Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học nga điền i nga sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.73 MB, 28 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Những điểm mới của SKKN
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng về giáo dục Kỹ năng sống tại trường Tiểu học
Nga Điền I – Nga Sơn – Thanh Hóa.
3. Các giải pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục kỹ năng
sống trong trường Tiểu học Nga Điền I.
3.1. Tuyên truyền làm rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng
của GDKNS.
3.2. Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
3.3.Tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần thành sân chơi bổ
ích.
3.4.Tổ chức việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt
động xã hội, đền ơn đáp nghĩa.
3.5 Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống qua
các môn học và thăm quan, trải nghiệm..
3.6 Tổ chức giáo dục lao động cho học sinh
3.7 Tổ chức giáo dục sức khỏe, hướng dẫn học sinh vui chơi
đúng cách, phòng tránh tai nạn thương tích.
3.8 Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham
gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liều tham khảo


Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3

TRANG
3
3
4
4
4
4
5
5
6
9
9
10
12
13
15
16
18
19
21
23
24
25
27
28


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN
BCH

Ban chấp hành

CBQL

Cán bộ quản lý

CMHS

Cha mẹ học sinh

CSVC

Cơ sở vật chất giáo viên
1


GD&TĐ

Giáo dục và đào tạo

GDKNS

Giáo dục kỹ năng sống

GV

Giáo viên


GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HĐGD

Hoạt động giáo dục

HĐGDNGLL

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

HS

Học sinh

HS - SV

Học sinh – sinh viên

KNS

Kỹ năng sống

NGLL


Ngoài giờ lên lớp

NQ - CP

Nghị quyết - chính phủ

TH

Tiểu học

UBND

Ủy ban nhân dân

XH

Xã hội

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta biết rằng kĩ năng sống là nhân tố quan trọng để con người vươn lên
gặt hái thành công. Tuy nhiên kĩ năng sống không phải tự nhiên mà có. Kĩ năng
sống là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện bản thân mỗi con người. Ở tất
cả các bậc học, giáo dục kĩ năng sống đều cần phải được quan tâm giáo dục, đặc
biệt là đối với học sinh tiểu học. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là giúp trẻ rèn
2


luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; giúp trẻ có khả

năng bảo vệ, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi có nguy cơ gây hại cho sức
khỏe, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Kĩ năng sống còn giúp trẻ ứng
xử kịp thời với các tình huống. Nó giúp trẻ có cách thức tích cực để đối phó với
những thách thức trong cuộc sống.
Xét từ góc độ xã hội, sự hình thành và phát triển kỹ năng sống đã trở thành
một yêu cầu quan trọng trong nhân cách con người hiện đại. Đặc biệt là đối với
các công dân trẻ Việt Nam hiện nay, khi cuộc sống ngày càng có nhiều biểu hiện
tiêu cực, lệch chuẩn trong một bộ phận hoc sinh, sinh viên như vấn đề nạn bạo
lực học đường, sự lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của người khác, sự ỷ lại, thiếu
thích nghi, thiếu nghị lực sống, không biết quý trọng bản thân….
Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
cho thế hệ trẻ nhưng thực tiễn công tác triển khai giáo dục kỹ năng sống trong
các nhà trường vẫn gặp những trở ngại nhất định.
Thứ nhất, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa thành môn học, chưa có
trong thời khóa biểu của các nhà trường, mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép, tích
hợp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Qua việc dự giờ và kiểm tra thực tế việc thực hiện nội dung giáo dục này trong
hoạt động chuyên môn của trường thì trong thời gian qua tuy đã được giáo viên
chú trọng trong việc soạn giảng và thể hiện khá tốt trong các tiết dạy trên lớp.
Về cơ bản các tiết giảng có tích hợp nội dung giáo dục KNS được giáo viên thực
hiện đạt các mục tiêu đề ra song vẫn còn một số thầy cô thực hiện theo kiểu đối
phó,còn lơ là xem nhẹ công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Thứ hai, Hiện nay, phần lớn phụ huynh và xã hội vẫn chưa có sự thay đổi
cách nhìn vẫn có những suy nghĩ cố hữu: “ tập trung vào việc học là chính” nên
dù ở nông thôn hay thành thị các bậc phụ huynh vẫn hết mực ưu tiên cho lịch
học văn hóa của con em mình, vô hình chung các em như những robot được lập
trình với những thời khóa biểu học chính khóa, học tăng buổi, học phụ đạo…
Thứ ba, Việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL chưa có chiều sâu đặc
biệt là việc lồng ghép giáo dục KNS thông qua hoạt động giáo dục NGLL chưa
đạt được hiệu quả mong muốn; kỹ năng thực hành của một số học sinh trong các

hoạt động thường ngày chưa tốt; một số giáo viên còn lơ là, xem nhẹ vai trò của
nội dung giáo dục này dẫn đến chưa nhiệt tình, năng nổ trong việc phối hợp thực
hiện; đặc biệt là các trường ở các vùng khó khăn như Nga Điền, thiếu thốn về cơ
sở vật chất, kinh phí hạn hẹp,. Việc tổ chức các hoạt động cho học sinh thiếu sự
sáng tạo, chưa có sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế trải
nghiệm cùng học sinh trong một số hoạt động do Đoàn thanh niên, Đội thiếu
niên phát động, như hội diễn văn nghệ, TDTT, giao lưu vẽ tranh, thi báo tường,
báo ảnh…. Các giáo viên và ban giám hiệu nhà trường đều nhận thấy, ngoài việc
tham gia hoạt động học tập ở trường đa số học sinh đều có nhu cầu muốn được
thể hiện, muốn khám phá năng lực bản thân và muốn phát triển những năng lực,
sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó nhưng do chưa có môi trường
thích hợp để thể hiện và phát huy khả năng của mình hoặc chưa có sân chơi
thường niên.[2]
3


Để giúp giáo viên trường Tiểu học Nga Điền 1 – huyện Nga Sơn có nhận
thức và kiến thức đúng trong việc thực hiện hoạt động GDKNS qua trải nghiệm
cho HS, từ đó nâng cao chất lượng GDKNS cho HS Tiểu học, giúp các em phát
triển toàn diện, hài hòa cả đức, trí, thể, mỹ, thực hiện tốt mục tiêu GD Tiểu học.
Đó cũng là lí do tôi chọn và nghiên cứu “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục KNS qua hoạt động
trải nghiệm, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
kỹ năng sống, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở trường tiểu học Nga Điền 1 – Nga
Sơn.
Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học

qua hoạt động trải nghiệm.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ
thống hoá các tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn
đề QLGD, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi,
nhằm tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
tìm hiểu các kỹ năng sống cần thiết nhất cho học sinh tiểu học ở và thực trạng
việc giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động trải nghiệm.
- Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, công tác giáo dục KNS cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:Tìm hiểu kinh nghiệm của cán bộ
quản lý các trường bạn về việc quản lý và tổ chức cũng như sử dụng các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động trải nghiệm.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2015 – 2016, tôi đã nghiên cứu và đưa vào vận dụng sáng kiến
kinh nghiệm “Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục Kỹ năng sống cho HS trường
TH Nga Điền 1 - Nga Sơn” và đã được Hội đồng Khoa học Sở Giáo dục & Đào
tạo Thanh Hóa đánh giá xếp loại B.
Sau 3 năm áp dụng SKKN vào thực tế, công tác rèn kỹ năng sống cho học
sinh tại trường Tiểu học Nga Điền 1 đã đem lại nhiều hiệu quả nhất định, trường
đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm 2017. Tuy
nhiên, bên cạnh những biểu hiện tốt của học sinh vẫn còn một số những biểu
hiện chưa tốt của học sinh về kỹ năng sống như: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự
học ở nhà, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng lập kế hoạch. Kỹ năng tư duy sáng
tạo…
Trước thực trạng của công tác giáo dục Kỹ năng sống cho HS trường TH
Nga Điền 1 - Nga Sơn và yêu cầu giáo dục kỹ năng sống trong giai đoạn hiện
nay để hội nhập quốc tế. Năm học 2015 – 2016 trong sáng kiến kinh nghiệm tôi
tập trung đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt

4


động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, qua các buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần, cuối
tuần….. tôi nhận thấy: HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân
học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng
như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo
dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực
thực tiễn…, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng
tạo của cá nhân mình [1].
Chính vì thế mà năm học 2018 – 2019 tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu, đưa
thêm một số giải pháp trong đề tài đó là: Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng
lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, tổ chức thăm quan, trải nghiệm thực tế…. Sau
một năm áp dụng, tôi đã thu được những kết quả nhất định. Từ đó, tôi đã tiếp tục
đúc rút kinh nghiệm và tiếp tục nghiên cứu“Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên là vấn đề được hầu hết các
quốc gia trên thế giới quan tâm, chú ý. Ở Việt Nam, thời gian gần đây vấn đề
giáo dục KNS cho HS là vấn đề được Đảng, Nhà Nước rất quan tâm điều đó thể
hiện ở Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 2, lần thứ 5 khoá
VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN lần thứ IX, Nghị quyết
đại hội đại biểu Đảng toàn quốc các khóa X và XI; Chiến lược phát triển Giáo
dục giai đoạn 2011-2020. Nghị quyết số 05/2005/NQ – CP ra ngày 18/4/2005
của Chính phủ, Luật giáo dục 2005, Luật Giáo dục sửa đổi 2009, Điều lệ trường
tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2011 đã chỉ ra: Ngành GD&ĐT phải tiếp
tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước và những áp lực của XH về tình trạng đi

xuống về mặt đạo đức của một bộ phận không nhỏ HS-SV, đòi hỏi ngành
GD&ĐT cần tăng cường việc giáo dục KNS cho HS. Bộ GD&ĐT đã gửi các
công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục tiểu học. Các
hướng dẫn đã nhấn mạnh: “Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông
qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà
trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh.”[3]
Có thể khẳng định: Kỹ năng sống là một bài học quan trọng, giúp các em học
sinh tự tin khi bước vào cuộc sống tương lai. Dạy trẻ kĩ năng sống là điều rất cần
thiết đặc biệt đối với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp
xúc với xã hội, rất cần hoàn thiện và phát triển các kĩ năng sống cho riêng mình.
Chính những kĩ năng sống các em tiếp nhận được những năm đầu tiên đi học sẽ
theo các em suốt cả cuộc sống sau này. Nếu ngay từ tiểu học các em đã có được
những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Nếu ngược lại
sau này các em sẽ rất khó khăn để sửa chữa những kĩ năng không tốt và gặp
nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy việc dạy kỹ năng sống cho học sinh
giúp các em biết làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những
5


tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày; Rèn cách sống có trách nhiệm
với bản thân, gia đình, đảm bảo mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh trong cộng
đồng; Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn
những hành vi đúng đắn.
Việc giáo dục kỹ năng sống góp phần giải quyết tình trạng trẻ thụ động,
không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ
bản thân trước nguy hiểm, thậm chí không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ... Bên
cạnh đó, các bài học về kỹ năng sống sẽ giúp trẻ hình thành những kĩ năng tâm
lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Đó là
những kỹ năng chúng ta phải biết để có được sự điều chỉnh, ứng xử phù hợp với

những thay đổi diễn ra hằng ngày, hàng giờ. Qua học tập và rèn luyện các kỹ
năng sống các em sẽ cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng những giá trị căn bản của
cuộc sống.
Ở lứa tuổi của Tiểu học, nếu chỉ dạy kỹ năng sống thông qua các môn
học, qua lý thuyết suông thì chưa đủ. Hãy gắn các em vào những hoạt động bổ
ích, những việc làm phù hợp với những hình thức linh hoạt, sáng tạo để thu hút
trẻ, đó sẽ là điều kiện là cơ hội tốt cho trẻ tự thể hiện bản thân, được trải nghiệm
cuộc sống bằng những việc làm của mình[4].
2. Thực trạng về giáo dục Kỹ năng sống tại trường Tiểu học Nga Điền
I – Nga Sơn – Thanh Hóa.
Qua việc nắm bắt tình hình thực tế tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đã có ý
thức trong việc giáo dục KNS cho các em thông qua các hoạt động các hoạt động
thực tế như trực nhật, quét lớp, lau bàn ghế …., tổ chức cho học sinh tham gia
các hoạt động nhân đạo như ủng hộ người nghèo, ủng hộ bão lụt, giúp bạn gặp
hoàn cảnh khó khăn trong lớp bằng hình thức quyên góp, nuôi lợn nhựa …
Trong các giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần các nội dung giáo dục kỹ năng
sống cũng được lồng ghép triển khai. Cụ thể như việc tuyên truyền giáo dục về
thực hiện an toàn giao thông, việc thực hiện bảo vệ môi trường của các lớp, việc
vui chơi của các em trong tuần …
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp do Đội thiếu niên tổ chức như : thi vẽ
tranh tuyên truyền về ma túy – HIV, bảo vệ môi trường, trò chơi dân gian …
Tuy nhiên qua thực tế nhiều hoạt động còn chưa có chiều sâu:
Ví dụ: Trong giáo dục an toàn giao thông: Giáo viên tổng phụ trách thực
hiện trong giờ chào cờ đầu tuần của thì chủ yếu là dùng lời nói để vận động mà
chưa có những tiểu phẩm, chưa tổ chức được các cuộc thi, các tình huống thực tế
để giáo dục các em; Giáo viên chủ nhiệm sau khi dạy học sinh các tiết an toàn
giao thông trên lớp chưa tổ chức thực hành được cho các em bằng các tình huống
cụ thể ngoài giờ lên lớp.
Ví dụ: Trong giáo dục lao động cho học sinh của một số lớp: Đôi khi giáo
viên suy nghĩ đây là những việc đơn giản em nào cũng biết làm rồi giao khoán

cho các em thực hiện như việc lau bàn ghế, quét dọn lớp học, lau sàn lớp học
….mà không hướng dẫn các em cách làm sao cho đúng cách dẫn đến có trường
hợp các em lau cửa xong mà vẫn không sạch. Thực tế không phải học sinh nào
6


