Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

NCKH chế tạo nước rửa chén bát, nước lau kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.41 MB, 34 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRÀNG ĐỊNH
TRƯỜNG THCS TRUNG THÀNH

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI
CHẾ TẠO NƯỚC RỬA BÁT, ĐĨA,
NƯỚC LAU KÍNH THÂN THIỆN VỚI
MÔI TRƯỜNG
Lĩnh vực: < 03 > < Hóa học >
NGƯỜI THỰC HIỆN: NÔNG HẢI HẬU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: VI THANH CHƯƠNG

Trung Thành, tháng 10 năm 2018
1


MỤC LỤC
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


11
12
13
14

Nội dung
Lời cảm ơn
Phần I Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
Phần II Quá trình nghiên cứu và kết quả đạt được
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2. Quá trình nghiên cứu
3. Kết quả khi nghiên cứu
Phần III Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Các tài liệu tham khảo

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn :

2

Tran
g
3
4

4
5
5
5
5
5
5
6
15
32
32
34


Ban giám hiệu trường tiểu học, trung học cơ sở Trung
Thành cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời chia sẻ, lòng biết ơn gia đình, bạn
bè, cán bộ thầy giáo, cô giáo đã luôn động viên tạo mọi điều
kiện để bản thân em hoàn thành đề tài này.

Phần I Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
3


Trên thị trường có rất nhiều nước tẩy rửa bát, đĩa, nước lau kính được làm
bằng các nguyên liệu hóa học. Nước tẩy rửa này phần lớn đáp ứng được độ tẩy
rửa cao cho mỗi gia đình nhưng khi rửa xong da tay người sử dụng thường bị
khô, bong tróc da và còn bị ngứa tay nữa. Nếu rửa số lượng nhiều và rửa liên tục

thì người sử dụng phải mang gang tay để rửa. Đặc biệt, các loại nước tẩy rửa
bát, đĩa, nước lau kính này ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng, khi sử
dụng xong phải rửa nhiều lần nước thì tay mới hết nhờn, các vật dụng trong bếp
phải rửa lại nhiều lần nước để sạch xà phòng, gây lãng phí một lượng lớn nước
sạch, tốn kém cho người dùng. Bên cạnh đó khi rửa mà không dùng găng tay thì
rất dễ khiến người dùng bị khô da tay, bong da. Phần lớn các loại nước rửa bát
hiện nay trên thị trường thải ra môi trường một số lượng lớn các loại bọt không
tan làm ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi, cây không phát triển được, vật
nuôi khi ăn có lẫn nước thải này như gà, chó, mèo, lợn... có thể ảnh hưởng tới
sức khỏe, khiến chúng còi cọc nếu không phát hiện về lâu dài có thể dẫn đến tử
vong. Các loại cá tôm dưới ao, bờ hồ, sông, kênh ... cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
Để chế tạo ra một loại nước tẩy rửa bát, đĩa, nước lau kính vừa rẻ, phù hợp với
mọi đối tượng, không gây hại sức khỏe, đặc biệt là bảo vệ môi trường, không
gây ảnh hưởng tới nguồn nước, có thể giúp cải thiện ô nhiễm ở các khu vực ven
sông.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt ở Việt
Nam cũng như toàn thế giới đang là vấn đề cần được giải quyết. Như chúng ta
đã biết, ngày nay có rất nhiều người dân nhất là ở khu vực nông thôn thải các
chất thải sinh hoạt xuống sông, thậm chí các quán phục vụ ăn uống gần sông
cũng thải trực tiếp nước thải sinh hoạt ra sông gây tình trạng ô nhiễm nguồn
nước, về lâu về dài các chất thải ấy tích tụ lại không phân giải kịp sẽ là một nguy
cơ vô cùng lớn khiến nước sông bị ô nhiễm nặng. Hiện nay trên thị trường nước
ta có rất nhiều dung dịch nước tẩy rửa bát, đĩa, nước lau kính hóa học, các chất
tẩy rửa này phần lớn đáp ứng được yêu cầu về độ tẩy rửa sạch các đồ dùng trong
gia đình, tuy nhiên giá thành không rẻ. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “ Chế
4


