1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai đóng vai trò quyết định đối với sự sinh tồn của con người. Đất đai
tham gia vào hầu hết quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Trong sản xuất nông,
lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó sử dụng đất đai hợp lý, có
hiệu quả, bảo vệ đất lâu bền đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia,
trong đó có Việt Nam. Khai thác hợp lý nguồn đất đai, tài nguyên đang là mục
tiêu chiến lược của một nền nông - lâm nghiệp sinh thái [19].
Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất rừng
sản xuất [4]. Đất lâm nghiệp với tổng diện tích khoảng 19 triệu ha luôn gắn với
vùng trung du miền núi, chiếm tới 63% diện tích toàn quốc, là đối tượng hoạt động
chủ yếu của nghề rừng Việt Nam. Quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên đất cũng là
mục tiêu chiến lược của nền sản xuất nông lâm nghiệp Việt Nam [34]. Hàng triệu
người nghèo nhất của Việt Nam sống trong rừng hoặc gần rừng. Hiện nay, trong
khu vực đất lâm nghiệp có khoảng 25 triệu người sinh sống, trong đó 70% dân số
sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp [17]. Sự phụ thuộc vào rừng của các cộng
đồng miền núi về lương thực, thực phẩm được sản xuất trên đất rừng, tiền mặt thu
được từ bán lâm sản như gỗ, củi đốt v.v. ngày càng tăng dẫn đến khai thác tài
nguyên rừng quá mức, nhiều nơi rừng không còn có khả năng tái sinh dẫn đến đồi
trọc hoá [28].
Trong gần 10 năm trở lại đây, trong định hướng phát triển lâm nghiệp, Chính
phủ đã có nhiều chính sách, chủ trương về phân cấp phân quyền trong quản lý tài
nguyên rừng, giao đất giao rừng, chế độ hưởng lợi từ rừng cho người quản lý rừng;
chủ trương về xã hội hóa nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội (LNXH), lâm
nghiệp cộng đồng (LNCĐ). Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng trong phát triển
lâm nghiệp dựa vào người dân, cộng đồng. Thực tế cho thấy để quản lý có hiệu quả,
công bằng và bền vững các nguồn tài nguyên rừng, cần có sự tham gia tích cực và
hưởng lợi từ rừng cho người dân và cộng đồng sống trong và gần rừng, có đời sống
2
phụ thuộc vào rừng; và để cho tiến trình này diễn ra có cơ sở khoa học và thực tiễn,
cần có những tổng kết, đánh giá, nghiên cứu thử nghiệm để xây dựng thành các các
phương pháp tiếp cận thích hợp cũng như phản hồi để phát triển các thể chế, tổ
chức, cơ chế chính sách thích hợp. Quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào
cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền
thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng
cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản
lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng [21].
Xã Mã Đà mới được thành lập vào năm 2003 với địa phận hành chính là toàn
bộ lâm phần của lâm trường Mã Đà cũ, nay thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn
hóa Đồng Nai (từ đây gọi tắt là Khu BTTN). Theo số liệu điều tra năm 2008, dân cư
sinh sống trên địa bàn xã Mã Đà gồm 1.725 hộ với 7.959 khẩu. Dân cư tại đây được
phân thành 7 ấp, mỗi ấp gồm một số cụm nhỏ phân bố ven và trong các khu rừng. Đa
phần dân cư của xã từ nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú, sinh sống ở đây
theo các thời kỳ với nhiều hình thức khác nhau như: di dân tự do, lao động dọn lòng
hồ Trị An, cán bộ công nhân viên Lâm trường và công nhân xây dựng thủy điện Trị
An nghỉ hưu và nghỉ chế độ ở lại lập nghiệp, Việt kiều Campuchia hồi hương, dân
khai phá vùng kinh tế mới do tỉnh Đồng Nai kết nghĩa với các tỉnh miền Bắc và
miền Trung
Khu BTTN được tỉnh Đồng Nai thành lập năm 2004 trên cơ sở sáp nhập lâm
phận của các lâm trường Vĩnh An, Mã Đà và Hiếu Liêm. Khu BTTN được thành
lập đồng nghĩa với việc chuyển nhiều diện tích đất rừng sản xuất và đất rừng phòng
hộ của các lâm trường cũ thành đất rừng đặc dụng, kéo theo sự thay đổi việc áp
dụng những quy định của Nhà nước về quản lý sử dụng rừng và đất rừng trên địa
bàn một số xã, trong đó có xã Mã Đà. Việc thành lập Khu BTTN và quy hoạch rừng
đặc dụng ở những lâm phần có đất sản xuất nông lâm nghiệp trước đây, đã ảnh
hưởng rất lớn đến việc làm, thu nhập của nhiều người dân trong vùng, do vậy sẽ
gián tiếp ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) và hoạt động bảo
3
tồn thiên nhiên của Khu BTTN. Để giải quyết vấn đề này, Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương sẽ thực hiện dự án quy hoạch ổn định các
khu dân cư thuộc xã Mã Đà và Hiếu Liêm [26].
Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy việc nghiên cứu hiện trạng quản lý
sử dụng tài nguyên đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã thuộc Khu BTTN, từ đó xây
dựng các giải pháp quản lý sử dụng đất phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của cộng
đồng dân cư địa phương, góp phần cải thiện được sinh kế của người dân nhưng vẫn
đảm bảo thực hiện đúng những quy định của Nhà nước về quản lý sử dụng đất đai
trên địa bàn là cần thiết trong điều kiện hiện nay.
Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn này, chúng tôi chọn thực hiện đề tài:
“Xây dựng các giải pháp quản lý sử dụng đất lâm nghiệp dựa vào cộng đồng,
làm cơ sở cho dự án quy hoạch ổn định dân cư vùng rừng tại xã Mã Đà thuộc
Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai” với hy vọng kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở tham khảo có ích cho các nhà quản lý và chính
quyền địa phương khi xây dựng và thực hiện các dự án quy hoạch ổn định dân cư
trên địa bàn Khu BTTN.
4
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghiên cứu có sự tham gia
1.1.1. Khái niệm về sự tham gia và nghiên cứu có sự tham gia
Có nhiều khái niệm khác nhau về sự tham gia, nhưng theo FAO (1982): "Sự
tham gia của người dân như là một quá trình mà qua đó người nghèo nông thôn có
khả năng tự tổ chức và như các tổ chức của chính họ, có khả năng nhận biết nhu cầu
của chính mình và tham gia trong thiết kế thực hiện và đánh giá các phương án tại
địa phương". Hôi nghị FAO (9/1983) lại đưa ra khái niệm: "Sự tham gia của người
dân như là sự hợp tác chặt chẽ của họ tới mức người dân cảm thấy phải chịu trách
nhiệm về thành công hay thất bại của dự án phát triển lâm nghiệp".
