Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn thác sĩ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 121 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin dành những lời đầu tiên của bài luận văn này để gửi lời cảm ơn chân
thành đến TS. Vũ Như Thư Hương vì những khoảng thời gian mà cô đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ về mặt nghiên cứu cũng như niềm tin để hoàn thành khóa luận này.
Bên cạnh đó, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với ThS. Tăng Minh Dũng, mặt dù
không trực tiếp hướng dẫn nhưng vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp tài liệu. Tôi cũng
rất cảm ơn đối với các thầy cô trong tổ bộ môn Phương Pháp Giảng Dạy nói riêng và
toàn thể thầy cô khoa Toán-Tin trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
những người đã tận tình giảng dạy, truyền thụ những tri thức quý báu trong suốt thời
gian 4 năm của chương trình Đại học.
Nguyễn Hoàng Huy

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 1
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 5
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 5

I.


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 7
III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 7

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH THỐNG KÊ HIỆN HÀNH Ở
BẬC TRUNG HỌC ........................................................................................................... 9
I.

Phân tích sách giáo khoa toán lớp 7 (SGK1) ...................................................... 9
1.

Nội dung và mục tiêu chương trình ................................................................ 9

2.

Phân tích nội dung chương trình ................................................................... 11

3.

Kết luận ....................................................................................................... 24

II. Phân tích sách giáo khoa toán lớp 10 (SGK2 và SGK3) ................................... 25
1.

Nội dung và mục tiêu chương trình toán phổ thông ...................................... 25

2.

Phân tích các hoạt động được đề ra trong sách giáo khoa ............................. 28


3.

Phân loại bài tập trong sách giáo khoa .......................................................... 47

4.

Kết luận ....................................................................................................... 49

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC THỐNG KÊ ......51
Công nghệ thông tin trong vấn đề giảng dạy .................................................... 51

I.
1.

Khái niệm “Công nghệ thông tin” ................................................................ 52

2.

Vai trò của công nghệ thông tin với dạy học................................................. 52

3.

Công nghệ thông tin đối với thống kê ........................................................... 54

II. Xây dựng mô hình dạy học thống kê có ứng dụng công nghệ thông tin ............ 57
1.

Sơ lược về chương trình đào tạo giáo viên.................................................... 57


2. Dạy học theo dự án – Phương thức hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học thống kê ........................................................................................... 60

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


3

3.
III.

Xây dựng mô hình dạy học thống kê theo kiểu dự án ................................... 65
Kết luận ....................................................................................................... 80

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM..................................................................82
Mục tiêu của mô hình thực nghiệm .................................................................. 82

I.

II. Nội dung của mô hình thực nghiệm ................................................................. 82
1.

Lên kế hoạch cho dự án ................................................................................ 82

2.

Dàn dựng kịch bản ....................................................................................... 89


III.

Phân tích các hoạt động ................................................................................ 93

IV.

Sản phầm và đánh giá................................................................................... 96

1.

Phiếu thu thập thông tin ............................................................................... 96

2.

Bảng thống kê ............................................................................................ 100

3.

Bài trình chiếu ............................................................................................ 105

4.

Kết luận ..................................................................................................... 106

