Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay ở đất nước ta,
vấn đề giáo dục toàn diện cho con người càng trở lên cấp thiết đặc biệt là
vấn đề giáo dục đao đức cho thế hệ học sinh. Vì vậy mục tiêu của giáo dục
Việt Nam được ghi rất rõ trong Khoản 1 Điều 27 Luật giáo dục 2005: “Mục
tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách hiệm công dân chuẩn bị học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.
Giáo dục đạo đức là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách cũng như tạo nên giá trị mỗi con người nên
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu, được thể chế hoá thành điều
luật mang tính pháp lý cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người
sáng lập và rèn luyện Đảng ta, rất coi trọng việc giáo dục đạo đức. Người
cho rằng: “Đạo đức là cái gốc của người cách mạng” và coi giá trị của mỗi
người gồm hai mặt: đức va tài. người chỉ rõ: “có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng” và “cũng như
sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn…Người phải
có đạo đức, không có đạo đức thì có giỏi mấ cũng kông lãnh đạo được nhân
dân”. Từ năm 1986 khi Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đát
nước vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã họi chủ nghĩa đã tạo
nên sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, tác động đến mọi mặt
đời sống xã hôị trong đó có giáo dục. Trước xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế
1
ngày càng diễn ra mạnh mẽ, một số giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền
thống gặp những thách thức lớn trước sự xâm nhập của văn hoá nước ngoài,
của lối sống phương Tây cũng như sự tác động của cơ chế thị trường.
Tầng lớp thanh thiếu niên vốn nhạy cảm với cái mới nhưng kinh
nghiệm sống còn hạn chế nên rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy của những cám
dỗ về vật chất, dễ mắc các tệ nạn xã hội và sa vào vòng ảnh hưởng của lối
sống thực dụng, hưởng thụ vật chất, muốn thoát ly khỏi sự kiểm sát của gia
đình, nhà trường, xã hội…Tình trạng thanh thiếu niên mắc vào các tệ nạn xã
hội, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng và có chiều
hướng diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tệ nạn tiêu cực xã hội, tình trạng
bạo lực, lối sống buông thả…bắt đầu xâm nhập vào học đường gây rất nhiều
lo lắng cho các bậc phụ huynh.
Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và quá trình giáo
dục đạo đức đối với sự phát triển toàn diện của học sinh THPT, từ thực trạng
công tác giaó dục đạo đức trong các trường phổ thông hiện nay còn nhiều
bất cập, xuất phát từ yêu cầu giáo dục đạo đức đòi hỏi sự tham gía và kết
hợp đồng bộ của mọi lực lượng xã hội đặc biệt là vai trò tổ chức quản lí của
Nhà trường, gia đình trong việc nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh, nên
nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Xác định một số giải pháp pháp lý nhằm nâng cao chất lượng quá trình
giáo dục đạo đức cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quá trình giáo dục đạo đức và quản
lý quá trình giáo dục đạo đức học sinh THPT
- Nghiên cứu thực trạng quá trình giáo dục đạo đức và quản lý quá trình giáo
dục đạo đức học sinh THPT.
- Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng gaío dục đạo
đức cho học sinh THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu văn bản pháp quy, văn kiện
- Thực tiễn: quan sát, lấy số liệu…
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở khoa học
1.1. Cơ sở lý luận;
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Xuất phát từ thực tế đạo đức học sinh THPT hiện nay, ở Việt Nam đã
có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề đạo đức và giáo đạo đức cho học
sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng.
- Trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000 cho giáo
viên THPT: “Đạo đức học” - Phạm Khái Khương và Trần văn
Chương đã phân tích quá trình phát triển tâm sinh lý của học sinh
THPT về tình bạn, tình yêu, khẳng định đại đa số học sinh ngoan chỉ
có một bộ phận hư…
- Tác giả Phạm Trung Thanh trong công trình nghiên cứu của mình đã
điều tra thực trạng đạo đức học sinh THCS của tỉnh hải Dương
3
- Tác giả Đặng Vũ Hoạt chú trọng công tác chủ nhiệm lớp,khẳng định
vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong quá trình giáo dục đạo đức
của học sinh
- Tác giả Võ Huỳnh Ngọc Vân nghiên cứu biện pháp chỉ đạo và phối
hợp giữa Hiệu trưởng và tổ chức Thanh niên công sản Hồ Chí Minh
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
- Tác giả Thái Duy Tuyên trong công trình “Những vấn đề cơ bản của
giáo dục hiện đại” đánh giá về thực trạng đã tỏ ra sự lơ là trước sự sa
sút về đạo đức ngày càng gia tăng cả về chất lượng và mức đọ nguy
hại của một bộ phận học sinh
- Trong “ Về Phát triển toàn diện con người thời kì công nghiệp hoá
hiẹn đại hoá” của một nhóm tác giả do GS. VS Phạm Minh Hạc chủ
biên, nói về chiến lược xây dựng đạo đức học sinh.
- Trong “Văn hoá với tự nhiên, tự nhiên với văn hoá” do Ban tư tưởng
văn hoá Trung ương biên soạn tập hợp nhiều bài viết nêu lên thực
trạng của đạo đức học sinh, sinh viên.
- Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm nói về vai trò của giáo dục đạo đức
trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh
1.1.2. Một số khái niệm:
* Đạo đức:
- Là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, điểu chỉnh
hành vi trong các mối quan hệ giữa con người với con gnười, con người với
tự nhiên và xã hội, là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử của xã hội và
góp phần phản ánh sự tồn tại của đời sống tinh thần.
- Có nhiều đinh nghã khác nhau về khái niệm đạo đức:
4
+ Theo tử điển Tiếng Việt: “Đạo đức là những tiêu chuẩn nguyên tắc
được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối
với nhau và đối với xã hội’.
+ Theo tài liẹu “giáo dục công dân lớp 10” của một nhóm tác giả do
Nguyễn Văn Bính chủ biên thì “đạo đức là hệ thống các quan điểm chuẩn
mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội”
+ Theo Đạo đức học “đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt,
bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm những nguyên, quy tắc
chuẩn mực xã hội”.
+ Theo giáo trình giáo dục học “đạo đức là một hình thái ý thức xã hội
là hệ thống các quan điểm về cái thiện cái ác trong các mối quan hệ của con
người với con người”
Như vậy khái niệm đạo đức được tiếp cận trên nhiều góc độ nhưng có
thể hiểu một cách khái quát: khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm
trù chính trị, pháp luật, lối sống, …là thành phần cơ bản của nhân cách, phản
ánh bộ mặt của nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hoá. đạo đức
được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng. Khi thừa nhận
đạo đức là một hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi
cộng đồng, tầng lớp giai cấp, trong xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của
họ đối với vấn đề đang tồn tại.
* Quá trình giáo dục đạo đức:
Quá trình giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến người học để
hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin hành vi, đích cuối cùng quan
trọng nhất là tạo lập cho những thói quen hành vi đạo đức.
* Chất lượng quá trình giáo dục:
5
Là sự thoả mãn nhu cầu xã hội về mặt phong cách đạo đạo đức, nhân
cách, năng lực, hành vi ứng xử của học sinh - sản phẩm giáo dục đào tạo của
nhà trường.
* Giải pháp quản lý:
Là cách thức con đường quản lý để giải quyết những vấn đề mang tính
khái quát, toàn cục nảy sinh trong thực tiễn quản lý.
1.1.3. Quá trình giáo dục đạo đức trong trường THPT:
* Đặc điểm chung của trường THPT:
Trường THPT là môi trường cung cấp cho các em gần như hoàn thiện
các kiến thức cơ bản để giúp các em có thể học tiếp hoặc bước vào thị
trường lao động, hoà nhập được với môi trường sống xã hội.
* Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông:
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt thể
lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người
lớn. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kì phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý
Hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp nên vai
trò xã hội và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng
và phạm vi mà còn biến đổi cả về chát lượng. ở thanh niên ngày càng xuất
hiện nhiều vai trò của người lớn và họ thực hiện vai trò ấy ngày càng có tính
độc lập và tinh thần trách nhiệm cao hơn.
