Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Từ gia đình đến nhà giáo (bản phúc trình nghiên cứu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 168 trang )

Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Nhóm nghiên cứu giáo dục

Từ gia đình đến nhà giáo :
Những vấn đề kinh tế-xã hội
trong nền giáo dục phổ thông
(Phúc trình kết quả cuộc khảo sát tháng 11 và 12-2007)

Trần Hữu Quang

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 4-2008


Mục lục
Trang
Tóm tắt ..............................................................................................................................3
Mở đầu ...........................................................................................................................12
I. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu và phương pháp ....................................................13
1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................13
2. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................13
3. Khách thể điều tra và phương pháp điều tra ...........................................................13
4. Địa bàn điều tra và phương pháp chọn mẫu ...........................................................14
5. Đặc điểm mẫu điều tra ............................................................................................16
a. Hộ gia đình .........................................................................................................16
b. Giáo viên ............................................................................................................17
II. Chi phí của các gia đình cho việc học hành, và chuyện học hành của con cái ...19
1. Mức sống của gia đình............................................................................................20
2. Mức độ phổ cập giáo dục........................................................................................22
3. Tình trạng bỏ học....................................................................................................25
4. Hiện tượng đi học thêm ..........................................................................................28


5. Chi phí cho học hành và khả năng của gia đình .....................................................34
a. Chi phí cho học hành..........................................................................................34
b. Tỷ lệ chi cho học hành trong tổng chi của gia đình ...........................................48
c. Tình hình vay nợ để nuôi con ăn học..................................................................53
6. Mức độ quan tâm của gia đình đối với chuyện học hành của con cái ....................57
III. Thu nhập và đời sống của nhà giáo ......................................................................62
1. Thu nhập tại nhà trường..........................................................................................62
2. Thu nhập làm thêm và dạy thêm ở nơi khác...........................................................69
3. Tổng thu nhập, tình hình vay mượn, và nguyện vọng về thu nhập của giáo viên ..71
4. Đời sống của giáo viên ...........................................................................................78
5. Lao động của nhà giáo ............................................................................................81
6. Áp lực trong công việc............................................................................................84
7. Sự an tâm nghề nghiệp............................................................................................87
8. Những đánh giá và nguyện vọng của giáo viên......................................................90
IV. Một số vấn đề đặt ra qua kết quả cuộc khảo sát..................................................96
1. Gánh nặng tài chính đối với phụ huynh..................................................................96
2. Tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục...............................................................106
3. Đi tìm nguyên nhân của hiện tượng học sinh bỏ học ...........................................111
4. Đồng lương bất hợp lý và bất công đối với lao động của giáo viên .....................118
5. Bệnh thành tích và áp lực đối với giáo viên .........................................................124
V. Một số kiến nghị .....................................................................................................127
1. Miễn hoàn toàn học phí và tất cả các khoản thu ở nhà trường đối với cấp tiểu học
và trung học cơ sở.....................................................................................................127
2. Cải tổ chế độ lương bổng cho nhà giáo ................................................................133
3. Bãi bỏ các chỉ tiêu thi đua và khôi phục quyền tự chủ sư phạm cho nhà giáo .....135
4. Cải tổ phương thức quản trị nhà trường và quản lý giáo dục ...............................143
Phụ lục 1. Phiếu thăm dò ý kiến các hộ gia đình ..........................................................150
Phụ lục 2. Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên....................................................................156
Phụ lục 3. Danh sách các trường được khảo sát............................................................162
Phụ lục 4. Danh sách các địa bàn được khảo sát...........................................................164

Tài liệu tham khảo.........................................................................................................166

1


Thành viên của đề tài
Chủ nhiệm đề tài : Trần Hữu Quang
Chuyên viên nghiên cứu :
Phan Văn Dốp
Phan Thanh Lời
Nguyễn Hữu Nguyên
Đỗ Văn Bình
Lê Minh Tiến
Trương Thị Hiền
Nguyễn Thị Nhung
Phạm Thanh Duy
Phạm Thanh Thôi
Nguyễn Đức Lộc
Trần Thị Thảo
Đoàn Hữu Hoàng Khuyên
Thành viên điều tra và nhập số liệu :
Đặng Thị Anh Đào
Đặng Thị Thanh Quỳnh
Đoàn Văn Hổ
Huỳnh Văn Thạnh
Nguyễn Anh Đức
Nguyễn Đỗ Tùng
Nguyễn Thị Bắp
Nguyễn Thị Hương Lam
Nguyễn Thị Mai Hương

Nguyễn Văn Nhiều Em
Phạm Thị Mỹ Trinh
Phan Thị Thu Thảo
Trần Công Danh
Trần Văn Nhãn
Trịnh Thị Thúy Là
Võ Đăng Ký
Cùng một số điều tra viên cộng tác viên khác.

2


Tóm tắt

Lĩnh vực giáo dục phổ thông hiện nay có rất nhiều vấn đề cần được
nghiên cứu và thảo luận một cách thấu đáo, nhưng vài năm gần đây, có hai
vấn đề nóng bỏng được dư luận báo chí và nhiều người quan tâm, đó là vấn đề
tăng học phí, và vấn đề tiền lương của giáo viên. Đây là hai vấn đề có liên
quan với nhau, nhưng thực ra cũng là những hiện tượng phản ánh những vấn
đề khác sâu xa hơn liên quan đến chính sách giáo dục quốc gia. Công trình
nghiên cứu này coi hai vấn đề học phí và tiền lương của nhà giáo như hai cái
trục xuất phát điểm của cuộc khảo sát và phân tích.
Mục tiêu của công trình khảo sát này là đi tìm và nhận diện ra những
vấn đề nổi bật nhất hiện nay ở cấp độ ngân sách gia đình dành cho việc giáo
dục và cấp độ thu nhập của nhà giáo, từ đó đi sâu vào phân tích nhằm đặt ra
những vấn đề liên quan tới chính sách giáo dục và ngân sách giáo dục, và đề
xuất những kiến nghị cho những cơ quan nhà nước hữu trách, với kỳ vọng góp
phần vào công cuộc cải tổ và phát triển của nền giáo dục phổ thông của cả
nước.
Đây là cuộc khảo sát do nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn tài trợ, được

tiến hành tại một số trường phổ thông (với tổng số mẫu giáo viên được phỏng
vấn là 1.027) và một số hộ dân cư (tổng số mẫu hộ gia đình được phỏng vấn là
1.203) tại năm tỉnh thành bao gồm Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đắk Lắk
và thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 tới tháng 12-2007.
Sau đây là một số nhận định và kiến nghị chính rút ra từ kết quả cuộc
khảo sát này.
1. Gánh nặng chi phí giáo dục và yêu cầu của một nền giáo dục phổ cập cho
mọi người
Trước hết, phải nhấn mạnh lại rằng khi nói tới chuyện chi phí của các hộ
gia đình người dân cho việc học hành của con cái ở Việt Nam hiện nay, thì cần
hiểu ngay đây không phải chỉ có học phí, mà còn bao gồm rất nhiều khoản thu
khác mà phụ huynh phải chi trả trong nhà trường (tiền đóng góp xây dựng
trường, tiền học tăng tiết…) cũng như ngoài nhà trường (tiền dụng cụ học tập,
sách giáo khoa, tiền học thêm...).
3


Dựa trên số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và Tổng cục
Thống kê, theo kết quả tính toán của chúng tôi, phần chi của người dân cho giáo
dục vào năm 2006 chiếm 41 % trong tổng chi phí xã hội cho giáo dục, cao hơn
nhiều so với những con số mà Bộ GD-ĐT đưa ra. Theo Vũ Quang Việt, tổng chi
phí xã hội cho giáo dục ở Việt Nam năm 2006 đạt mức 8,4 % tổng sản phẩm nội
địa (GDP), và năm 2007 lên tới 9,2 % Nhiều số liệu của các công trình nghiên
cứu khác cũng từng đưa ra những mức tương tự, và cho rằng Việt Nam là một
trong những nước huy động nguồn thu từ người dân vào giáo dục thuộc loại cao
nhất ở Đông Á và Đông Nam Á.1
Có tới 56 % phụ huynh trong mẫu điều tra tháng 11-2007 của chúng tôi
cho biết các khoản chi cho việc học hành của con em mình hiện nay là "nặng",
trong đó 38 % cho là "tương đối nặng", và 18 % phụ huynh cho là "quá nặng".
Nhóm gia đình có mức chi tiêu khá giả nhất (nhóm 5 trong cách phân loại

ngũ phân) chi cho giáo dục nhiều gấp gần 11 lần so với nhóm nghèo nhất (nhóm
1). Kết quả khảo sát phát hiện một tình trạng đáng báo động sau đây : hộ gia
đình càng nghèo thì tỷ lệ của mức chi cho giáo dục tính trên tổng chi tiêu cho
đời sống càng cao, mặc dù số tiền chi cho giáo dục của những hộ này thấp
hơn nhiều so với mức chi của các hộ khá giả. Điều này có nghĩa là đối với
những hộ càng nghèo, thì việc chi cho giáo dục của con em càng là gánh nặng
đối với ngân sách chi tiêu của gia đình.
Mặt khác, kết quả khảo sát cũng cho biết rằng, đối với những gia đình
nghèo, càng học lên lớp cao thì cái gánh chi phí lại càng nặng nề đối với ngân
sách gia đình. Nhiều gia đình vì nghèo nên dễ có khả năng cho con em nghỉ
học sớm, nếu con em học kém thì khả năng này lại càng dễ xảy ra. Nhưng
đồng thời, dù các hộ nghèo này có muốn cho con học lên nữa thì phần đông cũng
không có đủ khả năng cho con học tiếp lên lớp cao hơn, nhất là từ cấp trung học
cơ sở lên cấp trung học phổ thông. Còn con em gia đình khá giả hơn thì lại có
nhiều cơ hội học lên bậc trung học phổ thông đông hơn so với con em các gia
đình khó khăn.

