Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách đối với cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Ea H’leo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.52 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách đối với cơ sở giáo
dục trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
I.

SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: VŨ VĂN HÓA

Năm sinh: 1963

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Quản lý ngân sách xã, thị trấn, sự
nghiệp giáo dục và tài sản công.
- Đơn vị công tác: Phòng Tài chính Kế hoạch Ea H’leo.
II. NỘI DUNG
1. Nêu thực trạng của cá nhân trước khi lập thành tích.
- Lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
- Luôn có ý thức và tinh thần học tập để nâng cao trình độ chính trị, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, trong sáng không rượu chè,
cờ bạc bê tha. Có tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, dám đấu tranh chống chủ nghĩa
cá nhân, cơ hội, cục bộ, tham nhũng, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác.
2. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc nêu giải pháp công tác được
đề xuất trong thực hiện nhiệm vụ:
Hiện nay do điều kiện NSNN còn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cấp
cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học của các cơ sở giáo dục; do vậy việc huy
động nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh để cải


tạo, nâng cấp, xây dựng các công trình phụ trợ như: Nhà vệ sinh, sân trường, nhà để
xe, cổng tường rào, duy tu, bảo dưỡng các công trình bị xuống cấp hoặc mua sắm bổ
Trang 1


sung thiết bị dạy - học là hết sức cần thiết. Biện pháp này thực sự có ý nghĩa khi
được sự ủng hộ, nhất trí trên tinh thần tự nguyện của các đối tượng tham gia đóng
góp và càng có ý nghĩa hơn khi các nguồn lực này được quản lý, sử dụng chặt chẽ,
công khai, tiết kiệm, hiệu quả. Mặt khác, thời gian vừa qua việc thu, chi các ngoài
ngân sách tại cơ sở giáo dục đã được các cấp, cách ngành quan tâm, ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý nhưng hiệu quả mang lại không cao. Sử dụng
sai mục đích các nguồn huy động cũng như chi tiêu nguồn này chưa tiết kiệm đã
được dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, hầu như chưa
được xử lý, kỷ luật.
3. Tên giải pháp công tác. Hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản thu
ngoài ngân sách đối với cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Ea H’leo.
4. Nội dung của giải pháp công tác.
Căn cứ để nêu giải pháp công tác: Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành Công
văn số: 6890/BGDĐT-KHTC, ngày 18/10/2010 về việc Hướng dẫn quản lý, sử dụng
các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục & đào tạo và Công văn số:
5584/BGDĐT-KHTC, ngày 23/8/2011 về việc tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm thu
trong các cơ sở giáo dục; Sở Giáo dục & Đào tạo ban hành Công văn số:
1021/SGDĐT-KHTC, ngày 20/8/2013 về việc Hướng dẫn thực hiện các khoản thu
đầu năm học và chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục; Báo cáo số:
144/BC-HĐND, ngày 30/10/2012 của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Ea
H'leo về kết quả khảo sát tình hình thu đầu năm học 2012-2013 của một số đơn vị
trường học trên địa bàn huyện Ea H'leo; UBND huyện ban hành Công văn số:
2485/UBND-VP, ngày 23/11/2013 chỉ đạo phòng Giáo dục & Đào tạo kiểm tra, xử
lý và có biện pháp chấn chỉnh, chấm dứt tình trạng thu, chi sai quy định của các cơ
sở giáo dục trên địa bàn.

Để thống nhất quản lý, sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách tại các cơ sở
giáo dục bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và phải được kiểm soát, tổng hợp theo dõi
quyết toán hàng năm. Trước tình hình đó, bản thân tôi đã chủ động trao đổi với Đ/c
Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch, tham mưu UBND huyện xem xét, ban hành để
các đơn vị có liên quan và các cơ sở giáo dục thống nhất tổ chức thực hiện; nội dung
cụ thể như sau:
4.1. Các khoản thu ngoài ngân sách, gồm (theo Công văn số: 1021/SGDĐTKHTC, ngày 20/8/2013 của Sở Giáo dục & Đào tạo Đắk Lắk).
Trang 2


a) Các khoản thu theo quy định gồm:
- Học phí
- Lệ phí tuyển sinh
- Thu dạy thêm, học thêm
b) Các khoản thu hộ trong nhà trường, gồm:
- Bảo hiểm y tế học sinh
c) Các khoản thu của các tổ chức Hội, đoàn thể trong nhà trường, gồm:
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh (Theo khoản 1, điều
10 của Thông tư số: 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đạo
tạo, quy định: kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ
sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác; như vậy
Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu bất cứ một khoản nào khác ngoài kinh
phí hoạt động).
- Quỹ Đoàn, Hội, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
d) Các khoản đóng góp tự nguyện phục vụ trực tiếp cho học sinh, gồm:
- Bảo hiểm tai nạn
- Tiền ăn của học sinh bán trú
- Thu tiền dạy ngày thứ 7 đối với học sinh Mầm non theo thỏa thuận Hội nghị
cha mẹ học sinh, nhưng mức thu tổng cộng các cháu không quá một ngày lương của
cô giáo dạy lớp đó.

