Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.6 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ MAI TRÂM

KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Mã số: 60.34.02.01

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC VŨ

Phản biện 1: TS. HỒ HỮU TIẾN
Phản biện 2: PGS.TS. PHAN DIÊN VỸ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 6 tháng 9 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
T nh

p thi t ủ

tài

Để phát triển ổn định, hạn chế rủi ro luôn là mối quan tâm hàng
đầu của các tổ chức tín dụng. Tại Vietinbank Kon Tum, hoạt động cho
vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng dư nợ, nợ xấu có
xu hướng tăng cao mà chủ yếu là phát sinh từ cho vay ngắn hạn đối
với khách hàng doanh nghiệp.
Do vậy, xác định rủi ro, nguyên nhân của rủi ro và tìm ra các giải
pháp để kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng
doanh nghiệp là một trong những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi
phải được giải quyết. Bên cạnh đó, cho đến thời điểm hiện tại, chưa
có nghiên cứu nào về kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với
Khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Kon Tum trong khi đây là lại
là một như cầu tất yếu bởi việc kiểm soát rủi ro có hiệu quả sẽ giúp
ngân hàng nâng cao được vị thế và uy tín đối với các khách hàng của
mình. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạt được mục
tiêu tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, đảm bảo an toàn
trong hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay chưa
có tác giả nào nghiên cứu về kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Kon Tum. Trước thực tế đó,

bản thân là một cán bộ đang làm việc tại Vietinbank Kon Tum, tôi đã
chọn đề tài: “Kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
– Chi nhánh Kon Tum” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng


2
trong cho vay khách hàng doanh nghiệp và kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.
- Phân tích rõ thực trạng và đánh giá kiểm soát rủi ro tín dụng
trong trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
giai đoạn 2016-2018.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát rủi ro
tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum.
Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đó, đề tài phải giải
quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
đối với khách hàng doanh nghiệp của NHTM bao gồm những vấn đề
gì? Để đánh giá kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
khách hàng doanh nghiệp NHTM có những tiêu chí nào?
- Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
đối với khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank chi nhánh Kon Tum
có những thành công và hạn chế nào? Vì sao?
- VietinBank chi nhánh Kon Tum nên cần làm gì để hoàn
thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách

hàng doanh nghiệp?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên ứu:
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng
doanh nghiệp tại VietinBank chi nhánh Kon Tum.
Phạm vi về không gian: Tập trung phân tích tại VietinBank chi
nhánh Kon Tum.
Phạm vi về thời gian: Để đảm bảo tính kịp thời và có ứng


3
dụng trong thực tiễn nên tôi lựa chọn mốc thời gian từ năm 20162018
4. Phư ng ph p nghiên ứu:
Quá trình nghiên cứu, hệ thống hóa các cơ sở lý luận, tác giả
sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Số liệu thứ cấp: thu thập từ báo cáo hoạt động kinh doanh,
báo cáo tài chính hạch toán phụ thuộc, và báo cáo kết xuất từ hệ
thống nội bộ MIS…của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Kon Tum; báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và các tài
liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu được công bố trên các sách,
báo, tạp chí kinh tế…
 Số liệu sơ cấp: thu thập trực tiếp các cán bộ nhân viên và
các đối tượng liên quan tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Kon Tum.
4.2. Phương pháp tổng hợp
Sắp xếp, hệ thống hóa các tài liệu thu thập được theo các hình
thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
4.3 . Phương pháp phân tích
 Phương pháp so sánh: so sánh tuyệt đối và tương đối các chỉ

tiêu giữa các năm.
 Phương pháp thống kê mô tả: nhằm tìm hiểu các đặc điểm
của đối tượng điều tra, từ đó đưa ra nhận định ban đầu và tạo nền
tảng để đề xuất các giải pháp sau này.
5. Bố ụ

tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia làm 3 chương như
sau:


4
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng
thương mại.
- Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum.
- Chương 3: Các khuyến nghị nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
6. Tổng qu n tình hình nghiên ứu
6.1. Một số bài báo đăng trên tạp chí khoa học
- Theo tác giả NCS. Nguyễn Thị Gấm, Ths. Nguyễn Thanh
Tùng, ThS. Phạm Quang Hưng [19] trong bài báo: “Quản trị rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam” (số đăng ngày 20/08/2017 trên Tapchitaichinh.vn). Bài báo đã
nêu lên vai trò của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh

nghiệp với mục tiêu bảo đảm cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu
quả hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù
hợp với môi trường hội nhập. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp tích cực nhằm
hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín đụng dối với doanh nghiệp một
cách đầy đủ, chi tiết và logic. Đây là một gợi ý tốt cho luận văn này
nghiên cứu các các yêu cầu triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm
soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN giai đoạn hiện nay.
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Lương [20] trong bài báo: “Dấu
hiệu nhận biết khoản cho vay có vấn đề, chính sách cho vay kém
hiệu quả của ngân hàng và vấn đề kiểm soát, xử lý” (2012). Tác giả
nghiên cứu đưa ra những biện pháp ngân hàng cần làm để xử lý các


5
khoản cho vay có vấn đề, các bước trong quá trình khôi phục vốn từ
những khoản cho vay có vấn đề. Đây là một gợi ý để luận văn này
đánh giá và nhận diện những khoản vay có vấn đề tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum, kế thừa và
phát triển các giải pháp trong bài báo cho phù hợp với ngân hàng mà
luận văn này đang nghiên cứu.
6.2. Một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu trước đây về đề tài
kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đã
được công nhận tại Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng trong thời
gian gần đây:
- Theo tác giả Trần Thị Huyền Uyên trong đề tài: “Kiểm soát
rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại tại ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh quận Ngũ Hành
Sơn Đà Nẵng” (2018). Cách tiếp cận đề tài của luận văn được nghiên
cứu ở một đơn vị khác với nhiều đặc điểm đặc thù khác biệt như địa

bàn, nguồn lực và điều kiện phát triển khác nhau, đòi hỏi luận văn
phải có những phát triển mới phù hợp với thực tiễn địa bàn mà Tôi
đang nghiên cứu và làm việc. Tác giả chưa đề cập cụ thể các biện
pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN như né tránh,
hạn chế, chuyển giao, giảm thiểu và các hạn chế này sẽ được tiếp tục
nghiên cứu trong luận văn này.
- Theo tác giả Hà Quốc Tuấn trong đề tài: “Kiểm soát rủi ro
tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam- chi nhánh Đà Nẵng” (2017). Tác giả đã phân tích
cụ thể những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát rủi ro trong cho vay
KHDN, nội dung tiêu chí kiểm soát rủi ro trong cho vay KHDN đầy
đủ, rõ ràng. Phần phân tích các chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm soát
rủi ro tín dụng vẫn chưa đa dạng, phần thực trạng kiểm sóat rủi ro tín


6
dụng trong cho vay KHDN chỉ trình bày theo dạng liệt kê nhưng
chưa đi sâu phân tích rõ những biện pháp cụ thể mà chi nhánh đã áp
dụng.
- Theo tác giả Võ Thị Thanh Thủy trong đề tài: “Quản trị rủi
ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Đà Nẵng” (2017). Luận văn này
đã kế thừa được các nghiên cứu các chính sách quản trị rủi ro trong
cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đồng
thời là cơ sở để luận văn này xem xét nghiên cứu các chính sách đó
trong hoạt động cho vay doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.
Khoảng trống nghiên ứu:
- Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trước đây đã hệ thống
hóa, đánh giá, phân tích khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến hoạt
động kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với khách hàng doanh

nghiệp trên cả hệ thống NHTM Việt Nam, hay một NHTM cụ thể,
hoặc trong giới hạn hoạt động cho vay của một NHTM cụ thể. Tuy
nhiên việc nghiên cứu chưa mang tính thực tiễn một cách rộng rãi để
có thể áp dụng phù hợp với thực trạng kinh doanh tại Vietinbank chi
nhánh Kon Tum.
- Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh
Kon Tum, tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn của Khách hàng doanh
nghiệp là tương đối lớn, tuy nhiên hiện tại tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
của nhóm khách hàng này đang có xu hướng tăng lên trong thời gian
gần đây, rủi ro trong cho vay đối với KHDN chưa được kiểm soát ở
mức tốt nhất, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi
nhánh, việc tìm ra các giải pháp hoàn thiện kiểm soát rủi ro tại chi
nhánh là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Đề tài sẽ tập trung
nghiên cứu nội dung kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với


