Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một vài biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3a trường tiểu học thọ thanh, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.11 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC CHO
HỌC SINH LỚP 3A, TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỌ THANH, HUYỆN THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Lê Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Thọ Thanh
SKKN thuộc mơn: Tiếng Việt

THANH HĨA, NĂM 2018


MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


12
13

NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng dạy Tập đọc ở trường Tiểu học Thọ Thanh
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp
3A trường Tiểu học Thanh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

TRANG
1
1
2
2
2
2
2
4
6
13

14
14
15


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Tập đọc là một phân môn thực hành, là một trong những phân mơn quan
trọng góp phần hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Đây là một trong bốn kỹ
năng cơ bản mà học sinh Tiểu học cần đạt tới. Đó là "nghe, nói, đọc, viết". Đây
là phân mơn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm
việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng
hàng đầu của học sinh của bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Nếu không
biết đọc con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của lồi người, khơng thể
sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong
xã hội hiện nay. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ
đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên xã hội. Đọc là phương tiện văn hoá cơ bản giúp con người giao tiếp với thế giới
bên trong của người khác qua các tác phẩm văn chương. Con người không chỉ
được thức tỉnh về nhận thức mà con rung động tình cảm, nảy nở ước mơ tốt đẹp,
khơi dậy sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Đặc biệt trong
thời đại bùng nổ thơng tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử
dụng các nguồn thơng tin.
Tập đọc có một vị trí vơ cùng quan trọng, khi học sinh đọc tốt, viết tốt các
em mới có thể tiếp thu được mơn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh
mới hồn thiện được năng lực giao tiếp bằng ngơn ngữ của chính bản thân mình.
để học sinh học tốt được phân mơn Tập đọc thì nhiệm vụ quan trọng nhất là rèn
đọc cho học sinh. Học sinh đọc tốt sẽ là phương tiện để học sinh chiếm lĩnh kiến
thức. Học sinh đọc tốt không những giúp các em giao tiếp tốt mà còn giúp các
em học tốt tất cả các môn học. Học môn nào, học bài nào cũng phải sử dụng đến
hoạt động đọc. Rèn học sinh đọc tốt cũng chính là giúp các em hình thành và

phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Tôi thấy thực tế dạy học hàng ngày, kĩ
năng đọc của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Một phần là do bản thân học sinh
nhận thức mặt chữ chậm, chưa có kĩ năng đọc, chưa cố gắng. Một phần là
phương pháp giảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế. Giáo viên mới chỉ
dừng ở mức cho học sinh đọc chứ chưa đi sâu vào rèn các kĩ năng.
Trong khi đó ở trường Tiểu học việc dạy đọc bên cạnh những thành cơng
cịn nhiều hạn chế nhất là các trường Tiểu học ở vùng miền núi học sinh của
chúng ta chưa đạt được hiệu quả như mong muốn trong môn Tập đọc. Kết quả
đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc,
các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng
tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản chưa có kỹ năng về giọng
đọc cách phát âm làm thế nào để các em cảm nhận được hiểu được văn bản làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu - làm thế nào để cho
những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. Cần đọc bài tập
đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để sửa lỗi phát âm cho học sinh, làm
thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, làm thế nào để các em hiểu văn
bản được đọc …
1


Đó là những trăn trở trong mỗi giờ Tập đọc, từ những lí do trên, qua nhiều
năm tìm tịi nghiên cứu và thông qua thực tế giảng dạy ở Trường Tiểu học Thọ
Thanh. Bản thân tôi đã áp dụng “ Một vài biện pháp nâng cao chất lượng đọc
cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân". Đây là
sáng kiến nhỏ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “Một vài biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho
học sinh lớp 3A trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân". Góp phần
nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3 nói chung và học sinh lớp 3A trường
Tiểu học Thọ Thanh nói riêng học tốt phân mơn Tập đọc.
Giúp giáo viên có cái nhìn nhận đúng đắn hơn, sâu hơn về tầm quan trọng

của việc rèn đọc. Từ đó giáo viên biết lựa chọn tìm ra những biện pháp tốt nhất,
những phương pháp phù hợp với đặc trưng của phân môn hướng dẫn học sinh
đọc tốt hơn để nâng cao hiệu quả giờ Tập đọc.
Giúp các em thích thú học tập, tạo đà để học tốt môn Tiếng Việt và các môn
học khác cũng như ở các cấp học trên và ứng dụng trong cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung chương trình phân mơn Tập đọc lớp 3.
- Phương pháp dạy Tập đọc lớp 3.
- Hình thức tổ chức dạy học.
- Việc dạy đọc cho học sinh lớp 3 ở Trường Tiểu học Thọ Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Dự giờ thăm lớp.
- Khảo sát tình hình thực tế.
- So sánh đối chiếu.
- Phương pháp luyện theo mẫu.
- Phương pháp phân tích ngơn ngữ.
- Phương pháp giao tiếp.
- Phương pháp thực hành.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ chế của đọc
Để nắm đươc cơ chế của đọc và xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần
làm rõ "Đọc là gì ?" có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhấn
mạnh những khía cạnh khác nhau của đọc. "Đọc là một dạng ngơn ngữ, là q
trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thơng hiểu nó (ứng
với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết
thành các đơn vị nghĩa khơng có âm thanh".
Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau,
là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện. Thứ nhất, đó là quá trình vận
2



