, luận án Tiến
sỹ: “Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ nay
đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Xuân Minh (2007) chỉ ra rằng cần phải xây
dựng hệ thống giải pháp đồng bộ giúp thuỷ sản Việt Nam thâm nhập vào thị

trường thế giới một cách chủ động, tích cực trong đó cần quan tâm thích đáng
đến môi trường kinh doanh quốc tế, liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà
khoa học và nhà thương lái cần xác lập cơ chế và mô hình cụ thể, phù hợp với
thực tiễn mới của ngành thuỷ sản [27]. Đặc biệt, luận án đưa ra hệ thống giải
pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa các yếu tố trong toàn bộ quy trình xuất khẩu
thuỷ sản như: các giải pháp về nâng cao chất lượng thuỷ sản để đáp ứng tiêu
chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây
dựng quảng bá thương hiệu, phát triển đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng
các liên kết dọc và ngang trong chuỗi cung ứng thuỷ sản xuất khẩu, các giải
pháp về khoa học công nghệ, phát triển ngành dịch vụ và ngành phụ trợ. Tuy
nhiên luận án không đưa ra các giải pháp về chính sách tài chính đối với việc
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản.
Tác giả Bùi Đức Tuân (2010) trong luận án Tiến sỹ “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam” bổ sung thêm: cần chủ động
phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong việc tạo dựng năng lực cạnh tranh
của thuỷ sản Việt Nam, kết hợp hiện đại hoá các ngành hỗ trợ cho chế biến thuỷ
sản, đồng thời tăng cường vai trò của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành chế biến thuỷ sản trên thị trường thế giới [44]. Tuy nhiên, tác
giả chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể liên quan chặt chẽ đến mục tiêu tăng
năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản, và các giải pháp gốc rễ các
hạn chế trong việc chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ngoài ra, các yếu tố tác động
đến khả năng cạnh tranh của ngành thuỷ sản xuất khẩu còn nhiều các yếu tố
khác.
12


Tác giả Doãn Thị Mai Hương (2017) trong bài báo “Phát triển bền vững
thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam” đề cao việc phát triển bền vững xuất khẩu
thuỷ sản tập trung vào ba lĩnh vực trụ cột như: Nâng cao chất lượng tăng trưởng;
gắn việc sản xuất – xuất khẩu thuỷ sản với công tác bảo vệ môi trường; Đồng

thời, sản xuất – kinh doanh thuỷ sản phải góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Trong đó, tác giả nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp là chủ đạo, là nguồn lực
chính để thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ tăng cường chỉ đạo, định hướng khai
thông vướng mắc cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó chú trọng các chính
sách thúc đẩy liên kết sản xuất, quy hoạch chuỗi giá trị sản phẩm, đảm bảo phát
triển đồng bộ [18]. Tuy nhiên, do thời lượng là một bài báo, tác giả chỉ phân tích
sơ qua thực trạng cũng như hàm ý ngắn gọn một số giải pháp.
Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Bích Thuỷ (2013) trong luận án Tiến sỹ
“Những giải pháp phòng ngừa rủi ro trong xuất khẩu thuỷ sản của các doanh
nghiệp Việt Nam” đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro trong xuất khẩu thuỷ sản
của các doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu tất
cả các giai đoạn, nội dung và đối tượng tham gia chuỗi giá trị xuất khẩu thuỷ sản
(từ quá trình sản xuất con giống, thức ăn, thuốc nuôi trồng thuỷ sản, nuôi trồng
đánh bắt với sự tham gia và quản lý của rất nhiều bên đến quá trình chế biến
thuỷ sản và thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu…) nhằm tìm ra quy luật của các rủi
ro phát sinh trong quá trình xuất khẩu thuỷ sản [42].
Bài báo “Thực trạng và triển vọng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (2016) và cộng sự cũng đề xuất một số giải pháp
như: Chính phủ cần phải thực hiện việc hoàn thiện chính sách và cơ sở dữ liệu,
ngành thuỷ sản cần tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao trình độ sản xuất và chất lượng sản phẩm
xuất khẩu; các doanh nghiệp thuỷ sản cần tập trung khai thác lợi thế của lĩnh vực
nuôi trồng và khai thác, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng và đa dạng hoá
thị trường xuất khẩu cho ngành thuỷ sản [54]. Tuy nhiên các tác giả chỉ đưa ra
các giải pháp chung, chứ không đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính.
Nhìn chung, lĩnh vực thuỷ sản đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài
13


