Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.3 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN
A. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Những điểm mới
B. Nội dung
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
III. Một số giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện
IV. Kiểm nghiệm
C. Kết luận và đề xuất
I. Kết luận
II. Đề xuất

TRANG
2
2
3
3
3
4
5
5
5
7
17
19
19


20

1


A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông. Thành quả giáo dục
tiểu học có tác dụng cơ bản lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi
người. Những đức tính trung thực, công bằng, cẩn thận, lễ phép, hiếu thảo và
những kĩ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết, tính toán ... nếu không được hình
thành vững chắc ở tiểu học thì sẽ khó có cơ hội hình thành và phát triển ở những
cấp học cao hơn. Để đạt được những mục tiêu trên, môn Tiếng Việt đã đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất của con
người. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh tri thức về ngôn ngữ học, trang bị
cho học sinh công cụ để học tập tất cả các môn học khác trong nhà trường.
Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học các phân môn được thiết kế có một mối quan
hệ mật thiết, bổ trợ nhau nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ
ngôn ngữ để học tập, để giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên trong
các môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động lứa tuổi.
Dạy Luyện từ và câu có một ý nghĩa rất to lớn ở cấp Tiểu học. Luyện từ và
câu là một phân môn trong môn học Tiếng Việt. Nó cung cấp cho học sinh hệ
thống từ ngữ và kĩ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác nội dung của vấn
đề. “Từ” là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vốn từ của học sinh phong phú và
nắm chắc nghĩa của từ sẽ giúp các em trình bày câu nói, câu viết với tình cảm
trong sáng. Với những câu văn gợi tả, gợi cảm giúp cho người nghe, người đọc
hiểu ý diễn đạt của người viết, thấy hết “lời hay, ý đẹp” trong tâm hồn trong
sáng của các em. Có vốn từ phong phú, các em sẽ hứng thú học tập và tạo điều
kiện để các em có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời. Đó là một khả
năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.

Trong chương trình lớp 5, phân môn Luyện từ và câu rèn cho học sinh các
kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu; bồi dưỡng cho học sinh thói
quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá
trong giao tiếp.
Như vậy có thể nói: Phân môn Luyện từ và câu là cầu nối tất cả các phân
môn của môn Tiếng Việt nói riêng, của các môn học trong cấp học nói chung.
Xuất phát từ nhu cầu đổi mới của đất nước, nhằm cập nhật với thời đại, đáp ứng
được đặc điểm tâm lý lứa tuổi, với trình độ của học sinh, nhằm giúp học sinh
thích ứng với cuộc sống thực tiễn và sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Đòi hỏi
người thầy phải đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động dạy và
học. Do vậy, dạy Luyện từ và câu có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Là người
giáo viên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức mình đã có được ở trong
trường học và lượng kiến thức đã được tiếp thu chuyên đề thì đó sẽ là một điều
đáng tiếc. Theo tôi, một mặt phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp
học. Mặt khác, phải tiếp tục tìm tòi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho
từng tiết học của mỗi phân môn. Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh
nghiệm để rồi tìm ra những cái hay hơn và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy
- học theo quy trình hợp lý, linh hoạt có sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp
dạy - học đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.

2


Có lẽ chúng ta cần nhìn nhận lại công tác quản lí dạy và học phân môn
Luyện từ và câu trong nhà trường. Mặc dù cán bộ quản lý nhà trường rất tâm
huyết, giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy nhưng công tác quản lí dạy
và học nói chung và công tác chỉ đạo dạy phân môn Luyện từ và câu nói riêng
thật sự còn nhiều hạn chế, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan, tầm nhìn xa và
rộng chưa có và còn mang tính hình thức nhiều hơn là thực tế. Hơn nữa, nhận
thức của người giáo viên về vai trò của việc dạy và học phân môn Luyện từ và

câu chưa thật đúng. Họ chỉ nghĩ đơn giản rằng dạy cho học sinh hiểu nội dung
từng bài mà họ chưa thấy mục tiêu của mỗi bài là để đạt được mục tiêu chung
của cả môn học, đó là rèn cho học sinh kĩ năng nghe - nói - đọc - viết trong từng
bài học. Kĩ năng dạy học của giáo viên chưa thật vững vàng và kĩ năng học của
học sinh còn chưa tốt. Vì vậy công tác quản lí chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy phân môn Luyện từ và câu trong môn học Tiếng Việt là hết sức quan
trọng và cần thiết.
Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra "Một số biện pháp chỉ đạo nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5".
II. Mục đích nghiên cứu:
- Giải quyết những khó khăn trong việc dạy phân môn Luyện từ và câu, rèn
cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng dùng từ đặt câu, góp phần
nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản
thân chỉ đạo giáo viên trong khối 5 dạy tốt phân môn phân môn Luyện từ và câu.
- Giúp cho giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của phân môn phân môn
Luyện từ và câu, kiên trì rèn luyện cho các em có thói quen dùng từ, đặt câu
chính xác.
- Có những ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng của việc dạy Luyện từ và câu lớp 5.
- Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ
và câu lớp 5.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Sử dụng phương pháp này khi nghiên cứu các tài liệu nói về vấn đề dạy học
phân môn Luyện từ và câu, nghiên cứu các bài viết, công trình nghiên cứu trên tập
san, tạp chí, … có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho việc điều tra thực trạng.
4. 2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

Bằng các câu hỏi phỏng vấn:
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy khối 5.
- Học sinh khối 5.
4.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
Dùng công thức toán học tính tỉ lệ % các số liệu thu được để có sự đánh giá
đúng nhất.
Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên được thực hiện một cách
thống nhất, quan hệ chặt chẽ bổ sung lẫn nhau.

3


V. Những điểm mới:
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.
- Đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn.
- Đảm bảo về điều kiện, cơ sở vật chất và sự phối kết hợp giữa các tổ chức
trong nhà trường và địa phương.

