Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP CHỈ đạo ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN TRONG VIỆC dạy và học tại TRƯỜNG mầm NON THÀNH MINH 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN TRONG VIỆC DẠY VÀ
HỌC TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÀNH MINH 2 ”

Người thực hiện: Quách Thị Hiền
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Thành Minh 2
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý


THẠCH THÀNH, NĂM 2019

MỤC LỤC
Nội dung
1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu

Trang
1
1
2
2




2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Bồi dưỡng về trình độ tin học và kỹ năng sử dụng máy tính cho
giáo viên
2.3.2. Đầu tư mua sắm máy tính và các trang thiết bị cần thiết phục
vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm
trong trường học.
2.3.3. Ứng dụng trong công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động
giáo dục.
2.3.4. Sưu tầm tranh ảnh, dữ liệu qua internet.
2.3.5. Nghiên cứu bồi dưỡng chương trình Kidsmart để chỉ đạo giáo
viên sử dụng có hiệu quả.
2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tuyên truyền phối hợp
với phụ huynh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
của nhà trường
3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

2
2
3
6
6

7
8
12
15
16
17
19
19
20
21


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới - một
nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thử thách. Sự phát
triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu
to lớn trong mọi hoạt động của con người, bên cạnh sự phát triển không ngừng
của khoa học công nghệ đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lý các
vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Cùng với
sự đổi mới chung của ngành giáo dục thì giáo dục Mầm non nói riêng với mục
tiêu phát triển cũng cần có những đổi mới nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò
chủ thể của trẻ để trẻ phát triển về nhiều mặt dưới sự hướng dẫn hợp lý của
người giáo viên.[1]
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân - giáo dục Mầm non là mắt xích đầu
tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường Mầm non có
điều kiện đầu tư trang thiết bị đầy đủ như: Tivi, đầu video, xây dựng phòng chức
năng với hệ thống máy tính, Kidmats có kết nối mạng Internet có dây và không
dây…tạo điều kiện cho giáo viên Mầm non ứng dụng công nghệ thông tin vào

trong giảng dạy được thuận lợi hơn. Trẻ Mầm non được tiếp cận với máy tính
nhiều hơn. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho
ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong thời
công nghệ 4.0 như hiện nay.
Nhưng thực tế các trường mầm non nói chung và trường mầm non Thành
Minh 2 nói riêng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
mới chỉ là những bước đi đầu tiên còn nhiều hạn chế cho nên việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non hiệu quả chưa cao. Là Phó hiệu
trưởng phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm về công nghệ thông tin - tôi cũng
đã nhận thấy được tầm quan trọng cần cho giáo viên và trẻ tiếp cận với công
nghệ và ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy có ý nghĩa và có tác
dụng to lớn trong giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: Trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ, tình cảm…Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp trẻ
nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó thì
việc làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong học tập, vui chơi, và vận dụng sự
hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Chính vì vậy tôi chọn đề
tài : “Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên
trong việc dạy và học tại trường mầm non Thành Minh 2” nhằm nâng cao chất
lượng ứng dụng công nghệ thông tin tại trường mầm non.
1.2. Mục đích đích nghiên cứu:
- Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non
4-5 tuổi, 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thành Minh 2.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nâng cao khả năng soạn, duyệt giáo án
1


online, giáo án điện tử và ứng dụng các phần mềm trong công việc và giảng
dạy.
- Tìm ra một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo

viên trong việc dạy và học tại trường mầm non Thành Minh 2.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Do tính chất và điều kiện thực tế tôi chỉ đi sâu nghiên cứu: “ Một số biện
pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc dạy và
học tại trường mầm non Thành Minh 2”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức
hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai
trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương
tiện công nghệ như: máy vi tính, máy chiếu, ti vi, máy tính bảng, máy ảnh, loa,
đàn… Trẻ rất hứng thú khi được tiếp cận với chúng. Tuy nhiên lòng yêu thích
của các cháu còn ở nhiều mức độ khác nhau và việc trẻ hứng thú, ham thích say
mê với công nghệ thông tin như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều
kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế công nghệ thông tin
cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát
triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ khi bước vào trường
tiểu học.[3]
Ứng dụng công nghệ thông tin vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo
viên Mầm non, vừa nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu
trước đây giáo viên Mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh,
biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ
thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên
giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng
điện tử. Chỉ cần vài cái “Nhấp chuột” là hình ảnh những những con số biết nhảy

theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức
thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ. Đây có thể coi là một
phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực
hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “Dạy học lấy học sinh làm trung
tâm”[1] một cách dễ dàng.
Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong giảng dạy ở trường Mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình
thức chính: hình thức trong giờ hoạt động học và các hoạt động khác. Việc lựa
chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ
2


do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao
để trẻ dễ dàng tiếp thu.
Hiện nay trường Mầm non Thành Minh 2, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nên
đã được cấp trên cấp trang bị như: 06 máy tính văn phòng, trong đó 4 máy sách
tay, 2 máy cây. Các máy đã được kết nối mạng internet có dây, không dây, và
mạng wifi phủ sóng toàn trường. Trường có trang Web riêng trên cổng thông tin
điện tử. Ở các lớp học được trang bị Có 11 Tivi, đầu Video, có đầy đủ máy
chiếu, âm ly, loa đài, đàn ocgan....Tạo điều kiện cho giáo viên có thể ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy được thuận lợi và có kết quả cao hơn. Qua đó
người giáo viên Mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc
của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại,
phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại công nghệ
4.0.
2.2. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm
non ở trường mầm non Thành Minh 2 năm học 2018 - 2019.
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường :
Trường mầm non Tràng Lương đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, trường có
tập thể sư phạm đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, phát huy truyền thống

của nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tổng số CB-GV-NV: 21/21 đạt chuẩn 100% ( trong đó: 15/21 đạt 72 %
trên chuẩn)
- Tổng số trẻ: 261 trong đó : Nhà: 41; Mẫu giáo: 220
- Tổng số nhóm, lớp: 10 trong đó : 2 nhóm trẻ ; 8 lớp mẫu giáo
* Thuận lợi :
- Trường Mầm non Thành Minh 2 là trường có nhiều năm đạt thành tích tập
thể lao động tiên tiến với sự đầu tư về cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp thì
đây thực sự là môi trường thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong trường học.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn,
đa phần còn rất trẻ, năng động, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, yêu nghề, gắn bó với
nhà trường, có tinh thần trách nhiệm, chấp hành kỷ luật chuyên môn tốt, có ý
thức vươn lên trong công tác.
- Trường được phòng GD&ĐT Thạch Thành quan tâm chỉ đạo phát triển
công nghệ thông tin và đầu tư máy tính, máy chiếu, ti vi.
- Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, nhà trường được cấp 2 bộ máy
tính, tivi màn hình cảm ứng để trẻ tương tác trên phần mềm dễ dàng cùng cô
trong các giờ học trên lớp.
- 100% CB quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ tin học chứng chỉ A,
B.
- 100% giáo viên soạn bài trên Microsoft Word và soạn online.
* Khó khăn:
Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học trong trường mầm non Thành Minh 2 còn gặp nhiều khó khăn.
3


Cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý thiết bị thiếu, tỷ lệ máy tính trong trường còn thấp về số lượng,

kém về chất lượng, chưa khai thác hết các phần mềm hỗ trợ giảng dạy.
Số giờ dạy có sử dụng công nghệ thông tin còn ít so với khả năng của thiết
bị công nghệ thông tin đã được đầu tư.
Sự hiểu biết về công nghệ thông tin của đa số giáo viên trong trường còn
chưa được chuyên sâu. Nhiều thuật ngữ, cùng các kỹ thuật máy tính phức tạp
chưa nắm bắt được.
2.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ thông tin
Năm học
Năm học Năm học
TT
Nội dung
2016-2017

2017-2018 2018-2019

01 Tổng số máy tính được sử dụng cho trẻ tại trường

07

07

11

02 Tổng số máy tính được sử dụng trong công tác
quản lý
03 Phần mềm quản lý mầm non ( Nuôi dưỡng)

03

05


05

01

01

01

04 Sử dụng phần mềm kế toán ( Misa)

01

01

01

05 Sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu toàn
nghành
07 Sử dụng phần mềm kiểm định chất lượng
08 Sử dụng phần mềm phổ cập
09 Phần mềm bài giảng điện tử LectureMaker ( elearning), bộ Office, các phầm mềm hỗ trợ khác
10 Số máy được nối mạng Intenet
11 Tổng số cán bộ-GV-NV có trình độ tin học bằng A
trở lên
12 Số máy chiếu của trường
13 Số lượng GV ứng dụng CNTT trong công tác
CS&GD trẻ
14 Giáo viên đăng ký thực hiện soạn duyệt giáo án
online


01

01

01

01
01
01

01
01
01

01
01
01

05
18

12
21

15
21

01
14/14


01
18/18

01
18/18

1/14

5/18

10/18

Bảng trên cho thấy thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ thông
tin của trường mầm non trong ba năm đã có nhiều cải thiện rõ rệt, tuy nhiên mức
đạt thường xuyên có kết quả tốt thì vẫn còn ít.
2.2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT của giáo viên trường mầm non
Thành Minh 2:
Qua những năm học trước cho thấy trong thực tiễn hiện nay việc để giáo
viên có một kĩ năng sử dụng CNTT áp dụng vào công việc hàng ngày của mình
còn chưa thật sự đạt hiệu quả, các hình thức phổ biến của ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học bao gồm:
- Dạy học bằng giáo án điện tử hay bài giảng điện tử
- Khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học
4


- Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng interner
- Dạy các hoạt động thông qua các phần mềm vui học mầm non,
Kidmats…

- Kiểm tra khảo sát học sinh qua các trò chơi của phần mềm.
- Soạn, duyệt giáo án online
Thực trạng sử dụng các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học trong
trường mầm non Thành Minh 2 qua điều tra thể hiện ở kết quả như sau:
Tỷ lệ ( %)

Không thực hiện

Tỷ lệ ( %)

Rất ít

Tỷ lệ ( %)

Không thường xuyên

Tỷ lệ ( %)

Các hình thức ứng dụng CNTT trong
dạy học

Thường xuyên

T
T
T

Số giáo viên

Các mức độ sử dụng


1

Dạy học bằng giáo án điện tử 18 8
44,4 4
22,2 6
33,4 0
Khai thác thông tin qua mạng
2
18 12 66,7 4
22,2 2
11,1 0
Internet phục vụ dạy học
Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến
3
18 8
44,4 4
22,2 6
33,4 0
thức qua mạng Internet
Dạy học máy tính, qua các
4
18 5
27,8 6
34,4 7
37,8 0
phần mềm vui học
Kiểm tra, khảo sát trẻ qua
5
18 6

33,3 6
33,3 6
33,4 0
các trò chơi/máy
6 Soạn, duyệt giáo án online
18 4
22,2 6
33,3 4
22,2 4
Bảng trên cho thấy các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học đã được giáo viên thực hiện nhưng đều ở mức không thường xuyên và rất ít.
* Đánh giá chất lượng ứng dụng CNTT qua giảng dạy:

0
0
0
0
0
22,3

Năm học

Tổng
số giờ
dự

2016-2017

110


45/110 = 41

29/110 = 26,3

16/110 = 14,5

20/110 = 18,2

2017-2018

125

60/125 = 48

30/125 = 24

15/125 = 12

20/125 = 16

2018-2019

185

85/185 = 46

40/185 = 21.6 45/185 = 24,3 15/185 = 8,1

Kết quả
Tốt %


Khá %

TB %

2.2.4. Khảo sát chất lượng học sinh:
Biết chơi trò chơi trên máy
Thích học các phần
tính và Kidsmat
mềm học sinh trên
máy tính
Số trẻ
%
Số trẻ
%
40/158
25,3
84/158
53,2

Yếu %

Được hoạt động cùng cô
trên máy tính
Số Trẻ
84/158

%
53,2


5


Do số máy tính còn ít không đủ cho trẻ làm quen và chơi các trò chơi trên
máy, bên cạnh đó việc hướng dẫn của giáo viên mới chỉ là cung cấp kiến thức
chứ chưa chú trọng đến kỹ năng vì thế kết quả khảo sát chưa cao.
2.3. Các giải pháp thực hiện, để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Bồi dưỡng về trình độ tin học và kỹ năng sử dụng máy tính cho
giáo viên của trường:
- Xác định đội ngũ có vai trò quyết định sự thành bại của việc ứng dụng
công nghệ thông tin, trong thời gian qua trường chúng tôi đã chủ động xây dựng
kế hoạch và triển khai thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ về ứng dụng công nghệ
thông tin.
- Thực hiện kế hoạch của Phòng giáo dục Huyện Thạch Thành trường đã cử
giáo viên đi học lớp tin học văn phòng chứng chỉ A, B cho 100% đội ngũ cán bộ,
giáo viên. 100% giáo viên có máy tính sách tay, rất thuận lợi cho việc học tập và
làm việc.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm
Tin học cho giáo viên theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ
yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng
hàng ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm
thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương
tiện như máy tính bảng, máy chiếu.
- Cử cán bộ, giáo viên cốt cán đi tập huấn cách sử dụng soạn, duyệt giáo án
online và sử dụng phần mềm trong công việc.
- Bồi dưỡng thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ hàng tháng;
Bồi dưỡng theo nhu cầu và khả năng của từng nhóm giáo viên.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng
dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng

dụng công nghệ thông tin hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc
photo phát cho giáo viên như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint,
hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử e- Learning,
hướng dẫn soạn duyệt giáo án online
- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ,
luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà
trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi
chuyên môn tích cực.
- Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin do ngành tổ
chức. Bởi vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi
người tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất
xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, vô hình chung cả
việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh.
Để làm được điều đó, Ban giam hiệu, đặc biệt là phó hiệu trưởng, các tổ
trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học
hỏi- cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn
6


ở khâu nào, cần giúp đỡ gì? Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu
hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
2.3.2. Đầu tư mua sắm máy tính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ
nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm trong
trường học:
* Trang thiết bị:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự tích cực tham mưu
của nhà trường, đến nay tình trạng cơ sở vật chất về tin học và công nghệ thông
tin của nhà trường đã được cải thiện đáng kể.
- Trường mầm non Thành Minh 2 sau nhiều năm đầu tư theo hướng “Từng
bước, hiện đại, từ nhiều nguồn” nên đã có được một kết quả tương đối đảm bảo

các điều kiện thiết yếu cho cán bộ giáo viên và học sinh tham gia học tập, ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy. Hiện nay chúng tôi có được
một số thiết bị như sau:
Các loại máy móc, thiết bị Số lượng
Ghi chú
Hiệu trưởng - Hiệu phó Máy tính dùng cho công tác quản lí
05
Kế toán
Máy in
06
Máy chiếu Projector
01
Số ti vi nối mạng Internet
11
Số CBGV có máy tính riêng ở nhà
21/21
100%
và đã kết nối Internet.
- Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ cần riêng máy tính mà cần rất
nhiều loại thiết bị khác (máy chiếu, Ti vi ) cũng như điều kiện về kỹ thuật (ổn
áp, nguồn điện…). Nếu đầu tư không đồng bộ sẽ không đạt hiệu quả.
- Nhà trường luôn cố gắng bố trí sắp xếp khoa học để khai thác hiệu quả và
sử dụng tối đa số trang thiết bị hiện có.
+ Bố trí các phòng làm việc của ban giám hiệu, Phòng hội trường, phòng
học cho trẻ, phòng giáo dục âm nhạc đều có kết nối Internet để cán bộ, giáo viên
được truy cập Internet thường xuyên;
+ Ti vi đều được lắp đặt cố định trên lớp học, tiện cho giáo viên sử dụng;
+ Hoàn thành kết nối Internet tốc độ cao: cáp quang của vietten; viễn thông
+ Khuyến khích cán bộ giáo viên trong nhà trường kết nối Internet theo
chương trình khuyến mại dành riêng cho ngành giáo dục.

- Song song với việc khai thác sử dụng, nhà trường luôn chú trọng khâu
quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ
phận, thường xuyên bảo dưỡng, quan tâm bồi dưỡng kiến thức cho người sử
dụng với phương châm “Giữ tốt- dùng bền” nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả
trang thiết bị được cung cấp.
- Tham mưu với hiệu trưởng tiếp tục bổ xung máy tính bảng cho trẻ để trẻ
thực hiện tiết học trên phòng học thông minh được thuận lợi hơn vào các năm
học tiếp theo.
7


