Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 nhận biết và vận dụng tốt phép tu từ so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.85 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 NHẬN BIẾT
VÀ VẬN DỤNG TỐT PHÉP TU TỪ SO SÁNH

Người thực hiện: Hoàng Thị Mai
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Hợp Thắng
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1


3.2

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Các biện pháp thực hiện.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG
1
1
1
1
2
2
2
3
4
19

20
20
20


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Chúng ta biết rằng: Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học hiện nay đặt ra là:
“Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh
tiếp tục học trung học cơ sở”. [1]
Trong đó, ở chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có chức năng
“kép” (vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ) và là môn học chiếm nhiều
thời lượng nhất.[2] Môn Tiếng Việt cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản
cho mỗi học sinh trước khi bước vào đời. Đồng thời, nó giúp học sinh rèn luyện,
nâng cao trình độ sử dụng một phương tiện học tập và lĩnh hội tri thức khoa học,
nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Học Tiếng Việt và sử dụng thành thạo các
kỹ năng của Tiếng Việt mới là mục tiêu cần hướng tới.
Để đạt được mục tiêu trên, phân môn Luyện từ và câu đã góp phần không
nhỏ, ngoài việc củng cố về các mẫu câu và mở rộng vốn từ cho học sinh thì phân
môn Luyện từ và câu còn giúp các em làm quen với các biện pháp tu từ, trong
đó có biện pháp tu từ so sánh. Đây là mảng kiến thức rất mới và khó đối với học
sinh lớp 3. Mặc dù có cấu trúc đơn giản và gần gũi với học sinh song nó lại là
một hình thức, một phương diện diễn đạt nghệ thuật mà muốn có nó đòi hỏi
chúng ta phải trải qua một quá trình tư duy - thao tác tư duy - tưởng tượng - liên
tưởng - quan sát… Muốn có được những điều kiện trên đòi hỏi con người càng
có vốn kinh nghiệm sống bao nhiêu thì khả năng liên tưởng, tưởng tượng ra
những hình ảnh so sánh càng phong phú ý vị và độc đáo bấy nhiêu. Nhưng việc
dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 hiện nay mới chỉ dừng ở việc giúp học sinh
nhận biết sự thể hiện của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ, câu văn mà chưa

phân tích tường minh ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ này
trong văn nói, văn viết bởi chính giáo viên đôi khi cũng lúng túng khi dạy phần
này vì hướng dẫn trong sách giáo viên rất tóm lược trong khi vốn hiểu biết của
học sinh về từ ngữ còn hạn chế (học sinh đầu lớp 3 mới chỉ có vốn từ khoảng
300-380 từ) mà tiết học luyện từ và câu lớp 3 thường tích hợp nhiều mảng kiến
thức trong một bài học nên giáo viên thường rất khó để dạy cho học sinh nắm
vững, hiểu rõ và vận dụng được biện pháp tu từ so sánh vào việc nói và viết văn.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi trăn trở nghiên cứu tìm cách để nâng cao
hiệu quả khi dạy mảng kiến thức này. Tôi vừa nghiên cứu vừa giảng dạy, vừa
thử nghiệm vừa thực nghiệm và tôi thấy cách làm của tôi có hiệu quả rõ rệt. Tôi
xin trình bày kinh nghiệm của mình qua đề tài: “Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 3 nhận biết và vận dụng tốt phép tu từ so sánh” cho đồng nghiệp tham
khảo và mong nhận được sự đóng góp ý kiến thêm để đề tài của tôi được hoàn
thiện hơn.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài đưa ra các biện pháp giúp học sinh có những kiến thức vững chắc
về so sánh, góp phần bồi dưỡng và nâng cao năng lực diễn đạt cho học sinh, tạo
điều kiện vững chắc cho các em học tốt môn Tiếng Việt ở lớp 3 và các lớp sau.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
1


Các biện pháp giúp học sinh lớp 3 nhận biết và vận dụng tốt phép tu từ so
sánh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp điều tra, phân tích tổng hợp.
2. Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc, nghiên cứu tài liệu)
3. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

So sánh tu từ là công cụ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những
phương diện nào đó của sự vật. Nhờ có so sánh chúng ta dễ dàng tri giác về đối
tượng miêu tả một cách rõ nét hơn, hình ảnh hơn và cụ thể hơn. Bằng việc công
khai đối chiếu hai đối tượng với nhau đã khơi gợi cho người đọc, người nghe tới
một vùng liên tưởng mới tạo nên sự tri giác, sự nhận thức mới mẻ, bất ngờ và
sinh động. Do vậy so sánh tu từ có hai chức năng:
- Chức năng nhận thức:
Theo cơ chế của so sánh, A là cái được so sánh và B là cái được đem ra
làm chuẩn của sự so sánh. Giữa A và B phải có nét tương đồng giống nhau. Nhờ
B mà ta hiểu, ta cảm nhận được đặc điểm của A một cách rõ nét.[3] Như vậy so
sánh giữ vai trò thể hiện đặc điểm của sự vật này qua sự vật khác dựa vào những
nét tương đồng giống nhau giữa chúng. Nhờ đó mà người đọc, người nghe dễ
dàng nhận thức được đối tượng miêu tả. Dân gian ta đã sử dụng biện pháp tu từ
so sánh một cách sáng tạo trong các thành ngữ, tục ngữ.
Ví dụ: Nhanh như sóc; nhanh như chớp; nhanh như gió…
Gầy như cò hương; gầy như cá mắm; gầy như mèo hen…
Đẹp như tiên; hiền như bụt; béo như lợn; nhăn như khỉ…
Trong văn chương cũng vậy, các nhà văn luôn cố gắng phát hiện ra những
nét giống nhau đến chính xác, bất ngờ, điều mà người ta không để ý, không nhận
thấy… để đem ra so sánh.
Ví dụ:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa…
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Nhờ tu từ so sánh, người ta có thể gửi tới người đọc, người nghe những
thông điệp gần gũi nhất, những điều khó nói nhất và diễn tả được tinh tế sự ý vị
của cuộc sống một cách dễ hiểu nhất.
Đã có rất nhiều sự vật, hiện tượng hay phương diện, khía cạnh khác nhau

của sự vật hiện tượng trong đời sống, ngôn ngữ được nhận thức bằng sự so sánh.
Nhờ sức biểu đạt của so sánh mà cả những khái niệm trừu tượng nhất, những sắc
thái tinh vi nhất cũng được nhận thức một cách dễ dàng.
- Chức năng biểu cảm- cảm xúc:
So sánh tu từ ngoài chức năng nhận thức còn có chức năng biểu cảm- cảm
xúc. Qua bất cứ một phép tu từ so sánh nào, người ta cũng có thể nhận ra lòng
yêu ghét, ý khen chê, thái độ khẳng định hay phủ định của người nói với đối
2


tượng được miêu tả [4]. Nhà thơ Tế Hanh đã sử dụng hình ảnh so sánh để diễn
đạt tình yêu của mình đối với quê hương:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng…
Như vậy ngoài chức năng nhận thức so sánh còn mang chức năng biểu
cảm- cảm xúc và chính chức năng này đã tạo nên những hình ảnh sống động,
gợi cảm trong thơ ca, làm cho người đọc, người nghe thấy được giá trị cảm xúc
lắng đọng trong đó. Cũng nhờ đó mà những khái niệm dù trừu tượng đến mấy
cũng được hiểu hay cảm nhận một cách dễ dàng, cụ thể nhất.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sau nhiều năm được nhà trường phân công dạy lớp 3, tôi thấy việc dạy
mảng kiến thức về so sánh còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau:
1.Về phía giáo viên:
Giáo viên còn lúng túng trong việc nắm vững mức độ nội dung của từng
bài cụ thể, dẫn đến việc dạy quá cao hoặc quá thấp so với chương trình. Giáo
viên mới chỉ chú tâm vào việc dạy cho học sinh nhận biết phép tu từ so sánh mà
chưa quan tâm nhiều tới việc dạy học sinh cách cảm nhận và vận dụng các kiến
thức về so sánh vào việc nói và viết. Phần lớn giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh

luyện tập những bài tập trong sách giáo khoa, rất ít giáo viên sáng tạo ra các bài
tập mới, các tình huống mới hay tạo ra hoàn cảnh sử dụng từ của học sinh. Tài
liệu tham khảo dành cho giáo viên và học sinh chưa nhiều. Giáo viên hầu như
chưa kết hợp lồng ghép dạy tích hợp kiến thức Luyện từ và câu với kiến thức
Tập làm văn trong khi cái đích của việc đưa vào dạy biện pháp so sánh trong
phân môn Luyện từ và câu là để học sinh biết vận dụng những điều đã học vào
trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi nói và viết văn. Vì vậy, học sinh học
xong thường không biết và không có ý thức vận dụng những điều đã học vào các
tình huống giao tiếp cụ thể, nhất là trong khi tạo lập văn bản.
2. Về phía học sinh
Khi học xong, tôi trực tiếp kiểm tra một số học sinh của các lớp thì thấy
các em nắm kiến thức chưa vững và sâu, có rất nhiều học sinh không nhận diện
được hình ảnh so sánh không chứa từ so sánh như: Quả dừa – đàn lợn con nằm
trên cao, Trường Sơn – chí lớn ông cha, Cửu Long – lòng mẹ bao la sóng
trào, không chỉ được điểm giống nhau giữa các sự vật không gần gũi với với học
sinh như: Ngôi nhà như trẻ nhỏ, ông hiền như hạt gạo, bà hiền như suối
trong… và phần lớn các em còn rất lúng túng khi tôi yêu cầu tạo lập một câu nói
có hình ảnh so sánh hoặc viết đoạn văn có hình ảnh so sánh cho trước vv….Phần
lớn học sinh lớp 3 chỉ biết thụ động với những hình ảnh so sánh có sẵn trong bài
học hoặc trong chương trình chứ chưa thể nói và viết với những hình ảnh so
sánh mà bản thân thấy trong cuộc sống thực tế.
Vì nội dung dạy học về biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 nằm gọn trong
chương trình học kì 1 nên hết học kì 1 năm học 2016 – 2017, tôi đã tiến hành
khảo sát trình độ học sinh về việc nhận biết và vận dụng biện pháp tu từ so sánh
Đề bài:
3


1. Tìm các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn sau và nêu được đặc điểm
của sự vật được dùng để so sánh:

Đêm mưa sao lẩn trốn
Đèn vẫn sáng lưng trời
Như mắt ai chờ đợi
Nhấp nháy hoài không thôi
2. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 4 - 6 câu về kể đặc điểm của con vật
nuôi mà em yêu thích, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh.
Kết quả thu được như sau:
Số học sinh viết
Số học sinh nêu
Số học sinh nhận
được câu có hình
được phương diện, biết được hình ảnh
Lớp Sĩ số
ảnh so sánh theo
đặc điểm so sánh
so sánh có trong
chủ đề
ngữ liệu.
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3A
37
0
0
14
37.8%

23
62.2%
3B
35
0
0
15
42.8%
20
57.2%
Kết quả trên cho thấy: Sau khi đã học xong kiến thức về biện pháp tu từ so sánh
nhưng học sinh mới chỉ dừng ở việc nhận diện chứ chưa vận dụng nói và viết
được. Như vậy, ý đồ của sách giáo khoa chưa thực hiện được.
* Nguyên nhân:
- Hệ thống bài tập đưa vào dạy cho học sinh chiếm lĩnh tri thức còn sơ sài.
Các dạng bài tập chủ yếu là nhận diện ít có tính sáng tạo, đôi chỗ quá cao so với
trình độ nhận thức của học sinh đại trà, chưa mang tính đồng đều và có ít yếu tố
thực tiễn.
- Sách giáo viên đôi chỗ còn giải thích sơ sài, quá tóm lược thậm chí chưa
chính xác kiến thức (Ví dụ: Giải thích: “Hai bàn tay em” được so sánh “Như hoa
đầu cành” vì cùng giống nhau ở đặc điểm “nhỏ, xinh” là chưa sát, mà sự giống
nhau phải ở đặc điểm đặc điểm (bàn tay, bông hoa) cùng vươn lên từ cánh tay,
cuống hoa, cùng xòe ra,…, Như vậy, nếu chỉ giải thích với học sinh là hai sự vật
(bàn tay, bông hoa) giống nhau ở đặc điểm nhỏ xinh thì học sinh chưa thể cảm
nhận và hình dung được sự so sánh tường minh và có tác dụng như thế nào.
2. 3 Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Nghiên cứu và nắm vững cấu trúc, nội dung chương trình
sách giáo khoa, phân nhóm các dạng bài tập so sánh.
a. Nội dung chương trình sách giáo khoa:
Muốn giảng dạy tốt phần này thì việc đầu tiên người giáo viên phải

nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình sách giáo khoa để có phương pháp và kế
hoạch dạy học. Tìm hiểu được chương trình Sách giáo khoa rồi, phân mảng nội
dung kiến thức này để tìm phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.
Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 được dạy 1tiết/1 tuần trong đó có 7 tiết
dạy về So sánh (trong học kỳ I). Mục đích yêu cầu về nội dung, kiến thức mỗi
tiết cũng nâng dần mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học
sinh từng bước nắm bắt, ghi nhớ và luyện tập theo mức độ nâng cao một cách có
hiệu quả.
4


Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập 1 dạy về So sánh gồm 7 tiết với
các mô hình sau:
+ Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật
+ Mô hình 2: So sánh Sự vật - Con người
+ Mô hình 3: So sánh Hoạtđộng - Hoạt động
+ Mô hình 4: So sánh Âm thanh - Âm thanh
[5]
Yêu cầu và mức độ của mỗi tiết dạy được cụ thể hóa trong bảng sau:
Tiết/tuần
Nội dung
Tiết 1 (Tuần 1) Học sinh bước đầu làm quen với biện pháp tu từ So sánh
Tiết 2 (Tuần 3) Học sinh biết cách tìm những hình ảnh so sánh trong các
câu thơ, câu văn và nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong các
câu văn đó .
Tiết 3 (Tuần 5) Học sinh nắm bắt được kiểu so sánh: So sánh hơn kém, so
sánh ngang bằng. Biết cách thêm các từ so sánh vào những
câu văn chưa có từ so sánh.
Tiết 4 (Tuần 7) Học sinh tìm hiểu thêm một cách so sánh: so sánh sự vật với
con người, con người với sự vật.

