Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phát triển kinh tế biển bền vững nhằm nâng cao công tác quản lý,bảo vệ môi trường vùng biển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.45 KB, 11 trang )

Phát triển kinh tế biển bền vững nhằm nâng cao công tác quản lý,
bảo vệ môi trường vùng biển Việt Nam
Mở đầu
Các hệ sinh thái vùng biển và ven bờ nhiệt đới có năng suất và đa dạng sinh học cao.
Đây là nơi sinh sống của khoảng một phần ba các loài cá [5] và bao gồm các môi trường sống
đa dạng từ rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển đến môi trường biển và cửa sông. Sự
đa dạng về nguồn tài nguyên đã thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh chóng. Dân số người ở các
khu vực ven biển đang gia tăng [2] kéo theo đó là các ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải
sản, dịch vụ và khai thác tài nguyên vùng biển và ven bờ. Hệ qủa là môi trường ven biển và
biển đang bị suy thoái nghiêm trọng do sự ảnh hưởng của con người, từ việc khai thác quá
mức, phú dưỡng và ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
Biển và vùng ven bờ biển Việt Nam đang dần mất đi giá trị vốn có của nó và đối tượng
chịu tác động lớn nhất là những cộng đồng dân cư ven biển, phụ thuộc vào biển. Khi môi
trường biển bị mất đi, đa dạng sinh thái bị đe dọa, nguồn sinh kế khai thác từ biển sẽ không
còn sẽ tạo ra những vấn đề có thể xóa sổ cả một cộng đồng phụ thuộc vào nó. Vấn đề cấp
thiết trong quản lý là tìm ra mối liên kết giữa phát triển kinh tế biển bền vững và môi trường
vùng biển và ven bờ.
Trên thực tế, trong bối cảnh mới của thế giới với nhiều biến động lớn cả về môi trường
tự nhiên và xã hội, thì mối liên hệ giữa biển, việc thực thi các chiến lược, chính sách về biển
của các quốc gia để đảm bảo phát triển bền vững cần được nhìn nhận một cách thấu đáo hơn.
Bài viết trình bày nhận thức chung về biển trên thế giới; phân tích làm rõ sự phát triển bền
vững kinh tế biển và quản lý biển; các vấn đề cần giải quyết; từ đó nêu lên kết luận về phát
triển kinh tế biển bền vững ở Việt Nam.
1. Nhận thức chung về biển
Tầm quan trọng của biển đối với sự sống và đối với phát triển kinh tế - xã hội của hầu
hết các quốc gia trên thế giới đã được thừa nhận rộng rãi. Thế nhưng những hiểu biết của con
người về biển vẫn còn rất hạn chế, cho dù những tiến triển nhanh chóng của khoa học, công
nghệ thời gian gần đây đã cung cấp nhiều công cụ, phương tiện hiện đại hơn để nghiên cứu,
tìm hiểu về biển. Ngoài ra, cho dù con người ngày càng có nhiều khám phá mới, có nhiều
thông tin hơn về biển, môi trường biển, nhưng những kiến thức mới này vẫn rất ít được phổ
biến đến với công chúng và chưa được quan tâm đúng mức. Hệ quả là, mối liên hệ đặc biệt


giữa biển và vấn đề phát triển bền vững, nhất là ở các nước đang phát triển ven biển, ở chừng
mực nhất định vẫn chưa được chú ý đánh giá cho thật đầy đủ.
Với sự ra đời của các tổ chức môi trường toàn câu và các hội nghị liên quan, nhận
thức chung của các quốc gia về vai trò của biển tiếp cận từ góc độ tự nhiên cũng như xã hội
đều đã cải thiện đáng kể. Chính sách của các nước, nhất là các nước đang phát triển khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương đã ghi nhận rằng, nếu không giám sát một cách lâu dài với tầm
nhìn dài hạn đối với các hệ thống sinh thái toàn cầu, thì các nhà lập chính sách sẽ không thể
có được các thông tin hữu ích phù hợp để từ đó đưa ra các quyết sách đúng đắn phục vụ phát
triển bền vững. Các nhà lãnh đạo thế giới đã thừa nhận sự cần thiết phải khởi động và điều
phối, duy trì một mạng lưới quan trắc toàn cầu về các vấn đề môi trường và phát triển bền
vững. Trong mạng lưới này, hệ thống quan trắc đại dương toàn cầu (GOOS) là một cấu phần
không thể thiếu nhằm tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các quốc gia có biển đề giải quyết các
vấn đề toàn cầu. Những diễn biến mới đây cho thấy, các quốc gia đã có sự nhất trí cao hơn
1


nữa khi chia sẻ nhận thức chung về biển và các mục tiêu phát triển [1]. Sự ra đời mới của các
tổ chức bảo vệ môi trường biển, hợp tác kinh tế biển và các diễn đàn đối thoại giữa các quốc
gia về phát triển kinh tế biển bền vững phần nào cho thấy các vấn đề về biển đang thực sự
được quan tâm.
Như vậy, nhận thức của các quốc gia trên thế giới về biển và yêu cầu phải khai thác,
sử dụng các nguồn lực từ biển một cách bền vững đã có nhiều chuyển biến tích cực trong
những năm gần đây. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia, yêu cầu phải tiếp cận tới biển, các nguồn lực của biển và các hoạt động kinh tế,
xã hội khác đã tạo ra sức ép rất lớn tới các hệ thống sinh thái biển - từ đánh bắt cá quá mức
đến khai thác tài nguyên biển thiếu bền vững, hủy hoại các vùng bờ biển và vấn đề ô nhiễm
môi trường, v.v.. Thực trạng này đòi hỏi tiếp tục phải có hợp tác quốc tế hiệu quả hơn nữa để
bảo vệ môi trường biển và thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực biển một cách có trách nhiệm
theo hướng phục vụ cho hiện tại, nhưng đồng thời cũng tính tới yêu cầu của các thế hệ tương
lai.

