Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo về công tác phòng chống ma tuý trong nhà trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.55 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
A. Phần đặt vấn đề
1. Cơ sở khoa học của vấn đề cần nghiên cứu
2. Mục đích nghiêncứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đốí tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6 . Tài liệu nghiên cứu
7. Thời gian nghiên cứu
B. Phần nội dung
Chương I . Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
.
1. Nhận thức chung về ma tuý
2. Những vấn đề chung về ma túy trong giáo dục ở trường THCS
Chương II . Thực trạng của công tác phòng chống ma tuý của trường
THCS Hạ Đình, quận Thanh Xuân TP Hà Nội.
1. Thực trạng trong phạm vi toàn quốc
2. Thực trạng địa phương
3. Thực trạng nhà trường
Chương III. Một số biện pháp chỉ đạo công tác phòng chống ma tuý ở
trường THCS Hạ Đình.
* Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch
*Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống ma túy- HIV/AIDS
trong cán bộ giáo viên, học sinh
* Điều tra cơ bản, nắm tình hình học sinh nằm trong nhóm nguy cơ
cao
*Giáo dục phòng chống ma túy - HIV/AIDS trong chương trình nội
khoá.
*Giáo dục phòng chống ma túy - HIV/AIDS trong hoạt động ngoại
khoá.
* Hưởng ứng các đợt cao điểm phòng chống ma tuý- HIV/AIDS,


tạo nên môi trường trong sạch, lành mạnh.
* Phối kết hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục ( Gia đình- Nhà trường – Xã hội )
* Sơ kết khen thưởng các hoạt động sau mỗi đợt thi đua và tuyên truyền
cũng như việc thực hiện cam kết.
C. Phần kết luận và khuyến nghị
D. Tài liệu tham khảo
E. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học các cấp.
1


A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ Sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, cùng với những sự phát triển
các hiện tượng văn hóa lành mạnh thì cũng song song tồn tại những thói hư tật xấu
trong giới thanh thiếu niên trong đó có tệ nạn ma túy.
Ma túy đã và đang là hiểm họa của loài người. Những năm gần đây chúng ta
đã có bước tiến nhảy vọt trên con đường xây dựng và phát triển Đất nước với đường
lối đổi mới, cơ chế mở cửa và hội nhập. Nhưng bên cạnh đó thì hoạt động ma tuý lại
diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phức tạp. Vấn đề ma túy không đơn thuần mà
vô cùng phức tạp, nó là nỗi lo của mỗi quốc gia, dân tộc, trở thành mối quan tâm
của cộng đồng quốc tế. Ma tuý không chỉ làm băng hoại đạo đức và lối sống cũng
như sức khoẻ của những ai bị lệ thuộc vào nó mà nó còn làm kìm hãm sự phát triển
của Đất nước về mọi mặt , để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ sau. Đến nay, ma
tuý đã huỷ hoại tương lai của biết bao thanh thiếu niên. Tấn công vào học đường, ma
tuý đã trở thành “cái chết trắng” đe doạ cuộc sống của 22 triệu học sinh, sinh viên ở
nước ta.
Chúng ta biết rằng hoạt động phòng chống ma tuý trong nhà trường phổ thông đang
được cả cộng đồng và cả thế giới quan tâm. Đây là một hoạt động lớn có ý nghĩa xã
hội sâu sắc, đồng thời đây cũng là một hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm
mục tiêu cao cả là bồi dưỡng các em trở thành những công dân tốt của đất nước.

Hoạt động này được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà Nước và phát triển sâu
rộng trong tất cả các tầng lớp và trong đoàn thể. Tuy nhiên, màu sắc hoạt động của
các hình thức tổ chức của mỗi đoàn thể mỗi khác. Tựu chung lại, hiệu quả hoạt động
là nhằm mục đích giúp đỡ mỗi cá nhân nhận thấy rõ tác hại của ma tuý và biết cách
phòng ngừa đồng thời có tinh thần đấu tranh chống lại những người reo rắc ma tuý.
Ngày nay Việt Nam bước vào thời kì mới: thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá
hiện đại hoá và con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế- xã
2


hội, trong đó lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người
chủ tương lai của đất nước. Cho nên, tạo cho các em sống trong một môi trường lành
mạnh, với đời sống tình cảm và tâm hồn trong sáng là một trách nhiệm lớn của gia
đình, của nhà trường và của toàn xã hội. Có thể nói hoạt động phòng chống ma tuý
là hoạt động thường kì, không ngừng nghỉ, do vậy phải có phương pháp tổ chức, có
kế hoạch chỉ đạo và đòi hỏi người Lãnh đạo - Quản lý phải có quan điểm đường lối
rõ ràng, có tâm huyết, có hướng chỉ đạo lâu dài bền bỉ , linh hoạt xử trí, có sự phối
hợp tốt để tổ chức hoạt động này.
Từ thực tế đó tôi nhận thấy việc chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội đ ặc biệt
là phòng chống ma tuý trong nhà trường là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, điều
này đã góp phần ngăn chặn không cho ma tuý xâm nhập vào học đường, xây dựng
một môi trường học tập và vui chơi lành mạnh từ đó nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức và nhân cách cho học sinh trong nhà trường phổ thông góp phần giao dục
toàn diện cho mỗi học sinh để các em có đủ tài đức, sức khoẻ chuẩn bị hành trang
bước vào tương lai.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ vai trò của người lãnh đạo, quản lý nhà trường THCS trong công tác chỉ
đạo phòng chống ma tuý
- Nghiên cứu thực trạng của công tác phòng chống ma tuý trong nhà trường THCS
- Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo cụ thể về việc phòng chống ma tuý trong nhà

trường THCS
- Áp dụng trực tiếp đề tài này vào thực tiễn nhà trường nhằm mục đích ngăn chặn tệ
nạn ma túy học đường và nâng cao ý thức phòng chống tệ nạn ma tuý cho tất cả cán
bộ giáo viên nhân viên, học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này tập trung vào nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ
sau:
- Khảo sát cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
3


- Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục phòng chống ma túy ở
trường
THCS nói chung và trường THCS Hạ Đình nói riêng.
- Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo về công tác phòng chống ma tuý
trong nhà trường THCS .
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS Hạ Đình năm học 20132014.
- Nội dung chương trình : lồng ghép các bài dạy Sinh học lớp 8 ( Chương hô
hấp), Sinh học lớp 7 ( Cây Cần Sa - cây gây nghiện , gây kích thích), lồng ghép các
tiết dạy GDPL qua môn Giáo dục công dân trong chương trình lớp 6- 7- 8- 9 , Hoạt
động NGLL, hoạt động thi tìm hiểu tuyên truyền.
- Đưa ra các kế hoạch chỉ đạo phù hợp hiệu quả
- Tập trung nghiên cứu tìm hiểu kết quả của sự nhận thức cũng như sự phòng
chống đẩy lùi tệ nạn ma tuý của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà
trường.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phỏng vấn, đọc tài liệu, trò chuyện, so sánh đối chiếu.
- Phương pháp điều tra thực tế, phương pháp quan sát

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
6. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 9 năm 2013 đến 31/5/2014

4


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Nhận thức chung về ma tuý:
1.1. Khái niệm và nguồn gốc của ma tuý.
* Khái niệm về ma tuý
Ma tuý là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi ngấm vào cơ thể con
người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức, trí tuệ tâm trạng của người sủ dụng, gây ra
hiện tương quen rồi nhớ, rất khó bỏ được.
Từ Hán Việt:”Ma” là làm cho tê liệt.”Tuý” là làm cho say sưa. Chất gây nghiện có
tác hại nghiêm trọng nhất là gây lệ thuộc cả tâm lý và thể chất.
Được biết có khoảng 22 chất hoá học đóng vai trò “chất gốc” hay “precursors” để
chế ra nhiều loại ma tuý khác nhau.
* Nguồn gốc của ma tuý :
-4000 năm trước công nguyên, người ta đã biết đến cây Thuốc Phiện (ả phù dung,
anh tử túc, á phiện...) hay cây Thẩu (Papaver Somniferum) nhưng mãi đến thế kỷ 17,
người Châu Âu mới biết được tác dụng trị bệnh của thuốc phiện (giảm đau, giảm ho,
cầm tiêu chảy...)

5


- 2700 năm trước công nguyên, Cần Sa được mô tả trong "Bản Thảo Cương Mục"
của vua Thần Nông (Trung Quốc). Nhưng trước đó, người ta đã dùng làm thuốc hút,

hít, uống để có được ảo giác do Cần Sa gây ra. Y học dân gian thì dùng Cần Sa để
giảm đau, giảm ho, giảm cơn suyễn, chống co giật. Tây y thì dùng một hoạt chất của
Cần Sa là -9 (Tetrahydro Canna Biol = -9 THC) làm thuốc an thần, chống nôn ói cho
người bệnh ung thư. Cần Sa (gai dầu, gai mèo, lanh mèo, đại ma, bồ đà): Cannabis
Sativa L.
- Từ xa xưa, người dân Nam Mỹ đã nhai lá Coca với vôi để cảm thấy không đói,
không mệt. Ngày nay, Tây y dùng Cocaine làm thuốc tê trong tai mũi họng, răng
miệng, Cây Coca: Erythroxlon Coca. Cocaine được chiết xuất từ lá Coca vào năm
1855.
1.2. Những hoá chất gây nghiện và ứng dụng trong y học
* Ma tuý:
Thuốc phiện:
Nhựa lấy từ quả cây thuốc phiện. Thuốc phiện sống là nhựa cây phơi khô, đóng gói.
Thuốc phiện chín là khi dùng nước nóng để triết xuất thuốc phiện sống, lọc lấy dịch
lọc, nấu sôi cho cô đặc lại. Sái thuốc phiện là tàn còn sót lại sau hút. Người nghiện
pha vào nước nấu sôi lên để chích. Trên thị trường, thuốc phiện được đóng gói, màu
nâu đen cánh gián hoặc dạng nước,
Morphine:
Dạng bột: kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng và chua. Dạng nước: không màu,
có mùi khai của Amoniac. Dạng viên: Morphine Sulfate (Moscontine) thực chất là
thuốc tây trị đau ở người bệnh ung thư, còn để điều chế Apo Morphine gây nôn ói
khi ngộ độc.
Heroine:
Còn gọi là hàng trắng, bạch phiến, xì ke (Scag) được tổng hợp từ Morphine. Heroine
có dạng bột trắng, dễ hút nước, được gói trong giấy bạc thành viên nhỏ, vô túi nylon
nhỏ thành tép hàn kín.
6


Cocaine:

Ðây là hoạt chất trích từ lá cây Coca dạng bột trắng, tơi xốp như bông tuyết, mượt
mà; tinh thể nhỏ, sáng bóng, kết thành khối cuội nhỏ. Cocaine có tác dụng giống
Morphine nhưng không chế biến từ cây thuốc phiện, mà được tổng hợp thành
Pethidine (meperidine, Dolosal, Dolargan...) có tác dụng giảm đau, chống co giật,
êm dịu thần kinh như các loại Demerol, Methadone...
* Các chất kích thích hệ thần kinh:
- Amphetamine có dạng viên, bột, hoặc nước. Thường được sử dụng phối hợp với
thuốc ngủ vàMaTúy dể vừa tăng cảm giác, vừa tỉnh táo.Ecstasy (thuốc lắc)làm tăng
cảm giác, nhanh nhẹn, không thèm ăn, không buồn ngủ, từ đó có những hoang
tưởng, ảo ảnh, co giật.

