Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.99 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 8.34.03.01

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. PHẠM HOÀI HƢƠNG

Phản biện : TS. NGUYỄN HỮU CƯỜNG
Phản biện 2: PGS.TS. CHÚC ANH TÚ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 24 tháng 8 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin
cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế toán
cung cấp thông tin cho nhà quản lý phục vụ cho công tác quản lý và
điều hành doanh nghiệp. Kế toán cung cấp thông tin cho các đối
tượng bên ngoài bao gồm các nhà đầu tư hiện tại và nhà đầu tư tiềm
năng, khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước,...
Cùng với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là sự phát triển về kinh
tế; trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, hệ thống kế toán
Việt Nam được thiết lập và phát triển với nhận thức mới về đối
tượng sử dụng thông tin. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chỉ có các công
ty cổ phần niêm yết, với việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
về công bố thông tin, là tổ chức công tác kế toán phù hợp và tuân thủ
chuẩn mực kế toán ở mức độ cao. Các doanh nghiệp còn lại, đặc biệt
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với nhiều nguyên nhân khác nhau,
việc áp dụng chuẩn mực kế toán còn ở mức độ thấp, công tác kế toán
chủ yếu hướng đến phục vụ mục tiêu quản lý và kiểm soát của cơ
quan Nhà nước, trong đó cơ quan thuế là chủ yếu. Việc xác định kết
quả kinh doanh chịu sự chi phối rất lớn của quy định pháp luật về
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc khảo sát thực trạng kế toán chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi, do đó, rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Kết quả khảo sát sẽ là
cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm tổ chức tốt hơn công tác kế toán
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh, vừa đảm bảo phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán lại vừa

tuân thủ đúng chính sách pháp luật thuế. Xuất phát từ các ý nghĩa


2
thực tiễn trên, tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Kế toán chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi” để nghiên cứu trong luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng kế toán chi phí
thuế TNDN tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi, đưa ra các hàm ý chính sách về kế toán chi phí thuế TNDN tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng kế toán chi phí thuế TNDN
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: là các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: năm tài chính 2017 và 2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi, phương pháp thực hiện nghiên cứu là điều tra chọn mẫu, sử
dụng bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn trực tiếp. Sau đó, sử dụng
phân tích thống kê mô tả và phân tích bảng chéo để xử lý dữ liệu,
phân tích kết quả nghiên cứu và rút ra kết luận.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
các Phụ lục, luận văn gồm có 4 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kế toán chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp.

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


3
Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Việc thực hiện các nghiên cứu liên quan đến kế toán chi phí
thuế TNDN nói chung và kế toán chi phí thuế TNDN tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đã được rất nhiều tác giả thực hiên qua
nhiều năm. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy một
số tài liệu nghiên cứu cơ bản như sau:
 Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Văn
Thị Quý được thực hiện vào năm 2007.
 Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Việt Nam” của tác giả: Vũ Phương Thảo được thực
hiện vào năm 2011.
 Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quận 7, TP. Hồ
Chí Minh – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Trần
Thị Kim Dung được thực hiện năm 2013.
 Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh “Vận dụng chuẩn
mực 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp vào việc hoàn thiện kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp sản xuất trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả: Đặng Quốc Hương, được thực
hiện vào năm 2014.
 Xác định khoảng trống nghiên cứu
Kết quả của các nghiên cứu về thực trạng kế toán chi phí thuế
TNDN tại các doanh nghiệp còn mang tính khái quát. Chưa có

nghiên cứu nào thực hiện kiểm định mối quan hệ của một số nhân tố
với thực trạng kế toán chi phí thuế TNDN. Các nghiên cứu cũng chỉ
đánh giá thực trạng thông qua dữ liệu thu thập từ kế toán của các


4
doanh nghiệp, chưa có nghiên cứu nào thực hiện thu thập và phân
tích dữ liệu là kết quả thanh, kiểm tra thuế TNDN tại doanh nghiệp
của cơ quan thuế. Chính nguồn dữ liệu này sẽ mang đến kết quả đánh
giá đúng hơn thực trạng kế toán chi phí thuế TNDN tại các doanh
nghiệp. Các giải pháp, kiến nghị đưa ra còn mang tính chung chung,
không mang tính thực tiễn.
Từ những hạn chế của các đề tài nghiên cứu trước cũng như từ
thực tiễn chưa có nghiên cứu nào về thực trạng kế toán chi phi thuế
TNDN tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc tất cả các lĩnh vực trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng
kế toán chi phí thuế TNDN tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi”. Kết quả nghiên cứu có thể hàm ý về thực
trạng kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước.