* Xây dựng kho tư liệu điện tử, khai thác giáo án, tư liệu phục vụ việc
ứng dụng công nghệ thông tin :
Bên cạnh đội ngũ, máy móc thiết bị, thì kho “Tư liệu điện tử” là nội dung
không thể thiếu trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin. Thiết kế một bài
giảng điện tử hoặc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục
đòi hỏi tư liệu rất phong phú, phải có quá trình tìm kiếm hoặc tạo dựng rất công
phu. Vì vậy nhà trường đã chung sức xây dựng kho tư liệu dưới nhiều hình thức:
Mỗi cán bộ giáo viên đều có “Kho tư liệu” riêng của mình được lập trên
trang của trường. Mỗi đồng chí có một địa chỉ email riêng để gửi và nhận tài
liệu. Thư viện nhà trường có “Kho tư liệu chung” qua hai hình thức lưu trữ:
+ Kho tư liệu điện tử: Hiện nay “Kho tư liệu” điện tử của trường có chứa
đựng những tư liệu cần thiết, giúp cho cán bộ giáo viên dùng để thiết kế bài
giảng, tổ chức các hoạt động giáo dục.
+ Kho dữ liệu bài giảng online: Nhà trường đã tạo cho mỗi cán bộ, giáo
viên, nhân viên một kho bài giảng online riêng để soạn duyệt giáo án online đẩy
bài lên cổng thông tin của trường.
2.3.3. Ứng dụng trong công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động
giáo dục:
a. Hướng dẫn giáo viên cách lựa chọn phần mềm Powerpoint để thiết kế

bài giảng.
*. Sử dụng phần mềm trình chiếu Microsftoffice Powerpoint.
Phần mềm Powerpoint rất phổ biến với người Việt Nam, đặc biệt là
những người hay phải thuyết trình, giảng dạy bằng Powerpoint. Giáo viên mầm
non áp dụng và sử dụng phần mềm này rất nhiều vì thường liên quan đến các bài
giảng điện tử dạy trẻ. Hiện nay có rất nhiều phần mềm trình chiếu hỗ trợ cho
hoạt động dạy và học, mỗi phần mềm đều có ưu điểm và hạn chế riêng của nó.
Ở đây, tôi đã lựa chọn phần mềm Powerpoint rất phù hợp với đặc trưng của trẻ
mầm non để hướng dẫn cho giáo viên cách thiết kế bài giảng một cách hiệu quả
hơn.
* Tác dụng và chúc năng phần mềm Powerpoint.
Phần mềm Powerpoint (PPT). Là phần mềm trình diễn của Microsoft
office. Phần mềm này có rất nhiều tính năng như: trình chiếu hình ảnh, chữ,
video clip, âm thanh với rất nhiều lựa chọn về hiệu ứng, phần mềm này đang
được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và luôn mang lại hiệu quả như mong
muốn. Đặc biệt là trong ngành giáo dục, phần mềm PPT được sử dụng đến tất cả
các thầy cô giáo và trong đó có cả cô giáo mầm non.
b.Hướng dẫn cách soạn một bài giảng qua phần mềm Powerpoint.
- Tạo slide mới: Chọn mẫu template cho Slide (mẫu màu nền có sẵn): Click vào
dấu bên phải màn hình, chọn Slide Design – Slide Template -> chọn các nền có
sẵn, có thể thay đổi màu Template đã chọn đậm nhạt tùy sở thích của mình bằng
cách click vào dấu như trên rồi chọn Slide Design – Color Schemes và chọn một
trong các màu đó, chọn màu hay ảnh nền cho Slide: Nếu không thích các
Template có sẵn, ta có thể chọn màu hay pha màu tùy thích cho slide. cũng có
8


thể chọn một hình ảnh để làm nền cho slide khi vào trình đơn Fortmat\
Background -> click vào -> chọn Fill Effects\ Picture\ Sellect Picture -> chọn
đường dẫn tới tập tin hình ảnh -> bấm Insert.

+ Nhập Text (nhập văn bản) chọn kiểu font chữ Time New Roman là tốt
nhất nên tôi đã cài đặt font chữ này vào máy để sử dụng, các bộ font khác cũng
có các font chữ gần với font này nhưng không đẹp bằng.
+ Chèn một hình ảnh vào màn trình diễn: Vào trình đơn
Insert\Pictures\From File, chọn đường dẫn tới tập tin chứa hình ảnh rồi bấm
Insert hay bấm vào biểu tượng dưới thanh công cụ và chọn đường dẫn tới tập
tin chứa hình ảnh.
+ Nền bản chiếu: Để chủ động trong việc chọn nền, chọn hình minh họa
cho giáo án điện tử, tôi phải vào mạng để sưu tầm thêm các hình nền sau đó lưu
lại để dùng cho việc soạn giáo án.
- Tạo hiệu ứng cho đối tượng (hình ảnh, văn bản) trong PowerPoint: Nhấp
chuột vào đối tượng (hình, văn bản..) -> chọn slidelayout ->Custom Animation
-> chọn menu trong Add Effect, sẽ xuất hiện bốn mục:
+ Entrance: một loạt hiệu ứng ban đầu cho đối tượng, có thể lựa chọn theo
ý thích.
+ Emphasis: Các hiệu ứng làm nhấn mạnh cho đối tượng được chọn.
+ Exit: Các hiệu ứng làm cho đối tượng thoát ra khỏi màn hình khi đối
tượng đó không cần thiết trên slide.
+ Motion Paths: Đây mới là vũ khí lợi hại, là các hiệu ứng để tạo đối
tượng
di chuyển qua lại trên slide. Ở đây, ngoài các hiệu ứng có sẵn, còn có thể vẽ
đường cho đối tượng di chuyển theo ý thích của mình.
- Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide: Mặc nhiên khi trình diễn trên màn
hình, slide này chuyển sang slide khác rất đơn điệu. Ta có thể tạo hiệu ứng
chuyển tiếp bằng cách ra lệnh: Slide Show\Slide Transition.
+ Trong hộp thoại Apply to selected slides, chọn hiệu ứng thích hợp cho
tất cả các slide, tốt nhất là nên chọn Random Transition vì nó sẽ thay đổi hiệu
ứng ngẫu nhiên cho từng slide, rất đẹp mắt mà lại tránh nhàm chán.
+ Trong hộp thoại Modify transition: Chọn tốc độ trình diễn và nhạc nền
cho các slide.