7
KHDN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh
Kon Tum.
- Trên cơ sở khoảng trống của những nghiên cứu đã nêu trên
và kế thừa những cơ sở lý luận đúng đắn về kiểm soát rủi ro trong
cho vay KHDN tại NHTM của các luận văn đi trước, nghiên cứu các
tạp chí có liên quan, thu thập và tổng hợp các dữ liệu, luận văn đi từ
việc phân tích chung về thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh, đánh giá thực trạng rủi ro rong cho vay KHDN và kiểm soát
rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Chi nhánh. Từ đó phân tích rút ra kết luận về những ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế, đồng thời đưa ra những
khuyến nghị trong thực tiễn để hoàn thiện kiểm soát rủi ro trong cho
vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.1. Kh i niệm v

ho v y ngắn hạn ối với kh h hàng

do nh nghiệp ủ ngân hàng thư ng mại
1.1.2. Phân loại ho v y ngắn hạn ối với do nh nghiệp
 Theo mục đích sử dụng vốn vay:
- Cho vay bù đắp vốn lưu động
- Cho vay kinh doanh chứng khoán


8
- Cho vay nông nghiệp
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…
 Theo hình thức đảm bảo tiền vay:
- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
- Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản
 Theo phương thức cho vay:
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay đồng tài trợ
- Cho vay dự án

1.1.3. Đặ

iểm ho v y ngắn hạn

ối với kh h hàng

do nh nghiệp
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1. Kh i niệm và phân loại v rủi ro t n dụng trong cho
vay ngắn hạn ối với khách hàng do nh nghiệp
1.2.2. Đặ

iểm ủ rủi ro t n dụng trong ho v y ngắn hạn

ối với khách hàng do nh nghiệp
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp
- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp
- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu, nó luôn tồn tại và gắn liền với
hoạt động của ngân hàng thương mại
1.2.3. Hậu quả ủ rủi ro t n dụng trong ho v y ngắn hạn
ối với kh h hàng do nh nghiệp
a. Tác động đến ngân hàng
b. Tác động đến nền kinh tế


9
1.2.4. Kiểm so t rủi ro t n dụng trong ho v y do nh
nghiệp ủ ngân hàng thư ng mại

a. Khái niệm về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn
hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
b. Nội dung của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
 Nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với
khách hàng doanh nghiệp
 Đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với
khách hàng doanh nghiệp
 Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với
khách hàng doanh nghiệp
 Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách
hàng doanh nghiệp
1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP CỦA NHTM
1.3.1. Qu n iểm và mụ

h kiểm so t rủi ro t n dụng

trong cho vay ngắn hạn ối với khách hàng do nh nghiệp
a. Quan điểm về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với
khách hàng doanh nghiệp là việc NHTM sử dụng những cách thức,
phương pháp, biện pháp nhằm vào mục đích cuối cùng là đạt được
mục tiêu của NHTM. Những cách thức được sử dụng là né tránh,
ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp.



10
b. Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn
hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
- Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng
sinh lời cao, ít rủi ro và khi cần thiết có thể chứng khoán hóa để hỗ
trợ thanh khoản.
- Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ
phận tác nghiệp nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời
cao và ít rủi ro.
- Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các
bước công việc trong quá trình cho vay. Có các quy định hợp lý về
cơ cấu, tỷ lệ.
- Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lượng danh mục
tín dụng, trích đủ dự phòng để bù đắp những rủi ro phát sinh trong quá
trình cho vay.
- Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn
ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh đối với danh mục tín dụng.
1.3.2. Nội dung kiểm so t rủi ro t n dụng trong ho v y
ngắn hạn ối với khách hàng do nh nghiệp
a. Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với
khách hàng doanh nghiệp
b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay cho vay ngắn
hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
c. Giảm thiểu tổn thất rủi ro tín dụng trong cho vay cho vay
ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
d. Chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối
với khách hàng doanh nghiệp


11

1.3.3. Chỉ tiêu

nh gi k t quả kiểm so t rủi ro t n dụng

trong cho vay ngắn hạn ối với kh h hàng do nh nghiệp
a. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =

Dư nợ xấu
Tổng dư nợ

x 100

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 quy định tại
Điều 6 hoặc Điều 7 của Quyết định 493/2005/QQĐ-NHNN ngày
22/04/2005 của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng
của NHTM, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro tín
dụng thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu tăng cho
biết các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM đang có vấn
đề.
b. Biến động cơ cấu nợ xấu
Nợ xấu bao gồm 3 nhóm nợ: nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Mỗi
nhóm nợ phản ánh hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng khác
nhau, mức độ rủi ro và tổn thất tín dụng khác nhau và được xếp theo
mức độ từ thấp đến cao. Biến động cơ cấu nợ xấu là sự tăng giảm các
khoản nợ xấu nhóm 3,4 và 5. Khi các khoản nợ xấu có chiều hướng
tăng nợ nhóm 3 nhưng nợ nhóm 4 và 5 lại giảm đi thì đây là sự thay
đổi các nhóm nợ xấu theo chiều hướng tích cực. Và ngược lại.
c. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ trích lập dự

phòng RRTD

=

Số dư quỹ dự phòng RRTD
Tổng dư nợ

x 100

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền đã trích lập để dự
phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ này cho biết tỷ lệ nợ
xấu sau khi trừ phần tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này càng
cao cho biết khả năng tổn thất của nợ xấu càng cao.


12
d. Tỷ lệ xóa nợ ròng
Giá trị xóa nợ ròng

Tỷ lệ xóa nợ ròng =

Tổng dư nợ

x 100

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã
chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp
mạnh để thu hồi:
Tỷ lệ xóa nợ ròng


Dư nợ xóa

=

trong bảng

-

Giá trị các khoản
thu bù đắp thiệt hại

Tỷ lệ xóa nợ ròng càng cao cho thấy công tác kiểm soát rủi ro
tín dụng của NHTM càng hạn chế.
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP
1.4.1. C

nhân tố bên trong

1.4.2. C

nhân tố bên ngoài
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2

CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2018

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
VIETINBANK KON TUM
2.1.1. Quá trình hình thành và ph t triển ủ Vietinb nk
Kon Tum.
2.1.2. C
Tum.

u tổ hứ và hoạt ộng ủ Vietinb nk Kon


13
2.1.3. Tình hình l o ộng tại Vietinb nk Kon Tum
2.1.4. Hoạt ộng ho v y ủ Vietinb nk Kon Tum gi i oạn
2016-2018
2.1.5. K t quả hoạt ộng kinh do nh ủ Vietinb nk Kon
Tum.
2.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM GIAI ĐOẠN
2016-2018
2.2.1. Do nh số ho v y KHDN phân theo kỳ hạn, tài sản
bảo ảm, mụ

h và ối tượng

2.2.2. Do nh số ho v y KHDN phân theo kỳ hạn, tài sản
bảo ảm, mụ

h và ối tượng


2.2.3. Dư nợ ủ KHDN phân theo kỳ hạn, tài sản bảo
ảm, mụ

h và ối tượng

2.3. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2018
2.3.1. C

h nh s h kiểm so t rủi ro t n dụng trong cho

v y ngắn hạn ối với kh h hàng do nh nghiệp tại Vietinb nk
Kon Tum
- Xây dựng chính sách tín dụng:
Vietinbank Kon Tum luôn đặt mục tiêu xây dựng một chính
sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của địa
phương, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, kiểm soát
tốt rủi ro tín dụng. Đối với các chính sách tín dụng của NHCT trong
giai đoạn 2016-2018, Vietinbank Kon Tum đã áp dụng đối với các


14
khoản vay ngắn hạn của KHDN cụ thể như sau:
- Lãi suất: Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCT rất đa
dạng và phong phú. Tuy nhiên do đặc thù địa bàn kinh doanh,
Vietinbank Kon Tum chỉ áp dụng một số chương trình cơ bản sau:
Đồng hành cùng KHDN Lớn/FDI/VVN, Ưu đãi lãi suất đối với
KHDN thương mại phân phối, Ưu đãi lãi suất dưới 1 tháng, tối đa 3