5
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ THUẾ THU


NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1.1. Lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 (VAS 17) – Thuế
thu nhập doanh nghiệp: “Lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của
một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định
theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán” và “Thu
nhập chịu thuế là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một
kỳ, được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp (hoặc thu hồi được).”
Lợi nhuận kế toán trước thuế (sau đây gọi là lợi nhuận kế
toán) được xác định trên cơ sở dồn tích căn cứ vào các nghiệp vụ
thực tế phát sinh tại doanh nghiệp nhằm phản ánh đúng kết quả sử
dụng nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, từ đó
cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của các đối tượng
sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp. Doanh thu và chi phí
làm cơ sở để xác định lợi nhuận kế toán được ghi nhận theo quy định
của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Lợi nhuận kế toán được
thể hiện cụ thể trên sổ sách kế toán. Trong khi đó, thu nhập chịu thuế
không hoàn toàn dựa trên cơ sở dồn tích. Doanh thu, chi phí làm cơ
sở xác định thu nhập chịu thuế dựa trên chứng từ phản ánh chi phí
thực tế đã xảy ra theo qui định của luật thuế TNDN hiện hành.
Từ các định nghĩa và phân tích trên, do sự khác biệt trong
quy định về ghi nhận doanh thu, chi phí của kế toán và quy định của


6
chính sách pháp luật thuế TNDN về doanh thu và chi phí để xác định
thu nhập chịu thuế mà thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán không
phải lúc nào cũng bằng nhau.

 Một số trƣờng hợp có thể phát sinh chênh lệch giữa thu
nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán trên cơ sở quy định của kế
toán và chính sách pháp luật thuế ở Việt Nam.
Nguồn gốc phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và
thu nhập chịu thuế là do sự khác nhau giữa quy định về ghi nhận
doanh thu và chi phí của quy định kế toán và pháp luật thuế hiện
hành. Do đó, với mỗi chính sách pháp luật khác nhau, sẽ phát sinh
các trường hợp có thể phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và
thu nhập chịu thuế khác nhau. Bài viết này chỉ đưa ra một số các
trường hợp có thể phát sinh chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi
nhuận kế toán trên cơ sở quy định của kế toán và pháp luật thuế hiện
hành ở Việt Nam.
-

Một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời giữa

lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.
-

Một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch vĩnh viễn giữa

lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế:
1.1.2.

Xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp gồm chi phí thuế TNDN

hiện hành và chi phí (thu nhập) thuế TNDN hoãn lại.
a. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN mà doanh

nghiệp có nghĩa vụ phải nộp trong năm tài chính, được tính trên thu
nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN hiện hành.
b. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và thu nhập
thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại


7
Các khoản chênh lệch tạm thời, bao gồm chênh lệch tạm thời
chịu thuế hoặc chênh lệch tạm thời được khấu trừ, sẽ làm phát sinh
thuế TNDN đã ghi nhận vào chi phí trong kỳ nhưng sẽ phải nộp
trong tương lai hoặc thuế TNDN đã nộp trong kỳ nhưng được tính
vào (các) kỳ sau.
1.2. NỘI DUNG KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
1.2.1.

Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

a. Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành
b. Ghi nhận một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan đến
chi phí thuế TNDN hiện hành
1.2.2.

Kế toán chi phí và thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp

hoãn lại
a. Nguyên tắc kế toán chi phí và thu nhập thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại
b. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên

quan đến chi phí và thu nhập thuế TNDN hoãn lại.
1.2.3.

Kế toán chi phí thuế TNDN tại các doanh nghiệp nhỏ và

vừa
Như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế
toán ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, chi phí thuế TNDN
chỉ bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành, không bao gồm chi phí
(thu nhập) thuế TNDN hoãn lại. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp
dụng chế độ kế toán ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế, nội dung chi phí thuế TNDN bao gồm thuế TNDN
hiện hành và thuế TNDN hoãn lại.


8
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu thực trạng kế toán thuế TNDN nhỏ và vừa tại
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nghiên cứu thực hiện
chọn mẫu các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
và tiến hành khảo sát mẫu.
2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đánh giá được thực trạng kế toán chi phí thuế TNDN tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tác giả
đã đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và việc thực hiện khảo sát, nghiên
cứu là nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi này.
Từ các câu hỏi này, tác giả tiến hành lựa chọn và thiết kế
phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu cho phù hợp với nghiên cứu.