Tiết 5 (Tuần10) Học sinh nắm bắt thêm cách so sánh: So sánh âm thanh với
âm thanh.
Tiết 6(Tuần 12) Học sinh biết cách so sánh hoạt động với hoạt động.
Tiết 7(Tuần 15) Học sinh đặt được câu văn có hình ảnh so sánh.
b. Các dạng bài tập về biện pháp So sánh:
- Nhận biết những sự vật so sánh, những hình ảnh so sánh, những đặc điểm
so sánh và những từ so sánh trong câu: Tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh, tập đặt câu có sử dụng phép so
sánh: Tiết 7
Như vậy, mỗi tiết học về so sánh có yêu cầu khác nhau. Tiết học sau đòi
hỏi kiến thức cao hơn tiết học trước, mỗi tiết học cung cấp một mảng kiến thức,
một dạng bài tập. Tất cả các tiết đều là một vòng xoáy trôn ốc xung quanh phép
tu từ so sánh [6].
* Một số yêu cầu cơ bản khi dạy So sánh
Học sinh Tiểu học với nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng nên việc hướng dẫn các em tìm hiểu những biện pháp tu từ không phải là
dễ. Bởi vậy, khi dạy phép so sánh trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh,
tôi đã chú ý đến những yêu cầu cơ bản sau:
- Sử dụng đồ dùng trực quan và thông qua các ví dụ cụ thể để dẫn dắt học
sinh dần dần hiểu, nắm bắt, vận dụng biện pháp tu từ so sánh theo mức độ từ
dễđến khó, từ đơn giản đến phức tạp để từ đó nâng dần khả năng tư duy, óc sáng
tạo cho học sinh.
- Thông qua các bài tập nhận biết, học sinh được luyện tập và vận dụng
biện pháp tu từ so sánh trong khi nói và viết. Bên cạnh đó, học sinh còn cần
được tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật để biết cách cảm thụ cái hay, cái đẹp của
thơ văn.
5


Biện pháp 2: Giáo viên cần nắm vững khái niệm, cấu trúc của phép tu từ so

sánh
Để dạy tốt kiến thức về so sánh thì người giáo viên phải nắm vững kiến
thức về phong cách học nói chung và phép so sánh tu từ nói riêng. Ngoài việc
lấy kiến thức trong Sách giáo khoa làm nền tảng, người giáo viên cần phải hiểu
được ý tưởng của tiết học để lồng ghép, nâng cao và thực tiễn các kiến thức đó
cho học sinh một cách trực quan nhất.
2.1 Khái niệm:
So sánh tu từ là biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sự vật với
nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ
thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc và người nghe.
Khi so sánh phải có ít nhất hai sự vật trở lên. Trong đó có sự vật so sánh (A)
và sự vật được so sánh (B). Hai sự vật này phải có ít nhất một nét tương đồng. [7]
Hiệu quả của phép tu từ so sánh là gợi ra những hình ảnh cụ thể, những
cảm xúc thẩm mĩ. Làm cho người đọc, người nghe dễ nhận ra cái tương đồng
của hai sự vật ấy.
2.2. Phân biệt sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh logic:
So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người, là
việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm
tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.
Ví dụ: Cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội mình thế!
Cơ sở của phép so sánh logic dựa trên tính đồng nhất, đồng loại của các
sự vật hiện tượng và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai
hay nhiều đối tượng.
Trong ví dụ:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
Ở ví dụ trên “bà” được ví như “quả ngọt” đã chín, bà càng có tuổi thì kinh
nghiệm, vốn sống và tình cảm của bà càng sâu sắc, càng ngọt ngào như quả chín
trên cây. Với sự so sánh này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương,
quý trọng của mình đối với bà.

Như vậy, so sánh tu từ học và so sánh logic khác nhau ở 3 yếu tố:
- Tính hình tượng
- Tính biểu cảm
- Tính dị loại (không cùng loại) của các sự vật.
2.3. Cấu trúc của phép so sánh tu từ:
Về cấu trúc đầy đủ của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:
Đối tượng
Phương diện, đặc Từ so sánh Đối tượng đưa ra để
được so sánh
điểm so sánh
làm chuẩn so sánh
(1)
(2)
(3)
(4)
Mây
trắng
như
Bông
Trong đó :
- Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo
việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.

6


- Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng
thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ
phương diện so sánh.
- Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang bằng

nhau. Ngoài từ“ như” còn có các từ “ tựa”, “ tựa như”, “ giống như”, “ là”,
“như là”, “ như thể”…; so sánh hơn kém như từ “ hơn”, “ chẳng bằng”…
- Yếu tố (4) là cái được so sánh, tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
Theo cấu trúc như trên, đối tượng được so sánh và đối tượng đưa ra để làm
chuẩn so sánh có thể là sự vật, con người, âm thanh, đặc điểm, hoạt động…
Dựa vào cấu trúc có thể chia ra các dạng so sánh sau:
* Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ cả 4 yếu tố:
Ví dụ:
Trăng tròn như cái đĩa.
1
2 3
4
* Dạng 2: Phép so sánh vắng yếu tố (2)
So sánh vắng yếu tố (2) còn gọi là so sánh chìm, tức là không có cơ sở so
sánh. Khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả cái được so sánh sẽ rõ
ràng hơn. Nó còn tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, phát huy sự sáng tạo
của người đọc, người nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố. Dạng so sánh này kích
thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được
những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối
tượng được miêu tả. Khi dạy học dạng này, học sinh sẽ phải tự tìm cơ sở so sánh
phù hợp với các yếu tố còn lại.
Ví dụ:
Đẹp như tiên.
1 3 4
* Dạng 3: Phép so sánh vắng yếu tố (2) và (3)
Đây là dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so
sánh.Trong trường hợp này yếu tố (2) và yếu tố (3) được thay thế bằng chỗ ngắt
giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi.
Ví dụ:
Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng
dấu gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và tàu dừa) để tạo nên một hình thức
so sánh có âm điệu nhịp nhàng. Không cần phải yếu tố (2) và (3) nhưng vẫn chỉ
ra được các sự vật được so sánh với nhau. Với dạng này GV cần khắc sâu để học
sinh biết cách đọc làm rõ được hai yếu tố so sánh.
Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối
tượng so sánh với nhiều đối tượng được so sánh.
Ví dụ:
Người là cha, là bác, là anh.
Dựa vào mặt ngữ nghĩa thì so sánh tu từ có 2 kiểu: so sánh ngang bằng và
so sánh hơn - kém.
+ Kiểu so sánh ngang bằng.
Đây là kiểu so sánh phổ biến thường dùng từ “ như”, “ là”, “tựa”, “ tựa
7


như”… để làm từ so sánh. Kiểu so sánh này được dùng nhiều trong nói, viết văn
bản cũng như trong thực tiễn.
Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
+ Kiểu so sánh hơn- kém
Đây là kiểu so sánh luôn gắn với từ hơn: khỏe hơn, đẹp hơn hoặc chẳng bằng.
Ví dụ:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác

nhau về bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác
loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm,
những nét giống nhau.
Vậy so sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối
chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau
hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một
lối tri giác mới mẻ về đối tượng cần được so sánh.[8]
Biện pháp 3: Giúp học sinh nhận biết các dạng bài tập về so sánh.
3.1. Dạng bài tập nhận biết biện pháp tu từ so sánh
Dạng bài tập về tu từ so sánh trong chương trình lớp 3 được học trong 7 tiết ở
học kì I. Ở mỗi tiết dạy tôi đều xác định rõ 3 nhiệm vụ:
* Nhiệm vụ thứ nhất: Qua mỗi tiết học cần phải cung cấp cho học sinh những
kiến thức, kĩ năng gì?
* Nhiệm vụ thứ hai: Phải tổ chức như thế nào để cung cấp được cho học sinh
những kiến thức ấy và cách chốt kiến thức ở mỗi tiết học ra sao để học sinh nắm
vững được nội dung so sánh.
* Nhiệm vụ thứ ba: Học sinh phải áp dụng được kiến thức vừa học vào thực tế
nói và viết ngay trên lớp.
Cụ thể: Tiết 1- Tuần 1: (Chủ đề măng non):
*Nhiệm vụ thứ nhất : Những kiến thức cần cung cấp:
- Một phép so sánh thường cần có 2 sự vật: A và B
- Hai sự vật của phép so sánh đó phải có những nét giống nhau (tương đồng
với nhau).
*Nhiệm vụ thứ hai: Cách tổ chức:
(Vì đây là tuần học đầu tiên nên tôi chọn cách tổ chức cho HS dễ hiểu nhất)
- Giáo viên làm mẫu một ví dụ ở bài tập 2: Tìm các sự vật được so sánh với
nhau trong mỗi câu thơ dưới đây:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
Sau khi gạch chân xong hai sự vật của phép so sánh, giáo viên kết hợp hỏi học