Và ở độ tuổi này các em càng ngày càng trưởng thành kinh nghiệm
sống phong phú, phát triển tư duy lý luận, do vậy thái độ có ý thức của các
em đối với học tập ngày càng phát triển. Đó là lí do sự tự ý thức hình thành
rõ rệt ở học sinh THPT.
Ở giai đoạn này đời sống tình cảm của các em rất phong phú, đặc
điểm đó được thể hiện rõ nhát trong tình bạn, và nhu cầu về tình bạn tâm
tình cá nhân tăng lên rõ rệt.
6
Như vậy tuổi thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội nên việc giáo
dục đạo đức cho các em càng trở nên cần thiết hơn cả.
* Cấu trúc của quá trình giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức bao gồm 4 thành phần chính sau:
- Mục tiêu giáo dục đạo đức:
+ Trang bị những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức văn hóa,
kinh tế, pháp luật, văn hóa xã hội.
+ Hình thành thái độ đúng đắn tình cảm trong sáng
+ Rèn luyện để mọi người tự giác thực hiện giáo dục đạo đức
- Nhiệm vụ giáo dục đạo đức:
+ Giáo dục ý thức đạo đứ
+ Giáo dục tình cảm niềm tin đạo đức
+ Giáo dục hành vi thói quen đạo đức
- Nội dung của giáo dục đạo đứ
+ Nhóm chuẩn mực thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự tự hoàn thiện
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ mọi người và đồng loại
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ của mọi người với công việc
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức xây dựng môi trường sống tự nhiên và xã hội
- Phương pháp giáo dục đạo đức:
+ Tác động vào nhận thức
+ Hoạt động và tích lũy kinh nghiệm ứng xử
Kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh
* Quản lý quá trình giáo dục đạo đức học sinh:
- Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức học sinh THPT:
+ Công tác tổ chức quản lý quá trình giáo dục tổng thể của nhận thức
+ Mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh
7
+ Chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp
+ Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội
* Quản lý quá trình giáo dục đạo đức trong trường THPT:
+ Quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức
+ Quản lý giáo dục nội dung giáo dục đọa đức
+ Quản lý phương pháp giáo dục đạo đức
+ Quản lý hoạt động giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục đạo đức
học sinh
+ Quản lý các điều kiện để thực hiện giáo dục đạo đức học sinh.
Chương 2: Thực trạng đạo đức học sinh và quá trình giáo dục đạo đức
học sinh THPT:
1. Thực trạng đạo đức học sinh THPT:
Trong những năm gần đây, tình trạng đạo đức học sinh trở thành vấn đề
đáng quan tâm trong xã hội, và điều đáng lo ngại là đạo đức học sinh đang
có xu thế xuống cấp. Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao đạo đức học sinh lại
xuống cấp như thế, trong khi môn giáo dục công dân, giáo dục đạo đức vẫn
được dạy liên tục từ tiểu học đến các bậc học cao hơn?
Rõ ràng, trong thời kỳ bao cấp, khi cuộc sống vật chất còn khó khăn, gian
khổ, học sinh ngoan hơn bây giờ. Hồi đó, nói dối là một lỗi rất nặng, hầu
như bất kỳ em nhỏ nào cũng được dặn điều đó ngay từ bé, chứ chưa nói đến
những việc như sửa điểm, tẩy điểm, nhờ ông xíchlô, bà đồng nát... giả làm
cha mẹ đến gặp thầy cô giáo.
Báo chí đã phản ánh nhiều vụ học trò đánh thầy cô, học trò chia băng phái
"thanh toán" nhau ngay trước cổng trường, nghiện hút, vi phạm pháp luật,
8
rồi sinh viên sao chép luận văn, đồ án... Những vụ việc này xảy ra ngày càng
nhiều, mức độ ngày một nghiêm trọng. Không những thế, thanh thiếu niên
còn có nhiều biểu hiện sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài
hoang phí, lười lao động, sống ích kỷ...
