Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

dong vai trong thuy va ke lai truyen an duong vuong va mi chau trong thuy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.29 KB, 12 trang )

Bài văn mẫu lớp 10Bài văn số 1:
Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng
vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thòi
cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng
Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi
quân đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trông tôi mới vỡ lẽ.
Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp tôi. Lúc bấy giờ tôi là một
cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng. Trọng Thuỷ đem lòng yêu tôi, tôi dần
dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi
không dẫn chàng đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua
liền gả tôi cho Trọng Thuỷ. Chàng cùng chung sống trong cung điện với tôi. Một đêm trăng
sao vằng vặc, trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thuỷ hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì
mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:
- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát
chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?
Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm
của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng
chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm
chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.
Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết
về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của
An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc.
Thừa lúc bố tôi không để ý, Trọng Thủy đánh tráo ăn cắp nỏ thần.
Trọng Thủy lấy cớ "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" nói dối về phương Bắc thăm cha. Tôi
buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giò đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến
bao giở gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?
Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:
- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng ở ngã
ba đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.
Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà
đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì


cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh
nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng,
phi thoát ra cửa sau.
Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa
ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn
thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù
mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:
- Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!
Cha tỉnh ngộ, tôi cũng đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện sinh nhận cái chết để chuộc lỗi lầm
khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã
gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của tôi.
Từ câu chuyện của chính mình, tôi khuyên các bạn lúc yêu đừng nên mù quáng mà đánh
mất chính mình, đừng để sai lầm của mình mà tạo ra sự mất mát và đau khổ của người
khác. Tôi cố gắng làm những việc tốt để mong bù lại tội lỗi mà mình đã gây ra.
Xem thêm bài văn mẫu: Phân tích nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy


Bài số 2 - Đóng vai Mị Châu kể lại toàn bộ câu truyện
"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu."
Đó là một bài thơ mà người sau đã kể lại sự việc tai họa của tôi. Tôi là Mị Châu con gái
của vua An Dương Vương. Ông yêu thương tôi hết mực, chiều chuộng con gái. Ấy vậy mà
vì sự ngu ngốc của mình tôi đã trở thành tội đồ của cả dân tộc, được thế hệ sau nhắc đến
như một bài học đắt giá cho sự cảnh giác. Câu chuyện quanh một chiếc bảo bối thần kì chiếc Nỏ thần và người đàn ông mà tôi yêu thương nhẹ dạ cả tin, đã cho tôi một bài học lớn
trong cuộc đời mình.
Năm ấy, cha tôi cho xây thành Cổ Loa, nhưng xây mãi mà vẫn bị đổ. Trong lúc gặp khó
khăn đó, may thay nhờ thần Kim Quy cứu giúp, cha tôi đã xây dựng được một khung thành

vững chắc, đào hào sâu. Vị thần còn cho cha tôi một cái một cái móng của chính mình để
làm nỏ thần. Nhờ có thêm cái móng đó sẽ giúp nâng sức mạnh của chiếc nỏ lên gấp vạn lần,
bắn trăm trúng cả chăm, có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha đã giao nhiệm vụ làm chiếc
nỏ thần cho một người cao tay, khéo léo, tên là Cao Lỗ. Sau khi Cao Lỗ tỉ mỉ làm xong
chiếc nỏ thần, chiếc nỏ trở thành bảo bối quý, lúc nào cũng để cạnh gần cha.
Lúc bấy giờ, bên Nam Hải có tên Triệu Đà luôn lăm le muốn xâm lược Âu Lạc, , Trong
những ngày tháng hòa hiếu, Trọng Thủy gặp tôi và đem lòng yêu tôi. Tôi lúc đó là một thiếu
nữ mới lớn, được dân gian truyền rằng là một nàng công chúa xinh đẹp mày ngài mắt
phượng. Dần dần tôi cũng xiêu lòng với Trọng Thủy, cha tôi đã quyết định đồng ý gả tôi
cho chàng, mà lòng không mảy mai một chút nghi ngờ. Rồi chàng sang chung sống trong
cung điện của Âu Lạc.
Trọng Thủy yêu thương tôi sâu sắc, vẫn phóng ngựa đi tìm tôi, thấy xác tôi chàng đau đớn
vô cùng, chàng khóc trong tuyệt vọng. Chàng đem xác tôi mai táng trong thành rồi tự mình
kết liễu cuộc đời tại chiếc giếng ngày xưa tôi thường tắm.
Tôi cũng nhận ra rằng chính tôi và Trọng Thủy cũng là nạn nhân của cuộc chiến này. Từ
câu chuyện của tôi, nó đã để lại bài học quý giá về sau về sự cảnh giác. Và tôi cũng muốn
nhắn nhủ một điều rằng: Hãy yêu thương và xóa tan đi hận thù.
Bài số 3 - Em hãy đóng vai Mị Châu để kể lại câu chuyện
Được mệnh danh là một người con gái có tính tình hiền thục, đoan trang, nết na, thùy mị
lại có gương mặt sắc nước hương trời. Tôi – Mị Châu là con gái yêu quý của vua hùng An
Dương Vương. Vì ngây thơ trong sáng không biết được âm mưu thâm độc của kẻ thù nên
tôi đã bị người lừa dối, phạm vào tội hại cha bán nước. Đối với tôi đó là một bài học để đời
và khiến tôi vô cùng ân hận.
Cha tôi là một vị vua có tấm lòng yêu nước, thương dân. Ông tìm ra mọi cách để bảo vệ
cho đất nước, giữ cho mọi người dân có cuộc sống bình yên. Vì thế, ông đã quyết định xây
thành ở đất Việt Thường. Nhưng chẳng hiểu sao, khi cha tôi cho người đắp đất đến đâu thì
lở đến đấy, xây mãi không thành. Do vậy, tôi quyết định lập đàn cầu xin thần linh giúp đỡ.
Cuối cùng có một con rùa vàng từ phương đông tìm đến xưng là thần Kim Quy, thông rõ
việc trời đất đã ở lại và giúp cha tôi xây thành. Nữa tháng sau, một ngôi thành kiên cố, tráng
lệ đã sừng sững đứng giữa đất trời trong niềm vui sướng ngập tràn của vua quan và dân

chúng. Ba năm sau, rùa vàng từ giã hoàng cung. Trước khi ra về, Thần Kim Quy đã tặng
cho cha tôi một cái móng vuốt bảo cha tôi làm lẫy nỏ. Hể giặc đến, cứ lấy nhằm vào quân
giặc mà bắn thì vận nước sẽ đặng dài lâu. Vua sai Cao Lỗ người làm nỏ giỏi nhất Loa Thành
làm một cái nỏ lớn rồi lấy vuốt rùa làm lẫy.
Triệu Đà sang xâm lược nước Nam. Vua cha tôi đã có dịp sử dụng chiếc “linh quang kim


