Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.63 KB, 21 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi

Nguyễn Thị Hoa
1
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THUẬN AN
TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA CÚC 2
_________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRẺ 5 TUỔI
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
Chức danh: phó Hiệu trưởng

Số điện thoại cơ quan: 0650. 3 722 120

Năm học: 2010 - 2011
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi
I. NHẬN THỨC :
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo
dục. Từ Nghị quyết TW2 khóa VIII đã nêu rõ “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là
sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”.
Nghị quyết cũng đã định hướng về chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa dất nước trở thành một nước công
nghiệp. Làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước hội nhập
với khu vực, với thế giới. Khi đất nước đã phát triển đạt tới trình độ cao về khoa
học công nghệ đang tiến tới nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin. Đã tiếp tục
khẳng định mục tiêu giáo dục mầm non phù hợp với các điều kiện và yêu cầu của
từng nơi, đảm bảo hầu hết trẻ 5 tuổi được học qua chương trình mẫu giáo 5 tuổi để
chuẩn bị vào lớp một.


Trường mẫu giáo là nơi có trách nhiệm tổ chức thực hiện mục tiêu kế hoạch
đào tạo những thế hệ trẻ mầm non, trở thành những đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh
nhẹn, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, giàu lòng thương yêu, biết quan tâm nhường
nhịn những người xung quanh, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên, thông minh,
ham hiểu biết, yêu thích cái đẹp, quý trọng cái đẹp, nhất là trẻ 5 tuổi, cần được giáo
dục chăm sóc trẻ có một số kỹ năng sơ đẳng như: quan sát, ghi nhớ, so sánh, phân
tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán để trẻ vào trường phổ thông, trẻ thích được đi
học.
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ mục tiêu cơ bản nhất
của trường mầm non. Thực hiện được mục tiêu này là góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục mầm non. Công tác giáo dục phải được nhân dân ta nhận thức rõ tầm quan
trọng của ngành học mầm non. Chính vì vậy việc nâng cao công tác chăm sóc giáo
dục trẻ, đặc biệt quan tâm đến chất lượng trẻ 5 tuổi để trẻ được phát triển toàn diện
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ là nền móng hình thành nhân cách
trẻ, làm cơ sở vững chắc cho các bậc học tiếp theo.
Nguyễn Thị Hoa
2
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi
Vì vậy, đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước phải cần có một
đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề và hiểu biết nghiệp vụ, có phẩm chất ý chí
vươn lên, đồng thời phải có trí thức về đường lối quan điểm của Đảng.
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từng độ tuổi là pháp lệnh Nhà nước do
Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả
nước.
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ là công cụ chủ yếu để Nhà nước lãnh
đạo và giám sát hoạt động nuôi dạy trẻ ở trường mầm non, đồng thời cũng là
căn cứ pháp lý để nhà trường và giáo viên cùng tổ chức công tác giáo dục trẻ.
Những năm gần đây, trẻ em có sự tăng tốc trong sự phát triển thể lực, có
mối quan hệ chặt chẽ giữa dinh dưỡng - sức khỏe và phát triển nhận thức - vốn
sống. Việc hình thành các kỹ năng vận động, sự phối hợp khéo léo giữa các giác

