Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số giải pháp quản lí chỉ đạo xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, thân thiện an toàn trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.68 KB, 17 trang )

1. Mở đầu:
1.1. Lý do chon đề tài:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt giáo
dục đức, trí, thể, mỹ. Để trẻ được phát triển toàn diện thì phải xây dựng một môi
trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn cho trẻ. Cùng với gia đình, ngôi
trường là ngôi nhà thứ hai của trẻ, là nơi giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho
thế hệ trẻ. Nhưng không phải ai cũng nhận thức một cách đầy đủ, thấu đáo về vai
trò, vị trí đó của môi trường giáo dục thân thiện. Mỗi nhà trường phải xây dựng
cho được một môi trường sư phạm bảo đảm đạt được các yêu cầu về giáo dục.
Hiện nay môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng, rất được quan tâm
của toàn xã hội, môi trường có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. Môi
trường xanh, sạch, đẹp,an toàn tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi
làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Đặc biệt đối với giáo dục mầm non môi trường là
tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường.. Giáo dục môi trường là nhiệm vụ quan trọng
trong việc đào tạo thế hệ ở các trường học và càng được quan tâm ngay từ tuổi ấu
thơ nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen tốt bảo vệ môi trường, đặc biệt
trong cấp học giáo dục mầm non đó là những yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng cho
sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn là tất cả những gì trẻ em
cần để sống. Môi trường sống có ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành nhân cách
con người. Với giáo dục, điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi mà đến trường
trẻ không những lĩnh hội được những tri thức, kiến thức mà còn hình thành nhân
cách kỹ năng sống trong tương lai. Trường học xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an
toàn sẽ tạo ra một môi trường học tập vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với trẻ
mầm non, giúp trẻ càng thêm gắn bó với lớp, với trường cô giáo và bạn bè. Trường
học xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo
dục trẻ có ý thức thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường, tạo bầu không khí thân ái,
quan tâm đến nhau tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình, cộng đồng mà trẻ đang
sinh sống. Đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh,
văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi Mầm Non.


Tuy nhiên hiện nay ở một số trường đã có kế hoạch xây dựng môi trường
xanh, sạch, đẹp nhưng vẫn còn mang tính hình thức chưa thật sự tạo được một môi
trường xanh, đẹp, gần gũi và thân thiện cho trẻ học tập và trải nghiệm. Mà giáo dục
mầm non là thực hiện phương châm: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
“Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống
của trẻ”. Bản thân là một cán bộ quản lý, tôi luôn mong muốn học sinh mình được
học tập, vui chơi trong một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện. Trăn
trở với mục tiêu chung của giáo dục bậc học mầm non là có nhiệm vụ chăm sóc
giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả thể chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều
kiện tốt nhất để trẻ phát triển trong tất cả các môi trường tâm lý - xã hội, môi
trường thiên nhiên và môi trường vật chất. Chính vì sự toàn diện đó mà trong tôi
lúc nào cũng luôn có một suy nghĩ làm thế nào để xây dựng trường mầm non có
một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện . Vì vậy tôi đã quyết định
nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số giải pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi
1


trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn trong trường mầm non Hoằng
Thái”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường
về sự cần thiết phải thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục cho học sinh.
Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên nhân viên đối với việc tạo cảnh quan
môi trường, xây dựng trường mầm non Hoằng Thái ngày một xanh hơn, sạch hơn,
đẹp hơn, thân thiện và an toàn hơn.
Hơn nữa phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về
sức người, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà
trường “Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn”, đẩy mạnh phong trào xã hội
hóa giáo dục.
Đồng thời tạo môi trường vui tươi, lành mạnh, hấp dẫn để thu hút trẻ đến

trường. Từ đó tạo cho trẻ có cơ hội được vui chơi, học tập, được quan tâm, chăm
sóc, nuôi đưỡng, giáo dục, bảo vệ giúp trẻ phát triển toàn diện làm nền tảng cho trẻ
khi bước vào các cấp học tiếp theo và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số giải pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân
thiện và an toàn trong trường mầm non Hoằng Thái”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp quan sát - đàm thoại
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp thống kê toán học.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Trên thực tế có rất nhiều đồng nghiệp đã viết về đề tài này, tuy nhiên mỗi sáng
kiến đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc xây dựng môi trường xanh,
sạch, đẹp, thân thiện, an toàn trong Trường Mầm non, phù hợp với tình hình thức
tế của từng trường. Với đề tài này của tôi, điểm mới là đã phát huy được tính chủ
động, sáng tạo của giáo viên trong giao tiếp, ứng xử và tổ chức các hoạt động giáo
dục trẻ. Sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh,
an toàn cho trẻ. Thu hút được sự tham gia ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh, các
tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện phong trào.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1 Cơ sở lý luận:
Phong trào xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn có ý
nghĩa rất thiết thực trong việc giáo dục ý thức, góp phần hình thành nhân cách tốt
đẹp cho trẻ. Xây dựng cảnh quan sư phạm: Xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn tạo
ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với trẻ, giúp các em
thực sự cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Trường học “Xanh- sạch- đẹp- thân thiện và an toàn”, là nơi huy động có
hiệu quả sự tham gia của học sinh, cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền địa
phương và các đoàn thể, các đơn vị kinh tế và của nhân dân địa phương đồng sức

xây dựng nhà trường. Trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn”, là
việc tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em nhằm khuyến khích học sinh tích
cực hoạt động vui chơi, học tập và được giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự
2


hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. Xây dựng môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp Thân thiện và an toàn” là tạo cho trẻ một môi trường học tập, sinh hoạt vui chơi an
toàn hấp dẫn đối với trẻ. Đồng thời là biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ giúp trẻ nhận thức được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên từ đó
có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Bên cạnh đó còn giúp nhà trường có biện pháp rèn kỹ
năng sống cho trẻ, khích lệ trẻ vui chơi học tập tốt hơn. Xây dựng môi trường
“Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn” không những tác động lớn đến trẻ mà
còn tạo ra một môi trường làm việc đẹp khang trang thân thiện cho các cô giáo có
một tâm lý làm việc an toàn, tự tin từ đó an tâm công tác, tự tin làm việc và tác
động mạnh mẽ đến lương tâm trách nhiệm lòng yêu nghề của các cô giáo. Từ đó
đội ngũ giáo viên sẽ mang hết khả năng và lòng nhiệt tình của mình để giảng dạy
chăm sóc tạo nên được những giờ dạy hấp dẫn có chất lương cao. Xây dựng môi
trường “Xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn” là một trong những yếu tố hết sức
cần thiết, có tác dụng quyết định tạo nên một môi trường học tập tốt góp phần nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
* Thuận lợi:
Trường mầm non Hoằng Thái, trong những năm gần đây luôn được đón
nhận sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, của ngành GD&ĐT
Hoằng Hóa cũng như sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh. Năm
học 2018 - 2019 nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Sân trường có cây xanh bóng mát, bồn hoa cây cảnh.Vườn trường trồng các loại
rau xanh theo mùa cung cấp rau sạch cho trẻ.
Nhà trường có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, đồ dùng trang thiết bị
tương đối đầy đủ, 100% cán bộ giáo viên nhà trường có trình độ đạt chuẩn và trên

chuẩn, có tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động trong
công tác.
* Khó khăn:
- Khuôn viên nhà trường còn hẹp, khuất tầm nhìn.
- Trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa được phong phú.
- Hệ thống cây xanh, hoa, cây cảnh cằn cỗi, số cây bóng mát chưa nhiều. việc
tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động ở các nhóm lớp hiệu quả chưa cao, môi
trường ngoài lớp học chưa được quan tâm nhiều, chưa hình thành thói quen vệ sinh
cá nhân cho trẻ.
- Hoằng Thái là một xã thuần nông, đa số phụ huynh học sinh là người dân
lao động nên ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng, trường học của họ chưa cao,
còn nhiều hạn chế trong việc kết hợp với nhà trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ.
* Kết quả khảo sát thực trạng nhà trường:
+ Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học:
Sân trường có ít cây bóng mát nên sân trường rất nắng.
Toàn bộ hành lang khuôn viên nhà trường chưa có chậu hoa cây cảnh, vườn
thiên nhiên,
Công tác phòng chống cháy nổ, tai nạn thương tích còn nhiều hạn chế. Chưa
có nội quy hướng dẫn sử dụng điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy có nhưng
chưa đảm bảo.
3


Khuôn viên nhà trường chưa có khẩu hiệu, pa-nô, áp phích tuyên truyền đến
học sinh và phụ huynh.
+ Khảo sát về các hoạt động của giáo viên và học sinh trong việc thực hiện
nội dung “Xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn”.
Qua công tác quản lý và thực tế giảng dạy tại trường tôi nhận thấy giáo viên
mới chỉ chú trọng trong việc dạy kiến thức văn hóa mà chưa giáo dục sâu cho học
sinh trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp an toàn,

thân thiện.
Học sinh lớp mẫu giáo lớn mới chỉ biết làm được các việc đơn giản là lau bàn
ăn, xếp dép.
Hơn nữa vẫn còn đa số các trẻ vứt rác bừa bãi như vỏ kẹo, vỏ sữa vào các
bồn cây, một số trẻ 3 tuổi còn vẽ bậy lên tường.
Giáo viên chưa tổ chức được hoạt động ngoại khóa cho trẻ hoạt động như thu
dọn đồ dùng, làm sạch môi trường trong và ngoài lớp.
Bảng khảo sát trẻ mẫu giáo trước khi thực hiện đề tài
Nội dung khảo sát
Trẻ tích cực chủ động tham gia vào các
hoạt động.
Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp và bày
tỏ cảm xúc.
Trẻ thích các trò chơi dân gian.
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường
Trẻ biết sử dụng điện nước tiết kiệm.

Tổng số
trẻ được
khảo sát
230
230
230
230
230
230

Kết quả khảo sát
Đạt

Chưa đạt
TS % TS %
60.
140
90 39.2
8
56.
130
100 43.5
5
69.
160
70 30.5
5
170 74
50
26
150 65
80
35
56.
130
100 43.5
5

Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực
hiện nội dung xây dựng trường lớp “Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn”
tôi đưa ra một số giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà
nhà trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội
dung này trong nhà trường.