quy” thần cơ mà rùa vàng ban tặng. Thật vậy, chiếc nỏ thần đã phát huy công dụng một
cách thần kì. Chỉ cần một phát bắn ra là hàng vạn quân địch ngã xuống. Nước ta thắng lớn
và mở hội ăn mừng. Triệu Đà thua tâm phục khẩu phục và phải xin cầu hòa. Cha tôi đã nhận
lời cầu hòa. Có lẽ đó là một sai lầm to lớn trong cuộc đời ông.
Không bao lâu, Triệu Đà cho người sang cầu hôn tôi cho con trai là Trọng Thủy. Với vẻ
điển trai của chàng và sự thu hút mãnh liệt, chàng đã khiến tôi siêu lòng ngay lần đầu gặp
gỡ mà lòng chẳng chút nghi ngờ. Cha tôi cũng thế, ông đã nhận lời cầu hôn của địch.
Không những vậy, ông còn cho kẻ thù vào nhà ở rể chẳng khác nào “nuôi ong tay áo” mà
chẳng hề hay biết.
Sau một thời gian sống bên nhau tôi nhận ra tôi yêu và tin tưởng chàng tuyệt đối và
chàng cũng vậy. Tôi cảm nhận được sự yêu thương qua từng câu nói, hành động của chàng.
Vào một đêm nọ khi đang ngắm hoa ở ngự hoa viên, chàng khe khẽ hỏi tôi về chuyện lúc
trước. Vì sau cha lại có thể thắng lớn trong tích tắc như vậy? Không một chút hoài nghi, tôi
kể lại tường tận câu chuyện cho người chồng yêu hiểu. Rồi sau đó chàng bảo chưa thỏa sự
tò mò và ngỏ lời muốn xem trộm nỏ thần. Xem chàng là người nhà nên tôi đã lén cha dẫn
chàng vào nơi cất giấu nỏ. Xem xong tôi cùng chàng về phòng và không biết chuyện gì xảy
ra.
Trước khi chết tôi khấn rằng: “Thiếp là phận con gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại
cha chết đi sẽ thành cát bụi. Còn nếu một lòng trung hiếu mà bị người đời lừa dối thì chết đi
sẽ biến thành ngọc châu để rửa sạch nỗi nhục thù”. Vậy là tôi đã ra đi trong sự uất hận và tự
trách bản thân mình vì nhầm tưởng giặt là bạn. Tôi hối hận vì không nghĩ ra được Trọng
Thủy đã tráo nỏ thần. Tôi không nhận ra câu nói ẩn ý của hắn trước khi về nước. Giờ đây,
khi mà bi kịch ập đến tôi mới muộn màng nhận ra.

Sau khi tôi chết, máu tôi chảy xuống biển, trai ăn phải biến thành hạt châu. Trọng Thủy
theo dấu lông ngỗng tìm đến xác tôi đem về Loa Thành mai táng. Xương tôi hóa thành ngọc
thạch. Không lâu sau, vì thương nhớ tôi Trọng Thủy đã gieo mình xuống giếng vì thấy bóng
tôi. Về sau, người đời đã lấy ngọc châu ở biển đem rửa với nước giếng thì thấy ngọc càng
sáng. Điều đó chứng minh tôi trong sáng và tình yêu nghiệt ngã của tôi và chàng. Lẽ ra
chúng tôi sẽ có mối tình đẹp nếu không phải chịu ảnh hưởng của chiến tranh. Là người phụ
nữ nhưng tôi đã gánh chịu những đau đớn của cảnh nước mất nhà tan và tình yêu tan vỡ. Đó
là cái giá quá đắt dành cho đất nước tôi và đất nước vì sự ngây thơ của mình.
Từ câu chuyện đau lòng của tôi, tôi khuyên các bạn nên đề cao cảnh giác với các thế lực
thù địch luôn hâm he nước ta. Ta phải cố gắng luôn luôn sẵn sàng để chiến đấu, không để
cảnh lầm than phải xảy ra thêm một lần nào nữa. Vì chiến tranh đã làm cuộc sống của mọi
người phải lầm thang đau khổ. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân
chúng ta đối với đất nước.
-/Xem thêm tại: />Là một người con gái có tính tình hiền thục, đoan trang, nết na, thùy mị lại có gương mặt
sắc nước hương trời. Tôi – Mị Châu là con gái yêu quý của vua hùng An Dương Vương. Vì
ngây thơ trong sáng không biết được âm mưu thâm độc của kẻ thù nên tôi đã bị người lừa
dối, phạm vào tội hại cha bán nước. Đối với tôi đó là một bài học để đời và khiến tôi vô
cùng ân hận


Thân bài
Cha tôi là một vị vua có tấm lòng yêu nước, thương dân. Ông tìm ra mọi cách để bảo vệ cho
đất nước, giữ cho mọi người dân có cuộc sống bình yên. Vì thế, ông đã quyết định xây
thành ở đất Việt Thường. Nhưng chẳng hiểu sao, khi cha tôi cho người đắp đất đến đâu thì
lở đến đấy, xây mãi không thành. Do vậy, tôi quyết định lập đàn cầu xin thần linh giúp đỡ.
Cuối cùng có một con rùa vàng từ phương đông tìm đến xưng là thần Kim Quy, thông rõ
việc trời đất đã ở lại và giúp cha tôi xây thành. Nữa tháng sau, một ngôi thành kiên cố, tráng
lệ đã sừng sững đứng giữa đất trời trong niềm vui sướng ngập tràn của vua quan và dân
chúng. Ba năm sau, rùa vàng từ giã hoàng cung. Trước khi ra về, Thần Kim Quy đã tặng
cho cha tôi một cái móng vuốt bảo cha tôi làm lẫy nỏ. Hể giặc đến, cứ lấy nhằm vào quân

