Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lương dạy học ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Người thực hiện: Mai Thị Oanh
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Phú - Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Tin

THANH HOÁ NĂM 2017


MỤC LUC
Trang

1 . MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1. 4 nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thực trạng
2.2.2 Kết quả khảo sát
2.3 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN


Biện pháp 1: Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện;
giao chỉ tiêu cụ thể đến từng giáo viên nhằm đáp ứng tốt kế hoạch ứng
dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.
Biện pháp 2:Nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng công nghệ
thông tin trong nhà trường:
Biện pháp 3: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn; Tập huấn công nghệ
thông tin; Tổ chức dạy mẫu một số tiết cho giáo viên với chủ đề: “Ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”.
Biện pháp 4: Trang bị cho giáo viên về chức năng, vai trò của giáo án
điện tử:
Biện pháp 5: Giúp giáo viên nắm vững vai trò và cách khai thác tư liệu
qua Intenet:
Biện pháp 6: Đổi mới cách đánh giá giờ dạy của giáo viên;Tổng kết
đánh giá, xếp loại thi đua đối với giáo viên trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin.
2.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Đề xuất , kiến nghị

1. MỞ ĐẦU:

2
2
3
3
3
3
3
4

4
6
6
6
7
8
9
13
16
17
17
17
18


1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Công nghệ tin học là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế và xã hội. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng
làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy - học nhất là khi nền giáo
dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công nghệ thông tin. Để đạt được
mục tiêu đó, trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào dạy - học đã và
đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã xuất
hiện nhiều phương tiện dạy học trực quan trong đó phương tiện nghe - nhìn
chiếm một vị trí rất quan trọng. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu
điểm của việc ứng dụng CNTT vào dạy - học để phát huy được những điểm
mạnh của nó… Đây cũng chính là nền tảng để kích thích sự hứng thú học tập
của các em, từ đó các em sẽ chủ động và sáng tạo hơn trong học tập. Mục tiêu

cuối cùng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao.
Nếu trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh
tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là
nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, “thầy đọc, trò chép”, thầy là người
cung cấp thông tin và trò là người tiếp nhận và học sinh phải đến trường để
học.Thì ngày nay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã phải dần dần trở
thành người hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và Internet để tự tìm nội
dung, hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động, giáo
viên đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho học sinh, giúp
học sinh xây dựng tư duy.
Thực hiện yêu cầu của Bộ giáo dục, toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung,
các nhà trường tiểu học nói riêng đều tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và dạy học.
Tuy nhiên trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quá trình giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, một bộ
phận giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu hết ý
nghĩa, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới
phương pháp day học. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản lí là làm thế nào để
giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong quá trình giảng dạy?
Bản thân tôi thấy rằng đây là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy tôi dã đã tìm
tòi, nghiên cứu mạnh dạn đề xuất "Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công
nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học".
Với đề tài này, tôi trải nghiệm trong 3 năm học: 2014-2015; 2015- 2016;
2016 - 2017 và chỉ đi sâu nghiên cứu một góc nhỏ trong công tác chỉ đạo nhằm
nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công tin trong dạy học ở trường Tiểu học Xuân
Phú, huyện Thọ Xuân. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để
đề tài hoàn chỉnh và áp dụng hiệu trong các nhà trường.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU



Thông qua việc nghiên cứu để rút ra các biện pháp chỉ đạo giúp giáo
viên ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy, để đổi mới
phương pháp giảng dạy, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện
trong nhà trường.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học ở trường Tiểu học.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp dạy học sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón
đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước, tạo khả năng thực
hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, đã và đang tạo đà cho những
thay đổi cơ bản trong công tác quản lý và giảng dạy ở tất cả các cấp học.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý
giáo dục Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và giảng dạy theo
hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học
biết tự khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập của bản

thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy, trong tiết giảng.
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước đã chỉ rõ trọng
tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các
phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy học tập thể
lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công
nghệ thông tin và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương
pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình
thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia
người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ
năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của
học sinh.
Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh
làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ thông tin phát triển mạnh,


trong đó các phần mềm giáo dục mầm non cũng đạt được những thành tựu đáng
kể. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều
có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học. Nhờ có sử dụng các
phần mềm dạy học này mà học sinh hứng thú tham gia bài học hơn trong môi
trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy
trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với
cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên
màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh
sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú của học sinh. Thông qua giáo
án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều
kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ
và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay

đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là
cách ra quyết định của con người. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học
tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao,
khuyến khích học sinh tự rèn luyện bản thân mình. Ưu điểm nổi bật của phương
pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền
thống là: Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera với
âm thanh, văn bản, … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm
đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. Học sinh học tập trong
hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc
lập hoặc trong giao lưu. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều
kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ
tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính
chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và
truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định
rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động
tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý
thuyết học tập mới.
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin
và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt
được những kết quả khả quan.
2.2 THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY.
2.2.1 Thực trạng:
Trường tiểu học Xuân Phú đã được trang bị phòng máy tính, tuy nhiên chỉ
nhằm mục đích cho học sinh thực hành giải toán trên mạng hoặc ứng dụng trong
công tác lưu trữ, quản lí hồ sơ nhân sự hay trợ giúp việc thi. Như vậy, có thể thấy
chúng ta đã bỏ phí rất nhiều tiềm năng của máy tính, chưa khai thác hết những
ứng dụng to lớn mà CNTT mà một trong những ứng dụng đó là sử dụng các phần
mềm hỗ trợ giảng dạy cho các phân môn như Toán, Tiếng Việt mà đặc biệt là Tự