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục VN, tỉ lệ
học sinh đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%; tỉ lệ quay
cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha mẹ: Tiểu học
22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ không chấp hành ATGT: Tiểu học 4%,
THCS 35%, THPT 70%.
Những con số này cho thấy, càng lớn, ý thức, đạo đức của học sinh càng đi
xuống. Năm 2007, tại cuộc điều tra khảo sát tại 30 trường ĐH, CĐ trong cả
nước - do Vụ Văn hoá - Ban TTVHTƯ phối hợp với Vụ Công tác học sinh -
sinh viên (Bộ GDĐT) đã đưa ra con số rất đáng suy nghĩ: 51,4% sinh viên
cho rằng "sống thử trước hôn nhân là hiện tượng khá phổ biến" và được coi
là "bình thường".
Tỉ lệ phạm tội của người trẻ cũng ngày một tăng cao. Theo thống kê của
Viện KSNDTC, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa thành niên phạm tội bị
phát hiện thì đến năm 1996, con số này là 11.726 em. Trung bình mỗi năm,
trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện. Sự gia
tăng đột biến của tệ nạn ma túy học đường ngày càng trở thành vấn đề nhức
nhối. Nếu như năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, thì
đến năm 2007, con số này đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên.
9
Vài năm gần đây, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh (HS) đã trở
thành đề tài “nóng” không chỉ của ngành Giáo dục, mà còn của toàn xã hội.
Số thanh thiếu niên phạm tội ngày càng gia tăng đã khiến không ít người đặt
câu hỏi: Lý do tại sao.
Viện KSNDTC đã thống kê các vụ việc liên quan tới trẻ vị thành niên
cho biết, nếu năm 1986 con số người thành niên phạm tội mới ở con số
3.607 người thì tới 1996 đã tăng gấp 3: 11.726 trường hợp. Tới năm 2005 số
người chưa thành niên phạm tội trên toàn quốc là 28.476. Số thanh niên
đang nghiện hút ma túy gia tăng ngày càng nhiều trong môi trường học
đường. Nếu năm 2004 có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy thì năm
2007 là 1.234.
"Tiên học lễ…" - đó là câu khẩu hiệu trang trọng nhất đón học sinh
mỗi khi bước vào cổng trường như một lời nhắn nhủ gửi gắm không chỉ của
những người làm giáo dục mà của cả xã hội đối với học sinh - những chủ
nhân tương lai của đất nước. Thế nhưng thời gian gần đây, nhiều những biểu
hiện của học sinh trong các trường làm các bậc phụ huynh giật mình lo lắng:
"Không biết trong trường con mình có được an toàn?"…
Một vụ việc học sinh nổi máu côn đồ đã xảy ra vào tháng 4 năm nay ở
một nhóm học sinh lớp 9 và lớp 12 của trường THCS Nhân Văn (Tân Phú,
TP HCM). Không chỉ có vậy nhóm côn đồ nhí này còn rủ thêm học sinh
cùng khối tại Đà Lạt để xử bạn ngay tại đây trong chuyến dã ngoại. Vụ việc
khiến nhà trường buộc phải xử lý đình chỉ học tập 9 học sinh và hạ một bậc
hạnh kiểm với 10 em.
10
Nam học sinh đánh lộn dù sao cũng còn dễ giải thích hơn còn những
trường hợp "nữ quái" trong trường ra tay không những không kém mà còn
"tàn độc "hơn nhiều thì thực sự là chuyện hết sức đáng lo ngại.
Như vụ việc tại trường THCS Phan Công Hớn, Bà Điểm, Hóc Môn đã
xảy ra chuyện 2 nữ sinh Nguyễn Thị Mộng Thúy 16 tuổi lớp 9 và Lại Quý
Phụng 14 tuổi học sinh lớp 8 hành hung một bạn nữ lớp 9 khác bằng cách
dùng dao lam rạch mặt. Nữ sinh bị trả thù đó là Nguyễn Kiều Khanh 15 tuổi
học lớp 9 cùng trường. Đau lòng hơn khi lần đánh dằn mặt này không phải
là lần đầu với 2 nữ sinh Thúy và Phụng. Nạn nhân Kiều Khanh đã phải nằm
viện điều trị thẩm mỹ hết nhiều ngày. Vụ "đòn thù" này khiến Khanh phải
chịu tất cả 22 vết khâu từ trán xuống má, cằm… Nữ sinh Thúy và Phụng
không chỉ là nỗi sợ của riêng Khanh mà còn là nỗi nể sợ của hầu như tất cả
học sinh trong trường trên.