* Các Chất Ức chế hệ Thần Kinh:
7


Có các loại Seconal (Xí-cọt), Immenoctal (I-mê), Binoctal, Diazepam (Valium,
Seduxen) có nhiều dạng: viên nén, con nhộng, ống nước, dùng để uống hoặc chích
1.3. Tác hại của ma túy:
Ðối với cá nhân, về sức khoẻ, tinh thần luôn căng thẳng đối phó với Ma Túy.
Trung bình tác dụng của cữ sử dụng Ma Túy là 3 giờ, thời gian bán huỷ vài giờ nên
cơ thể đòi hỏi tiếp tục sử dụng. Thần kinh luông căng thẳng, giấc ngủ hay giật mình,
rối loạn tâm thần, rối loạn hô hấp, tim mạch, chết đột ngột do quá liều. Khi mới
nghiện, tình dục bị kích thích nên sẽ có quan hệ buông thả. Khi nghiện đã lâu sẽ xảy
ra tình trạng bất lực ở nam, còn nữ thì rối loạn kinh nguyệt, hư thai, sanh non, sanh
con nghiện bẩm sinh.
Nghiện chích thì sẽ tiêm chích chung kim ống không khử trùng, đưa tới việc bị
nhiễm trùng: viêm gan siêu vi, sốt rét, tắc tĩnh mạch, HIV - AIDS...
Năng lực học tập, làm việc sa sút. Nhân cách thay đổi, trở nên nhu nhược, yếu đuối,
ý chí suy sụp, nghị lực kém. Khi no thuốc, dành tất cả thời gian để tận hưởng; người
lớn tuổi tìm chỗ yên tĩnh nằm, người trẻ tuổi dễ bị kích động, lao vào những cuộc

chơi nguy hiểm, đốt da tay, rạch tay chân, gây sự đánh nhau, đua xe... Khi đói thuốc,
sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả tội ác như buôn bán Ma Túy, trộm cắp, lừa đảo,
cướp giật, mại dâm.
Ðối với gia đình, sẽ gây ra tình trạng hạnh phúc tan vỡ, ly tán đi đến tán gia bại sản.
Ðối với xã hội, hàng trăm tỷ đồng cho Ma Túy, cho cai Ma Túy. Riêng cai Ma Túy
năm 1996 đã ngốn hết 20 tỷ. An ninh trật tự bất ổn, tội phạm gia tăng, làm hư hỏng
nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước
Một số ảnh hưởng đến sức khỏe thường gặp:
- Thuốc phiện: gây nên các bệnh truyền nhiễm, suy giảm miễn dịch.
- Morphine: gây ra rối loạn tâm thần, suy giảm miễn dịch, ức chế hô hấp khi quá
liều, dễ suy tim, trụy mạch.
- Cần Sa: gây kích thích, phát triển cảm giác đau đầu, hoài nghi, hoảng hốt, ảo giác,
thiếu máu cơ tim, xơ gan, liệt dương, vô sinh, sanh non (25%).
8


- Cocaine: gây ảo giác, hoang tưởng, bị hại.
- Heroine: do nồng độ gấp 10 lần thuốc phiện nên dễ ngộ độc, đột tử, rối loạn tâm
thần.
- An thần - thuốc ngủ: rối loạn tâm thần, kích động đánh nhau, hủy hoại thân thể.
Dựa theo tác động lâm sàng tới tâm lý ngư ời sử dụng, ma tuý gồm ba
nhóm:
+ Các chất an thần.
+ Các chất kích thích.
+ Các chất gây ảo giác

9


2. Những vấn đề chung về ma tuý trong giáo dục ở trường THCS

2.1. Ma tuý học đường, vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện nay.
Các tệ nạn về ma tuý luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội và được sự quan tâm đặc
biệt của Nhà nước cũng như mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay ma tuý đã trở nên rộng
rãi và phát triển, nó không hạn chế bởi tầng lớp xã hội. Như khi ta đi vào công viên,
thậm chí chỉ cần nghé mắt vào những ngõ tối hoặc nơi vắng người qua lại, chắc chắn ta
sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh ống tiêm vứt ngổn ngang hay những mảnh giấy
bạc chưa tàn mùi thuốc…. và hơn thế nữa là những con người đang vật vã, mơ màng
trong cái cảm giác giả tạo mà “nàng tiên nâu” mang lại. Đáng buồn hơn trong số đó có
rất nhiều còn đang ngồi trên ghế nhà trường, là niềm hi vọng của gia đình và xã hội.
HSSV chính là nhừng người chủ tương lai của đất nước. Nhưng ngay cả những “ mần
non” ấy cũng đang dần bị lôi kéo bởi sức hút ma quái của ma tuý. Nó đã len lỏi vào
mọi ngõ ngách và học đường cũng không phải là một ngoại lệ. Nạn ma tuý học đường
10


hiện nay và có thể sẽ mãi là một vấn đề nhức nhối, đáng lo cho xã hội và gia đình nếu
chúng ta không ngăn chăn kịp thời.
Tại một hội nghị về đấu tranh và phòng chống ma tuý trong Nhà trường gần đây,
nguyên Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm cho rằng công tác phòng chống ma tuý trong
học đường mới đạt mức ngăn chặn chứ chưa đạt mục tiêu đẩy lùi.Theo các cơ quan
chức năng cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng lạm dụng ma tuý trong
Học sinh song theo như kết quả khảo sát của UNDCP thì việc bị trầm cảm, bị lạm dụng
thể xác, tình cảm, tình dục chính là một nguyên nhân chính. Trong số những người
được hỏi, có đến 32,5% cho rằng thường có tâm lý tự ti, 42,3% bị trầm cảm, hay lo âu,
sợ hãi, thậm chí có 3,9% từng có ý định tự vẫn. Một đối tượng trẻ em khác được xác
định có nguy cơ sử dụng ma tuý là những người bị lạm dụng về thể xác, tình cảm, tình
dục. UNDPC cho rằng đó là lời cảnh báo đối với những ông bố, bà mẹ đã và đang thiếu
quan tâm đến con cái mình.Trong thời gian vừa qua, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các
cơ quan chức năng và các địa phương, các trường học trong cả nước thực hiện kế
hoạch phối hợp phòng chống ma tuý trong các trường học, ký túc xá và khu vực