cũng biết làm những công việc này, thậm chí có em từ nhỏ đến khi học tiểu học
các em chưa bao giờ phải cầm tới cái chổi, chưa từng phải quét nhà.
Ví dụ: Việc hướng dẫn học sinh đi vệ sinh đúng cách: Hầu hết giáo viên
chỉ thực hiện bằng lời nói mà rất ít giáo viên dẫn các em vào nhà vệ sinh để
hướng dẫn cụ thể các em thực hiện việc đi vệ sinh đúng cách.
Nói tóm lại: Việc giáo dục giáo dục kỹ năng sống của giáo viên bên cạnh
những ưu điểm cũng còn có những mặt hạn chế nhất định mà khâu yếu nhất của
giáo viên trong giáo dục kỹ năng sống đó là còn mang nặng tính lý thuyết, cụ thể
là giáo viên chưa trú trọng đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các
em học sinh dẫn đến khả năng thực hành của các em trong một số trường hợp
còn hạn chế.
Trong quá trình theo dõi thực tế sinh hoạt và việc tham gia các hoạt động
của các em học sinh tại trường thông qua quan sát thực tế thì về cơ bản các em
học sinh đều ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, cha mẹ, lắng nghe và tiếp thu khá tốt
những nội dung tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện của giáo viên chủ nhiệm, tổng
phụ trách Đội, nội qui, quy định của nhà trường.
Các em tham gia khá nhiệt tình các hoạt động xã hội, từ thiện, văn hóa,
văn nghệ …Đa số các em biết vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn thương
tích.
Mặc dù vậy trong thực tế một số em còn có những hạn chế nhất định trong
việc thực hiện các nội dung . Cụ thể như hầu hết khi hỏi các em học sinh “ Để
giữ gìn trường lớp sạch, đẹp em phải làm gì?” thì các em đều trả lời được là
không được vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên tường … tuy nhiên thực tế các em biết
nhưng một số em vẫn không thực hành những nội dung các em đã trả lời.

Ví dụ: Một số em ăn quà xong bỏ vỏ ni lông vào bồn hoa thay vì bỏ vào
thùng rác, một số em còn vẽ bậy lên tường, ăn kẹo cao su nhả bã kẹo bừa bãi…. .
tương tự như vậy trong việc thực hiện Luật giao thông đường bộ, khi hỏi các em
là “ Em hãy cho biết đi bộ tham gia giao thông như thế nào là đúng?” , các em trả
lời đúng hết và rất nhanh tuy nhiên khi ra các đường các em vẫn đi theo hàng hai,
hàng ba, đùa nghịch trên đường…
Một số em đi vệ sinh bỏ giấy không đúng nơi quy định, không xả nước khi
đi vệ sinh xong …
Một số em còn mua những đồ chơi nguy hiểm để chơi mà các em không
biết được sự nguy hiểm khi chơi các trò chơi này ví dụ như súng bắn đạn cao su,
kiếm, gươm… hoặc những loại có thể gây thương tích, mất an toàn khi chơi. Một
số em còn mua các loại bánh kẹo màu mè, không có nhãn mác của Trung Quốc
hoặc của những cơ sở không đảm bảo chất lượng. Các em chưa có khả năng nhận
biết để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Đi sâu vào tìm hiểu việc giảng dạy và học tập bộ môn này thì cũng còn có
điều bất cập như giáo viên chưa thực sự dành nhiều thời gian cho môn học này,
việc giảng dạy còn nặng về lý thuyết, chưa dành nhiều thời gian thực hành,
luyện tập cho học sinh v.v.
Hình thức tổ chức câu lạc bộ rèn kỹ năng sống cũng được chú trọng, nhà
trường đã chú trọng nâng cao chất lượng câu lạc bộ, giúp học sinh tích cực tự
7


giác tham gia các hoạt động có tác dụng tốt trong việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh. Song việc tổ chức câu lạc bộ rèn kỹ năng sống cần xây dựng nội
dung chương trình cụ thể, giáo dục riêng về kỹ năng sống[6].
Để có những nhận xét đánh giá tương đối chính xác về thực trạng vấn đề,
tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh tại trường Tiểu học Nga Điền I
thông qua một số phiếu hỏi( Nội dung phiếu hỏi ở phần phụ lục). Kết quả khảo
sát như sau:

Đánh giá về các biểu hiện kỹ năng sống của học sinh Tiểu học đầu năm học
2018 – 2019.
Tổng
Mức độ nhận thức
Các KNS của học sinh

số
HS Số học sinh chưa
Được
có nhận thức
khảo
sát
SL
%

Số học sinh
còn mơ hồ

Số học sinh có
nền tảng để
phát triển kỹ
năng sống

SL
%
SL
%
311 164
52,7
91

29,3 56
18
Kỹ năng tự học
311 131
42,1
150
56,94 30
0.96
Kỹ năng tự giải quyêt
40,2
143
46
43
13,8
Kỹ năng tự phục vụ, tự quản 311 125
311 110
35,4
154
49,5 47
15,1
Kỹ năng hợp tác
311 120
38,6
129
41,5 62
19,9
Kỹ năng thể hiện sự tự tin
311 195
62,7
80

25,7 36
11,6
Kỹ năng giao tiếp
311 155
49,5
121
38,9 35
11,6
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Nguyên nhân là do việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống của
CBQL cũng như giáo viên chưa thật sát sao, chi tiết; các nội dung, hình thức,
phương pháp giáo dục kỹ năng sống chưa thật sáng tạo, chưa thu hút được sự
quan tâm của học sinh; việc phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà
trường còn chưa phát huy được hết tiềm năng, việc kiểm tra, đánh giá, khen
thưởng, kỷ luật còn cả nể, chưa kịp thời v.v.
Một nguyên nhân nữa đó là cuộc sống của người dân được nâng cao, kinh
tế gia đình phát triển nên các em được chiều chuộng hơn, dễ dẫn tới ỷ lại vào
cha mẹ. Việc chăm chút con cái của cha mẹ khiến một số em quá thụ động, ích
kỷ, lười lao động, kỹ năng tự phục vụ bản thân còn hạn chế. Một số khác lại quá
bận rộn làm ăn buôn bán, bỏ mặc con cái, buông lỏng việc quản lý, giáo dục các
em để các em quá tự do phát triển, khi được tiếp xúc với cuộc sống năng động
song có khi xô bồ mà chính các em chưa đủ khả năng sàng lọc cái được, cái mất,
các em dễ a dua và mắc phải sai lầm. Cũng có gia đình còn coi nhẹ chuyện học
hành, rèn luyện đạo đức hoặc không quan tâm riêng đến con cái v.v. Sự thái quá
hay thờ ơ của gia đình, nề nếp của gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý,
đạo đức, kỹ năng sống của các em.
Với thực tiễn như trên, là người cán bộ quản lí nhà trường, tôi đã có nhiều
trăn trở, suy nghĩ tìm các biện pháp khắc phục bằng cách nỗ lực tôi đã tiến hành
nghiên cứu tài liệu, và đã đưa ra “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.