Vào năm 2006 cả hai nữ sinh này cũng từng gây ra một vụ tương tự
và bị Công an Bà Điểm - Hóc Môn tạm giữ… Hiệu trưởng Trường Phan
Công Hớn chỉ biết kêu trời! Song hình thức kỷ luật cao nhất nhà trường áp
dụng cho 2 trường hợp trên chỉ là đuổi học 1 năm.
Một ví dụ khác, nhiều tờ báo đã đăng tải nhiều bài làm xôn xao dư
luận và báo động nghiêm trọng về sự xuống cấp đạo đức của một số giáo
viên. Bên cạnh đó, kinh hoàng hơn là một bộ phận học sinh đã tham gia vào
những tệ nạn xã hội, hành động trái với luân thường đạo lý... Những câu
chuyện nếu nghe khó có thể hình dung nổi nó lại xảy ra ở học đường, nơi
vẫn được xem là "thiên đường" của sự trong sáng, trang nghiêm...
11
Vụ gần đây nhất gây phẫn nộ trong giới học đường là việc cô giáo
Trần Thị Thanh Vân, giáo viên chủ nhiệm lớp 11B2 ở Trường THPT Nghi
Lộc III thuộc xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An bị học sinh hành
hung.
Học sinh đó là Hoàng Văn Đạt, lớp 10B2. Sự việc theo học sinh lớp
11B2 do cô Vân chủ nhiệm tìm hiểu kể lại, Đạt quen và có tình cảm từ lâu
với bạn gái tên T. học lớp 11B2. T. học tập sa sút, lại thường xuyên đi muộn
và bỏ học liên tục. Để giúp T. tiến bộ trong học tập, cô Vân đã trao đổi thân
tình nhắc nhở và giúp đỡ, giáo dục T. Vì điều này, cô Vân đã bị Đạt hành
hung.
Trong bản tường trình với Ban giám hiệu Trường Nghi Lộc III, cô
Vân viết: “Chiều ngày 24/3/2008, tôi đang ghi bài trên bục giảng thì nghe
tiếng bước chân ngoài hành lang. Bỗng nhiên, học sinh Đạt ở lớp 10B2 xông
lên bục giảng và đánh túi bụi vào mặt tôi. Ngay sau đó, học sinh trong lớp
can ngăn nhưng em Đạt vẫn cố tình đánh tiếp”.
Bị Đạt hành hung, cô Vân bị thâm tím mặt mày, thân thể bầm dập.
Tuy nhiên, hệ lụy lớn hơn cả là danh dự của người giáo viên bị xúc phạm
nghiêm trọng và trở thành nỗi đau tinh thần không bao giờ nguôi ngoai đối
với cô Vân. Nỗi đau ấy còn khắc sâu thêm bằng một sự việc mà có lẽ suốt
cuộc đời cô Vân sẽ không bao giờ quên đó là cái thai 11 tuần tuổi cô mang
trong người do “đòn thù” đã ra đi mãi mãi. Sau sự việc gây ra cho cô Vân,
Đạt đã bị đuổi học vĩnh viễn. Cùng với đó, Đạt còn phải chịu xử lý của pháp
luật: Cơ quan Công an xã Nghi Xuân đã xử phạt hành chính đối với Đạt vì
hành vi côn đồ.
12
Những trường hợp như Đạt không phải hiếm trong học đường. Các
biện pháp xử lý đôi khi chẳng là bài học đau đớn cho những đối tượng học
sinh như Đạt. Có lẽ vì thế nhiều vụ việc mà thủ phạm là học sinh vẫn liên
tiếp xảy ra. Và ở bất kể lĩnh vực hay quan hệ nào của cuộc sống, một số học
sinh cũng tạo ra mặt trái.