ngoại trú. Tuy có những kết quả khả quan nhưng theo nhận định vẫn còn đang ở mức
ngăn chặn. Về vấn đề này theo Bộ Công an, tình hình lạm dụng ma tuý trong nhà
trường sau một vài năm được kiềm chế thì nay lại có xu hướng diễn biến phức tạp. Số
học sinh nghiện ma tuý đang gia tăng. Nghiêm trọng hơn, một số địa phương ở vùng
sâu, vùng xa còn có giáo viên nghiện ma tuý, buôn bán ma tuý hoặc có trường hợp nữ
sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội cũng tham gia buôn bán ma tuý và phải chịu mức án
cao nhất.
Quả thực ma tuý đang là tệ nạn lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam nhưng nguy hiểm và đau đớn hơn cả với gia đình và xã hội là vấn nạn ma tuý
học đường. Các cơ quan chức năng liên tục bắt giữ đối tượng buôn bán ma tuý, các
trường học, các tổ chức liên tục tuyên truyền về tác hại của ma tuý nhưng hàng năm,
khi tổng kết lại thì thấy nạn sử dụng ma tuý trong lứa tuổi cắp sách tới trường vẫn gia

11


tăng. Xã hội đã không ít lần lên tiếng cảnh báo, nhưng như thế là chưa đủ đối với một tệ
nạn nguy hiểm và dai dẳng như ma tuý .
Một khi đã dính vào ma tuý thì học sinh sẽ học hành chểnh mảng hay nói đúng hơn là
các em không còn quan tâm tới việc học nữa, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến
“thuốc”. Nhưng giá ma tuý đâu phải là rẻ, như vậy để thoả mãn nhu cầu họ sẽ tìm đủ
mọi cách có tiền để mua thuốc, như là nói dối đóng tiền học phí, hoc thêm, trốn học, ăn
cắp,
2.2. Nguyên nhân nào đưa các em thanh thiếu niên vào con đường nghiện ngập?
* Quá trình nghiện ma tuý (3 phút)
Sử dụng lần đầu tiên --> Thỉnh thoảng sử dụng --> sử dụng thường xuyên --> Sử
dụng do phụ thuộc
Quá trình mắc nghiện (Lâu hay mau phụ thuộc vào các yêu tố:)
- Độc tính của chất ma túy
- Tần suất sử dụng

- Hình thức sử dụng (tiêm chích, hút, hít, uống)
- Thái độ của ng ười sử dụng
*Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý
Nguyên nhân khách quan
Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối
sống của giới trẻ như: lối sống thực dụng, buông thả... một số học sinh không làm
chủ được bản thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý.
Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại dẫn đến một số em có
lối sống chơi bời trác táng tham gia vào các tệ nạn xã hội.

12


* Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh, sinh viên
ở một số địa phương chưa thực sự có hiệu quả.
* Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên ở một số
khu vực xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống còn nhiều
tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma tuý từng ngày từng giờ tác động đến suy nghĩ và hành
động của lứa tuổi trẻ, trong đó có các em học sinh.
* Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của
con, em. Cha, Mẹ và những người lớn tuổi do mải làm ăn, lo kiếm tiền hoặc do
nuông chiều con cái quá mức hoặc trong gia đình có người lớn tuổi cũng mắc nghiện
hoặc có hành vi buôn bán ma tuý....
Nguyên nhân chủ quan:
* Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, nên nhiều em học sinh bị những đối
tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý.
* Do muốn thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em đã
chủ động đến với ma tuý.
* Do tâm lý đua đòi, hưởng thụ; nhiều em học sinh có lối sống buông thả, dễ bị
lôi kéo, sa ngã. với những học sinh này không chỉ sử dụng ma tuý mà còn tham gia

vận chuyển, mua bán ma tuý nhằm mục đích kiếm tiền để thoả mãn thú vui hưởng
lạc.
* Một số trường hợp do hoàn cảnh gia đình bất lợi như: Bố, mẹ bỏ nhau; gia đình
bất hoà, mồ côi cha mẹ hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn... Do buồn chán cô đơn,
không làm chủ được bản thân các em đã chủ động tìm đến với ma tuý.
Tổng kết từ thực tiễn cho thấy các chất ma tuý thường được học sinh, sinh viên sử
dụng là: Heroin, Ma tuý tổng hợp, Cần sa, Đô-lac-găng... bằng cách: hít, uống,
chích. Nếu sử dụng thường xuyên hoặc đã bị lệ thuộc (mắc nghiện),
13


2.3. Dấu hiệu nhận biết học sinh mắc nghiện ma túy:
- Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma túy
như: bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc;
- Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập;
- Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh
- Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp;
- Lực học giảm sút;
- Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn
lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm…
- Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có dấu hiệu biệt lập với người thân – không
thiết tha với các loại hình sinh hoạt cộng đồng tập thể, mất hứng thú với thể thao,
báo chí.
- Ăn uống thất thường, hay về trễ sau 2- 3 giờ, thường tìm kiếm đồ đạc sau khi đi
về và thường lui tới những tụ điểm quán xá không dành cho học trò. Sáng dậy rất
trễ, vệ sinh cá nhân lâu khác thường (do táo bón - tiểu gắt). Dần dần da mặt không
còn trong sáng, hồng hào. Nhìn kỹ đồng tử (con ngươi) khi giãn to, khi teo nhỏ.
- Xuất hiện một trong vài cố tật: cắn móng tay sát phao tay, cạo mặt thỉnh thoảng
để lộ dấu cắt da, rái tay, nặn mụn, cầm một vật mân mê như không chủ định (các
biểu hiện này sau khi đi về, đã no thuốc= “phê”).