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 108

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê



4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

CNTT

Công nghệ thông tin

thống kê

Thống kê

SGK1

Phan Đức Chính, “Toán 7 – tập 2”, NXB giáo dục

SGK2

Trần Văn Hạo, “Đại số 10”, NXB giáo dục

SGK3

Đoàn Quỳnh, “Đại số 10 nâng cao”, NXB giáo dục Việt Nam

SV Nguyễn Hoàng Huy


CNTT trong dạy học thống kê


5

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

thống kê ra đời từ thế kỉ 17 như là một bộ phận của toán học và xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn nhằm phục vụ các nhà kinh tế trong việc đánh giá thị trường. Trải qua một
thời gian dài tồn tại và phát triển, thống kê ngày càng khẳng định được vai trò của
mình trong xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của kỉ
nguyên thông tin, thống kê đã thể hiện tầm quan trọng của mình không chỉ trong lĩnh
vực kinh tế, toán học mà trong hầu hết các lĩnh vực từ nông nghiệp, quản lý xã hội cho
đến y học… Nó là một công cụ sắc bén cho phép đưa ra những dự đoán, nhận xét khá
chính xác về tương lai dựa trên các cơ sơ khoa học chặt chẽ. Ngay từ những năm đầu
của thế kỉ XX, nhà khoa học người Anh, H.G.Well đã dự đoán: “Trong một tương lai
không xa, kiến thức thống kê và tư duy thống kê sẽ trở thành một yếu tố không thể thiếu
được trong học vấn phổ thông của mỗi công dân, giống như là khả năng biết đọc biết
viết vậy”.
Do sức ảnh hưởng to lớn này đối với xã hội, thống kê đã được đưa vào dạy học trong
chương trình hiện hành một cách có tổ chức và hệ thống ngay từ những năm lớp 4, 5
rồi lớp 7 và lớp 10. Bên cạnh đó, một mục đích không thể không nhắc đến trong việc
giảng dạy các tri thức thống kê ở bậc trung học là nhằm giúp cho học sinh hình thành ở
học sinh những kiến thức cơ bản về phương pháp thống kê, các kĩ năng phân tích dữ
liệu thống kê và vận dụng chúng vào trong cuộc sống. Thế nhưng thực tế giảng dạy lại
trái ngược với những gì mong đợi:
 Hầu hết giáo viên đều xem nhẹ nội dung thống kê mà chỉ tập trung vào các nội

dung khác trong học kì như Phương trình, Bất phương trình, Lượng giác.
 Mục tiêu mà giáo viên hướng đến trong chương này đơn thuần chỉ là tính toán
các số đặc trưng của mẫu số liệu.

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


6

 Điều này phần nào đã làm cho học sinh có cảm giác nhàm chán trong khi học và
xem đây chỉ là phần học cho xong rồi bỏ đi mà không nhận thấy được vai trò
của môn học.
Đâu là nguyên nhân của tình trạng này ?
Một vài nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là do:
 Giáo viên xem đây là phần dễ học, dễ làm bài tập.
 Đề thi đại học cũng như đề thi ở các trường trung học qua các năm không có
phần thống kê.
 Phương pháp giảng dạy chủ yếu là phương pháp truyền thống. Điều này trái
ngược với bản chất của môn học được xuất phát từ thực tiễn.
Trong khi đó những năm gần đây đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của CNTT. Việc
CNTT được đưa vào kết hợp với nội dung trong giảng dạy là một điều không thể tránh
khỏi. Sự kết hợp này làm cho việc giảng dạy thoát khỏi những các định hướng tiêu cực
của các phương pháp truyền thống, khơi dậy ở học sinh những suy nghĩ tích cực, hình
thành các tình huống có vấn đề độc đáo và giáo dục học sinh các kĩ năng cần thiết cho
cuộc sống. thống kê có nguồn gốc từ thực tiễn và việc dạy học thống kê suy cho cùng
thì mục đích là giúp học sinh vận dụng các kiến thức mà mình đã được học vào thực
tiễn. Hơn thế nữa, do sự cồng kềnh của việc tính toán một lượng lớn các số liệu cũng
như sự cần thiết của việc trao đổi thông tin qua lại nên ngày nay công việc thống kê đa

phần đều có sự tham gia của CNTT. Điều này đã đặt ra cho chúng tôi câu hỏi: Tại sao
lại không vận dụng CNTT vào trong giảng dạy thống kê giúp thoát khỏi tình trạng
nhàm chán với phương pháp dạy học truyền thống ? CNTT sẽ giúp ích gì để mang
thống kê trở về với bản chất, nguồn gốc vốn có của nó là thực tiễn ?
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi trước hết muốn làm rõ mục tiêu được quy
định trong chương trình hiện hành về dạy học thống kê và xem xét khả năng vận dụng
CNTT vào trong việc giảng dạy tri thức thống kê, từ đó tìm hiểu những ảnh hưởng của