2.2. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
Dữ liệu nghiên cứu được thu nhập từ những nguồn sau:
 Thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát gửi đến kế
toán các doanh nghiệp được khảo sát.
 Thu thập dữ liệu thông qua hồ sơ quyết toán thuế TNDN
năm 2017, 2018 và các Biên bản, Kết luận kiểm tra, thanh tra thuế
TNDN năm tài chính 2017, 2018 tại các doanh nghiệp được khảo sát
từ các cơ quan thuế quản lý.
 Thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp một số các
doanh nghiệp được khảo sát.
Việc lựa chọn các doanh nghiệp để phỏng vấn phụ thuộc vào
kết quả dữ liệu khảo sát từ bảng câu hỏi và từ Biên bản, Kết luận
thanh tra, kiểm tra thuế và Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.


9
2.3. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các doanh nghiệp vừa
và doanh nghiệp nhỏ (không bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ) trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Số phiếu khảo sát phát ra: 120 phiếu, số phiếu thu về: 102
phiếu, số phiếu hợp lệ: 91 phiếu. 11 phiếu không hợp lệ là do doanh
nghiệp trả lời khảo sát thuộc nhóm doanh nghiệp lớn, hoặc doanh
nghiệp siêu nhỏ, một số phiếu trả lời không đầy đủ các câu hỏi bắt
buộc (không kể các câu hỏi mở).
2.4.

PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU

2.4.1.


Thống kê mô tả
Từ dữ liệu thu thập được, tác giả thống kê mô tả dữ liệu và

lập thành các bảng. Các bảng dữ liệu này sẽ là cơ sở để tác giả phân
tích, đánh giá thực trạng kế toán chi phí thuế TNDN tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2.4.2.

Phân tích bảng chéo (Cross-tab)
Nghiên cứu sử dụng phân tích bảng chéo (Cross-tab) để

kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách
dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi-square).
Nghiên cứu sử dụng phân tích bảng chéo (Cross-tab) để
kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách
dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi-square).


10
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN

ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ TNDN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI
3.1.1.


Thực trạng áp dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 Mô tả thực trạng áp dụng chế độ kế toán của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Qua kết quả khảo sát được thống kê cho thấy, chế độ kế toán
theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC được các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn áp dụng phổ biến hơn,
chiếm tỷ lệ 86,8%. Như vậy có thể thấy nhu cầu quản lý thông tin
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh có thể được đáp
ứng khi áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, không
phát sinh nhiều giao dịch hoặc sự kiện phức tạp cần phải áp dụng chế
độ kế toán doanh nghiệp dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn.
 Phân tích đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến
việc lựa chọn áp dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Qua dữ liệu trong Bảng phân tích về áp dụng chế độ kế toán,
có thể thấy quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa chọn chế
độ kế toán áp dụng, trong khi đó không có mối quan hệ giữa lĩnh vực
hoạt động sản xuất kinh doanh với việc lựa chọn chế độ kế toán áp
dụng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


11
3.1.2.

Thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán VAS 17 - Thuế

thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa

bàn tỉnh Quảng Ngãi
 Mô tả thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán VAS 17 –
Thuế TNDN tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
Theo kết quả thống kê trong Bảng 3.3 - Bảng mô tả về vận
dụng Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế TNDN (VAS 17), có 42,9%
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vận dụng
VAS 17 trong công tác kế toán chi phí thuế TNDN, tuy nhiên mức
độ vận dụng như thế nào còn phụ thuộc vào các kết quả phân tích
tiếp theo.
Về mức độ vận dụng Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế
TNDN, kết quả khảo sát cho thấy trong số các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vận dụng VAS 17 trong công tác
kế toán chi phí thuế TNDN, có 100% doanh nghiệp vận dụng nội
dung chi phí thuế TNDN hiện hành, không có doanh nghiệp nhỏ và
vừa nào vận dụng nội dung chi phí thuế TNDN hoãn lại.
 Phân tích đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến
việc vận dụng chuẩn mực kế toán VAS 17 – Thuế TNDN tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Kết quả kiểm định cho thấy quy mô và lĩnh vực hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến việc có vận
dụng Chuẩn mực kế toán VAS 17 - Thuế TNDN hay không.
Về việc có tồn tại hay không sự ảnh hưởng của thâm niên công
tác và trình độ đào tạo của kế toán trưởng đến việc vận dụng VAS 17
trong công tác kế toán chi phí thuế TNDN tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, kết quả kiểm định cho thấy, với