động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cchs trung thành những
dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Qua trình này gọi là q trình đọc thành
tiếng. Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ nghĩa, tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng
bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc. Quá trình này gọi là
quá trình đọc hiểu.
Chất lượng đọc thành tiếng được đo bằng hai phẩm chất đó là đọc đúng và
đọc nhanh( lưu lốt, trơi chảy). Khi đọc hiểu, mục đích của người đọc là làm rõ
các kí tự, làm rõ nội dung và đích thơng báo cảu văn bản. Lúc này q trình đọc
khơng chỉ là sự vận động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm mà còn là sự
vận động của trí tuệ. Mặt khác đọc có ý thức là một yêu cầu quan trọng của đọc,
trở thành một kỹ năng của đọc đó chính là đọc hiểu. Đọc hiểu là tiếp nhận, đọc
cho mình. Thong qua giao tiếp có hai bình diện đó là tiếp nhận và sản sinh. Vì
vậy, kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu
dài. Vì đọc là hiểu nghĩa của chữ viết. Nếu trẻ không hiểu những già ta đưa cho
chúng đọc, chúng sẽ khơng có hứng thú học tập và khơng có khả năng thành
cơng. Do đó, hiểu những gì đọ được sẽ tạo ra động cơ, hứng thú cho việc đọc.
2.1.2. Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở Tiểu học
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hòi cơ bản
đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc sau đó đọc để
học, đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và
học tập đọc là một công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và
động cơ học tập, đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần
học tập cả đời, nó là khả năng không thể thiếu được trong thời đại văn minh.
Chính vì vậy trường Tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế
hoạch và hệ thống. Tập đọc với tư cách là phân môn của Tiếng Việt ở Tiểu học có
nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này - đó là hình thành và năng lực đọc cho học sinh.
2.1.3. Nhiệm vụ của dạy học Tập đọc ở Tiểu học
Tập đọc là phân môn thực hành nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành

năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận
cũng là bốn yêu cầu của chất lượng của đọc, đọc đúng đọc nhanh (đọc lưu lốt,
đọc trơi chảy), đọc có ý thức (thơng hiểu được nội dung những điều mình đọc
hay cịn gọi là đọc hiểu và đọc hay mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). bốn
kỹ năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc là đọc thành tiếng và
đọc thầm. hai hình thức này được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau, sự
hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ
năng khác.
Dạy đọc còn giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói
quen làm việc với sách cho học sinh - thông qua việc dạy đọc và làm cho học
sinh thích đọc. Và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả
cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt
để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ và phát triển.
3


Đọc một cách có ý thức tác động tới ngơn ngữ và tư duy của người đọc.
Đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái
đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ lơ gich cũng như biết tư duy có hình ảnh. Đọc
không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà cịn giáo dục tính cách thị hiếu thẩm
mỹ cho học sinh.
Như vậy mơn tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo
dục, giáo dưỡng và phát triển. Nội dung môn tập đọc của Tiếng việt lớp 3 được
sắp xếp theo các chủ điểm thứ tự từ gần đến xa, từ dễ đến khó so với lớp 2 chủ
điểm ở lớp 3 được mở rộng và nâng cao hơn
Dạy tốt phân môn Tập đọc là tạo cho học sinh có một nền tảng vững chắc
để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các phân mơn khác. Có đọc đúng, đọc trơi
chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu tất cả các văn bản khác.
Những năng lực này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước
hình thành và trường Tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên.

2.1.4 Yêu cầu về kỹ năng đọc đối với học sinh lớp 3
Đọc được một bài khoảng 150 chữ trong thời gian 2 – 3 phút.
Đọc rõ ràng, rành mạch từng câu, từng đoạn trong bài thơ hay văn xuôi,
biết đọc rõ từ và nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy.
Đọc thầm, hiểu nội dung bài đọc ở lớp 3. Nêu được ý nghĩa của đoạn bài đã
đọc, trả lời được những câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
Có giọng đọc phù hợp với thể loại và nội dung bài đã học thuộc lòng ( bài
thơ 10 – 12 dòng, bài văn khoảng 80 chữ).
2.2. Thực trạng dạy Tập đọc ở trường Tiểu học Thọ Thanh
2.2.1 Thuận lợi, khó khăn
Thọ Thanh là một xã vùng núi thấp của huyện Thường Xuân, là một xã
thuần nông, nhưng luôn là một trong những địa phương có truyền thống hiếu
học từ lâu đời.
Năm học 2017 – 2018, học sinh ở hai điểm trường lẻ Thanh Long và Thanh
Cao được đưa về điểm trường chính để học nên nhà trường chỉ cịn một điểm
trường chính. Nên việc tổ chức chức dạy và học có nhiều thuận lợi hơn những
năm học trước. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị để phục vụ cho dạy và học
đều đảm bảo. Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho công tác dạy - học. Đặc biệt là trong việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp
vụ cho giáo viên. Chương trình 30A đã hỗ trợ cho học sinh nghèo tạo điều kiện
tốt để đầu tư cho việc học tập. Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc học tập
của con em mình.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, u nghề có trình độ chun mơn
nghiệp vụ nghề vững vàng, giàu kinh nghiệm, tận tụy với học sinh. Năng động,
sáng tạo trong mọi hoạt động của trường, lớp và học sinh. Luôn chủ động sáng
tạo và linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp dạy học.
Nhìn chung các em học sinh đều chăm ngoan, chịu khó học tập. Được sự
dìu dắt tận tình của thầy, cơ các em đều học hành tiến bộ. Hơn nữa các em đều
4