1

Xem Vũ Quang Việt, "Chi tiêu cho giáo dục : Những con số 'giật mình'!",
VietNamNet, 13-2-2006 ; Vũ Quang Việt, "Phát triển giáo dục, vai trò của học phí,
trách nhiệm và khả năng ngân sách nhà nước", 4-2008 ; Raja Bentaouet Kattan,
Nicholas Burnett, User Fees in Primary Education, World Bank, 7-2004, trang 14
; Mark Bray, Counting the Full Cost. Parental and Community Financing of
Education in East Asia, Washington, D.C., World Bank, United Nations
Children's Fund, 1996, trang 32 ; World Bank, "Vietnam: Poverty Assessment and
Strategy", East Asia and Pacific Regional Office, Country Department I,
Washington, D.C., 1995.

4



Trong khi đó, mức đầu tư của ngân sách nhà nước vào giáo dục tính
trên đầu học sinh tương đối ít ở các lớp thấp (cấp tiểu học và trung học cơ sở),
và tương đối nhiều hơn ở các lớp cao hơn (cấp trung học phổ thông).2 Như
vậy, tình hình này có nghĩa là các gia đình khá giả vô hình trung lại được thụ
hưởng dịch vụ giáo dục ở cấp trung học phổ thông nhiều hơn so với con em gia
đình lao động nghèo !
Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục phổ thông hiện nay, đang tồn tại một
tình trạng bất bình đẳng rõ rệt về chi phí giáo dục, cũng như về cơ hội giáo
dục và mức độ thụ hưởng dịch vụ giáo dục. Và chính ngân sách công đã mặc
nhiên góp phần duy trì và củng cố xu hướng "thiên vị"3 hay tình trạng bất bình
đẳng sẵn có nơi các tầng lớp dân cư. Nền giáo dục, trong trường hợp này, thay
vì là một nhân tố thúc đẩy sự công bằng và sự bình đẳng như mọi người kỳ vọng,
thì lại biến thành một nhân tố góp phần vào quá trình tái sản xuất một cấu trúc xã
hội phân hóa và bất bình đẳng.
Theo phân tích của chúng tôi, chính chế độ thu học phí và đủ mọi khoản
thu ở nhà trường công lập phổ thông hiện nay đã trực tiếp tạo ra tình trạng bất
bình đẳng này, không chỉ ở cấp trung học phổ thông mà kể cả từ cấp tiểu học.
Chế độ thu phí ở nhà trường Việt Nam hiện nay đã và đang tạo ra một rào cản
lớn lao đối với các gia đình người dân, nhất là đối với những tầng lớp xã hội thấp
kém và thiệt thòi, và do vậy đi ngược lại với lý tưởng của một nền giáo dục cho
mọi người,4 một nền giáo dục phổ cập mà nhà nước luôn luôn tuyên bố và đề cao
trên nguyên tắc.
Cách thức thu phí như hiện nay, cộng với quan điểm "thu đủ bù chi"
hay quan điểm "thu học phí theo khả năng thu nhập", thực chất đều là những
biểu hiện của một chính sách dựa trên lôgic kinh tế tư nhân hóa hoàn toàn.
Nếu quan niệm rằng chủ trương "xã hội hóa" không phải là mở rộng sự tham
gia của xã hội vào quá trình thảo luận và thực hiện các quyết sách trong lĩnh
vực giáo dục, mà chỉ hiểu đây chủ yếu là thu hút sự đóng góp tài chính của

người dân vào giáo dục, chúng tôi nhắc lại, chủ yếu chỉ là sự đóng góp tài

2

Ngân sách nhà nước năm 2006 dành cho cấp tiểu học là 2.446.454 đồng/học sinh
công lập, con số này ở cấp trung học cơ sở là 1.950.859 đồng, và ở cấp trung học
phổ thông là 2.653.650 đồng (số liệu do chúng tôi tính toán từ các bảng thống kê
trong tập báo cáo của Vụ Kế hoạch-tài chính, Bộ GD-ĐT, "Giáo dục Việt Nam :
đầu tư và cơ cấu tài chính. Số liệu từ năm 2000 đến 2006", Hà Nội, 10-2007).
3
Xem thêm Trần Nam Bình, "Đổi mới giáo dục tại Việt Nam : Một vài nhận định từ
quan điểm chính sách kinh tế", tạp chí Thời đại mới, số 6, tháng 11-2005.
4
Xem thêm UNESCO, "The World Declaration on Education for All. Meeting Basic
Learning Needs", Jomtien, Thailand (5-9 March 1990).

5


chính của người dân, thì đây là một cách hiểu hoàn toàn méo mó và tai hại.
Việc tìm cách gia tăng nguồn chi tiêu của người dân (vốn đã hết sức cao) vào
nền giáo dục công thực chất là "một hình thức tư nhân hóa được che đậy".5
Đây chính là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về cơ hội
cũng như về điều kiện học tập, không chỉ thiệt thòi cho những gia đình khó
khăn, mà còn tổn hại đến lợi ích lớn hơn của quốc gia vì sẽ làm lãng phí
những nguồn lực trí tuệ có thể có nơi con em gia đình ở vùng sâu vùng xa và
gia đình nghèo
Vì thế, chúng tôi kiến nghị nhà nước cần miễn phí hoàn toàn ở cấp tiểu
học và cấp trung học cơ sở theo đúng như qui định trong Hiến pháp (nếu
không làm được như vậy thì cần phải… sửa Hiến pháp !). Không phải chỉ

miễn học phí, mà miễn tất cả mọi khoản đang thu ở các nhà trường hiện nay.
Và cũng cần miễn phí như vậy đối với cả các trường trung học phổ thông công
lập.
Khi Hiến pháp nói công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, thì điều này
không phải chỉ vì lợi ích của cá nhân và gia đình, mà còn vì và trước hết vì lợi
ích của cả quốc gia. Lợi ích của sự đầu tư giáo dục không chỉ mang tính chất
nội tác, tức có lợi cho chính người đi học, mà còn mang tính chất ngoại tác,
tức đem lại nhiều lợi ích khác cho cả xã hội.6 Một đứa trẻ thông minh sáng trí
mà không được đi học thì điều này không chỉ thiệt hại cho đứa bé, mà còn
thiệt thòi nhiều hơn cho sức mạnh của một đất nước. Tình trạng bỏ học hay
thất học không chỉ gây ra thiệt thòi cho trẻ em và gia đình, mà chắc chắn còn
ảnh hưởng tới số phận của cả quốc gia. Một nền giáo dục yếu kém hiện tại sẽ
để lại những hậu quả khó lường cho tương lai phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước vài chục năm sau.
Chính vì thế, người ta thường coi giáo dục là một thứ lợi ích công, và
sản phẩm của nó như một thứ tài sản công.
Việc miễn hoàn toàn học phí và các khoản thu trong trường công lập
thực chất sẽ là việc xác lập lại trách nhiệm của nhà nước đối với nền giáo dục
quốc gia, chứ không hề là một yêu sách xuất phát từ "tâm lý ỷ lại của thời bao
cấp" như có ý kiến đã nêu.7 Có như vậy mới bảo đảm được nguyên tắc công
bằng xã hội trong nền giáo dục quốc gia, tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng
cho mọi trẻ em được hưởng nền giáo dục phổ cập.
5

Đây là nhận định của Mark Bray, bài đã dẫn, trang 56.
Xem thêm Trần Nam Bình, bài đã dẫn.
7
Xem Kim Dung, "Học phí mới – Bài toán đang tìm lời giải", kỳ III, "‘Quả bóng’
học phí đại học được đẩy về Bộ", Nhân dân, 21-12-2007, trang 5.
6