giặc mà bắn thì vận nước sẽ đặng dài lâu. Vua sai Cao Lỗ người làm nỏ giỏi nhất Loa Thành
làm một cái nỏ lớn rồi lấy vuốt rùa làm lẫy.
.
Một thời gian sau Triệu Đà cho người sang cầu hôn tôi cho con trai là Trọng Thủy. Với vẻ
điển trai của chàng và sự thu hút mãnh liệt, chàng đã khiến tôi siêu lòng ngay lần đầu gặp
gỡ mà lòng chẳng chút nghi ngờ. Cha tôi cũng thế, ông chủ quan nhận lời cầu hôn của địch.
Không những vậy, ông còn cho kẻ thù vào nhà ở rể chẳng khác nào “nuôi ong tay áo” mà
chẳng hề hay biết.
Sau một thời gian sống bên nhau tôi nhận ra tôi yêu và tin tưởng chàng tuyệt đối và chàng
cũng vậy. Tôi cảm nhận được sự yêu thương qua từng câu nói, hành động của chàng. Vào
một đêm nọ khi đang ngắm hoa ở ngự hoa viên, chàng khe khẽ hỏi tôi về chuyện lúc trước.
Vì sau cha lại có thể thắng lớn trong tích tắc như vậy? Không một chút hoài nghi, tôi kể lại
tường tận câu chuyện cho người chồng yêu hiểu. Rồi sau đó chàng bảo chưa thỏa sự tò mò
và ngỏ lời muốn xem trộm nỏ thần. Xem chàng là người nhà nên tôi đã lén cha dẫn chàng
vào nơi cất giấu nỏ. Xem xong tôi cùng chàng về phòng và không biết chuyện gì xảy ra.
Vài ngày sau bỗng Trọng Thủy đến bên tôi và bảo rằng: “Tình vợ chồng không thể lãng
quên, nghĩa mẹ cha không thể vứt bỏ ta. Nay về phương bắc thăm cha, nếu mai hai nước bất
hòa, Bắc Nam cách biệt ta tìm nàng lấy gì mà làm dấu?”. Tôi nghẹn ngào đáp rằng: “Thiếp
phận nữ nhi, nếu gặp cảnh cách biệt thì đau xót khôn nguôi. Thiếp có tấm áo choàng lông
ngỗng thường mặc trên người, đi đến đâu thiếp sẽ bứt lông ngỗng rắc ở ngã ba đường làm
dấu, ta sẽ cứu được nhau”. Vừa sáng hôm sau Trọng Thủy về nước. Tôi ở nhà chờ tin, chờ
chồng thì mãi không thấy về nhưng quân giặc thì đã kéo đến. Cha tôi vì chủ quan đã có nỏ
thần nên đã thản nhiên ngồi đánh cờ, không lo giặc đến. Đến khi lấy nỏ ra, dường như chiếc
nỏ thần đã mất đi công dụng. Ông không kịp trở tay và chẳng làm được gì khác ngoài việc
bảo toàn tính mạng. Cha tôi phải ngậm ngùi nhìn cảnh nước mất nhà tan mà bỏ trốn. Dù thế
cha tôi cũng không quên con gái yêu của mình. Cha đã đặt tôi lên lưng ngựa phía sau ông
rồi chạy mãi về phía Nam. Đến đường cùng không còn cách thoát thân, cha tôi xin cầu cứu
rùa vàng. Rùa hiện lên bảo:”Kẻ ngồi sau lưng ngươi là giặc”. Cha tôi nghe vậy liền rút kiếm
toan chém đầu tôi vì quá tức giận.
Trước khi chết tôi khấn rằng: “Thiếp là phận con gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha

chết đi sẽ thành cát bụi. Còn nếu một lòng trung hiếu mà bị người đời lừa dối thì chết đi sẽ
biến thành ngọc châu để rửa sạch nỗi nhục thù”. Vậy là tôi đã ra đi trong sự uất hận và tự
trách bản thân mình vì nhầm tưởng giặt là bạn. Tôi hối hận vì không nghĩ ra được Trọng


Thủy đã tráo nỏ thần. Tôi không nhận ra câu nói ẩn ý của hắn trước khi về nước. Giờ đây,
khi mà bi kịch ập đến tôi mới muộn màng nhận ra.
Sau khi tôi chết, máu tôi chảy xuống biển, trai ăn phải biến thành hạt châu. Trọng Thủy theo
dấu lông ngỗng tìm đến xác tôi đem về Loa Thành mai táng. Xương tôi hóa thành ngọc
thạch. Không lâu sau, vì thương nhớ tôi Trọng Thủy đã gieo mình xuống giếng vì thấy bóng
tôi. Về sau, người đời đã lấy ngọc châu ở biển đem rửa với nước giếng thì thấy ngọc càng
sáng. Điều đó chứng minh tôi trong sáng và tình yêu nghiệt ngã của tôi và chàng. Lẽ ra
chúng tôi sẽ có mối tình đẹp nếu không phải chịu ảnh hưởng của chiến tranh. Là người phụ
nữ nhưng tôi đã gánh chịu những đau đớn của cảnh nước mất nhà tan và tình yêu tan vỡ. Đó
là cái giá quá đắt dành cho đất nước tôi và đất nước vì sự ngây thơ của mình.
Kết bài
Từ câu chuyện đau lòng của tôi, tôi khuyên các bạn nên đề cao cảnh giác với các thế lực thù
địch luôn hâm he nước ta. Ta phải cố gắng luôn luôn sẵn sàng để chiến đấu, không để cảnh
lầm than phải xảy ra thêm một lần nào nữa. Vì chiến tranh đã làm cuộc sống của mọi người
phải lầm thang đau khổ. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗ
Đóng vai Trọng Thủy và kể lại truyện An Dương Vương
Dàn ý đóng vai Trọng Thủy và kể lại truyện An Dương Vương
I. Mở bài:
- Trọng Thủy xưng tôi giới thiệu về sự về sự xuất thân cả mình.
- Dùng lời Trọng Thủy, dẫn dắt vào câu chuyện
II. Thân bài:
1. Trọng Thủy kể về lí do xuất hiện của mình trên mảnh đất Âu Lạc
- Cha ta thất bại trong cuộc chiến xâm lược Âu Lạc do đất nước này có vũ khí lợi hai.
- Nuôi lòng uất hận và chí phục thù, thôn tính bằng được Âu Lạc, cha sai ta sang ở rể và
làm gián điệp. Ban đầu không chấp nhận, sau đó nhận ra được ý đồ của cha nên bằng lòng.

2. Trọng Thủy kể về quá trình lừa dối Mị Châu.
- Ban đầu sang Âu Lạc chỉ với tham vọng lấy cắp nỏ thần, tiêu diệt Âu Lạc, nhưng không
ngờ tôi lại đem lòng yêu Mị Châu.
- Tuy nhiên, tình riêng không thắng nổi chí lớn, ta buộc phải lừa dối Mị Châu.
+ Dụ Mị Châu dẫn đi thăm thú Âu Lạc, ngắm nhìn báu vật quốc gia
+ Phát biểu một vài cảm nhận về đất nước Âu Lạc: rộng lớn, thành trì kiên cố, thành cao
hào sâu.
+ Mị Châu kể cho ta về quá trình xây thành và chế nỏ: Ban đầu rất vất vả, khó khăn nhưng
được Rùa Vàng giúp đỡ
→ Ta nắm được toàn bộ về đặc điểm của đối thủ
+ Lợi dụng lòng tin của Mị Châu để học cách sử dụng nỏ thần.
+ Trước sự ngây thơ, cả tin của Mị Châu, lừa dối nàng để đuổi cùng giết tận
+ Ta đã nói những lời dự báo với nàng nhưng Mị Châu không chút nghi ngờ
+ Nàng rắc lông ngỗng chỉ đường cho ta đuổi theo.
3. Trọng Thủy kể về quá trình đánh chiếm Âu Lạc
- Mang nỏ thần về, vua cha vô cùng sung sướng lập tức đem quân đánh Âu Lạc
- An Dương Vương chủ quan vẫn đinh ninh có bảo vật trong tay bên coi thường, điềm nhiên
đánh cờ.
- Cha con ta đem quân đuổi theo vết lông ngỗng của Mị Châu đến bờ biển thì mất dấu vết.


