Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bồi dưỡng năng lực giáo viên chuẩn bị cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mớif

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.67 KB, 19 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Mỗi trang sách được mở ra trước mắt ta là những chân trời mới, là ngọn
đuốc soi sáng cho ta trên những nẻo đường xa xôi và tăm tối của cuộc đời. Là
người thầy đã thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy cho ta biết cách
sống và biết hy sinh. Nhận xét này đã khái quát một cách chính xác vai trò của
sách đối với cuộc sống nhân loại. Có thể nói, sách chính là người bạn tâm giao
chia sẻ mọi nỗi vui buồn sâu kín của mỗi con người. Đọc sách từ lâu đã trở
thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người. Thật vậy, M.Gorki từng nói
“Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để
đi tới gần con người”. Vai trò của sách là như vậy, song để đọc và cảm nhận
được sách cũng là một việc vơ cùng quan trọng như đọc cái gì, đọc như thế nào,
đọc ở đâu và đọc để làm gì… Đó là câu hỏi mà Văn hóa đọc sẽ có câu trả lời.
Văn hóa đọc - Một bộ phận của văn hóa - là một trong những động lực
thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những cơng dân có hiểu biết, có trí
tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa trên nền
tảng của nền kinh tế tri thức.
Văn hóa đọc sẽ giúp cho người đọc tiếp cận được với thơng tin tri thức
phù hợp và hữu ích cho cuộc sống của mình. Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi
cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa và hài hịa hơn. Chính vì
vậy, phát triển văn hóa đọc ln là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi
quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân
lực. Xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa góp phần đem lại cho dân tộc Việt Nam sức mạnh của trí tuệ trong cơng
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, Thủ tướng Chính phủ đã kí
Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2014 lấy ngày 21 tháng 4
hàng năm làm Ngày sách Việt Nam, do Thư viện Quốc gia chủ trì nhằm khuyến
khích và đưa phong trào đọc sách báo trở thành nét đẹp văn hóa của con người
Việt Nam trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế.
Trên thực tế, có một hiện trạng đáng báo động cho văn hóa đọc sách của


người dân Việt Nam nói chung và của giới trẻ nói riêng. Đó là nguy cơ xuống
cấp cả về chất lượng sách cũng như cả số lượng người đọc. Xu hướng đọc hiện
nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc. Giới trẻ là đối tượng để xây dựng thế hệ đọc
trong tương lai thì chỉ thích đọc truyện tranh với những nội dung đơn giản, vơ
bổ, thậm chí thiếu lành mạnh. Số đơng các bạn ngại đọc các loại sách kinh điển,


đặc biệt là các sách dày, nhiều tập. Môi trường đọc hiện nay chưa thật sự đáp
ứng nhu cầu đọc đa dạng và luôn thay đổi của cộng đồng. Nguyên nhân của văn
hóa đọc bị xuống cấp thì nhiều. Vì vậy để làm “thức dậy” thói quen đọc sách,
thì cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Đối với các trường học thì hiện nay cũng đã được quan tâm xây dựng thư
viện đạt chuẩn, song hiệu quả khai thác thư viện thì vẫn cịn nhiều điều phải bàn,
đặc biệt là một bộ phận giáo viên và học sinh vẫn còn chưa xác định rõ ý thức
trong việc đọc, tầm quan trọng của việc đọc dẫn đến tình trạng thư viện nhà
trường đóng cửa, thay vào đó là làm kho hoặc chỉ là kho chứa sách. Đối với
trường tiểu học Hoằng Lý đã được công nhận thư viện chuẩn năm 2011, từ đó
đến nay việc bổ sung các đầu sách, tài liệu thư viện cũng như trang thiết bị cho
thư viện chưa nhiều, hiệu quả khai thác chưa cao. Xuất phát từ tình hình chung
cũng như thực tế của nhà trường, bản thân tôi thấy rõ trách nhiệm của nhà quản
lý là phải xây dựng thư viện nhà trường đảm bảo yêu cầu thu hút bạn đọc, hấp
dẫn bạn đọc và khai thác tối đa hiệu quả của thư viện. Điều quan trọng là cần có
được số lượng bạn đọc để nâng cao văn hóa đọc cho mọi người, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Bằng thực tế cơng tác quản lý của
mình, năm học 2016-2017 tôi đã bắt tay thực hiện và xin chia sẻ “Một số kinh
nghiệm chỉ đạo, nhằm nâng cao văn hóa đọc cho cán bộ, giáo viên và học
sinh trường tiểu học Hoằng Lý – Tp Thanh Hóa” góp phần khai thác có hiệu
quả thư viện trường học, để nâng cao chất lượng đọc nói riêng và chất lượng
giáo dục tồn diện nói chung trong nhà trường.
1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nhằm nâng cao văn hóa đọc cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.
Cụ thể là xây dựng, tổ chức các hoạt động của Thư viện trường học theo đúng
chức năng và nhiệm vụ của nó. Thư viện thực sự trở thành địa chỉ tin cậy để cán
bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thường xuyên khai thác, tìm kiếm các thông
tin phục vụ công tác chuyên môn, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ. Là nơi thể hiện được tính đồn kết, thân thiện sáng tạo của học sinh
và cũng là nơi có thể thực hiện các hoạt động giải trí, giảm bớt căng thẳng sau
các giờ học trên lớp.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Văn hóa đọc của cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học Hoằng Lý.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Phương pháp khảo sát điều tra thực tế: Điều tra tình hình cơ sở vật chất
thư viện nhà trường và hoạt động của thư viện trong thời gian qua.