sống gần nhau nên có điều kiện giúp đỡ nhau trong việc học tập. Tích tham gia
các hoạt động do trường, lớp, địa phương tổ chức. Riêng ở lớp tôi giảng dạy có
32 học sinh, các em đều có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ.- Học sinh hiếu động.
Bên cạnh những thuận lợi, nhà trường cũng gặp khơng ít khó khăn do Thọ
Thanh vẫn cịn là một xã nghèo, nhân dân chủ yếu làm nghề nơng, thu nhập bình
qn đầu nguời thấp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. Đời sống của một bộ phận
không ít nhân dân trên địa bàn cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí khơng đồng
đều. Nhiều gia đình, bố mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà, ít quan tâm
đến việc học của con cái. Hoặc số đông phụ huynh rất quan tâm đến việc giúp
đỡ con cái học tập nhưng lại thiếu kiến thức và phương pháp sư phạm để hướng
dẫn cho con, khiến cho trẻ khơng có cơ hội trải nghiệm và thiếu tự tin trong học
tập. Hơn nữa cịn có một số phụ huynh có tư tưởng khốn trắng cho nhà trường
và giáo viên chủ nhiệm ( trăm sự nhờ cô) nên việc kết hợp giữa gia đình với giáo
viên trong việc giáo dục học sinh còn nhiều hạn chế.
2.2.2 Thực trạng dạy Tập đọc ở trường Tiểu học Thọ Thanh
Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao đến hoạt động
chuyên môn của nhà trường, của tổ khối. Đặt biệt là chất lượng học sinh.
Giáo viên vững vàng về phương pháp, tinh thông về nghiệp vụ. Giàu kinh
nghiệm trong việc rèn đọc cho học sinh. Song bên cạnh đó do tỉ lệ giáo viên là
người địa phương nhiều, khi lên lớp các cô sử dụng tiếng địa phương nhiều, đọc
( giảng) bài chưa hay nên chưa thu hút sự chú ý của các em. Vì sợ mất thời gian,
nên trong q trình giảng dạy đặc là mơn Tốn và Tiếng Việt có giáo viên chưa
dành nhiều thời gian giúp đỡ học sinh đọc chậm, học sinh chưa hoàn thành.
Tuy vậy, trước khi lên lớp vẫn còn giáo viên chưa dành nhiều thời gian để
nghiên cứu kỹ bài dạy và chuẩn bị trang thiết bị đồ dùng thật chu đáo, do đó
hướng dẫn học sinh quan sát chưa kỹ. Việc chọn từ và giải nghĩa từ của giáo
viên còn rập khuôn (bám sát từ ở phần chú giải trong sách giáo khoa).
Khi lên lớp, có giáo viên chưa khai thác hết ý đồ của sách giáo khoa, ít sử

dụng phương tiện và đồ dùng dạy học. Hoặc chưa vận dụng linh hoạt các
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để lơi cuốn học sinh. Hoặc trong q
trình dạy học, giáo viên còn ảnh hưởng nặng tiếng bản địa nên dẫn đến kĩ năng
đọc đúng và đọc diễn cảm của học sinh chưa cao.
Các em hoàn toàn tự học, tự làm bài dưới sự hướng dẫn của cô giáo, tự đọc
bài theo cảm hứng. Chính vì vậy mà kết quả đạt được của các em hoàn toàn phụ
thuộc vào các cô giáo và sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường.
Một số em còn hay quên sách vở, đồ dùng học tập, tiếp thu bài còn chậm,
năng lực tư duy cịn hạn chế, chưa kiên trì học tập.
Một số học sinh do bố mẹ đi vắng, các em nhà ở với ơng bà, cơ, dì, chú bác
thiếu sự chăm sóc, đơn đốc, nhắc nhở của bố mẹ nên các em thường ham chơi.
Đặc biệt xem ti vi, điện thoại,... lười đọc sách. Mà nếu có đọc thì cũng chỉ đọc
qua loa, đại khái, đọc cho có đọc, lười tìm hiểu. Khi lên lớp, học mất tập trung,
thiếu sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp,…
5


Do ảnh hưởng phương ngữ nên nhiều học sinh phát âm sai, chưa đúng.
Đứng trước thực trạng trên, để học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Thọ
Thanh có kỹ năng đọc tốt và vân dụng vào các tiết Chính tả, Luyện từ và câu,
Kể chuyện và Tập làm văn, bản thân đã cố gắng tìm tịi cách dạy nhằm giúp
các em học tốt phân môn Tập đọc. Nên ngay từ những tuần đầu tiên bản thân
đã mạnh dạn khảo sát học sinh lớp mình thực dạy. Cụ thể như sau:
2.2.3. Kết quả khảo sát đầu năm
Từ thực trạng nêu trên, ngay sau khi nhận lớp, từ những tuần đầu của năm
học 2017 – 2018, tôi tiến hành khảo sát khả năng đọc đối với học sinh lớp 3A
Trường Tiểu học Thọ Thanh. Số lượng học sinh tham gia khảo sát là 32 em,
chiếm 100%. Trong đó:
Nam: 24 em,
Nữ: 8 em,

Dân tộc: 02 em
Qua khảo sát học sinh về kết quả phản ánh như sau:
Ngắt nghỉ Hiểu được nội
Tổng số học sinh
Đọc đúng, Đọc rõ ràng,
hơi ở dấu dung
đoạn,
rõ từ
rành mạch
câu
bài đọc
32
20
20
18
16
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3A
Trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân
Qua khảo sát tôi thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp tơi cịn nhiều em chưa
đạt theo u cầu. Để khắc phục tình trạng này, tơi đã tìm tịi và nghiên cứu và có
được những biện pháp sau đây:
2.3.1. Phân loại học sinh
Do học sinh mới từ lớp 2 lên nên ngay sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành
khảo sát và phân loại học sinh theo các mức độ cụ thể như sau:
- Đọc đúng, rõ từ (Tốc độ đọc một bài khoảng 100 chữ trong khoảng thời
gian 2- 3 phút).
- Đọc thầm, hiểu được nội dung bài ở lớp.
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch biết nghỉ hơi ở dấu chấm và ngắt hơi ở dấy
phẩy.
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch một đoạn, bài văn, thơ ngắn.

