Tải bản đầy đủ (.ppt) (92 trang)

CHUONG III TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 92 trang )

CHƯƠNG 3: TÍN DỤNG VÀ LÃI
SUẤT

1


I. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG
• 1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng
• 1.1 Cơ sở ra đời của quan hệ tín dụng
• Phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của
quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là
cơ sở ra đời quan hệ tín dụng.
• Tín dụng góp phần thực hiện phân bổ điều tiết
sử dụng nguồn lực của cải xã hội hiệu quả hơn.

2


1.2 Quá trình phát triển của tín dụng

TÍN DỤNG NẶNG
LÃI

TÍN DỤNG TƯ
BẢN CHỦ NGHĨA

3


1.2.1 Tín dụng nặng lãi
• Là hình thức sơ khai nhất. ( Công xã nguyên


thuỷ). Sự ra đời của hình thức tín dụng này gắn
liền với chế độ tư hữu. Tiền vay hầu như không
được đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà chủ
yếu được dùng vào mục đích tiêu dùng cấp
bách.
• Tín dụng nặng lãi góp phần vào quá trình làm
tan rã “ kinh tế tự nhiên”, mở rộng quan hệ hàng
hoá tiền tệ, tạo điều kiện tiền đề cho CNTB xuất
hiện.
4


1.2.1 Tín dụng nặng lãi
• Tín dụng nặng lãi làm cho sự phân hoá xã hội
ngày càng sâu sắc hơn, sự cách biệt giàu ngèo
ngày càng lớn. Điều này thúc đẩy xã hội
chuyển từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang
chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến.

5


1.2.2 Tín dụng tư bản chủ nghĩa
• Phương thức sản xuất TBCN hình thành và
phát triển, với đặc điểm và yêu cầu của
phương thức này giai cấp tư sản nhanh chóng
tạo lập cho mình một hình thức tín dụng mớitín dụng tư bản chủ nghĩa

6



 Tóm lại
• Chế độ tư hữu là cơ sở ra đời của quan hệ tín
dụng. Giai đoạn đầu quan hệ tín dụng rất thô
sơ, chủ yếu là quan hệ vay mượn trực tiếp
bằng hàng hoá, tiền bạc nhằm phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng là chính. Về sau khi sản xuất và
lưu thông hàng hoá phát triển, quan hệ tín
dụng không ngừng mở rộng, đặc biệt từ khi
phương thức sx TBCN hình thành, hoạt động
tín dụng phát triển , mạnh mẽ.
7


1.3 Khái niệm và bản chất của tín dụng

• Từ “ tín dụng” có nghĩa là sự tin tưởng, tín
nhiệm dựa trên sự tin tưởng tín nhiệm đó sẽ
thực hiện các quan hệ vay mượn một lượng giá
trị biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc vật
chất trong một thời gian nhất định.
• Tầm vi mô: sự vay mượn giữa hai chủ thể kinh
tế giữa người đi vay và người cho vay, trên cơ
sở thoả thuận thời hạn và lãi suất

8


1.3 Khái niệm và bản chất của tín dụng


• Góc độ vĩ mô: tín dụng là sự vận động vốn từ
nơi thừa đến nơi thiếu.
Người cho vay Giá trị hàng hoá người đi vay
tiền tệ

Sau một thời gian
Người cho vay

người đi vay

9


1.3 Khái niệm và bản chất của tín dụng

• Khái niệm: tín dụng là một phạm trù kinh tế
phản ánh sự chuyển nhượng quyền sử dụng
vốn từ người sở hữu sang người sử dụng trong
một thời gian nhất định và với một khoản chi
phí nhất định

10


1.3 Khái niệm và bản chất của tín dụng

• Đặc trưng của quan hệ tín dụng:
 Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm
thay đổi quyền sở hữu vốn
 Quá trình chuyển giao vốn phải có thời hạn và

thời hạn này được xác định dựa trên sự thoả
thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng
 Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu
nhập dưới dạng lợi tức tín dụng
11