2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1: Tăng cường công tác tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục,
huy động mọi nguồn lực để thực hiện phong trào:
Để thực hiên có hiệu xây dựng trường lớp “Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện
và an toàn” phải huy động có hiệu quả các nguồn lực giáo viên, cha mẹ học sinh,
chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong xã, các doanh nghiệp, các nhà
hảo tâm và của nhân dân địa phương, tham gia hỗ trợ để đáp ứng được việc thực
hiện các nội dung phong trào.
Vậy nên việc nâng cao công tác tuyên truyền, phối hợp giữa gia đình và nhà
trường để cùng chăm sóc giáo dục trẻ là một quá trình liên tục lâu dài và có kế
hoạch cụ thể. Trong quá trình đó người làm công tác quản lý không những phải
4


nắm chắc những quy định, những nội dung công việc, những biện pháp quản lí mà
còn phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, hợp lý trong mọi lĩnh vực hoạt động
của nhà trường để có những cách vận động tuyên truyền khéo léo.
Để việc tuyên truyền vận động có hiệu quả tôi đã tham mưu với ban giám
hiệu, các đoàn thể trong nhà trường công tác tuyên truyền thực hiện vào các ngày
lễ như: Ngày hội bé đến trường, ngày 20/11, ngày tổng kết năm học, các hội thi
của trẻ .vv… Đây là thời điểm thích hợp nhất để tuyên truyền vận động. Đối tượng
nhà trường mời tới dự là cán bộ địa phương, các cơ quan đóng trên địa bàn, hội
cha mẹ học sinh, thông qua những ngày lễ và ngày hội đó mọi người đều thấy
được những việc làm thiết thực và đầy ý nghĩa cho con cháu họ, tạo niềm tin cho
các bậc cha mẹ, từ đó các bậc cha mẹ học sinh sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng nhà
trường, vui vẻ nhiệt tình hưởng ứng ủng hộ khi nhà trường cần đến. Với những
doanh nhân thành đạt của xã làm ăn xa chúng tôi vận động bằng thư ngỏ, và gặp
gỡ trao đổi mỗi khi họ về quê.
+ Xây dựng các nội dung tuyên truyền về xây dựng môi trường ở bảng tin
theo từng thời điểm.

+ Dán các khẩu hiệu, hình ảnh tuyên truyền ở góc tuyên truyền của các lớp,
hành lang cầu thang lên xuống.
+ Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã và của các thôn với các nội
dung về xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn.

Hình ảnh: Một số hình ảnh tuyên truyền
Từ các nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú như trên nhà trường
chúng tôi đã vận động xã hội hóa và thu được kết quả như sau:
Lãnh đạo, chính quyền địa phương, nhân dân và cha mẹ trẻ đã hiểu rõ được
tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, thân thiện và an
toàn từ đó mọi người sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng nhà trường, vui vẻ nhiệt tình
hưởng ứng ủng hộ khi nhà trường cần đến.
Nhà trường đã huy động phụ huynh đóng góp ngày công lao động hỗ trợ nhà
trường vệ sinh môi trường, chuyển đồ từ các khu…. Ngoài đóng góp ngày công
phụ huynh còn đóng góp kinh phí vẽ tranh tường trị giá 35.000.000đ, kéo bạt che
nắng, mưa cho các cháu trị giá 42.000.000đ, trồng hai cây vú sữa trị giá
7.000.000đ.
Hình ảnh: Bạt che nắng, mưa
Để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trên tầng hai nhà trường cũng đã huy động được
công ty dụng cụ thể dục thể thao Delta đơn vị đóng trên địa bàn xã hỗ trợ kinh phí
làm rào chắn ở lan can tầng hai trị giá là 20.000.000đ.
Hình ảnh : Rào chắn lan can tầng 2
5


Bên cạnh đó chúng tôi còn kêu gọi các anh rể trong nhà trường góp công xây
dựng được khu vườn rau của bé trị giá 7.000.000đ, vừa đẹp cảnh quan vừa tạo điều
kiện cho trẻ thăm quan được thuận tiện.
Hình ảnh: Vườn rau của bé.
Đặc biệt nhà trường còn được doanh nhân nguyễn Duy Toại một người con của

quê hương Hoằng Thái đang làm ăn sinh sống tại Hà nội hỗ trợ 9 máy điều hoà cho
các lớp trị giá 120.000.000đ.
Hình ảnh: Lễ tiếp nhận tài trợ của doanh nhân Nguyễn Duy Toại
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện
và an toàn.
*Xây dựng lớp học Xanh - Sạch - Đẹp và thân thiện.
+ Chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học xanh:
Cây xanh mang lại một sự sống tươi đẹp một không khí mát mẻ, đặc biệt cây
xanh rất cần thiết cho trường lớp mầm non. Trong trường mầm non cây xanh còn
là những vật mẫu thật, sống động để cho trẻ trực tiếp quan sát, làm quen, khám
phá, tìm tòi. Vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên nhà trường tìm những cây xanh, cây hoa
trang trí trong lớp học.
Tôi đã chỉ đạo hướng dẫn giáo viên trong nhà trường trồng cây xanh trang trí
trong lớp học phải xanh tươi, màu sắc đẹp, không có gai, không có quả độc, không
có sâu bệnh, các cây đó phải gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ, tạo cho
trẻ có cảm giác thân thiện như ở gia đình của mình. Tại đơn vị tôi do nguồn kinh
phí của nhà trường còn hạn hẹp không đủ để mua các chậu hoa, cây cảnh trang trí
cho các lớp. Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên vận động các bậc phụ huynh ủng hộ
nhiều cây cảnh khác nhau cho nhà trường.