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


7

việc vận dụng CNTT đối với học sinh. Cụ thể hơn, việc nghiên cứu của chúng tôi nhằm
giải quyết những câu hỏi sau:
Q1. Mục đích các nhà lập chương trình quy định cho dạy học thống kê là gì ?
Những nội dung kiến thức nào của tri thức thống kê được đưa vào chương trình ?
Q2. Đặc trưng của thống kê là giải quyết các vấn đề trực tiếp liên quan đến thực
tiễn, có tính ứng dụng cao. Với cách tổ chức để đưa vào các kiến thức và hệ thống bài
tập liên quan, sách giáo khoa đã đáp ứng như thế nào với yêu cầu trên ?
Q3. Lợi ích, sự cần thiết của việc vận dụng CNTT trong việc giảng dạy tri thức
thống kê ? Nếu vận dụng CNTT vào trong dạy học thống kê thì vận dụng như thế nào
để vừa đảm bảo tốt các yêu cầu, vừa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của môn học ?
Q4. Những ảnh hưởng đối với học sinh khi tổ chức dạy học tri thức thống kê
bằng CNTT ?

II.


MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Ứng với những câu hỏi trên, có thể nói mục đích nghiên cứu của chúng tôi là:
 Làm rõ lựa chọn sư phạm trong dạy học thống kê. Tìm hiểu các tri thức thống
kê được đưa vào trong chương trình hiện hành, mục đích cũng như mục tiêu mà
sách giáo khoa hướng đến.
 Phân tích khả năng vận dụng CNTT vào trong việc giảng dạy tri thức thống kê.
Đưa ra một hình thức vận dụng CNTT vào trong việc giảng dạy nhằm mang lại
hiệu quả tích cực.
 Xây dựng thực nghiệm nhằm nghiên cứu ảnh hưởng đối với học sinh.

III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để trả lời cho câu hỏi Q1 và Q2, chúng tôi tiến hành phân tích nội dung giảng
dạy thống kê được đề ra trong chương trình hiện hành ở trường trung học. Phần
này sẽ được trình bày trong chương 1 của luận văn.

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


8

 Để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi Q3, chúng tôi tìm hiểu đôi nét về tình hình vận
dụng CNTT trong việc dạy học hiện nay, những thuận lợi cũng như hạn chế
trong việc vận dụng CNTT trong việc giảng dạy tri thức thống kê. Phân tích nội
dung chương trình học của sinh viên đại học sư phạm những học phần có liên
quan đến thống kê và CNTT để qua đó kết hợp với sự phân tích sách giáo khoa

trong chương 1 nhằm xây dựng một phương pháp vận dụng CNTT vào trong
việc giảng dạy tri thức thống kê có khả năng đem lại hiệu quả (cụ thể hơn ở đây
chúng tôi lựa chọn hình thức dạy học theo dự án). Vấn đề này được trình bày cụ
thể trong chương 3.
 Cuối cùng, để trả lời cho câu hỏi Q4 chúng tôi tiến hành thực nghiệm phương
pháp đã được đề ra trong khi trả lời câu hỏi Q3 với đối tượng là các học sinh
đang theo học ở trung học phổ thông.

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


9

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH THỐNG KÊ
HIỆN HÀNH Ở BẬC TRUNG HỌC
Trong chương trình toán Việt Nam hiện hành, kiến thức thống kê được đưa vào xuyên
suốt qua các bậc: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông với các nội dung và
mức độ khác nhau. Nếu như ở bậc tiểu học, tri thức thống kê chỉ xuất hiện trong một
bài “Làm quen với các số liệu thống kê” trong chương trình lớp 3 với việc giới thiệu
dãy số liệu và bảng thống kê ở mức độ rất đơn giản thì bước sang chương trình lớp 7,
kiến thức thống kê được tổ chức thành một chương riêng biệt. Chương trình thống kê
lớp 10 là sự nối tiếp từ chương trình lớp 7 và cũng được sắp xếp thành 1 chương với
nội dung đa dạng hơn.
Trong chương này chúng tôi tiến hành phân tích nội dung thống kê được đưa vào giảng
dạy trong chương trình lớp 7 và lớp 10 nhằm mục đích trả lời cho các câu hỏi Q1, Q2.
Chúng tôi xin nhắc lại câu hỏi trên như sau:
Q1. Mục đích các nhà lập chương trình quy định cho dạy học thống kê là gì ?
Những nội dung kiến thức nào của tri thức thống kê được đưa vào chương trình ?