2. Phát triển bền vững kinh tế biển và quản lý biển
Trong những năm gần đây, khi Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên có những
động thái mạnh mẽ hơn, đưa ra các cam kết rõ ràng hơn về các mục tiêu phát triển bền vững,
trong đó có mục tiêu liên quan tới biển thì vấn đề phát triển bền vững biển đã được nhìn nhận
một cách nghiêm túc. Các thách thức lớn mang tính toàn cầu trong lĩnh vực này (như vấn đề
ô nhiễm môi trường biển, suy thoái hệ sinh thái biển, an ninh hàng hải, v.v.) đã được đặt vấn
đề một cách mạnh mẽ hơn và đòi hỏi cộng đồng quốc tế có hành động quyết liệt hơn để phối
hợp giải quyết. Thực tế thì các mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc về bảo tồn và sử dụng
bền vững biển, đại dương cũng đã từng bước được cụ thể hóa trong chiến lược biển của nhiều
quốc gia. Kinh tế biển và quản lý biển là các nội hàm quan trọng để các quốc gia thực thi
chính sách phát triển bền vững.
Về kinh tế biển, thời gian gần đây, trên thế giới thường được nhắc tới bằng thuật ngữ
nền “kinh tế xanh” (blue economy) trong tương quan với “tăng trưởng xanh dương” (green
growth), với hàm ý nhấn mạnh tới tính bền vững và bảo vệ môi trường. Tuy đã được đề cập ở
nhiều góc độ khác nhau, nhưng đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là kinh tế
biển. Kinh tế biển hướng tới mở rộng giới hạn kinh tế của các quốc gia ven biển vượt ra
ngoài lãnh thổ trên đất liền. Kinh tế biển có hàm ý là một nền kinh tế bền vững dựa vào môi
trường biển cùng hệ sinh thái biển liên quan tới đa dạng sinh học, các nguồn gen của sinh vật
biển và các nguồn tài nguyên biển. Một khái niệm khác cho rằng, kinh tế biển bao gồm các
hoạt động kinh tế theo ngành và liên ngành liên quan tới biển, đại dương và các đường bờ
biển. Kinh tế biển còn bao gồm các hoạt động hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cần thiết đối với sự
vận hành của các ngành nghề này được bố trí ở bất kỳ đâu, có thể ngay ở các quốc gia không
có biển.
Trên thực tế, đã và đang có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế biển, nhưng với bối
cảnh phát triển mới hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có sự đồng thuận về một
quan điểm, một tầm nhìn chung; đó là phải chú trọng hơn tới phát triển kinh tế (biển) xanh.
Khái niệm kinh tế biển xanh về bản chất là trùng hợp với kinh tế biển nhưng nhấn mạnh hơn
tới trụ cột môi trường, được các quốc gia công nhận là giải pháp phát triển bền vững biển và
từng bước trở thành yêu cầu bắt buộc trong các chiến lược, chính sách phát triển. Kinh tế biển
xanh được hiểu là “sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, đại dương nhằm mục tiêu

tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế, đồng thời bảo tồn sức khỏe của các hệ sinh thái biển,
đại dương” [6].

2


Kinh tế biển đã thực sự trở thành nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược biển
của các quốc gia. Thống kê sơ bộ cho thấy, giá trị của kinh tế biển trên toàn thế giới được ước
tính lên tới 6 nghìn tỷ USD mỗi năm và hơn 3 tỷ người đang sinh sống ven biển, coi biển và
vùng ven biển là môi trường sống quan trọng hàng đầu của mình. Các ngành kinh tế biển
(xem bảng 1), trong đó các ngành mới nổi là những ngành kinh tế biển, tuy mới hình thành
trong thời gian chưa lâu, nhưng đang có tốc độ phát triển rất nhanh dựa trên cơ sở ứng dụng
các thành tựu công nghệ mới nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây cũng là
những ngành nghề đáp ứng tốt hơn yêu cầu về phát triển bền vững.
Bảng 1: Các ngành kinh tế biển [7]
Các ngành truyền thống
Các ngành kinh tế biển mới nổi
- Đánh bắt cá
- Nuôi trồng thủy sản trên biển
- Chế biến hải sản
- Khai thác dầu và khí vùng biểu sâu và rất
- Cảng biển
sâu
- Đóng tàu và sửa chữa tàu biển
- Năng lượng gió ngoài biển
- Khai thác dầu khí ngoài biển
- Năng lượng tái tạo từ biển
- Xây dựng và chế tạo ngoài biển
- Khai thác mỏ dưới đáy biển
- Du lịch biển và bờ biển