+ Ở hộp thoại Advance Slide: Thiết lập tự động cho slide bằng cách đánh
dấu vào Automatically rồi cho thời gian hợp lý vào bên dưới và bấm Apply to
All Slides. Tất cả các slide trong file đều được trình chiếu theo tuần tự nhất định.
+ PowerPoint là một công cụ trực quan mạnh và hiệu quả khi làm giáo án
điện tử. những kỹ năng sử dụng “nhuần nhuyễn” các công cụ và hiệu ứng sẵn có
trong PowerPoint để thực hiện bài giảng một cách sinh động, lôi cuốn và điều
quan trọng là tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc soạn giáo án.
Để xây dựng được một giáo án điện tử mang lại hiệu quả cao thì việc đầu
tiên phải nắm chắc nội dung, phương pháp để xây dựng, định hình xem giáo án
như thế nào? trình chiếu ra sao? tiếp đó mới đến xây dựng giáo án điện tử.
9


Ví dụ 1:

Chủ đề nhánh: Đồ dùng gia đình
Đề tài :Thơ : Cái bát xinh xinh ( 5-6 tuổi).
* Slide 1: Phần giới thiệu đề bài: trong đó có các nội dung như chủ đề, chủ đề
chính, chủ đề nhánh, tên đề tài, tên hoạt động, tên giáo viên, lớp…
* Slide 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8: Hình ảnh về các loại đồ dùng trong gia đình như: cái
thìa,cái bát, nồi cơm điện, bếp ga, cái chảo.....
INCLUDEPICTURE
" \
*
MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE
" />\*
MERGEFORMATINET

* Slide 9,10,11,12: Dạy thơ: Cô đọc lần 2 kèm hình ảnh. từng câu thơ tương ứng

với hình ảnh lần lượt được xuất hiện trên màn hình của Slide.
Mẹ cha công tác, Nhà máy Bát Tràng

10


Mang về cho bé, Cái bát xinh xinh
Có cành hoa cúc, Nở xòe rung rinh

Từ bùn đất sét, Qua bàn tay cha

Qua bàn tay mẹ, Thành cái bát hoa

Nâng niu bé giữ, Mỗi bữa hàng ngày
Công cha công mẹ, Bé cầm trên tay

11


* Slide 13,14 : Hình ảnh Trò chơi 1: hộp quà bí mật: Trong Slide xuất hiện 6
hộp quà đằng sau các hộp quà xuất hiện câu hỏi của bài thơ.

* Slide 15 : Hình ảnh vi deo clip về qúa trình tạo ra cái bát.
* Slide 16 : Kết thúc: Hình ảnh Trò chơi 2: Đuổi hình bắt chữ (Trò chơi động
trên lớp)
Ví dụ 2: Chủ đề nhánh: Gia đình thân yêu của bé
Đề tài: MTXQ: Trò chuyện về gia đình thân yêu của bé: (5-6 tuổi)
* Slide 1: Phần giới thiệu đề bài: trong đó có các nội dung như chủ đề, chủ đề
chính, chủ đề nhánh, tên đề tài, tên hoạt động, tên giáo viên, lớp…
* Slide 2. Hình ảnh về gia đình kết hợp với nhạc bài hát: Tổ ấm gia đình

* Slide 3. Hình ảnh về gia đình 2 kết hợp với nhạc bài hát: Gia đình nhỏ hạnh
phúc to
* Slide 4. Hình ảnh về gia đình 3 kết hợp với bài hát: Chàu yêu bà
* Slide 5,6. Hình ảnh về gia đình có nhiều thế hệ.
* Slide 7,8. Hình ảnh về gia đình có một thế hệ.
* Slide 9. Vi deo clip về bài hát: Tổ ấm gia đình
* Slide 10. Tên trò chơi: Tạo nhóm gia đình, (Có những trò chơi động trên lớp
nên tạo Slide có âm thanh vui nhọn)
Khi có được lược đồ trên ta có thể bắt đầu soạn giáo án mà không sợ bị
thừa hoặc thiếu. Dĩ nhiên sau khi hoàn thành, có thể chạy chương trình để xem
thử đã hợp lý chưa hoặc là có cần chỉnh sửa thêm một vài chi tiết nhỏ như vậy là
giáo án đã hoàn thành, trước khi soạn giáo án điện tử nên soạn sẵn sườn giáo án
gồm bao nhiêu slide và nhưng slide nào, từ đó chúng ta tạo ra nguồn dữ liệu
cung cấp (tạm gọi là thư viện) đề phục vụ cho giáo án.
12


Kết quả đạt được như sau: Sau 1 năm thực hiện tôi đã tham mưu với hiệu
trưởng nhà trường đầu tư thêm 2 lớp đó là Lớp mẫu giáo Lớn 1, mẫu giáo Nhỡ 2
thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học, ngoài ra các lớp còn
lại 1 tuần giáo viên thực hiện 1-2 tiết và khi thực hiện đến các lớp điểm để dạy
trẻ.
Kết quả như sau: Tốt: 4 cô = 40; Khá: 4 cô = 40%; TB: 2 cô = 20%
Khi được tiếp cận với CNTT 90% Trẻ hứng thú tiếp cận CNTT vào các
hoạt động, 87% trẻ đạt được mục đích, yêu cầu của tiết dạy, giờ học luôn mang
lại kết quả rất cao
2.3.4. Sưu tầm tranh ảnh, dữ liệu qua internet.
Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với giáo dục mầm non thì tranh
ảnh, biểu tượng, tiếng động, âm thanh, màu sắc…là điều kiện cần thiết và đặc
biệt quan trọng. Trước đây giáo viên mầm non xây dựng kho dữ liệu theo dạy