4. Trọng Thủy kể về cái chết của Mị Châu và quyết định tự vẫn của mình.
- Ta bắt tên lính còn sống sót tra hỏi thì được biết An Dương Vương đã rẽ sừng tê 7 tấc theo
Rùa Vàng xuống biển. Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội nên bị vua cha chém chết, trước khi
chết nàng đã khấn để bày tỏ lòng trong sạch của mình. Máu của nàng chảy xuống biển trai
sò ăn phải đều hóa ngọc.
- Ta ôm xác Mị Châu mà khóc, lòng đau khổ, xót xa ân hận vô cùng.
- Vì quá thương nhớ nàng, khi đi tắm nhìn xuống giếng, thấy bóng nàng, ta đã nhảy xuống.
Trước khi xuống gặp nàng, ta khấn nếu nàng chịu tha thứ cho ta, hãy đem ngọc trai đem rửa
xuống giếng nước thì ngọc sẽ sáng hơn.

III. Kết bài:
Tưởng tượng một kết thúc mới cho câu chuyện.

Đóng vai Trọng Thủy và kể lại truyện An Dương Vương - Mẫu 1
Lòng ta quặn thắt khi nhìn thấy thi thể nàng, ta đứng lặng hồi lâu nhìn dòng máu đỏ thẫm
chảy xuống biển. Ta một kẻ vô tâm đã không nhận ra tình yêu Mị Châu dành cho mình, ta
một kẻ mù quáng vì quyền lực. Nàng chết rồi ta biết phải sống sao, cuộc đời ta biết sẽ đi về
đâu khi thiếu tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của nàng. Ta ngã khụy, ôm xác nàng
Mị Châu mà khóc. Ông trời đã trêu đùa tình yêu của ta và nàng quá rồi…
Ta vẫn còn nhớ ngày vua cha (Triệu Đà) thất bại thảm hại sau đợt tấn công với vua An
Dương Vương nước Âu Lạc, khuôn mặt cha sa sầm, ánh mắt bừng bừng giận dữ. Âu Lạc
vốn là vùng đất phía Nam đất nước ta, đó là nơi thiên nhiên, sản vật vô cùng phong phú, tốt
tươi, thuận tiện giao thương buôn bán. Từ lâu vua cha ta đã muốn chiếm vùng đất đó.
Nhưng quân đội Âu Lạc rất tài giỏi, vũ khí tối tân nên nhiều lần cha ta đem quân tấn công
mà chỉ nhận về thất bại. Ta là con cả, nhưng cũng không biết làm gì hơn, chỉ biết động viên
cha dưỡng sức, luyện tập quân đội chờ đến lần sau.
Sau mấy ngày, cha nguôi ngoai và bỗng gọi ta vào ngự phòng nói chuyện riêng. Cha yêu
cầu ta hãy sang nước Âu Lạc lấy nàng Mị Châu và phải lấy cho bằng được bí mật của đất
nước Âu Lạc về đây. Phận làm con lại là bề tôi, ta không thể nào làm trái ý cha. Ta nhận lời
mà lòng đầy băn khoăn, bởi ta không biết nàng Mị Châu là ai, ta không yêu nàng sao có thể
nên duyên, và liệu ta có thể làm tròn sứ mệnh mà vua cha giao cho.
Ngày ta và vua cha nhận được lời đồng ý kết duyên của vua An Dương Vương ta và cha vô
cùng sung sướng. Ta luôn nghĩ rằng An Dương Vương không quên lòng dạ phương Bắc,
luôn hòng chiếm phương Nam nên sẽ không bao giờ đồng ý. Nào ngờ… Vậy là ông trời đã
giúp cha con ta một bước. Cha con ta nhanh chóng chuẩn bị lễ vật, cử hành hôn lễ và cũng
là để sớm thực hiện âm mưu như đã trù tính trước đó.


Trước khi sang Âu Lạc ta đã tìm hiểu qua về nàng Mị Châu – vợ tương lai của ta. Nàng là
người con gái xinh đẹp, hiền thục, nết na lại là con duy nhất của vua An Dương Vương nên

rất được cưng chiều.
Ngày diễn ra hôn lễ, ai cũng vui mừng, nhất là vua cha ta, bởi kế hoạch của ông đã từng
bước thành công. Còn ta lòng nặng trĩu ưu tư và lo lắng, sứ mệnh cao cả đó liệu ta có thể
hoàn thành, và sau khi hoàn thành ta biết sẽ phải cư xử ra sao với nàng Mị Châu.
Sau lễ kết kết hôn ta chính thức trở thành con rể của nước Âu Lạc, theo phong tục nơi đây
ta về sống cùng Mị Châu. Nàng là người con gái dịu dàng, nữ tính, trong sáng và vô cùng
thơ ngây. Nàng yêu ta, chăm lo cho ta, điều này ta biết rõ, từng ánh mắt, từng lời nàng nói
tràn đầy âu yếm và tin yêu. Ta luôn đáp lại nàng bằng sự hời hợt, ta lấy nàng là nhiệm vụ
nên yêu nàng cũng chỉ là một công việc. Thực lòng ta chưa bao giờ yêu Mị Châu thật tâm.
Chỉ vì lúc ấy ý nghĩ chiếm đoạt bảo vật của Âu Lạc quá lớn đã khiến đầu óc ta lu mờ, ta
không ngờ rằng ta đã yêu nàng tự lúc nào không hay.
Rồi ngày ấy cũng đến, nhân cơ hội An Dương Vương ra ngoài đi săn, ta đã thủ thỉ tâm tình
và xin Mị Châu cho xem trộm nỏ thần. Thoáng trên gương mặt nàng ta thấy có sự thay đổi,
nàng nhìn thẳng mắt ta rồi vội quay đi ngay. Có lẽ nàng đã nhận ra chăng? Nhưng vì tình
yêu với ta quá lớn, nên nàng đã mù quáng mà cho ta xem nỏ thần, mọi việc diễn ra đúng
như kế hoạch, ta đã đánh tráo được lẫy nỏ khác thay cho lẫy Rùa Vàng mà Mị Châu không
hề hay biết. Xong việc ta nói dối với nàng về thăm cha:
- Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm
cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu.
Nàng thật thà đáp:
- Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt lit hì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông
ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như
vậy sẽ có thể cứu được nhau.
Những lời nàng nói vẫn văng vẳng bên tai ta, ta độc ác quá, trong lúc đó ta chỉ cốt nghĩa sao
cho diệt tận gốc cha con nàng, mà chẳng hề nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng bao lâu nay nàng
nhọc công vun đắp.
Ta trở về lòng hả hê với chiến công mình lập. Vua cha ta đem quân sang đánh, An Dương
Vương cậy có nỏ thần mà không phòng bị nên đã thất bại thảm hại, ông phải bỏ chạy cùng
con gái. Trên đà chiến thắng, ta lần theo dấu lông ngỗng Mị Châu để lại làm dấu hòng bắt
sống cha con An Dương Vương. Nhưng khi ta đến nơi chỉ còn lại những sợi lông ngỗng