1.4.2 Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng đầu sách và số lượt bạn đọc
của thư viện.
1.4.3 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của thư viện lớp và thư viện
trường.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận:
2.1.1 Thế nào là văn hóa đọc?
Cùng với thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách (đọc gì?) và kỹ năng đọc
(đọc thế nào?) tạo thành văn hố đọc. Có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa
đọc.
Theo tiến sĩ Lê Văn Viết (Thư viện Quốc gia Việt Nam) thì nêu quan niệm, đọc
đến một mức độ và trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là văn hóa đọc.
Dù có những cách hiểu khác nhau, nhưng tựu trung lại, chúng ta hiểu rằng văn
hóa đọc là khái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực
trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.

2.1.2 Vị trí, tầm quan trọng của việc nâng cao văn hóa đọc trong trường
tiểu học:
Trong chương trình giáo dục bậc tiểu học có nhiều các mơn học, các mơn
học được biên soạn mang tính tích hợp. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra thì
một trong những kỹ năng quan trọng được tập trung rèn cho học sinh đó là kỹ
năng đọc, chủ yếu ở mơn Tiếng Việt. Vì vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn, các nhà trường phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế để xây
dựng kế hoạch thực hiện một cách có hiệu quả cao nhất. Phải xác định đúng
nhiệm vụ và huy động tối đa các biện pháp giáo dục. Một trong những biện pháp
nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh đó là thơng qua hoạt động của thư viện
trường học. Trong tình hình hiện nay với sự bùng nổ của Intenet, của cơng
nghiệp giải trí, mở ra cho con người những kênh tri thức mới, trong đó có sự ra
đời của văn học mạng đang trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền văn
học tồn cầu. Đây có thể xem là trào lưu mới phong phú và đa sắc thái thu hút
một lượng độc giả khổng lồ.
Có nhiều ý kiến cho rằng, văn hóa đọc đang dần bị mai một, khi giới trẻ
đang dần quay lưng với sách. Ngày nay, với nhiều phương tiện giải trí nghe nhìn
phát triển thì việc cặm cụi dõi mắt trước trang sách có vẻ dần xa lạ với nhiều
người đặc biệt thế hệ trẻ.
Đảng ta khẳng định: "Văn hóa đọc là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội". Văn hóa đọc là


một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những
cơng dân hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng sự phát triển của xã hội hiện đại
- xã hội dựa nền tảng của kinh tế tri thức. Gần đây nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo
vừa có Cơng văn số 6841/BGD&ĐT - GDTX ngày 31 tháng 12 năm 2015 về
việc đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường phổ thơng,
mầm non nhằm phát triển văn hóa đọc bằng cách đổi mới công tác thư viện các
trường học.