tạo nước rửa bát, đĩa, nước lau kính thân thiện với môi trường ” để tham gia
cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật năm học 2018 - 2019.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm giúp mang lại một sản phẩm hiệu quả không kém gì các sản phẩm
đang có trên thị trường, có giá thành rất rẻ, có khả năng tẩy sạch các vết
bẩn, dầu mỡ, khử mùi hôi từ thực phẩm, mùi tanh từ cá loại thịt, cá. Đồng thời là
sản phẩm an toàn cho người sử dụng, có tác dụng dưỡng da, an toàn và đặc biệt
rất thân thiện với môi trường, góp phần chống ô nhiễm nguồn nước, hạn chế tai
nạn trong chăn nuôi.
3. Phương pháp nghiên cứu.
3.1. Phương pháp lý luận
Nghiên cứu các lý thuyết về cây rau mương, lá cây bạch
đàn, vỏ quả bưởi, lá cây lô hội và lá cây dâm bụt.
3.2. Phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn.
Thí nghiệm nghiên cứu công thức pha chế, khảo sát và
thực nghiệm sử dụng nước rửa bát đĩa, nước lau kính từ nguồn
nguyên liệu sinh học là: cây rau mương, lá cây bạch đàn, vỏ quả
bưởi, lá cây lô hội và lá cây dâm bụt.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Với đề tài này chúng em nghĩ rằng mình đã đóng góp một
phần nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của mỗi gia đình và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường. Sản xuất nước tẩy rửa bát, đĩa, nước lau
kính từ nguyên liệu sinh học có giá thành rất rẻ, tính tẩy rửa cao,
an toàn cho con người và các sinh vật khác, có hương thơm,
thời gian bảo quản cho một lần pha chế theo công thức thì bảo

5


quản được đồng thời thân thiện với môi trường và không gây
độc hại .


Phần II Quá trình nghiên cứu và kết quả đạt được
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Vấn đề trên đã có người nghiên cứu, đề cập đến. Những vấn đề đã đề
cập đến là chế tạo ra ta công thức chế tạo nước tẩy rửa bát, đĩa, nước lau kính
như sau: 1kg nguyên liệu (300g lá bạch đàn, 300g cây rau mương, 50g lá dâm
bụt, 350g cây lô hội) + 1 lạng đường + 3 lít nước để trong bình kín khoảng 4- 5
tuần. Những điểm mới ở đề tài của em là : 1,1kg nguyên liệu (300g lá bạch đàn,
300g cây rau mương, 50g lá dâm bụt, 350g cây lô hội, 100g vỏ quả bưởi) + 1
lạng đường + 3 lít nước để trong bình kín khoảng 4- 5 tuần. Vì em thấy vỏ bưởi
có tác dụng sau: Làm mượt tóc, giúp lợi tiểu, lợi niệu, giải độc cơ thể. Giúp
giảm đau, trị các chứng đau đầu, viêm khớp, kháng khuẩn, chống viêm, chống
nhiễm trùng. Là một chất khử mùi rất hiệu quả nên hay được dùng để xông
hơi giúp mang lại tinh thần sảng khoái, thư giãn cho người sử dụng, cân bằng
các yếu tố dinh dưỡng cho da, nuôi dưỡng làn da và kích thích hình thành
collagen, thay thế mô da đã lão hoá bằng mô mới khoẻ mạnh hơn, giúp da có bề
mặt săn chắc, chống lão hóa làm mờ vết sẹo.
2. Quá trình nghiên cứu.
2.1 Cơ sở lí thuyết:
* Cây Bạch đàn:
Bạch đàn, Khuynh diệp là chi thực vật hoa Eucalyptus trong họ Đào kim
nương (Myrtaceae). Các thành viên của chi này có xuất xứ từ Úc. Có hơn 700
loài bạch đàn, hầu hết có bản địa tại Australia và một số nhỏ được tìm thấy
ở New Guinea và Indonesiavà một ở vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan.
Các loài bạch đàn đã được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm châu
Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùngĐịa Trung Hải, Trung Đông, Trung Quốc, bán
6


đảo Ấn Độ...Cây được nhâp trồng vào Việt Nam trồng ở Nghệ An (Cầu Cấm),
Quảng Ninh (Cửa Ông), và các tỉnh Nam Bộ. Cây ưa khí hậu nóng, ẩm, đất tính

acid, tầng đất sâu, độ phì cao, thoát nước. Trên đất nghèo xấu sinh trưởng rất
kém. Cây sinh trưởng nhanh trong 10 – 15 năm đầu, sau chậm dần.