Q2. Đặc trưng của thống kê là giải quyết các vấn đề trực tiếp liên quan đến thực
tiễn, có tính ứng dụng cao. Với cách tổ chức để đưa vào các kiến thức và hệ thống bài
tập liên quan, sách giáo khoa đã đáp ứng như thế nào với yêu cầu trên ?

I.

Phân tích sách giáo khoa toán lớp 7 (SGK1)
1. Nội dung và mục tiêu chương trình
1.1. Nội dung chương trình

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


10

Chương 3:

thống kê
(10 tiết)

Bài

Tiết

§ 1. Thu nhập số liệu thống kê, tần số.

41


Luyện tập

42

§ 2. Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu.

43

Luyện tập

44

§ 3. Biểu đồ.

45

Luyện tập.

46

§ 4. Số trung bình cộng.
Luyện tập.
Ôn tập chương III.
Kiểm tra chương III.

1.2. Mục tiêu và yêu cầu
“Về kiến thức:
Học sinh bước đầu hiểu được một số khái niệm cơ bản như bảng số liệu thống kê ban đầu, dấu
hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số, bảng “tần số” (bảng phân phối thực nghiệm), công thức tính
số trung bình cộng và ý nghĩa đại diện của nó, ý nghĩa của mốt. Thấy được vai trò của thống

kê trong thực tiễn.
Về kỹ năng:
Biết tiến hành thu thập số liệu từ các cuộc điều tra nhỏ.
Biết cách tìm các giá trị khác nhau trong bảng số liệu thống kê và tần số tương ứng. Lập được
bảng tần số, biểu diễn được bằng cột đứng các mối liên hệ nói trên và nhận xét sơ sự phân
phối các giá trị của dấu hiệu.
Biết tính số trung bình cộng, tìm mốt của dấu hiệu”
[SGK1, tr.3]

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


11

2. Phân tích nội dung chương trình
Mở đầu chương thống kê, SGK1 viết:

[SGK1, tr.4]
Việc này tạo cái nhìn tích cực ban đầu về môn học. Qua việc nêu các ứng dụng của
môn học vào đời sống, tác giả đã khơi gợi hứng thú nơi học sinh, cho thấy tầm quan
trọng của môn học.

2.1. Thu thập số liệu thống kê, tần số
Thu thập số liệu thống kê, bảng số liệu thống kê ban đầu
Để định nghĩa các khái niệm này SGK1 mở đầu bằng ví dụ:

[SGK1, tr.4]


SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


12

Sau đó, “dán nhãn” cho việc điều tra này là thu thập số liệu thống kê và bảng trên là
bảng số liệu thống kê ban đầu. Đây là hình thức định nghĩa khái niệm bằng phô bày.
Hình thức này dễ gây nhầm lẫn bảng thống kê chỉ xuất hiện ở dạng này. Để khắc phục
việc này SGK1 đã đưa ra ví dụ sau:

[SGK1, tr.5]
Bảng này giúp học sinh thấy rằng không phải bảng thống kê nào cũng chỉ có 3 cột như
ở bảng 1 mà có thể có nhiều cột hơn đồng thời có thể tồn tại nhiều đơn vị điều tra trong
cùng một bảng.

Dấu hiệu, đơn vị điều tra
SGK1 tiếp tục sử dụng hình thức phô bày để định nghĩa các khái niệm. Trong phần này
có một hoạt động dẫn dắt:

[SGK1, tr.5]
SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


13

Câu hỏi này đơn giản phù hợp với trình độ học sinh mới bước đầu làm quên thống kê.