sinh: Muốn so sánh chúng ta phải có mấy sự vật? (Có hai sự vật). Trong ví dụ
trên đó là những sự vật nào? (Sự vật 1: Hai bàn tay em - Sự vật 2: Hoa đầu cành)
? Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành? (Vì hai bàn tay của bé
nhỏ, xinh như một bông hoa).
Sau đó giáo viên cho học sinh tự gạch chân các sự vật ở những câu văn
còn lại (GV có thể quan sát và giúp đỡ nhưng học sinh còn lúng túng). Sau khi
8


học sinh đã gạch chân xong, giáo viên kết hợp nói và dùng thước chỉ vào các sự
vật được so sánh với nhau để khắc sâu kiến thức cho các em bằng cách đặt câu
hỏi:
? Trong một phép so sánh cần có mấy sự vật? – Có hai sự vật.
? Vì sao cánh diều lại so sánh được với dấu á? – Vì cánh diều và dấu á đều cong
cong giống nhau.
*Giáo viên chốt: Khi hai sự vật có những điểm giống nhau thì chúng ta mới có
thể đem ra để so sánh chúng với nhau.
Ta có thể tổng hợp kiến thức bằng bảng sau :
Sự vật 1
Điểm giống nhau
Sự vật 2
a) Hai bàn tay em
cùng xòe ra; nhỏ, xinh
Hoa đầu cành
b) Cánh diều
cong cong
Dấu á
c) Mặt biển
rộng, phẳng, êm
Tấm thảm khổng lồ

d)Dấu hỏi
cong cong, nở rộng...
Vành tai nhỏ
*Nhiệm vụ thứ ba: Cho HS so sánh những những sự vật có điểm giống nhau
trong cuộc sống xung quanh các em.
HS nêu: Mắt chú mèo nhà em tròn như viên bi ve.
hay: Da em bé mềm như lụa.
? Khi ta dùng hình ảnh so sánh như vậy, ta thấy sự vật được hiện ra như thế nào?
(Làm cho sự vật được miêu tả hiện lên cụ thể, rõ ràng, đẹp hơn, sinh động hơn.)
GV chốt: Đây chính là tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. Bởi vậy, khi miêu
tả sự vật chúng ta nên sử dụng biện pháp này để làm cho sự vật được miêu tả
trở nên cụ thể, rõ ràng, đẹp hơn, sinh động hơn.
Tiết 2- Tuần 3 : (Chủ điểm Mái ấm)
* Nhiệm vụ thứ nhất: Những kiến thức cần cung cấp:
Giáo viên cần chốt lại cho học sinh một số kiến thức cơ bản sau:
- Khi chúng ta có hai sự vật đem ra để so sánh với nhau cộng với từ chỉ quan hệ
so sánh ta đã có một hình ảnh so sánh.
* Nhiệm vụ thứ hai: Cách tổ chức:
- Để cung cấp cho học sinh nắm được thế nào là một hình ảnh so sánh tôi lấy
một ví dụ cụ thể có trong bài học, sau đó vừa nói vừa kết hợp dùng phấn màu
gạch chân và chỉ cho học sinh biết đó là hình ảnh so sánh:
Ví dụ:
Mắt hiền sáng tựa vì sao.
“ Mắt ” được so sánh với “vì sao” bằng từ chỉ quan hệ so sánh “tựa”.
- Và sau tiết học giáo viên chốt lại cho học sinh mô hình của hình ảnh so sánh.
Sự vật 1
Từ chỉ quan hệ so sánh Sự vật 2
a) Mắt hiền sáng
tựa
vì sao

b) Hoa xao xuyến nở như
Mây từng chùm
c) Trời

Cái tủ ướp lạnh
Trời

Cái bếp lò lung
d) Dòng sông

Một đường trăng
GV chỉ ra cho học sinh thấy rằng: Cứ có từ chỉ sự so sánh là có dấu hiệu
của sự so sánh ở câu văn, câu thơ đó rồi.
9


Cho HS thử tìm các từ khác có thể thay thế các từ chỉ quan hệ so sánh trên
và nhận xét xem dùng từ chỉ quan hệ so sánh nào thì hay hơn, phù hợp hơn.Từ
đó giúp học sinh chọn lựa từ sát hợp khi viết câu.
*Nhiệm vụ thứ ba: Cho HS so sánh những những sự vật trong cuộc sống xung
quanh các em với các từ chỉ sự so sánh thường dùng: như, là, tựa như, tựa, …
HS nêu: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo.
hay: Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em.
Sau tiết học, nhằm củng cố lại kiến thức cho học sinh, tôi yêu cầu học
sinh làm bài tập sau:
Tìm các sự vật được so sánh, sự vật dùng để so sánh và từ so sánh trong
câu sau:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Đáp án:

Từ chỉ sự vật được so sánh
Từ so sánh
Từ chỉ sự vật dùng để so
sánh
Mây
Như
Bông
Bông
Như
Mây
Giáo viên chốt: Cùng là một sự vật, có khi đó là sự vật được so sánh, có
khi lại là sự vật dùng để đối chiếu so sánh.
Tiết 3 – Tuần 5( chủ đề tới trường)
* Nhiệm vụ thứ nhất: Những kiến thức cần cung cấp:
- Các kiểu của phép so sánh: so sánh ngang bằng, so sánh hơn và so sánh kém.
Đồng thời cung cấp cho các em dấu hiệu nhận biết các kiểu so sánh là dựa vào
từ chỉ quan hệ so sánh.
+ So sánh ngang bằng có từ chỉ quan hệ so sánh: như; là; tựa; giống…
+ So sánh hơn có từ chỉ quan hệ so sánh: hơn, hơn nhiều…
+ So sánh kém có từ chỉ quan hệ so sánh: kém; chẳng bằng; không
bằng…
+ So sánh vắng khuyết từ chỉ quan hệ so sánh: Trong một phép so sánh
ngoài hai sự vật đem ra so sánh với nhau cần có từ chỉ quan hệ so sánh. Song có
những phép so sánh vắng khuyết từ chỉ quan hệ so sánh.
VD:
Trường Sơn- chí lớn ông cha
Cửu Long- lòng mẹ bao la sóng trào.
* Nhiệm vụ thứ hai: Cách tổ chức:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1 vào vở bài tập, giáo viên kẻ bảng phụ,
yêu cầu một học sinh lên bảng ghi lại các hình ảnh so sánh có trong bài tập 1

vào ô thứ nhất:
Hình ảnh so sánh
Các kiểu so sánh
a) Cháu khỏe hơn ông nhiều
So sánh hơn
Ông là buổi trời chiều
Ngang bằng
Cháu là ngày rạng sáng
Ngang bằng
b) Trăng khuya sáng hơn đèn
So sánh hơn
c) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
So sánh kém
10


c) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Ngang bằng
Sau đó mời một số học sinh lên bảng gạch chân dưới từ chỉ quan hệ so
sánh có trong bài. Giáo viên làm mẫu để học sinh nhận diện các kiểu so sánh:
Các em đã biết ngoài từ “như” là từ thường dùng để chỉ quan hệ so sánh chúng
ta còn làm quen với rất nhiều từ khác như: tựa; giống; là…Tất cả những từ đó
đều được sử dụng trong phép so sánh ngang bằng. Ngoài ra hôm nay, chúng ta
còn được làm quen thêm một số từ chỉ quan hệ so sánh như: “hơn” trong phép
so sánh hơn, “chẳng bằng” trong phép so sánh kém.
Ở bài học này, tôi đã nhấn mạnh cho học sinh: Sự khác nhau về cách so
sánh là do từ chỉ sự so sánh tạo nên.
+ Nếu từ chỉ quan hệ so sánh là: tựa, như, là, giống như, như là, bằng… thuộc
kiểu so sánh ngang bằng.