- Tiền nước uống tinh khiết cho học sinh
- Tiền mua ghế ngồi ở sân trường cho các em học sinh lớp đầu cấp, mua bảng
tên học sinh
- Tiền giữ xe cho học sinh
- Tiền thuê dọn vệ sinh
- Tiền bảo vệ các điểm trường
đ) Các khoản thu tự nguyện phục vụ nhà trường:

Trang 3


- Các khoản viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho và các khoản đống góp tự
nguyện của các tổ chức, cá nhân thông qua các quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
e) Tiền đóng góp nhân đạo, từ thiện
4.2. Nguyên tắc thu, chi
a) Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công khai, minh bạch
b) Các khoản thu phục vụ trực tiếp cho học sinh là khoản thu phi lợi nhuận,
đảm bảo thu đủ bù chi.
c) Đối với các khoản thu tự nguyện: việc thu và sử dụng phải thực hiện
nghiêm túc quy định về hệ thống sổ sách kế toán theo Quyết định số: 19/2006/QĐBTC, ngày 30/01/2006 của Bộ Tài chính; chi phải đảm bảo đúng nội dung, đúng
mục đích, tiết kiệm và thực hiện báo cáo, quyết toán theo quy định hiện hành.
d) Ngoài các khoản thu trên, các trường tuyệt đối không được phép thu thêm
bất cứ khoản thu nào khác; thu phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của nhà trường. Các
trường không được thu gộp nhiều khoản vào đầu năm học.
đ) Việc thu phải gắn liền với việc vận động sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội
nhằm giảm đến mức tối đa sự đóng góp của cha mẹ học sinh.
4.3. Phương thức thu, chi
a) Đối với các khoản bắt buộc, như: Học phí, lệ phí tuyển sinh thực hiện thu
theo quy định của cấp có thẩm quyền.
b) Đối với các khoản thu hộ trong nhà trường

- Bảo hiểm y tế: Do nhà trường tổ chức thu theo quy định.
- Bảo hiểm tai nạn: Nhà trường tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm triển
khai công tác bảo hiểm học sinh, chú trọng công tác tuyên truyền vận động để học
sinh tự nguyện mua trực tiếp ở doanh nghiệp; nhà trường không tổ chức thu.
c) Đối với các khoản thu của các tổ chức hội, đoàn thể trong nhà trường.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh do Ban đại diện cha
mẹ học sinh thu, nếu nhờ nhà trường thu hộ thì phải có văn bản đề nghị; việc thu chi
phải đảm bảo đúng quy định tại Thông tư số: 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011
của Bộ Giáo dục và Đạo tạo.
- Quỹ Đoàn, Đội do tổ chức Đoàn, Đội thu theo quy định.
Trang 4


d) Các khoản thu tự nguyện phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của học sinh: Đây
là các khoản thu phi lợi nhuận; phải lập dự toán, cân đối thu, chi; dự toán và quyết
toán theo học kỳ; các khoản thu tự nguyện phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của học
sinh phải được bàn bạc thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh để thống nhất
mức thu và quản lý các khoản thu, chi theo quy định hiện hành.
đ) Tiền hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhỏ các công trình, mua sắm trang thiết bị
của nhà trường, các dụng cụ phục vụ học tập, sinh hoạt của học sinh.
- Khi xét thấy cần vận động đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh hoặc các
tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường để xây dựng, sửa chữa nhỏ, mua sắm phương tiện
dạy học mà ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được; Liên tịch nhà trường ( Ban lãnh
đạo, Cấp ủy, tổ chức Công đoàn nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh) cần bàn
bạc thống nhất chủ trương, lập dự toán kinh phí, có văn bản đề nghị chính quyền địa
phương. Khi có văn bản thống nhất của chính quyền địa phương, nhà trường báo cáo
tại Hội nghị cha mẹ học sinh đề nghị đóng góp hoặc với các tổ chức, cá nhân ngoài
nhà trường để vận động đóng góp.
- Việc đóng góp này phải bảo đảm nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Những
trường hợp không tự nguyện đóng góp, nhà trường không được phép thu. Nhà