tháng ... Các chương trình trên đều có những điều kiện nhất định, tuy
nhiên đối với một số KHDN không đáp ứng do yếu tố khách quan,
Vietinbank Kon Tum vẫn lập tờ trình riêng đối với từng trường hợp
để xin NHCT phê duyệt riêng để thu hút và giữ chân được các KH
tốt. Hiện nay để giảm thiểu áp lực hồ sơ trình riêng liên quan đến
chính sách lãi suất, NHCT đã có những công văn hướng dẫn với nội
dung tăng tính chủ động cho chi nhánh, NHCT giao quyền cho Giám
đốc chi nhánh/Hội đồng tín dụng chi nhánh phê duyệt thông qua việc
giảm lãi suất so với sàn quy định. Tuy nhiên vẫn có mức giảm tối đa
đối với mỗi chương trình tín dụng cụ thể. Ví dụ: CTCP Đầu tư và
xây dựng cầu đường Kon Tum kinh doanh trong lĩnh vực thi công
xây dựng, xếp hạng tín dụng A, chỉ đáp ứng đủ điều kiện cho vay lãi
suất tối thiếu 7,5%/năm, thời hạn vay tối đa 6 tháng. Đơn vị ngoài
vay Vietinbank Kon Tum có vay thêm ngân hàng BIDV chi nhánh
Kon Tum, BIDV Kon Tum áp dụng lãi suất 7%/năm, thời hạn vay tối
đa 6 tháng. Để duy trì KHDN tốt cũng như tăng khả năng cạnh tranh,
phòng KHDN đã trình Giám đốc chi nhánh chủ động giảm 0,5% so
với mức lãi suất tối thiểu đang áp dụng, mức lãi suất sau khi giảm là:
7%/năm.
- Xây dựng quy trình tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế
rủi ro:
Căn cứ Quyết định số 234/2016/QĐ-TGĐ-NHCT35 ban hành


15
ngày 03/03/2016 v/v quy trình cấp tín dụng Khách hàng doanh nghiệp,
Vietinbank Kon Tum hiện đang áp dụng cụ thể như sau:
Quy trình tín dụng là những quy định cụ thể các bước nghiệp vụ
từ khi nhận hồ sơ tín dụng cho đến khi quyết định cho vay, thu nợ.
Xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý

tín dụng được thống nhất, khoa học, đồng thời nâng cao trách nhiệm
của từng cán bộ thực hiện vì quy trình tín dụng thường quy định trách
nhiệm của từng bộ phận tham gia thực hiện công tác tín dụng. Quy
trình tín dụng cũng là quá trình xây dựng các bước thực hiện hoạt
động tín dụng với các điều kiện, yêu cầu chặt chẽ đảm bảo có thể loại
bỏ hay hạn chế được được những rũi ro tiềm ẩn
2.3.2 K t quả ông t

kiểm so t rủi ro t n dụng trong cho

v y ngắn hạn ối với KHDN tại Vietinb nk Kon Tum
Căn cứ việc thực hiện các nội dung công tác kiểm soát rủi ro
tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với KHDN, kết quả Vietinbank
Kon Tum trong giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua các chỉ tiêu
cụ thể sau:
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn vay ngắn hạn của KHDN
Nợ quá hạn đối với dư nợ vay ngắn hạn của KHDN bao gồm
nợ từ nhóm 2 trở lên. Ngân hàng nào cũng phải chấp nhận mức nợ
quá hạn, rủi ro là vấn đề tất yếu trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng thương mại, vấn đề mà các NHTM phải giải quyết là không
phải là tìm cách nào loại trừ hoàn toàn nợ quá hạn mà khống chế nợ
quá hạn đối với dư nợ vay ngắn hạn ở mức thấp nhất có thể.
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của khoản vay ngắn hạn KHDN:
Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Dư nợ xấu của khoản
vay ngắn hạn KHDN tại Vietinbank Kon Tum tập trung ở đối tượng
KHDN VVN và có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản.


16
Cơ cấu nợ xấu cho vay ngắn hạn đối với KHDN theo ngành

nghề, dư nợ xấu tập trung chủ yếu vào 2 ngành: Thương mại dịch vụ
(chiếm 54,14% trong năm 2017 và 67% trong năm 2018) và Xây
dựng xây lắp (chiếm 48,5% trong năm 2016 và 34,17% trong năm
2017), đây cũng là 2 ngành trọng tâm và có tỷ trọng doanh số cho
vay ngắn hạn cũng như dư nợ cao nhất tại Vietinbank Kon Tum.
Điều này cho thấy, phát triển nhiều về quy mô, cho vay tập
trung vào 1 lĩnh vực cũng đi đôi với việc rủi ro.
- Tình hình trích lập dự phòng rủi ro:
Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản
tín dụng bị tổn thất. Quỹ thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế.
Với việc lập quỹ dự phòng rủi ro khi rủi ro xảy ra, việc mất vốn cho
vay sẽ không gây nhiều tác động tới ngân hàng.
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân
loại nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng
nhóm nợ. Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ
NHCT đang áp dụng như sau: (i) Nhóm 1: 0%; (ii) Nhóm 2: 5%; (iii)
Nhóm 3: 20%; (iv) Nhóm 4: 50%; (v) Nhóm 5: 100%.
- Xử lý rủi ro tín dụng:
Đầu năm 2017 nợ xấu đối với khoản vay ngắn hạn của KHDN đã
tăng lên 6,14 tỷ đồng so với năm liền kề, chiếm tỷ lệ 1,33% tổng dư nợ
KHDN, nợ xấu này toàn bộ thuộc ngành thương mại- dịch vụ và xây
lắp, xây dựng. Năm 2018, Chi nhánh đã để phát sinh món nợ nhóm 3
của Công ty TNNN Trường Mầm non Chim Én 4,3 tỷ đồng. Mặc dù đã
nỗ lực trong việc kiểm soát khoản vay và giám sát thu hồi nợ nhưng
việc phát sinh nợ xấu trong năm đã thể hiện chất lượng tín dụng đối với
khoản vay ngắn hạn KHDN giảm sút của Chi nhánh. Số KHDN có nợ
xấu của Chi nhánh là rất ít, tuy nhiên đều là những KHDN có dư nợ khá