quan phụ thuộc vào quá trình rèn luyện của trẻ, môi trường chăm sóc giáo dục
trẻ.
Ở lứa tuổi mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo từ 3-6 tuổi nói riêng, hoạt
động vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Do nhu cầu
giao tiếp của trẻ với người lớn, trẻ với trẻ cùng lứa tuổi, trẻ với môi trường
nhiên thiên và môi trường xã hội đã trở nên mạnh mẽ, trẻ với nguyện vọng được
tự lực- tự chơi, tự khám phá tìm hiểu.
Bên cạnh kiểu tư duy trực quan hành động, xuất hiện kiểu tư duy trực quan
hình tượng đó là tiền đề phát triển tư duy lô gích, rất cần thiết ở tuổi học đường
sau này.
Sự lớn lên và phát triển của trẻ đều phải trải qua những đặc điểm chung
nhưng ta nhận thấy rằng trẻ em ngày nay phát triển sớm hơn cả về tâm sinh lý,
tình cảm, trí tuệ, các khuynh hướng, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, thẩm mỹ của
trẻ ngày càng trở nên đa dạng phong phú, trẻ phát triển sớm, hiểu biết nhiều, nói
năng mạch lạc hơn.
Nguyễn Thị Hoa
3
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi
Sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non mang tính tổng thể. Vì vậy
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trước hết phải đảm bảo sự cân đối
hài hòa giữa các mặt, chăm sóc sức khỏe, an toàn nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục
cần đảm bảo tác động đến trẻ, thích hợp, đúng đắn, đúng lúc, phù hợp với từng
lứa tuổi của trẻ.
Công tác nâng cao chất lượng các hoạt động của trẻ là nhiệm vụ hàng đầu,
là nhiệm vụ trọng tâm của trường. Cần tìm ra một số biện pháp, phương thức để
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường nhằm thực hiện tốt
mục tiêu của trường đề ra.
II./ TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
- Trường được sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo Phòng - bộ

phận chuyên trách mầm non, sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương
và có sự phối kết hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể, các bậc phụ
huynh học sinh.
- Công tác nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là trẻ 5 tuổi ở các trường
mầm non – mẫu giáo là chủ đề năm học, là nhiệm vụ trọng tâm trong
mục tiêu phát triển nhà trường trong năm học 2010-2011 và những
năm tiếp theo.
2. Khó khăn:
- Trường còn thiếu biên chế giáo viên so với định mức. Các giáo viên
có biên chế thâm niên cao nhưng hạn chế sức phấn đấu để đạt chuẩn
nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Có phần hạn chế tính sáng tạo,
linh động trong việc đầu tư, tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú
cho trẻ, để trẻ có điều kiện trãi nghiệm - vận dụng vốn sống, phát huy
tính tích cực, sáng tạo khi được tham gia các hoạt động theo chương
trình giáo dục mầm non mới.
Nguyễn Thị Hoa
4
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi
- Do điều kiện kinh tế ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Đa số bố mẹ
các cháu là công nhân, nên không có thời gian để phối kết hợp thực
hiện các biện pháp giáo dục trẻ cùng với nhà trường, cùng tạo điều
kiện, cơ hội cho trẻ được củng cố kiến thức, ôn luyện, rèn các kỹ năng
thường xuyên.
III./ BIỆN PHÁP:
Cùng với Nhà trường nhận định rõ những mặt mạnh, mặt yếu về thực
trạng của trường, đội ngũ giáo viên. Tôi đã mạnh dạn chỉ đạo thực hiện một số
biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc giáo
dục trẻ tốt hơn.
1/. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo để nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi
2/. Chỉ đạo thực hiện chương trình

3/. Thường xuyên bồi dưỡng phương thức soạn giảng, hình thức tổ
chức hoạt động, đa dạng phong phú
4/. Thực hiện công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm và đề ra hướng khắc
phục
Cụ thể như sau:
1/ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo để nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi:
Đầu năm họp chung với kế hoạch chuyên môn của trường, dựa vào thế
mạnh, tay nghề của đội ngũ giáo viên để xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi.
Trong cuộc hợp đầu năm, tập thể cán bộ giáo viên cùng nhau đưa ra
phương hướng thực hiện nhiêm vụ năm học của cá nhân dựa theo công tác được
phân công, đánh giá những ưu khuyết - điểm của năm trước, phân tích những
khuyết điểm hạn chế, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể cần thực hiện và nhất
trí cao là cùng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của trường, chú trọng
chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi. Xây dựng kế hoạch cụ thể theo yêu cầu mục tiêu
của ngành học phù hợp với tình hình thực trạng của trường. Nhà trường tổ chức
Nguyễn Thị Hoa
5
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi
Hội nghị cán bộ công chức đầu năm, phát động chị em trong tập thể tham gia
đăng ký thi đua với từng chỉ tiêu cụ thể:
Cụ thể về chất lượng học sinh:
- 98 % cháu đến lớp đều, ăn mặc sạch sẽ
- 85 % trẻ tham gia tích cực các hoạt động, năng động, sáng tạo
- 90 % trẻ thực hiện được các yêu cầu của cô
- 80 % trẻ biết dùng các kỹ năng cơ bản để giải quyết các bài tập, tình
huống cô đưa ra. Biết ghi nhận so sánh kết quả
2/. Chỉ đạo thực hiện chương trình:
Chỉ đạo thực hiện chương trình, nắm vững mục tiêu chương trình chăm
sóc giáo dục mầm non mới, hướng tới phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ, phát