Các Chương trình, dự án phát triển hướng về người dân được xây dựng dựa
trên cơ sở khái niệm về sự tham gia. Tính triết lý của các khái niệm về sự tham gia
dựa vào hai giả định: (i) Giả định mang tính triết học: Đó là giá trị công bằng và
dân chủ trong xã hội, mọi thành viên trong xã hội đều được quyền tham gia vào
những vấn đề có liên quan đến họ và họ đều có quyền nói lên nguyện vọng, nhu
cầu, đề xuất các ý kiến của mình; (ii) Giả định mang tính thực tiễn: Nhà nước chúng
ta là một Nhà nước do dân, vì dân, cho nên trong lịch sử phát triển của đất nước,
bảo vệ Tổ quốc đều không thể thiếu sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội. Các
Chương trình phát triển nông thôn với đối tượng tác động là người dân nông thôn.
Họ vừa là đối tượng, vừa là chủ thể trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Nếu
họ không tham gia thì mọi Chương trình phát triển nông thôn sẽ không thành công.
Nghiên cứu có sự tham gia biểu thị cách tiếp cận để thu thập số liệu theo hai
chiều, từ nhà nghiên cứu đến đối tượng và từ đối tượng đến nhà nghiên cứu. Bản
thân quá trình là động lực, dựa trên những yêu cầu và chiều hướng thay đổi. Sự
5
tham gia hiểu theo nghĩa hẹp là người dân, còn theo nghĩa rộng là bởi nhiều bên
khác nhau [16].
Thực ra “sự tham gia” và “người tham gia” xuất hiện và đưa vào từ vựng của
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) từ giữa thập niên 70. Năm 1985, tại
hội nghị về phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) ở
Đại học KhonKean (Thái Lan) từ “sự tham gia/người tham gia” được sử dụng với
sự tiếp tục của RRA. Từ thời điểm năm 1987 đến năm 1988, người ta chia ra 4 loại
RRA: RRA thăm dò, RRA chủ đề, RRA giám sát và RRA cùng tham gia. Trong đó
RRA cùng tham gia là quá trình chuyển đổi từ RRA sang PRA.
Đến năm 1994 đã có hai cuộc hội thảo quốc tế về PRA tại Ấn Độ, đến nay có
hơn 30 nước đã và đang áp dụng PRA vào phát triển các lĩnh vực: (i) Quản lý tài
nguyên thiên nhiên; (ii) Nông nghiệp; (iii) Các chương trình xã hội xoá đói giảm
nghèo; (iv) Y tế và an toàn lương thực [13].
1.1.2. Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng và quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Ở Việt Nam, khái niệm "cộng đồng" được dùng trong lĩnh vực quản lý tài
nguyên rừng có thể khái quát thành hai loại quan điểm chính sau đây: (i) Thứ nhất,
"cộng đồng" là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội
nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thống, phong
tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường
có ranh giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này, “cộng đồng”
chính là “cộng đồng dân cư thôn bản” (sau đây gọi chung là “thôn“ cho phù hợp với
Luật Bảo vệ và phát triển rừng); (ii) Thứ hai, "cộng đồng" được dùng trong quản lý
rừng chính là nói đến các nhóm người có mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản
xuất và đời sống. Mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhưng phần lớn các ý
kiến đều cho rằng "cộng đồng" được dùng trong quản lý rừng chính là cộng đồng
dân cư thôn. Tại Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa
“Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một
thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”[31].
6
Tiếp theo đó là thuật ngữ “Lâm nghiệp cộng đồng”, theo FAO (1978) “Lâm
nghiệp cộng đồng là bao gồm bất kỳ tình huống nào mà người dân địa phương tham
gia vào hoạt động lâm nghiệp”, tuy vậy nó thường được sử dụng với nghĩa hẹp hơn
như là các hoạt động lâm nghiệp được tiến hành bởi cộng đồng hoặc nhóm người
dân địa phương (Arnold, 1999). Ở Nepal dùng thuật ngữ “Nhóm sử dụng rừng” để
chỉ hoạt động lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức bởi các nhóm đồng sử dụng tài
nguyên rừng trong một làng [21].
Như vậy, khái niệm lâm nghiệp cộng đồng đã được đề cập nhiều ở các quốc
gia trên thế giới, nó được hình thành với mục đích tạo dựng một phương thức quản
lý rừng dựa vào cộng đồng, phân cấp trong quản lý rừng, rừng được quản lý bền
vững hơn từ những người đang sống phụ thuộc vào rừng, và những giải pháp quản
lý bảo vệ rừng đóng góp vào việc sinh kế và cải thiện đời sống người dân từ hoạt
động lâm nghiệp. Từ quan điểm đó đã hình thành phương thức, các chương trình
hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM), được hiểu là một phương thức
nhằm duy trì và phát triển rừng cũng như giải quyết vấn đề đói nghèo ở vùng cao.
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên quan điểm: “Con người trước và lâm
nghiệp bền vững sẽ theo sau đó”, nó trao cho các cộng đồng quyền và trách nhiệm
trực tiếp quản lý và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên rừng (DENR; dẫn theo Bảo Huy
và ctv, 2005 [21]).
Trong hoạt động phát triển nông thôn cộng đồng, người dân địa phương có
thể được thu hút tham gia vào tiến trình quản lý tài nguyên, theo FAO (1999) có 6
kiểu tham gia theo Hình 1.1. Trong đó, chỉ có hai kiểu tham gia ở mức độ cao là
cộng đồng có quyền ra quyết định hoặc chia sẻ trong việc ra quyết định là tiếp cận
thích hợp nhất cho việc hỗ trợ để tạo ra sự hợp tác trong quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên [21].
Lợi ích rất rõ ràng từ các chương trình CBFM ở các nước đã chứng minh sự
cần thiết của phương thức quản lý rừng này. Trước đây khi cộng đồng người dân
sống gần rừng đứng ngoài cuộc của hoạt động lâm nghiệp thì rừng bị mất nhanh
7
chóng đồng thời đời sống của họ cũng mãi đói nghèo, thu hút cộng đồng vào tiến
trình này đã góp phần quan trọng trong bảo vệ, phát triển rừng và đóng góp vào việc
phát triển kinh tế xã hội, văn hoá truyền thống ở các địa phương [21].