12
p-value = 0.000 < 0.05, trình độ đào tạo của kế toán trưởng có ảnh

hưởng đến việc vận dụng VAS 17. Qua kết quả thống kê và phân tích
ở Bảng 3.4 cũng cho thấy, có mối quan hệ khác biệt trong việc có
hay không vận dụng VAS 17 giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có kế toán trưởng có thâm niên công tác
trong lĩnh vực kế toán khác nhau.
Thực trạng về xác định thời điểm ghi nhận doanh thu

3.1.3.

bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả khảo sát thực trạng về thời điểm ghi nhận doanh thu
bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ để phân tích thực trạng kế toán chi
phí thuế TNDN tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi là vì ghi nhận doanh thu là nhân tố quan trọng để xác
định lợi nhuận, thời điểm ghi nhận doanh thu ảnh hưởng đến lợi
nhuận kế toán của các kỳ tính thuế. Giữa quy định về thời điểm ghi
nhận doanh thu theo kế toán và thời điểm ghi nhận doanh thu để xác
định thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế TNDN có
những điểm khác nhau làm phát sinh các khoản chênh lệch giữa lợi
nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Nhận thức của các kế toán
trưởng về thời điểm ghi nhận doanh thu phản ánh việc doanh nghiệp
có vận dụng và tuân thủ đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hay
không.
Như vậy, có một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi xác định thời điểm ghi nhận doanh
thu chưa đúng với quy định của kế toán. Trong đó, có đến gần một
nửa các kế toán trưởng vẫn nhận thức và thực hiện ghi nhận doanh
thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ tại thời điểm xuất hóa đơn.
Quan điểm này thể hiện việc kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và



13
vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có xu hướng xác định thời điểm
ghi nhận doanh thu trên cơ sở tuân thủ pháp luật thuế và không quan
tâm đến việc doanh thu ghi nhận có phù hợp với quy định của chuẩn
mực và chế độ kế toán hay không. Điều này vì vậy sẽ dẫn đến không
có hoặc rất ít phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập
chịu thuế trong kỳ. Việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu như
trên thể hiện nhiều bất cập trong công tác kế toán, thể hiện trình độ
năng lực của kế toán tại hầu hết các đơn vị chưa cao hoặc các DN
này đang cố tình vận dụng sai nhằm đạt được mục tiêu của nhà quản
trị.
3.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ TNDN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI
3.2.1.

Thực trạng kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành tại các

doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 Thống kê mô tả nhận thức của kế toán trƣởng hoặc
ngƣời phụ trách bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa về xác định số thuế TNDN phải nộp (chi phí thuế TNDN
hiện hành) của năm tài chính
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 62,6% kế toán trưởng của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng số thuế TNDN phải nộp hàng
năm được xác định bằng công thức: lợi nhuận kế toán x (nhân với)
thuế suất thuế TNDN hiện hành.
 Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức của kế

toán trƣởng hoặc ngƣời phụ trách bộ phận kế toán tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa về xác định số thuế TNDN phải nộp (chi phí
thuế TNDN hiện hành) của năm tài chính


14
Với p-value của kiểm định bằng 0,357 > 0,05, cho thấy không
có sự khác nhau giữa các kế toán có thâm niên công tác trong lĩnh
vực kế toán khác nhau trong việc nhận thức về cách xác định chi phí
thuế TNDN hiện hành. Tuy nhiên trình độ đào tạo của kế toán trưởng
lại có mối quan hệ với nhận thức về cách xác định chi phí thuế
TNDN hiện hành.
 Phân tích thực trạng xác định chi phí thuế TNDN hiện
hành tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi
Qua dữ liệu thu thập được từ hồ sơ quyết toán thuế TNDN
(bao gồm tờ khai quyết toán thuế TNDN và báo cáo tài chính) năm
2017, 2018 và kết luận thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp, có
100% các doanh nghiệp xác định không đúng chi phí thuế TNDN
hiện hành. Có thể chia các doanh nghiệp này thành hai nhóm như
sau:
-