6


2. Thu nhập của nhà giáo : sự bất công về lao động và hậu quả lãng phí về
chất xám
Kết quả khảo sát cho biết thu nhập của giáo viên từ nhà trường là không
đủ sống đối với khá đông giáo viên. Con số này chiếm tỷ lệ khoảng 15-25 % ở
Trà Vinh và Vĩnh Long, khoảng 40 % ở An Giang, Đắk Lắk và TP.HCM.
Chính vì tình cảnh bức bách này nên có 30 % giáo viên trong mẫu điều
tra buộc phải đi dạy thêm và làm thêm những việc khác, kể cả những việc
không liên quan gì tới chuyên môn của mình, nhằm có thêm nguồn thu đắp
đổi cho cuộc sống của gia đình. Tỷ lệ này cao hơn hết tại TP.HCM : 52 %
giáo viên có dạy thêm và làm thêm.
Tuy nhiên, với mức tổng thu nhập từ tất cả các khoản này (từ nhà trường
cộng với việc làm thêm), vẫn có tới 52 % giáo viên trong mẫu điều tra cho biết là
"thiếu thốn" cho các chi tiêu trong cuộc sống gia đình, 42 % nói là "vừa đủ".
Có đến hai phần ba giáo viên trong mẫu điều tra (66 %) trả lời là có đi vay
mượn trong năm qua. Tỷ lệ vay mượn này ở các tỉnh lên tới khoảng 3/4 giáo
viên, riêng ở TP.HCM cũng lên tới 44 %.
Xét về mặt nghề nghiệp chuyên môn, tình trạng buộc phải đi dạy thêm,
đi làm thêm quả thực là một sự phí phạm xã hội, không phải chỉ lãng phí đối
với năng lượng của người giáo viên, mà quan trọng hơn là sự lãng phí lớn lao
đối với hiệu quả đáng lý có thể có của ngành giáo dục.
Xét về mặt luân lý xã hội, tình cảnh éo le mang tính chất vừa lẩn quẩn
vừa trói buộc này là điều kiện và đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều
hệ quả bi đát trong các mối quan hệ giữa nhà giáo với học sinh, giữa nhà giáo
với phụ huynh, cũng như trong cái nhìn của xã hội đối với nghề giáo. Phụ
huynh và công luận đã than phiền lâu nay, và chính nhà giáo cũng cảm thấy áy
náy và xót xa trước thực tế này : nào là ép học thêm, không công bằng khi cho

điểm những học sinh không học thêm, nào là nạn "phong bì", quà cáp lễ tết,
cùng đủ mọi dạng tiêu cực từ nhẹ tới nghiêm trọng như mua bằng bán điểm...
Hệ thống thang bậc lương chính thức của giáo viên không mang tính
công bằng đối với lao động mà nhà giáo bỏ ra, và cũng không mang tính chất
kích thích hay khuyến khích. Thu nhập của giáo viên hiện nay xuất phát không
phải chỉ từ ngân sách nhà nước, mà một phần còn từ học phí và các khoản thu
khác tại nhà trường. Điều này có nghĩa là thu nhập thực tế của giáo viên
không phụ thuộc vào thang bậc lương thống nhất của nhà nước, mà phụ thuộc
vào điều kiện thực tế và cách thức tổ chức và quản lý cụ thể ở từng địa
phương và thậm chí từng trường.
7


Chính chế độ tiền lương bất công và bất hợp lý nói riêng, và chính sách
tài chính trong giáo dục nói chung, đã dẫn đến những hệ quả đảo lộn trong đời
sống giáo dục. Tình hình này không những làm trì trệ mà còn rất dễ làm nảy
sinh tiêu cực ngay trong bản thân bộ máy quản lý của nhà trường nói riêng
cũng như hệ thống giáo dục nói chung.
Theo kết quả cuộc khảo sát này, nguyện vọng của giáo viên về một mức
tiền lương "đủ để lo cho gia đình" bình quân trong mẫu điều tra là 3,32 triệu
đồng một tháng ở Trà Vinh, 3,22 triệu ở Vĩnh Long, 3,33 triệu ở An Giang,
3,99 triệu ở Đắk Lắk, riêng ở thành phố lớn như TP.HCM là 5,20 triệu. So với
mức tổng thu nhập từ nhà trường hiện nay, thì mức lương kỳ vọng cao hơn
khoảng từ 1,7 lần (ở Trà Vinh) tới 2,1 lần (ở TP.HCM). Nếu đạt được mức
lương kỳ vọng này, gần ba phần tư giáo viên trong mẫu điều tra (73 %) nói là
có thể loại bỏ được hiện tượng dạy thêm để tăng thu nhập.
Vấn đề đặt ra ở đây hoàn toàn không phải là cần có chính sách "ưu
tiên" hay "đặc ân" gì với nhà giáo, mà trước hết đây là vấn đề khôi phục sự
công bằng đối với lao động của họ. Chỉ khi có chính sách lương bổng thoả
đáng, xứng đáng và mang tính động viên, thì lúc ấy mới có thể nói tới khả

năng thu hút những người giỏi vào ngành giáo chức. Có thầy cô giỏi thì mới
có học sinh giỏi. Cứ kêu gọi nâng cao chất lượng giáo dục mà buông xuôi để
mặc cho đời sống giáo viên phải chạy vạy hay thậm chí lây lất đi dạy thêm và
làm thêm, thì quả thực là một điều xót xa, không phải chỉ xót xa cho bản thân
gia đình nhà giáo, mà quan trọng hơn là xót xa cho tiền đồ của đất nước. Kinh
nghiệm ở những nước như Đức, Nhật Bản hay Hàn Quốc là chính nhờ nhà
nước thực sự tôn trọng ngành giáo dục và trả lương cao cho giáo viên (cao
hơn cả những người làm việc cho các đại công ty) ngay từ những thời kỳ suy
tàn và đói khổ sau năm 1945, mà sau này họ mới có được những vốn liếng học
vấn cũng như một tiềm lực xã hội để phát triển kinh tế mạnh mẽ sau này.
Cần quan niệm rằng trả lương cho nhà giáo thực ra chính là đầu tư cho
số phận tương lai của đất nước.
3. Áp lực đối với nhà giáo, và yêu cầu cải tổ nhà trường và hệ thống giáo
dục
Bệnh thành tích, vốn luôn đi đôi với bệnh hình thức, bệnh phong trào,
bệnh thi đua…, là một trong những áp lực nặng nề đối với giáo viên hiện nay.
Theo kết quả khảo sát, phần lớn giáo viên đều ít nhiều cảm thấy bị áp lực về
chỉ tiêu, thành tích trong hoạt động giảng dạy.
Xu hướng chạy theo thành tích thực sự đã trở thành một hiện tượng
bệnh hoạn đang làm tê liệt cả người thầy lẫn người trò. Gần đây, Bộ GD-ĐT
8


đã phát động phong trào "hai không", rồi ba không… nhưng vì chưa dứt khoát
giã từ với lối tư duy nặng về chỉ tiêu và thành tích, nên phong trào này vô hình
trung cũng lại trở thành một thứ áp lực mới đối với người giáo viên.
Do bị bão hòa cả về thời gian lẫn khối lượng công việc, khả năng sư
phạm và năng lực sáng tạo của người giáo viên không còn chỗ để thi thố. Và
đáng lo ngại hơn là trong không ít trường hợp, lương tâm và đạo đức nghề
nghiệp dần dà bị bào mòn khi, chẳng hạn, buộc phải cho điểm 5 khi bài làm

của học sinh chỉ đáng điểm 2, buộc phải cho lên lớp để đạt chỉ tiêu dù trình độ
học sinh còn quá kém, hoặc ép học sinh phải học thêm một cách quá đáng để
mong đạt được thành tích thi đua. Khả năng phát triển tư duy và tính trung
thực của cả thầy lẫn trò đang bị thử thách một cách nghiêm trọng.
Có thể nói những hiện tượng trên chính là những dấu hiệu bộc lộ tình
trạng chảy máu chất xám trong giới nhà giáo, không phải chảy máu ra bên
ngoài (như bỏ nghề chẳng hạn), mà là một thứ xuất huyết nội đáng ngại ở
ngay bên trong nhà trường.
Áp lực nặng nề không phải chỉ xảy ra đối với người giáo viên, mà kể cả
với người học trò, khi phải đối phó với một chương trình bất hợp lý, những bộ
sách giáo khoa quá tải, và phải liên tục đi học thêm mà không còn thời gian
nghỉ ngơi hay vui chơi. Xét về mặt nào đó, những hậu quả do nền giáo dục
hiện nay gây ra đối với học sinh cần được phân tích và nhìn nhận một cách
thẳng thắn xem có phải là những dạng "bạo hành" đối với các lứa tuổi trẻ em
hay không, có vi phạm những nguyên tắc giáo dục và quyền lợi chính đáng
của trẻ em mà Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã minh định hay
không.
Các nhà quản lý hay đổ lỗi cho giáo viên, nhưng suy cho cùng giáo
viên thực ra cũng chỉ là "nạn nhân" của bộ máy. Ngoài lớp học, giáo viên còn
phải làm nhiều công việc khác như làm đủ loại sổ sách, rồi họp hành, và rất
nhiều thứ việc không thuộc chức trách của mình (như thu tiền ủng hộ nhà
trường, tiền học thêm, tiền bảo hiểm...), trong khi có những phần việc thuộc
về trách nhiệm của mình thì lại không được làm. Người thầy vừa bị trói tay
vừa chịu quá nhiều áp lực, do những qui định quá chi li từ các cấp quản lý nhà
nước về giáo dục.
Chúng tôi kiến nghị nhà nước cần sớm bãi bỏ việc đề ra các chỉ tiêu
buộc giáo viên phải hoàn thành, chấm dứt các chỉ tiêu thi đua cũng như giải
thể nhiều phong trào vô bổ, hình thức, và đồng thời, cần mạnh dạn cải tổ để
thực sự trao trả lại quyền tự chủ sư phạm cho nhà giáo và nhà trường.