II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA
TÍN DỤNG

• 1. Chức năng của tín dụng:
• 1.1 Chức năng tập trung và phân phối lại vốn
tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả
• 1.2 Chức năng kiểm soát của các hoạt động
kinh tế

12


 Ở khâu tập trung:
1.1 Chức năng tập trung và phân phối lại

Tín
dụng
là phương
giúp
chotrả
các chủ thể
vốn
tiền

tệ theo
nguyênthức
tắc có
hoàn
kinh tế thu hút được một phần nguồn lực vốn
của xã hội dưới các hình thái tiền tệ và vật chất
tạm thời nhàn rỗi

13


1.1 Chức năng tập trung và phân phối lại
vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả

 Ở khâu phân phối:
Tín dụng đã đáp ứng được các nhu cầu về vốn
cho các doanh nghiệp và dân cư, các tổ chức
xã hội cũng như của nhà nước.
Tín dụng thực hiện được vai trò luân chuyển
vốn kích thích mở rộng sản xuất kinh doanh
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

14


1.2 Chức năng kiểm soát các hoạt động
kinh tế

• Chức năng kiểm soát hoạt động kinh tế thông
qua việc thẩm định dự án, kế hoạch kinh

doanh, cũng như việc kiểm tra, kiểm soát quá
trình sử dụng vốn của chủ thể đi vay và chủ
thể cho vay, nhằm đảm bảo an toàn vốn và đạt
được hiệu quả cao nhất khi thực hiện quan hệ
tín dụng

15


2. Vai trò của tín dụng
 Tín dụng là công cụ thực hiện tích tụ, tập trung
vốn và tài trợ vốn cho các ngành kinh tế, góp
phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
 Tín dụng là công cụ góp phần ổn định tiền tệ,
ổn định giá cả và kiềm chế kiểm soát lạm phát

16


2. Vai trò của tín dụng
 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công
ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội.
 Tín dụng là một trong những phương tiện kết
nối nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế của
cộng đồng thế giới, góp phần phát triển mối
quan hệ đối ngoại.

17



3. Các hình thức của tín dụng
3.1 Tín dụng thương mại:
 Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng
hoá, nó là lượng vốn ở khâu cuối cùng của chu
kỳ sản xuất kinh doanh, đang chuẩn bị chuyển
hoá thành tiền.

18


3.1 Tín dụng thương mại:

Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng
thương mại điều là các doanh nghiệp trực tiếp
sản xuất kinh doanh hàng hoá hoặc cung ứng
dịch vụ. Trong đó bên cho vay là doanh nghiệp
bán chịu và bên đi vay là doanh nghiệp mua
chịu hàng hoá.
Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần trong
tín dụng là giấy nợ, còn được gọi là kỳ phiếu
thương mại.
19


3.1 Tín dụng thương mại:
Đặc tính của kỳ phiếu thương mại:
 Tính trừu tượng:
Tính bắt buộc:
Tính lưu thông:


20


 Căn cứ vào yếu tố người thụ hưởng và
phương thức ký chuyển nhượng, kỳ phiếu
thương mại có 3 loại:
 Kỳ phiếu vô danh:
 Kỳ phiếu ký danh:
 Kỳ phiếu đích danh:

21


Căn cứ vào yếu tố người lập:
 Lệnh phiếu hay kỳ phiếu thông thường.
 Hối phiếu.

22


Đặc điểm của tín dụng thương mại:

• Về hình thức biểu hiện của tín dụng: Cho vay
dưới hình thức hàng hoá với giá trị của món tín
dụng là giá trị của khối lượng hàng hoá bán
chịu. Khi tới hạn nợ được trả dưới hình thức
tiền tệ.
• Chủ thể tham gia hoạt động tín dụng thương
mại: là các doanh nghiệp trực tiếp hoạt động
sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực, ngành

nghề có liên quan với nhau.
23


 Sự vận động và phát triển của quan hệ tín dụng
thương mại phù hợp tương đối với quá trình
phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

24


Hạn chế của tín dụng thương
mại;

 Hạn chế về quy mô tín dụng:
 Hạn chế về thời gian tín dụng:
 Hạn chế về phương hướng:
 Hạn chế về phạm vi:

25


×