Cây Bạch đàn (Eucalyptus camaldulens isDehn.) là cây gỗ to, vỏ mềm,
bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc
đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le
phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. Hoa mọc ở
nách lá. Lá hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài
và hẹp (ở loài E. exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1 - 5
cm, dài 8 - 18 cm. Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều
chấm nhỏ màu vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu
nhỏ li ti. Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi
thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm nóng, hơi
đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu.Lá chứa 0.5-2% tinh dầu. Tinh dầu
7


này có mùi thơm dễ chịu. Có đặc tính tẩy uế, sát khuẩn tốt. Với đặc tính trên thì
lá Bạch đàn rất phù hợp để làm một loại nước có khả năng tẩy các vết dầu mỡ
trên chén đĩa. Không những thế còn có thể chữa một số bệnh ngoài da.
* Cây Rau mương:
Rau mương, Rau mương thon, Rau lục - Ludwigia hyssopifolia (G.don)
Exell (Jussiaea linifolia Vahl) thuộc họ Rau dừa nước - Onagraceae. Cây thảo
cao 25-50cm, phân nhánh, mọc đứng, thân và cành có 4 góc tù. Lá hình dải
ngọn giáo, thuôn hẹp dài thành cuống, nhọn mũi, dài 4-8cm, rộng 10-15mm.
Hoa nhỏ màu trắng trắng ở nách lá, không cuống. Quả hình trụ, nhẵn hơi phồng
lên ở đỉnh, dài 15-18mm, rộng 2,5mm, chứa nhiều hạt hình bầu dục. Loài liên
nhiệt đới. Ở nước ta cây mọc ở những chỗ ẩm ven các ngòi nước, hồ nước, các
bờ đê, gò ruộng, ruộng cạn dần, tới độ cao 1500m, từ Lào Cai, Quảng Ninh, qua
Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế vào các tỉnh Tây Nguyên tới các tỉnh đồng bằng

sông Cửu Long. Thu hái cây vào mùa hè thu, rửa sạch, dùng tươi hoặc thái nhỏ,
phơi khô dùng dần.

8


Cây rau mương chứa Saponin còn gọi là saponosid do chữ latinh sapo là
xà phòng, là một nhóm glycosid lớn. Saponin có tính chất đặc biệt
làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hóa
và tẩy sạch.
* Cây Dâm bụt: Dâm bụt là một cây nhỏ, cao từ 1 đến 2 mét. Lá đơn,
mọc cách, có lá kèm, phiến lá khía răng cưa, phiến lá mỏng. (Những đặc điểm
này khá giống với lá của cây dâm dương hoắc, một vị thuốc có tác dụng bổ thận
tráng dương. Bởi vậy mà có nhiều độc giả hỏi rằng, khi mua lá cây dâm dương
hoắc có lo nhầm hoặc mua nhầm lá cây dâm bụt không ? Câu trả lời là không, vì
lá dâm bụt mỏng và to chứ không dầy và dai như lá dâm dương hoắc).Cây mọc
và được trồng ở khắp các vùng miền nước ta để làm cảnh và làm hàng rào.
Ngoài ra cây còn mọc ở Malaixia, Philipin, Inđônêxia.