trường có thể lập phiếu đăng ký đóng góp ghi mức tự nguyện đóng góp.
- Khuyến khích đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
để hỗ trợ vật chất cho nhà trường. Các khoản đóng góp tự nguyện này nhà trường
phải tổ chức thu (không được để Ban đại diện cha mẹ học sinh thu), quản lý, sử
dụng, ghi sổ sách kế toán theo Quyết định số: 19/2006/QĐ-BTC, ngày 30/01/2006
của Bộ Tài chính, thực hiện công khai và đưa vào quyết toán cùng với quyết toán
nguồn kinh phí ngân sách cấp.
4.4. Quản lý
- Sau khi được cha mẹ học sinh nhất trí về mức thu, đối tượng thu, nhà trường
phải báo cáo với chính quyền địa phương và gửi ngành cấp trên (UBND xã, thị trấn,
phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Tài chính Kế hoạch).
- Nhà trường cần nghiêm túc thực hiện công khai, minh bạch tài chính; mở
đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải
chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn ngoài ngân sách nhà nước đảm bảo chặt
chẽ, hiệu quả và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Trang 5


5. Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến.
Trên cơ sở tham mưu của phòng Tài chính Kế hoạch, UBND huyện đã văn
bản số: 1861/UBND-VP, ngày 22/8/2013 về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng các
khoản thu ngoài ngân sách đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện.
- Phạm vi áp dụng: Đối với cơ sở giáo dục thuộc huyện quản lý.
- Khả năng phổ biến: áp dụng trong lĩnh vực thu, chi các khoản ngoài ngân
sách đối với tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc huyện quản lý.
6. Thời điểm áp dụng. Năm 2013 và những năm tiếp theo.
7. Hiệu quả mang lại.
Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của UBND huyện, phòng Tài chính Kế hoạch
có trách nhiệm theo dõi, quản lý và hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổng hợp quyết
toán cùng với quyết toán với nguồn NSNN để thực hiện kiểm tra, giám sát kịp thời,

qua đó tham mưu UBND huyện có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Quản lý tốt nguồn thu, chi ngoài ngân sách, tạo niềm tin cho các tổ chức, cá
nhân và phụ huynh học sinh, nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa đối với sự
nghiệp giáo dục mang để mang lại nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở
giáo dục trong điều kiện hiện nay NSNN còn nhiều khó khăn.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ea H’leo, ngày 01 tháng 10 năm 2013
NGƯỜI BÁO CÁO

Vũ Văn Hóa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trang 6


TÓM TẮT GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Về quản lý, sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách đối với cơ sở giáo dục trên
địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Trong thời gian vừa qua, tình trạng lạm thu và việc thu, chi sai quy định đối
với các khoản thu ngoài ngân sách của các cơ sở giáo dục đã được các cấp, các
ngành quan tâm, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đã ban hành rất nhiều
văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn quản lý, sử dụng, nhưng những tồn tại, hạn chế chưa
được khắc phục triệt để gây bức xúc trong dư luận.
Trước tình hình đó, với tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính,
tạo niềm tin đối với các đối tượng đóng góp, đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả
nguồn thu ngoài ngân sách đối với các cơ sở giáo dục. Do vậy, phòng Tài chính Kế
hoạch đã tham mưu cho UBND huyện, ban hành văn bản hướng dẫn về các khoản

thu, công tác quản lý, sử dụng và trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong theo dõi,
kiểm tra, công khai và báo cáo quyết toán hàng năm, nội dung Hướng dẫn theo Công
văn của UBND huyện được tóm tắt như sau:
1. Về các khoản thu
Theo đúng nội dung Công văn số: 1021/SGDĐT-KHTC, ngày 20/8/2013
Hướng dẫn các khoản thu đầu năm học và chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ
sở giáo dục.
2. Về quản lý, sử dụng.
Các đơn vị trường học có trách nhiệm thu, mở sổ sách theo dõi chi tiết từng
nội dung, sử dụng đúng nội dung, tính chất của từng khoản thu được UBND xã, thị
trấn thống nhất chủ trương và chịu trách nhiệm công khai, quyết toán cùng kỳ với
quyết toán nguồn ngân sách cấp.
3. Trách nhiệm của UBND xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Ngoài trách nhiệm của UBND xã, thị trấn, phòng Giáo dục và Đào tạo theo
Công văn số: 1021/SGDĐT-KHTC, ngày 20/8/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo,
trong giải pháp công tác còn nêu trách nhiệm của cơ quan Tài chính trong việc theo
dõi, công khai các khoản thu, đôn đốc công tác quyết toán và xét duyệt, tổng hợp
quyết toán theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành.

Trang 7



×