Nhiên Xã Hội lớp 1,2,3; Khoa – Sử -Địa lớp 4,5. Thực tế đối với giáo viên:


* Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn
hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh,
ngại khó. Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT vì
nghĩ rằng sẽ tốn thời gian chuẩn bị. Việc thực hiện một bài giảng một cách công
phu bằng các dẫn chứng sống động bằng các slide trong các giờ học là một điều
mà các giáo vên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải
mất nhiều thời gian chuẩn bị, đó là điều mà các giáo viên thường hay tránh.
- Năm học 2014-2015 nhà trường có 26 giáo viên trong đó có: Đa số giáo
viên soạn bài bằng máy tính nhưng số biết căn chỉnh trình bày đẹp: 8 đồng chí,
số giáo viên dạy được giáo án điện tử là 8 đồng chí, số giáo viên sử dụng intenet
là: 4 đồng chí.
- Năm học 205-2016 nhà trường có 27 giáo viên trong đó có: 100% giáo
viên soạn bài bằng máy tính nhưng số biết căn chỉnh trình bày đẹp: 13 đồng chí,
số giáo viên dạy được giáo án điện tử là 10 đồng chí, số giáo viên sử dụng
intenet là: 7 đồng chí.
Mặt khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay
đổi, sự uỷ quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá trong suy nghĩ của một bộ phận giáo
viên.Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp
tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách
chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi
hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy
ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của
phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã
được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và
tính hiệu quả của nó.
* Một bộ phận giáo viên quan niệm sử dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy chỉ là trình chiếu những hình ảnh, video, bảng biểu, kí tự… người học

“thưởng thức” những thông tin đó một cách thụ động mà không có sự gợi ý
hướng khai thác các kiến thức, hình thành các kĩ năng khai thác kênh hình, tạo
tình huống có vấn đề… cho người học. Giáo viên chưa hiểu hết, chưa nghiên
cứu kĩ mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ thông tin là nhằm đổi mới phương
pháp dạy học.
* Nhiều tiết dạy sử dụng công nghệ lại quá lạm dụng: Trong thực tế soạn
một giáo án điện tử theo đúng nghĩa cực kì gian nan và không phải bài nào cũng
có thể sử dụng giáo án điện tử, chúng ta cần phải biết chọn lọc các bài có khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả, nó chỉ phù hợp với một số bài.
Việc lạm dụng nó đã dẫn đến hậu quả làm giảm chất lượng giảng dạy, không đạt
được mục tiêu bài học còn làm lãng phí thời gian, tiền của, công sức. Một số tiết
dạy, dùng công nghệ thông tin để trình chiếu quá nhiều hình ảnh, cung cấp nhiều
thông tin không cần thiết, học sinh không thể tiếp nhận hết.
* Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin đôi khi
còn lúng túng,chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học
bằng phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và nhiều giáo
viên chưa được hướng dẫn sử dụng nên chưa thể chủ động trong giảng dạy.


* Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều

sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường
truyền.Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ
mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều
thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có
hiệu quả . Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT
khi thực sự cần thiết như: dạy dự giờ thao giảng, chuyên đề, thi giáo viên dạy
giỏi…Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường tiểu học hiện nay.
2.2.2 Kết quả khảo sát giờ dạy của giáo viên trong hai năm như sau:

Năm học

Số tiết
TGiảng

Giỏi

Khá

Số tiết
ƯDCNTT

Giỏi

Khá

2014-2015

60

36(60,0%)

14

20

18(90%)

2


2015-2016

81

52(64,1%)

23

32

30(93,8%)

2

ơ

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số tiết ứng dụng công nghệ thông tin tỷ lệ
giờ giỏi cao hơn.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các
phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp
cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như
dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong
môi trường công nghệ thông tin và truyền thông.
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc,
trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để
chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của

bản thân mình. Vậy làm thế nào để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin có
hiệu quả trong công tác giảng dạy? Biện pháp cần thực hiện là gì?
Biện pháp 1: Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện; giao
chỉ tiêu cụ thể đến từng giáo viên nhằm đáp ứng tốt kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông tin trong nhà trường.
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo và phân công
nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo. Trong đó đồng chí Phó HT phụ
trách chuyên môn làm Trưởng ban.
- Ban chỉ đạo rà soát, đánh giá tình hình sử dụng công nghệ thông tin
trong nhà trường, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp. Tổ chức từng bước
thực hiện có hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường:
+ Động viên khích lệ, tạo điều kiện hỗ trợ nhau để mỗi cán bộ giáo có
máy tính tại nhà.
+ Khuyến khích tất cả giáo viên soạn bài, làm hồ sơ, báo cáo trên máy tính.