Một là, nhóm các doanh nghiệp xác định thu nhập chịu thuế

khác với lợi nhuận kế toán trong kỳ. Đối với nhóm này, doanh
nghiệp có phân biệt được các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế
toán và thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp có xác định lại thu nhập
chịu thuế thông qua việc điều chỉnh thích hợp trên cơ sở lợi nhuận kế
toán khi quyết toán thuế TNDN. Việc xác định không đúng có thể là

do còn chưa nắm rõ một số nội dung trong chính sách thuế làm phát
sinh một vài sai sót trong việc xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ
dẫn đến xác định không đúng chi phí thuế TNDN hiện hành. Nhóm
này chiếm tỷ lệ 30,8%.
-

Hai là, nhóm các doanh nghiệp xác định chi phí thuế TNDN

hiện hành trong kỳ bằng lợi nhuận kế toán nhân với thuế suất thuế


15
TNDN hiện hành. Có đến 69,2% các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thuộc nhóm này.
Cũng qua phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính và các
kết luận thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp của các doanh
nghiệp, tác giả nhận thấy có hai thực trạng dẫn đến việc các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đa phần không xác
định đúng chi phí thuế TNDN hiện hành.
3.2.2.

Thực trạng kế toán chi phí và thu nhập thuế TNDN hoãn

lại tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi
 Thống kê mô tả thực trạng nhận thức của kế toán về các
khoản chênh lệch tạm thời giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập
chịu thuế
Số lượng kế toán trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi không biết đến khái niệm “Chênh lệch

tạm thời” là tương đối lớn, chiếm tỷ lệ 62,6%. Chỉ có 8,8% số lượng
kế toán trưởng biết và xác định được các khoản chênh lệch này. Số
còn lại biết đến nhưng không hiểu rõ, không nhận diện và xác định
được các khoản chênh lệch này, nhóm này chiếm tỷ lệ 28,6%.
 Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức của kế
toán trƣởng hoặc ngƣời phụ trách bộ phận kế toán tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa về các khoản chênh lệch tạm thời giữa lợi
nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
Với p-value = 0,09, có thể kết luận kinh nghiệm công tác
không có mối quan hệ với nhận thức của kế toán trưởng về “chênh
lệch tạm thời”, không có sự khác biệt giữa sự hiểu biết về các khoản
chênh lệch tạm thời giữa các kế toán viên với kinh nghiệm làm việc
khác nhau. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy các kế toán trưởng


16
với trình độ đào tạo khác nhau sẽ có sự khác biệt trong nhận thức về
các khoản “chênh lệch tạm thời”.
 Thống kê mô tả thực trạng phát sinh chênh lệch tạm thời
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Để nghiên cứu thực trạng phát sinh chênh lệch tạm thời tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, tác giả đã khảo sát
nhận định của kế toán trưởng các doanh nghiệp đồng thời phân tích
hồ sơ báo cáo tài chính và các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra
thuế tại doanh nghiệp.
Có thể thấy tất cả các kế toán đã xác định đúng khoản chênh
lệch tạm thời phát sinh tại doanh nghiệp mình. Tuy nhiên qua phân
tích báo cáo tài chính và các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra
thuế tại các đơn vị này trong kỳ phát sinh các khoản chênh lệch đã
nêu ra, tất cả các doanh nghiệp đều không xử lý đúng các khoản

chênh lệch này khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hầu như phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi không phát sinh chênh lệch tạm thời giữa lợi nhuận
kế toán và thu nhập chịu thuế. Trong số 91 doanh nghiệp khảo sát,
qua phân tích báo cáo tài chính, biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra
thuế tại đơn vị, có 10 doanh nghiệp có phát sinh chênh lệch tạm thời,
chiếm tỷ lệ 11%, trong đó có 4 doanh nghiệp có kế toán đã nhận diện
được các khoản chênh lệch này như đã trình bày ở trên.
 Thống kê mô tả thực trạng ghi nhận thuế TNDN hoãn lại
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính chính của 12
doanh nghiệp được kháo sát áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư
số 200/2014/TT-BTC, không có doanh nghiệp nào ghi nhận và hạch
toán tài sản thuế TNDN hoãn lại và thuế TNDN hoãn lại phải trả.


17
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích thực trạng vận
dụng VAS 17 ở trên, không có doanh nghiệp nào vận dụng nội dung
chi phí thuế TNDN hoãn lại trong VAS 17 trong công tác kế toán chi
phí thuế TNDN.
3.3.