8


3. Các giải pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong
trường Tiểu học Nga Điền I.
3.1. Tuyên truyền làm rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo
dục kỹ năng sống trong giai đoạn hiện nay cho các lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường.
Tổ chức hội thảo, chuyên đề, các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về
công tác giáo dục kỹ năng sống qua HĐTN cho cán bộ quản lý, cho giáo viên
chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn. Tổ chức cho cán bộ giáo viên nghe nói
chuyện, tìm hiểu về tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác giáo dục kỹ năng
sống. Mời chuyên gia đến trường bồi dưỡng cho lực lượng giáo dục về kỹ năng,
phương pháp, kinh nghiệm thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tiểu học. Thành phần khách mời của các buổi hội thảo và các khóa tập huấn
nên có đại diện lãnh đạo các cấp, đại diện các lực lượng xã hội, đại diện cha mẹ
học sinh. Tạo điều kiện cho 100% các lực lượng giáo dục được tập huấn về công
tác này.
Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo về giáo dục kỹ năng sống của ngành
tới đội ngũ giáo viên, học sinh nhà trường và các lực lượng giáo dục.
Tuyên truyền, vận động cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh thông qua các
cuộc vận động và các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Dân chủ - Kỷ
cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Nhà trường văn hóa - nhà giáo mẫu mực học sinh thanh lịch”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự
học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. Vận động các đồng chí là cán bộ quản lý, giáo
viên, học sinh, cha mẹ học sinh, các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể nghiêm
túc, tích cực thực hiện. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi trao đổi
kinh nghiệm trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Phát động các cuộc thi đua nhân các ngày lễ lớn trong năm. Tổ chức các

hoạt động bổ ích vào các dịp như (Rằm trung thu, Kỷ niệm ngày thành lập Đội,
Kỷ niệm ngày 20/11, ngày 22/12...) chu đáo, trang trọng và ấn tượng để nhen lên
trong các em những tình cảm gắn bó, yêu thương với trường, với lớp, với gia
đình, thầy cô và bạn bè.
Tổ chức cho các thầy cô, học sinh và đại diện các tổ chức đoàn thể đi tham
quan, giao lưu, học tập những tập thể, cá nhân điển hình trong công tác giáo dục
kỹ năng sống qua HĐTN ở các trường bạn trong và ngoài huyện.
Tăng cường các biện pháp kích thích, động viên về tinh thần để các lực
lượng tích cực tìm hiểu và có những hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh. Tổ chức các hội nghị tuyên dương, khen thưởng những gia đình văn
hóa tiêu biểu.
Tham mưu, phối hợp với Hội phụ nữ, Hội khuyến học của xã, của Huyện tổ
chức các buổi tọa đàm, trao đổi, hướng dẫn cách nuôi dạy con cái trong gia đình,
hoặc cách giải quyết những tình huống khó xử xảy ra giữa người lớn và trẻ em;
triển khai sâu, rộng, thực chất phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”.
Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh hoặc những lần gặp gỡ giữa nhà
trường và gia đình, ngoài việc thông báo tình hình học tập, ý thức kỷ luật của
9


học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường cần nhắc nhở gia đình về
những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, tránh những hiện tượng người lớn
luôn yêu cầu con em mình cư xử như những người trưởng thành (đây là điều
khó có thể thực hiện vì các em cần được sống đúng là các em về hiện tượng
nuông chiều con quá mức khiến trẻ sinh ra tính lười biếng, ích kỷ, ỉ lại, thói vô
tình và nhẫn tâm, tính bạc nhược, yếu đuối, thiếu ý chí và nghị lực v.v hay các
hiện tượng cư xử với trẻ em quá hà khắc, nghiệt ngã, áp đặt, không công bằng
dẫn trẻ hình thành tính bất cần, lì lợm hoặc thui chột sự năng động, sáng tạo của
trẻ v.v.
Xây dựng môi trường học tập tốt ở trường và cộng đồng nhằm tạo một khối

đoàn kết, nhất trí cao trong việc giáo dục học sinh.
Giới thiệu những trang Web hay, có nội dung liên quan đến việc giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh đến các lực lượng tham gia giáo dục, trang bị tài liệu,
tạp chí, sách báo phục vụ công tác giáo dục kỹ năng sống v.v.

Hội thảo về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.2 Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên kiến thức và kỹ năng tích
hợp việc GDKNS vào các môn học và qua các HĐTN.
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBGV: Trước đây, khi tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, đa số giáo viên làm thay học sinh ở hầu hết các khâu: lựa chọn
nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị... Học sinh chỉ tham gia thực hiện với số
ít học sinh trong lớp. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy dủ các
bước khi tổ chức HĐTN là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nên giáo viên còn rất
lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy tổ chức tập
huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ
chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết. Bên cạnh đó mỗi nhà trường cần có
kế hoạch chỉ đạo điểm sau đó nhân rộng ra toàn trường.
10


Đội ngũ giáo viên, cộng tác viên có tính chất quyết định đến chất lượng dạy
học trong nhà trường nói chung, chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
nói riêng. Đội ngũ này là chỗ dựa tin cậy của các bậc cha mẹ học sinh trong giáo
dục con em họ nên người. Họ chính là lực lượng tích cực, điển hình trong vai trò
tư vấn, nêu gương, giúp đỡ cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh. Vì
vậy, người cán bộ quản lý cần hết sức quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên,
cộng tác viên có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ vững vàng, có năng lực giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và đặc biệt có
lòng yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với sự nghiệp trồng người[4].


Học sinh tự tin, tích cực trong giờ học.
Chú trọng xây dựng hoàn thiện đội ngũ thầy cô giáo trong nhà trường. Họ
là đội ngũ tiên quyết đến chất lượng dạy học trong đó có công tác giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Họ là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, có nhiều điều
kiện để tiếp xúc với học sinh, giáo dục rèn luyện cho các em thông qua việc dạy
học các môn học, nội dung sinh hoạt lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Cùng với giáo viên chủ nhiệm là lực lượng giáo viên dạy môn
chuyên biệt, giáo viên tổng phụ trách… họ trực tiếp thực hiện công tác giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết như
kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ, kỹ năng tự nhận thức, để hiểu
biết bản thân, tự bảo vệ mình và hòa nhập cộng đồng.
Tăng cường tổ chức các chuyên đề giảng dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng
sống trong các môn học để giáo viên được giảng tập, dự giờ dưới sự chỉ đạo của
chuyên gia phụ trách chuyên môn cấp Sở, Phòng GD&ĐT v.v
Phát động phong trào tích cực thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực tự giác học tập, sáng
tạo của học sinh, tạo cho các em có nhiều cơ hội thể hiện mình, được rèn luyện
kỹ