Dâm bụt là một cây nhỏ, cao từ 1 đến 2 mét. Lá đơn, mọc cách, có lá kèm, phiến
lá khía răng cưa, phiến lá mỏng.Trong lá và hoa dâm bụt có chất antoxyanozit,
có độ nhầy. Làm cho sản phẩm không quá lỏng giúp tiết kiệm trong quá trình sử
dụng.
9


* Cây Lô hội:

Ở nước ta, lô hội thường được trồng làm cảnh; lá, hoa và rễ được dùng
làm thuốc.Trong dân gian, lô hội còn có nhiều tên gọi khác nhau như Du thông,

Tượng tỵ thảo, La vi hoa, Long miệt thảo, Lưỡi hổ.... Một số sách cổ như Khai
bảo gọi nó là lô hội hay Nô hội, Quỷ đan... Tên khoa học Aloe vera L. var
chinensis (Haw) Berger, thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Theo nghĩa Hán, lô có
10


nghĩa là đen, hội là hội tụ, tụ đọng lại, ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô lại có màu
đen, có thể đóng thành bánh.Cây: Cây sống nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần
trên mang lá tập trung thành hình hoa thị. Lá hình mũi mác dày, mọng nước, có
nhiều chất nhầy nên giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn.
Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá, mang chùm hoa màu vàng hoặc
đỏ.Aloe ferox Mill. có thân cao từ 2 - 5m, lá mọc thành hoa thị dày, dài 15
-50cm, rộng 10cm ở gốc, có gai ở mặt dưới lá và ở mép lá. Hoa màu đỏ. Loài
này là loài chủ yếu có ở nam Phi, cho “lô hội xứ ”Aloe vera L. (= vulgaris Lam.)
Có thân ngắn: 30 - 50cm. Lá chỉ có gai ở 2 mép. Hoa màu vàng. Cây nguồn gốc
ở bắc Phi, di nhập vào Antille nhưng hiện nay chỉ trồng ở các đảo Aruba và
Bonaire cho “lô hội Barbade”. Dược liệu: Khối nhựa có kích thước không đồng
đều, màu nâu đen bóng, dễ vỡ vụn, chỗ vỡ óng ánh như thuỷ tinh. Mùi hơi khó
chịu, vị đắng nồng.
Lô hội-Aloe vera Livar. sinensis Berger (Aloe perfoliata Lour, (non L.),
Aloebarbadensis Haw) là một cây có thân hoá gỗ, ngắn, to thô. Lá không cuống,
mọc thànhvành rất sít nhau, dày mẫm, hình 3 cạnh, mép dầy, mép có răng cưa
thô cứng và thưa dài30-50cm, rộng 5- 10cm, dày 1-2cm, ở phía cuống. Cụm hoa
dài chừng 1m, mọc chànhchùm dài mang hoa màu vàng xanh lục nhạt lúc đầu
mọc đứng,sau rũ xuống, dài 3-4cm. Quả nang, hình trứng thuôn, lúc đầu xanh
sau nâu và dai. Tại miền Bắc có trồng một loài lô hội trước đây được xác định là
Aloe perfoliata L. chủ yếu để làm cảnh, có lá ngắn hơnchỉ đo được chừng 1520cm, chưa thấy ra hoa kết quả. Tại các nước khác người ta dùng nhựa nhiều
cây lô hội khác như Aloe vulgaris Lamk., Aloe fcrox L., Aloe perryi Bak.
v.v...cho nhiều thứ lô hội chất lượng khác nhau. Tinh dầu màu vàng, độ sôi 266271 cho lô hội mùi đặc biệt. Ít quan trọng về mặt tác dụng dược lý. Nhựa 1213%: Có tác giả cho rằng nhựa này không có tác dụng tẩy, nhưng cũngcó tác giả
cho rằng có tác dụng tẩy. Hoạt chất chủ yếu là chất aloin. Aloin không phải là

một chất thuần nhất mà là gồm những antraglucozit có tinh thể, vị đắng có tác
dụng tẩy. Tỷ lệ aloin thay đổi tuỳ theo nguồn gốc lô hội.
11