Sau đó giúp giáo viên lựa chọn các loại cây đẹp, có màu sắc nổi bật, không có
gai, không có độc tố gây thương tích cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc
với các loại cây đó, nhưng những loại cây đó phải nhiều chức năng khác nhau giúp
trẻ tìm tòi, khám phá phát hiện ra những điều mới lạ, từ đó tích luỹ được kinh
nghiệm cho bản thân. Hơn nữa để góc thiên nhiên luôn xanh đẹp tôi đã chỉ đạo
giáo viên dạy trẻ các kỹ năng chăm bón cây, gieo hạt hàng ngày để theo dõi đặc
điểm phát triển của cây, tưới nước cho cây quan sát cây phát triển giáo dục trẻ biết
yêu quý và bảo vệ cây xanh và có thái độ thân thiện gần gũi với môi trường, trẻ
hiểu được tác dụng của cây xanh làm đẹp cho lớp, cho trường và có tác dụng làm
môi trường xanh đẹp mát mẻ và trong lành.

+ Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi trang trí lớp học tạo sự thân thiện
đối với trẻ.
Để tạo cho trẻ có một môi trường lớp học đẹp, thân thiện lôi cuốn trẻ ngay từ
khi bắt đầu nghỉ hè tôi đã lên kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi
6


trang trí lớp, trang trí các góc. Tôi đã hướng dẫn chỉ đạo giáo viên rõ ràng cụ thể
cho từng việc làm đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp. Cụ thể: Tôi cho giáo viên rà soát
lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, lên ý tưởng trang trí các góc theo chủ đề.
Những đồ nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm bổ sung, đồ chơi nào cần phải
bổ sung trước đồ chơi nào cần làm sau để từ đó có hướng chuẩn bị các nguyên vật
liệu cho phù hợp. Tôi tham mưu với hiệu trưởng nhà trường mua nguyên vật liệu
cho giáo viên làm trong hè vì nghỉ hè giáo viên có quỹ thời gian nhiều hơn.
Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn đã có tôi chỉ đạo giáo viên ở các lớp
kêu gọi sử ủng hộ của các bậc phụ huynh mang tới những nguyên vật liệu ở dạng
phế liệu sẵn có như: thùng catton, xốp, đĩa vi deo cũ, giấy báo có trong bìa quảng
cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ sò,
ống chỉ, khối gỗ…Yêu cầu tất cả những nguyên vật liệu này phải đảm bảo an toàn
về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ
những nguyên vật liệu trên cô và trẻ có thể làm ra rất nhiều sản phẩm phù hợp với
từng chủ đề trong tháng.
Những sản phẩm làm ra gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ từ đó mới
kích thích được tính tích cực hoạt động của trẻ.
Hình ảnh: Đồ chơi cô giáo tự làm để trang trí lớp
Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên trang trí các mảng hoạt động theo chủ đề
các góc chơi bằng những hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh, gần gũi với cuộc sống hằng
ngày, những hình ảnh ấy mang tính giáo dục thẩm mỹ cao có tính giáo dục để kích
thích tính tích cực của trẻ.
Từ những nguyên vật liệu như xốp mầu, ống hút …tôi đã hướng dẫn giáo viên

tạo thành một bảng “Bé chăm đến lớp”. Bảng bé đến lớp là hình ảnh những quả
quen thuộc gần gũi với trẻ nhìn ngộ nghĩnh và đáng yêu. Mỗi buổi sáng đến lớp
các bé sẽ gắn hình của mình vào vị trí tổ của mình, nếu hình bạn nào chưa được
gắn lên là bạn đó nghỉ học ngày hôm đó. Hoạt động này không những giúp cho
giáo viên dễ dàng kiểm soát được số cháu đi và số cháu nghỉ học ngày hôm đó, mà
còn giúp trẻ cảm thấy thích thú đến lớp để được gắn ảnh của mình lên quả xinh
xắn đó. Hơn nữa, hoạt động này còn tạo mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ, sự
quan tâm giúp trẻ phát hiện ra những bạn nghỉ học ngày hôm đó và nhớ tên các bạn
trong tổ, trong lớp của mình.

Hình ảnh: Bảng bé chăm đến lớp
Để trẻ hứng thú, vui vẻ hơn khi đến trường, đến lớp tôi đã tham mưu với ban
giám hiệu nhà trường chỉ đạo các lớp tổ chức sinh nhật cho những trẻ sinh trong
tháng. Bởi trong hoạt động này không những tạo nên mối quan hệ gắn bó, thân
thiết giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ mà còn giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương
của cô giáo, sự quan tâm của bạn bè đối với mình. Từ đó tạo dựng được lòng tin
đối với trẻ, khiến trẻ rất vui và thích đi học.


7


Hình ảnh: Bảng mừng sinh nhật
Tương tự ở tất cả những mảng trang trí khác tôi cũng chỉ đạo giáo viên trang
trí các hình ảnh thật ngộ nghĩnh gần gũi thật đẹp màu sắc trang trí hài hòa, dễ hiểu,
đơn giản mà lại lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, thân thiện như ở gia
đình mình.
+ Chỉ đạo giáo viên trang trí góc hoạt động chung và các góc chơi theo chủ
đề và bằng chính sản phẩm của trẻ.
Chuẩn bị bước vào mỗi chủ đề mới tôi chỉ đạo giáo viên tận dụng các sản