4


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức
của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt
có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và trong đời sống của mỗi
con người. Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu học ngoài việc cung cấp
kiến thức tiếng Việt và thái độ, tình yêu tiếng Việt còn phải giúp học sinh giao
tiếp tốt trong môi trường hoạt động lứa tuổi. Vì thế việc sử dụng từ ngữ đúng,

nắm rõ nghĩa của từ có ý nghĩa quan trong trong giao tiếp, giúp học sinh tự tin
tham gia vào hoạt động giao tiếp qua đó bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.
Việc xác định mục tiêu của môn học có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy,
ngay từ đầu năm học người quản lí phải chú trọng việc kiểm tra nhận thức mục
tiêu môn học của giáo viên. Nếu giáo viên nhận thức đúng thì sẽ có định hướng
đúng khi dạy phân môn, đảm bảo nội dung và lựa chọn phương pháp dạy học
hợp lí nhất.
Để giáo viên xác định rõ mục tiêu của môn học cán bộ quản lý khi dự giờ
thăm lớp cần đánh giá và làm rõ mục tiêu của phân môn sau đó với đi đến đánh
giá nội dung kiến thức học sinh tiếp thu được trong bài dạy của giáo viên.
* Mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 5:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản
về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá và văn học của Việt Nam và nước ngoài.
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
* Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu lớp 5:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ
giản về từ, câu và văn bản.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có
ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Vấn đề chỉ đạo dạy Luyện từ và câu bậc tiểu học là việc không mới, song
đối với lớp 5 là lớp học cuối cấp, khả năng tiếp cận nội dung, chương trình cũng
như phương pháp giảng dạy của giáo viên còn một số hạn chế. Chính vì vậy tôi
đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp chỉ đạo dạy phân môn Luyện từ và

câu lớp 5 nhằm giúp giáo viên nắm chắc hơn phương pháp dạy học. Qua đó
nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ
và câu nói riêng.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

2.1. Về giáo viên:
Hầu hết đội ngũ giáo viên lớp 5 của nhà trường yêu nghề, mến trẻ, có ý
thức vươn lên trong công tác, chịu khó học hỏi, đầu tư cho bài dạy. Thường

5


xuyên tự học, tự nghiên cứu, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Bên cạnh đó vẫn còn giáo viên chưa thực sự đầu tư cho bài giảng, có giáo viên
còn chưa nắm vững mục tiêu và phương pháp dạy từng kiểu bài của phân môn
Luyện từ và câu nên trong quá trình giảng dạy chưa phát huy tích cực hoạt động
của học sinh, quy trình thực hiện các hoạt động còn lúng túng; giáo viên nói
nhiều, nói hộ kiến thức cho học sinh.
Chưa phát huy khả năng tích hợp các môn học với môn Tiếng Việt và phân
môn Luyện từ và câu, vì vậy các hoạt động diễn ra trong tiết dạy đều đầy đủ,
song còn đơn điệu, nhàm chán, kém hiệu quả.
Một thực tế khác cho thấy giáo viên chưa xác định đúng tầm quan trọng của
mỗi phương pháp dạy học, chưa khai thác hết mặt mạnh, khắc phục những tồn
tại của mỗi phương pháp để từ đó biết vận dụng linh hoạt các phương pháp sao
cho phù hợp trong mỗi tiết dạy, đảm bảo mục tiêu của bài. Qua dự giờ, kết quả
các tiết dạy của giáo viên được đánh giá như sau:
1. Lê Thị Chiên dạy bài “Luyện tập về từ đồng nghĩa”- Tuần 3- Xếp loại: Khá.
2. Đào Thị Dương dạy bài “Mở rộng vốn từ: Hòa bình” - Tuần 5- Xếp
loại: Khá.
3. Nguyễn Thị Bốn dạy bài "Từ nhiều nghĩa"- Tuần 7- Xếp loại: Giỏi.

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo
viên và hoạt động học của học sinh còn hạn chế. Việc tiếp cận với phương tiện
hiện đại và đưa phương tiện đó vào dạy học còn hạn chế.
Việc kiểm tra đánh giá của cán bộ quản lý chủ yếu chỉ căn cứ trên tiết dạy
của giáo viên, ít kiểm tra đánh giá kết quả tiếp thu và vận dụng bài học của học
sinh thông qua hệ thống bài tập.
* Về việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn:
Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn chưa đi sâu nghiên cứu nội dung
chương trình của môn học, nghiên cứu mục tiêu bài dạy, các điều kiện cần thiết
để phục vụ tiết dạy và các vướng mắc gặp phải trong quá trình dạy học hay dự
đoán các tình huống sư phạm có thể xảy ra khi vận dụng phương pháp dạy
Luyện từ và câu....
Trước yêu cầu đổi mới của ngành, liên hệ thực tiễn việc tổ chức các hoạt
động dạy - học trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, trước thực trạng giảng dạy
của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, tôi đã có biện pháp chỉ đạo nhằm nâng
cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5, tôi được đồng nghiệp, Ban
giám hiệu nhà trường tạo điều kiện, ủng hộ, giúp đỡ và đã thực hiện có hiệu quả.
2.2. Về học sinh:
Đầu năm học 2016-2017 tôi tiến hành kiểm tra hoạt động học tập trên lớp, vở
học tập của học sinh và làm bài kiểm tra chất lượng về phân môn Luyện từ và câu
của học sinh lớp 5 trường tôi. Kết quả được thể hiện trong bảng thống kê sau:
Chất lượng
Điểm 9,10
Điểm 7,8
Điểm 5,6
Điểm dưới 5
Số Tỷ lệ

Lớp
5A(23 HS)