- An toàn và giám sát hàng hải
- Nghiên cứu và Triển khai và giáo dục - Công nghệ sinh học biển
hàng hải
- Dịch vụ và sản phẩm biển công nghệ cao
- Nạo vét luồng lạch biển
- Một số ngành nghề khác
Trong số các ngành nghề gắn với kinh tế biển, thì đánh bắt cá vẫn là hoạt động có
truyền thống lâu đời và phổ biến nhất. Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hợp Quốc (FAO) [3] ước tính rằng hơn 60 triệu người trên thế giới đang trực tiếp làm việc
trong lĩnh vực đánh bắt cá và nuôi trồng hải sản, trong đó phần lớn làm việc trong các cơ sở
quy mô nhỏ tại các nước đang phát triển. Số liệu của FAO cũng cho biết trong năm 2016,
tổng sản lượng cá biển đánh bắt được trên thế giới lên tới 171 triệu tấn với giá trị bán trực
tiếp khoảng 362 tỷ USD và đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 143 tỷ USD. Ngoài
các lĩnh vực kinh tế biển truyền thống như đánh bắt cá thì lĩnh vực mới nổi là nuôi trồng hải
sản trên biển cũng tăng trưởng nhanh và nhờ đó đảm bảo tính bền vững, phần nào hạn chế
tình trạng khai thác, đánh bắt quá mức đang diễn ra khá phổ biến, nhất là ở các nước đang
phát triển. Ngoài các ngành nghề truyền thống thì định hướng phát triển của các quốc gia
hiện nay đã hướng tới các lĩnh vực kinh tế biển mới như năng lượng tái tạo, dịch vụ biển
công nghệ cao hoặc du lịch biển.
Về quản lý biển, để có được nền kinh tế biển xanh bền vững cũng được đặt ra như
một yêu cầu quan trọng hàng đầu. Nhiệm vụ quản lý biển cần được thực hiện bởi các thể chế
quản lý phù hợp. Tất cả các quốc gia có biển đều có các cơ quan quản lý biển để thực hiện
các nhiệm vụ khác nhau liên quan tới biển. Dù vậy, vấn đề điều phối trên phạm vi toàn cầu
hoặc ở cấp độ khu vực là rất hạn chế. Trước thực trạng này, Liên Hợp Quốc thông qua các cơ
chế đa phương cũng đã đề xuất một khuôn khổ chung cho công tác quản lý biển của các quốc
gia với các yêu cầu chủ yếu bao gồm: (1) lợi ích về kinh tế và xã hội cho các thế hệ hiện tại
và tương lai, đóng góp cho an ninh lương thực, xóa nghèo, bảo đảm sinh kế, thu nhập, việc
làm, sức khỏe và ổn định chính trị; (2) phục hồi, bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học biển, khả
năng tái tạo nguồn lợi biển, các chức năng cơ bản của hệ sinh thái cùng các giá trị sẵn có của
biển; (3) sử dụng các công nghệ sạch, phát triển năng lượng tái tạo để đảm bảo sự ổn định

kinh tế và xã hội cùng việc khai thác, sử dụng các nguồn lợi từ biển trong giới hạn cho phép;
(4) quản lý biển bằng các thể chế công với sự tham gia đầy đủ của khối tư nhân nhằm đảm
bảo tính bao trùm, thông tin đầy đủ, minh bạch và có trách nhiệm giải trình, tiếp cận đa
ngành, liên ngành với tầm nhìn dài hạn. [1]
3


Thực tế cho thấy, biển và đại dương trên thế giới đã ít được các nhà lập chính sách
chú ý tới trong một thời gian dài. Các mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) mà Liên Hợp Quốc đặt
ra trong giai đoạn trước đây hầu như không nhắc tới vấn đề biển và phát triển bền vững. Chỉ
cho đến Hội nghị Rio+20 khi 17 mục tiêu SDG được đề ra, thì vấn đề quản lý biển mới bắt
đầu được quan tâm sâu sát hơn. Quản lý biển hiệu quả đòi hỏi phải có những khuôn khổ quy
định đa phương và ở cấp độ vùng, cấp độ ngành hoặc liên ngành. Với nhìn nhận như vậy, các
tổ chức quản lý biển đã được các quốc gia có biển thành lập mới hoặc quan tâm hơn để kiện
toàn, nâng cao năng lực hoạt động. Ghi nhận trong báo cáo gần đây của Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) [11] cho thấy, hầu hết các quốc gia ven
biển đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế và chú trọng hơn tới chức năng điều phối liên ngành trong
công tác quản lý biển. Hơn nữa, cũng đã có ghi nhận về sự thay đổi đáng kể trong quan điểm,
cách tiếp cận về quản lý biển với tư cách một đối tượng hết sức đặc biệt, mà ở đó có nhiều
vấn đề mà một quốc gia riêng lẻ chưa thể giải quyết được. Năm 2017, khi Hội nghị Đại
dương của Liên Hợp Quốc được triệu tập với mục tiêu kêu gọi hành động của các quốc gia để
bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn lực từ biển và đại dương, thì yêu cầu quản lý biển
một cách hiệu quả tiếp tục được đặt ra đối với tất cả các quốc gia. Kết quả của Hội nghị Đại
dương 2017 khẳng định rằng, việc có được thể chế quản lý biển mạnh hơn, bao quát nhiều
lĩnh vực hơn sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống hiện hữu trong hoạt động của các thể chế
quốc gia và quốc tế. Điều này cũng tạo khuôn khổ cho việc thực hiện hiệu quả hơn các thỏa
thuận khu vực và toàn cầu về biển.
3. Phát triển kinh tế biển bền vững ở Việt Nam
3.1 Tiềm năng
Với bối cảnh chung của thế giới và khu vực khi nhận thức về biển, tầm quan trọng của

biển và kinh tế biển đang ngày càng gia tăng và định hình rõ hơn, thì vấn đề kinh tế biển của
Việt Nam cũng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Cần
phải nhìn nhận rằng, Việt Nam là một quốc gia biển với hàng nghìn năm lịch sử phát triển
gắn với biển. Biển Đông và tầm quan trọng của biển đảo đã ăn sâu vào tâm thức của đại đa số
người Việt Nam từ rất lâu. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, Việt Nam có diện tích đất
liền khoảng 332.000 km2, chiều dài bờ biển lên tới 3.260 km, như vậy là cứ mỗi 100km 2 diện
tích lãnh thổ thì Việt Nam có gần 1km chiều dài bờ biển. Đây là chỉ số thuộc loại cao hàng
đầu của thế giới, góp phần khẳng định rằng Việt Nam thực sự là quốc gia biển và có nhiều
tiềm năng, lợi thế từ biển.
Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông, nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng
không huyết mạch giao thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu,
Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực; ở cả bốn phía đều có
đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Ngoài Việt Nam, Biển
Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philipines, Indonesia, Brunei, Malaysia,
Singapore, Thái Lan và Campuchia. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp
tới cuộc sống của hàng trăm triệu dân thuộc những quốc gia này.
Vùng biển Việt Nam có diện tích rộng, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền, đường bờ biển
dài trên 3.260 km (đứng thứ 27 về chiều dài bờ biển trong số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc
trên thế giới) và tỷ lệ mặt tiền hướng biển gấp 6 lần thế giới. Nước ta có lợi thế rất lớn trong
phát triển kinh tế biển và giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó Biển Đông đóng vai trò
“cầu nối” quan trọng, là cửa mở với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương. So với các vùng khác trong nội địa, vùng ven biển gồm hầu
hết các đô thị lớn có kết cấu hạ tầng khá tốt; có các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đang
được đầu tư phát triển mạnh; có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, trong đó một số loại
có giá trị làm mũi nhọn để phát triển; có nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông sắt,
4