11


Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
3.3.Tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần thành sân chơi bổ ích.
Trước đây giờ chào cờ chủ yếu do tổng phụ trách Đội và Ban giám hiệu
nhà trường triển khai thực hiện thầy nói, trò nghe. Thực tế mang lại hiệu quả
không cao, học sinh không hứng thú với giờ sinh hoạt đầu tuần. Các em ngồi
dưới sân nói chuyện hoặc làm việc riêng nhiều.
Để khắc phục hạn chế này thì nhà trường xen kẽ việc triển khai của thầy
cô bằng hình thức tuyên truyền miệng kết hợp với những hình thức sinh động

hơn.
Ví dụ: Để tuyên truyền về luật giao thông, phòng chống tai nạn, chống
bạo lực trong nhà trường, phòng chống đuối nước… thì bên cạnh việc thầy
tuyên truyền nhắc nhở thì nhà trường tổ chức cho các em theo dõi các tiểu phẩm
từ khoảng 5 – 10 phút ( Tiểu phẩm do tổng phụ trách Đội kết hợp với giáo viên
chủ nhiệm, những giáo viên có năng khiếu dàn dựng. diễn viên là các em học
sinh, đôi khi có cả thầy cô cùng tham gia) .
Sau khi kết thúc tiểu phẩm thì gọi các em đứng lên trả lời các câu hỏi,
chia sẻ những suy nghĩ của mình với hành động của các nhân vật trong tiểu
phẩm, các em tự phân tích hành vi đúng, sai.
Để thu hút các em thì nhà trường chuẩn bị những phần quà nhỏ ( bánh,
kẹo, đồ dùng học tập …) để làm phần thưởng cho các câu trả lời.
Ví dụ: Để tổ chức giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người có công
với cách mạng, các anh hùng liệt sĩ kết hợp với việc tuyên truyền, triển khai
bằng lời nói của thầy cô nhà trường tổ chức “ Tìm hiểu lịch sử Đoàn, Đội” với
hình thức thi hái hoa dân chủ dười cờ; tổ chức hoạt cảnh dưới cờ; tổ chức kể
chuyện các tấm gương anh hùng liệt sĩ dưới cờ .
Ở nội dung này để thực hiện được nhà trường giao sự chủ động, sáng tạo
cho tổng phụ trách Đội, Tổng phụ trách Đội trực tiếp phối hợp với giáo viên chủ
nhiệm tổ chức thực hiện căn cứ theo chủ đề, chủ điểm hoạt động hàng tháng,
12


tuần của Đội để có nội dung tổ chức thực hiện phù hợp. Đồng thời hiệu trưởng
cũng quán triệt trong hội đồng sư phạm, yêu cầu tất cả giáo viên và các bộ phận
liên quan phối hợp thực hiện theo kế hoạch của Đội.
Trong sinh hoạt đầu tuần nhà trường tập trung chỉ đạo Tổng phụ trách Đội
phải kết hợp với công tác tuyên dương khen thưởng . Sinh hoạt chào cờ đầu đầu
tuần có thể nói là nơi lý tưởng để giáo dục học sinh: trước tất cả con mắt của
thầy cô, bạn bè, thật hãnh diện nếu được động viên, khen thưởng … vì vậy nhà

trường chỉ đạo Tổng phụ trách Đội chú ý đặc biệt tới nội dung này. Tuyên dương
khen thưởng những cá nhân, tập thể thực hiện tốt dưới cờ có thể là được nêu tên,
được tặng một tràng vỗ tay, một phần thưởng nhỏ như cây bút, quyển vở….cho
các em thực hiện tốt đó là một niềm hành diện cho học sinh.
Tóm lại: Sinh hoạt dười cờ là một hình thức mang lại hiệu quả giáo dục
cao nếu Tổng phụ trách đội nếu biết khai thác hết thế mạnh của hình thức này.
Phải làm cho các em háo hức, chờ đợi buổi sinh hoạt dưới cờ. Muốn vậy phải
biến buổi sinh hoạt dưới cờ thành sân chơi cho các em. Để thực hiện được điều
này ngoài sự sáng tạo, chủ động của Tổng phụ trách đội thì phải cần có sự phối
hợp chặt chẽ, nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, vì thế nhà
trường phải thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thì tổng phụ
trách đội mới có thể thực hiện tốt nội dung này[5].
3.4.Tổ chức việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động xã
hội, đền ơn đáp nghĩa.
Truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” , “ Lá lành đùm lá rách” …. Là
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thực hiện tốt hoạt động này góp phần
giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm
của các em trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời hình thành
nhân cách cho các em. Trong nhiều năm học qua, tôi đã tổ chức thường
xuyên các phong trào Mùa Xuân tình bạn, Giúp bạn vượt khó học tốt

....Ngoài ra, khi có những thông tin cần sự giúp đỡ của cộng đồng, chúng
tôi luôn tổ chức những buôi ngoại khóa để tuyên truyền, vận động các em
tham gia. Bởi theo chúng tôi suy nghĩ, cái lớn nhất trong việc vận động này
không phải là được thật nhiều tiền để giúp đỡ các em nhỏ, cụ già có hoàn
cảnh khó khăn mà là giáo dục cái tình người ở trong mỗi các em.
Bên cạnh đó, khi đã vận động được một khoản kinh phí để giúp đỡ các địa
chỉ đang cần sự sẻ chia của cộng đồng, chúng tôi luôn cho các em cùng
tham gia. Qua những việc làm thực tế, được tận mắt chứng kiến sự kém
may mắn của các em nhỏ, các bạn cùng trang lứa với mình thì các em mới

cảm nhận hết được niềm hạnh phúc mà mình đang có khi được sống trong
tình yêu thương của ba mẹ, gia đình. Có như vậy các em sẽ yêu hơn cha
mẹ, người thân và hình thành trong các em trách nhiệm đối với mọi người.
Đây cũng là một kĩ năng cần thiết phải rèn cho các em.

13


Trao quà tết cho học sinh nghèo
Vào những ngày kỷ niệm như thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
22/12, để nhớ ơn công lao của các anh hùng liệt sĩ, những thế hệ cha anh đi
trước, tôi giao nhiệm vụ cho tổng phụ trách đội tuyên truyền ý nghĩa các ngày
này dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền trong sinh tiết sinh hoạt ngoài giờ
lên lớp ….. Sau khi tuyên truyền thì trường tổ chức cho một số lớp tới thăm gia
đình thương binh liệt sĩ trong xã, dâng hương viếng tượng đài liệt sĩ…. Qua
cách tổ chức này thì đã phối hợp giữa giáo dục qua tuyên truyền với việc các em
có hành động thực tế để thể hiện lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh đi
trước.

Chăm sóc tượng đài liệt sĩ
Tóm lại: Để tổ chức tốt hoạt động GDKNS qua các hoạt động xã hội,
đền ơn đáp nghĩa cho học sinh thì phải phối hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên
truyền vận động kết hợp với hành động thực tế. Trong đó tổng phụ trách đội
phải đặc biệt chú ý đến cách thức thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao.
3.5. Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tích hợp qua các môn học và thăm quan, trải nghiệm.
HĐTN có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng
của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Vì thế, khi dạy học trên
lớp, giáo viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác
14



nhau: cá nhân, nhóm, trò chơi, đố vui, ứng dụng công nghệ thông tin, các kĩ
thuật dạy học tích cực. Đặc biệt là phương pháp Bàn tay nặn bột. Dạy học theo
phương pháp Bàn tay nặn bột chính là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
ngay trong từng môn học.
Chỉ đạo đổi mới, thống nhất các hoạt động ngoài giờ lên lớp với các yêu
cầu, nội dung xác định, đặc biệt là nắm vững nội dung họat động của các câu lạc
bộ KNS. Đổi mới hình thức sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai đầu tuần và giờ sinh
hoạt cuối tuần. Cần phải làm cho các sinh hoạt tập thể của học sinh bớt nhàm
chán đi theo lý trí của người lớn, tránh cảm giác đơn điệu, khô khan, hành chính.
Tổ chức các buổi lễ khai giảng, lễ kỷ niệm, lễ tri ân long trọng, đầm ấm với
những lời phát biểu, dặn dò ân cần, cảm động, gây ấn tượng sâu đậm cho học
sinh về mái trường thân yêu, về tuổi học trò, về tình cảm thầy trò, tình bạn bè.
Tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua các trò chơi, tiểu phẩm, ca múa
nhạc, văn thơ, vẽ tranh v.v.