5B(24 HS)
5C(22 HS)

lượng
2
4
2

8,7
16,7
9,1

Số Tỷ lệ
lượng
6
26,1
8
33,3
7
31,8

Số Tỷ lệ
lượng
13
56,5
11
45,8
11
50,0


Số Tỷ lệ
lượng
2
8,7
1
4,2
2
9.1

6


Như vậy, qua kết quả điều tra chất lượng học phân môn Luyện từ và câu
lớp 5, đầu năm học 2016-2017 thì tỉ lệ học sinh đạt điểm cao còn hạn chế, tỉ lệ
học sinh đạt điểm dưới 5 vẫn còn. Cụ thể: đa số học sinh hiểu nghĩa từ còn hạn
chế. Vốn từ mà các em tích lũy được là rất nhỏ so với vốn từ cần có của học
sinh. Việc sử dụng từ để viết câu, viết đoạn văn, diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của
học sinh còn lúng túng. Ví dụ: Các loại bài đặt câu với thành ngữ, tục ngữ, các
từ cho trước, các em thường đặt câu sai, không đúng cấu trúc hoặc diễn đạt chưa
phù hợp với văn cảnh, sắp xếp các từ trong câu văn lộn xộn, dùng từ tối nghĩa,
câu văn chưa đúng ngữ pháp...
Căn cứ vào chất lượng thực tế về dạy và học Luyện từ và câu lớp 5 và
những tồn tại, thiếu sót trên, tôi đã có nhiều băn khoăn, trăn trở. Để nâng cao
chất lượng dạy - học Luyện từ và câu lớp 5 ở trường tôi, năm học 2016-2017 tôi
đã thực nghiệm một số biện pháp chỉ đạo nhằm khắc phục những tồn tại đã nêu
ở trên, mong muốn có được chất lượng tốt hơn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà
ngành đề ra, tôi đã được đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện,
ủng hộ, giúp đỡ và đã thực hiện có hiệu quả.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5.


1. Các giải pháp:
- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên lớp 5.
- Đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn.
- Đảm bảo về điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học. Sự
phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong nhà trường và địa phương.
2. Biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên lớp 5.
Nâng cao chính trị tư tưởng:
Ban giám hiệu cần triển khai cho toàn thể cán bộ giáo viên tham gia học tập
các Nghị quyết, đường lối chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
các văn bản pháp quy, Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn của Sở
Giáo dục, Phòng Giáo dục về công tác giáo dục, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học. Tổ chức cho đội ngũ trao đổi thấm nhuần nhiệm vụ năm học, từ đó bản
thân mỗi giáo viên xây dựng cho mình mục tiêu phấn đấu cho từng học kỳ và
cho cả năm học về chất lượng dạy học. Từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy từng
tuần, từng tháng. Đặc biệt đối lớp 5 Ban giám hiệu quán triệt tinh thần chỉ đạo
việc dạy học để giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới phương pháp
dạy học, tận tụy hướng dẫn học sinh, để các em được trang bị kiến thức vững
vàng để vững tin bước vào cấp học mới.
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung chương trình SGK
Tiếng Việt Lớp 5 đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu.
Nội dung của mỗi môn học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực
hiện như một quy chế. Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên đều phải nghiêm túc thực
hiện. Thường thì giáo viên dạy theo phân phối chương trình, đến đâu thì dạy đến
đó, giáo viên ít quan tâm đến những nội dung chưa dạy đến hoặc kiến thức ở lớp
dưới đã học. Việc này cũng làm hạn chế rất nhiều đến hiệu quả của việc dạy học.
Do vậy, nhiệm vụ của người quản lí là kiểm tra nắm bắt nội dung chương trình

7



môn học là rất cần thiết, cụ thể phải giúp cho giáo viên nắm chắc nội dung cơ
bản của phân môn Luyện từ và câu từ lớp 2 đến lớp 4, đặc biệt nắm chắc nội
dung cụ thể chi tiết của phân môn Luyện từ và câu lớp 5 theo từng chủ đề, từng
dạng kiến thức:
- Ngữ âm:
+ Các bộ phận của vần (âm đệm, âm chính, âm cuối).
+ Cách đánh dấu thanh trên phần vần.
- Từ và nghĩa của từ:
+ Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm (bao gồm từ Hán Việt,
thành ngữ, tục ngữ).
+ Nghĩa của từ
+ Từ loại
+ Ôn tập
- Câu:
+ Câu ghép
+ Ôn tập về câu
+ Ôn tập về dấu câu
- Văn bản:
+ Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
+ Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
+ Liên kết câu trong bài bằng các từ ngữ nối.
- Các nội dung kiến thức đó được dạy lồng ghép trong các chủ điểm của
môn học Tiếng Việt như sau:
+ Yêu Tổ quốc (Việt Nam – Tổ quốc em).
+ Bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc (Cánh chim hoà
bình).
+ Sống hài hoà với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên (Con người với thiên
nhiên).

+ Bảo vệ môi trường (Giữ lấy màu xanh).
+ Chống bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu (Vì hạnh phúc con người).
+ Sống, làm việc theo pháp luật, xây dựng xã hội văn minh (Người công dân).
+ Bảo vệ an ninh, trật tự xã hội (Vì cuộc sống thanh bình).
+ Giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc (Nhớ nguồn).
+ Thực hiện bình đẳng nam nữ (Nam và nữ).
+ Thực hiện quyền của trẻ em (Những chủ nhân tương lai).
Từ việc nắm vững nội dung chương trình SGK giáo viên mới có cách nhìn
tổng quát về cả phân môn. Từ đó có định hướng cho việc dạy phân môn Luyện
từ và câu vững vàng hơn. Việc kiểm tra nội dung chương trình cả cấp học cũng
vô cùng quan trọng, giúp giáo viên khi dạy học phân môn này sẽ xác định được
mức độ kiến thức cần truyền thụ cho học sinh trong mỗi bài. Tránh được sự quá
tải trong dạy học cũng như tránh được sự “chồng chéo, dẫm chân lên nhau” (lớp
4 đã học, lớp 5 lại học lại). Bởi quan điểm xây dựng chương trình của Bộ
GD&ĐT là mang tính đồng tâm mở rộng ở cả cấp học.
Để tổ chức các hoạt động dạy - học phân môn Luyện từ và câu thì trước hết
phải bố trí thời gian nghiên cứu hệ thống chủ điểm trong SGK Tiếng Việt,