học truyền thống bằng cách làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, sưu tầm hoặc tự vẽ
tranh ảnh, các họa báo, cắt tranh ảnh, sưu tầm các phế liệu có sẵn ở địa phương
hoặc chép lại những thông tin cần thiết. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT giúp
giáo luôn chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng
thông tin truyền thông, Internet nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình
ảnh, âm thanh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi, những con
số biết nhảy theo nhạc, những hiệu ứng của những âm thanh sống động, ngay
lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động,
hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài học.
Việc khai thác có thể lấy từ các nguồn:
- Khai thác thông tin, tranh ảnh, video clip, bài giảng từ mạng Internet.
- Khai thác tranh ảnh từ tài liệu, báo, tạp chí bằng cách can ảnh.
- Khai thác từ băng hình, đĩa CD, VCD, DVD..
Ví dụ: * Trẻ khám phá môi trường xung quanh trò chuyện về các con vật
sống trong gia đình hay trò chuyện và tìm hiểu về các PTGT:
- Lên mạng vào trang ‘‘động vật sống trong gia đình” copy hình ảnh con
chó, con mèo, con gà, con vịt, con trâu, con bò, con lợn.. vào phần power point
chọn slide show tạo trang trình diễn cho từng con vật xuất hiện có gắn tên tương
ứng, lồng nhạc bài “ Gà trống, mèo con và cún con”

13


+ Hình ảnh về các PTGT đường thủy.

+ Hình ảnh về PTGT đường hàng không

- Lên mạng vào trang lấy hình ảnh về các PTGT, vi deo clip về mọi người tham
gia giao thông trên đường qua ngã tư đường phố.


* Trẻ làm quen với hoạt động tạo hình như vẽ vườn hoa.(chủ đề: hoa mùa
xuân)
- Lên mạng vào trang “các loại hoa” copy một số cây hoa như: hoa đào,
hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa đồng tiền...

14


Cho xuất hiện lần lượt từng bộ phận của cây: thân, cành lá, hoa, tô màu.
* Trẻ với hoạt động âm nhạc.
- Lên mạng chọn những bài hát theo ý thích tải nhạc copy vào đĩa CD.
Ví dụ: Hát và VĐ: Cháu yêu bà. Nghe hát: Gia đình nhỏ hạnh phúc to
Trò chơi: nghe nhạc đoán tên bài hát
Để đưa đến nội dung của bài học thật phong phú cần phải giới thiệu bài thật
hay về gia đình…
2.3.5. Nghiên cứu bồi dưỡng chương trình Kidsmart để chỉ đạo giáo viên
sử dụng có hiệu quả:
- Tuy nhà trường chưa có phòng riêng cho cô và trẻ thực hành bằng nhiều
máy, nhưng chúng tôi đã triển khai tới toàn thể chị em biết đến một số bộ phần
mềm Kidsmart mầm non, một số trò chơi thông minh dành cho lứa tuổi.
- Tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn về chương trình
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, các lớp bồi dưỡng công
nghệ thông tin do phòng tổ chức. Bản thân nắm rõ về lý thuyết lẫn thực hành,
nghiên cứu một số bài tập ứng dụng và phát triển cái mới từ trò chơi của chương
trình Kidsmart được tham khảo từ một số tài liệu sách, báo để lựa chọn, sáng tạo
- Chúng tôi họp tổ chuyên môn để thống nhất sắp xếp lịch cũng như
chương trình dạy trẻ cho từng tuần, từng tháng. Cho giáo viên hướng dẫn trẻ
chơi từng trò chơi trong từng ngôi nhà. Hướng dẫn tỷ mỷ từ chế độ hỏi và đáp
đến chế độ khảo sát và khám phá, khi trẻ đã quen rồi hướng cho trẻ tự tìm tòi,
khám phá, thực hiện các thao tác trên máy thành thạo.


15


Giờ sinh hoạt chuyên môn, hướng dẫn giáo viên ứng dụng các chương trình
* Chỉ đạo giáo viên sáng tạo trò chơi mới từ chương trình KIDMATS:
Để trẻ có được nhiều cơ hội để trải nghiệm các cảm xúc thú vị, mới lạ, hiểu
thêm nhiều kiến thức, khái niệm mới, hình thành những kỹ năng cần thiết trong
học tập như kỹ năng phán đoán, tư duy, giao tiếp, ngôn ngữ phát triển…thì việc
sáng tạo trò chơi, đồ dùng đồ chơi và vận dụng có hiệu quả là việc làm cần thiết
đối với người giáo viên. Từ chương trình gốc, tôi đã chỉ đạo kết hợp cùng giáo
viên đầu tư thiết kế một số trò chơi mà qua tổ chức cho trẻ hoạt động đem đến
hiệu quả cao như:
+Trò chơi: Bạn biết gì về tôi?(Sáng tạo từ hoạt động trong ngôi nhà sách
của Bailey)
- Qua trò chơi làm giàu thêm vốn từ cho trẻ, cụ thể là tính từ, tính từ để mô
tả đặc điểm, hình dáng, kích thước, cảm xúc…
- Khi chơi với các tính từ, con chữ…trẻ được tìm hiểu các biểu hiện của từ,
ngữ, tên của chúng bằng ngôn ngữ viết, trẻ được khám phá việc sử dụng ngôn
ngữ viết như thế nào?
+ Trò chơi: Con biết phải làm gì trong ngày( Sáng tạo từ hoạt động trong
ngôi nhà khoa học của Sammy)
- Khi chơi trò chơi trẻ biết được các khoảng thời gian khác nhau trong
ngày, trẻ có cơ hội quan sát sự khác nhau trong một nhóm các bức tranh liên kết.
- Phát triển tư duy lôgic để sắp xếp các bức tranh, khám phá được một
nhóm các bức tranh không chỉ có ý nghĩa trong một cách sắp xếp. Trẻ biết kiểm
tra thứ tự xuôi hoặc ngược.
+ Trò chơi: Điều kỳ diệu từ tấm thảm nhỏ ( Sáng tạo từ hoạt động trong
ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy)
- Trò chơi giúp trẻ đi đúng hướng theo biển báo, nâng cao khả năng định

hướng trong không gian, trẻ biết khảo sát bằng sơ đồ để tìm hiểu môi trường
xung quanh trẻ, phát triển những hiểu biết về các quan hệ(trái/ phải/ trước) và có
thể nâng cao các hướng (nam/ bắc/ đông/ tây).