Học sinh trải nghiệm thực tế tại làng Gốm – Bát Tràng
Tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm thực tế, sau buổi tham quan,
trải nghiệm mỗi em đều viết thu hoạch cho riêng mình bằng các cách khác nhau
(viết một đoạn văn, thơ, nêu suy nghĩ, vẽ tranh...)
Chỉ đạo tổ chức, xây dựng các câu lạc bộ để học sinh được tham gia, góp
phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như câu lạc bộ phóng viên nhỏ tuổi,
câu lạc bộ thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và đặc biệt là câu lạc bộ rèn kỹ
năng sống cho học sinh để các em có những sân chơi riêng, bổ ích. Qua những
câu lạc bộ này, học sinh được thực hành và học tập, rèn luyện các nhóm kỹ
năng, được thể hiện hết khả năng, năng lực của mình v.v.
15



Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11

Câu lạc bộ bóng đá giao lưu với trường bạn
3.6 Tổ chức giáo dục lao động cho học sinh
Đây là một loại hình đặc trưng của rèn kỹ năng sống. Thông qua lao động
công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội. Ngoài ra lao động công ích
còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức
lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống
như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp
trường, lớp.
Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công
trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm
chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.
Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công
hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ kịp thời phát hiện và báo cáo sao

16


đỏ, tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của
lớp mình quản lý.
Ngoài ra 1 tháng/lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ lớp học như lau
bàn ghế, lau tủ và tất cả học sinh thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường.
Giao cho khối 3 tới khối 5 thực hiện dãy cỏ, quét dọn toàn bộ khuôn viên
trường, khối 1 và 2 thực hiện nhặt cỏ trong các bồn hoa, đội Thanh thiếu niên
Chữ thập đỏ xung kích chăm sóc khu vực tượng đài liệt sĩ…

Quét dọn vệ sinh khuôn viên
Phân công mỗi lớp phụ trách một bồn hoa, lớp phụ trách vườn cây thuốc
nam: Đây là một phần trong những kế hoạch của trường để giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh, giúp các em biết cách chăm sóc cây ra sao và biết để được
một bồn hoa xanh tốt thì phải trải qua quá trình vất vả, chăm sóc thế nào. Qua đó
để hiểu thêm về công việc của người lao động, biết trân trọng sức lao động và
thành quả lao động.
Phát động phong trào “ Sân trường em không có rác”: Sân trường có thể
nói là bộ mặt của nhà trường, sân trường sạch hay bẩn nó phản ánh một phần nội
dung giáo dục môi trường, giáo dục KNS của trường đó đã đạt hiệu quả hay
chưa.
Nội dung này nhà trường giao cho Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm
trực tiếp thực hiện.
Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các giỏ, thùng đựng
rác tại sân trường, trên các phòng học, hành lang. Ở từng thùng đựng rác được
dán các khẩu hiệu tuyên truyền như “ Hãy bỏ rác đúng nơi qui định”, “Bỏ rác
vào thùng”, “ Hãy bảo vệ môi trường” …
Liên đội tổ chức cho đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi. Đội sao đỏ
làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện của các bạn mình.
17


Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo
báo cáo tổng phụ trách, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm.
Hàng ngày giao cho đội sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và thúc nhắc các lớp
làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định, nếu ngày nào sân trường dơ
bẩn liên đội sẽ trừ điểm thi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao.
Tóm lại: Qua việc thực tổ chức thực hiện giáo dục lao động cho học sinh
đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em thấy được ích lợi của việc lao động; có ý
thức tốt trong việc giữ gìn vệ sinh chung, học sinh bỏ rác đúng nơi qui định;
khuôn viên trường luôn được giữ gìn sạch đẹp.
3.7 Tổ chức giáo dục sức khỏe, hướng dẫn học sinh vui chơi đúng cách,
phòng tránh tai nạn thương tích.

Giáo dục sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa
vụ và trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh và cha mẹ của các
em. Một số nội dung trọng tâm được nhà trường đặc biệt quan tâm thực hiện
giáo dục các em trong các năm qua đó là:
Trường tiểu học Nga Điền I nằm ngay cạnh tuyến đường liên tỉnh do đó
tôi xác định nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt phong trào đó là thực
hiện an toàn khu vực cổng trường. Vì vậy tôi tập trung thực hiện các biện pháp
cụ thể sau:
Qui định tất cả học sinh đi xe đạp khi ra khu vực cổng trường giờ tan học
không được chạy xe mà phải dắt xe qua khu vực đông người mới được phép lên
xe đi. Không đi bộ tràn ra lòng lề đường khi tan học. Giao cho tổng phụ trách
Đội và giáo viên chủ nhiệm triển khai thực hiện.
Thành lập đội trật tự cổng trường: hàng ngày các em có trách nhiệm nhắc
nhở mọi người thực hiện hành vi ứng xử văn hóa, chấp hành an toàn giao thông,
không làm ùn tắc cổng trường.
Giao cho bảo vệ trực tiếp thường trực và thực hiện công tác ổn định trật tự
giao thông khu vực cổng trường vào giờ đưa, rước học sinh.
Ngoài ra, tôi cũng đã chỉ đạo Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường thực
hiện chương trình phát thanh măng non “Chúng em với an toàn giao thông" (mỗi
tuần 02 lần) vào giờ tan trường để nhắc nhở học sinh và phụ huynh cùng thực
hiện.
Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong năm học khu vực cổng trường
an toàn, không có tai nạn giao thông xảy ra.
Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường
xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không để xảy
ra tai nạn. Công việc này được giao cho Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ
nhiệm phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện.
Ví dụ: Nhắc nhở học sinh không sờ tay vào lỗ ổ cắm điện; không leo lên
lan can của nhà cao tầng; không xô đẩy nhau khi đi lên xuống cầu thang; không
chơi dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn …

Ví dụ: Giáo dục học sinh một số tình huống thường gặp trong trường như
kỹ năng xử lý tình huống khi thấy bạn bị té chảy máu chẳng hạn. Gặp tình
huống trên thì thứ nhất các em phải báo ngay cho thầy cô biết, thứ hai là phải
18


khẩn trương đưa bạn vào phòng y tế. Như vậy khi gặp các tình huống này xảy ra
vì các em đã học nên các em có thể xử lý được ngay.
Ngoài ra, hàng tháng thì Hội chữ thập đỏ phối hợp cùng với tổng phụ trách
Đội, giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe như:
tuyên truyền về bệnh cúm H1N1, H5N1; dịch tay chân miệng; phòng tránh đuối
nước; mặc quần áo phù hợp với thời tiết… với các hình thức như tuyên truyền
dưới cờ, trong sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao, tổ chức tập huấn 5 kỹ thuật sơ cấp
cứu, phát tờ rơi …. cho học sinh. Chính qua việc thực hiện nội dung này giúp các
em có một lượng kiến thức nhất định giúp các em có thể bảo vệ sức khỏe của cá
nhân.
Tóm lại: Qua việc giáo dục sức khỏe, hướng dẫn các em vui chơi đúng
cách, phòng chống tai nạn thương tích thì các em đã tiếp thu và thực hiện khá tốt
các nội dung giáo dục. Trong các năm học vừa qua không xảy ra tai nạn thương
tích nghiêm trọng trong trường; các em chấp hành khá tốt Luật giao thông; từng
bước có hiểu biết và biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân …
3.8 Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để
thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội.
Thực tế nhiều cha mẹ vì quá yêu thương mà bao bọc, làm hết tất cả mọi
việc cho các em mà không biết rằng điều đó vô tình dẫn đến việc trẻ thiếu hụt kỹ
năng sống, không biết cách tự phục vụ bản thân, đôi khi việc giáo dục kỹ năng
sống cũng chưa được phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức điều này khiến
các em gặp phải khó khăn khi trưởng thành.

Để giúp các em tổ chức tốt HĐTN thì sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là
cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng. Nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần
chủ động đề xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa
phương; các các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt
động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động... cùng tham gia. Các cơ
sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà vườn, khu
chăn nuôi, đồng ruộng... hoặc ở mỗi gia đình đều có thể là địa điểm lý tưởng để
học sinh được thực hành, trải nghiệm sáng tạo.
Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Phối
hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm v.v
trong nhà trường đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong mọi góc độ,
sâu sát hơn, hiệu quả hơn. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phối hợp chặt
chẽ trong việc thường xuyên đổi mới về hình thức, nội dung, phương pháp, cách
thức tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện, giáo dục v.v tạo điều kiện cho trẻ
vừa phát triển, vừa giúp trẻ vui chơi, giải trí và mang tính giáo dục cao.
Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, với các đoàn thể chính
trị xã hội ở địa phương trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội phụ nữ,
Hội cựu chiến binh của xã cùng tham gia giáo dục, rèn luyện các em trong môi
trường mở rộng, đặc biệt lưu ý công tác phòng chống các tệ nạn xã hội.
19


Phối hợp với công an để tuyên truyền giáo dục cách sống và làm việc theo
pháp luật. Phối hợp với các đơn vị quân đội kết nghĩa để giáo dục truyền thống,
giáo dục tính kỉ luật.
Phối hợp với các cơ sở giáo dục khác để học sinh có hội giao lưu, trao đổi
kinh nghiệm học tập, cũng như nâng cao khả năng giao tiếp, rèn luyện phong
cách đẹp, lối sống trong sáng v.v. Từ đó các em dễ hình thành động cơ thúc đẩy
việc tu dưỡng đạo đức cũng như chăm chỉ học hành.


Cán bộ quản lý giao lưu, học tập kinh nghiệm ở trường Tiểu học Minh
Khai 2– Thành phố Thanh Hóa.
Họp thường niên để gặp gỡ, trao đổi kết quả công việc giáo dục giữa nhà
trường với Hội cha mẹ học sinh, giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
(Một năm ba lần: Lần 1 trước khi khai giảng, lần 2 khi sơ kết học kì 1, lần 3
tổng kết năm học). Khi tổ chức họp, nhà trường cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ
các thông tin cần thiết để thông báo đến cha mẹ học sinh. Ngoài ra còn nên
thường xuyên điện thoại để bổ sung kế hoạch, nắm bắt tình hình và diễn biến
của công việc.
Phổ biến kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong cuộc họp đầu
năm để mọi người đều hình dung công việc và cách thức tiến hành công việc
trong cả một năm học.
Thường xuyên mời các tổ chức ngoài nhà trường tham gia vào mọi hoạt
động giáo dục kỹ năng sống tổ chức cho học sinh, đồng thời luôn quan tâm đến
mọi hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trên địa bàn dân cư.
20


Học sinh tự tin trong giao tiếp, ứng xử.
Tham mưu với UBND xã tổ chức lễ cam kết xây dựng nề nếp kỷ cương,
phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện tốt luật an toàn giao thông v.v với sự tham
gia của lãnh đạo địa phương, công an, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Phối hợp với chính quyền địa phương, Hội khuyến học, Ban đại diện cha
mẹ học sinh tổ chức hội nghị tuyên dương khen thưởng học sinh đạt giải trong
các kì thi, giao lưu các cấp (Tỉnh, Huyện, trường). Đồng thời tổ chức hội nghị
bàn biện pháp giáo dục học sinh yếu về kỹ năng sống để cùng giáo dục các em.
Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
gồm các thành viên: Ban giám hiệu các trường tiểu học trong huyện, giáo viên
chủ nhiệm nhiều kinh nghiệm, lãnh đạo địa phương, đại diện Hội khuyến học,

đại diện cha mẹ học sinh.
Để biện pháp được triển khai hiệu quả cần xây dựng được mối liên hệ chặt
chẽ, gắn bó với các đơn vị, tổ chức phối hợp. Người phụ trách công việc phối
hợp ở các tổ chức phải năng động, nhiệt tình, sáng tạo và tâm huyết với sự
nghiệp giáo dục nói chung, với công tác giáo dục KNS cho HS nói riêng[6].
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua học tập và nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng công tác giáo dục KNS ở trường
, tôi mạnh dạn đưa một số biện pháp như đã nêu trên. Do điều kiện thời gian nghiên cứu
hạn chế cũng như thời gian áp dụng trong thực tế công tác chưa được nhiều nên để xác
định hiệu quả của SKKN tôi đã xây dựng phiếu điều tra để lấy trưng cầu ý kiến của 20
cán bộ, giáo viên và 290 học sinh trong trường. Kết quả cụ thể như sau:
Về phía nhà trường, giáo viên
Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung GDKNS và từng bước
biết vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thích hợp để hình
thành cho học sinh thái độ, hành vi trong cuộc sống.
21


Hoạt động GDNGLL từng bước đa dạng về hình thức tổ chức, nội dung
giáo dục sâu hơn và được tập trung khai thác với mục tiêu GDKNS cho học
sinh.
Về phía phụ huynh học sinh
Thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh hoặc gặp gỡ trao đổi riêng
thì phụ huynh học sinh đã nắm bắt rõ thêm sự cần thiết phải GDKNS cho các
em và cách giáo dục phù hợp. Phụ huynh học sinh đã quan tâm hơn đến việc
GDKNS cho con em của mình khi các em ở gia đình, phụ huynh không chỉ nhắc
các em học văn hóa mà còn chú ý đến việc GDKNS cho các em.
Về phía học sinh
Thông qua các biện pháp giáo dục thì các em từng bước được bồi dưỡng
thêm các kỹ năng sống.