8


nghiên cứu kĩ từng tiết học, sự phân bố các bài Luyện từ và câu ở mỗi đơn vị
học, phải xác định rõ vị trí của từng bài trong chương trình, bài đó thuộc chủ đề
gì? Bài trước đó là bài nào? Bố trí như vậy sẽ tạo nên một số thuận lợi sau:
+ Xác định rõ được vị trí của từng bài sẽ giúp người giáo viên xác định
được mục tiêu đúng, đồ dùng dạy học cần có trong bài dạy đó là gì và mức độ
yêu cầu học sinh học xong bài đó học sinh vận dụng được những gì trong các
môn học khác? Với bài học này học sinh của lớp mình thường mắc những lỗi gì
và giáo viên cần phải vận dụng phương pháp, hình thức dạy học nào để học sinh
khắc phục được những lỗi đó và nắm vững được kiến thức vừa học.

Ví dụ: Khi dạy về “Từ nhiều nghĩa ” là nội dung được dạy trong 3 tuần,
mỗi tuần 1 tiết thuộc chủ đề “Con người với thiên nhiên ”. Trước tuần 7 học sinh
đã được học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Ở tiết 1 (Tuần 7) yêu cầu học sinh phải
hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
Chính vì thế, ở hoạt động cơ bản để giải nghĩa từ “răng” (răng người, răng của
chiếc cào); từ “mũi” (mũi người, mũi thuyền); từ “tai” (tai người, tai ấm) bằng
tranh ảnh kết hợp với lời giảng của giáo viên, giáo viên trình chiếu một số hình
ảnh về các sự vật, hiện tượng:

Răng của chiếc cào

Tai ấm

9


Mũi thuyền
Qua những bức tranh sinh động được giáo viên trình chiếu ở trên giúp học
sinh hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
Đến hoạt động thực hành để phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển giáo
viên cần cho học sinh thực hành vào phiếu học tập nội dung sau:
Ví dụ: Bài tập 1 (Trang 67): Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu
mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?
a, Mắt - Đôi mắt của bé mở to.
- Quả na mở mắt.
b, Chân - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bé đau chân.
c, Đầu - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong.
Sau khi học sinh hoàn thành phiếu học tập giáo viên cho học sinh nêu kết

quả và chốt kết quả đúng. Giáo viên lưu ý cho học sinh về các từ chỉ bộ phận cơ
thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: Ở bài tập 4 (Trang 74): “Đi” nghĩa một là tự di chuyển bằng bàn
chân (1); nghĩa hai là mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ (2). Với nghĩa (1)
yêu cầu học sinh có thể đặt câu “Em bé đang tập đi”, với nghĩa (2) học sinh có
thể đặt câu “Trời lạnh,em phải đi tất vào chân cho ấm”.
Nhưng đến tiết 2 (Tuần 7) "Luyện tập về từ nhiều nghĩa" ở bài này yêu
cầu học sinh ở mức độ cao hơn, đó là biết đặt câu phân biệt nghĩa của từ nhiều
nghĩa là động từ. Ở tiết này giáo viên cần cho học sinh chọn các từ là động từ và
đặt câu với từ đó phân biệt các nghĩa của từ ( đi, đứng, chạy, nhảy….) .
Đến tiết 3: "Luyện tập về từ nhiều nghĩa" (Tuần 8) ngoài việc giúp học
sinh hiểu được từ nhiều nghĩa, phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ

10


nhiều nghĩa, học sinh cần phải phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm và
biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.
Ví dụ: Câu a ( Bài tập 1 - trang 82).
Ở bài tập này học sinh dễ nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa,
giáo viên phải cho học sinh đọc kỹ các câu văn và phân tích rõ nghĩa từ “chín”
trong từng câu văn. Từ “ chín” trong câu “Lúa ngoài đồng đã chín” (1) ( hoa, quả,
hạt phát triển đến mức thu hoạch được), từ “chín” trong câu “Tổ em có chín học
sinh”(2) ( là số tiếp theo số 8), Từ “chín” trong câu “Nghĩ cho chín rồi mới nói” (3)
(suy nghĩ kỹ càng). Như vậy sau khi học sinh hiểu nghĩa từ “chín” trong ba câu
văn trên các em sẽ phân biệt được “chín” trong câu 1 và câu 3 là từ nhiều nghĩa,
chúng đồng âm với từ “chín” ở câu 2.
Nghiên cứu được mục đích, yêu cầu của từng bài dạy thì sẽ lựa chọn được
các biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp với tiết dạy, lựa chọn được đồ dùng
nào sẽ phục vụ cho từng hoạt động trong tiết dạy.

Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bài học và thực hiện
kế hoạch.
* Để các tiết dạy Luyện từ và câu có hiệu quả, tôi chỉ đạo giáo viên khối 5
xây dựng kế hoạch bài học và thực hiện kế hoạch theo trình tự sau:
1. Nghiên cứu kĩ nội dung bài học Luyện từ và câu để nắm được vị trí,
mục tiêu bài học trong hệ thống mạch kiến thức của kiểu bài; nghiên cứu đối
tượng học sinh, các đồ dùng dạy học cần thiết có thể sử dụng; nghiên cứu các tài
liệu hỗ trợ như sách giáo viên, sách thiết kế bài học.
2. Xác định mục tiêu bài học (chú ý các mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ),
xác định kiến thức trọng tâm, nổi bật (Chuẩn kiến thức), kĩ năng chính (Chuẩn
kĩ năng); dự kiến các vấn đề tích hợp (về kiến thức, kĩ năng…) từ đó xác định
mục tiêu từng bài tập.
3. Xem xét nội dung bài học (nội dung được xác định trong sách giáo
khoa); bài Luyện từ và câu đó thuộc kiểu bài nào? Nên tìm hiểu thêm để có thể
bổ sung những số liệu, tư liệu cần thiết (mang tính địa phương, cập nhật…)
4. Từ kiểu bài học đã được xác định → xác định các phương pháp dạy
học: xác định các phương pháp dạy của giáo viên và hình thức tổ chức những
hoạt động học tập của học sinh.
5. Xây dựng nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh.
**Lưu ý: Đánh giá cần xuất phát từ mục tiêu, nội dung và phương pháp
học tập; cần tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và
của bạn.
6. Tiến trình bài học cần làm rõ:
- Mở đầu: (Liên kết với những bài học trước - theo kiểu bài, định hướng
cho học sinh vào nội dung bài học).
- Phần chủ yếu của bài học bao gồm: Phương pháp dạy học, các câu hỏi
chủ yếu; những điểm chủ yếu cần giải thích hay minh họa; những nội dung học
tập chủ yếu; các hình thức tổ chức và quản lí lớp học của giáo viên; kế hoạch
thời gian cho từng phần; hoạt động của học sinh.
- Kết thúc: (Hệ thống hóa; nhấn mạnh những ý chính cần lưu ý; nhận xét

hoạt động và tinh thần học tập của học sinh.)

11


Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên vận dụng các phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học phù hợp.
- Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động
của học sinh:
Để thực hiện tốt hoạt động dạy - học thì học sinh phải là người trực tiếp
tham gia hoạt động học tập một cách tích cực. Học sinh học tập tích cực hay
không tùy thuộc vào bản thân có tích cực tham gia học tập trong nhóm không.
Học sinh trong một nhóm có nhiều phẩm chất, năng lực khác nhau, đủ
trình độ sẽ tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau, giúp đỡ
nhau, kèm cặp nhau, bổ sung cho nhau để từng học sinh dần dần hoàn thiện hơn.
Chính vì thế theo tôi trong phân môn Luyện từ và câu cũng như các phân môn
khác nên tổ chức phân nhóm đủ trình độ. Còn nếu muốn dành thời gian cho từng
đối tượng, giáo viên cần phải phân nhóm cùng trình độ.
- Cấu tạo nhóm:
+ Mỗi nhóm 2 em (phân cặp): phân kiểu này là hiệu quả vì hai em trao
đổi, làm việc được nhiều lần trong học nhóm. Các em hỗ trợ nhau, em học tốt hỗ
trợ em học yếu hơn mình để từ đó giúp cho bạn học tập tiến bộ.
+ Phân nhóm nhiều học sinh: Có thể nhóm 4 em hoặc 6 em tùy theo vị trí
ngồi và yêu cầu của giáo viên trong việc rèn luyện học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài “Luyện tập về từ đồng nghĩa”, ở bài tập 1 (trang 32):
Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:
“Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại - một thắng cảnh của đất
nước. Bạn Lệ
(1) trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa
hát véo von. Bạn Thư điệu đà

(2) túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai
(3) một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khỏe
cùng hăm hở
(4) thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất
thì
(5) trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là dở ra đọc ngay
cho cả nhóm nghe.
( xách, đeo, khiêng, kẹp, vác)

12


Tôi chỉ đạo giáo viên như sau: Giáo viên chia học sinh trong lớp thành các
nhóm, mỗi nhóm 4 em, quan sát tranh và thảo luận trong nhóm để tìm ra được
những từ đồng nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn, sau đó giáo
viên cho các nhóm báo cáo kết quả.
Với hình thức dạy học theo nhóm, qua cách dạy trên học sinh biết lựa chọn
và sử dụng từ đồng nghĩa.
- Cách phân nhóm:
Giáo viên có thể thay đổi học sinh trong nhóm ở mỗi tiết học. Các nhóm
thay đổi nhóm trưởng, để học sinh có cơ hội được tiếp xúc, giao lưu với mọi đối
tượng, đồng thời học sinh có cơ hội tốt làm nhóm trưởng.
Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học tích cực hóa hoạt động học tập
của học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung
bài dạy:
Giáo viên phải xác định rõ từng hoạt động cụ thể cần sử dụng đồ dùng
nào? Đồ dùng nào đã có sẵn? Đồ dùng nào có thể sưu tầm được? đồ dùng nào
phải tự làm?
Giáo viên phải vạch rõ kế hoạch để chuẩn bị đồ dùng dạy- học có chất

lượng. Cần xác định rõ đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học nào có
thể sử dụng trong phần giới thiệu bài, trong phần giảng từ hay trong khi giải
nghĩa từ khó hiểu.
Ví dụ: Khi dạy bài “Từ trái nghĩa” (Tuần 4- trang 38) giáo viên cho học
sinh quan sát 2 sợi dây dù, 1 sợi dây dài 1m, còn sợi kia chỉ dài 30cm. Giáo viên
cho học sinh so sánh độ dài của 2 sợi dây để rút ra từ dài - ngắn. Từ đó giáo viên
cho học sinh so sánh nghĩa của hai từ dẫn dắt học sinh vào bài học “Từ trái
nghĩa”. Đến hoạt động thực hành giáo viên có thể cho học sinh hoạt động nhóm
để tìm từ trái nghĩa, sau đó tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, trong cùng một
thời gian đội nào tìm được nhiều cặp từ trái nghĩa đúng đội đó thắng cuộc.