9


Theo thiển ý chúng tôi, đối với nhiệm vụ giảng dạy của người giáo
viên, Bộ GD-ĐT chỉ cần quản lý khâu mấu chốt, đó là chương trình – giống
như phần lớn các nước đang làm. Còn cách phân phối chương trình, việc soạn
và xuất bản sách giáo khoa, cần trả lại cho nhà trường và nhà giáo. Đã đến lúc
nhà nước cần mời gọi các nhà giáo cũng như các nhà nghiên cứu về giáo dục
tham gia (chứ không chỉ mời họp "góp ý" mà thôi) vào quá trình xây dựng lại
một nền triết lý giáo dục mới, để từ đó có thể cải tổ lại bộ chương trình hiện
hành một cách căn bản. Cũng cần quan niệm lại thế nào là sách giáo khoa, và
từ đó làm sao "cởi trói" để những giáo viên giỏi có thể tự do tham gia biên
soạn và tự do xuất bản sách giáo khoa, và quyền lựa chọn dạy theo sách giáo
khoa nào cuối cùng thuộc về nhà trường và nhà giáo, chứ không phải thuộc về
Bộ GD-ĐT.
Cần xác định lại chức năng quản lý nhà nước về giáo dục để tránh sự
ngộ nhận và sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục vào hoạt động tác nghiệp của nhà giáo như hiện nay. Vào năm 2002, Thủ
tướng Phan Văn Khải từng yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu giải quyết vấn đề
"phân biệt giữa hoạt động quản lý hành chính về giáo dục của các cơ quan
quản lý nhà nước với các hoạt động tác nghiệp của các cơ sở giáo dục".
Định chế giáo dục là một định chế thuộc xã hội dân sự, chứ không phải
là một định chế chính trị như chính phủ, quốc hội, ủy ban nhân dân... Nhà
trường không phải là một cơ quan quản lý nhà nước, mà là nơi dạy học.
Trường công lập hoạt động dựa trên ngân sách nhà nước, "nhưng chính phủ tài
trợ giáo dục không đồng nghĩa với chính phủ tự đứng ra sản xuất giáo dục".8
Điều này, theo chúng tôi, có liên quan trực tiếp tới quyền tự chủ sư phạm của
nhà giáo, cũng như liên quan tới quan niệm về vị thế độc lập của định chế nhà
trường trong xã hội dân sự. Chính căn bệnh "nhà nước hóa" nhà trường là một
nguyên nhân sâu xa đã dẫn tới những hiện tượng tiêu cực và đảo lộn trong đời

sống giáo dục. Nếu không sớm khắc phục căn bệnh này thì nó có thể để lại
những di chứng tai hại cho nhiều chục năm sau.
Cuối cùng, liên quan tới ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục, nếu
quả thực ngân sách nhà nước còn eo hẹp và chưa thể đảm đương nổi hết cấp
trung học phổ thông, thì nhà nước cần tập trung ngân sách vào hai bậc học căn
bản là tiểu học và trung học cơ sở -- vì hai bậc học này đã được cam kết trong
Hiến pháp và Luật Giáo dục. Học sinh phải được hoàn toàn miễn phí ở hai cấp
này, và nhà giáo sống được bằng đồng lương của mình một cách xứng đáng.

8

Xem Trần Nam Bình, bài đã dẫn. Xem thêm Vũ Quang Việt, "Giáo dục tư hay
công nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế", Seminar về cải cách giáo dục, 2005.

10


Còn ở cấp trung học phổ thông, nhất là tại một số thành phố lớn, nhà nước có
thể mạnh dạn chuyển những cơ sở mà ngân sách chưa đủ sức gánh vác thành
những trường bán công hoặc tư thục. Trường trung học phổ thông nào vẫn
được giữ lại làm trường công, thì cũng phải miễn hoàn toàn học phí và tất cả
các khoản thu. Ai muốn vào học, phải qua thi tuyển. Như vậy, con em gia đình
nghèo vẫn có cơ may được vào học trường công, nếu học giỏi và thi vào đậu,
chứ không phải chỉ học sinh có tiền mới được vào học.
Đây là một bước lùi, quả thực là một bước lùi đau xót, nhưng cần thiết,
đối với hệ thống giáo dục phổ thông công lập hiện nay, nhằm khôi phục
nguyên tắc "công ra công, tư ra tư". Bảo vệ nguyên tắc "công ra công, tư ra
tư" không phải là bảo vệ một nguyên tắc mang tính hình thức, mà là khôi phục
vị thế xã hội và hình ảnh xã hội đúng đắn của trường công, khôi phục nguyên
tắc công bằng xã hội đối với cơ hội học tập của các tầng lớp thanh thiếu niên,

dù thuộc gia đình nghèo hay gia đình khá giả, vùng nông thôn hay thành thị.
Thà chấp nhận "bước lùi" này (đứng trên góc độ lợi ích xã hội, đây thực ra là
một bước tiến so với hiện trạng), còn hơn là cứ trở đi trở lại với những biện
pháp tính toán gia tăng học phí và các khoản đóng góp của người dân vốn
đang được tiến hành trong chủ trương "xã hội hóa" mà suy cho cùng chỉ là
một dạng mở rộng sự "tư nhân hóa".
Ở cấp giáo dục phổ thông, đối với nguyện vọng chính đáng của những
gia đình có thu nhập cao mong muốn con em mình được hưởng dịch vụ giáo
dục chất lượng cao, nhà nước nên khuyến khích mở những trường bán công
hoặc tư thục chất lượng cao, có thu học phí cao, chứ nhà nước không thể tự
mình đứng ra kinh doanh để đáp ứng nhu cầu này của các gia đình khá giả.
Mô hình "trường công lập tự chủ tài chính", theo chúng tôi, là một mô hình
bất hợp lý, phi chính đáng, mâu thuẫn với bản chất bình đẳng của trường công
và đi trái với sứ mệnh giáo dục phổ cập của nhà nước.
Chúng tôi cho rằng có thực sự thay đổi quan điểm về chính sách giáo
dục cũng như về chính sách tài chính giáo dục theo những phương hướng như
đã nêu trên, sáng suốt và dũng cảm tiến hành những lộ trình cải tổ thích hợp,
thì may ra mới có khả năng khởi sự quá trình khôi phục lại chất lượng giảng
dạy và học hành đúng đắn trong một môi trường sư phạm lành mạnh mà đất
nước đang kỳ vọng.

11


Từ gia đình đến nhà giáo :
Những vấn đề kinh tế-xã hội
trong nền giáo dục phổ thông
(Phúc trình kết quả cuộc khảo sát tháng 11 và 12-2007)

Trần Hữu Quang


Mở đầu
Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông hiện nay, có rất nhiều vấn đề cần
được nghiên cứu và thảo luận một cách thấu đáo, như triết lý giáo dục, nội
dung chương trình, sách giáo khoa, phương thức quản lý và bộ máy quản lý
giáo dục, hệ thống nhà trường và phương thức quản trị nhà trường, chủ trương
"xã hội hóa" giáo dục, tài chính trong giáo dục... trong đó nổi lên nhiều hiện
tượng gây bức xúc trong xã hội như tình trạng xuống cấp về chất lượng và suy
thoái về đạo đức trong giáo dục, bệnh thành tích, tình trạng tiêu cực trong thi
cử, nạn chạy trường, nạn "ngồi nhầm lớp", chuyện dạy thêm, học thêm...
Gần đây, có hai vấn đề nóng bỏng được dư luận báo chí và nhiều người
quan tâm, đó là vấn đề tăng học phí, và vấn đề tiền lương của giáo viên. Hai
vấn đề này có liên quan với nhau, nhưng thực ra cả hai, xét tự thân chúng,
cũng có thể chỉ là những hiện tượng phản ánh những vấn đề khác sâu xa hơn
liên quan đến các chính sách, đến việc phân bổ và quản lý ngân sách ở cấp
quốc gia cũng như cấp nhà trường, đến phương thức quản lý giáo dục và quản
lý nhà trường, cũng như liên quan tới thực tế chi tiêu và khả năng chi tiêu của
các hộ gia đình cho việc học hành của con cái... Vì thế, chúng tôi sẽ coi hai
vấn đề học phí và tiền lương của nhà giáo như hai cái trục xuất phát điểm của
cuộc khảo sát này.
Đối tượng nghiên cứu của công trình khảo sát này là : các vấn đề kinh
tế-xã hội trong nền giáo dục phổ thông liên quan tới các hộ gia đình và tới
giới nhà giáo, khảo sát ở một số địa phương.
12


I. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu và phương pháp
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của công trình khảo sát này là đi tìm và nhận diện ra những
vấn đề nổi bật nhất hiện nay ở cấp độ ngân sách gia đình dành cho việc giáo

dục, và ở cấp độ thu nhập của nhà giáo, từ đó đi sâu vào phân tích nhằm đặt ra
những vấn đề liên quan tới chính sách giáo dục và ngân sách giáo dục, và đề
xuất những kiến nghị cho những cơ quan nhà nước hữu trách, với kỳ vọng góp
phần vào công cuộc cải tổ và phát triển của nền giáo dục phổ thông của cả
nước.
2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm ba phần chính sau đây : (a) mức sống gia
đình và chuyện học hành của con cái, (b) thu nhập và đời sống của nhả giáo,
và (c) một số vấn đề thực tiễn đặt ra về mặt chính sách.
3. Khách thể điều tra và phương pháp điều tra
Khách thể điều tra là các phụ huynh và các nhà giáo tại năm tỉnh thành
phía Nam (sẽ trình bầy chi tiết ở mục sau).
Phương pháp chủ yếu sử dụng trong công trình này là phương pháp
khảo sát thực nghiệm tại một số địa phương, và phương pháp so sánh (so sánh
giữa các địa bàn đô thị và nông thôn, so sánh giữa các cấp học, giữa các mức
sống của các hộ gia đình...).
Các kỹ thuật khảo sát được sử dụng là : kỹ thuật bản câu hỏi, kỹ thuật
phỏng vấn nhóm, kỹ thuật phỏng vấn những người có thẩm quyền, và tham
khảo các văn bản, tư liệu và thống kê có liên quan.
Các kỹ thuật điều tra nêu trên được tiến hành song song theo hai
nhánh : (1) hộ gia đình (phỏng vấn tại địa bàn dân cư), và (2) giáo viên (phỏng
vấn tại nhà trường hoặc tại nơi ở của giáo viên). Tại các hộ gia đình, người
được hỏi là phụ huynh, phần lớn cũng là chủ hộ gia đình, ngoại trừ những
trường hợp đi vắng hoặc không đủ khả năng trả lời thì hỏi một thành viên
khác trong gia đình có đủ thẩm quyền trong gia đình để trả lời.
Ngoài các cuộc phỏng vấn trực tiếp đến cá nhân từng giáo viên và phụ
huynh (bằng một phiếu câu hỏi) tại năm tỉnh thành, còn có 12 cuộc phỏng vấn
nhóm (có ghi âm) đã được thực hiện, trong đó có sáu cuộc phỏng vấn nhóm
với các giáo viên, sáu cuộc phỏng vấn nhóm với các phụ huynh.


13


Cuộc điều tra trên thực địa được tiến hành từ ngày 20-11-2007 tới hết
ngày 29-12-2007, với một lực lượng tổng cộng 57 người, chia làm 5 tổ điều
tra (tại năm tỉnh thành). Trong số này, có 45 điều tra viên hiện đang là nghiên
cứu viên, giảng viên và sinh viên năm cuối (thuộc các đơn vị sau đây : Viện
Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, Viện Nghiên cứu Xã hội TP.HCM, Khoa
Nhân học thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Khoa Xã hội
học thuộc Đại học Mở TP.HCM, Khoa Văn hóa học thuộc Đại học Dân lập
Văn Hiến, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Đại
học Cần Thơ, Trung tâm Khoa học Xã hội thuộc Đại học An Giang, và Đại
học Tây nguyên). Cuộc điều tra được thực hiện dưới sự điều hành của ban chủ
nhiệm và 10 tổ trưởng, tổ phó điều tra, hiện đang là giảng viên và chuyên viên
xã hội học, nhân học và sử học.
Công trình nghiên cứu này kéo dài từ tháng 10-2007 tới hết tháng 32008. Toàn bộ kinh phí cuộc điều tra do nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn tài
trợ.
4. Địa bàn điều tra và phương pháp chọn mẫu
Do điều kiện thời gian và ngân sách nghiên cứu có hạn, nên công trình
này đã chọn địa bàn khảo sát là ba tỉnh miền Tây Nam bộ (Trà Vinh, Vĩnh
long, An Giang), một tỉnh Tây nguyên (Đắk Lắk) và thành phố Hồ Chí Minh,
nhằm có thể đối chiếu tình hình giữa một số địa phương có những đặc điểm
kinh tế-xã hội khác biệt nhau.
Ngoài sự khác biệt rõ rệt về địa lý, các tỉnh thành này còn có một số
đặc trưng kinh tế-xã hội đáng chú ý sau đây. Trước hết, giá trị tổng sản phẩm
nội địa (GDP) tính trên đầu người chênh lệch nhau khá xa. Vào năm 2006,
mức này ở TP.HCM là 29,7 triệu đồng/người/năm, trong khi ở các tỉnh thì
thấp hơn hẳn : Trà Vinh 7,3 triệu, Vĩnh Long 9,0 triệu, An Giang 9,5 triệu và
Đắk Lắk 6,0 triệu (con số bình quân của cả nước là 11,6 triệu/người/năm).
Mức thu nhập bình quân một người một tháng năm 2006 ở TP.HCM là

1,46 triệu đồng, trong khi ở Vĩnh Long là 580 ngàn, An Giang 710 ngàn, và
Đắk Lắk 514 ngàn (chúng tôi không tìm được số liệu ở Trà Vinh) (số bình
quân của cả nước là 636 ngàn đồng/người/tháng).
Số giường bệnh trên 10 ngàn dân năm 2006 ở TP.HCM là 41, ở Trà
Vinh là 13,4, Vĩnh Long 16, An Giang 19,5 và Đắk Lắk 16,3. Số bác sĩ tính
trên 10 ngàn dân ở TP.HCM là 9,3 người, Trà Vinh 3,8, Vĩnh Long 10, An
Giang 8,9 và Đắk Lắk 5,3.

14


Mức độ phát triển các trường ngoài công lập (bao gồm trường dân lập,
trường tư thục, trường bán công...) cũng khá chênh lệch nhau giữa các địa
phương. Năm 2006, đối với cấp mầm non, tỷ lệ trường ngoài công lập ở
TP.HCM lên tới 43 %, trong khi ở An Giang 30 %, Đắk Lắk 16 %, và ở Vĩnh
Long chỉ có 2 % (tỷ lệ này trên cả nước là 52 %). Đối với cấp tiểu học, tỷ lệ
trường ngoài công lập ở các địa phương đều rất ít : TP.HCM 7 %, Đắk Lắk
1 %, còn các tỉnh kia không có trường tiểu học nào ngoài công lập (tỷ lệ này
trên cả nước là 0,6 %). Đối với cấp trung học cơ sở cũng vậy : TP.HCM 10 %,
còn tất cả các tỉnh kia đều không có trường nào ngoài công lập (tỷ lệ này trên
cả nước là 0,5 %). Đối với cấp trung học phổ thông thì tỷ lệ ngoài công lập
cao hơn, nhất là TP.HCM với 43 %, còn ở Vĩnh Long là 24 %, An Giang 21
%, Đắk Lắk 23 % (chúng tôi không có số liệu ở Trà Vinh) (tỷ lệ này trên cả
nước là 26 %).9
Một chỉ số điển hình cho sự phát triển của trình độ học vấn là số sinh
viên đại học và cao đẳng tính trong lứa tuổi 18-30. Tỷ lệ này cao nhất ở
TP.HCM : 59 %, trong khi ở các tỉnh còn lại thì thấp hơn nhiều : Trà Vinh
11 %, Vĩnh Long 16 %, An Giang 17 %, và Đắk Lắk 31 %.10
Cuộc khảo sát bằng bản câu hỏi được chia làm hai nhánh : một nhánh
khảo sát các hộ gia đình, và một nhánh khảo sát các giáo viên.