Trong công tác chỉ đạo chuyên môn, bên cạnh việc thực hiện các chủ đề,
chủ điểm để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục học
sinh một cách toàn diện và rèn kỹ năng sống cho các em đang được đặc biệt
quan tâm. Mặt khác công tác xây dựng thư viện chuẩn cũng là mục tiêu để các
trường học trong cả nước phấn đấu. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng được thư
viện đạt chuẩn rồi để điều hành đi vào hoạt động thì là một việc càng khó hơn,
địi hỏi các nhà trường phải thực sự quan tâm và thấy rõ được trách nhiệm của
mình cũng như vai trò của thư viện trường học.
Thư viện là nơi cung cấp nguồn kiến thức về xã hội, thiên nhiên, con
người, cuộc sống...là một trong những phương tiện nâng cao nhận thức cho mọi
người. Đối với nhà trường, thư viện giúp cho cán bộ, giáo viên có được những
hiểu biết về pháp luật, về chuyên môn, về nghiệp vụ quản lý. Đặc biệt thư viện
nhà trường còn giúp cho học sinh có được những phút thư giản bổ ích, gây dựng
niềm đam mê đọc, rèn kỹ năng đọc cho các em.
Thật vậy, nâng cao văn hóa đọc là nâng cao giá trị thư viện, giúp con
người say mê đọc và biệt lựa chọn những cái cần thiết và bổ ích để đọc. Muốn
làm được điều đó, nhà trường cần định hướng và có kế hoạch chỉ đạo một cách
cụ thể song phải lâu dài, nhằm hình thành văn hóa đọc cho giáo viên và học
sinh.
2.1.3 Cơ sở để xác định nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm:
Nâng cao chất lượng dạy và học là mục tiêu cơ bản nhằm tạo ra nguồn
nhân lực vừa hồng, vừa chuyên cho đất nước. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng
hình thành cho học sinh những kiến thức ban đầu để các em có thể tiếp thu kiến
thức ở bậc học tiếp theo. Vậy để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện học
sinh thì địi hỏi người thầy, người quản lý phải có những kiến thức nhất định,
học trị phải có mơi trường học tập tốt. Một trong những phương tiện và phương
pháp nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh đó là nguồn tài
liệu tại thư viện nhà trường và văn hóa đọc sách.



Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua công tác xây dựng thư viện
chuẩn đã được các cấp các ngành quan tâm, số lượng các thư viện trường học
đạt chuẩn, đạt xuất sắc đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Song chất lượng phục vụ
của thư viện có tương xứng với danh hiệu đã đạt được hay không. Bản thân tôi
cũng rất băn khoăn phải làm cách nào tận dụng được nguồn tài liệu tại thư viện
nhà trường để nâng cao văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh.
Để đạt được mục tiêu đó có nhiều giải pháp, chẳng hạn như nâng cao
chất lượng đội ngũ, bổ sung cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học, phối kết hợp
trong công tác giáo dục... tất cả những giải pháp trên đều có thể thực hiện được
mỗi khi các cấp các ngành cùng vào cuộc.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1 Thực trạng:
* Tình hình chung về cơng tác xây dựng thư viện và hoạt động của thư viện
trong các trường học.
Trong những năm vừa qua, phong trào xây dựng thư viện theo tinh thần
Quyết định Số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT của các trường học đã được quan tâm.
Mặc dù thư viện các trường đều đã đạt chuẩn, song để thư viện hoạt động mang
lại hiệu quả cao thì cịn nhiều thư viện ở các trường chưa làm được. Các thư viện
nhà trường chủ yếu được xem là nơi để cất giữ sách và tài liệu, còn chức năng
và nhiệm vụ thực của thư viện chưa phát huy hết.
* Thực trạng thư viên và Văn hóa đọc ở trường tiểu học Hoằng Lý
Trường tiểu học Hoằng Lý là một trường có quy mơ nhỏ, vùng ven của Tp
Thanh Hóa. Trường có thư viện đạt chuẩn vào năm 2011. Năm học 2016 - 2017
trường có 10 lớp với tổng số 260 học sinh. Nhà trường đã tổ chức cho 100% học
sinh được học 2 buổi/ngày. Trường có tất cả 19 cán bộ giáo viên, nhân viên,
trong đó có 2 giáo viên hợp đồng. Đội ngũ giáo viên trong trường ln ln tận
tình với nghề, có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,
song vẫn còn một số giáo viên việc đổi mới phương pháp dạy học cịn chậm,
trình độ sử dụng cơng nghệ thơng tin vào trong giảng dạy cịn chưa cao. Trường
có 10 phịng học văn hóa, có 1 phịng đa năng. Các phịng học đã có tủ đựng tài

liệu và đồ dùng học tập phục vụ học sinh tại lớp. Thiết bị dạy và học đang được
bổ sung để phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Trường đạt
chuẩn Quốc gia Mức độ 1 năm 2011.
Trong những năm qua, mặc dù thư viện nhà trường đã đạt chuẩn, song vẫn
chưa thu hút đông đảo các thầy cô và học sinh nhà trường đến thư viện để đọc.