+ Nếu từ chỉ quan hệ so sánh là: hơn, chẳng bằng… thuộc kiểu so sánh hơn
kém.
*Nhiệm vụ thứ ba: Cho HS so sánh những những sự vật trong cuộc sống xung
quanh các em với các từ chỉ 3 sự so sánh vừa học.Mỗi từ đặt một câu ví dụ.
Như vậy, qua 3 tiết học, mặc dù đều là dạng bài tập nhận biết hình ảnh so
sánh, từ so sánh nhưng học sinh đã nắm bắt được kiểu so sánh và được nâng dần
theo mức độ từ dễ đến khó. Thêm nữa học sinh còn phải tự mình tìm ra sự vật so
sánh và sự vật được so sánh nhằm khắc sâu kiến thức vừ học. Đây cũng là quan
điểm chung của tất cả các môn học ở Tiểu học
Tiết 4 – Tuần 7 (Chủ đề Cộng đồng)
* Nhiệm vụ thứ nhất: Những kiến thức cần cung cấp.
Nắm được kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người.
* Nhiệm vụ thứ hai: Cách thức tổ chức:
(Tôi cho HS thảo luận nhóm đôi)
Cho học sinh đọc và so sánh những câu văn dưới đây và cho các em nhận xét
về các cách diễn đạt khác nhau của từng câu văn xem câu nào hay:
Hoa mướp màu vàng.
Hoa mướp rất vàng.
Hoa mướp vàng như ánh mặt trời.
Mấy bông hoa mướp như đốm nắng.
Giáo viên chốt và nêu tác dụng của phép so sánh: Sử dụng so sánh để diễn
đạt sẽ làm cho câu văn trở nên cụ thể, dễ hiểu, sinh động, gợi cảm hơn. Các em
nên sử dụng phép so sánh trong khi nói và viết để có những cách nói và viết hay,
gợi cảm. Sau đó học sinh làm bài tập 1 với kết quả như sau:
Hình ảnh so sánh
Các kiểu so sánh
a) Trẻ em như búp trên cành
So sánh sự vật với con
b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ
người; Con người với sự

c) Cây pơ- mu im như người lính canh
vật.
d) Bà như quả ngọt chín rồi
Học sinh đọc và so sánh các hình ảnh trong bài tập 1 và cho các em nhận xét
đây là kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người: Con người với sự vật
*Nhiệm vụ thứ ba: Cho HS lấy ví dụ minh hoạ về một sự vật trong lớp để so
sánh theo ví dụ vừa học.
11


VD: Chiếc cặp như người bạn thân hàng ngày của em.
Tiết 5 – Tuần 10 ( Chủ đề Quê hương )
* Nhiệm vụ thứ nhất: Những kiến thức cần cung cấp
Mở rộng về các sự vật đem ra để so sánh với nhau là âm thanh với âm
thanh:
* Nhiệm vụ thứ hai: Các cách tổ chức:
Với hai bài tập nhận biết hình ảnh so sánh, học sinh tiếp tục luyện tập về
một cách so sánh mới: So sánh âm thanh với âm thanh. Ở bài học này tôi hướng
dẫn học sinh tìm hiểu như sau:
+ Bài tập 1.
Đọc đoạn thơ:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp trả lời câu hỏi:
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
HS trả lời: như tiếng thác, tiếng gió
Như vậy, không chỉ có các sự vật, con người mới dùng làm đối tượng so
sánh mà những âm thanh trong tự nhiên cũng được chọn làm hình ảnh so sánh.

Sau bài tập 1, tôi giới thiệu cho học sinh kiểu so sánh: âm thanh với âm thanh.
*Nhiệm vụ thứ ba: Cho HS lấy ví dụ minh hoạ về kiểu so sánh âm thanh với âm
thanh trong tự nhiên.
VD: Tiếng suối trong như tiếng hát xa..
Tiết 6 - Tuần 12(Chủ điểm Bắc – Trung – Nam)
* Nhiệm vụ thứ nhất: Tiết học này, học sinh tiếp tục làm quen với phép so
sánh nhưng là so sánh hoạt động với hoạt động .
* Nhiệm vụ thứ hai: Cách tổ chức:
Với hai bài tập này học sinh tiếp tục luyện tập về một cách so sánh mới:
So sánh: hoạt động với hoạt động. Chẳng hạn:
* Bài tập 1/Trang 98 - Tiếng Việt 3, Tập 1
Đọc khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
Phạm Hổ
a) Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên?
b) Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào?
- Với câu hỏi a, học sinh đọc thầm khổ thơ và gạch dưới các từ chỉ hoạt
động (lăn, chạy)
+ Yêu cầu học sinh đọc lại khổ thơ để tìm câu thơ có hình ảnh so sánh:
- Với câu hỏi b, tôi cho học sinh thảo luận nhóm 2 và nêu ý kiến
Sau các câu trả lời, tôi nhấn mạnh: đây là cách so sánh hoạt động với hoạt
12


động. Hoạt động “chạy” của những chú gà con được miêu tả giống hoạt động
“lăn” của những hòn tơ nhỏ.
*Nhiệm vụ thứ ba: Cho HS lấy ví dụ minh hoạ về kiểu so sánh hoạt động

với hoạt động trong tự nhiên bằng cách đặt câu và nói.
* Như vậy qua 6 tiết học, học sinh đã nhận biết được các sự vật so sánh,
các từ so sánh, kiểu so sánh và các cách so sánh.
3.2. Dạng bài tập cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh
* Ví dụ 1: Tiết 5 - Tuần 10 (Bài tập 1/Trang 79 - TV3, Tập 1)
* Nhiệm vụ thứ nhất:
Với dạng bài này cần cho học sinh giải quyết các câu hỏi sau:
Nếu coi : A là sự vật so sánh.
B là sự vật được so sánh.
Học sinh phải trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra để làm nổi bật yêu
cầu tiết học.
+ So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
+ Cách so sánh như vậy có tác dụng gì?
+ Em thấy cách so sánh như vậy có dễ hiểu hơn về sự vật A không?
Khi trả lời được câu hỏi này là học sinh đã hiểu được tác dụng của biện
pháp tu từ so sánh và cách dùng biện pháp tu từ so sánh trong văn chương, thơ
ca.
* Nhiệm vụ thứ hai: Các cách tổ chức:
Để học sinh cảm nhận được giá trị nhận thức cũng như giá trị thẩm mĩ của
một hình ảnh so sánh, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu bằng các câu hỏi sau:
+Sự vật B giúp các em hình dung ra sự vật A như thế nào?
+ B giúp em cảm nhận điều gì mới mẻ về A?
+ Hình ảnh so sánh đó gợi cho em cảm xúc gì?
+ Khi dùng cách so sánh như vậy e thấy dễ hiểu hơn về sự vật so sánh
không?
*Ví dụ:
Sau khi tìm được những âm thanh so sánh với tiếng mưa trong rừng cọ là
tiếng thác đổ và tiếng gió, tôi đưa tiếp câu hỏi:
Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ như thế nào?
GV có thể tổng kết: Nhờ cách so sánh đó đã giúp cho người đọc, người

nghe hình dung rõ hơn về tiếng mưa trong rừng cọ. Đó chính là tác dụng của so
sánh: làm cho đối tượng được so sánh rõ hơn, nổi bật hơn và dễ cảm nhận hơn
trong văn cảnh.
Tương tự với bài tập 1, ở bài tập 2 tôi cũng đưa ra các câu hỏi giúp học
sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của phép so sánh.
* Ví dụ :
Câu a) Tiếng suối được tác giả so sánh với tiếng đàn cầm, Vậy em hình dung ra
tiếng suối như thế nào?
(Tiếng suối chảy đều đều và rất êm tai)
Câu b) Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau ở điểm nào?
(rất trong)
Qua sự so sánh đó, em cảm nhận tiếng suối như thế nào?
13