Đối với nhánh điều tra các hộ gia đình, phương pháp chọn mẫu là
phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật chọn mẫu phân tầng với kỹ thuật ngẫu
nhiên thống kê. Tại mỗi tỉnh thành, khảo sát tổng cộng 240 hộ. Cách chọn như
sau : tại mỗi tỉnh thành, chọn hai quận huyện tương đối điển hình cho cả tỉnh ;
tại mỗi quận huyện, chọn ba phường hoặc xã (riêng ở các huyện, chọn một thị
trấn và hai xã) ; tại mỗi phường hoặc xã, chọn một khu phố hoặc một ấp. Tại
từng khu phố hoặc ấp, các hộ gia đình được chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên thống kê căn cứ trên danh sách của khu phố hoặc của ấp, nhằm xây
dựng được một mẫu điều tra tương đối đại diện được cho từng địa phương đã
chọn. Trong danh sách này, chỉ chọn những hộ có con em đang ở trong lứa
tuổi từ 5 tới 18 tuổi (dù còn đang đi học hay không đi học), và những hộ có
con em trong lứa tuổi từ 19 tới 24 tuổi nhưng còn đang đi học.
Tổng cộng mẫu điều tra các hộ gia đình cuối cùng được chọn và được
phỏng vấn theo các bước liệt kê trên đây là 1.203 hộ (xem Phụ lục 3).
9

Nguồn của các con số vừa nêu là số liệu của các cục thống kê tỉnh thành và của
Tổng cục Thống kê.
10
Theo số liệu kết quả cuộc khảo sát này của chúng tôi nơi các hộ gia đình trong
mẫu điều tra vào tháng 11 và tháng 12-2007.

15


Đối với nhánh điều tra giáo viên, phương pháp chọn mẫu cũng có phần
tương tự như trên. Tại mỗi tỉnh thành, khảo sát tổng cộng 200 giáo viên (chỉ
chọn những giáo viên trực tiếp giảng dạy, chứ không chọn những người nằm
trong ban giám hiệu, cũng như những người làm công tác khác trong nhà
trường như kế toán, nhân viên văn phòng…). Trong mỗi quận huyện thuộc địa

bàn điều tra (đã chọn trên đây), thoạt tiên là chọn các trường (một trường
trung học phổ thông, một trường trung học cơ sở, và hai hoặc ba trường tiểu
học), sau đó là chọn ngẫu nhiên thống kê căn cứ trên danh sách giáo viên của
từng nhà trường.
Toàn bộ các trường được chọn tại năm tỉnh thành đều là các trường
công lập, với tổng cộng mẫu điều tra là 1.002 người. Riêng tại TP.HCM, có
khảo sát thêm hai trường dân lập tại quận Bình Thạnh để đối chiếu (với tổng
số mẫu giáo viên là 25 người) (xem Phụ lục 4).
5. Đặc điểm mẫu điều tra
a. Hộ gia đình
Toàn bộ 1.203 hộ gia đình trong mẫu điều tra phụ huynh bao gồm tổng
cộng 5.657 nhân khẩu, tức là bình quân 4,70 nhân khẩu/hộ. Cụ thể ở từng tỉnh
thành như sau :
- Trà Vinh
- Vĩnh Long
- An Giang
- Đắk Lắk
- TP.HCM

242 hộ
241
240
240
240

1.141 nhân khẩu
1.044
1.145
1.196
1.131


4,71 nhân khẩu/hộ
4,33
4,77
4,98
4,71

Các hộ gia đình trong mẫu điều tra đang sinh sống trên địa bàn đô thị
và nông thôn như sau.
Bảng 1. Các hộ gia đình, phân theo địa bàn đô thị và nông thôn
Đô thị
Nông thôn
Tổng cộng

Trà Vinh Vĩnh Long An Giang
82
82
80
33,9%
34,0%
33,3%
160
159
160
66,1%
66,0%
66,7%
242
241
240

100,0%
100,0%
100,0%

Đắk Lắk
121
50,4%
119
49,6%
240
100,0%

TP.HCM Tổng cộng
240
605
100,0%
50,3%
598
49,7%
240
1.203
100,0%
100,0%

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Nghề nghiệp chính đang làm của các chủ hộ trong mẫu điều tra là như
sau.

16



Bảng 2. Nghề chính đang làm của chủ hộ, phân theo tỉnh thành
Làm nông nghiệp
Lao động trí óc
Cán bộ quản lý ở cơ quan nhà nước
Cán bộ quản lý ở các xí nghiệp

Trà Vinh
87
36,1%
6
2,5%
2
0,8%
-

Vĩnh Long An Giang
74
83
30,7%
34,6%
3
4
1,2%
1,7%
9
2
3,7%
0,8%

-

Chủ doanh nghiệp tư nhân

-

Nhân viên và kỹ thuật viên

7
2,9%
5
2,1%
49
20,3%
38
15,8%
6
2,5%
34
14,1%
-

1
0,4%
6
2,5%
5
2,1%
59
24,5%

43
17,8%
12
5,0%
20
8,3%
-

1
0,4%
6
2,5%
241
100,0%

6
2,5%
3
1,2%
241
100,0%

Công nhân
Lao động tiểu thủ công nghiệp
và lao động tự do
Buôn bán
Nội trợ
Hưu trí, mất sức lao động
Học sinh, sinh viên
Thất nghiệp

Nghề khác
Tổng cộng

7
2,9%
1
0,4%
86
35,8%
27
11,3%
6
2,5%
23
9,6%
1
0,4%
240
100,0%

Đắk Lắk TP.HCM Tổng cộng
128
2
374
53,3%
0,8%
31,1%
11
14
38

4,6%
5,8%
3,2%
10
3
26
4,2%
1,3%
2,2%
1
3
4
0,4%
1,3%
0,3%
1
0,1%
11
36
67
4,6%
15,0%
5,6%
7
9
27
2,9%
3,8%
2,2%
31

31
256
12,9%
12,9%
21,3%
19
31
158
7,9%
12,9%
13,1%
5
30
59
2,1%
12,5%
4,9%
4
56
137
1,7%
23,3%
11,4%
1
1
0,4%
0,1%
3
18
28

1,3%
7,5%
2,3%
9
7
26
3,8%
2,9%
2,2%
240
240
1.202
100,0% 100,0%
100,0%

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Trong số 5.657 nhân khẩu thuộc 1.203 hộ gia đình trong mẫu điều tra,
có tổng cộng 1.699 người đang nằm trong độ tuổi giáo dục phổ thông (tức là
từ tiểu học tới hết trung học phổ thông), chiếm 30 %.
85 % hộ là hộ người Kinh, 0,7 % người Hoa, 12 % người Khmer (chủ
yếu ở tại Trà Vinh), 1,7 % người Ê-đê (20 hộ ở Đắk Lắk), 0,3 % người Tày (4
hộ, ở Đắk Lắk), và 0,1 % người Chăm (một hộ, ở TP.HCM).
b. Giáo viên
Trong tổng số 1.002 giáo viên thuộc các trường công lập trong mẫu
điều tra, có 402 giáo viên tiểu học (40,1 %), 360 giáo viên trung học cơ sở
(35,9 %), và 240 giáo viên trung học phổ thông (24,0 %). Phân bố ở các tỉnh
thành điều tra như sau.
17



Bảng 3. Giáo viên trong mẫu điều tra, phân theo cấp học đang dạy
Trà Vinh
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tổng cộng

80
39,8%
71
35,3%
50
24,9%
201
100,0%

Vĩnh
Long

An Giang

Đắk Lắk

TP.HCM

80
40,0%
80
40,0%

40
20,0%
200
100,0%

82
40,8%
69
34,3%
50
24,9%
201
100,0%

80
40,0%
70
35,0%
50
25,0%
200
100,0%

80
40,0%
70
35,0%
50
25,0%
200

100,0%

Tổng
cộng
402
40,1%
360
35,9%
240
24,0%
1.002
100,0%

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Về giới tính của các giáo viên trong mẫu điều tra, khoảng hai phần ba
là nữ. Cụ thể phân theo các tỉnh thành như sau.
Bảng 4. Giới tính của các giáo viên, phân theo tỉnh thành

Nam
Nữ
Tổng cộng

Trà Vinh
77
38,3%
124
61,7%
201
100,0%


Vĩnh
Long
87
43,5%
113
56,5%
200
100,0%

An Giang
98
49,0%
102
51,0%
200
100,0%

Đắk Lắk
60
29,9%
141
70,1%
201
100,0%

TP.HCM
58
29,0%
142

71,0%
200
100,0%

Tổng
cộng
380
37,9%
622
62,1%
1.002
100,0%

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Bảng 5. Giới tính của các giáo viên, phân theo cấp học đang dạy

Nam
Nữ
Tổng cộng

Tiểu học
127
31,6%
275
68,4%
402
100,0%

Trung học Trung học

cơ sở
phổ thông
148
105
41,1%
43,8%
212
135
58,9%
56,3%
360
240
100,0%
100,0%

Tổng
cộng
380
37,9%
622
62,1%
1.002
100,0%

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Tuổi bình quân của các giáo viên trong mẫu điều tra là 35,7 tuổi, người
trẻ nhất 18 tuổi, người lớn tuổi nhất 60 tuổi. Cụ thể tuổi bình quân của các
giáo viên theo từng tỉnh thành như sau :
- Trà Vinh