nước đề cập trên nhiều quan điểm, theo nhiều khía cạnh và phạm vi khác nhau

từ khía cạnh khoa học kỹ thuật đối với tạo giống mới, đến các khâu khai thác,
nuôi trồng, chế biến, và xuất khẩu thuỷ sản. Đối với các nghiên cứu nước ngoài,
đa phần các nghiên cứu của FAO, UNCTAD chủ yếu thông kê dữ liệu hoạt động
khai thác và xuất khẩu thuỷ sản thế giới. Một số các nghiên cứu khác thì khẳng
định tầm quan trọng của việc bảo vệ các nguồn lợi thuỷ hải sản, chú trọng phát
triển nguồn cung thuỷ sản bền vững. Đối với các nghiên cứu trong nước, nhiều
tác giả quan tâm chú ý tới nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng lực
cạnh tranh và các giải pháp thúc đẩy thương mại xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên,
hiện nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của các
DN thuỷ sản Việt Nam theo chuỗi giá trị.
2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách tài chính nhằm thúc đẩy

hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản
Các nghiên cứu về chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
của các DN thuỷ sản hiện vẫn chưa có nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, có
thể tìm thấy một số các chính sách hỗ trợ và quản lý của Nhà nước đối với hoạt
động xuất khẩu thuỷ sản trong các nghiên cứu chuyên sâu như sau:
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
OECD (2006), Financial support to fisheries: Implications for sustainable
development (Hỗ trợ tài chính nhằm phát triển ngành thuỷ sản bền vững),
nghiên cứu thực trạng hỗ trợ tài chính cho ngành thuỷ sản ở các nước OECD.
Mỗi quốc gia có có loại hình và mức độ hỗ trợ khác nhau, chẳng hạn như cung
cấp dịch vụ quản lý, nghiên cứu, hỗ trợ trực tiếp hơn như: chi trả cho việc xây
dựng và hiện đại hoá tàu thuyền, hỗ trợ thu nhập, thuế miễn giảm và đảm bảo
tiền vay. Khi các chương trình hỗ trợ là một công cụ của chính sách kinh tế, tác
động của nó ban đầu được phản ánh trong hoạt động kinh tế của ngư dân – tức là
giảm chi phí, tăng giá hoặc tăng thu nhập [74]. Phân tích được thực hiện trong
mô hình phát triển bền vững, nhấn mạnh đến những ảnh hưởng bên trong, và sự
tương tác giữa ba trụ cột của phát triển bền vững dưới các chính sách thuỷ sản
14



khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ thể hiện thực trạng về số lượng cung cấp
tài chính cho ngành thuỷ sản, mà không đi nghiên cứu sự ảnh hưởng của công cụ
tài chính đối với ngành thuỷ sản.
Zhang Jian Hua cùng cộng sự (2016), Impact of trade policy reform on
Vietnam Fisheries export (Ảnh hưởng của cải cách chính sách thương mại đối
với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam), Journal of economics and
sustainable development. Trong bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu các tài liệu
liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2015.
Tác giả phân tích đánh giá tác động của một số cải cách chính sách thương mại
đến khối lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Từ đó, tác giả cũng đề xuất một số
chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản như: mở rộng quan hệ hợp tác
thương mại với các nước khác, mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, nâng
cao chất lượng mặt hàng thuỷ sản với chi phí thấp hơn và đa dạng hoá sản phẩm
thuỷ sản, đồng thời tác giả cho rằng cần phải có chính sách tỷ giá hối đoái phù
hợp và linh động hơn với bối cảnh kinh tế [87]. Tuy nhiên, chính sách tỷ giá hối
đoái là một công cụ nhạy cảm nhất là đối với các nền kinh tế đang phát triển, có
tác động qua lại tới mọi mặt của nền kinh tế, cho nên hiện nay nhà nước ít tác
động vào công cụ này để điều tiết hỗ trợ cho ngành hàng riêng lẻ.
Tabitha Grace Mallory (2016), Fisheries subsidies in China: Quantitative
and qualitative assessment of policy coherence and effectiveness:Trợ cấp ngành
thuỷ sản ở Trung Quốc: Đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của chính
sách theo tiêu chí số lượng và chất lượng. Trong bài báo, tác giả nghiên cứu
thực trạng chính sách trợ cấp nghề khai thác hải sản tự nhiên của Trung Quốc,
và đánh giá tác động của chúng theo các tiêu chí bền vững. Tác giả chỉ ra rằng
việc sản xuất có hệ thống khối lượng lớn đang làm ảnh hưởng tới việc bảo tồn
hệ sinh thái biển, tiến bộ khoa học công nghệ khiến các thiết bị đánh bắt hải sản
tốt hơn và công suất mạnh hơn, đội tàu cá mạnh hơn làm trữ lượng cá trong tự
nhiên giảm đi. Từ đó tác giả kết luận rằng mặc dù chính sách chi ngân sách nhà