Trước khi có các phương tiện nghe nhìn thì sách là con đường lớn nhất để
con người tiếp cận thông tin, văn hóa tri thức. Ngày nay ngồi sách, con người
cịn tiếp thu thơng tin qua các phương tiện thơng tin đại chúng như Truyền hình,
phim ảnh, Internet...Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về lượng và
chất. Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn
hơn so với sách. Thực tế là chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa
đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người
thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Chẳng cứ ở nước ta mà
trên toàn thế giới, mặc cho các cảnh báo nghiêm chỉnh về sự lạm dụng các
phương tiện nghe nhìn đang làm cho người ta trở nên ít đọc sách hơn.
2.2.2 Nguyên nhân thực trạng.
Từ thực trạng trên, nhà trường đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cán bộ giáo
viên và học sinh chưa ham muốn đến thư viện nhiều, chưa đọc sách nhiều, đó là:
- Mặc dù thư viện nhà trường đã đạt chuẩn năm 2011, nhưng qua thời gian cơ
sở vật chất thư viện đã xuống cấp, việc bổ sung các đầu sách và tài liệu vào thư
viện còn hạn chế. Đầu sách cũ nhiều, chưa phong phú và đa dạng.
- Nhận thức về vai trò của việc đọc còn chưa cao đối với cán bộ, giáo viên và
học sinh nhà trường.
- Nhân viên thư viện kiêm nhiệm. Vì vậy năng lực cơng tác cịn hạn chế, thời
gian dành cho cơng tác thư viện cịn ít.
2.3 Các biện pháp thực hiện:
Từ thực trạng trên, trong công tác quản lý tại trường tiểu học Hoằng Lý, tôi
đã tham mưa với lãnh đạo và có một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao văn

hóa đọc cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường trong năm học 2016-2017
như sau:
2.3.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về vị
trí và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
- Ngay từ đầu năm học, qua các buổi hội họp, sinh hoạt chuyên môn, lãnh đạo
nhà trường đã dành một khoảng thời gian cho việc triển khai đến cán bộ, giáo
viên những nội dung về lĩnh vực thư viện và văn hóa đọc. Mục giới thiệu sách
mới được cập nhật thường xuyên, cán bộ thư viện sẽ là người chịu trách nhiệm
chính. Vì vậy nhà trường đặc biệt coi trong việc bổ sung tài liệu, đáp ứng nhu
cầu của bạn đọc.
- Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa cho các lớp, trong đó tổ cơng tác
thư viện và cốt cán thư viện có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo chủ đề các
đợt cao điểm để chọn nội dung hoặc cuốn sách cho phù hợp. Khi xây dựng kế


hoạch phải căn cứ vào các đợt cao điểm và phải phối hợp với chuyên môn để
thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả. Các hoạt động như tìm hiểu nội
dung cuốn sách, các quy định của các văn bản về thư viện...
- Tổ chức cho giáo viên và học sinh đăng ký thực hiện kế hoạch hoạt động của
thư viện theo tháng, theo tuần, cuối mỗi đợt có đánh giá, khen thưởng kịp thời
để nhân điển hình. Ngồi ra, tổ cơng tác thư viện cịn tổ chức cho các lớp cam
kết đến đọc tại thư viện được ít nhất 1 lượt em/ngày/lần. Cuối tuần có đánh giá
tổng hợp để rút kinh nghiệm.
- Tuyên truyền cho giáo viên và học sinh nguyên tắc đọc:
+ Nguyên tắc đọc đầu tiên là chọn sách: Chúng ta không thể đọc tất cả những
cuốn sách có trong thư viện. Tri thức nhân loại là mênh mông. Nhưng cần ưu
tiên cho những cuốn sách thầy cơ hướng dẫn, để tìm hiểu kiến thức liên quan
đến bài học. Cịn thời gian khác thì cần đọc những gì mình thiếu.
+ Nguyên tắc đọc tiếp theo là gắn với ghi chép: Ngồi đọc gắn với việc ghi chép
thì hiệu quả của nó sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Thói quen ghi chép buộc các em từ

vơ thức sẽ có trách nhiệm với điều mình đọc hay nói cách khác là buộc tư duy
khơng thể lười biếng. Hơn nữa, ghi chép sẽ làm cho quá trình mã hóa tri thức để
chuyển vào bộ nhớ trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Đặc việt là học sinh tiểu
học, tập cho các em thói quen có suy nghĩ và hệ thống những điều vừa đọc và
rèn kỹ năng đọc hiểu cho các em.
+ Nguyên tắc hệ thống sơ bộ kiến thức thu nhận được: Nguyên tắc này giúp
người đọc hiểu rõ mình vừa đọc cái gì có thể tự tổng hợp nội dung vừa đọc
được, nếu có bạn cùng trao đổi thì càng tốt. Vì vậy trong quá trình cho giáo viên,
học sinh đọc tơi đã u cầu nêu tóm tắt nội dung của tài liệu vừa đọc hoặc cho
bạn đọc khác cùng trao đổi. Qua nguyên tắc này rèn cho giáo viên và học sinh
óc tổng hợp và khả năng hệ thống các nội dung trong một văn bản để nâng cao
hiệu quả của việc đọc.
Sau khi thực hiện giải pháp này, chúng tôi thấy hiệu quả rõ rệt. Đó là cán bộ
giáo viên, học sinh hiểu rõ được quyền và trách nhiệm của mình trong việc đọc
sách cũng như nâng cao văn hóa đọc, bản thân họ hưởng ứng một cách nhiệt tình
và trở thành một phong trào rầm rộ trong nhà trường. Công tác này được thực
hiện một cách thường xuyên liên tục và coi như một hoạt động không thể thiếu
trong nhà trường.
2.3.2 Chỉ đạo và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thư viện cho nhân viên thư
viện.


- Bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thư viện cho nhân viên thư viện. Muốn
thực hiện cơng việc có hiệu quả thì trước hết cán bộ thư viện nắm vững các văn
bản hướng dẫn, có nghiệp vụ chuyên về công tác thư viện. Nhà trường đã cho
cán bộ thư viện đi học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trong khu vực. Hàng
tuần nhân viên thư viện tham gia sắp xếp lại sách, dán gáy những cuốn bị hư
hỏng vào chiều thứ 6 sau khi tan học. Những việc làm này cứ thế tiến hành một
cách thường xuyên liên tục dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường.
2.3.3 Bổ sung tài liệu, trang thiết bị cho thư viện và tạo mối quan hệ giữa

thư viện với bạn đọc:
Văn hóa đọc được tạo nên nhờ 2 yếu tố đó là thư viện và sự đọc. Một thư
viện tốt là điều kiện tiên quyết đối với niềm đam mê đọc sách của cá nhân và đối
với văn hóa đọc. Một thư viện tốt trước hết phải là một thư viện phong phú và
đa dạng về tài liệu, sau đó là thuận lợi và thân thiện với bạn đọc. Một thư viện lý
tưởng phải chứa đựng tất cả những gì nhân loại từng viết ra.
Trường tiểu học Hoằng Lý có thư viện chuẩn vào năm 2011. Năm học
2014-2015, thư viện có 1023 đầu sách. Cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng.
Bàn ghế, quạt mát thì hư hỏng, hệ thống chiếu sáng khơng đảm bảo...Vì vậy ảnh
hưởng rất nhiều đến việc chọn và đọc sách của bạn đọc. Năm học 2015-2016,
nhà trường đã tham mưu với địa phương và Hội cha mẹ học sinh cùng nguồn
ngân sách tiết kiệm của nhà trường đã nâng cấp sửa chữa một thư viện theo
đúng nghĩa là thư viện thân thiện. Thư viện được thiết kế theo kiểu 2 trong một.
Thư viện rộng 100m2, thoáng mát, đảm bảo ánh sáng cũng như thẫm mỹ, rất tiện
dụng và thu hút bạn đọc. Tài liệu được phân rõ thành các loại, được sắp xếp
khoa học trên các giá, dễ nhìn dễ lấy. Các giá sách được phân loại rõ ràng theo
từng chủng loại và theo bảng màu. Số tài liệu trong thư viện được bổ sung thêm
nhiều chủng loại, đặc biệt là sách tham khảo và sách truyện thiếu nhi. Cho đến
nay tổng số đầu sách trong thư viện là 1.431 đầu sách, trong đó sách giáo khoa
có 160 đầu sách, sách nghiệp vụ có 171 đầu sách, sách thiếu nhi có 576 đầu
sách, sách tham khảo có 461 đầu sách, sách pháp luật 63 đầu sách. Tổng số cuốn
sách trong thư viện hiện nay là 12.796 cuốn.
Một số hình ảnh bên trong thư viện nhà trường:


Trong thư viện được bố trí thêm các “góc”, tạo sự gần gũi với bạn đọc nhất
là lứa tuổi học sinh như: Góc đọc, góc viết, góc vui chơi, góc sáng tạo, góc nghe
nhìn...Thư viện được bố trí nơi đọc thân thiện giữa thầy và trò, giữa sách và
người đọc. Bạn đọc ngồi tại thảm để đọc và đăng ký mượn tài liệu tại các giá.
Các góc của thư viện được bố trí khoa học và mỗi góc có một chức năng nhiệm