Thông thường tỷ lệ đó là 16-20%. Perrier có định lượng aloin trong lô hội
Việt Namthì thấy tỷ lệ này lên tới 26%. Tuy nhiên cũng có tác giả không cho
aloin là hoạt chất tẩy mạnh nhất, vì nhiều loại lô hội có cùng một lượng aloin mà
lại có tác dụng tẩy khác nhau. Bên cạnh aloin có tinh thể, còn có những chất
không có tinh thể và alocemođin tự do.
Tuỳ theo nguồn gốc lô hội, aloin mang tên khác nhau và có cấu tạo hơi
khác nhau. Vídụ trong lô hội vùng nam châu Phi (Aloe des barbades) thì aloin
gọi là bacbaloin. Bacbaloin thuỷ phân sẽ cho d.arabinoza và aloe.emodinanthrano. Ngoài ra còn có iso.bacbaloin và pbacbaloin. Có khả năng tẩy mạnh.
* Cây Bưởi
Bưởi - Citrus grandis (L.) Osbeek (C. maxima (Burm.) Merr., C.
decumana Merr.), thuộc họ Cam - Rutaceae.

Cây to cao 5-10m; chồi non có lông mềm; cành có gai nhỏ dài đến 7cm.
Lá rộng hình trái xoan, tròn ở gốc, mép nguyên, có khớp trên cuống lá; cuống lá
có cánh rộng. Cụm hoa chùm ở nách lá, gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm.
Quả to, hình cầu và cầu phẳng, đường kính 15- 30 cm màu vàng hay không tùy
thứ. Cây ra hoa, kết quả hầu như quanh năm, chủ yếu mùa hoa từ tháng 3 đến

12


tháng 5 và mùa quả từ tháng 8 đến tháng 11. Bộ phận dùng: Vỏ quả Exocarpium Citri Grandis. Lá và dịch quả cũng được sử dụng
Ở nước ta, Bưởi cũng được trồng nhiều khắp nơi. Có nhiều giống trồng có
quả chua, ngọt khác nhau. Bưởi được trồng bằng hạt; nhưng thường người ta
gieo hạt để làm gốc ghép. Các giống quý trồng bằng cành chiết hay cây ghép.

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang từng bước thay đổi quy mô và ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất theo hướng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng, các thị trường khó tính. Vì vậy nhiệm vụ trọng tâm của
ngành cần tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn và ứng dụng công nghệ cao
vào sản xuất.
Vỏ quả ngoài rất giàu chất narin-gosid, do đó có vị đắng, trong vỏ có tinh
dầu, tỷ lệ 0,80-0,84%; quả chứa 0,5% tinh dầu; trong lá cũng có tinh dầu. Tinh
dầu vỏ bưởi chứa d-limonen, a- pinen, linalol, geraniol, citral; còn có các alcol,
pectin, acid citric. Dịch quả chín có nhiều chất bổ dưỡng: nước 89%, glucid 9%,
protid 0,6%, lipid 0,1% và các khoáng Ca 20mg%, P 20mg%, K 190mg%, Mg
12mg%, S 7mg% và Na, Cl, Fe, Cu, Mn Có các vitamin (tính theo mg%) C 40,
B 0,07, B2 0,05 PP 0,3 và tiền sinh tố A 0,1. 100 mg dịch quả cung cấp cho cơ
thể 43 calo.
Tác dụng của vỏ bưởi , vỏ chanh và vỏ quýt: Giúp lợi tiểu, lợi niệu, giải
độc cơ thể. Giúp giảm đau, trị các chứng đau đầu, viêm khớp, kháng khuẩn,
chống viêm, chống nhiễm trùng.Giảm huyết áp, hạ cholesterol trong máu, chống
ung thư. Giúp thư giãn, làm giảm căng thẳng, giúp trấn tĩnh, lấy lại tinh thần,
giúp bạn có cảm giác vui vẻ và an tĩnh hơn. Hương thơm của tinh dầu bưởi còn
có tác dụng giải rượu giúp tỉnh táo, minh mẫn. Khi tắm cho vài giọt tinh dầu
bưởi giúp máu huyết lưu thông. Là một chất khử mùi rất hiệu quả nên hay được
dùng để xông hơi phòng giúp mang lại tinh thần sảng khoái, thư giãn cho người
sử dụng cân bằng các yếu tố dinh dưỡng cho da, nuôi dưỡng làn da và kích thích
hình thành collagen, thay thế mô da đã lão hoá bằng mô mới khoẻ mạnh hơn,
giúp da có bề mặt săn chắc, chống lão hóa.
13