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG

TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ TNDN TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Đối tượng cung cấp thông tin kế toán là một trong những yếu
tố ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi
phí thuế TNDN nói riêng tại các doanh nghiệp.

Bảng 3.15 – Bảng tổng hợp đối tƣợng các doanh nghiệp
phải cung cấp báo cáo tài chính
Đối tƣợng mà doanh nghiệp phải
STT
cung cấp báo cáo tài chính
1

Cơ quan thuế và các cơ quan nhà
nước khác theo quy định

Số

Tỷ lệ

lƣợng
91

100%

2

Chủ sở hữu

5

5,5%

3

Ngân hàng


62

68,1%

4

Khách hàng

13

14,3%

5

Nhà cung cấp

5

5,5%

6

Khác

0


18
Bảng 3.16 - Bảng tổng hợp khảo sát nguyên nhân ảnh

hƣởng đến thực trạng kế toán chi phí thuế TNDN
STT

Nguyên nhân

Số lƣợng

Tỷ lệ %

Tính phức tạp của Chuẩn mực kế
1

toán về Thuế TNDN, càng phức

39

42,9%

74

81,3%

10

11,0%

70

76,9%


52

57,1%

1

1,1%

tạp càng khó vận dụng
2
3
4

Trình độ, năng lực của nhân viên
kế toán
Kinh nghiệm, thâm niên của nhân
viên kế toán
Ý thức tuân thủ pháp luật thuế của
chủ doanh nghiệp, nhà quản lý
Vai trò của tổ chức nghề nghiệp

5

trong việc hướng dẫn, hỗ trợ các kế
toán viên trong quá trình thực hiện
công tác kế toán.

6

Một số nguyên nhân khác



19
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Một là, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi đều lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán dành cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC của
Bộ Tài chính.
Hai là, mặc dù việc xác định lợi nhuận kế toán, chi phí thuế
TNDN là dựa trên Chế độ kế toán và Chuẩn mực kế toán có liên
quan, tuy nhiên chưa đến một phần hai số doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vận dụng Chuẩn mực kế toán số 17 –
VAS 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp vào công tác kế toán chi phí
thuế TNDN. Đối với các doanh nghiệp có vận dụng VAS 17, mức độ
vận dụng cũng còn rất hạn chế.
Ba là, việc xác định chi phí thuế TNDN tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn thiếu tính chính xác.
Bốn là, ở các doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán theo
Thông tư số 200/2014/TT-BTC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, việc
xử lý các khoản chênh lệch tạm thời và ghi nhận thuế TNDN hoãn
lại đều bị bỏ qua dù các doanh nghiệp này có hay không phát sinh
chi phí thuế TNDN hoãn lại.
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
 Một số đề xuất đối với cơ quan ban hành Chuẩn mực kế
toán và Chế độ kế toán:
-


Về nội dung của Chuẩn mực kế toán – Thuế thu nhập doanh

nghiệp áp dụng tại các doanh nghiệp: cần diễn đạt dễ hiểu, dễ vận


20
dụng và thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế để các doanh nghiệp
có thể vận dụng tốt.
-

Về chế độ kế toán: cần thiết sự ban hành nghiêm ngặt quy

định về lựa chọn áp dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
-

Đối với yêu cầu về trình độ của kế toán trưởng, kết quả

nghiên cứu cho thấy các kế toán trưởng hoặc người phụ trách bộ
phận kế toán có trình độ đào tạo từ đại học trở lên có nhận thức và
xử lý các nội dung về kế toán chi phí thuế TNDN đúng hơn. Kế toán
trưởng là người giữ vai trò quyết định trong công tác kế toán của đơn
vị. Để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí thuế
TNDN nói riêng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần thiết quy định
yêu cầu người được đào tạo kế toán trưởng phải có trình độ từ đại
học trở lên. (Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc
các doanh nghiệp siêu nhỏ phải bố trí kế toán trưởng)
-


Coi trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nội dung chính

sách kế toán, chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đến các kế toán
viên cũng như việc hướng dẫn, hỗ trợ các vướng mắc về kế toán của
doanh nghiệp trong quá trình thực hiện công tác kế toán nhằm hạn
chế các sai sót.
 Một số đề xuất với cơ quan quản lý nhà nƣớc và tổ chức
nghề nghiệp kế toán
-

Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm

hành chính về kế toán:
-

Đối với cơ quan thuế:
Công chức thuế cần thận trọng trong việc hướng dẫn vướng

mắc về kế toán cho các doanh nghiệp. Trường hợp không nắm rõ quy
định kế toán và không thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,