vụ riêng. Chẳng hạn như Góc viết giúp cho bạn đọc ghi chép những điều thú vị
khi đọc, trưng bày những bài viết nói về thư viện nhà trường, những cuốn vở
viết đẹp...; Góc vui chơi trưng bày những trò chơi dân gian để học sinh thư giản
khi đọc nhiều nào là trị chơi ơ ăn quan, trị chơi chuyền thẻ...; Góc đọc nhằm
giới thiệu những cuốn sách mới bổ sung vào thư viện, những cuốn sách được
nhiều độc giả u thích... Thư viện cịn có máy photocopy, có máy tính kết nối
mạng, ánh sáng, quạt mát đảm bảo cho việc quản lý cũng như đọc sách. Phải nói


rằng hiện nay thư viện nhà trường đã đảm bảo điều kiện cho việc khai thác một
cách có hiệu quả.
Một số hình ảnh hoạt động của thư viện nhà trường:


Xây dựng tủ sách di động ở các lớp. Nếu chỉ sử dụng phòng đọc tại thư viện
nhà trường sẽ không đáp ứng được số lượng bạn đọc của trường. Do đó việc xây
dựng tủ sách di động là điều khơng thể thiếu trong việc nâng cao văn hóa đọc
trong nhà trường. Nhà trường đã huy động cộng đồng cùng tham gia xây dựng
các thư viện nhỏ tại các lớp học. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá
thi đua của lớp.
Góc thư viện các lớp học:


Hoạt động của Góc thư viện các lớp dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ
nhiệm. Mỗi một thư viện nhỏ cũng có kế hoạch, sổ nhật ký theo dõi bạn đọc, kế
hoạch bổ sung tài liệu theo sự quyên góp của lớp. Ngồi ra tài liệu thư viện các
lớp mượn thư viện nhà trường hoặc có thể luân chuyển giữa các lớp với nhau.
Với biện pháp này, số lượt bạn đọc hàng tuần tăng lên rất nhiều.
Phát động phong trào góp sách vào thư viện. Số sách quyên góp được đã
góp phần bổ sung số đầu sách thư viện .Trong năm học 2016-2017 đã quyên góp

được 287 cuốn, hiện tại cán bộ thư viện đã đăng ký số cá biệt và cho về thư viện
các lớp sử dụng. Số tài liệu quyên góp phần lớn là truyện và sách giáo khoa,
trong đó có một số cuốn Lịch sử rất có giá trị như: Cuốn "Mệnh lệnh của Bác
Hồ"; "Kể chuyện Điện Biên Phủ" hay tập "Bách khoa thư trẻ em"...
2.3.4 Chỉ đạo việc nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động ngoại khóa về
giới thiệu sách.
Đây là biện pháp góp phần lớn nhất trong việc thực hiện nâng cao kiến
thức về vai trò của việc đọc cho cán bộ giáo viên và học sinh. Bởi lẽ muốn thực
hiện được cần phải có kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện. Ngoài ra giúp
cho nhân viên thư viện, cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường định hướng
được những việc cần thực hiện để nâng cao kiến thức về sách và đọc sách. Muốn
thực hiện được một cơng việc gì thì trước hết chúng ta cần xây dựng cho được
kế hoạch hoạt động của thư viện theo năm học theo từng tháng và theo từng
tuần. Để kế hoạch thư viện nhằm nâng cao văn hóa đọc cho giáo viên và học
sinh mang tính chất ngoại khóa với mục đích chơi mà học, học mà chơi thì nhà


trường đã tiến hành tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau như tổ chức trị
chơi, tham gia đóng tiểu phẩm, đố vui, kể chuyện sắm vai, hái hoa dân chủ, tổ
chức thi tìm hiểu về các văn bản quy định về thư viện chuẩn, thư viện xuất sắc...
Để tổ chức thành cơng các buổi hoạt động ngoại khóa về nâng cao nhận thức
về sách và đọc sách hay nói cách khác là nâng cao văn hóa đọc có hiệu quả cần:
Xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị trang thiết bị cho buổi hoạt động tập thể, có
kinh phí khen thưởng cho cá nhân hoặc tập thể có thành tích trong các tháng về
cơng tác thư viện.
Trong thời gian qua nhà trường đã tổ chức nhiều buổi hoạt động tập thể
dành riêng cho Chủ đề “Cuốn sách em yêu”, “Giới thiệu sách theo chủ đề em
thích”, "cùng đọc cùng chia sẻ"... Đây là các hoạt động mang đậm nét văn hóa
của người Việt nên được sự hưởng ứng của đông đảo giáo viên và học sinh.
Sau buổi hoạt động tập thể, giáo viên và học sinh nắm vững được một số qui