Mức tham gia cao
Mức tham gia thấp
Hình 1.1: Các kiểu tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên thiên
nhiên (Nguồn FAO, 1999; dẫn theo Bảo Huy và ctv, 2005 [21])
1.2. Những nghiên cứu về quản lý sử dụng rừng và đất rừng của cộng đồng
1.2.1. Trên thế giới
Năm 1966, hội Đất học và Hội nông dân học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về
hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng quy hoạch sử dụng
đất. Tại Đức, tác giả Haber năm 1972 đã xuất bản tài liệu “Khái niệm về sử dụng
đất”, đây được coi là lý thuyết sinh thái về quy hoạch sử dụng đất dựa trên quan
điểm về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh thái cũng như sự ổn định
của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh. Từ năm 1967, Hội đồng nông
nghiệp Châu Âu đã phối hợp với tổ chức FAO tổ chức nhiều hội nghị về phát triển
nông thôn và quy hoạch sử dụng đất. Các hội nghị này khẳng định rằng quy hoạch
vùng nông thôn trong đó quy hoạch các ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm
8
nghiệp, chăn nuôi, chế biến nhỏ cũng như quy hoạch cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao
thông phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai. Năm 1971 và 1975 các chuyên gia tư
vấn họp tại Rome (Italia) và Geneve (Thuỵ sỹ) để thảo luận về phương pháp luận
qui hoạch nông thôn. Nội dung các cuộc thảo luận đã đề cập đến các phương pháp
cùng tham gia trong qui hoạch cấp vi mô (Nguyễn Bá Ngãi, 2000; dẫn theo Nguyễn
Phúc Cường, 2003 [12]).
Vào năm 1990, khi nghiên cứu hệ thống canh tác, FAO đã xuất bản
cuốn "Phát triển hệ thống canh tác". Công trình đã chỉ rõ phương pháp tiếp cận
nông thôn trước đây là phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống, đã không
phát huy được tiềm năng nông trại và cộng đồng nông thôn. Thông qua nghiên cứu
và thực tiễn, ấn phẩm đã nêu lên phương pháp tiếp cận mới đó là phương pháp tiếp
cận có sự tham gia của người dân, nhằm phát triển hệ thống trang trại trong cộng
đồng nông thôn trên cơ sở bền vững (dẫn theo Nguyễn Sỹ Bình, 2004 [2]).
Trên quan điểm hệ thống, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình và hệ
thống sử dụng đất và ban hành hàng loạt các tài liệu hướng dẫn, đánh giá đất đai
cho một loạt các loại hình sử dụng đất chủ yếu như: Đánh giá đất cho nông nghiệp
nhờ nước trời (1993), Đánh giá đất cho lâm nghiệp (1984), Đánh giá cho đất nông
nghiệp được tưới (1985), Đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (1989), Hướng dẫn
quy hoạch sử dụng đất (1993) (dẫn theo Lê Ngọc Trực, 2003 [44]).
Tại Nepan, Subedi và cộng sự đã dùng phương pháp đánh giá nhanh (RRA)
để nghiên cứu việc quản lý cây và đất tại hai cộng đồng nông thôn ở miền Đông
Terai. Nghiên cứu được thiết kế nhằm góp sức vào việc phát triển lợi tức và công ăn
việc làm thông qua dự án do SIDA và FAO tài trợ. Nhiều vấn đề lý luận và thực
tiễn cộng đồng và quản lý của thôn xã, tầm quan trọng của việc thu hút người dân
sử dụng tài nguyên và những nhóm sử dụng trực tiếp tham gia vào việc phát triển,
cách giải quyết vấn đề khan hiếm tài nguyên và công bằng xã hội đã được thảo luận
(dẫn theo Nguyễn Minh Thanh, 2004 [37). Tại Nepan, những diện tích rừng quan
trọng do nhà nước quản lý, một số diện tích rừng đáng kể ở vùng núi trung du đã
9
được giao cho các cộng đồng và việc quản lý các khu rừng này do một uỷ ban về
rừng được cấp chính quyền cơ sở thành lập. Uỷ ban này quản lý rừng được giao ở
địa phương theo kế hoạch và tuân thủ pháp luật (Bộ Khoa học công nghệ và môi
trường, 1995; dẫn theo Bùi Thị Kim Phương, 2002 [30]).
Từ năm 1984, Trung Quốc đã xã hội hoá nghề rừng và có quy định trách
nhiệm cụ thể nghiêm ngặt đối với chính quyền các cấp. Rừng thực sự được quan
tâm bảo vệ và phát triển. Đầu những năm 80, nhà nước Trung Quốc đã tiến hành
cấp chứng nhận quyền sử dụng đất rừng cho các tập thể, hộ gia đình và cá nhân. Từ
đó rừng có chủ thực sự. Nhà nước cũng quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển
nghề rừng, những quyền được hưởng lợi của chủ rừng và quy định tuyệt đối không
được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của chủ rừng. Từ khi có chính sách
cấp quyền sử dụng đất rừng, lâm nghiệp Trung Quốc phát triển rất mạnh, giải quyết
đồng bộ về các mặt kinh tế - xã hội - môi trường cho nhân dân, nhất là ở miền núi
vùng cao, vùng đồng bào dân tộc [34].
Ở ấn Độ, chính sách lâm nghiệp quốc gia được Chính phủ thông qua năm
1988, quy định các cộng đồng điạ phương được tự chủ trong việc phát triển và bảo
vệ các khu rừng của cộng đồng. Năm 1990, nghị quyết về hợp tác quản lý rừng
quốc gia được thông qua, trong đó ủng hộ quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng
địa phương trong việc quản lý các khu rừng cộng đồng [35].
Ở Philippinse, năm 1980, Chính phủ thực hiện chính sách lâm nghiệp xã hội,
nhằm nâng cao điều kiện kinh tế xã hội của các cộng đồng dân cư sống trong rừng,
phụ thuộc vào đất rừng. Từ đó dân chủ hoá việc sử dụng đất rừng, phân chia hợp lý
các lợi ích từ rừng, đồng thời cần giúp cho việc bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng. Để thực hiện được các mục tiêu trên Chính phủ Philippinse ban hành 2 loại
chứng chỉ: (i) Chứng chỉ hợp đồng quản lý (CSC) do Chính phủ cấp cho người dân
sống trên đất rừng đã có đủ tư cách pháp nhân, họ được hưởng các thành quả lao
động trên mảnh đất đó; (ii) Bản thoả thuận quản lý lâm nghiệp xã hội (CFSA) là
10
hợp đồng giữa Chính phủ và một cộng đồng, hay một hội lâm nghiệp nào đó kể cả
các nhóm bộ lạc [34].
Ở Thái Lan, năm 1975 Cục Lâm nghiệp Hoàng gia thực hiện mô hình làng
lâm nghiệp để giải quyết những người được chọn ở lại trên đất rừng, nhằm khuyến
khích người nông dân tham gia bảo vệ rừng Quốc gia, phục hồi diện tích rừng đã bị
mất và suy thoái. Từ năm 1979 chương trình cấp giấy chứng nhận quyền hưởng hoa
lợi trong rừng dự trữ quốc gia được triển khai thực hiện nhằm đối phó với vấn đề
suy giảm, xâm lấn cả về chất lượng và diện tích rừng. Nhà nước cấp cho những hộ
nhân dân không có đất giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi với diện tích nhỏ hơn
2,5 ha. Mục đích là khuyến khích đầu tư vào đất đai, tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa
và ngăn chặn sự xâm lấn rừng [34].