thủy, bộ thuận tiện… là điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong
và ngoài nước, tiếp thu công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài,

từ đó lan tỏa ra các vùng khác trong nội địa.
Tiềm năng nổi bật của kinh tế biển Việt Nam là nguồn tài nguyên dầu khí, trữ lượng
ước tính khoảng 3,0-4,5 tỷ m 3 quy dầu quy đổi, chủ yếu là khí (chiếm trên 50%) và tập trung
chủ yếu ở thềm lục địa. Trữ lượng tài nguyên dầu khí đã phát hiện vào khoảng 1,365 tỷ m 3
quy dầu, chiếm 30-35% tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí dự báo của Việt Nam, trong đó
khí thiên nhiên chiếm trên một nửa. Các mỏ phát hiện dầu khí phân bố chủ yếu ở bốn bể là
Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay – Thổ Chu; các bể còn lại là bể
Tư Chính Vũng Mây và cụm bể Trường Sa và cụm bể Hoàng Sa chưa đủ số liệu để xác định
chính xác diện tích bể cũng như các điểm khai thác. Trong số các mỏ đã phát hiện, mỏ Bạch
Hổ ở bể Cửu Long được coi là lớn nhất với trữ lượng khoảng 340 triệu m 3 quy dầu, tương
đương khoảng 2,1 tỷ thùng, đóng góp vào 80% trữ lượng dầu khai thác hàng năm của Việt
Nam.
Không chỉ sở hữu trữ lượng dầu phong phú, Việt Nam còn có tiềm năng lớn về giao
thông thủy. Vùng ven bờ nước ta có tổng số 48 vũng vịnh với tổng diện tích khoảng 4.000
km2, phân bố từ Bắc vào Nam, trong đó vùng Nam Trung Bộ có nhiều nhất (31 vũng, vịnh),
chiếm 64,6% tổng số vũng vịnh cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Bộ (7 vũng vịnh), chiếm
14,6%, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cùng có 5 vũng vịnh, chiếm 10,4%, còn vùng biển
Nam Bộ không có vũng vịnh. Nhiều vũng vịnh tương đối sâu và kín, thuận lợi cho việc xây
dựng các cảng nước sâu và cho việc trú ngụ của tàu thuyền. [9]
Về nguồn lợi hải sản, Việt Nam có mặt trong danh sách 10 trung tâm đa dạng sinh học
biển và danh sách 20 vùng biển có lợi ích kinh tế lớn nhất toàn cầu do hải sản đem lại. Đến
nay ở vùng biển Việt Nam đã phát hiện được chừng 12.000 loài sinh vật với trên 2.000 loài
cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế; trữ lượng cá biển của toàn vùng khoảng 4,2
triệu tấn; sản lượng cho phép khai thác chừng 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá
đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh đó, biển Việt Nam
còn nhiều nguồn lợi hải sản khác với khoảng 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai
thác 50-60 nghìn tấn/năm, trong đó hải sản có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni,
cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có các loài có giá trị kinh tế cao
nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60-70 nghìn tấn/năm)…[8]
Về du lịch và kinh tế hải đảo, với bờ biển dài 3260 km cùng hàng ngàn hòn đảo lớn

nhỏ và hàng trăm bãi tắm cát trắng trải dài từ Bắc vào Nam, Việt Nam có điều kiện vô cùng
thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo, trong đó có những bãi, biển, vịnh đẹp nổi tiếng thế
giới như Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm
quyến rũ nhất hành tinh… Ngoài ra, còn nhiều khu vực biển có tiềm năng lớn đã và đang
được đầu tư như: vịnh Hạ Long – Hải Phòng – Cát Bà; Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Vân
Phong – Đại Lãnh – Nha Trang; Vũng Tàu – Long Hải – Côn Đảo; Phan Thiết – Mũi Né; Hà
Tiên – Phú Quốc. Đặc biệt, Việt Nam sở hữu nhiều khu vực ven biển có rừng ngập mặn (rừng
ngập mặn Cà Mau, rừng ngập mặn cần Giờ…) cùng nhiều làng nghề, lễ hội độc đáo nên tạo
điều kiện rất tốt cho phát triển du lịch.
Ngoài những tiềm năng về tài nguyên – môi trường, biển Việt Nam còn có khoảng
3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2.773 đảo ven bờ với tổng diện tích tự nhiên khoảng
1.720 km2, 02 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa, Trường Sa (gồm hơn 200 đảo) và các đối tượng
địa lý (187 đảo). Trong số 3.000 hòn đảo chỉ có 03 đảo rộng trên 100 km2 là Phú Quốc (558
km2), Cái Bầu (194 km2) và Cát Bà (160 km2); còn lại là các đảo nhỏ. Các đảo phân bố từ
phía Tây vịnh Bắc Bộ đến phía Đông vịnh Thái Lan nhưng chủ yếu tập trung ở hai vùng biển
Đông Bắc và Tây Nam. Trong đó, các tỉnh, thành phố có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh
5