Ngoài ra, trong phần này còn có thêm hai hoạt động khác:

[SGK1, tr.5]

[SGK1, tr.6]
Các hoạt động này nhằm củng cố các kiến thức, để trả lời các câu hỏi này học sinh chỉ
việc vận dụng các kiến thức vừa học.

Tần số của mỗi giá trị
SGK1 tiếp tục trình bày định nghĩa bằng bằng hình thức phô bày; đưa ra các hoạt động
dẫn dắt với các câu hỏi dễ, không đòi hỏi học sinh phải tư duy:

[SGK1, tr.6]
Đồng thời, SGK1 còn đưa ra các kí hiệu và nhấn mạnh sự khác biệt giữa các đối tượng
để tránh sự nhầm lẫn nơi học sinh trong việc sử dụng chúng.

[SGK1, tr.6]

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


14

Do các kiến thức trong bài được trình bày dựa trên ví dụ 1 làm mất đi tính khái quát
của 1 khái niệm toán học, để khắc phục điều này SGK1 đã tóm tắt và phát biểu lại các
khái niệm trong bài một cách tổng quát hơn:

[SGK1, tr.6]

Ngoài ra, để thuận tiện cho việc trình bày bảng phân bố tần số trong bài 2, sách giáo
khoa đưa ra phần chú ý sau:

[SGK1, tr.7]
Hình thức trình bày các số liệu thống kê ở dạng này là bước chuyển tiếp giữa bảng số
liệu thống kê và bảng phân bố tần số vì trong bảng phân bố tần số cũng chỉ đề cập đến
các giá trị, các đơn vị điều tra được bỏ qua.
Bài tập trong phần này gồm 4 bài, các bài tập này chỉ đơn thuần sử dụng kiến thức vừa
học, mức độ yêu cầu chủ yếu là nhớ-hiểu-vận dụng. Riêng bài tập 1 ở đây nhằm rèn
luyện kĩ năng thu thập số liệu, một kĩ năng mới nhưng quan trọng trong chương thống
kê thể hiện bản chất của môn học xuất phát từ thực tiễn.

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


15

[SGK1, tr.7]
Nhận xét: Như vậy ta có thể thấy rằng trong bài này hình thức đưa vào khái niệm chủ
yếu là phô bày; các hoạt động và bài tập chỉ ở mức độ hiểu, tập trung nghe giảng là có
thể trả lời. Có thể giải thích cho điều này với các lý do sau:
- Đối tượng chỉ là các học sinh lớp 7, vốn kiến thức còn ít.
- Đây là bài mở đầu của một phân môn trong bộ môn toán nên học sinh có thể gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với môn học.

Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu
Bài này được bắt đầu với hoạt động:


[SGK1, tr.9]
Trong hoạt động này tác giả đã hướng dẫn các thao tác cần thực hiện khi lập một bảng
tần số các giá trị của dấu hiệu sau đó gán cho bảng vừa được tạo thành là bảng phân
phối thực nghiệm. Đây là hình thức định nghĩa bằng kiến thiết. Việc xây dựng định
nghĩa bằng hình thức không nêu lên được mục đích của việc định nghĩa, do đó ở trong
trường hợp này SGK1 đã nêu thêm những thuận lợi khi sử dụng bảng tần số:

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


16

[SGK1, tr.10]
Cũng như bài 1, hình thức định nghĩa khái niệm trong bài này cũng chỉ là xây dựng dựa
trên một đối tượng cụ thể, không mang tính khái quát nên kết thúc bài 2 SGK1 cũng sử
dụng bảng tóm tắt để tổng quát hóa các định nghĩa:

[SGK1, tr.10]
- Phần bài tập trong bài này gồm 5 bài, các bài tập trong bài này chủ yếu rèn luyện kĩ
năng lập bảng tần số và sử dụng bảng tần số để đưa ra nhận xét về dấu hiệu.
Nhận xét: Trong bài này tác giả chỉ đưa ra khái niệm về bảng tần số và việc đưa vào
thông qua việc xây dựng trên 1 đối tượng cụ thể. Việc hình thành khái niệm tần suất và
bảng phân bố tần suất không được đưa vào. Nhìn chung, thông qua việc dạy bài này
chủ yếu nhằm hình thành ở học sinh thao tác khi thiết lập một bảng tần số.