+ Nhà trường kết nối mạng ở tất cả các phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho
mọi giáo viên học tập, khai thác tư liệu qua mạng.
+ Động viên mọi giáo viên kết nối mạng tại nhà.
+ Khuyến khích giáo viên thao giảng bằng giáo án điện tử. Cộng điểm thi
đua cho những giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tổ chức cho giáo viên đăng kí thực hiện kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể đến
từng giáo viên.
+ Năm học 2014-2015 , 2015-2016 trường có một số giáo viên dạy được
giáo án điện tử và biết truy cấp intenet, nhà trường cộng điểm thi đua cho những
giáo viên ứng dụng được công nghệ.
+ Năm học 2016- 2017, trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm, nhà
trường giao chỉ tiêu cho tất cả giáo viên trong trường phải biết ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy. Trong đợt thao giảng giáo viên giỏi trường (mỗi
Giáo viên 2 tiết, có ít nhất 1 tiết dạy bằng giáo án điện tử), 100% giáo viên phải

dạy bằng giáo án điện tử, (nếu bài dạy đó phù hợp). Nếu giáo viên nào gặp khó
khăn, đề xuất nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ, người biết dạy cho người chưa
biết. Chỉ tiêu này được toàn thể cán bộ giáo viên đồng thuận và mỗi giáo viên tự
xây dựng cho mình kế hoạch học tập.
Biện pháp 2:Nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng công nghệ
thông tin trong nhà trường:
- Thực tế những năm trước đây, đại bộ phận giáo viên, đặc biệt là giáo
viên tiểu học nhận thức về tin học rất hạn chế, họ cho rằng máy tính chỉ như là
một cái máy đánh chữ, giúp giáo viên soạn bài, có cũng được, không có thì viết
bằng tay, họ chưa thể hình dung được máy vi tính có vai trò và tác dụng như thế
nào, đặc biệt là đối với quá trình dạy và học.
- Intenet là một cái gì đó rất xa lạ... đại bộ phận giáo viên của nhà trường
không biết sử dụng và khai thác intenet.Vì vậy họ cũng chẳng biết Intenet có vai
trò quan trọng như thế nào. Năm học 2010-2011, trường có 3 giáo viên tham gia
giáo viên giỏi huyện, dạy bằng giáo án điện tử, nhưng bài giảng đều do giám
hiệu sưu tầm, soạn, chỉnh sửa, giáo viên chỉ là người trình chiếu, sử dụng.
- Trong những năm học gần đây, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo
dục, của Sở Giáo dục và Đào tạoThanh Hóa về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ năm học cấp Tiểu học trong đó có yêu cầu: "Đổi mới mạnh mẽ công tác quản
lí, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm,
khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Đẩy mạnh
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí". Thông qua các văn
bản, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai đầy đủ kế
hoạch đến cán bộ giáo viên để mọi cán bộ giáo viên thấy được, ứng dụng công
nghệ thông tin trong nhà trường là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cán bộ giáo
viên chứ không phải ai biết, ai thích thì làm. Vì vậy trong năm học 2016-2017,
nhận thức của cán bộ giáo viên đã thay đổi rõ rệt, mỗi cá nhân đều có ý thức tự
học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tin học và ứng dụng rộng rãi công nghệ
thông tin trong công tác giảng dạy, cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì



vậy trong năm học này nhà trường đã có 100% cán bộ giáo viên biết sử dụng
intenet và dạy bằng giáo án điện tử.
Biện pháp 3: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn; Tập huấn công nghệ thông
tin; Tổ chức dạy mẫu một số tiết cho giáo viên với chủ đề: “Ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy”.
* Sau khi cho giáo viên đăng kí, nhất trí với chỉ tiêu giao, nhà trường tổ
chức cho toàn thể giáo viên hội thảo chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy”. Mỗi giáo viên chuẩn bị ý kiến của cá nhân về:
- Xác định vai trò, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
đổi mới phương pháp dạy học.
- Những thuận lợi của cá nhân trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
- Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại trong quá trình sử dụng
của bản thân, của đồng nghiệp.
- Nêu ý kiến đề xuất, kiến nghị.
Trên cơ sở ý kiến của từng cá nhân, ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động
phù hợp với tình hình chung của nhà trường.
* Năm học 2014-2015 nhà trường cũng đã tổ chức tập huấn về phần mềm
Power Point, cho cán bộ giáo viên. Nhìn chung giáo viên vẫn chưa xác định
được hết vai trò của giáo án điện tử nên chưa tích cực học tập. Một bộ phận ngại
khó, ngại đầu tư nên hưởng ứng chưa nhiệt tình.
- Năm học 2016-2017, bằng việc giao chỉ tiêu cụ thể, trên cơ sở những
khó khăn, vướng mắc và ý kiến đề xuất kiến nghị nhà trường đã tiếp tục tổ chức
một số buổi tập huấn về phần mềm Power Point, khai thác tư liệu trên mạng,
truy cập trang , , phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn của nhà trường là người trực tiếp hướng dẫn. Yêu cầu mỗi giáo viên
thực hành bằng một giáo án cụ thể và là một trong những điều kiện bắt buộc để
tham gia thi giáo viên giỏi cấp trường. Chính vì vậy, tất cả giáo viên của nhà
trường đều phải tham gia và trong đợt thi giáo viên giỏi trường.
- Hiện tại, 100% giáo viên của nhà trường đã biết truy cập Intenet, khai