phẩm của trẻ làm ra để trang trí vào các góc chơi trong lớp học. Sản phẩm của trẻ
tạo ra giáo viên đã tận dụng các sản phẩm này trang trí xung quanh lớp theo chủ
đề, ở một số góc của lớp để làm nổi bật chủ đề đang thực hiện. Từ các sản phẩm
của trẻ tạo ra mà môi trường trong lớp sinh động thân thiện hơn. Đồng thời giúp
trẻ cảm thấy thoải mái, tự hào về những sản phẩm của mình làm ra, từ đó tạo cho
trẻ sự phấn khởi, tích cực tự tin mạnh dạn hoạt động hơn ở các giờ học tiếp theo, ở
các chủ đề sau.
Hình ảnh: Sản phẩm của cô và trẻ dùng để trang trí lớp
Những hình ảnh trang trí đó tôi chỉ đạo giáo viên phải đảm bảo vừa tầm mắt
quan sát của trẻ để trẻ có thể giao lưu, trò chuyện về sản phẩm của bạn và của
mình. Từ đó cũng tạo cho trẻ những mối quan hệ thân thiện, đoàn kết giúp nhau
giữa trẻ với trẻ, giúp trẻ ngày càng thêm gắn bó, gần gũi, quan tâm lẫn nhau hơn .
+ Chỉ đạo giáo viên bố trí, sắp xếp các góc chơi phù hợp với trẻ.
Trong lớp học cần phải bố trí, sắp xếp các góc chơi phù hợp, linh hoạt để trẻ
dễ lấy, dễ quan sát. Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với trẻ và phải
thay đổi nội dung phù hợp với từng chủ đề. Tôi đã chỉ đạo giáo viên bố trí các góc
chơi hợp lý, Góc hoạt động yên tĩnh cần bố trí xa góc ồn ào, góc thư viên , tranh
cần bố trí nơi có nhiều ánh sáng. Các góc hoạt động có danh giới rõ ràng có lối đi
cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi: VD: Sử dụng giá đựng
đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho các góc chơi. Ranh giới các góc không che
tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên. Bố trí sắp xếp các góc
chơi phù hợp với nhu cầu hoạt động của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương
trình tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ để được nhiều
hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Tên hoặc ký hiệu góc chơi đơn
giản gần gũi với trẻ VD: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách.
Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên... Các góc có khoảng
rộng cách nhau hợp lý để trẻ hoạt động thoải mái và đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Hình ảnh: Các góc chơi trong lớp.
Hơn nữa tôi đã chỉ đạo giáo viên thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo

cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú cho trẻ học tập và vui chơi. Góc đồ chơi phải
phục vụ thật sự cho việc học hỏi của trẻ, chứ không phải để trang trí. Trẻ phải
8


được tự học theo hứng thú cá nhân và tổ chức hoạt động vui chơi, tự lựa chọn đồ
chơi yêu thích cho mình, trẻ có thể tự hoạt động mà không cần sự hướng dẫn của
cô giáo, vì vậy các đồ dùng, đồ chơi trong các góc phải phong phú và được sắp đặt
vừa tầm với trẻ để trẻ tự lấy, tự cất.
Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp phải có tính mở và đảm bảo an toàn cho trẻ,
không sắc nhọn, không độc hại được bảo dưỡng định kỳ, sữa chữa kịp thời, tạo
hình ảnh và ấn tượng riêng của trường lớp, tạo cho trẻ một tâm thế vui vẻ và hứng
thú tham gia các hoạt động trong lớp. Sự thân thiện với môi trường trong lớp chính
là tạo cho trẻ sự gần gũi, thích thú khi đến trường. Mỗi đồ dùng, đồ chơi phải phù
hợp với mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ đề, kích thích trẻ phát triển các lĩnh
vực vận động, nhận thức tình cảm và mối quan hệ xã hội.
*Xây dựng môi trường ngoài lớp học xanh sạch, đẹp và an toàn cho trẻ.
+ Chỉ đạo xây dựng trường học xanh, đẹp
Một ngôi trường xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi ngày đến
lớp, các cháu được vui chơi dưới bóng cây và ngắm những bông hoa đẹp để các
cháu có cảm giác vui tươi, thích thú mỗi khi được ra sân chơi. Chính vì vậy ngay
từ đầu năm học tôi đã tham mưu cho hiệu trưởng huy động giáo viên trong trường
góp cây cảnh để trồng. Tôi còn chỉ đạo giáo viên dùng lốp xe ô tô sơn các màu để
trồng hoa mười giờ, hoa sam, hoa bỏng và một số loại cây cảnh khác.
Hình ảnh: Sử dụng lốp xe trồng hoa, cây cảnh
Và để cây cảnh luôn được xanh tươi tốt giao cho Công đoàn phân công các
nhóm chăm sóc bồn hoa, cây cảnh hiện việc tưới cây hàng ngày, bón phân chăm
sóc, cắt tỉa cây nhất là vào mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tươi và phát
triển tốt.
Công tác chỉ đạo đã thực hiện được thành công giúp cho hệ thống cây cảnh,

cây xanh của nhà trường luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên
nhà trường mát mẻ, sảng khoái và rất đẹp thu hút kích thích được trẻ đến trường
học tập và khám phá.
+ Chỉ đạo xây dựng trường học sạch:
Hình ảnh: Sân trường sạch các cháu vui chơi
Sân trường là bộ mặt đầu tiên đập vào mắt mọi người mỗi khi bước vào nhà
trường sân trường sạch hay bẩn nó phản ánh một phần nội dung giáo dục của
trường đã đạt được hiệu quả hay chưa. Để thực hiện tốt được nội dung này tôi đã
tham mưu, chỉ đạo phối hợp với ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm lớp như
sau:
Hợp đồng quét sân trường và thu gom rác thải hằng ngày với bảo vệ nhà
trường.
Chỉ đạo toàn trường vào cuối giờ chiều thứ sáu hàng tuần quét sân trường,
làm vệ sinh khai thông cống rảnh, nước thải không có hố nước đọng gây ô nhiễm
và ruồi muỗi sinh sản. Chỉ đạo giáo viên lau chùi nhà vệ sinh thường xuyên, nhà vệ
9


sinh của trẻ phải luôn sạch sẽ không có mùi hôi tránh trơn trượt. Bố trí sắp xếp cho
giáo viên toàn trường làm lao động nhỏ cỏ, chăm sóc, cắt tỉa cây…