Các loại tinh dầu trong vỏ bưởi (d-limonen, a- pinen, linalol, geraniol, citral; còn
có các alcol, pectin, acid citric) có tác dụng tẩy rửa các loại cặn bẩn và dầu mỡ,
ngoài ra còn có mùi thơm dễ chịu được sử dụng trong các loại dược liệu làm thư

giãn, giảm stress .
2.2 Quá trình lên men
Nước rửa bát đĩa, nước lau kính thân thiện với môi trường được chiết xuất
từ vi sinh có trong rau, lá có chứa các vi khuẩn hiếu khí và yếm khí. Tất cả các
chất có thể phân hủy về mặt sinh học. Các vi sinh vật hữu hiệu EM này là tập
hợp các loại vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men,
xạ khuẩn, nấm mốc), sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể áp dụng
chúng như là một chất cấy nhằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật đất, bổ
sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi
trường do các vi sinh vật có hại gây ra.
* Nhóm vi khuẩn Lactic
Vi khuẩn lactic sinh axit lactic và một số chất kháng khuẩn Bacterioxin có
tác dụng tiêu diệt và ức chế các vi sinh vật có hại, gây bệnh.
* Nhóm vi khuẩn Bacillus
- Sản sinh ra các enzyme protease và amylase có vai trò tích cực trong
việc phân giải các sản phẩm protein, các sản phẩm của sự phân giải như đường,
axit amin lại có vai trò dinh dưỡng đối với cây trồng cũng như hệ vi sinh vật có
lợi có mặt trong chế phẩm.
- Vi khuẩn Bacillus còn có khả năng cạnh tranh sinh học, giảm sự phát
triển của Vibrio, vi khuẩn có hại.
* Nhóm vi khuẩn quang hợp
Là nhóm vi khuẩn tự dưỡng quang năng, có khả năng sử dụng năng lượng
ánh sáng để chuyển thành các năng lượng hóa học giúp vi sinh vật có thể tự
dưỡng hoàn toàn, không phụ thuộc vào sự cung cấp các chất hữu cơ làm nguồn
14


dinh dưỡng. Vi khuẩn quang hợp tổng hợp nên các hợp chất có lợi như axit
amin, hoocmon sinh trưởng, một số vi khuẩn trong nhóm này có khả năng cố
định Nito, phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu.

3. Kết quả khi nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu công thức pha chế
- Làm thực nghiệm để tìm công thức pha chế nước rửa bát, đĩa, nước lau
kính sinh học, tìm hiểu tính tẩy rửa của sản phẩm.
- Xây dựng công thức pha chế: Mỗi công thức pha chế được sử dụng và
khảo sát lặp lại.
- Các nguyên liệu được cắt khúc, rửa sạch để ráo.
3.2 Xây dựng công thức pha chế và thử nghiệm
3.2.1 lần thứ nhất
- Cân 300g lá bạch đàn, 300g cây rau mương, 50g lá dâm bụt, 350g cây
lô hội, 100g vỏ quả bưởi. Hòa tan 2 lạng đường với 3 lít nước. Để trong 5 ngày
kiểm tra quá trình lên men. Sau 30 ngày dùng thử sản phẩm.
- Kết quả thu được:
+ Sau 5 ngày sản phẩm có mùi chua như muối dưa cải. Sau 30 ngày thu
được 2,7 lít dung dịch thành phẩm.
+ Sử dụng thử sản phẩm. Thấy vết dầu mỡ không sạch đi, tay có chất
nhờn, hiệu quả tẩy rửa không đạt, có mùi chua.
- Kết luận: Công thức pha chế không đạt yêu cầu.
3.2.2. Lần thử thứ 2
- Cân 300g lá bạch đàn, 300g cây rau mương, 50g lá dâm bụt, 350g cây
lô hội, 100g vỏ quả bưởi. Hòa tan 0.5 lạng đường với 3 lít nước. Để trong 5
ngày kiểm tra quá trình lên men. Sau 30 ngày dùng thử sản phẩm.
15


- Kết quả thu được:
+ Sau 5 ngày sản phẩm xuất hiện những côn trùng, sâu.
+ Sau 30 ngày dùng thử sản phẩm. Thấy dầu mỡ không sạch đi, tay vẫn
còn chất nhờn, hiệu quả tẩy rửa không đạt.
- Kết luận: Công thức pha chế không đạt yêu cầu.