(trong trẻo, nhỏ và ngân xa)
Như vậy, so sánh giúp cho người đọc, người nghe hình dung về sự vật
một cách cụ thể, sinh động hơn. Không những thế, nó còn thể hiện sự quan sát
rất tài tình và tinh tế của các nhà văn, nhà thơ khi muốn bộc lộ cảm xúc của
mình vào tác phẩm.
3.3. Dạng bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh
* Ví dụ 1: Tiết 3 - Tuần 5 (Bài tập 4/ Trang 43 - TV3, Tập 1)
* Nhiệm vụ thứ nhất: Tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có
từ so sánh ở bài tập 3.
VD: Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
* Nhiệm vụ thứ hai: Các cách tổ chức:
Đây là bài tập học sinh bước đầu làm quen với việc đặt câu có hình ảnh so
sánh. Vì vậy, ở bài tập này, tôi cho học sinh phân tích mẫu và chỉ ra kiểu so sánh
trong bài là so sánh ngang bằng, phép so sánh vắng khuyết từ chỉ quan hệ so
sánh. Trong phép so sánh này chúng ta vẫn có thể thêm từ chỉ quan hệ so sánh

mà nghĩa không thay đổi.
Với kiểu so sánh đó, học sinh sẽ tìm được rất nhiều từ ngữ thay thế: như,
như là, tựa, tựa như, giống như…
- Quả dừa giống như đàn lợn con nằm trên cao.
- Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh.
*Nhiệm vụ thứ ba: Cho HS tự đặt câu nói ngoài bài với kiểu so sánh có các từ
ngữ thay thế như trên.
Viết câu văn so sánh các sự vật với nhau:
a. Cánh đồng lúa ………tấm thảm
b. Dòng sông uốn lượn……..dải lụa đào.
Với bài tập này, ngoài việc tìm ra được phép so sánh, bằng óc liên tưởng của
mình học sinh sẽ tìm được những điểm giống nhau của các sự vật để đặt câu:
a. Cánh đồng lúa chín vàng tựa như tấm thảm khổng lồ.
b. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào.
Với cách lấy VD minh hoạ ngoài bài và nêu miệng như vậy, HS sẽ dễ dàng áp
dụng được khi viết đoạn văn trong bài Tập làm văn.
* Ví dụ 2: Tiết 7 - Tuần 15(Bài tập 3/ Trang 126 - TV3,Tập 1)
* Nhiệm vụ thứ nhất: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết
những câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
* Nhiệm vụ thứ hai : Để tạo hứng thú cho học sinh đặt câu, tôi cho HS
quan sát bức tranh trong sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh nói tên các cặp
sự vật có trong mỗi tranh.
- Tranh 1: + Mặt trăng so sánh với quả bóng
- Tranh 2: + Nụ cười của bé so sánh với bông hoa
+ Khuôn mặt của bé so sánh với bông hoa
- Tranh 3: + Ngọn đèn so sánh với ngôi sao
+ Ngọn đèn so sánh với ánh trăng
- Tranh 4: + Hình dáng nước ta được so sánh với chữ S

14



Ở bài tập này, khi so sánh ta cần xác định đâu là sự vật so sánh và đâu là
sự vật dùng để đối chiếu, so sánh. Tiếp theo cho học sinh đặt câu có hình ảnh so
sánh phù hợp với từng tranh rồi viết vào vở; gọi 4 học sinh lên bảng, mỗi học
sinh đặt 1 câu theo 1 tranh. Khi học sinh đặt câu chưa hay, tôi hướng dẫn các em
sửa lại câu văn cho hay hơn.
Ví dụ: + Trăng tròn như quả bóng-> Trăng đêm rằm tròn như quả bóng.
+ Bé cười tươi như hoa ->Nụ cười của bé tươi như bông hoa hồng nở.
+ Đèn sáng như sao -> Ngọn đèn sáng như những vì sao đêm.
Sau chữa xong bài tập tôi đưa ra câu hỏi:
+ Khi đặt câu có hình ảnh so sánh cần lưu ý điều gì?
(Tìm ra điểm nổi bật và tương đồng của hai sự vật để so sánh)
+ Bài tập 4/ Trang 126 - TV3
Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống:
a.
Công cha nghĩa mẹ được so sánh như………, như……..
b.
Trời mưa, đường đất sét trơn như…………..
c.
Ở thành phố, có nhiều tòa nhà cao như……
Nếu như ở bài tập 3 cần căn cứ vào các cặp tranh để tìm ra sự giống nhau
giữa các sự vật trong tranh rồi đặt câu thì bài tập 4 lại cần tìm những từ ngữ
thích hợp (sự vật 2 có điểm tương đồng với sự vật đã cho) điền vào chỗ trống
sau từ “như” để tạo câu có sự so sánh. Dựa vào những yếu tố cho sẵn, kết hợp
với vốn kiến thức hiện có, học sinh có thể làm bài tập này như sau:
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong
nguồn chảy ra.
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như đổ mỡ.
c. Ở thành phố, có nhiều tòa nhà cao như ngọn tháp.

Tôi nhấn mạnh cho học sinh thấy sự khác nhau giữa hai bài tập: Bài tập 3
là so sánh cặp đôi sự vật có sẵn và có điểm tương đồng chung còn bài tập 4 là đã
có sẵn một sự vật, cần tìm một sự vật khác có điểm giống hoặc tương đồng để
so sánh.
Qua bài học này tôi chốt lại cho học sinh cấu trúc chung của so sánh để
các em nhớ, biết vận dụng khi đặt câu có hình ảnh so sánh:
Sự vật A
Đặc điểm so sánh
Từ so sánh
Sự vật B

15


* Ngoài việc giúp cho học sinh nhận biết được biện pháp tu từ so sánh qua
các tiết học và các bài tập của phân môn Luyện từ và câu, tôi còn giúp học sinh
khai thác và tìm hiểu các hình ảnh so sánh trong các phân môn khác như: Tập
đọc, Tập làm văn, …Từ đó học sinh được củng cố, khắc sâu, mở rộng thêm kiến
thức về So sánh.
* Ví dụ: Bài tập đọc Ông ngoại (Tuần 5) có đoạn văn tả thành phố sắp
vào thu như sau:
Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho
luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong,
trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Sau phần tìm hiểu đoạn, tôi yêu cầu học sinh tìm câu văn có hình ảnh so
sánh trong đoạn và chỉ ra hình ảnh so sánh trong câu. Hình ảnh so sánh giúp em
hiểu thêm điều gì?
(Câu: Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa
những ngọn cây hè phố. Hình ảnh so sánh: Trời - dòng sông trong. Hình ảnh so
sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về bầu trời mùa thu.)