2.3.2. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đọc cho học sinh
Sau khi phân loại học sinh, tôi lên kế hoạch và đưa ra biện pháp cụ thể để
hướng dẫn, giúp đỡ học sinh ngay từ đầu năm học. Tôi xây dựng kế hoạch để
rèn đọc cho từng học sinh trong lớp, tôi làm cho học sinh thấy được luyện đọc là
quyền lợi, đồng thời là nghĩa vụ trong tiết học Tập đọc. Trong tiết dạy, tôi
thường kết hợp chặt chẽ giữa tìm hiểu bài với luyện đọc. Ngồi ra, tơi xây dựng
cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở Thư viện và ghi chép những thông tin cần
thiết khi đọc nhằm hỗ trợ cho các môn học khác. Từ đó rèn được kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. Buổi sáng, tôi thực hiện theo kế hoạch dạy học chính khóa.
Buổi chiều, tơi thực hiện theo kế hoạch buổi hai, dạy theo nhóm đối tượng học
6


sinh như đã phân loại ở trên.
Để thực hiện theo kế hoạch, tôi xác định rõ nhiệm vụ của môn Tập đọc và
nhiệm vụ của giờ Tập đọc đó là: Khi dạy phân môn Tập đọc, tôi luôn chú ý coi
trọng quan điểm dạy học “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh”; “Lấy học sinh làm trung tâm”. Đặc biệt, tôi xây dựng nề nếp học tập cho
học sinh ngay từ đầu năm học, học sinh có ý thức học tập. Từ đó giáo dục cho
học sinh thấy được tầm quan trọng trong việc học phân môn Tập đọc.
Trước khi lên lớp, tôi thường chuẩn bị bài rất chu đáo, nghiên cứu xây dựng
kế hoạch cụ thể, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy trủ trước khi lên lớp như: đọc
bài nhiều lần từ việc đọc đúng, đọc hiểu đến đọc diễn cảm và cảm thụ bài đọc,
dựa vào chuẩn kiến thức, đối tượng học sinh của lớp để xây dựng mục tiêu bài
dạy và đề ra phương án tiến hành; Tham khảo thêm tài liệu có liên quan đến bài
dạy (sách giáo viên, sách thiết kế, các tư liệu khác…) . Từ đó, lựa chọn phương
án dạy, dự kiến các tình huống có thể xảy ra trên lớp như: từ khó học sinh đọc dễ
sai, từ mới học sinh khó hiểu, cách ngắt nghỉ hơi của một số câu thơ, đoạn văn,
bài văn hay những văn bản; thơng tin, báo chí, hành chính, …
Ngồi việc rèn đọc đúng, chính xác, giáo, tơi thường hướng dẫn cac em
ngắt nghỉ hợp lý và thể hiện giọng đọc đúng nội dung với một số câu tiêu biểu.

Khi các em đọc, tôi lắng nghe, sửa, hướng dẫn đọc mẫu cho học sinh. Đây
là hoạt động cơ bản của việc rèn đọc.
Với mong muốn cho học sinh có tính siêng năng, chăm học, thích tìm tịi,
hàng tuần, tơi đều giới thiệu sách hay có liên quan đến bài học để học sinh tìm
đọc, giúp rèn kĩ năng đọc của các em. Tôi luôn coi trọng việc phối hợp với giáo
viên bộ môn để rèn đọc thông qua các môn học khác, chẳng hạn như đọc câu
hỏi, đọc yêu cầu bài, đọc đề bài. Ngồi ra, tơi cịn đưa các em đến thư viện để
đọc sách mỗi tuần một buổi, tổ chức Câu lạc bộ đọc sách.

Hoạt động đọc sách của học sinh lớp 3A tại Thư viện nhà trường
7


Sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách
2.3.3. Rèn kỹ năng đọc cho học sinh đọc chậm, đọc sai
Những học sinh chưa hoàn thành bao gồm những em đọc chậm, chưa có kỹ
năng đọc, đọc cịn ê, â, ngắc ngứ,… Với đối tượng học sinh này, tơi ln chú
trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp
hình thức luyện đọc tiếp sức câu, luyện đọc tiếp sức đoạn, luyện đọc nhóm, tạo
mọi điều kiện để học sinh tham gia vào tiết học bằng nhiều hình thức thảo luận
cặp, nhóm, hoạt động cả lớp. Để nhiều học sinh tham gia và tham gia đọc nhiều
lần trong một tiết học, xen kẽ hợp lý đọc đồng thanh để tạo khơng khí lơi cuốn
học sinh yếu, học sinh còn rụt rè vào hoạt động học. Trong mỗi tiết học toàn bộ
cho học sinh đều đựơc tham gia luyện đọc càng được nhiều lần càng tốt.
Đối với phần tìm hiểu bài, tơi chú ý giải nghĩa từ khó, tận dụng tối đa tranh
minh họa và đồ dùng dạy học trong việc giải nghĩa từ hoặc giải nghĩa từ trong
câu cụ thể để các em dễ cảm nhận tránh giải nghĩa từ dài dịng, vì vốn từ tiếng
Việt của học sinh còn hạn chế.
Đối với một số câu hỏi khó trong phần hướng dẫn tìm hiểu bài, tơi đã chủ
động gợi ý và giải thích khơng u cầu học sinh tự tìm hiểu và trả lời, dành thời