(2.078 đảo, chiếm khoảng 75% tổng số đảo ven bờ Việt Nam), thành phố Hải Phòng (243
đảo, chiếm 8,8%), Kiên Giang (157 đảo, chiếm 5,7%) và Khánh Hòa (103 đảo, chiếm 3,7%)
… Hệ thống đảo Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội cả
nước nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng. Với vị trí phân bố đặc thù, hệ thống đảo
có lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế biển, đảo. Đây được coi là ưu thế nổi bật, đặc thù của
hệ thống đảo mà các vùng khác không có. [4]
3.2 Thành tựu
Đánh giá về thực trạng kinh tế biển thời gian qua cho thấy, Việt Nam đã đạt được
nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam hiện nay cho phép
nhận diện một số kết quả quan trọng đã đạt được như sau:
Thứ nhất, kinh tế ven biển và thuần biển đã có đóng góp quan trọng vào tổng GDP

của cả nước, và cùng với đó, thu nhập bình quân của người dân ven biển đang tăng nhanh. Số
liệu thống kê cho biết, trong 10 năm gần đây, đóng góp của 28 tỉnh, thành phố ven biển vào
GDP cả nước luôn đạt trên 60%, trong đó có sự tham gia của các khu kinh tế, khu công
nghiệp ven biển. Ngoài ra, đóng góp của kinh tế thuần biển cũng đạt khoảng 10% GDP cả
nước. Đặc biệt, du lịch biển và kinh tế đảo đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn cả trong
nước và nước ngoài, góp phần nâng cao một bước chất lượng hạ tầng kinh tế biển và tăng
doanh thu từ các hoạt động này. Việc phát triển tốt kinh tế hải đảo còn có đóng góp quan
trọng cho đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Thứ hai, các tỉnh, thành phố ven biển đã có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và
hình thành các hoạt động kinh tế biển gắn với thu hút mạnh đầu tư và du lịch. Số liệu thống
kê cho thấy, tổng vốn đầu tư vào 28 tỉnh, thành phố ven biển luôn đạt khoảng 50% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội trong suốt giai đoạn 2007 - 2017. Cùng với đó, lượng khách du lịch vào
Việt Nam tăng rất nhanh qua các năm và một bộ phận lớn khách quốc tế đến Việt Nam đều
gắn với các hoạt động du lịch biển.
Thứ ba, đã hình thành và phát triển được nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển
để tạo động lực mạnh hơn nữa cho phát triển kinh tế biển. Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cho biết đến hết năm 2017, cả nước đã có 17 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích 845
nghìn hécta. Ngoài ra cả nước còn có 58 khu công nghiệp tập trung ven biển với tổng diện
tích đất công nghiệp 13,6 nghìn hécta, chiếm 36,5% diện tích đất công nghiệp. Kinh tế biển
gắn với phát triển các ngành công nghiệp đã góp phần quan trọng đảm bảo tính bền vững và
đem lại giá trị đóng góp thực cho nền kinh tế.
Có những chuyển biến đáng chú ý trong kinh tế biển Việt Nam giai đoạn 2010 – đến
nay, theo đó tỷ lệ đóng góp vào GDP của các vùng biển phía Bắc và biển miền Trung có xu
hướng tăng nhẹ. Ở chiều ngược lại, kinh tế biển vùng Đông Nam Bộ lại giảm, cho dù đây
được coi là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước. Vùng này thực tế chỉ có hai tỉnh, thành là
Bà Rịa - Vũng Tàu và Tp. Hồ Chí Minh đóng góp GDP luôn ở mức cao nhất cả nước. Dù vậy,
số liệu vẫn chỉ mang tính minh họa, do đây là vùng kinh tế lớn nhất cả nước và nhiều hoạt
động kinh tế chưa được tách bạch để xác định có thuộc kinh tế biển hay không. Thực tế cho
thấy, đóng góp lớn nhất của kinh tế biển vùng Đông Nam Bộ vào GDP của cả nước là dựa
vào ngành khai thác dầu, khí trên biển; vì vậy, giá dầu thô trên thị trường giảm mạnh đã

tương ứng dẫn tới sự giảm sút đóng góp của kinh tế biển vùng này vào GDP trong hơn 10
năm qua. Trong 4 vùng biển và ven biển của Việt Nam, vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ
(Tiền Giang - Kiên Giang) có mức đóng góp GDP thấp nhất, đến hết 2016 mới đạt khoảng
6,4%. Có nhiều lý do giải thích cho thực trạng này. Nhưng vấn đề căn bản nhất được nêu ra là
việc kinh tế biển kém phát triển do những hạn chế về hạ tầng trên bộ, đòi hỏi phải đầu tư
nhiều hơn nữa cho tuyến hành lang kinh tế biển phía Tây (khu vực Rạch Giá - Hà Tiên của
6


tỉnh Kiên Giang) và tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Đông (từ Gành Hào - Bạc Liêu
đến Năm Căn - Cà Mau). Các thông tin chính thức về việc xây dựng đảo Phú Quốc (Kiên
Giang) trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (với một loạt
các dự án đầu tư hạ tầng về sân bay, cảng biển du lịch quốc tế, v.v.) được kỳ vọng sẽ tạo ra
bước phát triển đột phá của kinh tế biển khu vực này. [9]
3.3 Thách thức
Ô nhiễm khu vực biển ven bờ
Hiện có từ 70% đến 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà
máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua xử lý ra
các con sông ở vùng đồng bằng ven biển hoặc xả thẳng ra biển. Đơn cử, chỉ riêng trong quá
trình nuôi trồng thủy sản cũng làm phát sinh đáng kể lượng chất thải rắn trực tiếp ra biển,
nguồn thải chủ yếu là các loại phân bón, thức ăn nhân tạo sử dụng trong nuôi trồng. Bình
quân một ha nuôi tôm sẽ thải ra môi trường khoảng 5 tấn chất thải rắn và hàng chục nghìn m3
nước thải trong một vụ nuôi. Với tổng diện tích nuôi tôm hơn 600 nghìn ha, mỗi năm sẽ thải
ra môi trường gần 3 triệu tấn chất thải rắn. Cụ thể: Tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng
Bình, trên 37.000 ha đã được khai thác đưa vào nuôi trồng thủy sản (chiếm 30-35% diện tích
nước mặn lợ). Phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp dẫn tới các nơi cư trú
sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị hủy diệt, dịch bệnh xuất hiện tràn lan…
Một nguyên nhân gây ô nhiễm biển nữa là tràn dầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn đã
làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ xăng dầu. Lợi ích kinh tế dẫn đến tình trạng khai thác
dầu quá mức. Trong khi đó, lượng dầu rất lớn bị rò rỉ ra môi trường biển do hoạt động của