3.2.3 Lần thử thứ 3 (Dùng nguyên liệu khác, giữ độ tự nhiên của nguyên
liệu)
- Các loại nguyên liệu được hái về giữ nguyên không rửa, cắt. Cân 300g
lá bạch đàn, 300g cây rau mương, 50g lá dâm bụt, 350g cây lô hội, 100g vỏ quả
bưởi. Hòa tan 1 lạng đường với 3 lít nước. Để trong 5 ngày kiểm tra quá trình
lên men. Sau 30 ngày dùng thử sản phẩm.
- Kết quả thu được: Sau 5 ngày nước bị nổi bọt, quá trình lên men bị
hỏng.
- Kết luận: Công thức pha chế không đạt yêu cầu.
3.2.4. Lần thử thứ 4
- Cân 300g lá bạch đàn, 300g cây rau mương, 50g lá dâm bụt, 350g cây
lô hội, 100g vỏ bưởi (các nguyên liệu đã được cắt khúc, rửa sạch và để ráo). Hòa
tan 1 lạng đường với 3 lít nước. Để trong 5 ngày kiểm tra quá trình lên men. Sau
30 ngày dùng thử sản phẩm.
- Kết quả thu được:
+ Sau 5 ngày dung dịch có mùi như rượu ( nước lên men) dung dịch đang
hình thành.
+ Sau 30 ngày thấy dung dịch có mùi thơm. Sử dụng thử thấy vết dầu mỡ
bị đánh bay, tay không có chất nhờn, hiệu quả tẩy rửa tốt.
- Kết luận: Công thức pha chế nguyên liệu đạt yêu cầu.
16


- Sau khi tiến hành pha chế vào thử nghiệm mức độ tẩy rửa, cũng như độ
hiệu quả thực tiễn thì em nhận thấy công thức : 1.1kg nguyên liệu + 1 lạng
đường + 3 lít nước cho ra sản phẩm có độ hiệu quả cao nhất.
- Sản phẩm được pha chế theo công thức này được sử dụng thử tại trường
tiểu học, trung học cơ sở trung thành, được coi là sản phẩm có tính tẩy rửa
không thua gì các sản phẩm nước rửa chén khác, không gây khô, bong tróc da
tay và các tác dụng phụ khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.3. Cách tiến hành pha chế sản phẩm và sử dụng sản phẩm
- Cân 300g lá bạch đàn, 300g cây rau mương, 50g lá dâm bụt, 350g cây
lô hội, 100g vỏ quả bưởi. Rửa sạch các loại lá, cây vừa tìm được, sau đó để ráo.
- Cắt các nguyên liệu ra từng miếng từ 3 đến 5cm.
- Hòa tan đường vào nước (theo công thức 1 lạng đường 3 lít nước ),sau
đó bỏ trong một cái xô, chậu ....
- Bỏ các loại lá cây sao khi để ráo vào trong dung dịch rồi khuấy đều.
- Đậy kín xô hoặc chậu ... để trong bóng mát từ 4 đến 5 tuần.
- Sau 4 tuần, có thể sử dụng dung dịch sản phẩm làm nước rửa chén.
- Sau khi ngâm các nguyên liệu khoảng 4 đến 5 ngày có thể kiểm tra, nếu
nước lên men tức là có mùi men giống như mùi men rượu có nghĩa là dung dịch
đang được hình thành. Tiếp tục giữ đến khi được khoảng 4 đến 5 tuần.
- Hình ảnh minh họa quá trình làm sản phẩm:

17


Rửa nguyên liệu
18


Cân nguyên liệu
19


Cân nguyên liệu
20


Cân lượng nước

21


Cho 1 lạng đường vào nước khuấy đều

Chặt nguyên liệu

22


Chặt nguyên liệu
23


Cho phần nước đường và lá cây vào cái xô lớn.
24


Đậy kín bằng nắp xô.

25


×