gian nhiều hơn cho phần luyện đọc rõ ràng, rành mạch.
Trong khi luyện đọc, tôi luôn tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét mình
và nhận xét bạn đọc. Tơi chỉ giữ vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
và luyện đọc bằng nghe và sửa cách đọc của từng học sinh mà khơng áp đặt và
gị ép. Để lôi cuốn học,trong giờ học, tôi thường tổ chức trò chơi thi đua trong
8


tiết học. Phân loại học sinh theo từng đối tượng để có biện pháp kèm cặp, giúp
đỡ phù hợp với từng đối tượng.
Đối với học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng: Tôi chú ý rèn đọc trong
mọi tiết dạy, luyện đọc cá nhân nhiều lần để học sinh đọc đúng và nhớ lâu.
Trước hêt, tôi hướng dẫn rèn luyện đọc nhiều lần để các em quen với mặt chữ,
hướng dẫn các em đọc theo hình thức cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều
lần để học sinh đọc đúng. Tổ chức phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” một học
sinh học tốt kèm thêm học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng (đọc sách ở Thư
viện), xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc rèn đọc cho học sinh. Ngồi việc
đọc đúng, tơi xây dựng nề nếp học, thói quen đọc tiếp sức câu, đoạn. Vận dụng
phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và nhìn; tơi đọc mẫu
thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng cơ để đọc theo. Với biện pháp
này tơi cần giảng, phân tích một cách đơn giản khi học sinh phát âm để phát âm
đúng: s/x; r/d/gi; ch/tr; l/n…để học sinh nhận diện nhằm khắc sâu trí nhớ cách
đọc đúng cho các em.
Ví dụ:
s
con sâu
âu
x
xâu kim
+ Rèn cho học sinh phát âm theo đúng chữ viết.

Ví dụ: phát âm “ưu tiên”chứ không phải “ưu tin”
+ Hướng dẫn cho học sinh phát âm đúng thanh hỏi, thanh ngã
Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn”
“một nửa” chứ không phải “một nữa”
Đối với học sinh đọc vẹt, chưa hiểu nội dung: Tơi rèn cho các em có kỹ
năng đọc thầm. Đây là hình thức đọc hiểu mà địi hỏi học sinh phải có tính tự
giác. Do đó, trước khi cho học sinh đọc thầm, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho học
sinh nhằm định hướng rõ việc đọc - hiểu (đoạn văn hay khổ thơ nào, đọc để biết,
hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì,…) Kết hợp quan sát, theo dõi từng
học sinh để biết học sinh đọc đến đâu. Với cahcs làm như vậy, tôi đã nâng cao
được chất lượng đọc thầm nhằm giúp các em hiểu được nội dung bài đọc. Các
em được rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt thường chủ yếu ở phần tìm hiểu bài ở
phân mơn Tập đọc. Trong phần tìm hiểu bài, tơi thường chọn những từ trọng tâm
và giải thích ngắn gọn, dứt khốt, dễ hiểu.
2.3.4. Kết hợp đồng bộ các biện pháp luyện đọc
Kỹ năng luyện đọc theo mẫu: Muốn học sinh đọc thành tiếng tốt giáo viên,
trước hết giáo viên phải đọc tốt. Vì vậy, trong dạy học tập đọc, tôi thường sử
dụng phương pháp luyện theo mẫu, tôi đọc mẫu để học sinh luyện đọc theo. Tôi
luôn làm chủ được âm thanh giọng đọc của mình, khơng chỉ phát âm đúng chính
âm mà còn đọc đủ lớn, làm chủ tốc độ, cường độ, cao độ để đọc diễn cảm.
Quan quan sát giọng đọc của học sinh: Sau khi tôi đọc mẫu, đến học sinh
đọc, tôi quan sát giọng đọc của các em, nghe các em đọc. Để xem các em đã đọc
9


đúng mẫu chưa và nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em so với bài
đọc của cơ. Từ đó tái hiện lại lời đọc của học sinh để giúp các em sửa sai.
Phối hợp nhịp nhàng lời mơ tả giọng đọc và làm mẫu: là có sự hài hòa giữa
những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu,
chỉ dẫn này bằng chính giọng đọc mẫu của cơ. Ví dụ: các em nghe cô đọc và đọc