các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu trở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn
khoan khai thác dầu. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu
hướng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển, đặc biệt là vùng nuôi trồng
thủy sản. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có hàng trăm giếng khoan thăm dò và khai thác dầu
khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn
phát sinh 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20% đến 30% là chất thải rắn nguy hại còn
chưa có bãi chứa và nơi xử lý. Đó là chưa kể tình trạng ô nhiễm dầu do khai thác và vận
chuyển dầu khí trên biển không ngừng gia tăng.
Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km 3 nước và 270-300 triệu
tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng,
kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô
thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Năm 2010,
lượng chất thải đã gia tăng rất lớn ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160
tấn/ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày. Báo cáo hiện trạng môi
trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm. Nước
biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi.
Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ
thực vật. Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng biển Nam Trung bộ, đặc biệt tại Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này. Chất
lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá hủy, gây tổn thất
lớn về đa dạng vùng bờ. Khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70
loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.
Phát triển nóng các không gian biển
Cùng với sự phát triển kinh tế, các mảnh đất sát biển được coi là mảnh đất vàng. Các
hoạt động ở khu vực này vô cùng sôi động, đi dọc ven biển nhiều khu công nghiệp hiện đại
gắn liền với các cảng biển nước sâu, các khu resort, sân gofl, nghỉ dưỡng phục vụ du lịch đã
7


phần nào thay đổi bộ mặt các khu vực ven biển. Các khu vực trước kia là các làng chài nghèo

ven biển, đồi cát hoang vu nay được thay đổi mới. Những điều này đã phần nào mang lại đời
sống mới cho bộ phận các cư dân ven biển. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển đó là nhiều
bất cập. Đầu tiên là các công trình này làm giảm quyền được tiếp cận của người dân tới biển
khi các công trình ven biển hiện nay phần lớn phục vụ cho mục đích du lịch, phát triển công
nghiệp… Trong khi đó, một trong những nguyên tắc được công nhận đó là tài nguyên biển là
tài nguyên chia sẻ, việc độc chiếm không gian ven biển của các khu công nghiệp, khu resort,
sân gofl… làm nảy sinh nhiều khó khăn cho người dân khi muốn ra biển. Nhiều khu vực,
người dân phải đi xa hàng chục km mới có thể ra biển.
Thứ hai, việc phát triển ồ ạt các khu vực ven biển sẽ tác động đến môi trường, ảnh
hưởng trước tiên là làm chết các sinh vật đáy, mất đi môi trường sinh sống, đẻ trứng của các
loài thủy sinh, ngoài ra còn ảnh hưởng đến dòng chảy dẫn đến sạt lở ở các vùng xung quanh.
Vùng ven biển luôn tồn tại dòng hải lưu ven bờ, khi địa hình một khu vực bờ biển nào đó bị
thay đổi, nhô ra do việc lấn biển khiến các dòng hải lưu thay đổi, hệ quả là gây bồi tụ hoặc
xói lở ở các vùng biển xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng hải và các
công trình, bãi biển khu vực đó.
Thêm nữa, việc phát triển nóng các không gian ven biển còn tạo ra trầm tích lơ lửng
trong nước. Sự xuất hiện các trầm tích này phát tán ra các khu vực biển xung quanh làm cho
độ đục nước biển khu vực đó tăng lên, các sinh vật phù du không có ánh sáng mặt trời quang
hợp dẫn đến chuỗi thức ăn bị thay đổi, xáo trộn thậm chí còn biến mất. Sự gia tăng các trầm
tích trong nước cũng làm một số hệ sinh thái như rừng ngập mặn, cỏ biển bị chết. Việc mất đi
các hệ sinh thái trên làm giảm khả năng giữ lại trầm tích, lại làm cho các hạt này phát tán xa
hơn, có trường hợp đã gây ảnh hưởng đến rạn san hô cách đó hàng chục km.
Thiếu quy hoạch tổng thể khiến việc phân bổ nguồn lực chưa hợp lý
Các quy hoạch khai thác sử dụng biển đã xây dựng trước đây đều là quy hoạch ngành.
Do đặc điểm quản lý khai thác biển của chúng ta trước kia là quản lý biển theo ngành, mỗi
Bộ được giao quản lý một ngành, vì vậy, mỗi Bộ xây dựng cho mình một quy hoạch riêng,
trình Chính phủ phê duyệt và trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, các Bộ xây dựng kế
hoạch cho việc khai thác sử dụng biển. Do có nhiều Bộ cùng tham gia quản lý biển theo chức
năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao nên có nhiều quy hoạch chuyên ngành khác nhau về
biển. Việc quản lý theo ngành, quy hoạch ngành đã đem lại một số kết quả nhất định, tuy

nhiên, việc chưa có một quy hoạch tổng thể, thống nhất về khai thác, sử dụng biển dẫn đến sự
mâu thuẫn chồng chéo giữa các ngành, lĩnh vực, đồng thời tài nguyên biển bị sử dụng một
cách thiếu bền vững, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Có thể lấy quy hoạch cảng biển làm ví dụ. Cả nước hiện được quy hoạch thành 5
nhóm cảng biển trải dài từ Bắc vào Nam và theo quy hoạch, lượng hàng hóa thông qua cảng
chiếm từ 900-1.100 triệu tấn/năm vào năm 2020. Hệ thống cảng được quy hoạch phục vụ cho
sự phát triển của kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống cảng ở nhiều nơi được xây dựng quá
sát nhau, thiếu các hạ tầng hỗ trợ. Khu vực cảng lại chưa kết hợp được với các ngành khác
như thủy sản, du lịch… Đặc biệt, không gian xây dựng cảng biển thường ở những nơi có các
hệ sinh thái nhạy cảm và rất giá trị. Điều này khiến các hoạt động của cảng đều tác động tiêu
cực đến sinh thái và môi trường tự nhiên, như làm mất các nơi sinh cư của động thực vật, gây
ô nhiễm nước, không khí và đất xung quanh khu vực cảng. Những tác nhân gây ô nhiễm vùng
cảng biển lớn nhất là dầu mỡ khoáng, các phế thải trên tàu và phế liệu xây dựng xả xuống
biển. Do đó, hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước biển cũng có xu hướng gia tăng tại các
khu vực vịnh và cảng biển.
4. Định hướng phát triển bền vững kinh tế biển
8


Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với
đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều chiến lược, chính sách, kế hoạch phát
triển. Ngày 9/2/2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông
qua Nghị quyết 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu quan
trọng nhất là phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm
bảo vững chắc quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vào thời điểm đó, Việt Nam là một trong số ít các
quốc gia trong khu vực sớm có chiến lược biển. Khoảng 10 năm tiếp theo, các nội dung lớn
trong Chiến lược biển Việt Nam đã từng bước được hiện thực hóa với các tiến triển tương đối
đồng bộ xét từ góc độ đảm bảo an toàn, an ninh trên biển để phát triển bền vững dựa vào
biển, phát huy thế mạnh của một quốc gia có diện tích biển lớn gấp khoảng 3 lần diện tích đất

liền. Ngay trong lĩnh vực kinh tế biển, một trong những biện pháp rất quyết liệt được đề ra là
việc ban hành và thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một
số chính sách phát triển thủy sản. Nghị định đã quy định về nhiều biện pháp hỗ trợ về đầu tư,
tín dụng, bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển thủy
sản với trọng tâm là đầu tư cho các đội tàu được đóng mới, nâng cấp phục vụ khai thác hải
sản, đánh bắt xa bờ. Trong các lĩnh vực khác, như phát triển các khu kinh tế ven biển, đô thị
biển, du lịch biển, v.v., cũng đã có nhiều chính sách lớn được thực hiện, mà điển hình là
Quyết định số 351/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/3/2018 phê duyệt Chương
trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn
2016 - 2020.
Hiện nay, trong quá trình phát triển kinh tế biển, vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế
biển là một yêu cầu vô cùng cấp bách do môi trường biển là một môi trường thống nhất,
không chia cắt và rất nhạy cảm dưới tác động của con người. Việc khai thác không hợp lý dẫn
đến hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, hầu như chúng ta mới chỉ khai thác dưới dạng thô (dầu
khí, cát biển, muối biển…); giao thông vận tải biển cũng chưa xứng với tiềm năng; du lịch
biển chưa đủ mạnh, nguy cơ suy thoái và ô nhiễm môi trường biển ngày càng cao. Do đó, để
phát triển kinh tế biển bền vững, cần ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển chủ
lực dựa trên cách tiếp cận dài hạn, bền vững và đồng bộ và gắn với bảo đảm quốc phòng – an
ninh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Riêng với ngành tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, cần phát triển ngành
dầu khí đồng bộ, trở thành bộ phận quan trọng của an ninh năng lượng quốc gia và hướng tới
việc khai thác bảo đảm nhu cầu trong nước và có dự trữ bảo đảm cho phát triển dài hạn. Bên
cạnh đó, cần phát triển ngành dựa trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn
tài nguyên; lấy mục đích cuối cùng và yêu cầu của kinh tế thị trường để tiến hành triển khai
các hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác, chế biến. Thêm nữa, cần tập trung đầu tư cho chế
biến sâu đối với ngành dầu khí, hướng tới việc thay thế nhập khẩu và cải thiện khả năng điều
tiết, bình ổn giá. Với ngành vận tải biển, cảng biển, cần phát triển vận tải biển theo hướng
hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi

trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và
mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới. Còn với ngành du lịch biển,
cần phát triển du lịch biển phải đặt trong tổng thể Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam gắn
chặt với sự phát triển của các địa phương vùng ven biển. Phát triển du lịch biển có phân khúc,
có trọng tâm, hướng tới sự bền vững và có chất lượng, đồng thời phát triển du lịch biển kết
hợp chặt chẽ với mục tiêu bảo đảm quốc phòng – an ninh. Trong khi đó, ngành khai thác,
nuôi trồng và chế biến hải sản cần phát triển phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể của

9


ngành nông nghiệp trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế tiềm năng, theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Bên cạnh việc phát triển các ngành kinh tế biển chủ lực, cần thực hiện song song các
giải pháp về bảo vệ môi trường, bảo vệ bờ biển và quy hoạch biển để thúc đẩy kinh tế biển
phát triển bền vững.
Hiện nay, lĩnh vực bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã có nhiều văn bản quy phạm
pháp luật đề cập như Luật Dầu khí, Luật Thủy sản, Luật Hàng hải, Luật Bảo vệ môi trường,
Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo… Tuy nhiên, để quản lý công tác bảo vệ môi
trường biển tốt hơn, cần tăng cường hệ thống giám sát, xây dựng các báo cáo định kỳ hàng
tháng về môi trường biển, phối hợp với các đơn vị để thu nhận thông tin kịp thời về các sự cố
gây ô nhiễm môi trường biển. Mặt khác, cần xây dựng quy định xử phạt đối với từng trường
hợp gây ô nhiễm như hoạt động xả trộm chất thải ngoài khơi, hành vi cố ý gây ô nhiễm môi
trường biển từ ngoài biên giới, hành vi nhận chìm không xin phép… Ngoài ra, cần tăng
cường các hình thức tuyên truyền, giúp cho người dân, chính quyền hiểu được tầm quan
trọng của biển, sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường biển.
Song song với đó, cần khẩn trương thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Theo quy định
của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, đến thời điểm tháng 2/2018, UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có biển có trách nhiệm thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
thuộc phạm vi quản lý. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có địa phương nào thực thi