2.4. Vì sao sử dụng ma túy lại bị nghiện?
- Nếu vô tình ăn uống, hút phải ma túy mà không biết thì không thể nghiện. Chỉ khi
chính người dùng nó muốn biết cảm giác do ma túy tạo ra và chủ động sử dụng
nhiều lần thì mới trở nên lệ thuộc vào ma túy, nói cách khác là đã nghiện.
14


- Lệ thuộc ma túy (nghiện ma túy): có hai hướng cùng tác động trong con người
nghiện:
+ Lệ thuộc về cơ thể (sinh học): không có ma túy sẽ trở nên bứt rứt khó chịu,
uể oải, đau nhức.
+ Về tinh thần: trở nên trống vắng, buồn chán, bi quan, bên cạnh đó, dư sự
hưng phấn, ảo ảnh đẹp về cảm giác ma túy luôn hiện về và thôi thúc (mãnh liệt) phải
đến với nó.
2.5. Việc chữa trị cho người nghiện là học sinh như thế nào?
Trước hết, cần biết rằng người nghiện cùng lúc mang trong người ít nhất hai thứ
bệnh: bệnh lệch lạc đạo đức, sa sút nhân cách, mất phương hướng trong cuộc sống
và bệnh thèm nhớ cảm giác do ma túy tạo ra, còn cơ thể lệ thuộc chất gây nghiện chỉ
là cái cớ để họ đi mãi trong vòng xoáy của ma túy.
Do vậy, việc chữa trị cho người nghiện là học sinh vừa phức tạp nhưng cũng vừa
đơn giản:
Phức tạp vì:
- Đòi hỏi sự hợp tác toàn diện của người nghiện, bởi các em phải vượt qua
chính mình trong khi rất yếu đuối - tự lừa dối mình, vừa thù ghét ma túy, vừa tôn
thờ ma túy.
- Các em không còn được sự nhìn nhận cuộc sống tích cực như bao người
bình thường khác.
- Các em bị tha hóa bởi nhóm bạn nghiện, môi trường tiếp xúc hàng ngày.

15



- Các em vốn dĩ đã yếu đuối, sai lệch lại càng sa sút theo những năm tháng
nghiện (vì khởi đầu tuổi nghiện thường ë tuæi 14-15).
- Việc chữa trị cho người nghiện là thanh, thiếu niên cần chuyên biệt hóa, cá
biệt trong thời gian dài, đây là giai đoạn tác động, hồi phục đạo đức, nhân cách.
Trong khi đó tính kiên nhẫn, sức chịu đựng của các em không cao, chưa kể họ bị
suy sụp đạo đức đáng kể.
Đơn giản bởi:
- Trên 95% người nghiện đều sợ và muốn bỏ ma túy.
- Cắt cơn nghiện tương đối đơn giản nếu người nghiện và thân nhân các em
đã sẵn sàng, có thể thực hiện tại gia đình mà người nghèo cũng có thể làm được dưới
sự hướng dẫn của thầy thuốc và nhà chuyên môn.
- Cần lưu ý: cắt cơn nghiện nghĩa là giúp người nghiện thoát khỏi sự đói ma
túy, khỏi cơn đau ma túy, thật ra chỉ là bước khởi đầu của quá trình cai nghiện. Bước
tiếp sau cắt cơn nghiện, là giai đoạn tiếp tục điều trị duy trì để chống tái nghiện, giai
đoạn này đòi hỏi người nghiện và người đứng ra điều trị phải thật quyết tâm, kiên
nhẫn, tạm gọi là tiến trình tác động phục hồi tâm lý, điều chỉnh những suy nghĩ lệch
lạc. Mục tiêu phải đạt được là làm cho người nghiện quên cảm giác của ma túy bằng
việc thay thế bằng một đam mê mới lành mạnh, yêu thương cuộc sống này, gắn liền
với thân nhân người nghiện và gia đình họ trên cơ sở năng lực họ có thể thực hành
được qua việc đọc, học, chơi và làm việc. Đây là những việc làm đòi hỏi người tham
gia có những kỹ năng chuyên môn về tư vấn tâm lý nhất định, và đây chính là những
tác động “chống tái nghiện”.

16


CHƯƠNG II


THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG MA TUÝ TẠI
TRƯỜNG THCS HIỆN NAY

1. Trên phạm vi cả nước:
Các cấp lãnh đạo đă nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác PCMT
trong những năm gần đây, Đảng, nhà nước hết sức quan tâm đến vấn đề này vì
vậy đã ban hành các văn bản qui phạm pháp luật như pháp lệnh như Chỉ thị 07BNV (12) về tăng cường công tác phòng chống và kiểm soát ma túy, chỉ thị 04/CT
thực hiện Nghị quyết 06-CP về phòng chống và kiểm soát ma túy, chỉ thị 23 CP-UB
phòng chống tệ nạn mại dâm, ma túy ngăn chặn SIDA ở Thành phố Hồ Chí Minh ,
chỉ thị 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo phòng chống ma
túy…
Bộ giáo dục đào tạo đã triển khai giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy và
các tệ nạn xã hội trong trường học và coi đó là nhiệm vụ thường xuyên trong những
năm học tới.
Công tác tuyên truyền về phòng chống ma túy được đẩy mạnh trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
Mặc dù có nhiều cố gắng và đã thu được một số kết quả bước đầu nhưng thực trạng
nghiện ma tuý trong xã hội và trong học đường vẫn tiếp tục gia tăng, môi trường ma
tuý ngày càng phức tạp. Các tệ nạn xã hội đã len lỏi vào mọi ngõ ngách trong đời
sống nhân dân, đặc biệt là đánh mạnh vào thế hệ trẻ làm tê liệt và huỷ hoại dần ý chí
vươn lên và sự cống hiến cho xã hội, cho đất nước của họ.
Tính đến tháng 3/2012 cả nước có 140.000 người sử dụng ma tuý. Mỗi năm tăng
thêm 7000 - 8000 người sử dụng thêm. Dự kiến đến năm 2015 có khoảng 240.000
người sử dụng ma tuý.Về tình hình đại dịch HIV/AIDS theo báo cáo của Uỷ ban
Quốc gia tới tháng 11/2013 trên cả nước phát hiện có 11.567 ca nhiễm HIV và
17


