Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Kỹ năng tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể của GVCN cho học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ........………………………………………………......2
1. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………...2
2. Mục đích………………………………………………………………………2
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………2
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………...2
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………...………2
1. Cơ sở lý luận………………………………………………………………......2
2. Thực trạng vấn đề………………………………………………………..……3
3. Biện pháp cụ thể………………………………………………………………3
4. Kết quả thực hiện…………………………………………………….………15
PHẦN III- KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ……………………………….…16
1. Nhận định chung……………………………………………………...…...…16
2. Bài học kinh nghiệm………………………………………………….……...16
3. Kết luận- Khuyến nghị …………………………………………...…………17
Phụ lục………………………………………………………………….…...…18
Tài liệu tham khảo………………………………………………….……....…20

1/20


PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở thực tiễn
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của giáo viên chủ nhiệm. Nhân cách học sinh được hình thành và phát
triển thông qua việc học tập và giáo dục trong nhà trường và xã hội. Đặc biệt ở
lứa tuổi trung học cơ sở là giai đoạn có nhiều thay đổi trong tâm sinh lý, nên
việc hình thành và giáo dục nhân cách cho học sinh có vai trò quan trọng. Chính
vì vậy, giáo viên chủ nhiệm không chỉ giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua
các bài giảng mà còn thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ
lên lớp. Một trong những hoạt động quan trọng góp phần bước đầu giáp dục học


sinh, thu hút , tạo sự yêu mến, tin tưởng và biết lắng nghe từ học sinh, tạo sự
đoàn kết trong tập thể, tạo không khí sôi động, vui vẻ, chính là hoạt động tổ
chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể. Chính nhờ việc tham gia vào các hoạt động
tập thể nói chung và tham gia vào các trò chơi tập thể nói riêng, các em học sinh
được khám phá chính bản thân mình, giúp các em thêm tự tin, phát triển kĩ năng
sống. Tuy nhiên trong thực tế, giáo viên nhiều khi còn lúng túng trong việc tổ
chức các trò chơi, chưa thu hút được tất cả học sinh tham gia.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Kỹ năng tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập
thể của GVCN cho học sinh lớp 8” mà trên thực tế tôi đã áp dụng để cùng các
đồng nghiệp tham khảo.
2. Mục đích:
- Giáo dục đạo đức, định hướng nhân cách, tăng cường sức khỏe, luyện giác
quan.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 8.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Năm học 2016-2017
PHẦN II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
“Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức
ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với
thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh”
“Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông
qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-kĩ thuật, lao động công ích,
hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể
2/20


thao, vui chơi giải trí, v..v. để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách

(đạo đức, năng lực, sở trường…)”
Nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú, và
một trong các loại hình hoạt động, đó chính là tổ chức trò chơi cho các em học
sinh.
Trò chơi là một hoạt động tự nhiên bày ra để vui chơi và giải trí, rất cần
thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người.
Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối
với việc hình thành nhân cách, trí lực của thanh thiếu niên.
Trò chơi nhỏ là một cuộc vận động sinh hoạt do một người hoặc nhiều
người tổ chức cho một số người tham gia theo một quy ước có sẵn, trong một
thời gian, địa điểm để đem lại ý nghĩa riêng cho mỗi người và của tất cả mọi
người.
2. Thực trạng vấn đề
- Vào các buổi sinh hoạt lớp, những buổi sinh hoạt tập thể, tham quan dã
ngoại, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi nhận thấy có 1 số học sinh ý thức kỉ luật
chưa tốt, chưa tập trung, chưa nghe theo hiệu lệnh, yêu cầu chung của thầy cô.
- Nội dung các buổi sinh hoạt, hoạt động tập thể chưa hấp dẫn, chưa thu
hút được học sinh tham gia.
- Học sinh chưa thực sự yêu mến và tin tưởng thầy cô nên công tác giáo
dục chưa đạt hiệu quả.
Qua thực trạng trên, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi
sinh hoạt tập thể, qua đó dễ dàng giáo dục, hình thành cho học sinh có nhận thức
và hành vi đúng đắn.
3. Biện pháp cụ thể
a) Kĩ năng 1: Yêu cầu đối với người tổ chức trò chơi
Nội dung trò chơi hay học sinh tham gia nhiệt tình nhưng Giáo viên
không biết cách tổ chức trò chơi thì cuộc vui chơi tập thể sẽ kém phần hấp dẫn
và khó thành công. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là một vấn đề hết sức
quan trọng đối với người giáo viên.
* Biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với trò chơi:

Khi chuẩn bị cuộc chơi, Giáo viên phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm
say mê nhiệt tình của học sinh, từ đó lựa chon những trò chơi cho phù hợp. Hãy
chọn những trò chơi đơn giản mà mọi học sinh đều có thể dễ dàng thực hiện.
Khi người chơi đã nhập cuộc thì tiếp tục đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao

3/20


hơn, phức tạp hơn. Cũng cần có những trò chơi hay dành cho phần kết thúc để
người chơi có cảm giác "thòm thèm" muốn chơi nữa.
*Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn:
Điều kiện để cuộc chơi thành công là người chơi muốn chơi, nắm vững
luật chơi, tự nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi.
Vì vậy, trước hết cần dùng những lời nói ngắn gọn, hài hước, dí dỏm giới
thiệu tên trò chơi, mục đích ý nghĩa của nó. Tiếp theo cần nêu rõ cách chơi và
những "luật lệ” cần tuân thủ. Sau cùng là nêu trước ý định sẽ thưởng phạt những
ai chơi tốt hay phạm luật.
Cần cho học sinh chơi thử một lần: "chơi nháp", sau đó tiến hành chơi thật
và cử trọng tài bắt lỗi những ai phạm luật.
*Biết điều hành trò chơi một cách linh hoạt, thông minh:
Dự kiến những tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý.
Giáo viên phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi,
nhanh chóng phát hiện ra những người lanh lợi, hoạt bát, dí dỏm làm nòng cốt
cho cuộc chơi.
Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thực sự công bằng, bình đẳng,
song vẫn vui vẻ, thoải mái và hào hứng.
Cuộc chơi bắt đầu từ những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp lên dần.
Biết dùng những trò chơi phụ làm "hình phạt" tạo điều kiện cho học sinh được
thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm (tốt nhất là vào lúc cao
điểm) hay đã phân định thắng thua rõ ràng. Cố gắng duy trì một bầu không khí

hoàn toàn thoải mái, thư giãn thật sự, không kể gì thắng hay thua.
* Biết cách luyện tập tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò
chơi:
Dáng điệu, cử chỉ của Giáo viên phải gây được thiện cảm, tạo sự chú ý
ban đầu, tạo nên sự gần gũi thân quen trong suốt cuộc chơi. Tâm hồn trong sáng
cởi mở toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung. Biết hành động, biết nói sao cho
đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ tán dương sự cố gắng của học sinh nhằm
bảo đảm hiệu quả giáo dục sâu sắc trong cuộc chơi.
Có bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhẹn không cáu gắt, la mắng.
Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh
chóng phát hiện và chỉ định quản trò cho phù hợp với từng trò chơi.
* Biết tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị:
Qua quan sát những giáo viên khác, người giáo viên rút ra những kinh
nghiệm bổ ích cho bản thân về vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức chơi và phong cách
4/20


của người tổ chức trò chơi. Đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến nhận xét quan sát
thái độ của học sinh để điều chỉnh những gì chưa hợp lí.
Giáo viên cần thuộc và hát đúng một số những bài hát cộng đồng đơn
giản, dễ nhớ, dễ hát), để phục vụ cho trò chơi.
Nên cần có cuốn sổ để sưu tầm, sáng tác trò chơi, những bài hát cộng
đồng và những băng reo trong sinh hoạt tập thể.
* Những điều nên tránh:
- Đưa ra trò chơi không phù hợp, học sinh chưa nắm vững luật chơi, chưa
có sự chuẩn bị chu đáo.
- Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, những trò chơi
thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục.
- Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm
luật hay người thua, dễ gây nhàm chán.

- Dáng vẻ quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là trọng tài của
cuộc thi đấu thể thao.
- Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật,
người thua.
- Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó
chịu.
b) Kĩ năng 2: Xây dựng ngân hàng trò chơi
* Sưu tầm trò chơi:
Mỗi Giáo viên nên có bộ sưu tập trò chơi theo thể loại: Trò chơi dân gian,
trò chơi sinh họat tập thể và trò chơi thể thao từ các nguồn sau:
Các trò chơi đã được in thành sách.
Các trò chơi đã được in trong các báo chí và giới thiệu trên truyền hình.
Các trò chơi trong sinh họat cộng đồng mà bản thân được tham dự, được
quan sát, sau đó ghi chép lại.
Các trò chơi được người khác phổ biến lại.
Tổ chức thi sưu tầm và điều khiển trò chơi.
* Sáng tác trò chơi:
Tổ chức thi sáng tác trò chơi: Bằng phương pháp đã nêu trên có thể tổ
chức cuộc thi sáng tác trò chơi trong giáo viên hoặc học sinh theo các hướng
sau:
Sáng tác trò chơi theo chủ đề gắn với các ngày lễ lớn trong năm, gắn với
các chủ đề cần giáo dục học sinh.

5/20


Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng loại hình sinh họat như: Sinh hoạt lớp,
dã ngoại…
Mỗi trò chơi khi sáng tác cần tuân thủ những qui định chặt chẽ: Mục đích,
yêu cầu, ý nghĩa của trò chơi, đối tượng, số lượng người chơi, luật chơi và cách