nước (chính sách trợ giá nguyên liệu), và chính sách thuế (miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp) làm tăng năng lực khai thác hải sản tự nhiên, giúp xoá đói giảm
15


nghèo, cải thiện đời sống ngư dân, cung cấp đáng kể lương thực thực phẩm cho
thế giới, nhưng lại làm nguồn hải sản trên thế giới trở nên cạn kiệt, hệ sinh thái
biển bị ảnh hưởng [66]. Có thể thấy ở đây, bài viết chỉ nghiên cứu chính sách hỗ
trợ đối với mảng hoạt động khai thác hải sản tự nhiên, và đánh giá ảnh hưởng
tiêu cực của nó đối với hệ sinh thái biển, tác giả không nghiên cứu trên góc độ
tác động vào năng lực xuất khẩu của DN thuỷ sản, đồng thời cũng không đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách.
Trong nghiên cứu gần đây, South Centre (2017), The WTO’s Fisheries
Subsidies Negotiations (Đàm phán về trợ cấp nghề cá của WTO) đã đánh giá
các vấn đề về sự lạm thác và khai thác bất hợp pháp, khai thác không báo cáo và
vi phạm luật IUU, và vai trò ngày càng tăng của các công cụ của Liên Hợp Quốc
nhằm mục tiêu khai thác thuỷ sản bền vững. Tiếp đó, bài nghiên cứu cũng cung
cấp một bức tranh tổng quan về trợ cấp thuỷ sản ngày nay ( Trợ cấp bao nhiêu,
chủ thể cung cấp trợ cấp là ai, có những loại trợ cấp nào), đồng thời nêu trường
hợp cụ thể trợ cấp thuỷ sản ở châu Âu[78].
Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhấn mạnh vai trò và thực tế áp dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
như thuế, tín dụng, tỷ giá, trợ cấp hay chi tiêu chính phủ đối với xuất khẩu thuỷ
sản, tác giả Phạm Thị Tuệ (2005) “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước
nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta hiện nay” đã khái quát lý luận và
thực tiễn của mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, qua đó làm rõ vai
trò của xuất khẩu đối với quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển
[41]. Những công cụ chính sách (thuế, tín dụng, tỷ giá, trợ cấp hay chi tiêu của
chính phủ) được luận án giới thiệu tương đối cụ thể nhằm làm rõ tính chất, đặc
trưng, nội dung định hướng. Tác giả cũng nêu rõ các thực tế áp dụng chính sách

hỗ trợ qua thuế, tín dụng ưu đãi thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư và Quỹ hỗ trợ xuất
khẩu, qua chính sách thưởng xuất khẩu, qua các hoạt động hỗ trợ xúc tiến
thương mại hay một số dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu khác. Tác động của các chính
sách hỗ trợ đối với lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản cũng như những bất cập trong
bản thân chính sách được tác giả luận án chú ý phân tích tương đối sâu. Tuy
16