định về công tác thư viện, nội qui thư viện, nội qui bạn đọc... Điều cơ bản là đã
khuấy động được phong trào đọc sách đối với đội ngũ cán bộ giáo viên và học
sinh trong toàn trường. Phải nói rằng các buổi sinh hoạt tập thể này có hiệu quả
rõ rệt nhằm nâng cao những hiểu biết về sách cho giáo viên và học sinh trong
toàn trường bên cạnh đó cịn có tính tun truyền sâu rộng trên địa bàn.
2.3.5 Tăng cường rèn kỹ năng đọc cho học sinh thông qua các tiết học và
đọc sách tại thư viện trường hoặc góc thư viện lớp:
Trong chương trình môn Tiếng Việt bậc tiểu học, rèn kỹ năng đọc hiểu và kỹ
năng đọc thành tiếng cho học sinh là vơ cùng quan trọng. Có đọc được, có hiểu
được thì mới học và tiếp thu được các môn học khác. Chính vì vậy phải tăng
cường việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh thông qua các tiết học và đọc sách tại
thư viện nhà trường hay tại thư viện của lớp. Để duy trì được cơng việc này nhà
trường đã phân loại sách theo từng khối lớp. Chẳng hạn như lớp 1 chủ yếu là
truyện tranh, truyện ngắn khoảng 10 trang, mức độ cứ tăng dần theo từng khối.
Thư viện nhà trường mở cửa đón tiếp học sinh vào tất cả các ngày trong tuần
nhưng chủ yếu phục vụ vào 15 phút đầu giờ và giờ ra chơi. Còn đối với cán bộ
giáo viên nhà trường thì tận dụng thời gian trống tiết trong các buổi học để vào
thư viện đọc và nghiên cứu tài liệu. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên theo dõi
có đánh giá nhận xét, tạo thói quen cho cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh
duy trì được những việc làm này trong suốt năm học và những năm tiếp theo.
2.4 Hiệu quả:
Sau 1 năm triển khai và thực hiện chỉ đạo nâng cao văn hóa đọc cho giáo
viên và học sinh nhà trường. Thời gian chưa dài song bước đầu tôi thấy hiệu quả


tăng lên rõ rệt. Cán bộ thư viện nhà trường đã đảm nhiệm và thực hiện đúng
chức trách nhiệm vụ của mình. Điều quan trọng là thư viện nhà trường đã khai
thác tối đa hiệu quả góp phần rèn kỹ năng đọc cho học sinh và nâng cao chất
lượng giáo dục. Cụ thể:
- Cán bộ, giáo viên đã thường xuyên đến thư viện nhiều hơn, các tài liệu

mới được cập nhật thường xuyên. Họ coi việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu là
một hoạt động văn hóa tinh thần khơng thể thiếu.
- 100% giáo viên và học sinh hưởng ứng một cách nhiệt tình, hầu hết các
thầy cơ và học sinh đều hiểu và tự giác đọc sách, coi thư viện nhà trường là nơi
tìm hiểu kiến thức và cũng là nơi giải trí sau những giờ học căng thẳng.
- Phong trào này đã được lan tỏa sâu rộng đến toàn bộ giáo viên và học
sinh trong nhà trường. Từ đầu năm học 2017-2018 đến nay, thư viện nhà trường
đã đón tiếp 7500 lượt bạn đọc.
- Học sinh đã thích đọc nhiều hơn, bạn đọc và thư viện có mối quan hệ
thân thiết. Các em đã coi thư viện là nơi để thư giản, là nơi để khám phá tri thức.
Qua kết quả này là dấu hiệu đáng mừng song khơng phải vì thế mà lơ
đãng việc tun truyền về văn hóa đọc. Cơng việc này phải được tiếp tục duy trì
trong thời gian dài để lúc nào người đọc cũng cảm thấy cần đọc và phải đọc. Có
như thế thì mới đưa phong trào đọc được phát triển hơn nữa.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc đối với
cán bộ, giáo viên và học sinh. Trường tiểu học Hoằng Lý đã và đang nỗ lực xây
dựng môi trường học tập lành mạnh và thân thiện nhằm nâng cao văn hóa đọc và
kỹ năng đọc cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. Từ việc nâng cao số
lượng, chất lượng tài liệu, các loại sách báo, tạp chí đến việc cải thiện cơ sở vật
chất tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên và học sinh
của trường. Hàng năm, các lớp ln tích cực xây dựng tủ sách dùng chung và
phong trào quyên góp sách. Do đó, tài liệu của thư viện nhà trường không ngừng
được bổ sung về số lượng và chất lượng đảm bảo phục vụ cho 19 cán bộ giáo
viên và 260 học sinh nhà trường. 100% các lớp có góc thư viện, góp phần giúp
học sinh và giáo viên dễ dàng sử dụng tài liệu thuận lợi.
Sau thời gian thực hiện những biện pháp trên trong việc "nâng cao văn hóa
đọc" cho giáo viên và học sinh trường tiểu học Hoằng Lý, thực tế cho thấy chất
lượng