thác tư liệu, daoloaw tài liệu, giáo án và có thể chỉnh sửa, soạn giáo án điện tử.
* Tổ chức dạy mẫu một số tiết ở một số môn, ứng dụng rộng rãi trong công
tác giảng dạy ở nhà trường.
- Năm học 2014-2015; 2015-2016 thực hiện chủ đề ứng dụng công nghệ
thông tin, đợt thao giảng giáo viên giỏi cấp huyện, 6 đồng chí giáo viên được
tham dự đã thiết kế 12 tiết dạy bằng giáo án điện tử và cả 12 tiết dạy đều đạt giờ
giỏi cấp Huyện. Năm học 2016-2017, nhà trường có 1 giáo viên tham dự hôi thi
giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh và cả 2 tiết dạy đều được áp dụng công nghệ thông
tin thiết kế giáo án điện tử và đã đạt 2 giờ dạy giỏi.
- Thông qua một sô tiết dạy mẫu, giáo viên thấy được hiệu quả rõ rệt khi
sử dụng giáo án điện tử, giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình
thức giảng dạy, tư liệu phong phú đa dạng, nhiều tư liệu giáo viên vận dụng giúp
học sinh khai thác kiến thức, học sinh học tập sôi nổi, hứng thú ,tích cực, tiếp
nhận bài dạy nhanh…


Một số tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
Biện pháp 4: Trang bị cho giáo viên về chức năng, vai trò của giáo án điện
tử:
- Giáo án điện tử là kế hoạch giảng dạy được biên soạn trên phần mềm
POWER với sự hỗ trợ của một số phần mềm chuyên dụng khác, máy ảnh kĩ
thuật số, projector..
- Về mặt sư phạm có thể quan niệm giáo án điện tử như là một cách thức
giảng dạy trong đó giáo viên khai thác tiện ích công nghệ thông tin để thiết kế
các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, phát triển
tư duy, nhận thức mà còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn, kĩ năng xử lí thông
tin và kĩ năng giao tiếp. Giáo án điện tử tuyệt nhiên không chỉ là trình bày nội
dung bài dạy trên một số slide Power point.
- Giáo án điện tử chỉ là một phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học chứ giáo
án điện tử không phải là một “phương pháp dạy học mới” trong dạy học. Nếu

không nhận thức đúng đắn việc sử dụng giáo án điện tử không những không
phát huy được ưu điểm của nó mà có khi không tạo ra được bước đột phá về gì
về mặt phương pháp dạy học theo yêu cầu đổi mới Phương pháp.
- Khi soạn giáo án điện tử giáo viên phải quan niệm đúng chức năng của
giáo án điện tử, và quan trọng là phải có kịch bản trước để hướng đến mục tiêu
bài học. Vì vậy khi soạn giáo án điện tử, giáo viên cần thực hiện tốt các bước sau:
* Bước 1: Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp:
Giáo án điện tử chỉ có hiệu quả đối với một số bài giảng nhất định chứ
không phải là toàn bộ chương trình hay tất cả các môn học. Cụ thể là đối với
những bài có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới thì dạy theo cách
truyền thống sẽ hiệu quả hơn. Vì vậy xác định bài giảng hay phần bài giảng nào


thích hợp cho việc soạn giáo án điện tử tùy thuộc đặc trưng của mỗi môn học.
Gọi tên một vài loại bài thích hợp với giáo án điện tử cho tất cả các môn học là
một điều khó. Tuy nhiên, theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định là nên soạn
bài bằng giáo án điện tử hay không:
+ Một là mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực
bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng
hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi, kích thích
sự liên tưởng và tưởng tượng của học sinh. (Sự liên tưởng và tưởng tượng có thể
tạo ra nhiều cách thức suy nghĩ và nhiều dạng hoạt động học tập).
+ Hai là nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng
một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề.
+ Ba là nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy
sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa
ghi âm, ghi hình, phim ảnh… và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong
kinh nghiệm của người biên soạn).
Trong chương trình tiểu học giáo án điện tử phù hợp hơn cho các môn:
Khoa học, Lịch Sử, Địa Lý, Đạo Đức, Tự nhiên và Xã hội , Tiếng việt…( tuy