Hình ảnh cô và trẻ đang hoạt động trò chơi kidmats

16


- Trẻ được nhìn thấy và được thực hành trải nghiệm ngay trên máy tính,
qua đó kích thích được sự tập trung hứng thú và yêu thích đến trường đến lớp
hơn.
2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tuyên truyền phối hợp với
phụ huynh.
Hiện nay trước tình hình trẻ em quá ham chơi game và các trò chơi trên
điện thoại, máy tính đã làm cho phụ huynh rất e ngại trong việc cho trẻ tiếp xúc
với máy vi tính sớm. Họ lo sợ cho con nếu con biết sử dụng máy vi tính quá sớm
thì trẻ sẽ ham chơi game trên điện thoại và một khi trẻ đã quá mê mẩn với trò
chơi mà ngồi hoài trên máy tính thì sẽ rất có hại đến sức khỏe của trẻ. Mắt của
trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy rất ngắn không quá 30 phút và chúng
ta không quên nắm rõ khoảng cách của trẻ ngồi so với máy vi tính. Nếu chúng ta
không nhắc nhở trẻ ngồi đúng khoảng cách và tránh việc để trẻ tha hồ ngồi trên
máy tùy thích sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ dẫn đến cận thị.
Trong năm học tôi lên kế hoạch cụ thể từng tháng cho một năm học, cho
giáo viên đăng ký đưa các các nội dung bài giảng, rồi đến đợt thao giảng mời
phụ huynh đến dự để họ hiểu hơn về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ
học cho con họ là hoàn toàn tốt chứ không như một số phản ánh không hay.
Chỉ đạo giáo viên đứng lớp thường xuyên lên mạng Internet vào các trang
thông dụng tìm tài liệu như đĩa trò chơi, tô màu tranh, tìm hiểu về chữ cái, số,
tìm hiểu về con vật... các chương trình trò chơi hay giúp trẻ phát triển tư duy

được dowload từ trên mạng về rồi chia sẻ với đồng nghiệp và phụ huynh như
mang USB đến lớp coppy để ở nhà trẻ có thể được luyện tập thêm. Tuyên tuyền
cho phụ huynh cách cho con tiếp cận với máy tính, cách rèn trẻ chơi các trò chơi
trên máy tính với phương pháp vừa chơi, vừa học để trẻ tiếp với trò chơi Kidmat
Từ những chỉ đạo trên tôi thấy các giờ học của giáo viên đã tiến triển lên
rất nhiều, hầu hết chị em đều biết làm và còn rất chăm chỉ học hỏi lẫn nhau,
nâng cao trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
* Kết quả khảo nghiệm của vẫn đề nghiên cứu ban đầu
- Dạy học bằng giáo án điện tử: Thường xuyên 8/18 đạt 44,4% ; Không
thường
xuyên 4/18 đạt 22,2%; Rất ít 6/18 đạt 33,4%
- Khai thác thông tin qua mạng Internet phục vụ dạy học: Thường xuyên
12/18 đạt 66,7% ; Không thường xuyên 4/18 đạt 22,2%; Rất ít 2/18 đạt 11,1%
- Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng Internet: Thường xuyên
8/18 đạt 44,4% ; Không thường xuyên 4/18 đạt 22,2%; Rất ít 6/18 đạt 33,4%
- Dạy học máy tính, qua các phần mềm vui học: Thường xuyên 5/18 đạt
27,8% ; Không thường xuyên 6/18 đạt 34,4%; Rất ít 7/18 đạt 37,8%
- Kiểm tra, khảo sát trẻ qua các trò chơi/máy: Thường xuyên 6/18 đạt
33,3% ; Không thường xuyên 6/18 đạt 33,3%; Rất ít 6/18 đạt 33,4%

17


- Soạn, duyệt giáo án online: Thường xuyên 4/18 đạt 22,2% ; Không
thường xuyên 6/18 đạt 33,3%; Rất ít 4/18 đạt 22,2%; Không thực hiện 4/18 đạt
22,3
* Đánh giá chất lượng ứng dụng CNTT qua giảng dạy:
Năm học


Tổng
số giờ
dự

2016-2017

110

45/110 = 41

29/110 = 26,3

16/110 = 14,5

20/110 = 18,2

2017-2018

125

60/125 = 48

30/125 = 24

15/125 = 12

20/125 = 16

2018-2019


185

85/185 = 46

40/185 = 21.6 45/185 = 24,3 15/185 = 8,1

Kết quả
Tốt %

Khá %

TB %

* Khảo sát chất lượng học sinh:
Biết chơi trò chơi
Thích học các phần
trên máy tính và Kidsmat
mềm học sinh trên
máy tính
Số trẻ
%
Số trẻ
%
40/158
25,3
84/158
53,2

Yếu %


Được hoạt động cùng cô
trên máy tính
Số Trẻ
84/158

%
53,2

Vậy trên đây là kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu “Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên
trong việc dạy và học tại trường mầm non Thành Minh 2”
Qua một quá trình nghiên cứu trong năm học, tôi thấy hiệu quả của việc
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là vô cùng tốt. Giúp
cho giáo viên bớt được nhiều thời gian trong việc dạy học.
100% chị em đều có máy tính sách tay nên việc tiếp cận với công nghệ
thông tin cho chị em cũng thuận lợi.
Kết quả đạt thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu
*Ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường mầm non Thành Minh 2 đạt
kết quả như sau:
S
T
T