tổ chức.
Sau mỗi cuộc thi cần biên tập lại, bổ sung, sửa đổi và phổ biến cho học
sinh thông qua chơi thử. Những trò chơi nào đạt yêu cầu cần đưa ngay vào bộ
sưu tập.
Từ một trò chơi đã có, thiết lập nguyên tắc đưa ra nhiều trò chơi khác
tương tự.
Trên thực tế có những trò chơi hay có thể phát triển thành nhiều trò chơi
khác (là hệ qủa của nó) mà học sinh không cảm thấy bị trùng lặp. Bí quyết chính
là ở chỗ tìm thấy nguyên tắc của nó rồi dựa vào từng hoàn cảnh để hình thành
các trò chơi khác.
* Sưu tập các mẩu chuyện vui, các câu đố:
Những mẩu chuyện vui, các loại câu đố dân gian hàng ngày là kho tư liệu
qúy cho chúng ta trong điều hành cuộc chơi. Người giáo viên nhất thiết phải có
vốn đó để sử dụng khi cần thiết như làm thư giãn cuộc chơi, hay chuyển sang trò
chơi trí tuệ( đố vui) hoặc trò chơi mang tính vui chơi giải trí (thi kể chuyện vui)
v.v...
Ngoài những phương pháp trên có thể tận dụng mọi điều kiện, mọi lúc để
ghi chép những kinh nghiệm, tư liệu của người khác mà mình bất chợt gặp hay
những ý nghĩ xuất hiện trong đầu.
c) Kĩ năng 3: Cách xử lý một số tình huống bất trắc
Điều khiển trò chơi cần phải có nghệ thuật. Nghệ thuật đó đòi hỏi ở khả
năng xử lý tình huống thường diễn ra trong các cuộc chơi. Xin giới thiệu một vài
kinh nghiệm xử lý các tình huống thường gặp.
* Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý:
Tình huống này thường gặp với những giáo viên mới vào lớp. Để tạo sự
chú ý ban đầu, giáo viên có thể:
Điếu khiển một trò chơi thông qua bài hát mà mọi học sinh đều thuộc.
Dùng còi hay tiếng vỗ tay (tạo tiếng vỗ khác thường) để tập trung chú ý,
sau đó thực hiện một vài trò chơi đơn giản.
Sử dụng một vài "hình phạt vui" để buộc học sinh phải cố gắng để không

phạm luật.

6/20


Sử dụng nhóm "thành viên tích cực" ( ngay từ đầu đã trật tự chăm chú
lắng nghe) làm nòng cốt cho một trò chơi đơn giản. Khi đó những người khác
buộc phải dừng các "việc riêng" khác, "tò mò" quan sát, sau đó sẽ tự nguyện
nhập cuộc.
Hát ngay một bài hát (không cần giới thiệu) rất tự nhiên và tỏ vẻ say sưa,
từ đó tạo ra sự chú ý...
* Không khí nặng nề trầm lắng, học sinh rụt rè, thiếu mạnh dạn:
Nếu thực hiện ngay trò chơi sẽ dễ dàng thất bại.
Nên bắt đầu bằng một "trò ảo thuật" hoặc kể một câu chuyện tiếu lâm.
Tiếp đó thực hiện một số trò chơi tương ứng.
Tăng dần liều lượng những trò chơi mang tính chất thi đua giữa các nhóm.
Khi các nhóm đã vào cuộc để giành thắng lợi là bạn đã thành công.
* Học sinh nhiệt tình nhưng có sự ganh đua mãnh liệt giữa các nhóm:
Đây là điều thường xảy ra, nếu như giáo viên không có biện pháp xử lý
thỏa đáng thì cuộc chơi có thể mất hết ý nghĩa.
Trước hết giáo viên phải nhanh chóng phát hiện nguyên nhân. Thông
thường là do luật chơi không chặt chẽ, thưởng phạt không công minh, người
chơi khích bác chê bai nhau. v.v...
Sau khi phát hiện đúng nguyên nhân, giáo viên công khai tuyên bố trước
học sinh, rồi mới tiếp tục trò cũ hoặc chuyển sang trò mới và bắt đầu bằng
những quy ước chặt chẽ, kín kẽ hơn.
Khi chia nhóm chơi nên cử trưởng nhóm và chọn một số trọng tài "công
minh" không nằm trong các nhóm chơi.
Linh họat thay đổi trò chơi hay phương pháp điều khiển để tạo điều kiện
cho nhóm nào cũng có thể thắng cuộc.

Khi cuộc chơi ở mức cao trào, có thể chuyển sang các hình thức khác tạo
sự hòa hợp giữa các nhóm.
* Học sinh mệt mỏi và bắt đầu tỏ vẻ chán chường:
Có nhiều nguyên nhân như: Trò chơi quá khó, cuộc chơi quá dài hay luật
chơi bắt mọi người phải lặp đi lặp lại nhiều động tác đứng lên, ngồi xuống, chạy,
đổi vị trí...; trò chơi đơn điệu không hấp dẫn hoặc không phù hợp. Từ những
nguyên nhân cụ thể mà giáo viên lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp. Nhưng nói
chung có thể chọn một trò chơi thật nhẹ nhàng hấp dẫn hay một bài hát tập thể
để chẩm dứt cuộc chơi. Cũng có thể chuyển sang thực hiện những trò chơi trí tuệ
như "Đố vui có thưởng", "Hát đối", hoặc "Kể chuyện vui".
* Không khí trầm lắng thiếu sôi nổi:
7/20