Ở Nam Phi, Moenieba và Najma (2000), trong báo cáo “Hợp tác quản lý với
người dân ở Nam Phi: Phạm vi vận động” đã nghiên cứu các hoạt động hợp tác
quản lý tại vườn quốc gia Richtersveld là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
Người dân nhận thức chưa cao về bảo tồn thiên nhiên, trong khi đó công việc của
họ làm ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của Vườn quốc gia. Ban quản lý vườn quốc
gia đã phải nghiên cứu phương thức bảo tồn trong nhiều năm và cho đến năm 1991
mới chính thức tìm ra được phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư.
Phương thức này chủ yếu dựa trên hương ước quản lý bảo vệ tài nguyên. Trong đó
người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của mình, còn chính
quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều
kiện kinh tế xã hội khác. Tương tự, tại Vườn quốc gia Kruger (Reid, 2000), để đạt
được quyền sử dụng đất đai cũ, người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi tr-
ường trong khu vực Vườn quốc gia, đồng thời họ cũng được chia sẻ lợi ích thu được
từ du lịch. Từ những kết quả đạt được về đồng quản lý tài nguyên ở Nam Phi đã
trở thành bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển khác (dẫn theo Nguyễn
Quốc Dũng, 2004[14]).
11
Về chính sách lâm nghiệp, Sheppherd (1986) cho rằng đối với cộng đồng
dân cư sống trong và gần các khu bảo tồn thiên nhiên, một giải pháp đề nghị là cho
phép người dân địa phương củng cố quyền lợi của họ theo cách hiểu của các hệ
quản lý nông nghiệp hiện đại, bằng cách trồng cây, cho và nhận đất. Nhà nước cần
xác định rõ các quyền lợi chính trị của dân trên mảnh đất mà họ nhận, với mục đích
tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và giảm tác động đến tài nguyên rừng
(IDRC và IIRR, 2000; dẫn theo Tô Bá Thanh, 2009 38.
1.2.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm
nghiệp cấp xã được thực hiện tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc và xã Hang Kia, Pà Cò,
huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình do Dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp
từ năm 1993. Theo Nguyễn Văn Tuấn (1996), quy hoạch sử dụng đất được coi là
một nội dung chính và được thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở tôn trọng tập
quán nương rẫy cố định, lấy xã làm đơn vị để lập kế hoạch và giao đất, có sự tham
gia tích cực của người dân, già làng, trưởng bản, chính quyền xã (Nguyễn Văn Tuấn
và Vũ Văn Mễ, 1996; dẫn theo Lê Ngọc Trực, 2003 [44]).
Tài liệu phát triển hệ thống canh tác do Lê Trọng Cúc và Trần Đức Viên
(1995) phổ biến cách tiếp cận và phát triển hệ thống canh tác nhằm phát triển hệ
thống trang trại ở nông thôn một cách bền vững (Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên,
1995; dẫn theo Hà Minh Quý, 2004 [34]).
Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) khi nghiên cứu đề xuất hệ thống canh
tác trên đất đồi núi đã khẳng định tính bền vững trong sử dụng đất được thể hiện
qua ba mặt là sự bền vững kinh tế, bền vững môi trường và sự chấp nhận của xã
hội, thông qua 5 thuộc tính là tính hiệu quả, tính an toàn, tính bảo vệ, tính lâu bền
và tính chấp nhận. Dựa trên những kết quả nghiên cứu của mình, các tác giả đề xuất
biện pháp sử dụng tổng hợp có hiệu quả đất đồi núi trên cơ sở sinh thái bền vững, gồm 3
nhóm biện pháp chính nhóm biện pháp công trình, nhóm biện pháp sinh học và nhóm
biện pháp canh tác. Các tác giả đưa ra một số kiểu mô hình nông lâm kết hợp điển hình ở
12
một số tỉnh miền núi phía bắc với một số giống cây trồng mới xen lẫn cây bản địa
(Nguyễn Xuân Quát, 1996; dẫn theo Hà Minh Quý, 2004 [34]).
Khi xem xét tình hình giao đất, giao rừng từ 1988 đến 1992, đề tài "Những
định hướng và giải pháp nhằm đổi mới việc giao đất, giao rừng ở miền núi" của
Nguyễn Đình Tư đã đánh giá thực trạng sau khi nhận đất nhận rừng. Từ đó tác giả
chỉ ra những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giao đất, giao
rừng ở miền núi (dẫn theo Hà Minh Quý, 2004 [34]).
Nguyễn Bá Ngãi (2001) đã nghiên cứu về cơ sở khoa học và thực tiễn cho
quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc,
qua kết quả nghiên cứu tác giả đã xác định được khả năng áp dụng trình tự và
phương pháp quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã cho vùng trung tâm
miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó phương pháp PRA thường được áp dụng phổ
biến trong quy hoạch sử dụng đất (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hoàn, 2002 [19]).
Phân loại sử dụng, lập quy hoạch và giao đất lâm nghiệp của Nguyễn Ngọc
Bình và các cộng sự (2004) đã đề xuất áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham
gia trong quy hoạch sử dụng đất. Tác giả cho rằng bản chất của phương pháp tiếp
cận này là tất cả những ai có liên quan đến sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
lâm nghiệp trên địa bàn đều được tham gia với đúng vai trò và khả năng của mình
bằng các công cụ thích hợp; các nhà quản lý, người lập chính sách, chuyên gia kỹ
thuật, cán bộ địa phương và nhân dân cũng như các chủ sử dụng đất. Tác giả xác
định các công cụ chính sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp bao gồm:
(i) Bản đồ cơ bản; (ii) Sa bàn quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; (iii) Câu hỏi
phỏng vấn bán chính thức; (iv) Sơ đồ Venn; (v) Lát cắt dọc địa hình; (vi) Sơ đồ
đánh giá cây trồng vật nuôi [1].
Bảo Huy và ctv (2005) trong đề tài Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất
rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar tỉnh Gia Lai, đã sử dụng và
phát triển phương pháp nghiên cứu, tiếp cận có sự tham gia kết hợp với ứng dụng
công nghệ thông tin, tin học và thống kê toán học để thử nghiệm và phát triển các
13
phương pháp tiếp cận về xã hội, kỹ thuật trong tiến trình xây dựng mô hình quản lý
rừng dựa vào cộng đồng. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia được áp dụng bao
gồm nghiên cứu hành động có sự tham gia (PAR), đánh giá nông thôn có sự tham
gia (PRA), phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), đánh giá tài nguyên rừng và
lập kế hoạch có sự tham gia (PIP), nghiên cứu hệ thống kiến thức sinh thái địa
phương (LEK). Các phương pháp tiếp cận này được sử dụng linh hoạt, phối hợp với
nhau, đặc biệt là ứng dụng và phát triển thành các công cụ thích hợp với mục tiêu
quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Công nghệ tin học và thống kê toán học trong lâm
nghiệp được sử dụng để tiếp cận tốt nhất với quy luật sinh học, phát triển rừng; các
phần mềm thống kê SPSS, Statgraphics, Excel được sử dụng để tiếp cận các mô
hình hồi quy. Quan điểm nghiên cứu là sử dụng các công cụ toán học để mô tả phản
ảnh được các quy luật, mối quan hệ phức tạp, bị tác động bởi nhiều nhân tố, sau đó
cụ thể hoá, đơn giản hoá thành các công cụ, sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu có thể áp
dụng trong thực tiễn quản lý rừng dựa vào cộng đồng [21].