Hình ảnh: Giáo viên lao động quét sân trường
Mặt khác tôi còn chỉ đạo giáo viên vào các giờ hoạt động ngoài trời giáo viên
lồng ghép cho trẻ vệ sinh sân trường như nhặt lá khô, nhỏ cỏ… Vì vậy mà trường
Mầm non Hoằng Thái luôn có một khuôn viên sạch và đẹp.
+ Chỉ đạo xây dựng trường học an toàn:
Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung xanh, sạch, đẹp thì tôi đặc biệt chú ý
đến yêu cầu và quy định về an toàn trong nhà trường.
Trước hết phối hợp ban giám hiệu nhà trường kiểm tra lại các đồ chơi ngoài
trời kịp thời sửa chữa, hạn chế trẻ vấp ngã gây thương tích trong trường.

Kiểm tra lại các thiết bị sử dụng điện, vị trí đặt công tắc đủ cao khỏi tầm tay
với học sinh, đảm bảo quy định về an toàn điện
Phối hợp bảo vệ cắt tỉa, chặt bớt cành cây xanh trong sân trường trong mùa
mưa bão.
Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn dạy các cháu không sờ tay vào lỗ ổ cắm điện,
không xô đẩy nhau khi đi lên xuống cầu thang, không tranh giành đồ chơi khi chơi
ngoài trời, không chơi dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn, bước đầu được làm quen
có ý thức chấp hành luật giao thông, khi tham gia giao thông bằng xe máy phải đội
mũ bão hiểm. Quy định cụ thể chỗ để xe cho phụ huynh khi đưa và đón trẻ (không
chạy xe trong sân trường).
Hàng tháng phối hợp ban giám hiệu kiểm tra và vệ sinh hệ thống nguồn nước
nhằm đảm bảo vệ sinh về nguồn nước ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiểm tra hệ thống phòng chống cháy nổ.
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên giáo dục ý thức học sinh giữ gìn môi trường trong
ngoài lớp xanh, sạch, đẹp thông qua các hoạt động.
Để một ngôi trường luôn xanh, sạch, đẹp thì công tác giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho trẻ là rất cần thiết vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo
viên xây dựng kế hoạch lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong các hoạt
động như:
* Đối với hoạt động học:
Lồng ghép vào các tiết cho trẻ khám phá khoa học, hoặc các tiết văn học, tạo
hình, âm nhạc…gắn với từng đề tài cụ thể và tùy theo chủ đề và coi đó là một phần
mục tiêu của hoạt động. Giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ
môi trường, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ
đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi
trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường giúp học sinh biết
yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và hơn
nữa biết cách chăm sóc, giữ gìn ngôi trường mình học tập vui chơi luôn xanh sạch
hơn.
* Đối với hoạt động vui chơi

10


Ngoài việc giáo dục ý thức của trẻ về bảo vệ môi trường lồng ghép trong tiết
học tôi còn hướng dẫn giáo viên giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động chơi.
Bởi vì hoạt động vui chơi có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của trẻ mầm non
nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói riêng. Thông qua vai chơi,
hoàn cảnh chơi, các tình huống chơi trẻ biết phân biệt những hành vi đúng, sai
trong việc bảo vệ môi trường, từ đó có ý thức đúng đắn đối với môi trường sống.
- Hoạt động chơi ngoài trời: đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với đa dạng các đối
tượng về môi trường: cỏ, cây, hoa, lá, các hiện tượng thiên nhiên xung quanh trẻ.
Trong quá trình quan sát môi trường, tôi chỉ đạo giáo viên dùng biện pháp đàm
thoại, tạo tình huống có vấn đề để trẻ tự giải quyết vấn đề đó. Ví dụ: khi cho trẻ
quan sát cây xanh trong sân trường cô trò chuyện cùng trẻ về điều kiện sống của
cây, lợi ích của cây đối với môi trường, với cảnh quan của sân trường.Cô hỏi trẻ:
Cây sống được là do đâu? Muốn cây xanh tốt chúng ta phải làm gì? Cô đặt tình
huống: “Nếu không có cây ở sân trường thì sân trường sẽ như thế nào”? Hay
“Những gốc cây này trông sẽ như thế nào nếu không có những cây hoa này”? Hoặc
giáo viên cho trẻ nhặt lá rụng để làm đồ chơi, những lá cây nào không chơi được
thì bỏ vào thùng rác để làm sạch sân trường. Trong quá trình hoạt động cô nhắc
nhở trẻ bảo vệ bồn hoa, cây cảnh như không hái hoa, không ngắt lá, bẻ cành,
không giẫm đạp lên bồn cây… Chính những câu hỏi, lời dẫn dắt, nhắc nhở của
giáo viên dần hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ chăm sóc cây xanh.
Hình ảnh: Cô tổ chức hoạt động chơi ngoài trời
Trong hoạt động này, trẻ còn được chơi nhiều trò chơi dân gian như: Lộn cầu
vồng; Rồng rắn lên mây; chi chi, chành chành, mèo đuổi chuột… Thông qua các
trò chơi dân gian, trẻ thuộc được nhiều bài ca da, đồng dao. Và thông qua các trò
chơi đó giúp mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với các bạn được gần gũi, thân
thiện hơn.
Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi dân gian