lại. Tôi hướng dẫn cụ thể như: Đọc to hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn, chậm lại, nhấn
giọng, lên giọng, hạ giọng, kéo dài giọng chỗ này chỗ kia.
Luyện đọc to: Do thiếu tự tin nên khi đọc các em thường đọc nhỏ, đọc với
ngữ điệu thấp. Từ đó, tơi đã rèn cho các em kỹ năng nâng giọng để đọc to hơn,
cho các em này đứng trước các bạn nhiều lần và tập cho các em đọc to cho đến
khi bạn xa nhất trong lớp nghe rõ mới thơi. Động viên, khuyến khích các em dể
các em tự tin hơn khi đứng trước đám đơng. Bởi các em đọc khơng phải chỉ cho
mình cô giáo nghe mà cho tất cả các bạn trong lớp cùng nghe nên cần đọc với
giọng đủ lớn cho mọi người nghe rõ. Được đứng trước các bạn nhiều lần, được
cơ giáo khuyến khích giúp đỡ, các em sẽ thích đọc, sẽ quen đọc to, dõng dạc.
Đồng thời hướng dẫn các em hít thở sâu, lấy hơi ở những chỗ ngắt nghỉ khi đọc.
Luyện đọc đúng: Đọc đúng là tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách
chính xác, khơng có lỗi. Đọc đúng là khơng thừa, khơng sót tiếng. Đọc đúng
phải thể hiện được ngữ âm chuẩn,tứng là đọc đúng chính âm, đúng các âm, các
thanh, đúng trọng âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng ngữ điệu.
Để học sinh đọc khơng bỏ sót tiếng, khơng thêm tiếng, khơng lạc dịng, tơi
đã luyện cho học sinh kỹ năng làm chủ tia mắt khi đọc
Luyện chính âm: Chính âm là các chuẩn mực phát âm của ngơn ngữ có giá
trị và hiệu lực về mặt xã hội. Chính âm quy định nội dung luyện phát âm ở tiểu
học. Để luyện phát âm đúng cho học sinh, trước hết phải giải quyết vấn đề
phương ngữ. Vì chính âm và vấn đè luyện đọc đúng tùy thuộc vào phương ngữ.
Khi dạy, tôi lựa chọn các bộ phận của tiếng bao gồm các phụ âm đầu, vần (âm
chính, âm đệm, âm cuối) và thanh. Để sửa lỗi phát âm cho học sinh, tôi đã kết
hợp các biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm, biện pháp chữa lỗi bằng
âm trung gian.
Ví dụ:
+ Học sinh đọc chưa đúng phụ âm đầu: ch/tr/t; s/x; d/r/gi:
Ví dụ: “che chẻ” (tre trẻ); “cây te” (cây tre); “gà tống” (gà trống)
“xáng xuốt” (sáng suốt); “nhảy xào” (nhảy sào)
“dây phút” (giây phút); “dực dỡ” ( rực rỡ); “chảo dán” (chảo rán)

+ Học sinh đọc chưa đúng vần:
Ví dụ : “khỉu tay” (khuỷu tay)
“tủi thơ” (tuổi thơ)
“nhứt” (nhất)
“tíng trống” (tiếng trống)
“xe být”
(xe buýt)
“ưu tin” (ưu tiên)
10


“mua riệu” (mua rượu)
+ Học sinh đọc chưa đúng thanh hỏi, thanh ngã:
Ví dụ: “trơi nỗi” (trơi nổi)
“kiên nhẩn” (kiên nhẫn)….
+ Học sinh đọc chưa đúng ngun âm đơi
Ví dụ : Để luyện cho học sinh phát âm đúng là “rượu” đối lập với “riệu”,
tôi luyện cho học sinh phát âm ư trước. Sau đó tạo nên sự đối lập giữa các âm
trịn mơi và khơng trịn mơi bằng cách cho một loạt từ: Mười – tươi - dưới rượu. Sự tương phản này giúp các em nhận biết nhanh hơn và dẽ phát âm hơn.
Luyện đọc nhanh: Đọc nhanh cịn gọi là đọc rõ ràng, rành mạch, lưu lốt,
trơi chảy, là nói đến phẩm chất của đọc về mặt tốc độ. vấn đề tốc đọ chỉ đạt ra
sau khi đã đọc đúng. Rèn kỹ năng đọc rõ ràng, rành mạch, lưu lốt, trơi chảy
bằng chách đọc mẫu để cho học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị luyện đọc
nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Khi các em đọc, tôi thường theo dõi để giữ nhịp
đọc cho các em. Tổ chức cho các em đọc nối tiếp, tôi theo dõi và điều chỉnh tốc
độ bằng các lệnh “ đọc nhanh hơn”, “ đọc chậm lại”. Dựa vào chuẩn tối thiểu về
tốc độ và khả năng của học sinh lớp mình, tơi xác đình tốc đọ bằng cách đếm số
tiếng trong đoạn, bài rồi dự định thời gian đọc cho các em.
Ví dụ: Bài: “Cậu bé thơng minh”; Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Tập I
Trang 4. Sau đây là cách đọc một số câu:

- Ngày xưa,/ có một ơng vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ
lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu
khơng có thì cả làng phải chịu tội. // ( giọng đọc chậm rãi).
- Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ ?// (đọc với giọng oai nghiêm)
- Thằng bé này láo, / dám đùa với trẫm! // Bố ngươi là đàn ơng thì đẻ sao
được? // (Giọng bực tức, lên giọng ở cuối câu).
- Muôn tâu, / vậy sao Đức Vua lại hạ lệnh cho làng con / phải nộp gà trống
biết đẻ trứng ạ? // ( Đọc với giọng lễ phép, bình tĩnh, tự tin).
2.3.5. Rèn kỹ năng ngắt nghỉ hơi hợp lí
Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ sẽ giúp học sinh biết đọc liền mạch. Vì vậy khi
dạy, tôi hướng dẫn cho học sinh đọc ngắt, nghỉ theo dấu câu. Nếu là dấu phẩy thì
chỉ ngắt hơi, nếu là dấu chấm thì phải nghỉ hơi. Giọng đọc rõ ràng, phát âm
chuẩn.
Ví du 1: Trong bài thơ “Bận” Sách giáo khoa Tiếng Việt - Tập I trang 59.
Ngoài việc đọc đúng, chính xác, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh
cách nhấn giọng và ngắt nhịp giữa các dòng thơ đúng chỗ và thể hiện giọng đọc
đúng với nội dung.
Trời thu / bận xanh /
Còn con / bận bú /
Sông Hồng / bận chảy /
Bận ngủ / bận chơi /
Cái xe / bận chạy /
Bận / tập khóc cười /
Lịch bận tính ngày .//
Bận / nhìn ánh sáng. //
11


Với bài này đọc với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi
vật, mọi người.

Khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn văn với giọng hồi hộp, nhẹ
nhàng, đầy cảm xúc; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm. Hướng dẫn học sinh
cách ngắt câu dài.
Ví dụ 2: Bài : “Nhớ lại buổi đầu đi học” Sách giáo khoa Tiếng Việt - Tập I
trang 51.
Đoạn 1:
Hằng năm, / cứ vào cuối thu, / lá ngoài đường rụng nhiều, / lịng tơi lại
nao nức/ những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.// Tôi quên thế nào được
những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lịng tơi / như mấy cánh hoa tươi /
mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. //
Ngoài việc đọc đúng, giáo viên cần xây dựng cho học sinh có thói quen đọc
tiếp sức đoạn và tự giác học tập, phát huy tính tích cực học tập. Tạo mọi điều
kiện để học sinh được tham gia vào tiết học (trả lời câu hỏi, phát biểu về nghĩa
của từ, mở rộng từ, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu…). Đề xuất cách đọc
diễn cảm sau khi hiểu từ hiểu nghĩa; biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của bạn,
được rèn đọc đúng và diễn cảm, tham gia các trò chơi luyện đọc, đọc theo cách
phân vai.
Ví dụ: Bài : “Người liên lạc nhỏ” ở đoạn 3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Tập I trang 112.
- Giáo viên đọc diễn cảm:
+ Thể hiện giọng đọc qua từng đoạn:
Đoạn 1: Đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả dáng đi nhanh
nhẹn của Kim Đồng, phong thái ung dung của ông ké (hiền hậu, nhanh nhẹn
,lững thững,…)
Đoạn 2: (Hai bác cháu gặp địch) giọng hồi hộp.
Đoạn 3: giọng bọn lính hống hách, giọng Kim Đồng tự nhiên, bình tĩnh.
Đoạn 4: giọng vui phấn khởi, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện sự ngu ngốc
của bọn lính (tráo trưng, thơng manh)
Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim
Đồng, ông ké, nhằm luyện đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn
học sinh đọc đúng, thể hiện đúng lời các nhân vật.

Lời ông ké thân mật, vui vẻ: Nào bác cháu ta lên đường!
Lời Kim Đồng trong đoạn đóng kịch để lừa lũ giặc: bình tĩnh, thản nhiên,
khơng hề tỏ ra bối rối, sợ sệt khi trả lời bọn lính (Đón thầy mo về cúng cho mẹ
ốm); Tự nhiên, thân tình khi gặp ông ké( Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu cịn xa
đấy!)
Đọc câu văn: Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh (giọng giễu cợt bọn
giặc; đọc câu miêu tả “Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong
nắng sớm”, với giọng vui.
12


Đối với học sinh năng khiếu: Tôi thường cho các đối tượng này đọc mẫu
để phát huy năng lực đọc cho các em, khuyến khích cách đọc sáng tạo của học
sinh, không áp đặt một cách đọc theo khuôn mẫu.
Sau khi tìm hiểu nội dung bài, tơi mở rộng nội dung bài; đặt câu hỏi mở
rộng phù hợp với nội dung bài để học sinh suy nghĩ, phán đoán, tạo cho học sinh
có cơ hội phát huy năng lưc tìm tịi, sáng tạo trong học tập.
2.3.6. Làm tốt cơng tác chủ nhiệm lớp
Người giáo viên ngồi việc dạy tốt thì công tác chủ nhiệm lớp cũng
không kém phần quan trọng trong q trình giảng dạy và giáo dục học sinh.
Tơi đã kết hợp cùng nhà trường – gia đình để giáo dục các em. Tôi thường
xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về kết quả học tập của các em. Hàng
tháng, hàng kì nhắn tin edu thơng báo kết quả học tập của học sinh cho phụ
huynh biết thông qua sổ liên lạc điện tử để phụ huynh nắm bắt được kết quả học
tập của các em. Từ đó cùng giáo viên có biện pháp pháp giúp đỡ các em học tập
ngày càng tiến bộ hơn .
Tôi đã dành thời gian đến thăm một số gia đình trong lớp để nắm gia
cảnh từng em. Qua đó trao đổi với phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn nữa
đến việc học tập của con cái, khơng nên phó mặc tất cả mọi việc cho nhà
trường, cho thầy giáo, phải luôn kiểm tra việc học ở lớp cũng như ở nhà của