Bảo Huy (2005) trong “Tài liệu hướng dẫn Giao đất giao rừng có sự tham gia
của người dân” đã nêu lên các nguyên tắc của công tác giao đất giao rừng là: (i)
Giao đất giao rừng phải tuân theo các cơ sở pháp lý như: Quyết định 661/QĐ-TTg,
Quyết định 245/1998/QĐ-TTg, Nghị định 163/1999/NĐ-CP; Luật bảo vệ và phát
triển rừng 2004; (ii) Giao đất giao rừng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và
xem xét truyền thống sử dụng đất của cộng đồng dân tộc thiểu số; (iii) Giao đất giao
rừng phải được tiến hành có sự tham gia của người dân, cộng đồng [13]. Tài liệu
cũng đề ra các nguyên tắc giao đất lâm nghiệp: (i) Giao đất lâm nghiệp phải phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất và xem xét truyền thống sử dụng đất của cộng đồng
bào dân tộc thiểu số; (ii) Giao đất lâm nghiệp phải được tiến hành có sự tham gia
của người dân, cộng đồng; (iii) Phương pháp khoanh vẽ diện tích và đánh giá tài
nguyên rừng khi giao phải phù hợp với năng lực của người dân [23].
Chương trình phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 1996 - 2000 trên phạm
vi 5 tỉnh: Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ đã tiến hành thử
nghiệm quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã trên cơ sở xây dựng kế hoạch
14
phát triển cấp thôn và hộ gia đình. Theo Bùi Đình Toái và Nguyễn Văn Nam
(1998), tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình sử dụng PRA để tiến hành quy hoạch sử
dụng đất, tỉnh Hà Giang đã xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất 3 cấp:
xã, thôn và hộ gia đình. Đến năm 1998 trên toàn vùng dự án có 78 thôn bản được
quy hoạch sử dụng đất theo phương pháp cùng tham gia. Phương pháp quy hoạch
sử dụng đất dựa trên PRA căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng
đất, với cách tiếp cận từ dưới lên tạo ra kế hoạch có tính khả thi cao hơn (Bùi Đình
Toái, 1998, Nguyễn Hải Nam 1998; dẫn theo Lê Ngọc Trực, 2003 [44]).
Vũ Văn Mễ và Desloges (1996) đã thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử
dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại Quảng Ninh và đề
xuất 6 nguyên tắc và các bước cơ bản trong quy hoạch cấp xã đóng góp vào phát
triển phương pháp quy hoạch. Sáu nguyên tắc đó là: Kết hợp hài hoà giữa ưu tiên
của Chính phủ và các nhu cầu nguyện vọng của nhân dân địa phương; Tiến hành
trong khuôn khổ luật định hiện hành và các nguồn lực hiện có của địa phương; Đảm
bảo tính công bằng; chú ý đến cộng đồng dân tộc miền núi, nhóm người nghèo và
vai trò của phụ nữ; đảm bảo phát triển bền vững, đảm bảo nguyên tắc cùng tham gia
(Trần Hữu Viên, 1999; dẫn theo Lê Ngọc Trực, 2003 [44]).
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu năm 1999 và 2000,
Nguyễn Bá Ngãi cùng với nhóm tư vấn của Dự án khu vực lâm nghiệp Việt Nam -
ADB đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch và xây dựng tiểu dự án
cấp xã. Mục tiêu là đưa ra một phương pháp quy hoạch nông lâm nghiệp cấp xã có
sự tham gia của người dân để xây dựng tiểu dự án nông lâm nghiệp cho 50 xã của 4
tỉnh: Thanh Hoá, Gia Lai, Phú Yên và Quảng Trị. (Nguyễn Bá Ngãi, 1999, 2000;
dẫn theo Lê Ngọc Trực, 2003 [44])
Để làm rõ cơ sở cho chiến lược sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả theo quan
điểm phát triển bền vững. Nguyễn Huy Phồn, 1997 (dẫn theo Nguyễn Sỹ Bình,
2004 [2]) đã tiến hành đánh giá loại hình đất chủ yếu trong nông lâm nghiệp. Trên
cơ sở đánh giá một cách tương đối có hệ thống về đất đai và hiện trạng sử dụng đất
15
nông lâm nghiệp, tác giả đã xây dựng bản đồ thích nghi sử dụng đất cho một số loại
đất chính phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế và môi trường cho toàn vùng
nghiên cứu [2].
Đề tài “Đánh giá tác động của giao đất lâm nghiệp đến tình hình phát triển
kinh tế, xã hội, và môi trường sinh thái tại xã Bằng Lãng - huyện Chợ Đồn - tỉnh
Bắc Kạn” của Triệu Văn Lực đã đưa được một số nhận xét, đánh giá đáng tin cậy về
tác động của giao đất lâm nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội và môi trường trong
phạm vi một xã. Tuy nhiên chưa đánh giá được đầy đủ mà chỉ mới dừng lại ở những
tác động chủ yếu và dễ xác định. Theo tác giả, giao đất khoán rừng tạo thêm công
ăn việc làm, tăng thu nhập và làm cho ý thức của người dân trong việc quản lý sử
dụng rừng được nâng cao hơn (dẫn theo Bùi Thị Kim Phương, 2002 [30] ).
Việt Nam đã có những nghiên cứu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất cũng
như quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp vi mô. Đặc biệt là công trình nghiên cứu
của các tác giả: Vũ Văn Mễ (1996) về phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất
lâm nghiệp có sự tham gia của người dân; Vũ Nhâm (1998) - nghiên cứu một số cơ sở
lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô; Nguyễn Bá Ngãi (2001) -
nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp
xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc. Những nghiên cứu này đang được vận dụng ở
nhiều địa phương nhưng chưa được tổng kết và phát triển thành phương pháp luận [13].