Qua hình ảnh so sánh đó các em sẽ biết cách vận dụng để viết về cảnh đẹp
của quê hương trong bài Tập làm văn của mình.
* Không chỉ dừng lại ở đó, trong các tiết hướng dẫn học buổi chiều, mỗi
dạng bài So sánh tôi còn ra thêm cho học sinh một số bài tập nhằm củng cố,
khắc sâu kiến thức về so sánh để các em có thể viết được những câu văn, những
đoạn văn hay và biết cách cảm thụ văn học một cách tốt nhất.
Biện pháp 4: Giúp học sinh củng cố kiến thức về biện pháp so sánh qua hệ
thống bài tập mở rộng. (Dạy trong các tiết Ôn Tiếng Việt ở buổi 2)
4.1. Dạng bài tập nhận diện những sự vật được so sánh, những hình, những
đặc điểm so sánh và những từ so sánh trong câu.
Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a)
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời.
b)
Hoa lựu như lửa lập lòe
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày.
c)
Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.
Bài 2: Tìm các từ so sánh điền vào chỗ trống để tạo thành câu có hình ảnh so sánh.
a)
Hai chân chích bông xinh xinh …….. hai chiếc tăm.
b)
Rễ cây nổi lên mặt đất thành hình thù kỳ quái……….những con rắn
hổmang giận dữ.
c)
Trăm cô gái………tiên sa.
Bài 3: Em hãy lựa chọn những từ ngữ trong ngoặc thay thế các từ in nghiêng và

thêm từ “như” để câu văn có hình ảnh so sánh:
a) Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển đẹp quá.
b) Đôi cánh gà mẹ xòe ra chắc chắn che chở cho các chú gà con.
(cánh bướm dập dờn,, chiếc nơ, hai mái nhà, chiếc dù)
Tôi đưa bài tập trên nhằm giúp học sinh nhận dạng được câu văn có hình
16


ảnh so sánh, nắm vững mô hình, cấu trúc của câu văn so sánh cũng như phân
biệt rõ các thành phần trong câu văn có hình ảnh so sánh.
Bài 4: Tìm những hình ảnh so sánh thích hợp điền vào chỗ trống để câu văn có
hình ảnh so sánh phù hợp nhất:
a) ……….. lơ lửng giữa trời như cánh diều đang bay.
b) ……….. cuồn cuộn chảy như những con ngựa tung bờm phi nước đại.
c) Mùa xuân, hoa xoan nở từng chùm tím biếc trông như …………..
d) Trăng rằm trung thu tròn như ……………
Đây là bài tập không phải là khó, nhưng để làm tốt bài bập này thì giáo
viên phải hướng dẫn học sinh quan sát, suy nghĩ, liên tưởng để tìm ra những sự
vật có nét tương đồng với sự vật đã cho, từ đó tạo câu văn có hình ảnh so sánh.
Ví dụ: Trong câu a, con thấy có những sự vật nào giống như một cánh
diều? (mặt trăng lưỡi liềm, hạt cau, dấu á…)
? Trong các sự vật trên, có sự vật nào ta thấy lơ lửng được trên không?
(Mặt trăng lưỡi liềm)
Từ đó học sinh chọn được hình ảnh phù hợp điền vào chỗ trống để tạo
thành câu văn đúng và hay: Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như cánh
diều đang bay.
Tương tự với các trường hợp còn lại, học sinh sẽ viết được những câu văn
có hình ảnh so sánh như:
b) Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn như những con ngựa tung bờm phi nước đại.
c) Mùa xuân, hoa xoan nở từng chùm tím biếc trông như những đám mây

bồng bềnh trên ngọn cây.
d) Trăng rằm trung thu tròn như cái đĩa./ như quả bóng bay…
4.2. Dạng bài tập cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh
Bài 1: Gạch dưới những hình ảnh so sánh trong các câu văn dưới đây. Trong
các hình ảnh đó, em thích hình ảnh nào? Vì sao?
a) Trông trống mới oai vệ làm sao! Thân trống tròn trùng trục như cái
chum sơn đỏ.
b) Dưới ánh nắng chói chang, hàng ngàn lá cọ xòe ra như những vầng
mặt trời rực rỡ.
c) Lá phượng giống lá me, mỏng, ngon lành như những hạt cốm non.
HS gạch chân xong những hình ảnh so sánh, tôi yêu cầu học sinh chọn hình ảnh
mình thích và nêu lí do mình chọn.
Bài 2: Trong các câu văn sau em thấy câu nào hay nhất? Vì sao?
a.Những bông hoa mướp màu vàng.
b.Những bông hoa mướp màu vàng như những cánh bướm rập rờn trên
giàn mướp.
c.Những bông hoa mướp vàng như nghệ.
Các câu văn trên cùng là viết về hoa mướp nhưng mỗi câu lại có cách diễn
đạt khác nhau. Tôi yêu cầu học sinh so sánh câu thứ nhất và câu thứ hai, câu nào
hay hơn, vì sao? Tiếp đó tôi cho học sinh so sánh câu thứ hai với câu thứ ba. Khi
học sinh đều khẳng định câu thứ ba không hay bằng câu thứ hai và học sinh diễn
đạt lý do theo ý hiểu của mình vì sao cùng sử dụng phép so sánh mà câu thứ hai
lại hay hơn, tôi chốt lại cho học sinh hiểu: Ở câu thứ hai tác giả dùng hình ảnh “
17


Những bông hoa mướp màu vàng như những cánh bướm rập rờn trên giàn
mướp” một hình ảnh rất đẹp, rất sinh động để làm cho màu sắc của hoa mướp
trở nên đẹp hơn, câu văn hay hơn và có sức gợi tả. Còn ở câu thứ ba thì màu hoa
mướp được so sánh với màu nghệ, tuy có điểm giống nhau nhưng cách so sánh

đó chưa sinh động, chưa làm cho hình ảnh hoa mướp được tôn nổi bật lên. Câu
văn trở nên khô khan, kém hay hẳn đi.
Như vậy, qua phân tích học sinh sẽ lựa chọn được câu văn hay và các em
còn hiểu được: khi so sánh, muốn cho sự vật miêu tả được đẹp và sinh động thì
cần so sánh với một sự vật khác đẹp hơn chứ không phải cứ chọn hình ảnh có
điểm tương đồng nhưng không hay hơn, đẹp hơn để so sánh. Và như thế câu văn
có được sức gợi tả, gợi cảm cho người đọc.
4.3.Dạng bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh
Bài 1: Em hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt lại các câu sau cho sinh
động, gợi cảm hơn:
a) Những bông hoa xoan màu trắng, nhỏ li ti.
b) Ông của em đã già, tóc của ông bạc trắng.
c) Chú chim vành khuyên đang hót trong nắng mai.
Với bài tập này học sinh sẽ suy nghĩ và viết lại câu văn theo ý mình. Tôi
chú ý hướng dẫn, chữa cho các em nhưng không áp đặt theo ý cô. Đồng thời, tôi
ghi nhanh một số câu văn hay lên bảng cho các em khác học tập.
Ví dụ:
a) Những bông hoa xoan màu trắng, nhỏ li ti như những hạt cườm trên cành cây.
b) Ông của em đã già, tóc của ông bạc trắng như mây.
c) Chú chim vành khuyên đang hót trong nắng mai như tiếng đàn thánh thót.
Sau khi học sinh đã thành thạo dạng bài tập này tôi lại ra một số bài tập ở
mức độ khó hơn.
Với cách làm như vậy thì trí tưởng tượng của học sinh sẽ ngày một phong
phú, khả năng diễn đạt câu văn sẽ tốt hơn.
Bài 2: Hãy dùng biện pháp so sánh để diễn đạt về mỗi sự vật sau: cánh đồng
lúa chín, dòng sông, bông hoa, ông mặt trời buổi sáng mùa hè….
Với dạng bài tập này, đòi hỏi học sinh phải có một trí tưởng tượng thật
phong phú kết hợp với khả năng diễn đạt thật thành thạo thì mới có thể viết được
những câu văn có hình ảnh so sánh hay. Tôi cũng có biện pháp hướng dẫn cụ thể
các em học sinh bằng cánh sau khi học sinh đã trình bày hết ý kiến, tôi cho học