17

lớn. Trong năm 2018 chi nhánh đã liên tục làm việc và hỗ trợ tìm kiếm
đối tác để tiến hành xử lý bán tài sản để thu hồi nợ và giải quyết dứt
điểm nợ xấu trong năm 2018 đối với khoản nợ của Công ty TNNN
Trường Mầm non Chim Én.
Theo số liệu đến hết 2018, VietinBank Kon Tum đã kiểm soát dư
nợ xấu đối với các khoản vay ngắn hạn của KHDN là 8,16 tỷ. Chi nhánh
đã áp dụng nhiều biện pháp quản trị rủi ro tín dụng như chú trọng trong
khâu giám sát, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý kỷ luật, hạ bậc lương đối với các
cán bộ tín dụng phụ trách các khoản vay để xảy ra nợ xấu; hỗ trợ khách
hàng giải quyết một phần các khó khăn trong kinh doanh. Đối với các
khoản nợ đã bán cho VAMC, chi nhánh vẫn chịu trách nhiệm chính trong
việc đòi nợ khách hàng.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2018
2.4.1. K t quả
- Việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn đối
với các khoản vay ngắn hạn KHDN luôn là bài toán khó do pháp lý
phức tạp, TSBĐ giá trị lớn, liên quan đến nhiều đương sư, tuy nhiên
hiện nay lại nhận được nhiều sự quan tâm từ BLĐ chi nhánh .
- Chi nhánh thu ờng xuyên kiểm soát gia ta ng tín dụng đối
với khoản vay ngắn hạn KHDN trên co

sở cân đối nguồn vốn, hướng

đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững. Việc tăng trưởng gắn liền
với ta ng cu ờng kiểm tra, giám sát vi

c tuân thủ quy trình tín


dụng ở từng khâu, thu ờng xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các
khoản vay, đạ c bi

t là các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro dẫn đến khả

na ng không thu đu ợc nợ.


18
- Các quy trình nghi

p vụ tín dụng đu ợc chuẩn hóa theo tiêu

chuẩn ISO 9001:2000 và các tài li

u hướng dẫn nhu

Sổ tay tín

dụng, phân tích tài chính doanh nghi

p, quy trình xếp hạng tín dụng

khách hàng, quy trình cho vay KHDN đu ợc ban hành đồng bộ.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngày càng hoàn thiện. Nhờ
đó mà Vietinbank Kon Tum phân loại nợ và trích lạ p dự phòng rủi
ro phù hợp, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, phản ánh mọ t cách tổng
quát và bản chất về tình hình chất lu ợng tín dụng.
- Cơ cấu danh mục tín dụng của VietinBank Kon Tum đã có

sự chuyển biến tích cực hơn, theo định hướng của NHCT đó là giảm
dần tỉ trọng dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước. Ưu tiên tập trung
nguồn lực phát triển khách hàng DNVVN, chú trọng cho vay SXKD
ngắn hạn các lĩnh vực thương nghiệp, thương mại, phân phối cũng
như bán chéo các sản phẩm bao gồm tiền gửi, bảo hiểm, các dịch vụ
về internet banking, L/C, bảo lãnh,… giúp đa dạng nguồn thu của
Chi nhánh, giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và phân
tán rủi ro.
2.4.2. Hạn h và nguyên nhân
a, Hạn chế
- Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn KHDN chiếm tỷ trọng thấp
trong tổng dư nợ cho vay KHDN. Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về
thanh khoản. Cơ cấu cho vay của Chi nhánh tập trung quá nhiều vào
ngành kinh doanh nhà hàng - khách sạn, công nghiệp xây dựng,
trong khi ngành thương mại-dịch vụ có triển vọng phát triển thì còn
chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, cho vay không có bảo đảm bằng tài
sản có xu hướng tăng sẽ gây khó khăn trong việc xử lý thu hồi nợ
nếu khoản vay trở nên có vấn đề.
- Công tác thu thập và sàng lọc thông tin chưa tốt. Chi nhánh