nhiên cũng phải tùy vào nội dung từng bài.). Rất nhiều bài dạy ở các phân môn
này nếu dạy bằng giáo án điện tử sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, bởi chỉ có giáo án
điện tử mới có thể có một gnuồn tư liệu phong phú, đa dạng, hữu ích giúp cho
giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức một cách hệ thống, logic, trọng
tâm, sâu sắc.
* Bước 2: Lập dàn ý trình bày
Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, có ba nội dung chủ yếu
mà người soạn nhất thiết phải hình dung rõ ràng trên nháp: Thứ nhất là phần
kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Hai là các câu
hỏi, hoạt động học tập và bài tập học sinh cần thực hiện. Thứ ba là hình ảnh
(tĩnh và động), âm thanh, sơ đồ, bảng biểu… sẽ sử dụng để minh họa kiến thức
hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập.
Để lập dàn ý cho một giáo án điện tử giáo viên cần thực hiện trả lời các
câu hỏi sau:
? Mục tiêu lớn học sinh cần đạt được là gì?
? Để đạt được mục tiêu lớn đó, các mục tiêu nhỏ cần đạt là gì?
? Bài có thể chia thành mấy hoạt động? Mục tiêu của từng hoạt động là
gì? Sử dụng các câu hỏi, bài tập nào? Hình thức tổ chức cho học chiếm lĩnh
kiến thức,đạt được kĩ năng là gì? Vận dụng những phương pháp dạy học nào?
Học sinh rút ra được nội dung gì? Nội dung cần chốt sau mỗi hoạt động? Câu
hỏi hoặc bài tập củng cố?
? Ở mỗi hoạt động cần có những tư liệu gì để mình hoạ hay khai thác ?
( hình ảnh tĩnh hay động? âm thanh, video? vật thật? đồ dùng bổ sung…)
? Nội dung cần chốt của bài học?
Trả lời được các câu hỏi trên giáo viên đã chuẩn bị xong cho mình một
dàn ý đầy đủ, khoa học, ngắn gọn, chuẩn, chủ động trong quá trình viết giáo án
và quá trình lên lớp.


- Trong thực tế, giáo viên còn cho rằng, vì trình chiếu, không phải mất

thời gian viết bảng nên đưa ra kênh chữ nhiều, nội dung chốt sau mỗi câu hỏi bài
tập, hoạt động tương đối dài, nhiều câu hỏi hay nhiều lệnh, hình ảnh, tư liệu
không quan trọng, rối mà chưa chú ý đến đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học là
các em khó ghi nhớ.
* Bước 3. Tìm tư liệu phục vụ cho bài giảng.
Trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh, điều quan trọng nhất
là việc xác định mục đích học tập của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà
chúng ta định đưa vào các slide. Nghĩa là GV cần hình dung ra những biện
pháp- hoạt động giúp HS khai thác nội dung các tư liệu ấy theo cách giúp các
em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành kĩ năng học tập.
Tuyệt đối tránh lối phô diễn hình ảnh đơn thuần. Mặt khác, một số tư liệu
hình ảnh, âm thanh nào đó của bài dạy có thể được thiết kế thành một hoạt động
chuẩn bị bài của học sinh. Về phương diện này, học sinh sẽ được yêu cầu tìm
chọn hình ảnh để minh hoạ cho một khía cạnh nội dung trong bài học hoặc cần
suy nghĩ và giải quyết để một vấn đề mà GV khơi gợi ra từ những hình ảnh nào
đó. Một điều lưu ý là hình ảnh và âm thanh đưa vào bài giảng nhất thiết phù hợp
với mục tiêu học tập mà học sinh cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của
bài. Việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên
soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Cuối cùng,
chúng ta nên nghĩ đến việc lưu trữ và tổ chức hệ thống tư liệu để có thể sử dụng
chúng lâu dài và cho những bài dạy khác về sau.
Ví dụ: Khi dạy bài: Thành phố Đà Lạt ( địa lý lớp 4) cần đạt được những mục
tiêu sau:
- Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
- Nêu được vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt: Nằm trên cao nguyên Lâm
Viên, có khí hậu quanh năm mát mẻ.
- Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một thành
phố du lịch nghỉ mát.
- Giải thích được vì sao Đà Lạt có nhiều rau, hoa, quả xứ lạnh.
- Rèn kĩ năng xem lược đồ, bản đồ,…

● Hoạt động 1:
Giáo viên cung cấp cho học sinh về vẻ đẹp của rừng thông phủ kín sườn
đồi, sườn núi và thông chạy dọc theo các con đường trong thành phố. Ngoài ra
giáo viên cung cấp cho học sinh về những thác nước đẹp, nổi tiếng như: Thác
Cam-li; Thác Pơ-ren;…
● Hoạt động 2:
Giáo viên giới thiệu về những công trình phục vụ việc nghỉ mát và du lịch
có ở Đà Lạt: Khách sạn, biệt thự, bơi thuyền, cưỡi ngựa,…
Ngoài ra giáo viên cho học sinh quan sát về lược đồ khu trung tâm thành phố Đà
Lạt để từ đó học sinh biết một số điểm du lịch nổi tiếng qua lược đồ.
● Hoạt động 3:


Hoạt động này tôi sẽ cung cấp cho học sinh những hình ảnh về các loại
rau xanh, hao, quả, đặc trưng có ở thành phố Đà Lạt.
+ Rau, quả: Bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây, đào,…
+ Hoa: Hồng, lan, cúc, lay ơn, mimosa, cẩm tú cầu,…
3. Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát
Một số hình ảnh, lược đồ minh họa cho bài dạy:
1. Vị trí địa lý

2. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước.

Một số hình ảnh khu du lịch Đà Lạt
Rừng
TTTthô
ng

Thác nước


Một số món ăn ngon, hấp dẫn ở Đà Lạt


Một số món ăn ngon, hấp dẫn ở Đà Lạt

4. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt

Hoa quả, rau xanh ở Đà Lạt


Chợ Đà Lạt

Hoặc khi dạy bài: Tiến vào Dinh Độc lập (Lịch Sử 5):
Trên giáo án điện tử, giáo viên chèn video clip: đoàn xe tăng tiến vào dinh
độc lập sẽ giúp các em hình dung lại một cách sống động bối cảnh lịch sử hào
hùng của quân và dân ta.