Việc xây dựng các qui tắc và qui định cho vùng đệm, vùng tái sinh và vùng
lõi của khu BTTN với sự tham gia của các cộng đồng và chính quyền địa phương đã
được Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999), Đặng Đình Trân (1997), Mackinnon
(1986), Sayer (1991) đề xuất một số hướng dẫn cho các vùng quản lý khác nhau
như: cấm đốt thảm thực vật trong vùng đệm, tránh trồng những loại cây dễ bắt lửa,
cấm đưa vào trong vùng đệm các loài động vật và thực vật có nhiều khả năng xâm
lấn hay đe doạ khu vực bảo tồn, cấm bất kỳ một hành động nào có khả năng đe doạ
các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong khu bảo tồn, tránh trồng các loài cây dễ
16
khuyến khích động vật hoang dã ra ăn cỏ ngoài khu bảo tồn (dẫn theo Nguyễn Minh
Thanh, 2004 [37).
Hà Minh Quý (2004) thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp kinh tế-
kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao tại xã Thanh Sơn - huyện
Sơn Động - tỉnh Bắc Giang” [44]. Đề tài đã sử dụng các phương pháp: (i) Kế thừa
các tài liệu có sẵn trước và sau khi giao đất, giao rừng tại xã; (ii) Phương pháp
phỏng vấn bán định hướng; (iii) Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia.
Trong đó tác giả đã sử dụng phương pháp PRA tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất
đai cho một thôn điển hình trong xã, điều tra các thông tin từ 30 hộ gia đình trong
xã, kết hợp điều tra xã hội học… Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài về tình
hình và kết quả của công tác giao đất lâm nông nghiệp. Tác giả đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao: Các giải pháp về mặt kỹ
thuật, các giải pháp về kinh tế, các giải pháp về tổ chức và các giải pháp về chính
sách.
Nguyễn Thị Thu Hoàn (2002) thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nông nghiệp sau
khi giao tại xã Tràng Xá - Võ Nhai - Thái Nguyên" [19]. Quá trình thu thập số liệu
nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp: (i) Kế thừa có chọn lọc các tài liệu
có sẵn trước và sau khi giao đất, giao rừng tại xã; (ii) Phương pháp phỏng vấn có
định hướng; (iii) Phương pháp điều tra chuyên đề; (iv) Phương pháp đánh giá nông
thôn có sự tham gia. Từ các số liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp
tổng hợp, phân tích các mặt theo các loại sơ đồ, lát cắt, các mẫu biểu thống kê;
Đánh giá hiệu quả kinh tế bằng các hàm kinh tế theo phương pháp tĩnh và động;
Đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường. Trên cơ sở những nghiên cứu về kết quả sử
dụng đất, hiệu quả sử dụng đất sau khi giao, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai tại xã Tràng Xá.
Lê Ngọc Trực (2003) thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và
thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô và tiến hành quy hoạch phát triển
17
nông lâm nghiệp xã Bình Lương – huyện Như Xuân – tỉnh Thanh Hóa” [44]. Trong
đó, để lập kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp cho xã, tác giả đã sử dụng phương
pháp PRA, kết hợp với kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp, gồm các bước sau: (i)
Tìm hiểu khái quát tình hình của xã; (ii) Khảo sát nắm tình hình chung của xã; (iii)
Lập sơ đồ hiện trạng của từng thôn trong xã; (iv) Đi lát cắt thôn; (v) Phân loại cây
trồng, vật nuôi; (vi) Phân tích lịch mùa vụ; (vii) Thẩm định lại các vấn đề, giải pháp
và xếp loại mục tiêu quản lý; (viii) Lập kế hoạch, quy hoạch phát triển lâm nông
nghiệp tương lai. Kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận tác giả cho rằng, quy hoạch sử
dụng đất cấp vi mô trong điều kiện kinh tế xã hội hiện tại ở nước ta cần được tiến
hành triệt để theo phương pháp có người dân tham gia và gắn với các dự án phát
triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi.
Nguyễn Phúc Cường (2003) thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương án
qui hoạch sản xuất lâm nông nghiệp Tại xã Tân Đồng huyện Trấn Yên - tỉnh Yên
Bái” [12]. Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra kết luận về cơ sở lý luận của quy
hoạch cấp xã như sau: (i) Qui hoạch sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã nằm trong hệ
thống quy hoạch nông lâm nghiệp cấp vĩ mô và vi mô bao gồm các cấp quốc gia,
tỉnh, huyện, xã, thôn bản và hộ gia đình; (ii) Xác định vai trò tham gia của người
dân và các bên có liên quan trong quy hoạch cấp xã là vấn đề quan trọng trong quá
trình thực hiện những nội dung quy hoạch; (iii) Quy hoạch phát triển sản xuất nông
lâm nghiệp cần xuất phát trên quan điểm bền vững về môi trường, đáp ứng nhu cầu
kinh tế và được xã hội chấp nhận; (iv) Quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp cần xác
định phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, đồng thời phù hợp với chủ trương
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nguyễn Sỹ Bình (2004) thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất phương án quy
hoạch phát triển lâm nông nghiệp tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình"
[2]. Đề tài đã sử dụng các phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp, phương pháp điều
tra chuyên đề, phương pháp điều tra nhanh nông thôn và Phương pháp PRA để thu
thập số liệu nghiên cứu. Đề tài đã chọn 3 thôn đại diện cho xã, đặc trưng cho xã về
các mặt như: Dân cư và phân bố dân cư, dân tộc, vị trí thôn, điều kiện tự nhiên có
18
đầy đủ hoặc gần đầy đủ các kiểu sử dụng đất. Tiến hành phỏng vấn 10 hộ/1 thôn để
bổ sung vào kết quả PRA đã thực hiện trước đó. Việc phỏng vấn hộ gia đình được
tập trung vào các thông tin kinh tế, xã hội và chính sách. Tại thôn cũng có sự thảo
luận nhóm để đánh giá các yếu tố về chính sách, tổ chức và văn hoá để thực hiện.
Nguyễn Văn Quyết (2004) thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở lý luận
và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất lâm- nông nghiệp và tiến hành quy hoạch sử
dụng đất lâm nông nghiệp xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” [35]. Đề tài
cũng đã sử dụng các phương pháp kế thừa tài liệu, điều tra nhanh nông thôn và xây
dựng luận chứng có tham gia của người dân để thu thập số liệu nghiên cứu. Về chọn
điểm và hộ gia đình điều tra đề tài đã chọn 3 thôn đại diện cho xã, trong mỗi thôn
chọn 10 hộ để phỏng vấn (4 hộ nghèo, 3 hộ trung bình, 3 hộ khá giàu). Từ những
kết quả nghiên cứu, đề tài đã đi đến một số kết luận về cơ sở lý luận, trong đó nhận
định: Trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã, sự tham gia của người dân và các bên có
liên quan có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện những nội dung quy hoạch.