Đây cũng là tình huống thường gặp trong các buổi họp mặt hay trên
đường đi tham quan, dã ngọai. Trong trường hợp này nên sử dụng một số loại
trò chơi như: "nối từ" (chia nhóm,, nhóm này nêu ra một từ, nhóm kia tìm từ
khác nối vào sao cho hai từ đó có ý nghĩa, cứ vậy cho đến khi nhóm nào không
tìm được thì thua. Ví dụ: màu xanh - xanh tươi - mát mẻ - mẻ chua -chua ngoa ngoa ngoắt -...), "hát liên khúc", "hát nối", "đố vui", thi kể chuyện tiếu lâm,...
* Học sinh đề nghị thực hiện những trò chơi ngoài dự kiến:
Trong trường hợp này người giáo viên nhanh chóng khéo léo thực hiện đề
nghị đó, xem như đó cũng là trò chơi được dự định từ trước (nếu giáo viên hiểu
rõ những trò chơi đó). Cũng có thể khéo léo giới thiệu ngay người đề nghị điều
khiển trò chơi tập thể, khi đó mình đóng vai "quản trò phụ".
* Chỉ định ai làm gì nhưng không thực hiện :
Muốn thoát khỏi tình huống khó khăn này có ba cách sau:
Thứ nhất, phát cho mỗi người một mẩu giáy trắng nhỏ. Học sinh với sự
quen biết của mình trong tập thể sẽ ghi vào giấy của mình đề nghị ai đó làm một
việc gì hợp với khả năng của họ. Giáo viên thu lại và đọc từng mẩu giấy.
Thứ hai, dùng những trò chơi nhỏ để bắt lỗi. Những người bị phạm luật sẽ

là những người buộc phải thực hiện một yêu cầu hợp lý của Giáo viên.
Thứ ba, giáo viên chuẩn bị một số mẩu giấy trong đó ghi rõ yêu cầu phổ
thông nhất: hát, kể chuyện, đọc thơ, cười, khóc... Sau đó chọn một trong các
mẩu giấy gài vào một bông hoa. Cả tập thể hát một bài và bông hoa được
chuyển từ người này sang người khác. Khi bài hát kết thúc, bông hoa ở trên tay
ai thì người đó sẽ mở mẩu giấy đọc to cho mọi người biết và thực hiện yêu cầu
ghi trên mảnh giấy đó.
* Những người phạm lỗi không muốn thực hiện hình phạt của cuộc
chơi:
Trong trường hợp này có thể vì hình phạt ngoài khả năng của học sinh,
cũng có thể vì nhút nhát không dám thực hiện hoặc do giáo viên không nghiêm
minh phạt những người phạm lỗi trước đó. Vì vậy trước hết giáo viên chọn
những hình phạt dễ thực hiện, chọn những trò chơi phụ để phạt như: "phỏng
vấn", "tìm người chỉ huy" v.v...Nếu người phạm lỗi quá nhút nhát, có thể tiếp tục
trò chơi khác để bắt lỗi tập thể và dùng hình phạt chung cho tập thể những người
phạm lỗi, khi đó học sinh sẽ mạnh dạn thêm lên.
d) Kĩ năng 4: Quy trình một số trò chơi sinh hoạt tập thể
* Ổn định:

8/20


Để tập trung sự chú ý của vòng tròn (người tham gia chơi), người giáo
viên cần tạo sự tập trung, ổn định bằng hai yếu tố : tiếng động (thường gặp) và
hình dáng.
Tiếng động: Cho vòng tròn hát, một trò chơi băng reo hoặc trò chơi phản
xạ từ thấp lên cao.
Hình dáng: Ngưòi giáo viên bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghĩnh,
duyên dáng cũng tạo sự thu hút chú ý của vòng tròn.
* Giới thiệu trò chơi:

Có thể lồng trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyện vui để tạo sự háo
hức, hứng thú. Tuy nhiên cần ngắn gọn và hấp dẫn.
* Hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
Tuỳ theo mỗi trò chơi mà giáo viên linh động hướng dẫn. Có những trò
chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những
trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thừ vừa giải thích, làm sao cho
dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút người chơi.
* Chơi thử (chơi nháp):
Rất quan trọng nhưng cần lưu ý :
- Nếu thử nhiều: khi chơi thật sẽ nhàm chán.
- Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì học sinh chưa nắm được
cách chơi sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi hướng dẫn chơi.
* Chơi:
- Khi chơi người giáo viên nên cùng chơi với vòng tròn để tránh khoảng
cách và động viên khích lệ học sinh cần trọng tài.
- Trong quá trình chơi, giáo viên có thể chuyển hướng khác với dự kiến
ban đầu một ít thì người giáo viên nên linh động khéo léo dẫn đắt. Đừng quá
nguyên tắc, cứng ngắt làm mất vui, mất không khí sinh hoạt.
- Người giáo viên phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan,
không thiên vị, không quá dễ dãi.
- Tác phong người giáo viên phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm
không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng.
- Trò chơi hình phạt: Hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, đừng
nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia.
* Ngừng đúng lúc:
Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh
nghiệm chơi). Đảm bảo sức khỏe cho học sinh, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi
sau. Đừng để học sinh nhàm chán, than mệt và ngán chơi.
9/20