5.439 bệnh nhân AIDS và 2.097 người tử vong do AIDS. Nguy hiểm hơn là tệ nạn
tiêm chích ma tuý, hút hít hêroin, lưu truyền văn hoá phẩm không lành mạnh đã xâm

nhập vào học đường. Nhiều sinh viên, học sinh sống buông thả, thiếu ý thức tu
dưỡng bản thân đã bị cuốn vào vòng xoáy của các tệ nạn xã hội đó.
Chính vì vậy ngày 10/1/2014 Uỷ viên bộ chính trị, phó thủ tướng chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc, chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma
tuý, mại dâm phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị trực
tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014.“Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống ma tuý” tại các cơ quan, đơn vị ,
địa phương tăng cường phòng chống AIDS nhằm đưa ra những biện pháp tích cực
hữu hiệu để ngăn chặn hiểm hoạ này. Nhà nước cũng tốn rất nhiều tiền của để tuyên
truyền giáo dục, tổ chức truy quét các tệ nạn xã hội đó. Song kết quả còn hạn chế, tệ
nạn xã hội vẫn còn và có xu hướng tăng lên.
2. Địa phương:
- Dân hộ khẩu tạm trú nhiều, chủ yếu thuê nhà làm ăn tự do, trình độ dân trí còn
thấp, số người hiểu biết về luật pháp cũng hạn chế vì vậy việc tạo ra một môi trường
giáo dục pháp luật cho con em mình là một điều khó khăn .
- Phường Hạ Đình được giải tỏa và đền bù đất dãn dân tương đối nhiều. Người dân
có sự mua bán trao đổi, kinh tế có phần dư dả dẫn đến các tệ nạn xã hội và điển hình
là ma túy . Hiện nay, thanh niên của Phường nghiện hút tương đối nhiều.
3. Nhà trường:
Ban Giám hiệu chỉ đạo và quán triệt:
- Giáo viên dạy tốt bộ môn GDCD, đặc biệt lồng ghép phòng chống ma túy
vào trường học tích hợp tốt với các môn học khác như môn sinh học, hoạt động
ngoài giờ lên lớp, Địa lý, Mỹ thuật...
- Chỉ đạo tốt các biện pháp phòng chống ma túy như Giáo dục nhận thức về
tác hại của ma túy; thông qua các hội thảo, các bài thi tìm hiểu. Nhà trường còn tổ
chức các Hội thi tuyên truyền PC ma túy dưới hình thức các tiểu phẩm, các trò chơi.
18


Đoàn đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú để thu hút các em hoạt

động: như thi văn nghệ, thi báo tường, thi vẽ tranh liên hoan chiến sỹ nhỏ Điện Biên,
thi cắm hoa, thi sáng tác tiểu phẩm.
- Nhà trường còn tổ chức lao động vệ sinh, xây dựng khung cảnh sư phạm
Xanh-Sạch-Đẹp tạo một môi trường lành mạnh; tạo sân chơi, rào cản ngăn cách các
em đến với tệ nạn xã hội.
- Nhà trường phối hợp tốt công tác giáo dục với tất cả các lực lượng giáo dục
(gia đình, nhà trường và xã hội.)
- Hoạt động phòng chống ma túy trong nhà trường luôn được chi bộ Đảng và
ban lãnh đạo nhà trường coi đây là hoạt động rất cần thiết và liên tục, do đó hoạt
động này được quán triệt triển khai suốt từ đầu năm học đến cuối năm học. Chính vì
vậy trong nhà trường những năm qua không có ai vi phạm các tệ nạn xã hội, đặc biệt
là ma túy.
- Hoạt động này được các đoàn thể ủng hộ, tham gia nhiệt tình như: tham gia
các buổi lễ kí cam kết không sử dụng, tàng trữ ma túy; tham gia làm các bài thi tìm
hiểu phòng chống ma túy; qua các hoạt động ngoại khóa… và các đội tuyên truyền
măng non đã hoạt động rất tích cực công tác tuyên truyền về tác hại ma túy.
Tuy nhiên hoạt động phòng chống ma túy của nhà trường trong công tác tuyên
truyền về hình thức còn nghèo nàn, mới chỉ có hệ thống phát thanh bằng loa đài và
qua các tiểu phẩm chứ chưa có băng hình và các tư liệu sinh động.
- Bên cạnh đó, ở cụm địa bàn dân cư vẫn còn nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc
nghiện hút, rượu chè mà những người vi phạm đôi khi là cha, anh, chú, bác của
những học sinh trong trường. Đó cũng là một nguy cơ khó quản lý các em khi rời
khỏi phạm vi nhà trường.
- Trong cơ chế hiện nay, nhiều gia đình chưa xác định được tầm quan trọng
của xã hội hóa giáo dục, vẫn phó mặc cho nhà trường vì thế các giáo viên quản lý
các em rất vất vả.