Quách Đại Ninh (2003) thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của chính sách
giao đất lâm nghiệp tới quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình làm cơ sở đề xuất
giải pháp phát triển kinh tế xã hội tại xã Bắc An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương”
[29]. Để thu thập các số liệu về kinh tế xã hội, đề tài đã sử dụng các phương pháp
đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và một số công cụ của phương pháp đánh giá
nông thôn có sự tham gia (PRA). Trong đó để điều tra kinh tế hộ gia đình, đề tài đã
phỏng vấn khoảng 40 hộ gia trong xã, bao gồm 10 hộ không nhận đất nhận rừng và
30 hộ có nhận đất nhận rừng và được phân loại thành 3 nhóm (nhóm nhận ít đất lâm
nghiệp, nhóm trung bình và nhóm nhận nhiều đất lâm nghiệp). Kết quả nghiên cứu,
tác giả đưa ra các kết luận về tác động của chính sách giao đất lâm nghiệp đến: (i)
Sự phát triển kinh tế hộ gia đình; (ii) đến môi trường sinh thái tại xã Bắc An; (iii)
tác động về mặt xã hội tại xã Bắc An.
Nguyễn Thị Thu Hoàn (2002) thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nông nghiệp sau
19
khi giao tại xã Tràng Xá - Võ Nhai - Thái Nguyên" [19]. Trên cơ sở những nghiên
cứu về kết quả sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất sau khi giao, tác giả đề xuất một
số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai gồm: (i) Giải pháp về
mặt kỹ thuật; (ii) Giải pháp về kinh tế; (iii) Giải pháp về mặt tổ chức; (iv) Giải pháp
về chính sách và các quy ước trong quản lý sử dụng đất.
Tóm lại
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước trên thế
giới và Việt Nam về vấn đề quản lý sử dụng rừng và đất rừng. Ở mỗi nước đều có
những nghiên cứu và cách làm riêng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững,
mỗi công trình nghiên cứu/ở mỗi khu vực nghiên cứu đều có những phương pháp
và kết luận riêng. Song xu hướng chung là gắn đất đai, tài nguyên rừng với người
dân bản địa, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào việc xây
dựng quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và phát
triển rừng.
Khu BTTN có quy mô diện tích và tài nguyên rừng lớn nhất miền Đông Nam
bộ, với nhiều đặc trưng nổi bật về mặt tự nhiên cũng như xã hội. Tuy nhiên, do Khu
BTTN được hình thành từ việc sáp nhập lâm phần của các lâm trường với đất đai
chủ yếu quy hoạch đất rừng sản xuất và có nhiều dân cư sinh sống đan xen trong
các khu rừng, nên hiện tại việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn vẫn còn bất cập,
chưa phù hợp với những quy định của Nhà nước về quản lý sử dụng đất đối với
rừng đặc dụng và vùng đệm. Ngược lại, những định chế của Nhà nước đang làm
thay đổi và ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của cộng đồng.
Khu BTTN và UBND huyện Vĩnh Cửu đang xúc tiến xây dựng một số dự án
quy hoạch có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn các xã. Tuy
nhiên việc xây dựng các dự án đang gặp phải nhiều trở ngại, lấn cấn do những tồn
tại cũ trong việc quản lý sử dụng đất của các cộng đồng dân cư trên địa bàn. Ngoài
ra, các dự án chủ yếu đang được xây dựng theo phương pháp lâm nghiệp truyền
thống là chính, chưa có những nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng.
20
Trước thực tế này, chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu hiện trạng quản lý sử
dụng tài nguyên đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã thuộc Khu BTTN dựa vào cộng
đồng, từ đó xây dựng các giải pháp quản lý sử dụng đất phù hợp với nhu cầu
nguyện vọng của cộng đồng dân cư địa phương, hiệu quả về kinh tế góp phần cải
thiện được sinh kế của người dân nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng những quy
định của Nhà nước về quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn là cần thiết trong điều
kiện hiện nay.
21
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của Khu Bảo tồn thiên nhiên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Khu BTTN nằm phía Bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng lưu vực phía Tây sông
Đồng Nai. Diện tích quản lý của Khu BTTN thuộc địa giới hành chính các xã Phú
Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An của huyện Vĩnh Cửu; xã Thanh Sơn, La
Ngà, Phú Cường, Ngọc Định, Phú Ngọc, Túc Trưng của huyện Định Quán và xã
Đaklua của huyện Tân Phú. Tổng diện tích tự nhiên của Khu BTTN là 100.303,3
ha, trong đó có 32.400 ha diện tích mặt nước hồ Trị An (Khu BTTN, 2010).
Phạm vi ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước và huyện Tân Phú của Đồng Nai.
- Phía Nam giáp sông Đồng Nai, huyện Trảng Bom và huyện Thống Nhất
- Phía Đông giáp VQG Cát Tiên, huyện Tân Phú và huyện Định Quán.
- Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương.
Toàn bộ diện tích Khu BTTN nằm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong
khu vực địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc – Lâm Đồng xuống vùng địa
hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ. Địa hình thuộc dạng địa hình vùng đồi,
với 3 cấp độ cao: đồi thấp - đồi trung bình và đồi cao, độ cao giảm dần từ Bắc
xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Độ chênh cao giữa các khu vực không
nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ. Độ cao bình quân 100 - 120 mét. Độ dốc bình
quân: 8
0
– 10
0
. Nhìn chung, địa hình là rất lý tưởng cho các hoạt động lâm nghiệp.
2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn
Khu BTTN nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, mỗi năm có 2 mùa, nhiệt độ cao đều trong năm.
22
- Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Lượng mưa trung bình trong năm từ: 2.000 - 2.800 mm, tập trung vào
tháng 7, 8, 9.
- Nhiệt độ trung bình năm: 25
o
C - 27
o
C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất:
29
o
C-35
o
C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 18
o
C-25
o
C.
- Độ ẩm tương đối 80 - 82%. Hướng gió thịnh hành: Đông Bắc - Tây Nam. Ít
có gió bão và sương muối.
- Phía Bắc và Tây Bắc có suối Mã Đà, là suối lớn và là đường ranh giới của
Khu BTTN với tỉnh Bình Phước. Phía Tây có sông Bé, là ranh giới giữa Khu BTTN
với tỉnh Bình Dương. Phía Đông và Nam có hồ Trị An dự trữ và cung cấp nước cho
hoạt động của nhà máy thuỷ điện Trị An. Ngoài ra, trên địa bàn còn có hồ Bà Hào
diện tích trên 400 ha và hồ Vườn ươm trên 20 ha, luôn ổn định mực nước phục vụ
cho việc nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu và công tác PCCR của đơn vị.
- Trong khu vực, địa hình bị chia cắt nhẹ bởi hệ thống gồm rất nhiều suối
nhỏ đổ vào hồ Trị An và sông Bé như: Suối Ràng, suối Linh, suối Cây Sung, suối
Sai, suối Bà Hào Đa phần các suối nhỏ đều cạn nước vào mùa khô.