1
2

Dạy học bằng giáo án điện
18
tử e-learning

Khai thác thông tin qua mạng
18
Internet phục vụ dạy học

Tỷ lệ ( %)

Không thực hiện

Tỷ lệ ( %)

Rất ít

Tỷ lệ ( %)

Không thường xuyên

Tỷ lệ ( %)

Thường xuyên

Các hình thức ứng dụng CNTT-TT
trong day học

Số giáo viên

Các mức độ sử dụng

18

100


0

0

0

0

0

0

13

72,2

3

16,6

2

11,2

0

0

18



3

4

5

Tổ chức học tập, tìm hiểu
18
kiến thức qua mạng Internet

18

100

0

0

0

0

0

0

Dạy học máy tính, qua các
18

phần mềm vui học

12

66,6

4

22,2

2

12,2

0

0

Kiểm tra, khảo sát trẻ qua
18
các trò chơi/máy

12

66,6

4

22,2


2

12,2

0

0

18

100

0

0

0

0

0

0

6 Soạn, duyệt giáo án online

18

- 100% CBGV nhận thức đúng đắn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giáo dục mầm non và áp dụng vào công tác giáo dục mầm non của trường.

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính làm hồ
sơ mở và khai thác mạng intenet.
- 100 % giáo viên biết sử dụng (máy chiếu ) bài giảng điện tử e- learning.
- 100 % giáo viên biết soạn, duyệt giáo án online thường xuyên
- 100% trẻ 4 tuổi, 5 tuổi được vui học Kidsmart và một số ứng dụng khác.
* Chất lượng ứng dụng công nghệ thông qua giảng dạy.:
Sau khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong năm 2018 2019 đạt kết quả như sau:
Kết quả
Tổng số
Năm học
giờ dự
Tốt %
Khá %
TB %
Yếu %
2018 - 2019
200
130/200 = 65 50/200 = 25 20/200 = 10
0
* Chất lượng học sinh:
Chất lượng trẻ thực hiện chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong
năm học 2018-2019.
Kết quả trên học sinh cũng khá thay đổi, đa số trẻ đều hứng thú tập trung và
ham học hỏi trên các trò chơi ứng dụng.
Biết chơi trò chơi trên máy
Thích học các phần
Được hoạt động cùng cô
tính và Kidsmat
mềm học sinh trên
trên máy tính

máy tính
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số Trẻ
%
100/158
63,3
150/158
95
158/158
100
- 100% các cháu ham thích học các tiết học có ứng dụng công nghệ thông
tin. Cụ thể như sau:
- 95 % các cháu thích học phần mềm học sinh trên máy tính.
- 100% trẻ biết sử dụng chuột để chơi trò chơi trên máy tính.
Tuy kết quả đạt chưa triệt để xong đây là kết quả của sự chuyển biến tích
cực có sự thay đổi rõ rệt cho thấy đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng
công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc dạy và học tại trường mầm non
Thành Minh 2” có thể nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó góp phần vào việc
phát triển chung của nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19


3.1. Kết luận:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học là một phương pháp
mới đa hình thức và đang được mọi người quan tâm. Thực hiện công việc này
giúp tôi học hỏi được nhiều kiến thức từ các nguồn thông tin khác nhau trong

quá trình tìm hiểu, nghiên cứu. Mặc khác, việc cho trẻ làm quen tiếp cận công
nghệ thông tin sớm là một phương án tốt nhằm giúp trẻ hình thành thêm cho trẻ
một kỹ năng sống cần thiết trong thời đại công nghệ mở rộng như ngày nay. Tuy
nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng nhiều việc ứng dụng công nghệ thông
tin vì trẻ luôn là trung tâm và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
cũng chỉ là phương tiện giúp cho ta cho việc đạt đến mục tiêu chính là phát triển
toàn diện cho trẻ.
Đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm hiện đang là vấn đề cốt
lõi để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng
nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là
một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài
chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì
khác hơn, là cần tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và
hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ
thông tin.
3.2. Kiến nghị:
- Cần đầu tư, trang bị đầy đủ trang thiết bị và phải đồng bộ để ứng dụng
công nghệ thông tin một cách có hiệu quả.
- Cần tổ chức nhiều hội thi, hội thảo về việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lí và dạy học.
- Không được quá lạm dụng giáo án điện tử, phòng học thông minh vào
hoạt động của trẻ hàng ngày mà phải để cho trẻ luôn được hoạt động và phát
triển toàn diện một cách bình thường...
- Các chuyên gia, các nhà quản lý cấp trên cần đưa ra tiêu chí đánh giá tiết
dạy có sử dụng CNTT, chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở đánh giá một cách
chính xác tránh lạm dụng CNTT một cách tràn lan và hời hợt. Tạo ra thư viện
các bài giảng điện tử có chất lượng giúp giáo viên Mầm non có cơ hội để học
hỏi và tham khảo.

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Tôi rất mong được các cấp lãnh
đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

20


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Hiệu trưởng

Đặng Thị Tuyết

Thạch Thành, ngày 02 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết:

Quách Thị Hiền

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mầm non.
2. Chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non.
3. Tâm lý học lứa tuổi.
4. Đĩa mềm Kidmats.
5. Tài liệu tin soạn giảng giáo án điện tử e-learning của công ty Trí Việt
6. Tài liệu giáo án theo chuẩn COMR
7. Hướng dẫn thực hiện phần mềm lớp học thông minh
8. Hướng dẫn thực hiện kho dữ liệu bài giảng điện tử soạn duyệt giáo án

online trên trang
9. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Spark
21


22


×