19
chỉ có một nguồn khai thác thông tin chính xác và tin cậy là trung
tâm tín dụng CIC. Ngoài ra, một số thông tin khác CBTD thu thập từ
thực tế tại doanh nghiệp.
- Về công tác thẩm định và giám sát vốn vay: chi nhánh chưa có
bộ phận chuyên trách phân tích thị trường và phân tích ngành. Điều này
sẽ ảnh hướng rất lớn đến việc xác định tính hiệu quả của những dự án
đầu tư mang lại, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng thẩm định rủi ro đối
với các khoản vay.

- Chưa triển khai tốt bán sản phẩm bảo hiểm tài sản hình thành
từ vốn vay. Nguyên nhân là do cán bộ chưa nhận thức được lợi ích từ
việc bán bảo hiểm cho khách hàng và xem đó như là biện pháp giảm
thiểu rủi ro tín dụng cho chi nhánh. Trong khi thực hiện thẩm định
tín dụng, đối với những tài sản yêu cầu phải có bảo hiểm thì chi
nhánh không tư vấn khách hàng thực hiện mua bảo hiểm tại chi
nhánh. Điều này vừa làm mất đi cơ hội thu từ dịch vụ đồng thời sẽ
khiến chi nhánh tốn kém thời gian nếu như thủ tục để được hưởng lợi
từ bảo hiểm tài sản phức tạp.
- Sự phối hợp về việc cung cấp thông tin giữa doanh nghiệp và
ngân hàng đôi khi vẫn chưa kịp thời và chính xác. Do vậy, khi doanh
nghiệp gặp khó khăn, chi nhánh sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện
hỗ trợ và tư vấn nhằm đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
- Trong những năm trở lại đây quy trình cấp tín tín dụng của
NHCT thay đổi thường xuyên làm cho cán bộ chưa nắm bắt kịp, đôi
lúc còn lúng túng, gây ra lỗi tác nghiệp, sai sót.
b, Nguyên nhân
*Nguyên nhân khách quan
*Nguyên nhân hủ qu n từ ngân hàng
*Những nguyên nhân xu t ph t từ kh h hàng


20
CHƯƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH

HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM KIỂM SOÁT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM
3.2.1. Nhóm khuy n nghị phòng ngừ rủi ro t n dụng trong
ho v y ngắn hạn ối với KHDN
Để kiểm soát tốt rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối
với KHDN thì việc tăng trưởng tín dụng phải đi liền với việc quản trị
rủi ro tín dụng. Nếu quá chú trọng tăng trưởng tín dụng mà không
chú ý đến nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý và phòng ngừa rủi
ro tín dụng sẽ có thể đến nợ quá hạn gia tăng, ngân hàng thua lỗ và
dẫn đến nhiều hệ quả về lâu dài. Ngược lại nếu không quan tâm đến
tăng trưởng tín dụng thì ngân hàng có thể sẽ mất dần khách hàng,
giảm thị phần, suy giảm lợi nhuận. Vì vậy mục tiêu cao nhất của
ngân hàng vẫn là tăng trưởng tín dụng, đặc biệt đối với đối tượng là
KHDN, trên cơ sở quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả nhằm hạn chế
rủi ro ở mức thấp nhất.
3.2.2 Nhóm khuy n nghị phòng ngừ rủi ro ối với KHDN
a. Hoàn thiện và nâng cao quy trình quản tr rủi ro tín dụng


21
tại chi nhánh
+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng
+ Nâng cao chất lượng đánh giá và xếp hạng tín dụng khách
hàng
+ Kiểm soát chặt chẽ khâu giải ngân
+ Thường xuyên kiểm tra, định giá lại TSBĐ:

+Tăng cường quản lý, giám sát sau đối với khách hàng và
khoản vay:
b. Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội
bộ
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng cần được
quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp.
- Ngoài sự giám sát của bộ phận KTKSNB thuộc TSC,
VietinBank Kon Tum cần thành lập các tổ, bộ phận kiểm tra chéo
nhằm phát hiện kịp thời các sai sót để chấn chỉnh. Chi nhánh cần bố
trí người có kinh nghiệm, đạo đức, và trình độ chuyên môn thích hợp
để thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng.
c, Phân tán rủi ro tín dụng
. Trong thời gian tới, Vietinbank Kon Tum cần thực hiện các
biện pháp sau:
+Đa dạng hóa các loại hình cho vay
+ Đa dạng hóa đối tượng khách hàng
d, Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
e. Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin và xây dựng
hệ thống quản lý thông tin khách hàng
- CBTD cần phân tích và phỏng vấn khách hàng một cách đầy
đủ và có quyết định đề xuất cho vay đúng đắn trên cơ sở thu thập thông
tin đầy đủ, xử lý thông tin chính xác về khách hàng và thị trường.


22
- CBTD cần tăng cường khai thác thông tin từ các nguồn
trung gian như thông qua bạn hàng, các tổ chức tín dụng khác trên
địa bàn, thông qua cơ quan thuế, trung tâm thông tin tín dụng của
NHNN (CIC) để có nguồn thông tin đa chiều, khách quan phục vụ
cho việc thẩm định được chính xác.

- Chi nhánh cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách
hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng đã tiếp cận cũng như các khách
hàng xấu. Qua đó CBTD có thể tra cứu các thông tin về hồ sơ pháp lý,
tình hình kinh doanh, tài chính cập nhật qua các năm giúp tiết kiệm thời
gian trong việc tiếp cận đồng thời tránh việc tiếp cận phải các khách
hàng vốn dĩ đã không đủ điều kiện vay vốn.
3.2.3. Nhóm khuy n nghị nhằm hạn h , giảm thiểu rủi ro
a. Sử dụng công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay
Để hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xử lý tài sản bảo đảm, ngân hàng cần:
- Chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những quy định của pháp
luật về bảo đảm tiền vay, từ chối ngay từ đầu những TSBĐ không
thỏa mãn các điều kiện theo quy định hiện hành và ưu tiên nhận
những tài sản bảo đảm có giá trị thị trường cao, tính thanh khoản tốt.
- Khi thẩm định TSBĐ, phải thu thập thông tin về tài sản từ
nhiều nguồn:.
- Khi thiết lập các biện pháp bảo đảm, Vietinbank Kon Tum
cần xác định rõ các quyền và việc chuyển giao các quyền về tài sản
bảo đảm, giúp cho Chi nhánh dễ dàng xử lý tài sản sau này nếu
khách hàng bị mất khả năng trả nợ.
- Về thủ tục trong bảo đảm tiền vay: Cần soạn thảo hợp đồng
thế chấp, hợp đồng cầm cố đầy đủ các nội dung theo quy định về
mẫu biểu soạn thảo hợp đồng. Quy định rõ việc nhận và xử lý tài sản


23
bảo đảm trong hợp đồng, thực hiện công chứng, chứng thực và đăng
ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.
b. Phát triển các d ch vụ, sản phẩm phái sinh
c. Hạn chế và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn đối với các khoản

nợ còn tồn đọng
Cũng giống như bất k hoạt động kinh doanh nào, hoạt động
tín dụng của ngân hàng thường xuyên đối mặt với rủi ro mất vốn.
Vấn đề đặt ra đối với Vietinbank Kon Tum là làm sao để ngăn ngừa
các khoản nợ quá hạn mới cũng như cần phải giải quyết dứt điểm
những món nợ quá hạn đã phát sinh.
d. Trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, đúng qui đ nh
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. K t luận
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
đối với KHDN của ngân hàng thương mại. Trong đó đã làm rõ được
các khái niệm về rủi ro tín dụng cũng như kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay ngắn hạn đối với KHDN. Bên cạnh đó đã đưa ra được
các chỉ tiêu phản ảnh công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn đối với KHDN tại các NHTM.
Thứ hai, từ kết quả phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay ngắn hạn đối với KHDN tại Vietinbank Kon
Tum giai đoạn 2016-2018.
Thứ 3, trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay ngắn hạn đối với KHDN tại Vietinbank Kon Tum giai
đoạn 2016-2018, luận văn đã đề xuất được các giải pháp nhằm phòng
ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro tín dụng như sau:


×