2.1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Trên địa bàn Khu BTTN có các nhóm và loại đất chính sau: Đất nâu thẫm
trên bazan (Ru), thuộc nhóm đất đen hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá
bọt bazan; đất xám gley (Xg), thuộc nhóm đất xám được hình thành chủ yếu trên
phù sa cổ, một số hình thành trên đá phiến sét; đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất
đỏ vàng trên phiến sét (Fs), đất nâu đỏ trên bazan (Fk), thuộc nhóm đất đỏ hình
thành chủ yếu trên đá bazan, phù sa cổ và đá phiến sét (Khu BTTN, 2010)
2.1.1.4. Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
Tổng diện tích tự nhiên của Khu BTTN: 100.303,3 ha, gồm:
- Rừng đặc dụng : 59.809,9 ha
- Rừng sản xuất : 8.093,4 ha
23
- Đất ngập nước nội địa (hồ Trị An) : 32.400,0 ha
Bảng 2.1: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Khu BTTN
TT Loại đất, loại rừng Tổng (ha)
Theo quy hoạch 3 loại
rừng
ĐD SX
Diện tích tự nhiên 100.303,3 59.809,9 8.093,4 32.400,0
I Đất lâm nghiệp 67.903,3 59.809,9 8.093,4
1 Đất có rừng 57.034,3 53.482,6 3.551,7
1.1 Rừng tự nhiện 52.241,1 50.861,3 1.379,8
1.2 Rừng trồng 4.793,2 2.621,3 2.171,9
2 Đất chưa có rừng 4.253,6 3.559,8 693,8
3 Đất khác trong LN 6.615,4 2.767,5 3.847,9
II Đất khác ngoài LN 32.400,0 32.400,0
(Nguồn: Khu BTTN, 2010)
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội
Theo số liệu điều tra năm 2008, dân cư sinh sống trong Khu BTTN gồm
5.413 hộ – 24.518 khẩu, theo đơn vị hành chính như sau:
- Xã Mã Đà : 1.725 hộ - 7.959 khẩu, dân cư phân bố thành 7 ấp
- Xã Hiếu Liêm: 1.036 hộ - 4.930 khẩu, dân cư phân bố thành 4 ấp
- Xã Phú Lý : 2.652 hộ - 11.629 khẩu, dân cư phân bố thành 9 ấp
Ngoại trừ các hộ dân tộc Ch’ro là dân bản địa tại xã Phú Lý, đa phần dân cư
từ nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú với nhiều hình thức khác nhau. Đa số
là dân tộc Kinh: 5.132 hộ (94,8%), còn lại là các dân tộc Hoa, Ch’ro, Khơ Me, Tày
và dân tộc khác.
Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 14.673 người. Trong đó lao động
nông lâm nghiệp chiếm trên 95%, còn lại là lao động trong lĩnh vực thương mại,
dịch vụ và lao động khác.
24
Về trình độ văn hoá, đa phần lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học hoặc
trung học cơ sở, một số lao động có trình độ văn hoá trung học phổ thông, không
qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính.
Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn,
trình độ dân trí thấp, điều kiện văn hóa thông tin còn hạn chế. Nghề nghiệp chính là
sản xuất nông nghiệp, với trình độ thâm canh thấp, kỹ thuật canh tác chưa cao.
2.2. Sơ lược đặc điểm của xã Mã Đà
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Toàn bộ diện tích của xã Mã Đà nằm trọn trong lâm phần của Khu BTTN.
Tổng diện tích tự nhiên 27.875,7 ha. Trong đó:
- Diện tích rừng tự nhiên : 23.427,5 ha
- Diện tích rừng trồng : 1.415,9 ha
- Diện tích đất trống lâm nghiệp (Ia, Ib, Ic) : 504,8 ha
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản : 1.776,4 ha
- Diện tích đất khác (sông, suối, hồ ) : 751,1 ha
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
Tổng dân số 1.725 hộ với 7.959 khẩu, số khẩu trung bình/hộ là 4,6. Dân cư
xã Mã Đà được tổ chức thành 7 ấp. Hầu hết dân cư các ấp sống trong và gần rừng,
đời sống của họ có quan hệ mật thiết với rừng. Người dân địa phương coi rừng
không chỉ là nguồn lợi kinh tế mà còn như là môi trường sống của họ.
Trên địa bàn xã có 10 dân tộc sinh sống, tuy nhiên trong đó chủ yếu là dân
tộc Kinh chiếm 97,16%, phần còn lại bao gồm các dân tộc thiểu số như Ch’ro, Khơ
Me, Thổ, Tày …với dân số rất thấp.
Tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 4.752 người, trong đó nam 52%
và nữ 48%; lao động nông lâm nghiệp 95%, thương mại, dịch vụ và lao động khác
5%. Đa phần lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở, một số
25
lao động có trình độ văn hoá trung học phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn
kỹ thuật, lao động chân tay là chính.
2.2.2.2. Thực trạng kinh tế xã hội trong khu vực
a) Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, có khoảng 90-95% người dân sống
bằng nghề nông. Dân cư trên địa bàn gồm nhiều thành phần từ mọi miền đất nước đến
sinh cơ lập nghiệp nên tập quán canh tác đa dạng mang màu sắc của nhiều vùng miền
khác nhau. Hệ thống canh tác trong vùng đang chuyển dịch từ sản xuất độc canh sang
xen canh giữa các loài cây ngắn ngày với cây dài ngày, giữa cây lương thực với cây ăn
trái… Các loài cây trồng lâu năm chủ yếu các loại xoài (Xoài ba mùa, Xoài cát Hòa
lộc, Xoài tượng), điều và một số diện tích không lớn trồng một số cây ăn quả khác
như: Nhãn, chôm chôm, sầu riêng, cà phê, cam, quýt, tiêu… Cây màu chủ yếu là
mỳ, bắp, đậu.
Cây điều chiếm tỷ lệ tương đối trong số nông sản hàng hoá của địa phương.
Tuy nhiên, vì đất xấu, giống cây trồng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất
lượng và thiếu đầu tư thâm canh nên năng suất thấp. Cây xoài đa phần là giống Xoài
ba mùa, nhanh thu hoạch, năng suất cao (7 – 9 tấn/ha) nhưng chất lượng và giá bán
thấp. Từ khoảng năm 2000 đến nay, một số hộ dân đã chủ động phát triển giống xoài
có chất lượng cao hơn như: Xoài cát Hòa lộc, Xoài Thái Lan… do vậy giá trị của vườn
cây cũng được nâng lên.
Diện tích thuần cây ngắn ngày không lớn, cây trồng chủ yếu là mì; diện tích
trồng mì chù yếu là trồng xen trên diện tích trồng cây dài ngày và rừng trồng trong
các năm đầu.
- Chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành sản xuất đem lại nguồn thu quan trọng, nhưng hoạt động
chăn nuôi trong vùng còn chậm và kém phát triển, không cân đối với ngành trồng
trọt. Hình thức chăn nuôi chủ yếu phát triển theo hướng chăn nuôi hộ gia đình, vật