- Hoạt động chơi ở các góc: Căn cứ vào nội dung giáo dục cô sắp xếp các góc
chơi phù hợp, thu hút trẻ vào các góc chơi. Trong quá trình chơi, cô đưa các tình
huống về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để trẻ trải nghiệm như: đóng vai bác
nông dân chăm sóc vườn rau; cô lao công đang quét dọn đường phố… Tất cả
những tình huống, vai chơi, hoàn cảnh chơi giáo viên đều có thể tạo cơ hội để trẻ
được trải nghiệm. Thông qua các trò chơi: trò chơi xây dựng, trò chơi học tập giáo
viên lồng ghép các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
* Lồng ghép thông qua hoạt động lao động.
Ở trường mầm non, hoạt động lao động rất có ý nghĩa đối với trẻ. Ngoài việc
giúp trẻ phát triển thể chất, hoạt động lao động còn giúp trẻ yêu quý hoạt động lao
động và được tiếp xúc nhiều với môi trường. Đây là phương tiện rất tốt để trẻ được
trải nghiệm như trồng cây, chăm sóc tưới nước, nhổ cỏ, lau lá cho cây. Hằng tuần
11


cô cùng trẻ lau chùi đồ dùng, đồ chơi, giá góc…Trong quá trình trẻ trải nghiệm đó
cô hướng dẫn, giảng giải, giải thích, định hướng cho trẻ những hành vi bảo vệ môi
trường và trẻ được khắc sâu và nhớ lâu hơn.
Hình ảnh: Trẻ nhặt lá rụng

Hình ảnh : Trẻ chăm sóc cây

* Lồng ghép thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh.
Bên cạnh đó, tôi cũng đã chỉ đạo giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
thông qua các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. Thông qua các công việc hàng ngày như
ăn, ngủ, vệ sinh cũng là một cơ hội tốt để trẻ được trải nghiệm. Trong khi ăn dạy
trẻ phải có thói quen ăn uống văn minh, sạch sẽ, không rơi vãi, biết nhặt cơm rơi
vào đĩa. Không nói chuyện trong khi ăn. Trẻ tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau mặt sau khi ăn cũng là một cách
bảo vệ môi trường xung quanh trẻ. Vì vậy, việc để cho trẻ tự trải nghiệm những

hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ cũng có vai trò lớn đối với việc giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho trẻ.
Hình ảnh: Trẻ rửa tay trước khi ăn
Mặt khác tôi đã chỉ đạo giáo viên lồng ghép nhắc nhở học sinh có thói quen
vệ sinh văn minh như bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, không vẽ
bậy lên tường lớp học, để giày dép, đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua một năm thực hiện ‘Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và
an toàn trong trường mầm non Hoằng Thái” tôi nhân thấy rằng với sự nổ lực của
lãnh đạo nhà trường, của tập thể giáo viên, nhân viên, của các cháu học sinh cùng
với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn
xã đã thu được kết quả đáng mừng:
*Công tác xã hội hóa
Công tác xã hội hóa được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương các ban
ngành trên địa bàn xã, cha mẹ học sinh hưởng ứng tích cực và tin tưởng, yên tâm
tuyệt đối vào sự giáo dục trẻ tại trường.
*Về cảnh quan
Trường có môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, thân thiện đảm bảo điều kiện cho trẻ
hoạt động học tập và vui chơi.
Có thêm cây bóng mát, xây dựng được vườn rau sạch cho trẻ khám phá trải
nghiệm. Có đủ nhà vệ sinh cho GV và HS hàng ngày được giữ gìn sạch sẽ.
Cô và trò được làm việc, học tập, vui chơi trong một bầu không khí trong lành
thân thiện và an toàn.
Toàn bộ hành lang khuôn viên nhà trường đã có chậu hoa cây cảnh, đã xây
dựng được vườn rau của bé, lan can tầng hai đã có rào chắn an toàn. Công tác
phòng chống cháy nổ, tai nạn thương tích đã có kế hoach cụ thể. có nội quy hướng
dẫn sử dụng điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy đã có bình chữa cháy đầy đủ
đảm bảo. Sân trường không có rác, bồn hoa cây xanh đã phát triển tốt tạo được môi
trường học tập, vui chơi cho trẻ. Lớp học được trang trí khoa học, đẹp mắt, gần gũi
với trẻ. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy được trang bị đầy đủ đúng theo quy định.

12


* Đội ngũ giáo viên
Phấn khởi yên tâm công tác trong khi được phục vụ trong một ngôi trường thân
thiện, có khả năng truyền thụ, rèn luyện kỹ năng sống về giáo dục bảo vệ môi
trường. Vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho trẻ thái độ và hành
động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
*Về trẻ
Trẻ được trang bị kiến thức bảo vệ môi trường một cách thường xuyên và có
hiệu quả.
Thông qua các biện pháp giáo dục trẻ đã tích cực chủ động tham gia vào các
hoạt động. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. Biết bày tỏ cảm xúc và nhu cầu
của bản thân với cô và các bạn. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ
sinh sân trường, đi vệ sinh đúng nơi quy định. Biết bỏ rác vào thùng rác. Không
khạc nhổ bừa bãi, biết tránh những nơi nguy hiểm cho bản thân. Biết làm được các
việc đơn giản như lau bàn ăn, xếp ghế gọn gàng sau khi ăn xong. Sắp xếp giá dép
ngăn nắp gọn gàng, không còn tình trạng trẻ vứt vỏ kẹo, vỏ sữa vào các bồn cây
hay vẽ bậy lên tường. Có ý thức tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt.
Đối với học sinh mẫu giáo ngoài kiểm tra thực hành vệ sinh cá nhân như rửa
tay, rửa mặt, vệ sinh bàn ăn,…. Tôi đã tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập như
gạch bỏ hành vi ảnh hưởng xấu đến môi trường, hay gạch bỏ những hành vi sai.
Hình ảnh: Bài khảo sát ở trường Mầm non Hoằng Thái
Bảng khảo sát trẻ mẫu giáo sau khi thực hiện đề tài
Tổng số
Kết quả khảo sát
Nội dung khảo sát
trẻ được
Đạt
Chưa đạt