MỘT XE TĂNG HÚC VÀO CỬA TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP


Bước 4: Viết kế hoạch bài dạy.
- Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt
là phần mềm Power Point. Khi viết giáo án điện tử đó là nên hết sức thận trọng
trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide và các hiệu
ứng. Chẳng hạn như sử dụng những Font chữ nghệ thuật với quá nhiều nét cong,
Slide với nền màu vàng mà màu chữ là xanh lá cây, sử dụng nhiều hiệu ứng
trong đó các hình ảnh hay chữ viết nhảy múa với nhiều kiểu bắt mắt, v.v... Bất
kỳ một sự lạm dụng hoặc sử dụng không thích hợp như miêu tả trên cũng có thể
trở thành "một con sâu" phá hỏng "cây giáo án" của chúng ta.
- Trong thực tế, qua dự giờ, nhiều tiết soạn giáo án điện tử, khi viết giáo

viên không hề quan tâm đến vấn đề này, chọn phông, cỡ chữ, màu nên không phù
hợp, khó nhìn, không đẹp mắt, gây phản cảm và làm giảm hứng thú của học trò.
Bước 5: Sử dụng giáo án điện tử.
- Khi sử dụng giáo án điện tử cần vận dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học, phù hợp với nội dung, mục tiêu và đối tượng, như vậy mới tạo ra được
môi trường dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Chuẩn kiến thức ở mức độ
vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có
hiệu quả.
- Thực tế một số giáo viên khi sử dụng giáo án điện tử như một tiết trình
chiếu hình ảnh minh hoạ, chỉ tập trung cho học sinh quan sát và giới thiệu rất
nhanh, nhiều, hoặc một số tiết lại không khai thác sử dụng hết nội dung tư liệu
Biện pháp 5: Giúp giáo viên nắm vững vai trò và cách khai thác tư liệu
qua Intenet:
Một trong những phương thức đổi mới Phương pháp dạy học có hiệu quả
là giảng dạy bằng giáo án điện tử. Dạy bằng giáo án điện tử có lợi thế rõ rệt so
với cách dạy truyền thống là hệ thống tư liệu phong phú, chuẩn, đẹp, học sinh dễ
quan sát, khai thác kiến thức thông tin nhanh, chính xác, hứng thú hơn nhiều so
với việc nghe qua lời giảng của thầy hoặc qua quan sát một số hình ảnh trong
sách giáo khoa. Không có cách tiếp nhận nào hiệu quả, phù hợp hơn với đặc
điểm tâm lí và nhận thức của học sinh tiểu học bằng trực quan sinh động, chính
mắt các em được thấy, tai được nghe thông qua những hình ảnh tĩnh và động,
những âm thanh thực nhất. Những tư liệu phong phú đó muốn có được phải biết
khai thác từ mạng Intenet, là nguồn tài nguyên khổng lồ, hữa ích cho tất cả các
hoạt động của con người trong đó có hoạt động học tập.
Thông qua một số tiết dạy mẫu bản thân giáo viên cũng thấy hứng thú với
những tư liệu, những thông tin được cung cấp đôi khi rất mới mẻ với chính giáo
viên. Từ đó giáo viên thấy được vai trò to lớn của Intenet và nảy sinh nhu cầu


học tập. Nhà trường có phòng máy tính được nối mạng, nên việc hướng dẫn cho

giáo viên cách thức sử dụng và khai thác gặp nhiều thuận lợi, được giáo viên
hưởng ứng nhiệt tình. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương
pháp dạy học giáo viên không thể không biết đến Intenet.
Biện pháp 6: Đổi mới cách đánh giá giờ dạy của giáo viên;Tổng kết
đánh giá, xếp loại thi đua đối với giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin:
- Thực tế, không phải nhà quản lý nào ở bậc tiểu học cũng biết thông thạo,
giỏi về công nghệ thông tin vì vậy trong quá trình đánh giá một giờ dạy của giáo
viên có ứng dụng công nghệ thông tin không phải ai cũng đánh giá đúng, chính
xác. Do đó để có thể đánh giá được giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin,
bản thân người quản lí phải biết, thông thạo và không còn cách nào khác đó là
mỗi người phải tích cực học tập nâng cao kiến thức về tin học để có hành trang
cơ bản về tin học.
Đánh giá một giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, vấn đề không
phải trong tiết học đó giáo viên có sử dụng công nghệ thông tin hay không mà
giáo viên sử dụng công nghệ thông tin có đạt được mục tiêu bài học không, có
tạo ra được môi trường học tập tương tác tích cực hay không và hiệu quả giờ
dạy cuối cùng là gì hay chỉ là phương tiện giúp giáo viên giảm sức lao động
hơn thôi. Ngược lại, trong bài học đó nếu có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
mà giáo viên không sử dụng do “tính ì”, khai thác không hết hoặc ngại chuẩn
bị… thì cách đánh giá cũng phải khác.
Tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin cũng được đánh giá trên tinh thần
hiệu quả của tiết dạy. Học sinh tiếp thu và lĩnh hội kiến thức được đến đâu và
mục tiêu bài học có đạt được không? Bài dạy ứng dụng CNTT có lạm dụng quá
về hình ảnh không?
- Kể từ năm học 2014-2015 trong hệ thống tiêu chí đánh giá xếp loại thi
đua, nhà trường đã đưa nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào một tiêu chí
để đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên cuối năm. Giáo viên nào sử dụng nhiều,
điểm thưởng sẽ tăng lên.
- Từng tháng, từng kì nhà trường đều đưa nội dung ứng dụng công nghệ