trắng thẫm máu người vợ, người con gái ta yêu. Vua An Dương Vương đã không còn ở đó
nữa.
Ta ôm nàng vào lòng mà gào lớn: “Mị Châu… ta đã sai rồi. Là ta đã hại chết nàng, ….”. Ta
gào khóc khản cổ cũng không còn thấy đâu giọng nói trọng trẻo, dịu dàng ấy nữa. Đôi bàn
tay trắng trẻo mềm mại ngày ngày vẫn mang cơm, bưng nước, pha trà và vuốt ve âu yếm
vào má ta nay không còn nữa. Ta nhớ da diết, nhớ đến thắt tim những cử chỉ nũng nịu của
nàng. Giờ ta chỉ mong thấy nàng một lần nữa, thấy nụ cười duyên dáng, thấy đôi má hồng
đào thì dù ta phải trả bất cứ giá nào ta cũng ưng thuận.
Ta đem xác nàng về chôn ở Loa Thành, thì thật kì lạ xác nàng hóa thành ngọc thạch. Giành
được Âu Lạc, ta là người có công lớn nhất, vua cha ban thưởng hậu hĩnh, nhưng ta chẳng
màng đến, giờ tâm trí ta chỉ có mình nàng, người vợ bé nhỏ của ta. Ta sống thu mình khép
kín, đêm đến hễ nhắm mắt là hình bóng nàng lại xuất hiện.
Không lâu sau đó, khi ta đi tắm ở giếng, nhìn xuống thấy bóng Mị Châu đưa tay với, ta vui
mừng, vội vàng với theo nàng, ta đã phải chờ đợi biết bao lâu nay nàng mới xuất hiện, ta
phải nắm lấy tay nàng trước khi nàng biến mất. Có những tiếng gọi ta từ xa, nhưng ta mặc
kệ, ta phải theo Mị Châu và ta đã mãi mãi được ở bên nàng.


Đóng vai Trọng Thủy và kể lại truyện An Dương Vương - Mẫu 2
Tôi là Trọng Thủy – hoàng tử của một đất nước xinh đẹp và luôn được vua cha yêu thương
và tin tưởng hết mực. Cạnh bên vương quốc của tôi là một nước Âu Lạc phát triển phồn
thịnh nổi danh với thành Cổ Loa vững chắc. Cha tôi vì tham vọng mà dùng mọi cách để
cướp nước Âu Lạc và gây ra cho tôi một nỗi đau khổ không thể nào tả được.
Lần đầu tiên cha tôi đem quân sang đánh thì vua An Dương Vương có một loại vũ khí thần
kì bắn một phát thì có hàng ngàn mũi tên bay ra. Thế là cha tôi thất bại nhưng ý định cướp
nước Âu Lạc vẫn luôn nhen nhún trong người ông và ngày càng phát triển lớn mạnh như
một ngọn lửa bùng cháy, sôi sục. Sau vài ngày suy nghĩ, vua cha gọi tôi đến và bảo tôi đi ở
rể cho vua An Dương Vương. Tôi quá bất ngờ vì điều này nhưng sau khi nắm rõ “ý đồ” của
cha thì tôi đã tuân lệnh làm theo.
Cha cùng tôi sang nước Âu Lạc xin hòa và muốn tỏ thành ý kết bang giao hai nước. Thế là

vua An Dương Vương đã chấp nhận và từ đó tôi phải rời xa quê hương để đi ở rể. Vợ của
tôi đó là Mị Châu – Công chúa nước Âu Lạc. Mị Châu xinh đẹp tuyệt trần, quả giống như
tên của nàng là một viên ngọc lung linh cao quý nhưng vẫn có những lúc nhẹ nhàng, trong
sáng. Qua những ngày tháng sống bên Mị Châu, với cái tính tình dễ thương kia thì trái tim
tôi đây có vẻ như đã rung động trước nàng. Nhưng tôi đây còn mạng trọng trách bên mình,
lời cha khó cãi, tôi đành chôn giấu tình cảm ấy mà làm theo lời cha. Một hôm khi đang
cùng Mị Châu đi dạo vườn Ngự quyển thì tôi thấy có một tảng đá xem có vẻ kì lạ nên tôi
nghi ngờ. nỏ thần đang được cất giấu trong ấy. Tối hôm ấy, tôi không sao ngủ được, tôi biết
rằng, sáng mai đây tôi phải dùng lời ngon ngọt để dỗ dành người vợ thân yêu cho mình xem
trộm bí mật. Ta biết là có lỗi với nàng nhưng Mị Chậu ơi nàng tha lỗi cho ta, ta không thể vì
tình cảm cá nhân mà làm hỏng việc lớn của vua cha giao cho. Lúc này trái tim tôi như thắt
lại, cõi lòng tôi như tê tái, nhưng thôi hãy cố thực hiện xong nhiệm vụ rồi mới nhìn đến
chuyện vợ chồng.
Sáng hôm sau, tôi rũ Mị Châu ra vườn bắt bướm, ngắm hoa. Mị Châu thích lắm, nàng cười
tươi như hoa, rạng rỡ trước ánh ban mai ấm áp. Tôi và Mị Châu đuổi bắt nhau khắp khu
vườn. Tôi cố tình chạy đến bên hòn đá kia và vấp té. Nàng chạy lại và lo lắng cho tôi vô
cùng. Trong lúc Mị Châu không để ý tôi lấy tay thử gõ vào mặt đá thì quả thật bên trong là
một cơ quan bí mật. Tôi cố giả vờ như không biết gì và tìm cách hỏi Mị Châu về hòn đá kì
lạ này. Sau một lúc nói chuyện Mị Châu đã cho tôi biết nỏ thần đã được giấu bên trong. Với
gương mặt và thái dộ tò mò như thật của tôi đã làm Mị Châu tin và đưa tôi vào đây xem nỏ
thần. Đúng là một loại vũ khí thần kì nên luôn được cất giữ rất kín đáo để che mắt mọi
người, chỉ có những người lân cận của vua mới biết được cách vào. Mị Châu đi lại bên tảng
đá nhìn xuống chậu hoa Tường Vi đang nở rộ. Nàng nhẹ nhàng dùng tay xoay chậu hoa
sang phải một vòng, bên trái một vòng, bổng tảng đá dịch chuyển mở ra bên trong một hang
động u tối. Tôi và Mị châu đi đến nơi cất giữ nỏ thần, tôi nhìn rõ đến từng chi tiết một, con
mắt tôi như muốn dán vào đấy. Tôi diện cớ chân lại đau và cùng Mị Châu quay lại tẩm
cung. Tôi âm thầm sai người làm giả một cái nỏ giống hệt như vậy và đánh tráo nỏ thần.
Vào đêm hôm trước khi lên đường giao nỏ thần cho cha tôi, tôi và Mị Châu đã tâm sự với
nhau đến khuya, tôi lấy đôi mắt nhẹ nhàng âu yếm nhìn người vợ xinh đẹp đáng thương mà
hỏi:

– Nếu mai đây có giặc sang đánh, ta và nàng lạc mất nhau thì lấy gì làm tín hiệu gặp lại.
Mị Châu vẫn ngây thơ và nói:
– Thiếp có áo lông ngỗng thường mặt trên người, nếu có cớ sự như chàng nói, thiếp sẽ rãi
lông ngỗng khắp các ngã đường để chàng tìm thấy thiếp.
Mị Châu đúng là ngây thơ quá mức, khi tôi đưa ra một câu hỏi kì lạ như vậy mà nàng vẫn
không một chút lo lắng hoang mang, một mực tin tưởng vào lời tôi nói. Khi cơ nghiệp đã


thành thì tình yêu giữa tôi và Mị Châu có được tiếp tục chăng, hay phải rơi vào cảnh nước
mất nhà tan, mỗi nơi mỗi ngã. Tôi lo lắm!
Sáng sớm hôm sau, tôi lấy nỏ thần đã trộm mang về cho vua cha. Cha tôi rất hài lòng và vui
mừng khôn xiết. Về phần tôi thì được cha khen thưởng hết lời nhưng lòng tôi vẫn chỉ hướng
về Mị Châu, lo lắng cho nàng. Khi đã có nỏ thần trong tay, tôi và cha tôi cùng nhau đem
quân sang đánh nước Âu Lạc. Vua An Dương Vương vẫn ngồi đấy điềm nhiên đánh cờ vì ỷ
y vào sức mạnh của chiếc nỏ thần. Đó cũng là cơ hội giúp quân tôi tiến sâu hơn vào lãnh
thổ. Lúc này nhà vua đã bắt đầu lo sợ, vua đặt Mị Châu ở sau ngựa và chạy về bờ sông.
Trong lúc đó Mị Chậu rứt hết áo lông ngỗng rải trên đường để lại tín hiệu cho tôi. Khi đến
bờ sông thần Kim Quy nổi lên và nàng thì bị kết tội là giặc và bị vua cha rút gươm chém
chết. Nhưng trước đó Mị Châu đã khấn rằng nên nàng không có ý mưu hại nước nhà thì
chết thành ngọc thạch còn không thì xác sẽ tan thành cát bụi, còn vua An Dương Vương
cầm sừng tê bảy tất rẽ thẳng xuống nước. Những chuyện này tôi chỉ được nghe kể lại từ một
bà lão ở gần đấy. Khi tôi đến thì Mị Châu đã chết, tôi đem xác nàng mang về mai táng. Điều
tôi lo sợ đã biến thành hiện thực, tôi đau khổ vô bờ bến, con tim như ngừng đập, lòng tôi
đau như cắt. Tại sao chứ? Tại sao ông trời lại trớ trêu tình cảm giữa tôi và Mị Châu. Tuy
chúng tôi là con người của 2 đất nước khác nhau, nhưng tôi thật sự yêu nàng. Tình yêu này
không hề giả dối, không hề có một chút vì quyền lợi nào cả. Bây giờ tôi đã hoàn thành
nhiệm vụ, “mưu đồ” cướp nước của cha tôi giờ đây đã hoàn thành nhưng đổi lại tôi mất Mị
Châu – Người con gái mà tôi hết lòng yêu thương ấy, tôi đã từng nghĩ đến cảnh chia tay
nhưng không ngờ được rằng Mị Châu đã vì tôi mà bị cha mình tự tay rút gươm chém chết.
Lỗi lầm của tôi mang đến cho Mị Châu dù tôi có chết đi cũng không đủ để bù đắp cho nàng.

Tôi phải làm gì đây, làm gì bây giờ để Mị Châu sống lại? Tại sao sự hiếu nghĩa của tôi và
tình yêu của Mị Châu không thể dung hòa? Tôi thật sự không muốn chuyện này xảy ra chút
nào hết, bây giờ thì tôi đã trở thành một kẻ cô đơn vô dụng chỉ còn biết ngồi đây nhớ về
những tháng ngày hạnh phúc cùng Mị Châu. Tôi đi đến đâu thì trước mắt tôi cũng là người
vợ xinh đẹp, dễ thương đang cười nói vui vẻ, trong sáng như ngày nào. Một lúc sau thì tôi
lại bừng tĩnh và đau lòng hơn rất nhiều. Vào một đêm trăng sáng tôi ra vườn ngồi nhớ về
cảnh lúc tôi và Mị Châu hạnh phúc bên nhau, Mị Châu tựa đầu vào vai tôi, mở to mắt nhìn
ngắm vầng trăng sáng đẹp. Cảnh còn đó, trăng còn đó, nhưng người nay đã mất, còn đâu
một hình bóng quen thuộc. Bỗng tôi nghe như tiếng Mị Châu văng vẳng đâu đây, tôi chạy
khắp nơi tìm nàng, khi đến bên cái giếng nước ở cuối sân vườn thì thấy rõ mồn một gương
mặt của Mị Châu. Nang đang lạnh, đang cần tôi che chở và tôi cũng chẳng cần phải suy
nghĩ, nhảy ngay xuống giếng với người vợ thân yêu.
Thế là tôi lại được sống bên người vợ mà tôi yêu thương và tôi hy vọng cái giếng này sẽ là
nơi minh chứng cho hạnh phúc của tôi và Mị Châu.
Đóng vai Trọng Thủy và kể lại truyện An Dương Vương - Mẫu 3
Sau khi xin hòa với vua An Dương Vương, cha ta đã rất tức giận và nuôi lòng hận trù chờ
cơ hội để sang xâm lược thêm một lần nữa. Có lẽ ông ấy nhất quyết phải chiếm được Âu
Lạc mới hả dạ. Ta đã làm tròn nghĩa vụ của một người con với cha, của một hoàng tử với
đất nước, nhưng ta đã mất đi người vợ thủy chung và yêu thương ta hết mực. Mị Châu, ta
thật có lỗi với nàng. Ta không xứng đáng để được nàng gọi là chồng nữa.
Chỉ vì lòng tham muốn chiếm được Âu Lạc, cha ta đã lập âm mưu lấy trộm chiếc nỏ thần để
đánh gục vua An Dương Vương. Chiếc nỏ ấy do Rùa Vàng tặng cho vua sau khi giúp ngài
xây thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước. Vua cha ta đã đem quân sang xâm chiếm Âu Lạc, bị
vua An Dương Vương dùng nỏ thần đánh lại, quân lính và binh sĩ tan tác, thu to, đành phải
cầu hòa. Ít lâu sau, cha đã đưa ta đến cầu hôn Mị Châu – con gái vua nước Âu Lạc. Phận


làm con ta phải nghe lời cha, dù trong lòng cũng có phần áy náy, nhưng làm sao ta có thể
tạo phản được. Vua An Dương Vương không chút nghi ngờ, gả người con gái mà mình hết
mực yêu thương cho con trai của kẻ đã từng xâm chiếm nước mình. Lễ cưới đã diễn ra, vua