19



CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG
CHỐNG MA TÚY TRONG TRƯỜNG THCS
1.Công tác chỉ đạo tổ chức triển khai kế hoạch
Thành lập ban chỉ đạo phòng chống ma tuý trong trường học để
hướng dẫn, điều hành mọi hoạt động, tham mưu đề xuất với cấp trên về
biện pháp phòng chống ma tuý - HIV/AIDS.
Thành lập ban chỉ đạo gồm:
Cán bộ quản lý của nhµ trường.
Cán bộ chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức, thể dục vệ sinh.
Cán bộ Đoàn, Đội, công đoàn, nhân viên y tế, bảo vệ trường học.
Giáo viên dạy sinh học và giáo dục công dân.
Đại diện Hội cha mẹ học sinh của trường
Các lực lượng này cần có sự phối hợp để có tính thống nhất trong chỉ đạo, tính quy
mô trong hoạt động và có chiều sâu trong từng lĩnh vực hoạt động để nâng cao hiệu
quả trong việc phòng chống ma túy. Ví dụ: giáo viên sinh học sẽ triển khai kỹ
chuyên đề về cây thuốc phiện giúp học sinh hiểu rõ về nguồn gốc của loại cây này
cùng với các tên gọi khác nhau và có thể kể tích truyện “ Sự tích nàng tiên nâu”.
Còn giáo viên dạy GDCD qua các giờ học công dân giúp cho các em nhận thức
được sâu sắc về tác hại của ma túy và đưa ra số liệu thống kê cụ thể về các đối tượng
mắc nghiện và công bố cho các em biết bộ luật hình sự do bộ công an ban hành
trong hoạt động phòng chống ma túy.
Các đồng chí bảo vệ ngoài việc trông giữ tài sản của nhà trường có thể quản lý theo
dõi và có những thông tin chính xác về các đối tượng học sinh chậm tiến, học sinh
cá biệt sống buông thả và còn ngăn ngừa những người lạ khả nghi vào trường tiếp
xúc với những học sinh này.

20



Các thành viên trong Ban chỉ đạo tuy mỗi người một công việc khác nhau nhưng
phải có mối liên hệ mật thiết, thường xuyên bàn bạc trao đổi, đánh giá, góp ý cho
nhau để làm tốt công tác này.
Bên cạnh đó cần phối hợp với các em cán bộ lớp, các phụ huynh học sinh để thu
thập các thông tin cần thiết nhằm quản lý tốt các đối tượng học sinh một cách sát
sao.
Xây dựng kế hoạch

ho¹t ®éng cô thÓ, đổi mới các hình thức hoạt

động nhằm tăng cường công tác giáo dục phòng chống ma túy – HIV/AIDS
trong các hoạt động ngoại khoá.
2.Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống ma túy - HIV/AIDS
trong cán bộ giáo viên, học sinh
2.1.Về nội dung
- Tuyên truyền giáo dục về tác hại của ma tuý, h ậu quả việc nghiện ma
tuý.
- Tập trung làm rõ khái niệm về ma tuý - HIV/AIDS, nguyên nhân
dẫn đến nghiện ma tuý và lây nhiễm HIV/AIDS, tác hại nghiêm trọng của
tệ nghiện ma tuý.
- Tuyên truyền những qui định của pháp luật về sử dụng ma tuý
và nghiện ma tuý.
- Tuyên truyền về cai nghiện phục hồi và thái độ đối với người bị lây
nhiễm HIV/AIDS.
- Tuyên truyền làm rõ lợi ích của việc cai nghiện, qui định cai
nghiện, nguyên nhân dẫn đến tái nghiện. Cần có thái độ cảm thông, giúp
đỡ không kì thị, phân biệt đối xử với người bị lây nhiễm HIV/AIDS.
- Thông tin về các loại hình của ma túy, các tên gọi khác nhau của ma túy để
học sinh biết mà tránh.
- Thông tin tuyên truyền về các thủ đoạn tinh vi của bọn buôn bán ma túy để

học sinh biết cách đề phòng.
21


- Tuyên truyền học sinh không chơi cờ bạc, không giao du với các đối tượng
hư hỏng, các phần tử xấu bởi vì rất dễ bị chúng dụ dỗ, khống chế.
- Tuyên truyền cho học sinh không nên hút thuốc lá, uống bia, rượu hay ăn
quà vặt vì trong đó rất dễ có chất gây nghiện không đảm bảo tin cậy.
Ý nghĩa của công tác truyên truyền là rất lớn nó giúp cho các em học sinh
hiểu biết sâu sắc về tác hại của tệ nạn ma túy, từ đó các em có thể tự điều chỉnh hành
vi của mình đi đúng hướng.
- Tổ chức cho học sinh, cán bộ giáo viên ký cam kết vào đầu năm
học: Không vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất
kỳ hình thức nào. Danh sách này do Nhà trường quản lý để làm cơ sở xét
kỷ luật học sinh, cán bộ giáo viên khi có vi phạm.
2.2.Hình thức tuyên truyền
- Tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin:
+ Đội thanh niên xung kích, các bản tin tài liệu của trường.
+ Tuyên truyền qua báo, tạp chí, tờ rơi qua sự cung cấp của công an địa phương,
trung tâm y tế dự phòng.
+ Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường triển khai
công tác phòng chống ma tuý - HIV/AIDS.
-Tuyên truyền qua buổi học chính khoá và ngoại khoá: Thực hiện
giảng dạy nghiêm túc có chất lượng các tiết học có liên quan đến ma tuý
HIV/AIDS theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo ở các bộ môn
Hoá học, Sinh học, GDCD, Địa lý, Ngữ văn ở cấp học, giúp học sinh thấy
rõ tác hại của ma tuý và nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý, lợi ích của
cai nghiện ma tuý.
- KhuyÕn khÝch Cán bộ giáo viên nhân viên sáng tác kịch bản cho
c¸c tiểu phẩm , cung cấp tài liệu, sách, bản đồ, tranh áp phích, thống kê

tình hình, có liên quan để phục vụ công tác giáo dục phòng chống ma túy
cho giáo viên chủ nhiệm các khối lớp.
22