thông tin vào đánh giá việc thực hiện kế hoạch của nhà trường.
- Năm học 2016-2017, tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin là tiêu chí
bắt buộc để cán bộ giáo viên tham gia đánh giá thi đua.
Nhờ vậy, giáo viên có ý thức, tự giác tích cực hơn trong việc học tập,
nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin, ứng dụng rộng rãi và triệt để trong
quá trình dạy học.
2. 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong 3 năm, chỉ đạo giáo viên nâng cao ứng dụng công nghệ thông
tin trong quá trình giảng dạy, chất lượng của nhà trường được nâng lên rõ
rệt. Đặc biệt, năm học 2016-2017 bằng việc áp dụng mạnh mẽ, triệt để các
giải pháp và các biện pháp tổ chức thực hiện nêu trên, có thể nói, nhà trường
đã hoàn thành tốt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mà


ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch từ đầu năm học. Số tiết dạy bằng giáo án
điện tử tăng, chất lượng giờ dạy được nâng lên rõ rệt, nhờ đó mà chất lượng
học tập của học sinh cũng tăng lên. Giáo viên không còn ngại khi dạy bằng
giáo án điện tử, giáo viên nào cũng muốn có cơ hội được thể hiện, học sinh
học tập sổi nổi, hào hứng tích cực, phát huy được tính năng động, sáng tạo
và ưa khám phá của học sinh tiểu học. Lao động của người thầy giáo nhẹ
nhàng nhưng đòi hỏi công phu và tập trung nhiều trí tuệ.
- Kết quả thao giảng trong năm học 2016 – 2017 tính đến tháng 3 như sau:
Khá

Số tíêt
ứng dụng
CNTT

Giỏi


khá

35
(70%)

16

45

43(95%)

2

49
(81,6%)

11

58

55
(94,8%)

3

Năm học

Số tiết
TGiảng


Giỏi

Thao giảng
Kì I

50

60

Cả năm
( đến tháng
3/2017)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số tiết ứng dụng công nghệ thông tin trong
năm học 2016 - 2017 tăng lên rõ rệt so với các năm học trước, tỷ lệ giờ giỏi của
những tiết có ứng dụng công nghệ thông tin cũng tăng hơn so với những tiết dạy
thông thường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
CNTT đã và đang có những đóng góp đa dạng và quan trọng vào quá trình
dạy và học, hỗ trợ công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng các hoạt động học
tập cho hiệu quả hơn, tạo ra nhiều phương pháp tiếp cận học tập, bảo đảm sự
tiếp cận với chương trình dạy và học.
CNTT có thể cải thiện việc đánh giá quá trình dạy và học bằng cách đưa
ra những phân tích và phản hồi nhanh chóng và bằng cách hỗ trợ giáo viên sử
dụng những đánh giá của học sinh để cải tiến chương trình giảng dạy, từ đó đưa
ra các đánh giá chính xác về cách tiếp cận và vận dụng tri thức mới.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao
chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải
cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin

và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc
lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng
lực của đội ngũ giáo viên. Trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra một số bài học
kinh nghiệm sâu:


Một là: Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng
bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng
và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
Hai là: Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu
(Video, hình ảnh, bảng biểu, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó
mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần
lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen) - trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp
(hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng);
Ba là: Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, hình ảnh, các mô
phỏng cần xác định chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều
chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay
màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng chứa
nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình
huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … các liên
kết nầy có thể đặt trong slide chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm
tra đánh giá và kiểm chứng kết quả.
Bốn là: Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực
đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu
không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử
dụng, chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các
phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.
Năm là: Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện
tử, thường xuyên truy cập vào các trang web để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp
thu những công nghệ mới trao đổi những các làm hay.

3.2. KIẾN NGHỊ
* Đối với Giáo viên:
- Phải tâm huyết với nghề, phải thấy được trách nhiệm của mình trong
công cuộc đổi mới của giáo dục hiện nay.
- Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, phải tuyên truyền sâu rộng đến từng
phụ huynh để họ tuyệt đối tin tưởng vào sự đổi mới này và cộng đồng trách
nhiệm cùng giáo viên chủ nhiệm.
- Có tinh thần học hỏi đồng nghiệp, đặc biệt là những đồng nghiệp ở các
trường thực hiện thí điểm mô hình VNEN.
* Đối với nhà trường:
BGH phải luôn sát cánh cùng giáo viên, hết sức hỗ trợ cho giáo viên, phải
thường xuyên quan tâm, động viên, chỉ ra được những việc giáo viên đã làm
được để tạo động lực cho giáo viên, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những việc
giáo viên chưa làm được để khắc phục, tránh phê bình chung chung hoặc giao
khoán. Nhà trường cũng nên tăng cường cho giáo viên được giao lưu các trường
bạn, học tập những mô hình hay, những cách làm hiệu quả để áp dụng một cách
linh hoạt tại trường mình.
- Các nhà trường cần xây dựng và tiết kiệm ngân sách để xây dựng nguồn
quỹ dành cho việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp phòng máy,đường truyền, máy chiếu