sinh tự nhận xét về những câu văn mà các em vừa tự đặt.Nếu vẫn chưa có được
câu văn hay thì tôi sẽ đưa một vài câu văn làm mẫu để các em tích lũy làm tư
liệu cho mình, cho học sinh đọc câu của tôi rồi tự tìm câu văn tương tự để diễn
đạt.
Ví dụ:
- Cánh đồng lúa chín vàng trải rộng như một tấm thảm khổng lồ.
- Dòng sông uốn quanh như một dải lụa dài mềm mại.
- Những bông hoa hồng nhung dịu dàng và kiêu sa như những nàng tiên.
- Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa đang từ từ nhô lên ở phía
đằng Đông.
18


Biện pháp 5: Giúp học sinh nhận biết biện pháp so sánh thông qua các câu
đố dân gian (Dạy trong các tiết Ôn Tiếng Việt ở buổi 2)
Kho tàng câu đố dân gian thật phong phú và đa dạng. Nó phản ánh những
thuộc tính, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Nó vừa có chức năng bồi dưỡng tri
thức, vừa có chức năng giải trí cho con người [9]. Dựa vào điều đó tôi đã sưu
tầm và tích luỹ một số câu đố có sử dụng biện pháp so sánh. Sau một số bài học
tôi đưa ra một số câu đố có sử dụng phép so sánh để hướng dẫn học sinh tìm
hiểu thêm về nghệ thuật so sánh.
Ví dụ:
Vừa bằng lá tre
Ngo ngoe dưới nước.
(Là con gì?)
Hay:
Vừa bằng hạt đỗ
Ăn giỗ cả làng.
(Là con gì?)
Để khai thác, tôi hỏi học sinh như sau:

+ Em có nhận xét gì về câu đố trên?
(Câu đố có sử dụng so sánh nhưng ẩn sự vật so sánh)
+ Sự vật dùng để đối chiếu trong câu đố trên là gì? (Là lá tre, hạt đỗ.)
+ Em cần phải dựa vào chi tiết nào nữa để tìm ra lời giải? (ngo ngoe dưới
nước, ăn giỗ cả làng.)
+ Vậy sự vật so sánh ở đây là sự vật nào? (Là con đỉa, con ruồi.)
Với các câu đố tôi đưa ra các em rất thích thú và tìm cách giải. Qua những
câu đố như vậy các em cũng sẽ được khắc sâu kiến thức của mình về cách tìm
sự vật có nét tương đồng với sự vật đã cho.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Cuối học kì 1 năm học 2017 – 2018, tôi đã tiến hành khảo sát 30 học sinh lớp
tôi (3A) và 31 học sinh lớp 3B Trường tiểu học Hợp Thắng với phiếu bài tập:
1. Tìm các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn sau và nêu được đặc điểm
của sự vật được dùng để so sánh:
Trời còn tờ mờ tối vậy mà anh gà trống oai phong đã cất tiếng gáy, báo hiệu
mọi người thức dậy. Phía đằng đông, những tia nắng đầu tiên của ông mặt trời
đang dần nhô lên. Bầu trời phía đông ửng hồng lạ kì ! Ông mặt trời như lòng đỏ
một quả trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xám. Những chị mây lúc bấy
giờ như những chiếc thuyền trôi dạt trên trời.
2. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 4 - 6 câu về kể đặc điểm của con vật
nuôi mà em yêu thích, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh.
Kết quả thu được như sau:
Số học sinh viết được
Số học sinh nêu
Số học sinh nhận biết
câu có hình ảnh so
được phương diện,
được hình ảnh so sánh
Lớp
sánh theo chủ đề

đặc điểm so sánh
có trong ngữ liệu.
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3A
28/30
93.3%
30/30
100%
30/30
100%
3B
10/31
32.2%
15/31
48.4%
20/31
64.5%

19


Kết quả trên cho thấy: Có100% số học sinh lớp tôi nhận biết và nắm vững
kiến thức về phép tu từ so sánh, có tới trên 90% học sinh lớp tôi sử dụng biện
pháp so sánh trong viết văn, trong khi lớp đối chứng kết quả thấp hơn nhiều.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tế giảng dạy tôi thấy việc dạy
cho các em tìm hiểu về các biện pháp nghệ thuật là cả một quá trình thường
xuyên, liên tục và dần dần đạt được kết quả ở nhiều mức độ. Điều cơ bản để làm
được việc đó là giáo viên cần định hướng để học sinh tự phát hiện kiến thức
mới. Sau đó giáo viên cần nhấn mạnh, chốt lại kiến thức sau khi học sinh đã
hoàn thành bài tập. Ta không thể ép học sinh phải lập tức làm được điều mình
mong muốn vì “Quy tắc và khái niệm không đi trực tiếp từ đầu giáo viên sang
đầu học sinh” [2] cho nên cần phải kiên trì, tác động liên tục để các em hình
thành được kiến thức và vận dụng các bài học có hiệu quả. Suốt quá trình áp
dụng các giải pháp, tôi thấy được tính hiệu quả của SKKN như sau:
- Các em hoàn thành tương đối tốt các bài tập vận dụng, thực hành.
- Học sinh đã biết dùng từ đặt câu đúng mẫu, có đúng nghĩa .
- Nhiều học sinh đã viết những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh một
cách hiệu quả.
- Các em đã biết diễn đạt sự cảm nhận cái hay, cái đẹp của nghệ thuật so
sánh. Hơn thế nữa, thông qua luyện tập nhận biết và vận dụng các biện pháp tu
từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu, các em đã tích luỹ cho mình được
vốn kiến thức về ngôn ngữ nghệ thuật, đồng thời các em còn được bồi dưỡng
tình cảm yêu quý đồ vật, cây cối, loài vật và thiên nhiên gần gũi với mình.
3.2. Kiến nghị
* Về phía Nhà trường:
- Tổ chức nhiều buổi chuyên đề hơn nữa để cho giáo viên chúng tôi được
thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Trang bị thêm đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo hiện đại cho giáo
viên và học sinh .
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi. Tôi rất mong nhận
được ý kiến tư vấn thêm của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

20


Hoàng Thị Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Luật Giáo dục
[2]. Nguồn Goole.
[3], [4], [8], [9]. Cù Đình Tú (1983) “ Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng
Việt”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
[5], [7]. Tiếng Việt nâng cao 3 - GS.TS Lê Phương Nga - Nhà XBGD - 2004
[6]. Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học - Trần Mạnh
Hưởng - Lê Hữu Tỉnh - Nhà xuất bản giáo dục.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Hoàng Thị Mai
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Hợp Thắng
ST

T

Tên đề tài SKKN

1

Một số giải pháp giúp
học sinh lớp 4 giải bài
toán rút về đơn vị.
Một số biện pháp rèn
luyện kĩ năng đọc diễn
cảm cho học sinh lớp 2

2

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá,
xếp loại

Năm học
đánh giá,
xếp loại

Phòng GD&ĐT
Triệu Sơn

B


2010 - 2011

Phòng GD&ĐT
Triệu Sơn

B

2013 - 2014

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;...)

22



×