13


Như vậy trong quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu việc giáo viên
lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp sẽ tạo cho học sinh
lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng.
Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng sinh hoạt của khối tổ
chuyên môn.
+ Sinh hoạt chuyên môn: Chỉ đạo các tổ, khối tổ chức thực hiện sinh hoạt
chuyên môn đúng theo quy định hai tuần một buổi vào chiều thứ hai hàng tuần.
Đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên, là một hoạt động chính để nâng
cao hiệu quả giảng dạy. Chính vì vậy sinh hoạt chuyên môn là nội dung then
chốt để giáo viên trao đổi những khó khăn vướng mắc trong việc thay đổi vai trò
của người giáo viên là tổ chức lớp học thành các nhóm và theo dõi, hướng dẫn
hoạt động học của mỗi học sinh ở nhóm học tập, chốt lại những kiến thức cơ bản
nhất của bài học. Từ những yêu cầu trên tôi xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên
môn cụ thể hàng tuần, tháng, hàng kỳ, cả năm học. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên
môn bao gồm các vấn đề như: Trao đổi về nội dung, phương pháp dạy hoc, đánh
giá kết quả học tập và giáo dục của học sinh, công tác tổ chức lớp học, triển khai

các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn liên quan, chia sẻ những kinh nghiệm hay
của giáo viên, tổ chuyên môn về công tác dạy học.
Ví dụ: Sinh hoạt chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt,
chuyên đề tìm hiểu về thành ngữ tục ngữ Việt Nam theo từng chủ điểm.... Tổ
chức cho các giáo viên trong khối 4,5 cùng tham gia dự giờ nhằm học tập kinh
nghiệm của đồng nghiệp. Đến nội dung đánh giá rút kinh nghiệm tôi chỉ đạo cho
giáo viên đánh giá giờ dạy của giáo viên thông qua quá trình học và kết quả học
của học sinh thông qua các hệ thống câu hỏi đó là: Học sinh có thực sự tự học
không? Học sinh có tự giác, tích cực không? Các nhóm hoạt động có đều tay, sôi
nổi không, có hiểu được ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ không? Nhóm
trưởng điều hành nhóm có tốt không? Học sinh có hoàn thành các hoạt động nêu
trong sách không? Học sinh có hiểu bài, hoàn thành mục tiêu bài học
không?...vv.
+ Chỉ đạo các khối xây dựng một số tiết dạy minh họa, tổ chức cho giáo
viên toàn trường dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm:
Để các buổi sinh hoạt chuyên môn có nội dung đa dạng, có hiệu quả tôi
đưa ra một số tiết dạy minh họa để giáo viên dự cùng trao đổi thảo luận tìm ra
các biện pháp hay, sát thực với từng nội dung bài học. Trao đổi những kinh
nghiệm giảng dạy trong khối, tập trung đi sâu vào phân môn Luyện từ và câu, từ
phương pháp tới các hình thức tổ chức của từng dạng bài dạy cho phù hợp với
đối tượng học sinh về những nội dung giáo viên còn vướng mắc khi dạy phân
môn Luyện từ và câu:
Ví dụ: Khi dạy bài "Câu ghép" (Tuần 19- trang 8).
- Vấn đề khó: Nhận biết về câu ghép trong đoạn văn, xác định được các
vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép.
- Cách giải quyết:
+ Tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện các yêu cầu sau:
* Phần nhận xét: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


14


Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con
chó to.(1) Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. (2) Con chó
chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. (3) Chó chạy thong thả, khỉ buông
thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.(4)
1. Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn trên rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ
trong từng câu.
2. Xếp các câu trên vào một nhóm thích hợp:
a. Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành)
b. Câu ghép (câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau tạo
thành).
3. Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành
một câu đơn được không ? Vì sao ?
+ Để trả lời các câu hỏi trên giáo viên cần thực hiện như sau:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định chủ ngữ - vị ngữ trong từng câu.
- Câu thứ hai nói đến con vật nào? Con chó làm gì ? Con khỉ làm gì?....
Từ đó học sinh tìm được chủ ngữ - vị ngữ của từng vế câu.
+ Hướng dẫn học sinh xếp câu theo nhóm câu đơn, câu ghép.
Giáo viên lưu ý học sinh xác định từng câu, nếu là câu ghép thì các vế câu
có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý không? Chúng có thể tách mỗi cụm chủ - vị
trong các câu thành một câu đơn không?
* Phần luyện tập: Giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức dạy học để học
sinh thực sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Bài 1 yêu cầu học sinh làm nhóm đôi.
- Bài 2 yêu cầu học sinh trả lời miệng.
- Bài 3 yêu cầu học sinh làm vở (chú ý vế thêm vào phải có quan hệ về ý
với vế đã cho).
Ví dụ: Khi dạy bài "Mở rộng vốn từ: Hòa bình" (Tuần 5– trang 47).

Xây dựng kiến thức về nghĩa của từ "hòa bình". Tìm từ đồng nghĩa với từ
"hòa bình". Viết đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành
phố mà em biết.
Tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện các yêu cầu sau:
*Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu. Thảo luận trong nhóm lớn chọn dòng nêu
đúng nghĩa của từ "hòa bình".
+ GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả .
+ Thống nhất đáp án đúng: "Hòa bình"
Trạng thái không có chiến tranh.
*Bài 2: Thi tìm từ đồng nghĩa với từ "hòa bình". Tổ chức trò chơi "Ai
nhanh, ai đúng" ?
- Tổ chức cho 3 nhóm chơi, các nhóm còn lại là trọng tài.
- Mỗi nhóm có 1 bộ thẻ từ gồm các từ: bình yên, lặng yên, hiền hòa, thanh
bình, tĩnh lặng, bình thản, thái bình, thanh thản, yên tĩnh, tĩnh mịch.
- Cả nhóm tìm các thẻ có chứa từ đồng nghĩa với từ "hòa bình" rồi đính lên bảng.
- Nhóm trọng tài vừa cổ vũ vừa hát bài "Em yêu hòa bình".
- Nhóm nào tìm đúng, đủ và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc.
- Trọng tài nhận xét đánh giá nhóm thắng, thua.
- Giáo viên cho từng cá nhân đặt câu có từ đồng nghĩa với từ "hòa bình".