khảo sát TS % TS %
Trẻ tích cực chủ động tham gia vào các
95.
230
220
10 4.3
hoạt động.
7
Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp và bày
91.
230
210
20 8.6
tỏ cảm xúc.
4
Trẻ thích các trò chơi dân gian.
230
225 98
5
2
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
230
225 98
5
2
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường
230
218 95
12
5

Trẻ biết sử dụng điện nước tiết kiệm.
91.
230
210
20 8.6
4
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1. Kết luận.
Trường mầm non là cái nôi đầu tiên cho trẻ em bắt đầu cuộc sống học tập vui
chơi và phát triển. Đặc biệt với trẻ mầm non cần phải tiếp thu những tri thức một
cách khoa học và có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và
phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới. Môi trường giáo
dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau
này. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc
giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Trẻ phải được giáo dục
toàn diện để phát triển các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm
13


xã hội. Trường học xanh, sach, đẹp thân thiện là nơi không chỉ tạo điều kiện cơ hội
cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, an toàn, nơi đó trẻ
phải được đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ và
tích cực tham gia vào quá trình học tập để phát triển nhận thức một cách toàn diện.
Vì vậy việc tạo môi trường xanh, sạch thân thiện, an toàn, lành mạnh ở trường
mầm non là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và rất cần thiết, nhằm tạo
điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích,
theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc
sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung góp phần thực hiện
tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non một cách toàn diện.
3.2. Kiến nghị.

Để tiếp tục thực hiện các biện pháp trên có hiệu quả, phát huy những thành
tích đạt được vào trong hoạt động thực tiễn, dựa vào điều kiện thực tế của trường
tôi xin đề xuất những việc sau:
* Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT:
- Tham mưu với các cấp có thẩm quyền tuyển dụng thêm giáo viên để đáp
ứng nhu cầu thiếu giáo viên nhằm giảm áp lực cho giáo viên.
- Tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi cho giáo viên mầm non.
- Hàng năm tổ chức hội thảo về SKKN để CBGV được trao đổi, học hỏi lẫn
nhau những kinh nghiệm hay trong quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chăm
sóc, giáo dục trẻ.
Tổ chức cho các trường đi thăm quan học tập lẫn nhau về việc xây dựng môi
trường trong và ngoài lớp học.
* Đối với trường mầm non:
- Nhà trường đầu tư mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, trang
thiết bị cho các lớp học để kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực.
- Tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư xây dựng sân khấu ngoài
trời, vườn cổ tích, tạo cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động .
- Tổ chức cho giáo viên trường được đi tham quan học tập môi trường lớp học
của các trường bạn.
- Làm tốt công tác phối hợp gia đình, nhà trường, địa phương nhằm xây dựng
môi trường xanh, sạch, thân thiện.
Trên đây là một số giải pháp trong quá trình chỉ đạo "Xây môi trường xanh,
sạch, đẹp, thân thiện và an toàn trong trường mầm non Hoằng Thái" bản thân
tôi mong được sự góp ý của hội đồng khoa học nghành để nhà trường chỉ đạo tốt
hơn trong những năm học tiếp theo.

14


XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoằng Thái, ngày 02 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Đào

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non của TS Trần
Thị Ngọc Trâm - TS Lê Thu Hương - PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết (Đồng chủ biên).
2. Tài liệu BDTX cán bộ quản lý giáo viên mầm non năm học 2018 - 2019
của BGD&ĐT.
3. Chỉ thị số 40/20082CTBGDĐT ngày 22 tháng 07 năm 2008 của Bộ giáo
dục đào tạo về việc phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực.
4. Thông tư số 13/2010/TT - BGDĐT ngày 25/04/2010 ban hành quy định về
xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục
mầm non.
5. Công văn 7043/BGD ĐT - CTHSSV của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
ngày 23/10/2012 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào thi đua Xây
dựng trường học thân thiện hoạc sinh tích cực.
6. Nghị định số 80/2017/NĐ - CP ngày 17/07/2017 quy định về môi trường
giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
7. Tập san giáo dục Mầm Non Thanh Hoá.

15



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Đào
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Hoằng Thái.
TT

1

2

3

4

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5
tuổi học tốt môn làm quen với
môi trường xung quanh.
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng hình thành các biểu
tưởng toán học sơ đẳng cho trẻ
5 - 6 tuổi
Một số biện pháp chỉ đạo giáo
viên tạo môi trường trong lớp
học cho trẻ hoạt động tích cực,
có hiệu quả
Một số biện pháp nâng cao chất

lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm ở trường Mầm non
Hoằng Thái.

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại (A,
Tỉnh...)
B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng
GD&ĐT

B

2003 - 2004

Phòng
GD&ĐT

B

2012 - 2013

Phòng

GD&ĐT

C

2014 - 2015

Sở
GD&ĐT

C

2016 - 2017

16


17



×