nhiệm vụ này. Do vậy, trong thời gian tới cần nhanh chóng thúc đẩy việc thiết lập hành lang
bảo vệ bờ biển ở các địa phương.
Trong bối cảnh mới, khi đòi hỏi về phát triển bền vững biển ngày càng tăng lên ở cả
cấp độ quốc gia và toàn cầu, thì Việt Nam vẫn tiếp tục phải nâng cao nhận thức, đổi mới tư
duy, thay đổi cách làm để có tiếp cận tổng thể, toàn diện hơn tới biển và khai thác, sử dụng
bền vững các nguồn lực từ biển. Nói cách khác, để phát triển bền vững, phát triển Việt Nam
cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển gần hơn và phát triển xa hơn trong
tiếp cận tới biển. Để phát triển gần hơn, phải quản lý bờ biển, bố trí nguồn lực ven biển, tạo
nền tảng vững chắc cho phát triển, vì mọi hoạt động của chiến lược biển, xét đến cùng, đều
xuất phát từ bờ biển. Để phát triển xa hơn, phải có tầm nhìn dài hạn, nâng cao năng lực mọi
mặt để có thể vươn ra xa hơn nữa ra ngoài đại dương, khai thác những nguồn lực to lớn hơn
phục vụ phát triển đất nước, mà trước hết là phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.
Cuối cùng, cần đặc biệt chú ý vấn đề quy hoạch biển. Hiện đã có quy định về việc xây
dựng và ban hành một số quy hoạch mang tính tổng thể ở biển như: Quy hoạch tổng thể sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam;
Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ hay gần đây là Quy
hoạch không gian biển quốc gia. Các quy hoạch này tuy có khác nhau về tên gọi, phạm vi…
song vẫn mang tính liên ngành, tổng thể và góp phần giảm bớt xung đột chồng chéo giữa các
ngành, lĩnh vực sử dụng biển, đồng thời bảo vệ được các hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, hiện
chưa có quy hoạch nào trong số các quy hoạch nêu trên được ban hành. Do đó, cần gấp rút
triển khai nhiệm vụ này nhằm đảm bảo hài hòa trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ
môi trường biển, đồng thời đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển.
5. Kết luận
Biển và yêu cầu phát triển bền vững đang là chủ đề nhận được sự quan tâm sâu rộng
của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ sinh thái biển khỏe mạnh, vùng bờ biển được bảo vệ
tốt, sử dụng hợp lý luôn đóng vai trò quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế bền vững, xóa
nghèo đói, tạo việc làm cho người dân ven biển. Ở cấp độ toàn cầu, bảo vệ biển còn là một
cam kết quan trọng của tất cả các quốc gia trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, hạn chế thiên
10



tai và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong khi biển có thể tiếp tục đóng góp to lớn cho sự
phát triển, đem lại sự giàu có cho các quốc gia, thì hoạt động của con người vẫn đang gây ra
những tổn hại nghiêm trọng tới biển và các hệ thống biển. Việc khai thác tài nguyên biển
không hợp lý (nhất là đánh bắt cá quá mức, xả thải ra biển, gây ô nhiễm biển bằng chất thải
nhựa khó phân hủy, năng lực quản lý biển yếu kém, v.v.) đang là những thách thức to lớn đối
với việc duy trì sự gắn kết giữa biển và vấn đề phát triển bền vững trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia biển, có rất nhiều lợi thế từ biển. Động lực phát triển nhanh
và bền vững đất nước trong tương lai có một phần hết sức quan trọng là từ biển. Đảng và Nhà
nước Việt Nam đã sớm nhận thức được điều này và đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về
phát triển kinh tế, xã hội dựa vào biển và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển. Những
thành tựu phát triển kinh tế biển ban đầu cho thấy chúng ta đang khai thác hiệu quả tài
nguyên biển. Tuy nhiên cùng với đó là những thách thức về vấn đề môi trường, quy hoạch,
quản lý cần phải giải quyết triệt để. Sự liên kết giữa phát triển kinh tế bền vững và quản lý
môi trường biển là sự hài hòa về lợi ích kinh tế và môi trường dựa trên sự nhất quán về mặt
pháp lý và nhận thức của xã hội. Giải quyết được những vấn đề tồn đọng về môi trường, quy
hoạch, quản lý sẽ giúp Việt Nam khai thác hiệu quả các lợi thế vốn có từ biển.
Tài liệu tham khảo
1. A blueprint for ocean and coastal sustainability, UN Conference on Sustainable
Development (Rio+20)
2. Curran S, Kumar A, Lutz W, Williams M. Interactions between coastal and marine
ecosystems and human population systems: perspectives on how consumption
mediates this interaction. Ambio 2002;31:264–8.
3. FAO, The State of World Fisheries and Aquaculture 2018, FAO report, 2018.
4. Lê Đức An (2008), Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam tài nguyên và phát triển, NXB
Khoa học tự nhiên và công nghệ.
5. Moberg F, Rönnbäck P. Ecosystem services of the tropical seascape: interactions,
substitutions and restoration. Ocean & Coastal Management 2003;46: 27–46.
6. Oceans, Fisheries and Coastal Economies, World Bank Report, September 25, 2018.
7. OECD, The Ocean Economy in 2030, OECD Publishing, Paris, 2016.

8. Phạm Thược (2017), Cá và các loài nhuyễn thể ở Biển Đông.
9. Trần Đức Thạnh và nnk (2008), Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử
dụng, NXB Khoa học Tự nhiên & Công nghệ Hà Nội.
10. UN, The future we want- Outcome documentofthe United Nations
ConferenceonSustainable Development, Rio de Janeiro, Brazil, 20-22 June, 2012.
11. UNESCO, Reform Regional Ocean Management Organisations, 2018.

11



×