các em để nhắc nhở các em học tập tốt, đặc biệt là việc tập đọc ở nhà. Với
những học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, tơi đã chủ động tham mưa
nhà trường tặng quà tết vì người nghèo, tặng sách vở đồ dùng học tập, tặng áo
ấm,... Từ đó gia đình các em đã quan tâm hơn đến việc học ở nhà, khi có bài
về nhà thì phụ huynh động viên nhắc nhở các em học bài, làm bài, vì thế học
sinh lớp tơi tiến bộ rất nhiều.
Thơng qua các buổi họp phụ huynh như: Đầu năm, cuối học kỳ I và cuối
năm (3 lần/1 năm) để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em mình.
Từ đó, phụ huynh có biện pháp rèn các em học ở nhà.
Phụ huynh phải sắp xếp thời gian hợp lý để các em có thời gian rảnh tìm
đọc sách, truyện, chuẩn bị trước bài khi đến lớp.
Thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em mình, tạo khơng khí
học tập thoải mái cho các em.
Tóm lại: Giáo viên cần nắm vững chuẩn kiến thức cần đạt của phân môn
Tập đọc đối với học sinh lớp 3, nắm được từng đối tượng học sinh để sử dụng
phương pháp dạy sao cho phù hợp, đạt hiệu quả nhằm nâng cao được chất lượng
học tập của học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tập đọc như trên, tôi thấy giờ
Tập đọc của lớp tôi dạy đã đạt kết quả tốt. Số lượng học sinh nắm được thể loại,
yêu cầu bài đã tăng lên, phân môn Tập đọc ở lớp 3A có tiến bộ rõ rệt, chất lượng
mơn Tiếng Việt cũng đã nâng cao.
13


So sánh với kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến và sau khi
áp dụng sáng kiến trên kết quả lớp tôi thu được như sau:

Tổng số học sinh


Đọc đúng, Đọc rõ ràng,
rõ từ
rành mạch

Ngắt nghỉ
hơi ở dấu
câu
30

Hiểu được nội
dung đoạn,
bài đọc
27

32
32
32
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Nhờ việc áp dụng và kết hợp linh hoạt các biện pháp nêu trên trong giảng
dạy, tôi đã thu được những kết quả ban đầu rất khả quan trong việc rèn kỹ năng
đọc cho học sinh lớp 3 ở Trường Tiểu học Thọ Thanh. Chất lượng đọc của học
sinh lớp 3A đã được nâng lên hơn rất nhiều. Qua thực tiễn giảng dạy bản thân
với việc áp dụng một vài biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3
tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp và vận dung
linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để tạo hứng thú cho học
sinh. Giáo viên nắm vững các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, để
lựa chọn phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội
dung của bài dạy và chủ điểm của bài học đó. Giáo viên cần khéo léo sử dụng

linh hoạt các phương pháp, các hình thức tỏ chức dạy học. Các hoạt động của
tiết dạy không tách rời nhau, mà phải có sự đan xen liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Bên cạnh đó giáo viên cần phải có dự kiến về các câu trả lời của học sinh và các
tình huống sư phạm xảy ra trong mỗi hoạt động, có biện pháp giải quyết và điều
chỉnh kịp thời. Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy
học theo nhóm, dạy học cá nhân,.....có thể tổ chức học sinh dưới hình thức trị
chơi để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong
giờ học mà học sinh không nhàm chán.
Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, công tác động viên khen thưởng kịp thời,
kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình để tạo điều kiện cho các em trong quá
trình học tập ở trường, ở nhà.
Biết lắng nghe ý kiến chỉ đạo của chun mơn và ý kiến đóng góp xây dựng
của đồng nghiệp. Ln có thái độ cầu tiến, khơng ngừng học hỏi để nâng cao
trình độ chun mơn cho bản thân.
Để đạt được các điều đó, người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề,
kiên trì nhẫn nại, tận tụy với học sinh, biết hi sinh chia sẻ và thông cảm với hồn
cảnh của những học sinh gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống,
hết lịng vì học sinh thân yêu.
Hiểu rõ đặc điểm tâm lý của từng đối tượng học sinh để có những sáng tạo,
cải tiến về mặt phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng và từng bài cụ
thể. Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong SGK và
những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài
học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp.
14


Để góp phần dạy tốt phân mơn Tập đọc ở lớp 3, tôi đã mạnh dạn đề xuất
các biện pháp.
1. Tổ chức tiết học hoạt động sôi nổi, gây hứng thú học tập cho học sinh.
2. Nâng cao chất lượng đọc mẫu của giáo viên.

3. Thực hiện tốt bước hướng dẫn học sinh đọc từng câu trong bài tập đọc.
4. Hướng dẫn học sinh biết cách nghỉ hơi đúng khi đọc.
5. Hướng dẫn luyện đọc thành tiếng và đọc thầm một cách có hiệu quả.
3.2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên thực sự coi trọng, đầu tư, quan tâm hơn nữa vào việc
giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy theo hướng tích cực hố hoạt động của
người học.
Có thể nói, bước đầu thành công trong các tiết tập đọc cho học sinh lớp 3A
Trường Tiểu học Thọ Thanh là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh
nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập đọc ở các năm sau, với
mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng
Việt cấp Tiểu học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học sinh
Tập đọc. Tuy vậy với khả năng trình độ và suy nghĩ của bản thân cịn nhiều hạn
chế, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân
thành của Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học
các cấp để tôi có thể hồn thiện mình hơn, để việc dạy dỗ thế hệ trẻ ngày càng
đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thường Xuân, ngày 10 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Hiền

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học tập đọc ở tiểu học - Lê Phương Nga. NXB Giáo dục, năm 2003.
2. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học. Lê Phương Nga. NXB
Đại học sư phạm, năm 2006

16


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CẤP
TỈNH
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Trương Tiểu học Thọ Thanh

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Một vài biện pháp sửa lỗi
chính tả cho học sinh lớp 3
trường Tiểu học Thọ Thanh

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá

giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Tỉnh

C

Năm học
đánh giá xếp
loại
2015

17



×