triển ngôn ngữ, tư duy trẻ, rèn luyện và hình thành một số kỹ năng cơ bản, kỹ
năng sống nơi trẻ: nắm vững nội dung, phương thức giáo dục trẻ đối với từng
hoạt động chăm sóc giáo dục cụ thể, kết hợp với kinh nghiệm thực tiển của
mình mà có biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ hỗ trợ giáo viên, nhất là
những giáo viên gặp khó khăn trong chuyên môn, nhất là trong đầu tư soạn
giảng- tổ chức thực hiện các hoạt động đa dạng cho trẻ có cơ hội được trãi
nghiệm vốn sống và vận dụng kiến thức vào thực tiển, được thử nghiệm, được
luyện tập và rèn được một số kỹ năng cơ bản cần thiết.
Đồng thời xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ giáo viên, giúp giáo viên có khả năng vận dụng sáng tạo các phương pháp
giáo dục vào từng đối tượng cụ thể. Nhất là những giáo viên lớn tuổi hay theo
qui cũ, không có sáng tạo, giáo viên mới ra trường. Phải có kế hoạch cụ thể các
nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình, phù hợp với tình hình thực
tế của lớp mình phụ trách, với khả năng của trẻ trong lớp. Đảm bảo cho giáo
viên thực hiện đúng, đủ và thực hiện có sự linh động sáng tạo. ( nội dung hoạt
động được mở rộng phong phú, hình thức hoạt động đa dạng được tổ chức theo
ý tưởng riêng của từng giáo viên- thu hút, lôi cuốn được trẻ tích cực trong suốt
Nguyễn Thị Hoa
6
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi
quá trình hoạt động, đồ dùng dạy học - đồ chơi mang tính động và mở, thời
gian hoạt động không cố định tuyệt đối mà có thể gia giảm tùy theo hứng thú
của trẻ, chú ý đến hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, chú ý phát triển tư duy, suy
đoán với những câu gợi ý gợi mở, những tình huống yêu cầu trẻ giải quyết …
3/. Thường xuyên bồi dưỡng phương thức soạn giảng, hình thức tổ chức
hoạt động, đa dạng phong phú:
Do trình độ của giáo viên không đều, thường xuyên thăm lớp dự giờ, bồi
dưỡng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho chị em giáo viên, trao đổi
kinh nghiệm trong chuyên môn để giáo viên có cơ hội học tập lẫn nhau và giúp
đỡ nhau nâng cao tay nghề. Xây dựng đội ngũ giáo viên nồng cốt cho việc nâng