- Vĩnh Long
- An Giang
- Đắk Lắk
- TP.HCM

33,4 tuổi
34,9
32,3
37,3
40,4
18


Còn độ tuổi của giáo viên phân theo từng cấp học đang dạy thì như sau.
Bảng 6. Độ tuổi của các giáo viên, phân theo cấp học đang dạy

18-30 tuổi
31-40 tuổi
41-50 tuổi
51-60 tuổi
Không trả lời
Tổng cộng

Tiểu học
88
21,9%
186
46,3%
94
23,4%

31
7,7%
3
0,7%
402
100,0%

Trung học Trung học
cơ sở
phổ thông
169
110
46,9%
45,8%
87
65
24,2%
27,1%
86
50
23,9%
20,8%
17
15
4,7%
6,3%
1
0,3%
360
240

100,0%
100,0%

Tổng
cộng
367
36,6%
338
33,7%
230
23,0%
63
6,3%
4
0,4%
1.002
100,0%

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Về tình trạng gia đình, có 24 % giáo viên còn độc thân, 73 % có gia
đình trong đó 63 % có con, 1 % góa và 2 % ly thân hoặc ly hôn.
Về đoàn thể, trong tổng số mẫu điều tra có 26 % giáo viên là Đảng viên
CSVN, 35 % là Đoàn viên TNCS. Tỷ lệ giáo viên là đảng viên và đoàn viên ở
các tỉnh nhiều hơn so với các tỷ lệ này nơi giáo viên ở TP.HCM (tỷ lệ giáo
viên là đảng viên ở Trà Vinh là 30 %, Vĩnh Long 29 %, An Giang 36 %, Đắk
Lắk 26 %, còn ở TP.HCM là 9 %).
Chúng tôi xin lưu ý rằng vì số địa phương cũng như số lượng mẫu điều
tra có hạn, nên kết quả cuộc khảo sát này không thể được dùng để suy rộng ra
cho toàn bộ các tỉnh ở phía Nam ; trong chừng mực mà số lượng mẫu điều tra

này có thể được xem như tương đối đại diện cho năm tỉnh thành đã được khảo
sát, kết quả cuộc điều tra này chỉ đặt ra một yêu cầu khiêm tốn là nhận diện ra
được những vấn đề trong lĩnh vực giáo dục phổ thông bằng cách đối chiếu
giữa các địa phương mang đặc trưng những kinh tế-xã hội khác nhau này.

II. Chi phí của các gia đình cho việc học hành, và chuyện
học hành của con cái
Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bầy những kết quả khảo sát liên
quan tới điều kiện kinh tế của các hộ gia đình, mối quan hệ giữa điều kiện
kinh tế này với mức độ phổ cập giáo dục, với chi phí cho việc học hành cũng
như với tình trạng bỏ học của trẻ em, và mức độ quan tâm của phụ huynh đối
với chuyện học hành của con em mình. Trước hết là những kết quả liên quan
tới mức sống của các hộ gia đình.
19


1. Mức sống của gia đình
Do điều kiện có giới hạn, nên cuộc khảo sát này không điều tra về thu
nhập, mà chỉ điều tra về các khoản chi tiêu cho đời sống của các hộ gia đình
(tức không điều tra các khoản đầu tư cho sản xuất và các khoản mua sắm lớn
như mua nhà đất hay sắm xe hơi).
Dựa trên kết quả điều tra về các khoản chi tiêu cho đời sống này, chúng
tôi đã tiến hành phân tích theo phân tổ ngũ vị phân (quintile), bằng cách phân
loại ra năm nhóm chi tiêu (mỗi nhóm chiếm 20 % số hộ trong mẫu điều tra) :
từ nhóm có mức chi tiêu bình quân nhân khẩu/tháng thấp nhất (nhóm 1), cho
đến nhóm có mức chi tiêu bình quân nhân khẩu/tháng cao nhất (nhóm 5). Xin
xem các bảng dưới đây.
Bảng 7. Chi tiêu cho đời sống bình quân mỗi nhân khẩu mỗi tháng trong năm 2007,
phân theo địa bàn thành thị và nông thôn (ĐVT : đồng)
1. Ăn, uống, hút

2. Quần áo, giày dép
3. Nhà ở, điện nước, vệ sinh
4. Thiết bị, đồ dùng
5. Y tế, chăm sóc sức khoẻ
6. Đi lại và bưu điện
7. Giáo dục
8. Văn hoá, thể thao, giải trí
9. Những đồ dùng và dịch vụ khác
Tổng chi tiêu cho đời sống một người /
tháng

Thành phố
550.272
48.096
104.076
46.407
57.671
143.588
102.733
15.413
64.539

Thị trấn
332.498
23.854
46.882
30.143
46.212
65.133
39.409

6.025
63.666

Nông thôn
268.056
22.715
22.245
30.746
34.971
46.617
25.248
4.733
80.184

Tổng cộng
358.990
29.798
50.012
34.809
43.711
77.009
49.384
7.905
72.097

1.132.796

653.822

535.516


723.714

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Bảng 8. Chi tiêu cho đời sống bình quân mỗi nhân khẩu mỗi tháng trong năm 2007,
phân theo tỉnh thành (ĐVT : đồng)

265.082
18.266
34.279
10.043
34.829
41.428
16.627
3.904
32.444

Vĩnh
Long
244.739
20.266
28.685
14.299
37.003
42.067
26.288
5.332
45.944


An
Giang
290.713
17.379
24.932
15.798
31.497
37.552
20.760
2.734
38.540

456.902

464.623

479.906

Trà Vinh
1. Ăn, uống, hút
2. Quần áo, giày dép
3. Nhà ở, điện nước, vệ sinh
4. Thiết bị, đồ dùng
5. Y tế, chăm sóc sức khoẻ
6. Đi lại và bưu điện
7. Giáo dục
8. Văn hoá, thể thao, giải trí
9. Những đồ dùng và dịch vụ khác
Tổng chi tiêu cho đời sống một
người / tháng


Đắk Lắk
387.936
45.370
37.078
89.524
73.134
107.961
74.929
8.906
186.413
1.011.252

TP.HCM
607.737
47.842
125.305
44.674
42.192
156.480
108.684
18.691
57.585

Tổng
cộng
358.990
29.798
50.012
34.809

43.711
77.009
49.384
7.905
72.097

1.209.190 723.714

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

20


Bảng 9. Tổng chi tiêu cho đời sống một người / tháng (2007), phân theo năm nhóm ngũ
vị phân
năm nhóm chi tiêu
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Tổng cộng

Bình quân
(đồng)
205.070
359.546
534.686
830.810
1.690.395

723.887

Số lượng Độ lệch tiêu Mức thấp
Mức cao
hộ
chuẩn
nhất (đồng) nhất (đồng)
240
57.387
23.333
289.938
241
42.747
291.233
435.125
240
59.515
435.135
646.396
241
130.618
647.917
1.080.417
240
625.660
1.082.875
4.554.722
1.202
599.650
23.333

4.554.722

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Kết quả cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương, cũng
như giữa các nhóm chi tiêu : từ mức 457 ngàn đồng/nhân khẩu/tháng ở Trà
Vinh tới 1,21 triệu đồng/nhân khẩu/tháng ở TP.HCM ; từ mức 205 ngàn
đồng/nhân khẩu/tháng nơi nhóm 1 (nhóm nghèo nhất) cho tới mức 1,69 triệu
đồng/nhân khẩu/tháng nơi nhóm 5 (nhóm giầu nhất).
Bảng sau cho thấy phần lớn các hộ gia đình ở ba tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long đều thuộc nhóm từ trung bình (nhóm 3) trở xuống. Trong khi đa số
các hộ gia đình ở TP.HCM và Đắk Lắk thì thuộc về các nhóm có mức chi tiêu
cao hơn. Ở đây, chúng tôi cần lưu ý thêm về đặc điểm của mẫu điều tra ở tỉnh
Đắk Lắk : do đã chọn hai phường ở TP. Buôn Mê Thuột và huyện Krông
Năng, nơi phần lớn trồng cà phê, nên mức sống ở các địa bàn điều tra này có
thể cao hơn so với các vùng nông thôn khác của tỉnh Đắk Lắk.
Bảng 10. Năm nhóm chi tiêu (2007) (ngũ vị phân), phân theo tỉnh thành
Trà Vinh
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Tổng cộng

83
34,4%
59
24,5%
61

25,3%
28
11,6%
10
4,1%
241
100,0%

Vĩnh
Long
81
33,6%
73
30,3%
46
19,1%
26
10,8%
15
6,2%
241
100,0%

An Giang

Đắk Lắk

TP.HCM

63

26,3%
76
31,7%
54
22,5%
33
13,8%
14
5,8%
240
100,0%

10
4,2%
25
10,4%
48
20,0%
69
28,8%
88
36,7%
240
100,0%

3
1,3%
8
3,3%
31

12,9%
85
35,4%
113
47,1%
240
100,0%

Tổng
cộng
240
20,0%
241
20,0%
240
20,0%
241
20,0%
240
20,0%
1202
100,0%

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Kết quả phân nhóm này sẽ được sử dụng, trong những trường hợp cần
thiết, khi phân tích những khía cạnh liên quan tới chi phí học hành nơi các hộ