e) Kĩ năng 5: Một số trò chơi:
* Các trò chơi phản xạ: Tạo không khí sôi nổi, tăng khả năng quan sát,
phản xạ nhanh nhẹn, linh hoạt.
1. Dài – Ngắn; Cao – Thấp
+ Dài : Giang 2 tay ra
+ Ngắn : Chấp hai tay phía trước
+ Cao : Tay phải giơ lên cao, tay trái xuôi xuống
+ Thấp : Úp 2 bàn tay phía trước
- Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời
NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
2. Trán – Cằm – Tai
- NĐK: (hát hoặc đọc) Trán cằm tai, trán cằm tai, chán tai tai cằm tai, chán tai tai
cằm tai.
- Lưu ý: NĐK:đọc hoặc hát tới đâu thì người chơi phải chỉ vào cơ thể mình cho
đúng lời (trán cằm tai) tốc độ từ chậm đến nhanh. Ai sai bị phạt. Có thể chế biến
: gối đầu mông …
3. Thợ Săn – Hổ – Tiều Phu
Nguyên tắc : Thợ săn bắn hổ
Hổ vồ tiều phu
Tiều phu búa thợ săn
. Thợ săn : 2 tay làm súng chĩa
. Hổ
: 2 tay vồ người
. Tiều phu: 2 tay nắm lại thành búa
- Lưu ý: NĐK làm động tác nào thì Nc phải làm động tác khác để thắng NĐK.
Ai sai bị phạt.
4. Em Học Toán Lớp 3
Đứng vòng tròn, NĐK cho NC điểm số từ một đến hết. Nhưng những ai thuộc
những số chia hết cho 3 hoặc 4 hoặc 5… (tuỳ theo quy định của NĐK) không

điểm mà vỗ tay, ai sai bị phạt.
5. Ba – Má ; Chín – Sống
- NĐK cho NC đứng vòng tròn rồi điểm danh, những ai thuộ con số 3 phải đọc
là má, số 9 đọc là sống. Ví dụ :
13 : Mười má
19 : Mười sống
33 : Má mươi má
99 : sống mươi sống
10/20


- Ai đọc sai hoặc không phản ứng nhanh bị phạt.
6. Tôi Bảo
- NĐK hô tôi bảo làm một động tác nào đó mọi người phải làm theo. Khi nào
không có chữ “tôi bảo” thì không làm theo. Ai sai bị phạt.
* Các trò chơi vận động nhẹ: đẩy cao không khí sôi nổi, hứng thú tham
gia trò chơi, rèn khả năng vận động, quan sát, phản xạ
1. Tìm Nhạc Trưởng
- Chọn một người ra ngoài vòng tròn nhắm mắt.
- Trong vòng tròn chọn một người làm nhạc trưởng người này sẽ làm các động
tác, tất cả người chơi cùng làm theo.
- Vòng tròn bắt bài hát.
- Người ngoài vòng tròn đi vào vòng tròn tìm xem ai là nhạc trưởng quan sát chỉ
3 người.
- Lưu ý: Người làm nhạc trưởng phải thay đổi cử điệu thường xuyên. Tất cả phải
để ý làm theo cho ăn khớp. Quản trò có bổn phận bắt hát liên tục. Người tìm bắt
chỉ 3 người, nếu không đúng thì bị phạt, nếu đúng thì người nhạc trưởng trở
thành người tìm bắt. Chọn người nhạc trưởng khác làm nhạc trưởng để tiếp tục
trò chơi.
2. Mìn Nổ Chậm

- Chọn một người ra giữa vòng tròn nhắm mắt lại. Một quả mìn (cái nón hoặc
trái banh) được chuyền đi trong vòng tròn. Bất thần người nhắm mắt hô đùng. Ai
đang giữ mìn thì bị phạt.
- Lưu ý: Không được chuyền tắt, chuyền rớt banh phải lượm lên chuyền lại.
3. Còi Thổi Di Động
- Chọn một người ra giữa vòng tròn nhắm mắt, một cây còi được chuyền đi
trong vòng tròn, bất thần một người thổi hai tiếng còi rồi dấu còi sau lưng. Tất
cả các người khác cũng để tay ra sau lưng. Người giữa vòng mở mắt quan sát
tìm người giữ còi người này sẽ ra thế nhắm mắt. Người tìm chỉ chỉ một lần
không tìm được nhắm mắt tiếp.
4. Chim Xổ Lồng
- Vòng tròn điểm số 1,2,3 ; 1,2,3 ; 3 người thành một nhóm tụ lại, mỗi nhóm
người số 1 với số 3 nắm tay lại làm lồng chim, người số 2 ở giữa làm chim. Tất
cả sẵn sàng.
- NĐK ở giữa hô “đổi lồng” hoặc “chim xổ lồng” thì tất cả các chim chạy đổi
qua lồng khác, trong khi đó NĐK chạy vào 1 lồng. Cuối cùng ai còn ở ngoài thì
bị phạt.
11/20