nhiên, thực trạng ngành thuỷ sản xuất khẩu và các chính sách hỗ trợ của Chính
phủ mà tác giả đưa ra trước năm 2005 – khi Việt Nam chưa gia nhập WTO đến
nay không còn phù hợp với xu hướng và thực tiễn đặt ra.
Hội thảo tham vấn (2017) “Chính sách tài chính khuyến khích phát triển
chuỗi liên kết thuỷ sản trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương
mại tự do” tại Cần Thơ, do Học viện Tài chính phối hợp với Trung tâm Hợp tác
quốc tế nuôi trồng và khai thác thuỷ sản bền vững tại Việt Nam (ICAFIS) và
Oxfam tổ chức. Mục tiêu của hội thảo nhằm lấy ý kiến để xây dựng chính sách
tài chính nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho người nuôi trồng và doanh nghiệp
ngành thuỷ sản tiếp cận nguồn vốn tái cơ cấu nông nghiệp và đảm bảo liên kết
bền vững. Hội thảo cho rằng mặc dù Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi cho
vay trong lĩnh vực thuỷ sản nhưng thực tế người dân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn
vì họ chưa nắm được thông tin, và gặp rắc rối trong thủ tục vay vốn. Vì vậy, xác
định liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là hướng đi phù hợp, tất yếu đối với sự
phát triển bền vững ngành thuỷ sản, khuyến khích liên kết trực tiếp của doanh
nghiệp và nông dân để nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, nhà
nước cũng cần hoàn thiện khung pháp lý quy định và chế tài đủ mạnh trong việc
ký kết hợp đồng tiêu thụ, mua bán giữa doanh nghiệp và nông dân giải quyết các
vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trong một nghiên cứu gần đây, tác giả Hồ Thị Hoài Thu (2018) “Giải pháp
tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thuỷ sản ở Việt Nam”
đã phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động khai thác thuỷ sản của các hộ

ngư dân, đồng thời nhấn mạnh vai trò của các giải pháp tài chính của Nhà nước
đối với hoạt động hỗ trợ khai thác thuỷ sản để từ đó nâng cao hiệu quả khai thác.
Trong luận án, tác giả đã chỉ ra những tác động của các giải pháp tài chính đến
hộ khai thác thuỷ sản ở Việt Nam trên các tiêu chí: công suất tàu thuyền, thu
nhập và lao động. Tác giả cũng nhận định rằng các giải pháp tài chính còn chưa
phù hợp với thực tế, vốn ngân sách bị sử dụng lãng phí, ngư dân thiếu tiền để
đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu thuyền, công suất lớn, đánh bắt xa bờ, hoạt
17


động bảo hiểm thì không thu hút được số lượng lớn ngư dân tham gia[36]. Như
vậy, ở đây tác giả chỉ tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực khai thác
thuỷ sản ở Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản xuất
khẩu, tác giả Trần Khắc Xin(2014) trong luận án Tiến sỹ “Hỗ trợ nuôi trồng
thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ” cho rằng NTTS XK chịu ảnh
hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, vì vậy, trong quá trình
hoạch định chính sách hỗ trợ, Nhà nước cần phải tính đến và có giải pháp khắc
phục bởi đây là công việc đòi hỏi chi phí cao, thời gian thực hiện lâu mà các đối
tượng NTTS XK không có khả năng thực hiện được [55]. Tác giả cho rằng cần
phải nâng cao năng lực của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương
từ khâu hoạch định, coi đó là cơ sở để huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực
hỗ trợ một cách hiệu quả. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh rằng muỗn hỗ trợ NTTS
XH hiệu quả các nhà hoạch định chính sách cần phải có chính sách tổng thể, kết
hợp với các chủ thể của các ngành, nghề khác có liên quan đến nghiên cứu tất cả
các vấn đề thành hệ thống như môi trường, kinh tế, xã hội…Tuy nhiên, luận án
chưa đưa ra được lý luận cụ thể các biện pháp hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản, cũng
như chưa chỉ ra được thực trạng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho mục
tiêu xuất khẩu của khu vực Nam Trung Bộ.
Luận án “Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ

thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam”, của tác
giả Phạm Minh Đạt (2014) đã hệ thống hoá và cập nhật một số vấn đề lý luận về
rào cản kỹ thuật trong thương mại xuất khẩu thuỷ sản nói chung và thuỷ sản Việt
Nam nói riêng, xây dựng khung lý luận và mô hình nghiên cứu chính sách quản
lý nhà nước về vượt rào cản kỹ thuật đối với thương mại xuất khẩu hàng thuỷ
sản Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án rút ra một số bài học hàm ý chính sách
quản lý nhà nước với vượt rào cản kỹ thuật đối với thương mại xuất khẩu hàng
thuỷ sản Việt Nam từ thực tiễn vượt rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu thuỷ sản
của một số nước điển hình, luận án đánh giá thực trạng khả năng đáp ứng và
vượt qua các rào cản kỹ thuật đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt
18