đội ngũ cũng có phần chuyển biến, kỹ năng đọc của học sinh được tốt hơn. Từ
đó mà chất lượng giáo dục của trường ngày càng được khẳng định, việc đọc đã
trở thành thói quen của thầy và trị nhà trường. Các hoạt động của nhà trường đi
vào ổn định, thư viện nhà trường, thư viện lớp học được xây dựng đảm bảo nhu
cầu.
Tuy kết quả đạt được trong việc khai thác thư viện và nâng cao văn hóa đọc
cho giáo viên và học sinh của trường trong năm học vừa qua đã tốt song khơng
phải vì thế mà nhà trường bằng lịng với thực tại. Do đó trong thời gian tiếp theo
nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác chỉ đạo nhằm nâng cao văn hóa đọc
cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh.
3.2 Kiến nghị:
Để nâng cao văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh mang tính bền vững thì
các nhà quản lý phải dành nhiều thời gian và trí tuệ, tham mưu các cấp ủy Đảng,
tận dụng sự ủng hộ của nhân dân để xây dựng thư viện nhà trường ngày một
khang trang bề thế, phù hợp với đặc điểm tình hình của ngành và của đơn vị.
Muốn vậy, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyên truyền giáo dục sâu rộng tới các đối tượng, tạo sự thu hút các em
đến với sách, đến với thư viện.
- Cấp trên bố trí cán bộ làm công tác thiết bị thư viện đào tạo chính quy cho
nhà trường. Cán bộ thư viện phải là người có năng lực, có lịng u nghề và sự
sáng tạo trong công tác thư viện.
- Sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, của mọi tầng lớp nhân dân
trong tổ chức xây dựng cơ sở vật chất và bổ sung những tài liệu cần thiết cho thư
viện.
- BGH nhà trưởng phải luôn theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch
hoạt động thư viện.
Tóm lại: Để giúp giáo viên, học sinh trong trường “nâng cao văn hóa đọc”
thì người quản lý phải biết chỉ đạo tốt các hoạt động giáo dục, trong đó cần chú

ý đến thực hiện tốt công tác xây dựng thư viện và khai thác thư viện một cách có
hiệu quả, để từ đó xây dựng một nền văn hóa đọc lành mạnh cho toàn xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về công tác chỉ đạo nhằm nâng
cao văn hóa đọc cho cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học Hoằng Lý. Vì
thời gian và kinh nghiệm cịn ít nên tơi rất mong Hội đồng khoa học các cấp góp
ý xây dựng để kinh nghiệm ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Tp Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2018
(Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác)
Người viết

Tào Văn Dũng


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sổ tay công tác thư viện trường học - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
- Một số văn bản chỉ đạo về Công tác thư viện trường học và nâng cao văn hóa
đọc của các cấp.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:

Tào Văn Dũng
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoằng Lý –
Thành phố Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Phương pháp dạy học theo

2.

nhóm đối tượng học sinh.
Một số biện pháp nhằm giáo

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại


Cấp phòng

B

1996-1997

Cấp phòng

B

2013-2014

Cấp phòng

B

2015-2016

dục thẩm mĩ thong qua
HĐGDNGLL cho học sinh
trường tiểu học Hoằng Lý3.

TPTH
Một số biện pháp chỉ đạo,
nhằm nâng cao chất lượng
dạy học phân môn Tập đọc
lớp 3 cho học sinh Trường
tiểu học Hoằng Lý.
----------------------------------------------------


MỤC LỤC


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn
tài DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ
SỞ đề
GIÁO
1.2.Mục đích
nghiênGD&ĐT
cứu
PHỊNG
THÀNH PHỐ THANH HĨA
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. PHẦN NỘI DUNG

Trang
1
1
2
2
2

2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

3
3

5

2.3. Các biện pháp thực hiện
2.4. Hiệu quả

6
13

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2.Kiến nghị

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

14
14
15

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO, NHẰM NÂNG CAO VĂN
HÓA ĐỌC CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRƯỜNG
TIỂU HỌC HOẰNG LÝ – THÀNH PHỐ THANH HÓA

Người thực hiện: Tào Văn Dũng
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường tiểu học Hoằng Lý
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HOÁ NĂM 2018




×