5. Tung Khăn Gọi Số
- Vòng tròn điểm số từ 1 đến hết
- NĐK đứng ở giữa vòng tròn, cầm một cái khăn quấn tròn, vừa tung khăn lên
cao vừa gọi một số. NC mang số này nhanh chân chạy ra chụp khăn.
- Ai chậm hoặc chụp hụt bị phạt.
- có thể cùng lúc gọi 2 hoặc 3 số.
* Các trò chơi vận động mạnh: Tăng cường khả năng vận động, quan
sát, phản xạ linh hoạt. Tạo không khí sôi nổi, đoàn kết.
1. Dành Ghế Bộ Trưởng
- Sắp một vòng ghế (mượn một số dép để làm ghế)

- NC đứng một vòng tròn phía ngoài những chiếc ghế, quay lưng vào trong. Số
người chơi nhiều hơn số ghế là một người.
- NĐK thổi còi, người chơi di chuyển vòng tròn vừa đi vừa hát. Bất thần NĐK
thổi còi, mỗi người chơi giành cho mình một cái ghế và ngồi lên. Ai không có
ghế bị loại.
- Lưu ý: Tiếp tục trò chơi bằng cách bớt đi một chiếc ghế và tiếp tục ai còn lại là
bộ trưởng. Sau cùng những người bị loại sẽ bị phạt…
2. Chồn Bắt Gà
(Trò chơi với số lượng đông)
- NC được chia và xếp hàng sao cho tạo thành hình vuông (chẳng hạn 10 tổ, thì
mỗi tổ 10 người). Khi đó xếp các tổ theo hàng dọc. Hàng dọc và hàng ngang
cũng đều 10 người, tất cả phải thẳng hàng. Người này cách người kia một giang
tay, sao cho khi quay trái hoặc phải đều tạo thành hàng dọc bởi giang tay.
- Chọn ra 2 người làm chồn và gà
- Bắt đầu chơi gà chạy theo hàng dọc hoặc hàng ngang, chồn rượt đuổi
- NĐK có thể hô “bên phải quay” hoặc “bên trái quay”, để tạo đường chạy cho
gà.
- Lưu ý: Gà và chồn không được chạy qua đường đã bị rào bởi giang tay.
3. Cứu Trợ
Mỗi nhóm 3 người gồm có : CHA, MẸ, CON
- NĐK : Đứng giữa hô : Cứu trợ, cứu trợ.
+ TC : Cứu ai ? Cứu ai ?
- NĐK : Cứu CON, cứu CON.
+ Khi đó người Cha và Người Mẹ phải hợp tác dùng tay ẵm đứa con lên khỏi
mặt đất.

12/20


Nếu NĐK : bảo cứu Cha thì người Mẹ và người Con phải hợp lực ẵm người Cha

lên khỏi mặt đất. Cũng vậy nếu bảo cứu MẸ thì người Cha và đứa Con ẵm người
MẸ lên.
- NĐK có thể bảo cứu Con hàng xóm, thì người cha và người mẹ của nhóm này
sẽ sang nhóm bên ẵm người CON hàng xóm lên.
- Lưu ý: Trước khi chơi, NĐK có thể cho TC hát bài:” Ba thương con vì con
giống Mẹ, Mẹ thương con vì con giống Ba. Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa
là nhớ, gần nhau là mừng”
4. Sập Chuột
- Chọn một vài người làm bẫy chuột (tuỳ theo số người chơi nhiều hay ít mà ta
nhiều hay ít bẫy). Từng 2 người đứng đối diện với nhau, nắm tay nhau và giơ lên
tạo ra một đường hầm cho chuột chui qua. Chia khoảng cách đặt bẫy cho đều.
- NC tạo thành vòng tròn đi về bên phải, tất cả nắm đuôi nhau đi trong đường
hầm của rập chuột vừa đi vừa hát.
- NĐK bất ngờ thổi còi thì bẫy chuột sâp xuống. Chuột nào bị dính coi như thua
và đi ra giữa vòng tròn, còn các chuột khác lại tiếp tục đi và NĐK lại bất ngờ
thổi còi….
- Lưu ý: Chuột nối đuôi không được đứt đuôi.
* Trò chơi suy đoán: Rèn khả năng phán đoán, tư duy, suy luận logic.
Giúp học sinh giao lưu, tạo không khí đoàn kết.
1.Tôi Là Ai ?
- Cắt nhiều bảng bằng giấy carton, trên đó ghi tên những nhân vật nổi tiếng và
ghim vào lưng vài người chơi mỗi đội.
- Những người có bảng tên lần lượt đi vòng quanh hỏi những người khác vài câu
hỏi để biết bảng tên của mình đang đeo. Câu trả lời sẽ là “đúng, sai”. Ai đoán ra
tên mình mang sẽ thắng cuộc.
Ví dụ : Tôi là văn sĩ ? Không
Tôi là nghệ sĩ ? Không
Tôi là vận động viên thể thao ? Đúng
Tôi là cầu thủ bóng đá ? Đúng
Tôi là người Việt Nam ? Đúng

Tôi được khoảng 30 tuổi ? Đúng
Tôi là Công Minh ? Đúng
2. Đoán Đồ Vật
- Một người ra khỏi phòng, những người khác chọn một tiếng có một hoặc nhiều
đồng âm là đồ vật
13/20