- Phải có yêu cầu cao với giáo viên trong việc sử dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy
* Đối với Phòng GD&ĐT
- Có kế hoạch tham mưu với các cấp để đầu tư kinh phí cho các nhà trường
xây dựng phòng máy,đường truyền, máy chiếu, phụ cấp cho cán bộ phụ trách.
- Có cán bộ thiết bị chuyên trách phụ trách việc sử dụng các thiết bị công
nghệ cho các nhà trường.
Trên đây là một số giải pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông
tin để nâng cao chất lượng trong dạy học ở trường Tiểu học từ đó để góp phần

tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy
và học tập trong nhà trường, thúc đẩy nhà trường ngày càng phát triển đi lên,
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại - thời đại của khoa học và công nghệ.
Với những giải pháp đó, trường Tiểu học Xuân Phú bước đầu đã hoàn thành tốt
kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Tuy nhiên cũng mới
chỉ thành công ở bước đầu, nhà trường vẫn còn tiếp tục phải đẩy mạnh hơn nữa
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục bằng những giải
pháp hữu hiệu hơn. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp./.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa,ngày 20 tháng 05 năm 2017

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Mai Thị Oanh

STT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

4

Sách giáo khoa khoa học, lịch sử&địa lý Lớp 4,5
Giáo trình bồi dưỡng kiến thức tin học ứng dụng công nghệ thông tin

vào dạy học.
Nhiệm vụ các năm học 2013-2014;2014-2015;2015-2016;2016-2017
của Sở GD&ĐT Thanh Hóa; Phòng GD&ĐTThọ Xuân.
Thư viện giáo án điện tử: www. giaoan.violet.vn

5

Internet

2
3


6

Một số tài liệu từ website giao vien.net

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Oanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng Trường TH Xuân Phú
huyện Thọ Xuân- Tỉnh Thanh Hóa.

TT

Tên đề tài SKKN

1.


Một số biện pháp giúp HS
lớp 5 học tốt phần ngữ pháp

2.

Một số biện pháp giúp HS
lớp 5 học tốt phần ngữ pháp
Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 4 “Viết chữ đẹpGiữ vở sạch”

3.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Phòng
Loại B
GD&ĐT
Thọ Xuân
Sở
Loại B
GD&ĐT
Phòng

Loại B
GD&ĐT
Thọ Xuân

Năm học
đánh giá xếp
loại
1998 -1999
1998 -1999
2002 - 2003


4.
5.

6
7
8
9

Một số kinh nghiệm dạy bồi
dưỡng HSG lớp 4 đạt kết quả
trong môn Toán.
Một số giải pháp chỉ đạo bồi
dưỡng đội ngũ GV trong
trường TH.

Phòng
GD&ĐT
Thọ Xuân

Phòng
GD&ĐT
Thọ Xuân

Loại C

2004 - 2005

Loại B

2006 - 2007

Một vài kinh nghiệm trong
công tác xã hội hóa trong
trường TH.
Một số biện pháp chỉ đạo
phụ đạo học sinh yếu kém ở
lớp 5
Một số biện pháp chỉ đạo
phụ đạo học sinh yếu kém ở
lớp 5
Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác phụ đaọ
học sinh yếu, kém về môn
Toán lớp 4.

Phòng
GD&ĐT
Thọ Xuân
Phòng

GD&ĐT
Thọ Xuân
Sở GD&ĐT

Loại C

2008 - 2009

Loại B

2010 - 2011

Loại B

2010 - 2011

Phòng
GD&ĐT
Thọ Xuân

Loại B

2012 - 2013

10

Một số giải pháp nâng cao Sở GD&ĐT
hiệu quả công tác phụ đaọ
học sinh yếu, kém về môn
Toán lớp 4


Loại B

2012 - 2013

11

Một số biện pháp chỉ đạo
phụ đạo học sinh yếu kém ở
lớp 5.
Một số biện pháp chỉ đạp
hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp có hiệu quả của hiệu
trưởng trường Tiểu học

UBND Tỉnh

Loại B

2013 - 2014

Phòng
GD&ĐT
Thọ Xuân

Loại C

2014 - 2015

13


Một số biện pháp chỉ đạo Phòng
dạy giải toán có lời văn GD&ĐT
cho học sinh Tiểu học đạt Thọ Xuân
hiệu quả

Loại B

2015 - 2016

14

Một số biện pháp chỉ đạo Sở GD&ĐT
dạy giải toán có lời văn
cho học sinh Tiểu học đạt
hiệu quả

Loại C

2015 - 2016

12


15

Một số biện pháp chỉ đạo Phòng
ứng dụng công nghệ thông GD&ĐT
tin để nâng cao chất lượng Thọ Xuân
dạy học ở trường Tiểu học


Loại B

NGƯỜI THỰC HIỆN

Mai Thị Oanh

2016 - 2017




×