An Dương Vương nghĩ rằng từ nay mối quan hệ giữa hai nước sẽ trở nên thân thiết hơn, và
không có chuyện xâm lấn xảy ra nữa. Về phần Mị Châu, Nàng thật hiền dịu, nết na, xinh
đẹp, lại yêu thương ta thật lòng. Ta không nỡ lừa dối nàng. Nhưng lệnh vua cha đã giao. Ta
buộc phải tìm mọi cách để Mị Châu cho xem trộm chiếc nỏ thần của vua An Dương Vương.
Đúng như kế hoạch, cha ta đã sai người làm một chiếc nỏ giống y đúc chiếc nỏ thần để ta
tráo đổi. Vua An Dương Vương và Mị Châu không hề hay biết.
Năm ấy, cha ta đem quân xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa. Vua An Dương Vương chủ quan,
cậy có chiếc nỏ thần nên vẫn ung dung không hề lo lắng. Nhưng còn đâu chiếc nỏ thần nữa.
Khi phát hiện ra chiếc nỏ giả thì đã quá muộn. Vua đành phải dẫn theo Mị Châu chạy chốn.
Theo đúng lời hẹn ước lúc trước, Mị Châu đã rắc lông ngỗng ở mỗi đoạn đường rẽ để làm
dấu cho ta tìm theo. Nào ngờ, tới bờ biển, rùa vàng ngoi lên thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau
ngựa, chính là giặc đó”. Ngay lập tức, vua An Dương Vương vung kiếm giết chết Mị Châu.
Có nỗi đau nào khi chính tay mình phải giết đứa con gái mà mình hết mực yêu thương? Lỗi
là tại ta. Ta đã phụ lòng nàng. Mị Châu chết, máu nàng chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều
biến thành ngọc đúng như lời nàng đã thề nguyền trước lúc chết. Thật tội nghiệp cho người
con gái dịu dàng, nết na và chung thủy nghĩa tình. Nàng không có tôi. Chính ta là người đã
gây nên cái chết bi thảm cho nàng. Ta sẽ chôn xác nàng bên cạnh Loa Thành. Dù cuộc hôn
nhân này do cha ta sắp đặt, nhưng nàng là một người con gái rất tuyệt vời, nàng đã yêu
thương ta thật lòng. Vậy mà ta lại dối lừa nàng, khiến nàng phải chịu kết cục bi thương này.
Hình bóng nàng lúc nào cũng quẩn quanh hiện hữu trước mắt ta. Làm sao có thể cho nàng
sống lại được nữa để ta chuộc lỗi với nàng đây?
Có lẽ, nàng đang ở dưới giếng sâu kia, ta sẽ đến với nàng, để thực hiện tình nghĩa phu thê
với nàng, không phụ lòng nàng đã chung thủy với ta. Ta nhảy xuống giếng, xác ta đã chết,
nhưng linh hồn vẫn còn đây. Ta gặp lại Mị Châu trong hình hài của những viên ngọc trai.
Nàng sáng và đẹp lấp lánh. Ta nguyện làm nước giếng này để rửa sạch nỗi oan cay đắng cho
nàng.
Bài làm
Tôi là Trọng Thủy – hoàng tử của một đất nước xinh đẹp và luôn được vua cha yêu thương
và tin tưởng hết mực. Cạnh bên vương quốc của tôi là một nước Âu Lạc phát triển phồn
thịnh nổi danh với thành Cổ Loa vững chắc. Cha tôi vì tham vọng mà dùng mọi cách để

cướp nước Âu Lạc và gây ra cho tôi một nỗi đau khổ không thể nào tả được.
Lần đầu tiên cha tôi đem quân sang đánh thì vua An Dương Vương có một loại vũ khí thần
kì bắn một phát thì có hàng ngàn mũi tên bay ra. Thế là cha tôi thất bại nhưng ý định cướp
nước Âu Lạc vẫn luôn nhen nhún trong người ông và ngày càng phát triển lớn mạnh như
một ngọn lửa bùng cháy, sôi sục. Sau vài ngày suy nghĩ, vua cha gọi tôi đến và bảo tôi đi ở
rể cho vua An Dương Vương. Tôi quá bất ngờ vì điều này nhưng sau khi nắm rõ “ý đồ” của
cha thì tôi đã tuân lệnh làm theo.
Cha cùng tôi sang nước Âu Lạc xin hòa và muốn tỏ thành ý kết bang giao hai nước. Thế là
vua An Dương Vương đã chấp nhận và từ đó tôi phải rời xa quê hương để đi ở rể. Vợ của
tôi đó là Mị Châu – Công chúa nước Âu Lạc. Mị Châu xinh đẹp tuyệt trần, quả giống như
tên của nàng là một viên ngọc lung linh cao quý nhưng vẫn có những lúc nhẹ nhàng, trong


sáng. Qua những ngày tháng sống bên Mị Châu, với cái tính tình dễ thương kia thì trái tim
tôi đây có vẻ như đã rung động trước nàng. Nhưng tôi đây còn mạng trọng trách bên mình,
lời cha khó cãi, tôi đành chôn giấu tình cảm ấy mà làm theo lời cha. Một hôm khi đang
cùng Mị Châu đi dạo vườn Ngự quyển thì tôi thấy có một tảng đá xem có vẻ kì lạ nên tôi
nghi ngờ. nỏ thần đang được cất giấu trong ấy. Tối hôm ấy, tôi không sao ngủ được, tôi biết
rằng, sáng mai đây tôi phải dùng lời ngon ngọt để dỗ dành người vợ thân yêu cho mình xem
trộm bí mật. Ta biết là có lỗi với nàng nhưng Mị Chậu ơi nàng tha lỗi cho ta, ta không thể vì
tình cảm cá nhân mà làm hỏng việc lớn của vua cha giao cho. Lúc này trái tim tôi như thắt
lại, cõi lòng tôi như tê tái, nhưng thôi hãy cố thực hiện xong nhiệm vụ rồi mới nhìn đến
chuyện vợ chồng.
Sáng hôm sau, tôi rũ Mị Châu ra vườn bắt bướm, ngắm hoa. Mị Châu thích lắm, nàng cười
tươi như hoa, rạng rỡ trước ánh ban mai ấm áp. Tôi và Mị Châu đuổi bắt nhau khắp khu
vườn. Tôi cố tình chạy đến bên hòn đá kia và vấp té. Nàng chạy lại và lo lắng cho tôi vô
cùng. Trong lúc Mị Châu không để ý tôi lấy tay thử gõ vào mặt đá thì quả thật bên trong là
một cơ quan bí mật. Tôi cố giả vờ như không biết gì và tìm cách hỏi Mị Châu về hòn đá kì
lạ này. Sau một lúc nói chuyện Mị Châu đã cho tôi biết nỏ thần đã được giấu bên trong. Với
gương mặt và thái dộ tò mò như thật của tôi đã làm Mị Châu tin và đưa tôi vào đây xem nỏ