- Người này đi vào và hỏi một số người 3 câu hỏi sau :
. Bạn thích nó cách nào ?
. Bạn thích dùng nó làm gì ?
. Bạn thích nó ở đâu ?
- Người được hỏi trả lời và nghĩ tới tiếng có âm giống.
- Ví dụ : Chiếu (để nằm ; đọc sách, trên giường)
. Bạn thích nó cách nào ? Nằm lên
. Bạn dùng nó làm gì ? Đọc sách
. Bạn thích nó ở đâu ? Trên giường.
3. Viết Nhanh
- Mỗi tổ tụm lại thành vòng tròn nhỏ.
- NĐK phát cho mỗi tổ một tờ giấy và một cây viết cho tổ trưởng. Tổ trưởng
ngồi giữa vòng tròn.
- Bắt đầu chơi, NĐK yêu cầu mỗi tổ hãy liệt kê danh sách tên các con vật theo
vần đầu là C và CH … Tổ họp lại, nói cho tổ trưởng để viết ra giấy. Trong vòng
hai phút tổ nào viết được nhiều và đúng là thắng.
4. Thi Hát Chọn Ca Sĩ “Dở Nhất”
- Hai tổ thi đấu với nhau, tổ này chọn chỉ định một người dở nhất trong tổ kia và
ngược lại tổ kia chỉ định 1 người trong tổ này.
- NĐK ghi lời câu đầu của một vài bài hát quen thuộc (bài hát sinh hoạt, nhạc
đời, nhạc đạo) cho 2 người được chọn bắt thăm và hát lên bài hát đó cho mọi
người thưởng thức. Giám khảo sẽ cho điểm hát của từng ca sĩ một.

* Trò chơi thi đua ngoài trời: tăng cường khả năng vận động, tiếp xúc
với thiên nhiên, môi trường xung quanh.
1. Nhảy Bao (chơi sân đất hoặc cát)
- Mỗi tổ cử ra một người, các người này xỏ chân đứng vào bao, hai tay cầm chắc
miệng bao và đứng trước vạch xuất phát.
- Còi thổi, tất cả nhẩy về điểm đích, ai về trước không phạm lỗi sẽ thắng.
- Lưu ý: Khi nhẩy chụm hai chân lại, nếu té thì đứng lên nhẩy tiếp.
2. Kẹp Bong Bóng Bằng Đầu
- Mỗi tổ cử hai người đứng trước vạch xuất phát. Lấy một cái bong bóng thổi to
để giữa hai đầu của hai người. Hai người này dùng đầu áp vào bong bóng
(không được vịn tay) và đi tới điểm đích rồi vòng về.
- Có thể được tiếp sức bởi hai người khác trong tổ.
- Lưu ý: Bong bóng không được rớt và bể. Dùng đầu mà áp vào không được
đụng tay.
14/20


3. Truyền Tin
- Các tổ xếp hàng dọc ngồi sát nhau, số lượng mỗi tổ đều nhau.
- Bắt đầu chơi, người cuối cùng mỗi tổ chạy lên gặp NĐK nhận bản tin (bản tin
là một số hay một chữ hai vần). Nhận xong, khi nghe thổi còi, chạy về truyền
cho người phía trước bằng cách dùng tay viết trên lưng người trước bản tin đã
nhận. Cứ thế tiếp tục truyền bằng viết tay trên lưng người trước cho đến hết tới
người đầu mỗi tổ. Người này sẽ chạy lên nói với NĐK bản tin đã nhận được.
- Tổ nào đúng chính xác sẽ thắng.
- Lưu ý: Không được truyền bằng miệng, người trước không được nhìn xuống,
không được truyền tắt.
4. Tìm Dép Tiếp Sức
- Mỗi người trong tổ bỏ đôi dép của mình vào một cái bao lộn xộn.
- Các tổ xếp hàng dọc dưới vạch xuất phát cách vạch xuất phát 10m, để cái bao

đựng dép trước mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất mỗi tổ chạy lên mở bao tìm đôi dép của mình rồi
mang vào chân chạy về, người thứ hai tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước là
đạt.
- Lưu ý: Khi tìm dép không được để dép trong bao rơi ra ngoài.
5. Thiên Đàng – Hỏa Ngục
- Người chơi chia làm 2 phe thiên đàng và hỏa ngục. 2 phe được xếp hàng ngang
đối diện nhau, cách nhau 1m và đứng quay lưng vào nhau, trước mặt mỗi phe có
điểm đích cách chừng 8m.
- Bắt đầu chơi người điều khiển gọi tên phe nào thì phe đó lo chạy về điểm đích
của mình. Trong khi đó phe kia lo quay mặt lại và rượt đuổi bắt phe chạy, bắt
được mấy người thì được bấy nhiêu điểm.
- Lưu ý:Trong khi đang rượt chạy NĐK có thể gọi lại tên phe rượt để phe kia
qua lại rượt phe này.
4. Kết quả thực hiện
Qua quá trình thực hiện biện pháp nêu trên,tại lớp 8 do tôi chủ nhiệm đã
đạt được những kết quả sau:
- So với đầu năm, học sinh đã có nhiều tiến bộ vượt bậc:
+ Tự tin, mạnh dạn, có kĩ năng giao tiếp tốt hơn.
+ Nhanh nhẹn, hoạt bát, tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động
tập thể hơn trước.
+ Tập thể lớp đoàn kết, gắn bó rất tình cảm.