3.Điều tra cơ bản, nắm tình hình học sinh nhóm nguy cơ cao (học sinh
cá biệt, học sinh có hoàn cảnh éo le, học sinh chưa ngoan…)
3.1. Chỉ đạo GVCN, khối trưởng chủ nhiệm tiến hành rà soát các đối
tượng học sinh nghi sử dụng ma tuý và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
3.2.Chỉ đạo Tổng phụ trách, GVCN, ban giáo dục đạo đức , bảo vệ phát
hiện kịp thời học sinh có sử dụng ma tuý, kiểm tra đột xuất đối với học
sinh có nghi nghiện.
3.3. Phân tích, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến học sinh nghiện ma tuý.
3.4. Phối hợp với ban ngành, UBND các cấp để ra soát triệt phá các
đường dây, ổ nhóm chuyên lôi kéo, dụ dỗ học sinh sử dụng ma túy.
4.Giáo dục phòng chống ma túy - HIV/AIDS trong chương trình nội
khoá
4.Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình trong giáo dục nội
khoá về phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội theo qui định của Bộ
giáo dục và Đào tạo.
4.2. Triển khai thực hiện chương trình nội dung và phương pháp giáo dục
phòng chống ma túy trong nhà trường phù hợp với đặc trưng của nhà
trường, Giáo viên sinh học, giáo viên dạy GD công dân, GVCN , khối
trưởng chủ nhiệm được tập huấn nâng cao năng lực dạy tích hợp v ới công
tác phòng chống ma tuý
5.Giáo dục phòng chống ma túy - HIV/AIDS trong hoạt động ngoại
khoá.
5.1. Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Xây dựng trường học không có ma
tuý. Không có học sinh nghiện ma tuý, không có tụ điểm buôn bán tổ chức sử dụng
trái phép ma tuý”.

5.2. Tăng cường hoạt động của đội thanh niên xung kích, tuyên
truyền vào giờ chào cờ
23


5.3. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch của các cấp .
5.4. Tổ chức lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa, các giờ sinh hoạt lớp
theo chuyên đề “Học sinh nói về ma tuý - HIV/AIDS”
5.5. Xây dựng chương trình phòng chống ma túy trong hoạt động văn
hoá, văn nghệ, TDTT, sinh hoạt hè, các phong trào tình nguyện, sinh hoạt
Đoàn. Chú trọng tổ chức các cuộc thi kiến thức, hội diễn văn nghệ, ngoại
khóa tìm hiểu về phòng chống ma tuý và HIV/AIDS, từ đó làm phong phú,
đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục công tác phòng chống ma túy
trong nhà trường.
6.Hưởng ứng các đợt cao điểm phòng chống ma tuý - HIV/AIDS, tạo
nên môi trường trong sạch, lành mạnh.
6.1. Quán triệt phương châm phòng ngừa là chính, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy nhằm duy trì bền vững mục
tiêu không có người nghiện ma tuý trong trường học..., góp phần từng
bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý.
6.2. Tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn quốc phòng chống Ma tuý
và các tệ nạn xã hội. Tháng hành động quốc gia và Ngày thế giới phòng
chống HIV/AIDS.
7. Phối kết hợp tốt mối quan hệ Gia đình - Nhà trường - Xã hội và các
tổ chức, đoàn thể trong công tác giáo dục phòng chống ma túy, phòng
chống các tệ nạn trong trường học.
7.1.Chỉ đạo tæ chøc Đội thiếu niên phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh làm lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh;
xây dựng các phong trào, tổ chức các hoạt động xã hội, phòng chống tội
phạm, tệ nạn ma tuý, tệ nạn xã hội trong nhà trường , bảo đảm an ninh trật

tự và làm trong sạch môi trường trong và ngoài nhà trường.
7.2. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật phòng chống ma tuý, mời lực
lượng Công an đến nói chuyện về thực trạng tội phạm trong lứa tuổi vị
24


thành niên, trách nhiệm và quyền lợi của công dân khi tham gia công tác
bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống tội phạm. Những hoạt động đó học
sinh được tiếp cận một cách sinh động và sâu sắc hơn, giúp các em tự nhận
thức được thảm họa của ma tuý đối với thế hệ trẻ hôm nay và giống nòi
mai sau.
7.3. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội, cụ
thể là giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình là vô cùng cần thiết nhằm
tăng cường việc quản lý học sinh. Thông qua sổ liên lạc, hàng tháng giáo
viên chủ nhiệm thông báo các khoản thu, đóng góp của gia đình với nhà
trường để tránh tình trạng học sinh lợi dụng xin tiền bố mẹ vì những mục
đích không chính đáng, đồng thời giúp gia đình trao đổi với nhà trường kết
quả học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh để có biện pháp phối hợp giáo dục
hiệu quả.
Trong các dịp hè, nhà trường phối hợp với chính quyền trong việc
quản lý học sinh, vận động các em tích cực tham gia các hoạt động ở địa
phương, đặc biệt là công tác phòng chống ma tuý, giữ gìn an ninh trật tự,
an toàn giao thông.
Thường xuyên có sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh
trong việc quản lý, giáo dục các em nhằm ngăn ngừa ma tuý, các tệ nạn xã
hội và tội phạm nhất là ở những học sinh cá biệt, học sinh chưa ngoan.
8. Sơ kết khen thưởng các hoạt động sau mỗi đợt thi đua và tuyên truyền cũng
như việc thực hiện cam kết.
Ban chỉ đạo phòng chống ma túy của nhà trường cần có sơ kết, đánh giá tình hình
hoạt động và có động viên khen thưởng các cá nhân, tập thể hoạt động tốt trước toàn

liên đội.
+ Lựa chọn các bài hát, các tiểu phảm đặc sắc và các bức tranh đẹp, có nội dung
phong phú về đề tài phòng chống ma túy để khen thưởng động viên các em.

25


×