Cách đây chưa lâu, Nguyễn Văn Du, 17 tuổi ở xã Ea Wel, huyện
Buôn Đôn đã tống tiền chính cô giáo dạy mình. Sau khi đột nhập nhà cô giáo
Bùi Thị Khuyên, người đã từng dạy Du “con chữ”, vì không có gì để lấy, Du
đã lấy trộm toàn bộ giấy tờ tùy thân của cô với mục đích sẽ tống tiền cô.
Đúng theo kế hoạch, khi đã tìm được số điện thoại nhà cô Khuyên, Du
gọi điện buộc cô Khuyên phải chuộc tất cả giấy tờ với giá 600.000 đồng. Và
trả giá cho hành động này, Du đã bị công an bắt giữ khi trên tay vẫn còn
đang cầm số tiền do tống tiền cô Khuyên mà có.
Qua những vụ việc trên, đúng là với những học sinh như Du, Đạt, làm
gì còn “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”!
Để ghi nhớ công ơn thầy, cô giáo người xưa có câu: “Công cha, nghĩa
mẹ, ơn thầy”. Vậy mà với cả hai người này, với một số học sinh, họ chẳng
tha. Thậm chí, ngay với cha mẹ, những người có công sinh thành, nuôi
dưỡng như trời, bể, một số học sinh cũng chẳng vì thế mà ơn sâu nghĩa
nặng như cần phải có, cũng “luộc” như người dưng. Mà những trường hợp
như thế này, có lẽ không hiếm.
Cách đây chưa lâu, Cảnh sát hình sự TP HCM đã bắt giữ Phạm Văn
Chiến, 20 tuổi và Nguyễn Thành Quang, 19 tuổi về hành vi tống tiền. Đau
lòng là, đối tượng bị chúng tống tiền lại là người sẽ trở thành nhạc mẫu
13
trong tương lai của Chiến. Đau lòng hơn khi thông đồng với vụ tống tiền này
lại chính là con gái “cưng” của người bị tống tiền đồng thời là người yêu của
Chiến. Đó là Quách Tú Y., ở Bạc Liêu.
Tại Cơ quan Công an, Chiến khai đã chung sống như vợ chồng với
Quách Tú Y. Do thiếu tiền tiêu xài, Chiến đã rủ Nguyễn Thành Quang, đồng
hương Cần Thơ với Chiến (tạm trú tại phường 13, Tân Bình) cùng lập kế
hoạch với Quách Tú Y. viết thư cho bà Nguyễn Xíu Lý, mẹ của Y. với nội
dung: nếu không chuộc 3 triệu đồng thì con gái bà sẽ bị bắt đi bán dâm.
Nhưng chưa kịp cầm số tiền ấy đi tiêu xài, cả nhóm đã bị công an giải về nơi
làm việc. Trước sự chứng kiến của các đồng chí công an và cả gia đình, Y.
đã thừa nhận thông đồng với Chiến để tống tiền mẹ (!?).
Những con số nhức lòng
Viện KSNDTC đã thống kê các vụ việc liên quan tới trẻ vị thành niên
cho biết, nếu năm 1986 con số người thành niên phạm tội mới ở con số
3.607 người thì tới 1996 đã tăng gấp 3: 11.726 trường hợp. Tới năm 2005 số
người chưa thành niên phạm tội trên toàn quốc là 28.476.
Trong đó nhiều hành vi phạm tội có tính chất côn đồ, hung hãn và bạo
lực ở mức độ rất nghiêm trọng: Giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, cố ý gây
thương tích, gây rối trật tự công cộng… còn nếu tính tỷ lệ số người chưa
thành niên phạm tội trong cả nước phải chiếm từ 55 tới 65%.
Số thanh niên đang nghiện hút ma túy gia tăng ngày càng nhiều trong
môi trường học đường. Nếu năm 2004 có 600 HSSV nghiện ma túy thì năm
2007 là 1.234 HSSV. Việc sử dụng ma túy tổng hợp trong HSSV ngày càng
tăng, chưa thể kiểm soát được.
14