15/20


+ 100% các em hào hứng tham gia mọi trò chơi do giáo viên chủ nhiệm tổ
chức.
+ Sẵn sàng tham gia mọi hoạt động tập thể khi tham quan dã ngoại và có
nhiều kinh nghiệm khi tham gia các trò chơi thi đua với lớp khác.

- Các em học sinh được rèn các kĩ năng cá nhân thông qua các trò chơi và hoạt
động tập thể, cũng thông qua đó tôi có thể nhìn nhận và tìm ra được những học
sinh là hạt nhân trong các phong trào, phát hiện được các tài năng tiềm ẩn của
học sinh từ đó giúp các em phát huy khả năng của mình.
- Tạo dựng được tình cảm yêu mến giữa cô và trò, từ đó đạt được các mục tiêu
giáo dục:
+ Học sinh sẵn sàng lắng nghe và vui vẻ làm theo yêu cầu của cô.
+ Học sinh có ý thức kỉ luật tốt hơn, ngoan hơn.
+ Giáo viên dễ dàng truyền đạt những mục tiêu mà mình mong muốn đến
học sinh.
- Kết quả đánh giá thi đua, lớp có nhiều tiến bộ vượt bậc, thường xuyên là lớp
đứng đầu về nề nếp, kỉ luật, được nhận cờ thi đua.
- Chính nhờ những kết quả trên, việc học tập của các em cũng có nhiều tiến bộ,
được các thầy cô đánh giá cao trong khối.
Đây là kết quả đáng mừng cho tôi và tập thể lớp. Hy vọng cuối năm học
này các em sẽ còn tiến bộ hơn, đạt được nhiều thành tích cao trong học tập và
đạo đức.
PHẦN THỨ III- KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1. Nhận định chung
- Những kết quả đã đạt được ở trên chính là nhờ việc áp dụng triệt để những
biện pháp ở trên trong việc tổ chức các trò chơi cho học sinh nói riêng và tổ
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung. Điều đó có ý nghĩa rất lớn
trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách học
sinh trong thời đại mới.
- Đây là những kĩ năng cần thiết, là hành trang giúp người giáo viên có thể đến
gần hơn với học sinh, yêu thương, chia sẻ cùng các em. Vì vậy việc áp dụng
những sáng kiến này là rất khả quan, dễ học hỏi và làm theo, nhằm xây dựng
hình ảnh người giáo viên gần gũi, thân thiện với học sinh.
2. Bài học kinh nghiệm
- Trước hết bản thân giáo viên phải xác định cho mình với “Tâm” với nghề, với

học sinh.
- Cần nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, từ đó có những trò chơi phù hợp.
16/20


- Tranh thủ lồng ghép những mục tiêu giáo dục trong từng trò chơi.
- Luôn động viên, khen thưởng, khích lệ học sinh kịp thời, phát hiện những học
sinh có năng khiếu để định hướng bồi dưỡng học sinh phát huy khả năng của
mình.
- Cần suy nghĩ tìm tòi, học hỏi ở những thầy cô đi trước những kinh nghiệm quý
báu để có những phương pháp, hình thức giáo dục học sinh toàn diện, để khi lớn
lên các em sẽ là những người có ích cho xã hội.
3. Kết luận - Khuyến nghị
Để giúp cho giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng có
những kĩ năng trong việc tổ chức trò chơi cho các em học sinh, Ban giám hiệu
nhà trường cần tổ chức các buổi tập huấn, tham gia dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm,
xây dựng kho học liệu, ngân hàng trò chơi. Giáo viên cũng cần tổ chức thi sáng
tác trò chơi trong học sinh, nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, cũng
như xay dựng được nguồn trò chơi sinh động, phong phú. Có như vậy, việc tổ
chức trò chơi cho học sinh mới đạt hiệu quả cao, từ đó đạt đến mục tiêu cuối
cùng là giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, để các em có thể trở thành
những công dân có ích cho xã hội.
Trên đây là một số suy nghĩ, việc làm mà tôi đã làm được để giáo dục đạo
đức cho học sinh thông qua kĩ năng tổ chức trò chơi cho các em. Đề tài còn
nhiều hạn chế, vì vậy tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc
để công tác giáo dục đạo đức học sinh đạt kết quả cao trong thời gian tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam kết những nội dung trên hoàn toàn do tôi tự viết, không sao
chép từ bất cứ tài liệu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung
trên.

Hà Nội, ngày…… tháng….. năm 2017

17/20


PHỤ LỤC
Một số hình ảnh học sinh tham gia các hoạt động trò chơi tập thể

Trò chơi: “Tôi là ai?”

Trò chơi: “Viết nhanh”
18/20


Trò chơi “Truyền tin”

Trò chơi “Trán- Cằm- Tai”
19/20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Chương trình trung học cơ sở- NXBGD2002.
2. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên)- Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
THCS- NXBGD1998.
3. 100 trò chơi đồng đội team building- NXB Trẻ 2014

20/20




×