Học sinh nhà trường từ chỗ đa số các em chỉ biết đã đi đến hành
động bằng những việc làm cụ thể, các em đã biết biến cái "biết" thành cái
"làm" trong thực tế cuộc sông một cách tích cực, hài hòa, hiệu quả. Kĩ
năng làm các công việc lao động đơn giản; kĩ năng thực hiện nếp sống văn
minh nơi công cộng; kĩ năng tham gia giao thông an toàn; kĩ năng phòng
tránh tai nạn, thương tích của học sinh … có những chuyển biến mạnh mẽ.
Kết quả các biểu hiện kỹ năng sống của học sinh qua khảo sát đầu
tháng 4/2019

Các KNS của học sinh

Kỹ năng tự học
Kỹ năng tự giải quyêt
Kỹ năng tự phục vụ, tự quản
Kỹ năng hợp tác
Kỹ năng thể hiện sự tự tin
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tư duy sáng tạo

Tổng
Mức độ nhận thức
số
Số học sinh có
HS Số học sinh chưa
Số học sinh
nền tảng để
Được
có nhận thức
còn mơ hồ

phát triển kỹ
khảo
năng sống
sát
SL
%
SL
%
SL
%

311
311
311
311
311
311
311

III.

0
2
1
0
2
0
5

0

0,06
0,03
0
0,06
0
1,6

56
74
55
11
54
61
96

18,1
24,44
18,07
5,5
18,04
19,6
30,9

255
235
255
300
255
250
210


81,9
75,5
81,9
96,5
81,9
80,4
67,5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn bản thân đã thể hiện 08 giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục KNS qua hoạt động trải nghiệm tại trường Tiểu học
Nga Điền – Nga Sơn – Thanh Hóa.
Bản thân đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp
đề xuất và đã thu được kết quả rất tốt. Các biện pháp sẽ có những tác động tích
22


cực trong công tác tổ chức giáo dục KNS qua các hoạt động trải nghiệm ở
trường tiểu học, đồng thời góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
học sinh ngay từ lứa tuổi tiểu học,
Hình thành KNS cho học sinh chính là hình thành nhân cách cho các em.
Vì vậy nội dung này cần được chú trọng thực hiện và giáo dục một cách thường
xuyên, liên tục. Vai trò của thầy cô giáo là vô cùng quan trọng và với sự kết hợp
hợp lý, nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tế tôi tin tưởng các em sẽ có những
KNS theo mục tiêu của giáo dục và đào tạo.
Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên

lớp cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi đồng
nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì
vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng
nghiệp để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
2. Kiến nghị:
2.1. Với Bộ GD&ĐT:
Cần biên soạn them nhiều sách, tài liệu tham khảo hướng dẫn CBQL, GV
và Cha mẹ học sinh về nội dung, biện pháp, các hình thức tổ chức Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Có kế hoạch thẩm định, quản lý các Trung tâm GDKNS trong công tác liên
kết GDKNS với các nhà trường.
2.2. Với Sở GD&ĐT:
Tích cực tham mưu với UBND Tỉnh, UBND huyện xây dựng đầy đủ các
phòng học, phòng chức năng, trang bị các phương tiện, trang thiết bị hiện đại hỗ
trợ hoạt động giáo dục cho các trường nhằm đảm bảo thực hiện có chất lượng
các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh nói riêng.
2.3. Với Phòng GD&ĐT: Hằng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác
giáo dục kỹ năng sống ở các trường học, nhân điển hình các trường tiên tiến
trong công tác giáo dục kỹ năng sống để học tập, rút kinh nghiệm.
XÁC NHẬN
Nga sơn, ngày 17 tháng 4 năm 2019
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung
của người khác
Phạm Thị Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Hạnh, HT trường TH Nga Điền 1 – Nga Sơn- Thanh Hóa“Một
số giải pháp chỉ đạo giáo dục Kỹ năng sống cho HS trường TH Nga

Điền 1 - Nga Sơn”. SKKN năm học 2015 – 2016.
2. Ngô Thị Tuyển – Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học –
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
23


3. Bộ giáo dục và đào tạo – Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu
học,ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ
Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Thị Bảy – Bùi Ngọc Diệp – Bùi Đức Thiệp –
Ngô Thị Tuyên. Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,2009.
5. Ngô Thị Tuyên (Chủ biên). Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung thân
thiện môi trường dành cho các trường Tiểu học.
6. Phạm Minh Hạc (1997), Xã hội hoá công tác giáo dục, NXB Giáo dục,
Hà Nội
7. Một số nguồn trên mạng internet.

PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
DÀNH CHO HỌC SINIH TRƯỜNG TH NGA ĐIỀN I
Phiếu này nhằm mục tiêu tìm hiểu, đánh giá thực trạng, tìm giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Phiếu không cần các
24


thông tin cá nhân, mong các em cung cấp những nhận định khách quan nhất để
công tác này triển khai được thành công. Xin chân thành cảm ơn.
Em hãy lựa chọn chỉ một phương án trả lời phù hợp nhất với bản thân mình
cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Ở trường học hoặc khi vui chơi, em có hay bị bắt nạt không?
a. Thường xuyên.
b. Đôi khi.
c. Không bao giờ.
Câu 2: Khi bị bắt nạt phản ứng của em như thế nào?
a. Chịu đựng.
b. Chống lại bằng bất cứ giá nào?
c. Cầu cứu người lớn (thầy cô, bố mẹ)
Câu 3: Giả sử em bị thầy giáo mắng oan, em sẽ:
a. Im lặng, vì thầy giáo có quyền như vậy.
b. Phản ứng quyết liệt, vì em không mắc lỗi gì?
c. Đề nghị giáo viên nghe em trình bày rõ sự việc.
Câu 4: Em có thể thuyết trình mà không cần giấy tờ gì trước đám đông
(trong giờ chào cờ chẳng hạn) hay không?
a. Em chịu thôi, run lắm.
b. Tùy theo vấn đề cần trình bày.
c. Em làm được.
Câu 5: Em có thích đi thăm quan trải nghiệm thực tế không?
a. Em không thích
b. Em rất thích.
c. Em chưa biết được.
Câu 6: Em thích hình thức Hoạt động nào nhất?
a. Gì cũng được.
b. Sinh hoạt truyền thống.
c. Sắm vai (diễn kịch, văn nghệ)
Câu 7: Em có cảm giác bức bối vì bị cha mẹ và thầy cô giám sát chặt chẽ
không?
a. Không có vấn đề gì?
b. Đôi khi.
c. Khó chịu quá.

Câu 8: Em thích giữ vai trò gì khi tham gia thảo luận trong nhóm học tập?
a. Gì cũng được.
b. Thư kí nhóm.
c. Nhóm trưởng.
Câu 9: Nếu có cơ hội lựa chọn, em sẽ chọn sinh hoạt dạng câu lạc bộ nào?
a. Em không thích tham gia câu lạc bộ nào cả.
b. Câu lạc bộ môn học ưa thích.
c. Câu lạc bộ thể thao.
Câu 10. Em đang ở nhà một mình, một người tự xưng là nhân viên tiếp thị
đến và giới thiệu quảng cáo sản phẩm. Hành động của em là:
25


×