2.2. Biểu đồ
Cách dựng biểu đồ được hướng dẫn từng bước thông qua việc nêu từng thao tác để vẽ
biểu đồ cho một bảng tần số cho trước.


SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


17

[SGK1, tr.13]
SGK1 cũng chỉ giới thiệu 2 loại biểu đồ là biểu đồ đoạn thẳng và biểu đồ hình chữ
nhật. Ta thấy rằng trong biểu đồ đoạn thẳng, các số nằm trên trục hoành và trục tung
được chia chính xác như trong một mặt phẳng tọa độ nhưng trong biểu đồ hình chữ
nhật các số nằm trên trục hoành được chia không chính xác. Như vậy có thể thấy rằng
mục đích chính khi vẽ biểu đồ hình chữ nhật là giúp cho việc so sánh giữa các đơn vị
điều tra dễ dàng hơn, sự chính xác trong việc chia các khoảng cách trên trục hoành có
thể bỏ qua.

[SGK1, tr.14]
SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


18

- Phần bài tập của bài này gồm 5 bài, 4 bài đầu rèn luyện kĩ năng lập bảng tần số và vẽ
biểu đồ đoạn thẳng. Bài tập 13 rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các số liệu dựa
trên biểu đồ đoạn thẳng; trong bài này học sinh cũng được làm quen với một dạng biểu
đồ hình chữ nhật trong đó không cần biểu diễn trục tung và gốc tọa độ mà các số liệu
được ghi trên đầu mỗi cột. Việc ghi biểu đồ hình chữ nhật như trong bài tập này tránh

đi sai lầm trong việc chia các khoảng cách trên trục hoành không hợp lý như trên và
việc ghi các số liệu trên mỗi cột giúp người đọc dễ quan sát nhận xét.

[SGK1, tr.15]

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


19

2.3. Số trung bình cộng
Bài này được mở đầu bằng câu hỏi:

[SGK1, tr.17]
Câu hỏi này đã thể hiện được mục tiêu mà giáo viên và học sinh cần đạt được trong bài
này.

Số trung bình cộng của dấu hiệu
Khái niệm này được dẫn dắt vào bằng hai hoạt động:

[SGK1, tr.17]
Câu hỏi này học sinh có khả năng trả lời vì việc tìm số trung bình cộng đã được học.
Đồng thời nó tác dụng gợi mở ở học sinh một phương pháp mới để có thể trả lời câu
hỏi trên vì như ta thấy ở đây việc tính toán dựa vào phương pháp cũ tốn khá nhiều thời
gian; nếu đề bài không chỉ cho 40 giá trị mà cho nhiều hơn thì việc tính toán trở nên
phức tạp, dễ mắc sai lầm. Đây là bước gợi vấn đề SGK1 sử dụng để định nghĩa số
trung bình cộng.


SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


20

[SGK1, tr.17]
Từ đó SGK1 đưa ra công thức để khái quát hóa việc tính số trung bình cộng cho các
trường hợp khác:

[SGK1, tr.18]
Sau đó, SGK1 đưa ra hai hoạt động:

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


21

[SGK1, tr18, 19]
Hoạt động 3 nhằm củng cố kiến thức mà học sinh vừa được học. Hoạt động 4 mục đích
nhằm giúp học sinh hướng đến việc trả lời câu hỏi đầu bài đó là việc lấy số trung bình
cộng làm đại diện cho một bảng số.
Tuy nhiên, việc sử dụng số trung bình cộng làm đại diện có một số hạn chế:

[SGK1, tr.19]

SV Nguyễn Hoàng Huy


CNTT trong dạy học thống kê


22

Việc đưa ra các hạn chế này thôi thúc học sinh tìm hiểu một giá trị đại diện mới có thể
khắc phục được các hạn chế này, đây là bước gợi vấn đề cho việc định nghĩa khái niệm
mốt.
Mốt của dấu hiệu