thần. Đúng là một loại vũ khí thần kì nên luôn được cất giữ rất kín đáo để che mắt mọi
người, chỉ có những người lân cận của vua mới biết được cách vào. Mị Châu đi lại bên tảng
đá nhìn xuống chậu hoa Tường Vi đang nở rộ. Nàng nhẹ nhàng dùng tay xoay chậu hoa
sang phải một vòng, bên trái một vòng, bổng tảng đá dịch chuyển mở ra bên trong một hang
động u tối. Tôi và Mị châu đi đến nơi cất giữ nỏ thần, tôi nhìn rõ đến từng chi tiết một, con
mắt tôi như muốn dán vào đấy. Tôi diện cớ chân lại đau và cùng Mị Châu quay lại tẩm
cung. Tôi âm thầm sai người làm giả một cái nỏ giống hệt như vậy và đánh tráo nỏ thần.
Vào đêm hôm trước khi lên đường giao nỏ thần cho cha tôi, tôi và Mị Châu đã tâm sự với
nhau đến khuya, tôi lấy đôi mắt nhẹ nhàng âu yếm nhìn người vợ xinh đẹp đáng thương mà
hỏi:
– Nếu mai đây có giặc sang đánh, ta và nàng lạc mất nhau thì lấy gì làm tín hiệu gặp lại.
Mị Châu vẫn ngây thơ và nói:
– Thiếp có áo lông ngỗng thường mặt trên người, nếu có cớ sự như chàng nói, thiếp sẽ rãi
lông ngỗng khắp các ngã đường để chàng tìm thấy thiếp.
Mị Châu đúng là ngây thơ quá mức, khi tôi đưa ra một câu hỏi kì lạ như vậy mà nàng vẫn
không một chút lo lắng hoang mang, một mực tin tưởng vào lời tôi nói. Khi cơ nghiệp đã
thành thì tình yêu giữa tôi và Mị Châu có được tiếp tục chăng, hay phải rơi vào cảnh nước
mất nhà tan, mỗi nơi mỗi ngã. Tôi lo lắm!
Sáng sớm hôm sau, tôi lấy nỏ thần đã trộm mang về cho vua cha. Cha tôi rất hài lòng và vui
mừng khôn xiết. Về phần tôi thì được cha khen thưởng hết lời nhưng lòng tôi vẫn chỉ hướng
về Mị Châu, lo lắng cho nàng. Khi đã có nỏ thần trong tay, tôi và cha tôi cùng nhau đem
quân sang đánh nước Âu Lạc. Vua An Dương Vương vẫn ngồi đấy điềm nhiên đánh cờ vì ỷ
y vào sức mạnh của chiếc nỏ thần. Đó cũng là cơ hội giúp quân tôi tiến sâu hơn vào lãnh
thổ. Lúc này nhà vua đã bắt đầu lo sợ, vua đặt Mị Châu ở sau ngựa và chạy về bờ sông.
Trong lúc đó Mị Chậu rứt hết áo lông ngỗng rải trên đường để lại tín hiệu cho tôi. Khi đến
bờ sông thần Kim Quy nổi lên và nàng thì bị kết tội là giặc và bị vua cha rút gươm chém
chết. Nhưng trước đó Mị Châu đã khấn rằng nên nàng không có ý mưu hại nước nhà thì
chết thành ngọc thạch còn không thì xác sẽ tan thành cát bụi, còn vua An Dương Vương



cầm sừng tê bảy tất rẽ thẳng xuống nước. Những chuyện này tôi chỉ được nghe kể lại từ một
bà lão ở gần đấy. Khi tôi đến thì Mị Châu đã chết, tôi đem xác nàng mang về mai táng. Điều
tôi lo sợ đã biến thành hiện thực, tôi đau khổ vô bờ bến, con tim như ngừng đập, lòng tôi
đau như cắt. Tại sao chứ? Tại sao ông trời lại trớ trêu tình cảm giữa tôi và Mị Châu. Tuy
chúng tôi là con người của 2 đất nước khác nhau, nhưng tôi thật sự yêu nàng. Tình yêu này
không hề giả dối, không hề có một chút vì quyền lợi nào cả. Bây giờ tôi đã hoàn thành
nhiệm vụ, “mưu đồ” cướp nước của cha tôi giờ đây đã hoàn thành nhưng đổi lại tôi mất Mị
Châu – Người con gái mà tôi hết lòng yêu thương ấy, tôi đã từng nghĩ đến cảnh chia tay
nhưng không ngờ được rằng Mị Châu đã vì tôi mà bị cha mình tự tay rút gươm chém chết.
Lỗi lầm của tôi mang đến cho Mị Châu dù tôi có chết đi cũng không đủ để bù đắp cho nàng.
Tôi phải làm gì đây, làm gì bây giờ để Mị Châu sống lại? Tại sao sự hiếu nghĩa của tôi và
tình yêu của Mị Châu không thể dung hòa? Tôi thật sự không muốn chuyện này xảy ra chút
nào hết, bây giờ thì tôi đã trở thành một kẻ cô đơn vô dụng chỉ còn biết ngồi đây nhớ về
những tháng ngày hạnh phúc cùng Mị Châu. Tôi đi đến đâu thì trước mắt tôi cũng là người
vợ xinh đẹp, dễ thương đang cười nói vui vẻ, trong sáng như ngày nào. Một lúc sau thì tôi
lại bừng tĩnh và đau lòng hơn rất nhiều. Vào một đêm trăng sáng tôi ra vườn ngồi nhớ về
cảnh lúc tôi và Mị Châu hạnh phúc bên nhau, Mị Châu tựa đầu vào vai tôi, mở to mắt nhìn
ngắm vầng trăng sáng đẹp. Cảnh còn đó, trăng còn đó, nhưng người nay đã mất, còn đâu
một hình bóng quen thuộc. Bỗng tôi nghe như tiếng Mị Châu văng vẳng đâu đây, tôi chạy
khắp nơi tìm nàng, khi đến bên cái giếng nước ở cuối sân vườn thì thấy rõ mồn một gương
mặt của Mị Châu. Nang đang lạnh, đang cần tôi che chở và tôi cũng chẳng cần phải suy
nghĩ, nhảy ngay xuống giếng với người vợ thân yêu.
Thế là tôi lại được sống bên người vợ mà tôi yêu thương và tôi hy vọng cái giếng này sẽ là
nơi minh chứng cho hạnh phúc của tôi và Mị Châu



×