cao chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Công việc này tôi
bắt đầu từ tháng 9 đầu năm học, hàng tháng đều triển khai về phương thức đặc
thù của từng loại hoạt động, tổ chức thao giảng dạy tốt, rút kinh nghiệm các hoạt
động.
Đầu tư các hoạt động “Khám phá - Rèn kỹ năng sống” cho trẻ phù hợp
thực tế qua các hoạt động, hướng dẫn giáo viên tổ chức thực hiện trên các tiết
thao giảng ở trường, thao giảng huyện: cụ thể một vài hoạt động như sau
* Hoạt động “ Làm quen với toán” Chủ đề: Bản thân, nội dung về số
lượng, qua đề tài Pha nước tắc trong hoạt động cô cho trẻ quan sát và thực
hiện các thao tác thực như:
- Quan sát bảng công thức, qui trình thực hiện, cho trẻ phát biểu tự do
- Quan sát cô thực hiện đong - đếm lượng nước chính vào ly lớn
- Theo dõi cô cho số lượng đường vào ly
- Quan sát nhận xét, nhận xét sự việc theo khả năng của trẻ, cô có thể gợi
hỏi để trẻ trả lời được theo sự vật đang quan sát ( đường lắng xuống đáy ly)
- Sau đó cô thực hiện thao tác khuấy đều, cho trẻ nhận xét tiếp, xác định
một vài vấn đề: cái gì biến mất, khi biến mất nó đi đâu ( hòa tan trong nước),
trạng thái nước hiện tại như thế nào so với lúc ban đầu ( trong hơn - đục hơn )
Nguyễn Thị Hoa
7
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi
- Cô vắt lần lượt một nửa quả tắc vào, nhận xét ( hạt nổi, hạt chìm, khuấy
đều, nhận xét chất tan – không tan, xác định số lượng quả tắc…
- Cho trẻ nếm thử, cho biết kết quả mùi vị của nước ?, cảm giác
- Cho trẻ nêu ích lợi của nước tắc đối với sức khỏe, giáo dục dinh dưỡng
- Cho trẻ bắt đầu thực hành, cô nhắc nhở trẻ thực hiện các khâu vệ sinh
trước - trong và sau khi chế biến để an toàn thực phẩm – dinh dưỡng. Khi thực
hành chú ý đong và đếm số lượng theo đơn vị tính của từng nhóm khác nhau.
- Cô bao quát chặt chẽ quá trình thực hiện của trẻ qua từng khâu, để kịp thời
điều chỉnh bổ sung kiến thức chính xác, hướng láy, nhắc nhỡ trẻ thực hiện được,

đúng đạt và yêu cầu của cô đề ra. Cho từng trẻ được thực hiện tất cả các thao
tác mà trước đó đã được quan sát theo dõi cô thực hiện.
- Trẻ thực hiện xong qui trình và có được sản phẩm ( ly nước tắc ), gợi ý
trẻ chia - mời mọi người xung quanh và thưởng thức ly nước do chính tay mình
tạo nên. Tuy nhiên để chú ý việc an toàn lao động của trẻ trong hoạt động: cô
làm giúp trẻ một vài khâu như: cắt đôi quả tắc (1/2), một phần ba quả chanh
(1/3 ) trước khi trẻ tiến hành thực hiện…
- Cần chuẩn bị thêm một số vật liệu để có thể bù vào các hư hỏng do thao
tác của một số trẻ còn lúng túng, vụn về.
* Hoạt động “ Làm quen môi trường xung quanh” Chủ đề: Gia đình, nội
dung An toàn thực phẩm qua đề tài “ Màu trong thức ăn” .
Trong hoạt động trẻ được quan sát các hình ảnh gần gũi sát thực tế, được
so sánh, suy luận, phán đoán tình huống, được thực hiện, và rèn kỹ năng các
thao tác: giả, lượt, dầm, loại bỏ hạt dưa, vắt, nhồi, bóp, nặn bánh, rót chất lõng
vào thố, vào bịt, cột, buột miệng bịt bằng thun…. Sau khi tự tay tạo ra các loại
màu đẹp từ thiên nhiên trẻ được cô tạo điều kiện cho trẻ so sánh màu của thiên
nhiên và màu hóa học trong cùng đơn vị đo đếm về số lượng. Sau khi so sánh
trẻ được thực hiện pha chế, ngửi mùi thơm và nếm, thưởng thức một loại thực
phẩm với các màu khác nhau của trẻ và cô vừa tạo nên ( cô chọn làm một thức
Nguyễn Thị Hoa
8

×