21



gia đình và việc đi học của con em, nhằm đo lường tác động của nhân tố mức
sống tới chuyện học hành.
2. Mức độ phổ cập giáo dục
Trong số 5.657 nhân khẩu thuộc 1.203 hộ gia đình trong mẫu điều tra,
có tổng cộng 2.509 người thuộc lớp tuổi từ 5 tới 24 tuổi, trong số này, số
người đang đi học chiếm 75 %. (Xin xem bảng dưới đây, phân theo độ tuổi
tương ứng với từng cấp học : lứa 5 tuổi là lứa tuổi học lớp mẫu giáo, cần thiết
để chuẩn bị vào lớp 1 ; từ 6 tới 17 tuổi là lứa tuổi giáo dục phổ thông ; và lứa
18-24 tuổi là lứa tuổi có thể học đại học hoặc cao đẳng.)
Bảng 11. Lứa tuổi từ 5 tới 24 tuổi trong các hộ gia đình trong mẫu điều tra, phân theo
tình trạng đang đi học hay đã nghỉ học
Đang đi học
Đã nghỉ học
Chưa đi học
Không trả lời
Tổng cộng

5 tuổi
75
91,5%
5
6,1%
2
2,4%
82
100,0%

6-10 tuổi 11-14 tuổi 15-17 tuổi 18-24 tuổi
589

559
374
293
97,6%
93,3%
75,4%
40,2%
2
35
110
370
0,3%
5,8%
22,2%
50,8%
5
2
4
15
0,8%
0,3%
0,8%
2,1%
8
3
8
50
1,3%
0,5%
1,6%

6,9%
604
599
496
728
100,0%
100,0%
100,0%
100,0%

Tổng cộng
1.890
75,3%
518
20,6%
30
1,2%
71
2,8%
2.509
100,0%

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Riêng đối với lứa tuổi thuộc diện giáo dục phổ thông (từ 6 tuổi tới 17
tuổi), chúng ta thấy tỷ lệ học sinh đang đi học (so với tổng số người trong
từng độ tuổi) chiếm tỷ lệ khá cao ở hai lứa 6-10 tuổi (98 %) và 11-14 tuổi
(93 %), trong khi ở lứa 15-17 tuổi thì tương đối thấp hơn (75 %).
Hay nói cách khác, nếu so sánh Bảng 12 với Bảng 13 dưới đây, chúng
ta có thể nhận xét rằng tình trạng ở lại lớp (lưu ban, tức học chậm hơn so với

độ tuổi) và tình trạng bỏ học bắt đầu xảy ra từ cấp trung học cơ sở (ở lứa tuổi
11-14), và xảy ra mạnh hơn ở cấp trung học phổ thông (ở lứa tuổi 15-17) (xin
xem hai bảng dưới đây).

22


Bảng 12. Lứa tuổi từ 6 tới 17 tuổi, phân theo tình trạng đang đi học hay đã nghỉ học
6-10 tuổi
Đang đi học
Đang học phổ cập
Đã nghỉ học
Chưa đi học
Không trả lời
Tổng cộng

588
97,4%
1
0,2%
2
0,3%
5
0,8%
8
1,3%
604
100,0%

11-14 tuổi 15-17 tuổi

556
92,8%
3
0,5%
35
5,8%
2
0,3%
3
0,5%
599
100,0%

372
75,0%
2
0,4%
110
22,2%
4
0,8%
8
1,6%
496
100,0%

Tổng
cộng
1.516
89,2%

6
0,4%
147
8,7%
11
0,6%
19
1,1%
1.699
100,0%

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Bảng 13. Lứa tuổi từ 6 tới 17 tuổi, phân theo trình độ học vấn
Mù chữ
Mẫu giáo
Tiểu học
THCS
THPT
Không trả lời
Tổng cộng

6-10 tuổi 11-14 tuổi 15-17 tuổi Tổng cộng
5
2
5
12
0,8%
0,3%
1,0%

0,7%
6
6
1,0%
0,4%
586
49
24
659
97,0%
8,2%
4,8%
38,8%
4
542
108
654
0,7%
90,5%
21,8%
38,5%
4
357
361
0,7%
72,0%
21,2%
3
2
2

7
0,5%
0,3%
0,4%
0,4%
604
599
496
1.699
100,0%
100,0%
100,0%
100,0%

Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Căn cứ trên dữ liệu của cuộc điều tra này, chúng tôi đã thử tính toán
mức độ phổ cập giáo dục phổ thông ở các tỉnh thành được khảo sát (chỉ tính
toán ở mức độ học đúng cấp học so với đúng độ tuổi). Bảng sau đây cho thấy
kết quả tính toán này. Xét về mức độ phổ cập tiểu học, tình hình tỏ ra khả
quan ở tất cả các địa phương. Nhưng về mức độ phổ cập trung học cơ sở và
trung học phổ thông, thì có thể thấy rõ tình hình phổ cập diễn ra khá chênh
lệch theo từng địa phương : những nơi tương đối thấp là tỉnh An Giang và tỉnh

23


Trà Vinh, còn nơi có mức độ phổ cập cao nhất là TP.HCM (tỷ lệ phổ cập cấp
trung học cơ sở đạt 92 %, còn ở cấp trung học phổ thông thì lên tới 86 %).11
Rõ ràng là đối với nhiều tỉnh, nhất là những tỉnh nghèo, việc phổ cập

giáo dục trung học cơ sở vẫn còn là một mục tiêu cần được nhấn mạnh, điều
tất nhiên không dễ gì đạt được trong vòng một hai năm – đó là chưa nói tới
mục tiêu phổ cập cấp trung học phổ thông, vốn cần thiết cho bất cứ người lao
động nào khi bước chân vào đời.
Bảng 14. Mức độ phổ cập giáo dục phổ thông, phân theo tỉnh thành (tỷ lệ học sinh
trong độ tuổi đang đi học đúng cấp học, so với tổng số người trong từng độ tuổi)

6-10 tuổi
(tiểu học)
11-14 tuổi
(trung học cơ sở)
15-17 tuổi
(trung học phổ thông)

Trà
Vinh
94,0%

Vĩnh
An Giang
Long
99,1%
95,3%

Đắk Lắk

TP.HCM

99,3%


98,0%

Tổng
cộng
96,8%

78,3%

90,4%

80,6%

90,7%

92,4%

86,6%

55,9%

75,6%

40,2%

80,4%

85,5%

67,4%


Nguồn : Kết quả cuộc điều tra tháng 11-12/2007 của chúng tôi.

Để đối chiếu với tình hình phổ cập giáo dục trên cả nước, chúng ta hãy
xem bảng sau đây.
Bảng 15. Mức độ phổ cập giáo dục phổ thông trên cả nước (tỷ lệ học sinh trong độ
tuổi đang đi học đúng cấp học, so với tổng số người trong từng độ tuổi)
1994
6-10 tuổi
(tiểu học)
11-14 tuổi
(trung học cơ sở)
15-17 tuổi
(trung học phổ thông)

1998

2003

2006

91.4%

88.2%

97.5%

97.4%

41.9%


57.6%

80.6%

81.1%

12.7%

25.7%

36.6%

47.0%

Nguồn : - Năm 1994, 1998 và 2003 : Báo cáo đánh giá chi tiêu công của Việt Nam năm
2004. Dẫn lại theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch
và Đầu tư), Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam và một số nước Đông Á, Hà Nội, 102006, trang 42.
- Năm 2006 : tập báo cáo "Giáo dục Việt Nam : đầu tư và cơ cấu tài chính. Số liệu từ năm
2000 đến 2006" của Vụ kế hoạch-tài chính, Bộ giáo dục và đào tạo, 10-2007.

Theo số liệu thống kê thì tình hình phổ cập giáo dục có gia tăng khả
quan, tuy nhiên, trong thực tế, khi thực hiện các biện pháp nhằm phổ cập giáo
dục, cũng còn nhiều vấn đề cụ thể cần tiếp tục điều chỉnh. Chẳng hạn, một

11

Ông Nguyễn Văn Khiêm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình, và Trẻ em tỉnh
Trà Vinh cho biết vào ngày 26-11-2007 về tình hình phổ cập giáo dục ở tỉnh Trà
Vinh như sau : năm 2006 có 96 % trẻ em trong độ tuổi vào lớp 1, tỷ lệ này là 98 %
vào năm 2007 ; ở cấp trung học cơ sở : năm 2006 là 74,91 %, năm 2007 là 89 %.


24


×