15


*Bài 2: Yêu cầu học sinh làm cá nhân vào vở.
Ví dụ: Khi dạy bài "Ôn tập về từ và cấu tạo từ" (Tuần 17 - trang 166).
Nội dung: Tổng kết từ và cấu tạo từ.
Đối với các dạng bài tập này, tôi chỉ đạo giáo viên tiến hành các bước như sau:
*Bài 1: Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của
chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo.
Hai /cha con /bước /đi /trên /cát/

Ánh /mặt trời/ rực rỡ /biển /xanh/
Bóng /cha/ dài/ lênh khênh/
Bóng /con /tròn/ chắc nịch/.
Hoàng Trung Thông
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS xếp các từ trong khổ thơ sau vào nhóm thích hợp: (các từ
được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo)
- Giáo viên cho học sinh thảo luận và làm trong nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
+ Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.
+ Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch.
+ Từ láy: rực rỡ, lênh khênh.
- Yêu cầu học sinh nêu cách phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy.
*Bài 2:: HĐ nhóm
- Nhóm trưởng đọc nội dung hoạt động.
- Yêu cầu lần lượt từng bạn trong nhóm nói.
- Báo cáo kết quả với giáo viên.
a, đánh cờ, đánh giặc, đánh trống
Từ nhiều nghĩa
b, trong veo, trong vắt, trong xanh
Từ đồng nghĩa
c, thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành
Từ đồng âm
* Bài 3: HĐ nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm: Tìm và viết vào bảng nhóm
từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong bài văn “Cây rơm” sau:
Cây rơm đã cao và tròn nóc. Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất
hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra.
Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở
cửa ở bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể

chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.
Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt
này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn
bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.
Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.
Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng
biết bao khi tựa mình vào cây rơm và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm
đềm của rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn.
Phạm Đức
- Giáo viên cho cả nhóm thảo luận, viết vào bảng nhóm các từ đồng nghĩa.
+ Tinh ranh: ma ranh, ranh ma, ranh mãnh, tinh nghịch, tinh khôn...

16


+ Dâng: Tặng, biếu, nộp...
+ Êm đềm: êm ả, êm ái, êm dịu...
- Các nhóm đính bảng nhóm lên bảng.
- GV chốt kết quả đúng.
* Bài 4: HĐ nhóm đôi
- HS thảo luận nhóm đôi tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong
các thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Có mới nới ..............
b) Xấu gỗ,........nước sơn.
c) Mạnh dùng sức, ......... dùng mưu.
- Giáo viên cho học sinh nêu kết quả thảo luận trước lớp.
mới >< cũ
xấu >< tốt
mạnh >< yếu
Như vậy thông qua các tiết dạy minh họa giáo viên đã được trao đổi, đúc

rút kinh nghiệm, học hỏi qua đồng nghiệp và biết lựa chọn cho mình phương
pháp dạy học tích cực giúp học sinh chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Việc
đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên nắm vững vàng hơn về
những nội dung cần đổi mới trong quá trình dạy học.
Biện pháp 6: Đảm bảo về điều kiện, cơ sở vật chất và sự phối kết hợp giữa
các tổ chức trong nhà trường và địa phương.
6.1. Đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, sách giáo khoa:
- Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa là điều kiện tối thiểu giúp các em
học tốt phân môn Luyện từ và câu.
- Tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương phải đảm bảo
phòng học và bàn ghế đúng qui cách cho học sinh, phòng học đủ về ánh sáng,
bàn ghế phải đảm bảo để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học theo nhóm một
cách dễ dàng.
- Đầu tư về trang thiết bị như máy chiếu đa năng, máy vi tính giúp giáo
viên sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng này phù hợp với từng tiết dạy, các tiết
dạy sẽ nhẹ nhàng hơn, sinh động hơn nâng cao chất lượng hiệu quả tiết học.
6.2. Làm tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Chỉ đạo giáo viên thường xuyên thông báo và nhận xét kết quả học tập
của học sinh tới phụ huynh học sinh thông qua phiếu nhận xét. Luôn luôn nắm
bắt tình hình học tập ở nhà của học sinh để có biện pháp phối kết hợp với gia
đình phụ đạo, bồi dưỡng học sinh kịp thời.
- Nhà trường phối hợp với hội khuyến học của thôn để nắm bắt tình hình
gia đình các em, tìm hiểu thêm về những nguyên nhân dẫn đến những học sinh
có khả năng tiếp thu phân môn Luyện từ và câu còn hạn chế , các em chưa chăm
học, từ đó chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tìm giải pháp để giúp đỡ các em.
- Tìm ra những tồn tại của học sinh để từ đó giáo viên có biện pháp khắc
phục từng lỗi sai của học sinh qua các tiết dạy trên lớp.
IV. KIỂM NGHIỆM:
Trong công tác chỉ đạo nâng đạo nâng cao chất lượng dạy Luyện từ và câu
lớp 5 ở trường tôi, bản thân tôi đã nghiên cứu và cùng Ban giám hiệu thực hiện