[SGK1, tr.19]
Ví dụ này là một ví dụ điển hình trong việc sử dụng mốt để làm đại diện, thông qua ví
dụ này tác giả đã làm nổi bật công dụng của việc sử dụng mốt vào thực tế.
- Bài tập trong bài này gồm 6 bài. Các bài 14, 15, 16, 17 là các bài tập củng cố, các
bảng số liệu được cho dưới dạng bảng tần số nên học sinh chỉ việc áp dụng các kiến
thức trong bài.
- Bài tập 18 bảng được cho có hình thức gần giống với bảng phân bố tần số ghép lớp,
giá trị đầu và cuối giống với những bảng tần số mà học sinh đã được học, các giá trị
còn lại được cho dưới dạng một khoảng. Bảng này có mục đích giúp cho học sinh làm
quen với dạng bảng mà các giá trị được nhóm thành từng khoảng. Trong trường hợp
này học sinh chưa biết cách tính số trung bình cộng nên câu hỏi mà SGK1 đề ra chỉ là
ước tính sau đó có hướng dẫn các bước cần thực hiện.

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


23


[SGK1, tr.21]
- Bài tập 19 bảng được cho ở dạng bảng số liệu ban đầu với nhiều giá trị. Việc tính
toán số trung bình cộng đòi hỏi học sinh phải lập bảng tần số vì nếu tính trực tiếp trên
bảng này thì phức tạp và có thể dẫn đến sai sót. Bài tập này nhằm rèn luyện học sinh
các thao tác cần thực hiện khi tính số trung bình cộng. Việc cho phép học sinh sử dụng
máy tính bỏ túi nhằm cho học sinh thấy khó khăn khi tính số trung bình cộng dựa trên
bảng số liệu ban đầu, từ đó học sinh mới nhận thấy sự cần thiết phải lập bảng tần số.

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê


24

[SGK1, tr.22]

3. Kết luận
- Phân phối chương trình cho chương này phần luyện tập chiếm khá nhiều (phần luyện
tập sau mỗi bài chỉ có 2 đến 3 bài tập) mục đích là cho học sinh nhiều thời gian để làm
quen với các khái niệm mới, các kĩ năng mới.
- Nội dung chương thống kê trong chương trình học lớp 7 chủ yếu là nghiên cứu về
bảng số liệu thống kê ban đầu và bảng tần số, có các hướng gợi mở đến chương trình
mà các em được học sau này (tần suất, bảng phân bố tần suất, biểu đồ hình quạt, bảng
phân bố tần số ghép lớp).

SV Nguyễn Hoàng Huy

CNTT trong dạy học thống kê



25

- Các khái niệm được đưa vào dưới hình thức phô bày và kiến thiết dựa trên một ví dụ
cụ thể rồi mới khái quát lại trong phần tóm tắt hoặc đưa ra công thức.
- Bài tập đa số nhằm rèn luyện các kĩ năng và ghi nhớ-hiểu các khái niệm mà các em
vừa được học, ngoài ra còn một số bài tập nâng cao đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy
về cách thực hiện trước khi làm.

II.

Phân tích sách giáo khoa toán lớp 10 (SGK2 và SGK3)

Trong phần này sẽ tiến hành phân tích cùng lúc SGK2 và SGK3 để có được sự so sánh
giữa 2 chương trình cơ bản và nâng cao qua đó góp phần thể hiện rõ các nội dung và
mục đích được xây dựng trong phần thống kê chương trình học phổ thông.
1. Nội dung và mục tiêu chương trình toán phổ thông
1.1. Nội dung chương trình
Bang cơ bản:

VI
thống kê

Bài

Tiết

§1. Bảng phân bố tần số và tần suất


46

§2. §2. Biểu đồ

(7 tiết)

Luyện tập

49

§3. Số trung bình, số trung vị. Mốt

50–51

§4. §4. Phương sai và độ lệch chuẩn

SV Nguyễn Hoàng Huy

47–48

52

CNTT trong dạy học thống kê


×