Nam tại các thị trường xuất khẩu chủ lực, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng
ban hành, và tổ chức thực hiện cả về triển khai của doanh nghiệp và về tổ chức
quản lý của các cơ quan Nhà nước hữu quan với vượt rào cản kỹ thuật trong
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp từ
phía nhà nước bao gồm: quy hoạch vùng nuôi, kiểm soát con giống, kỹ thuật
nuôi trồng, xây dựng chính sách…[14]. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra được các
giải pháp bảo vệ nguồn lợi khai thác thuỷ sản, giải pháp bảo vệ môi trường nước
trong nuôi trồng thuỷ sản, công đoạn bảo quản sau thu hoạch, đây là những khâu
quyết định trong việc nâng cao chất lượng cho mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu.
2.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và
những khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về chính sách tài chính đối với hoạt
động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản còn hạn chế. Phần lớn các nghiên
cứu ở nước ngoài thiên về các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên biển,
cũng như các chính sách khuyến khích phát triển thuỷ sản bền vững và đưa ra
một số các thống kê về vốn đầu tư của một số quốc gia cho ngành thuỷ sản phục
vụ xuất khẩu, cũng như đánh giá mối quan hệ giữa trợ cấp của chính phủ đối với

ngành thuỷ sản.
Trong khi đó, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu xây dựng các
giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành thuỷ sản theo các lĩnh vực khác nhau như
khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Một số nghiên cứu chỉ nghiên cứu
chính sách thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của một địa phương, hoặc tại khoảng
thời gian trước khi Việt Nam gia nhập WTO, vì vậy thực trạng cũng như giải
pháp của nghiên cứu đó không còn phù hợp với xu thế phát triển hiện tại của
hoạt động xuất khẩu của các DN thuỷ sản ở Việt Nam. Trong khi đó, các chính
sách hỗ trợ của chính phủ trong thời điểm trước khi hội nhập đa phần là trợ cấp
trực tiếp, cho nên các chính sách đó đến nay không còn phù hợp với các điều
ước quốc tế và các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Vì
vậy, việc nghiên cứu các chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu của doanh
nghiệp thuỷ sản trên cơ sở tác động vào hoạt động xuất khẩu của các DN thuỷ
19


sản theo chuỗi giá trị sẽ đảm bảo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ hoạt động
có hiệu quả hơn, đồng bộ hơn, phù hợp hơn thì chưa có tác giả nào đề cập đến.
Trong bối cảnh hội nhập, hỗ trợ tài chính luôn là vấn đề nhạy cảm trong
quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do, nhưng hiện tại vẫn còn thiếu
những nghiên cứu đánh giá về chính sách tài chính khuyến khích phát triển xuất
khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản, đồng thời cũng còn rất nhiều các biện pháp
hỗ trợ được phép sử dụng mà không vi phạm các hiệp định thương mại vẫn chưa
được sử dụng tới. Chính vì vậy, luận án “Chính sách tài chính nhằm thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam” là công trình
khoa học hoàn toàn mới, đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.
Mục đích nghiên cứu


Vận dụng các kiến thức lý luận, đối chiếu với thực tiễn chính sách tài
chính đã tác động đến chuỗi hoạt động xuất khẩu của các DN thủy sản ở Việt
Nam trong thời gian qua và kinh nghiệm một số nước để có những đề xuất hoàn
thiện các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp thủy sản của Việt Nam sang các nước trong điều kiện hội nhập và thực
hiện các cam kết quốc tế.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nhiệm vụ nghiên cứu sẽ bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp thuỷ sản theo chuỗi giá trị, và các chính sách tài chính nhằm thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản trong nền kinh tế quốc
dân.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
thuỷ sản của Việt Nam theo chuỗi giá trị, đặc biệt đề tài đi sâu phân tích, đánh
giá thực trạng các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của
các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam theo chuỗi giá trị trong những năm qua.
Từ đó chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng các chính sách tài
20


chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt
Nam.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra những quan điểm, phương
hướng, và các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính để giúp thúc đẩy xuất
khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản một cách bền vững trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Về đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách tài chính đối với hoạt
động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản.
4.2 Về phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung:
Vấn đề sử dụng các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ
sản rất đa dạng, phức tạp với nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau. Do vậy, NCS chỉ
tập trung nghiên cứu chính sách tài chính có tác động mạnh mẽ nhất, đó là chính
sách tài chính từ phía Nhà nước bao gồm chi NSNN, tín dụng, thuế và bảo hiểm.
Các chủ thể khác tuy có hỗ trợ nhưng sự hỗ trợ này không đáng kể, cho nên luận
án không đề cập đến.
Luận án phân tích chính sách tài chính của Nhà nước nhằm hỗ trợ chuỗi
giá trị hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản bao gồm: khâu cung ứng
nguyên liệu đầu vào (khâu sản xuất), khâu thu mua nguyên liệu xuất khẩu, khâu
chế biến, khâu thương mại xuất khẩu. Do Việt Nam đã trở thành thành viên của
WTO và các hiệp định thương mại tự do, chính vì vậy, hiện nay chính sách tài
chính hỗ trợ của Nhà nước đa phần tác động vào khâu tạo nguồn nguyên liệu
(khâu sản xuất) trong chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
thuỷ sản.
+ Thời gian nghiên cứu:
Từ năm 2013 đến 2017 tại Việt Nam. Đây là giai đoạn ngành thuỷ sản
xuất khẩu có nhiều biến động trên thị trường, có rất nhiều chính sách tài chính
được ban hành, đi vào thực hiện và kết thúc. Có những chính sách thành công,
21


có những chính sách chưa hiệu quả. Chính vì vậy tác giả lựa chọn giai đoạn này
để nghiên cứu.

Các giải pháp đề xuất đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận chung
Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề, xem xét sự vật, hiện tượng và các quá trình
trong mối quan hệ biện chứng, trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập, giữa lý
luận và thực tiễn…
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đây là các phương pháp nghiên cứu cụ thể được tác giả sử dụng trong việc
thu thập thông tin, xử lý thông tin và trình bày thông tin để hình thành nên luận
án. Cụ thể luận án đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải,
quy nạp, logic, lịch sử, thống kê,…để nghiên cứu luận án.
5.2.1 Phương pháp tiếp cận
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp tiếp cận hệ thống là
phương pháp nghiên cứu tất cả các yếu tố tạo nên đối tượng nghiên cứu. Luận
án sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các chính sách tài chính ( chính sách
chi NSNN, chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm) nhằm
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản theo chuỗi giá trị.
+ Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị: Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị
là phương pháp nghiên cứu tất cả các đối tượng có liên quan đến việc tạo lập ra
giá trị cuối cùng của sản phẩm. Tiếp cận chuỗi giá trị của hoạt động xuất khẩu
của các doanh nghiệp thuỷ sản được sử dụng xuyên suốt trong việc phân tích các
khâu: khâu tạo nguồn nguyên liệu, khâu thu mua, khâu chế biến, khâu xuất
khẩu. Để từ đó luận án liệt kê được tất cả các đối tượng trong các khâu bị tác
động của chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các DN
thuỷ sản.
5.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Luận án sử dụng phương pháp này
để thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học, tài

22


liệu, văn bản đã có và bằng tư duy logic để rút ra các kết luận phục vụ cho luận
án.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận án sử dụng phương pháp này
để phân tích và tổng hợp lý thuyết, ngoài ra còn dùng để phân tích và tổng hợp
các số liệu về cơ sở hạ tầng sản xuất thuỷ sản, chuỗi giá trị của hoạt động xuất
khẩu của các DN thuỷ sản, kết quả thực hiện các chính sách tài chính để đánh
giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính nhằm thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu của các DN thuỷ sản ở Việt Nam.
- Phương pháp chuyên khảo, đối chiếu so sánh: Luận án tiến hành
nghiên cứu vấn đề chuyên sâu về các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản, được xem xét đánh giá trên cơ
sở so sánh đối chiếu với một số nước trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
- Phương pháp dự báo: Chủ yếu dựa trên các báo cáo và dự báo của các
tổ chức quốc tế có uy tín như Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ
chức Nông - Lương LHQ (FAO), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn
Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD)...
- Phương pháp chuyên gia: Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để
tranh thủ kỹ năng, sự hiểu biết và kinh nghiệm của các chuyên giả giỏi liên quan
tư vấn, định hướng và góp ý về nội dung, và giải pháp…Tác giả đã tiến hành
thảo luận với một số tổng giám đốc doanh nghiệp thuỷ sản, doanh nghiệp bảo
hiểm, và ngân hàng, các cán bộ quản lý các cấp, các chuyên gia của ngành thuỷ
sản như: Tổng cục thuỷ sản, Hiệp hội nghề cá,…
- Phương pháp SWOT: Tác giả sử dụng phương pháp SWOT để đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chuỗi giá trị hoạt động xuất
khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam, qua đó đưa ra các nhận xét và
định hướng mang tính chiến lược để hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm

thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản một cách phù hợp.
5.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

23


- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Nguồn thu thập số liệu thứ cấp
được sử dụng trong luận án được thu thập từ Niên giám thống kê của Tổng cục
Thống kê, báo cáo của Tổng cục hải quan, các báo cáo tổng hợp của Tổng cục
thuỷ sản (Bộ NN và PTNT), Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản,
các báo cáo xuất khẩu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP),
báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng phát triển, Tạp chí
chuyên ngành thuỷ sản, các Hội thảo khoa học, FAO, WTO…
Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp như sau:
+ Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin: Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Bộ tài chính, Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Hiệp
hội VASEP, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thống kê…
+ Rà soát các nguồn thông tin đại chúng: tìm kiếm dữ liệu mới nhất trên
các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí chuyên ngành thuỷ sản, tạp chí
tài chính,…Các dữ liệu được đối chiếu và so sánh để có sự nhất quán thống
nhất, đảm bảo nội dung phân tích có được độ tin cậy cao.
+ Tổng hợp và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định: Sau khi tập hợp
và sàng lọc, dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích thực trạng chính sách tài
chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt
Nam.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở xác định được mục đích, đối tượng, và phạm vi nghiên cứu, luận án
đưa ra các câu hỏi hướng vào các nội dung sau:
-


Chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các DN thuỷ
sản là gì? Những nhân tố tác động vào việc hoạch định chính sách tài

-

chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của DN thuỷ sản.
Nội dung của các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

-

của các DN thuỷ sản bao gồm những nội dung gì?
Thực trạng chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của
các DN thuỷ sản ở Việt Nam giai đoạn 2013 -2017 như thế nào? Những
tồn tại trong chính sách tài chính đó là gì?
24


-

Hoàn thiện chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của
các DN thuỷ sản ở Việt Nam là hoàn thiện những nội dung nào? Quan
điểm, định hướng và giải pháp về việc hoàn thiện này là gì?

7. Đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu sâu về lý luận cũng như phân tích đánh giá tình hình
thực tiễn và đề xuất kiến nghị, luận án có những đóng góp sau:
- Về mặt lý luận, luận án thực hiện hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hoạt
động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản. Bên cạnh đó, luận án làm rõ khái
niệm, đặc điểm, vai trò của chính sách tài chính đối với hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp thuỷ sản, cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính

sách tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản. Đồng
thời, xây dựng khung lý thuyết và các nội dung của chính sách tài chính nhằm
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các DN thuỷ sản theo chuỗi giá trị.
- Về thực tiễn, đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng chính sách tài chính
nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các DN thuỷ sản ở Việt Nam theo chuỗi
giá trị (từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến, và thương mại xuất khẩu) cụ thể như
sau: Chi NSNN hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, thúc đẩy ứng dụng khoa
học kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho việc tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản. Chính sách thuế điều tiết giá cả của
sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, từ đó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động xuất khẩu
thuỷ sản của các doanh nghiệp. Chính sách tín dụng hỗ trợ vốn cho chuỗi giá trị
thuỷ sản xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản. Chính sách bảo hiểm giúp giảm
thiểu rủi ro cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản. Từ nghiên
cứu thực tiễn tác động của các chính sách tài chính đối với thúc đẩy xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam, tác giả đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, và nguyên
nhân của những hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn
thiện chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam sao cho phù hợp với các quy định và cam kết quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.
7. Kết cấu của luận án
25


×