17


các biện pháp trên. Tôi đã vận dụng linh hoạt có hiệu quả các biện pháp để nâng
cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5 từ đầu năm học 2016 - 2017
cho đến nay (tháng 3 năm 2017). Kết quả đạt được như sau:
+ Về giáo viên:
1. Lê Thị Chiên dạy bài “Câu ghép”- Tuần 19 - Xếp loại: Giỏi.
2. Đào Thị Dương dạy bài “Cách nối các vế câu ghép” - Tuần 19- Xếp loại:
Khá.
3. Nguyễn Thị Bốn dạy bài "Mở rộng vốn từ: Công dân"- Tuần 20- Xếp
loại: Giỏi.
+ Về học sinh: Đánh giá chất lượng dạy Luyện từ và câu qua các hoạt động
học tập trên lớp của từng cá nhân, qua kết quả làm bài trong vở học tập và qua
bài kiểm tra Luyện từ và câu (Thời điểm đầu tháng 3) kết quả đạt được như sau:
Chất lượng

Điểm 9,10
Số Tỷ lệ

Điểm 7,8
Số Tỷ lệ

Điểm 5,6
Số Tỷ lệ

Điểm dưới 5
Số Tỷ lệ
%


lượng
%
lượng
%
lượng
%
lượng
Lớp
5A(23 HS)
6
26,1
7
30,4
10
43,5
0
5B(24 HS)
7
29,2
9
37,5
8
33,3
0
5C(22 HS)
5
22,7
8
36,4

9
40,9
0
Như vậy sau một năm áp dụng các biện pháp chỉ đạo giảng dạy phân môn
Luyện từ và câu như trên, chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn
Luyện từ và câu nói riêng trong năm học 2016 – 2017 đã được nâng lên rõ rệt.
- Giáo viên dạy lớp 5 nắm khá vững mục tiêu môn học, bài học, những yêu
cầu kiến thức cần đạt được trong từng dạng bài.
- Giáo viên đã thể hiện được giờ dạy Luyện từ và câu mang đúng nét đặc
trưng của phân môn, biết kết hợp các phương pháp dạy khá linh hoạt, sáng tạo,
hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
- Việc tự làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng trong bài dạy đã được giáo viên
quan tâm thường xuyên hơn.
- Qua việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phân
môn Luyện từ và câu, giáo viên đã dần hình thành phương pháp học tập chủ
động, tích cực cho học sinh. Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và tự tin hơn
trong giờ học. Nhờ đó mà kiến thức về môn Tiếng Việt của học sinh cũng được
nâng lên một bước rõ rệt, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu.

18

0
0
0


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN:

Trong giai đoạn cách mạng nước ta hiện nay, trước yêu cầu đất nước ta cần

có một số nền công nghệ, khoa học hiện đại; yêu cầu về phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là nhiệm vụ cực
kỳ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Nhưng trước hết, trách nhiệm lớn lao
thuộc về ngành Giáo dục và Đào tạo. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ này,
mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người đều phải chung vai, gắng sức. Đối với người
giáo viên cần phải tìm các biện pháp cải tiến phù hợp với thực trạng cụ thể của
trường mình để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, môn học chi phối
toàn bộ các môn học khác trong nhà trường. Đặc biệt cần chú trọng nâng cao
chất lượng dạy- học đối với phân môn Luyện từ và câu.
Nội dung nghiên cứu trên đã khắc phục được những tồn tại của việc dạy
học Luyện từ và câu ở trường chúng tôi, góp một phần không nhỏ vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, làm tốt
công tác dạy học, có những biện pháp cải tiến phù hợp, sáng tạo trong việc đổi
mới phương pháp dạy học sẽ nâng cao chất lượng giáo dục thực sự, tránh được
bệnh thành tích, bệnh ảo tưởng trong giáo dục lâu nay, đáp ứng tốt yêu cầu
nhiệm vụ đặt ra trong chương trình sách giáo khoa hiện nay.
*Bài học kinh nghiệm:
- Để nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Luyện từ và câu lớp 5, người
giáo viên phải hết sức coi trọng hoạt động dạy học tập trung hướng vào người
học, phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên cần phải có nghệ thuật sư
phạm để hướng dẫn mỗi cá nhân học sinh chiếm lĩnh tri thức.
- Giáo viên cần tổ chức linh hoạt các hoạt động, hoạt động này lồng trong
hoạt động kia. Các hoạt động chuyển tiếp bằng những câu nhẹ nhàng đưa ra
những tình huống cuốn hút sự tò mò của học sinh. Trong mỗi hoạt động phải có
sự lựa chọn hình thức, biện pháp đa dạng để học sinh tiếp thu bằng nhiều giác
quan, đồng thời cần sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, vận dụng một cách linh
hoạt, phù hợp và mang tính hiệu quả.
- Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình của từng bài, cả môn học, lập ra kế
hoạch cụ thể có thể cải tiến sáng tạo.
- Tổ chức trò chơi (chơi để học), trò chơi liên quan đến nội dung bài học.

Tạo không khí thi đua trong việc tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi thảo luận.
Sau mỗi hoạt động, cuối tiết học, tổ chức học sinh tự bình xét cá nhân, nhóm
hoàn thành tốt, giáo viên tuyên dương.
- Đối với cán bộ quản lý cần quan tâm chú trọng nâng cao nhận thức cho
đội ngũ giáo viên, chỉ đạo chặt chẽ để giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung chương
trình, vận dụng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; tổ chức sinh
hoạt chuyên môn có hiệu quả. Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội.

19


II. ĐỀ XUẤT

1. Đối với giáo viên:
Giáo viên cần nâng cao ý thức, trách nhiệm về công tác tự học, tự bồi
dưỡng bằng nhiều hình thức để nâng cao trình độ chuyên môn nhiệp vụ của bản
thân.
2. Đối với nhà trường:
Cần tạo điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học tối
thiểu cho giáo viên; khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng phù hợp bài dạy .
3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Quan tâm tổ chức thường xuyên chuyên đề dạy môn Tiếng Việt để tạo điều
kiện cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ; từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu nói
riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của Thủ trưởng
đơn vị


Lê Văn Trường

Thọ Xuân, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Lê Thị Oanh

20



×