21
cần hạn chế việc hướng dẫn các doanh nghiệp không đúng quy định.
Đặc biệt cần phải hạn chế việc hướng dẫn doanh nghiệp ghi nhận
doanh thu, chi phí kế toán theo quy định về ghi nhận doanh thu, chi
phí để xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế.
-

Đối với các tổ chức đào tạo:

Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp là những nơi trực

tiếp đào tạo ra các nhân viên kế toán để thực hiện công tác kế toán tại
các doanh nghiệp, do đó cần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên
chuyên ngành kế toán, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần
thiết các kế toán phải có kiến thức chuyên môn vững vàng để có thể
công tác tốt.
-

Đối với Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam:
Cần chú trọng hơn nữa trong việc đưa tổ chức đến gần hơn

với các kế toán viên, đặc biệt quan tâm và huy động việc tham gia
vào Hiệp hội đối với các kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng
thời đó tích cực và đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ và tư vấn, hướng
dẫn các Hội viên trong quá trình thực hiện công tác kế toán nói
chung và kế toán chi phí thuế TNDN nói riêng.
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊN
CỨU TIẾP THEO
Qua nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí thuế TNDN tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tác giả
nhận thấy nghiên cứu còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
Một là, bảng câu hỏi khảo sát chưa có nhiều câu hỏi để có
thể thu thập thông tin về mức độ vận dụng Chuẩn mực chế độ kế
toán số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


22
Hai là, việc chỉ thông qua bản câu hỏi khảo sát lấy ý kiến

của kế toán các doanh nghiệp và thông qua các Biên bản, Kết luận
thanh tra, kiểm tra thuế để kết luận về thực trạng phát sinh chênh
lệch tạm thời và chi phí (thu nhập) thuế TNDN hoãn lại còn nhiều
hạn chế.
Ba là, việc thu thập dữ liệu về thực trạng kế toán chi phí thuế
TNDN là nội dung tương đối phức tạp, hình thức thu thập dữ liệu
qua bảng câu hỏi khảo sát với câu hỏi nhiều lựa chọn sẽ có khả năng
kế toán không hiểu rõ nội dung hỏi và trả lời mà đánh chéo vào các ô
không đúng với thực tế, dẫn đến kết quả khảo sát phản ánh không
chính xác thực trạng.
Bốn là, thực trạng công tác kế toán chi phí thuế TNDN tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn tồn tại quá nhiều hạn chế và vấn
đề, không dễ để có thể tổng hợp và kết luận.
Năm là, đề tài chỉ được thực hiện ở các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nên không khái quát được thực
trạng ở tất cả các doanh nghiệp.
Các hạn chế này có thể là khoảng trống nghiên cứu để triển
khai các nghiên cứu tiếp theo về thực trạng kế toán chi phí thuế
TNDN


23
KẾT LUẬN
Kế toán chi phí thuế TNDN là một nội dung quan trọng
trong công tác kế toán tại doanh nghiệp, kể các doanh nghiệp có quy
mô nhỏ và vừa. Việc xác định đúng chi phí thuế TNDN theo quy
định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán là yêu cầu cần thiết để
thông tin trình bày trên báo cáo tài chính được trung thực và hợp lý.
Qua nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí thuế TNDN tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tác giả

nhận thấy thực trạng kế toán chi phí thuế TNDN tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn quá nhiều bất
cập. Trong đó nổi bật nhất là các doanh nghiệp không phân biệt được
thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán, hơn nữa, trường hợp có xác
định được thì việc xử lý các khoản chênh lệch này cũng không được
thực hiện đúng, đây chính là vấn đề dẫn đến việc xác định không
đúng chi phí thuế TNDN. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực
trạng này, bao gồm cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp, do nhận thức của nhà quản lý, do trình độ năng lực của kế
toán và cũng do sự phức tạp của Chuẩn mực kế toán, sự quản lý và
kiểm soát chưa được chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền trong
việc tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán của các doanh nghiệp,...
Đề tài này là kết quả của sự cố gắng và nổ lực của tác giả
nhằm có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu đã xây dựng là đánh giá
thực trạng kế toán chi phí thuế TNDN tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đưa ra các hàm ý chính sách về kế
toán chi phí thuế TNDN tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.. Nhưng do
kiến thức và khả năng còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi sai
sót, rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô giáo để nâng


×