Chuyên đề:
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Tác giả: …………..
Giáo viên: môn Địa lí
Trường THPT: ……………
A. MỞ ĐẦU.
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- Hiểu được sự thay đổi trong cơ cấu ngành nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi.
- Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực - thực phẩm và
sản xuất cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu.
- Giải thích được đặc điểm phân bố ngành trồng cây lương thực, cây công
nghiệp và ngành chăn nuôi.
2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích biểu đồ (SGK).
- Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam (trang 18 – 19), xác định các vùng chuyên
canh cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp, thấy được tình hình
phát triển và phân bố ngành chăn nuôi.
3. Thái độ:
- Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên nông nghiệp một cách hợp lí. Có
thể trao đổi với người thân về sản xuất nông nghịp hiệu quả.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Phát triển năng lực tư duy, năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp, năng lực
khai thác bản đồ, Át lát.
II. Chuẩn bị của giáo viên :
1. Chuẩn bị của giáo viên.
-
Giáo án.
Sách giáo khoa.
At lat địa lí Việt Nam.
1
2. Chuẩn bị của học sinh.
-
Sách giáo khoa.
At lat địa lí Việt Nam.
Vở ghi
III. Phương pháp dạy học:
-
Đàm thoại gợi mở
-
Thảo luận nhóm.
IV. Thời gian bồi dưỡng: 1,5 ca chuyên đề (5 tiết).
B. NỘI DUNG
I. Kiến thức cơ bản:
1. Ngành trồng trọt.
- Hiện nay chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp.
- Cơ cấu ngành trồng trọt có sự thay đổi.
+ Cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất, nhưng có xu hướng giảm: từ 67,1%
xuống 59,2 %.
+ Cây công nghiệp có tỉ trọng lớn thứ hai và có xu hướng tăng: từ 13,5 % lên
23,7%.
+ Cây ăn quả, cây rau đậu, cây khác có xu hướng giảm.
a. Sản xuất lương thực:
- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt.
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu.
+ Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
- Nước ta có điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước khí hậu cho phép phát
triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nông nghiệp. Tuy
nhiên, thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán... và sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất
lương thực, có năm thiên tai trên diện rộng.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội.
2
- Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua.
+ Diện tích gieo trồng lúa đã tăng nhanh, từ 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3
triệu ha (2005).
+ Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của
từng địa phương.
+ Năng suất lúa tăng mạnh, hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49
tạ/ha/năm so với 21 tạ/ha/năm của năm 1980.
+ Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 36 triệu tấn (2005).
+ Từ chỗ sản xuất không đảm bảo nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở
thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Hiện nay bình quân lương
thực có hạt/người là hơn 470 kg/người/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 – 4
triệu tấn/năm.
+ Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hoá.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm hơn
50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa của cả nước, bình quân sản lượng lương
thực/người, nhiều năm nay là hơn 1000kg/năm. Đồng bằng sông Hồng là vùng sản
xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng xuất lúa cao nhất cả nước.
b. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:
* Cây công nghiệp:
- Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu.
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Điều kiện phát triển:
+ Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp:
Khí hậu: nhiệt đới nóng ẩm, lại có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây
công nghiệp, có thể phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung, nguồn lao
động dồi dào, đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.
3
+ Tuy nhiên, khó khăn là thị trường thế giới có nhiều biến động, sản phẩm cây
công nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.
- Cây công nghiệp nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn
một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp
năm 2005 là 2,5 triệu ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là 1,6 triệu
ha (chiếm hơn 65%).
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè...Việt
Nam đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, điều, hồ tiêu.
+ Cà phê được trồng chủ yếu trên đất bazan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở
Đông Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ, cà phê chè mới được trồng ở Tây Bắc.
+ Cao su được trồng chủ yếu trên đất bazan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ
ở Đông Nam Bộ và duyên hải Miền Trung. Điều được trồng nhiều nhất ở Đông
Nam Bộ. Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chè được trồng nhiều nhất ở trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên nhiều
nhất là tỉnh Lâm Đồng.
- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương,bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc
lá....
+ Các vùng chuyên canh mía đường được phát triển ở đồng bằng sông Cửu
Long, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.
+ Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám
bạc màu ở Đông Nam Bộ và Đắc Lăk.
+ Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bộ, những năm gần đây
phát triển mạnh ở Đắk Lăk, Hà Tây, Đồng Tháp.
+ Vùng trồng đay truyền thống là đồng bằng sông Hồng.
+ Vùng trồng cói lớn nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
+ Cây ăn quả: Được phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Vùng trồng
cây ăn quả lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
2. Ngành chăn nuôi:
4
- Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta
từng bước tăng khá vững chắc.
- Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:
+ Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
+ Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao
trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
- Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta:
+ Thuận lợi: cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ, giống, thú y, có nhiều
tiến bộ…
+ Khó khăn: giống gia cầm, gia súc năng suất thấp, dịch bệnh,...
a. Chăn nuôi lợn và gia cầm:
+ Tình hình phát triển: Lợn và gia cầm là hai nguồn thịt chủ yếu. Đàn lợn 27
triệu con (năm 2005), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại. Chăn nuôi gia
cầm tăng mạnh, tổng đàn 220 triệu con (2003).
+ Phân bố: Chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các
thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) và ở các địa phương có các cơ
sở công nghiệp chế biến thịt. Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
b. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ:
+ Tình hình phát triển: Chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên. Đàn trâu khoảng
2,9 triệu con. Đàn bò từ chỗ chỉ bằng 2/3 đàn trâu (đầu thập kỉ 80 của thế kỉ
XX), đến năm 2005 là 5,5 triệu con (2005) và có xu hướng tăng mạnh.
+ Phân bố: Trâu được nuôi nhiều ở trung du miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu
cả nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ , duyên hải
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven Tp Hồ
Chí Minh và Hà Nội.
II. CÁC DẠNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT.
Dạng 1. Câu hỏi liên quan đến vai trò, ý nghĩa của ngành nông nghiệp và
các phân ngành trong nông nghiệp.
5
a. Câu hỏi thường gặp:
Nêu
Vai trò của sản xuất lương thực ở nước ta.
Trình bày
Ý nghĩa của sản xuất cây công nghiệp ở nước ta.
Phân tích
Vai trò của ngành chăn nuôi ở nước ta.
b. Cách làm:
-
Trình bày vai trò và ý nghĩa của ngành sản xuất.
c. Ví dụ minh họa.
Câu 1: Trình bày ý nghĩa của sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Dân số đông. Sản xuất lương thực đảm bảo bữa ăn cho dân số đông, mức
sống ngày càng cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
- Sản xuất lương thực thực phầm (SXLTTP) vẫn là hoạt động chủ yếu
trong nông nghiệp. Đẩy mạnh SXLTTP có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp, tạo
việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.
- SXLTTP tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên thành
ngành sản xuất chính, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị (lúa, gạo…)
- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân, tăng
cường khả năng phòng thủ của đất nước, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ
cấu cây trồng.
Câu 2: Phân tích vai trò của sản xuất cây công nghiệp ở nước ta.
Vai trò:
- Về mặt kinh tế:
+ Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta (khí hậu nhiệt
6
đới ẩm gió mùa, hệ đất trồng đa dạng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp khác
nhau), khai thác được thế mạnh của vùng đồi trung du, phá thế độc canh trong sản xuất
nông nghiệp, đưa nông nghiệp phát triển theo con đường đa canh.
+ Tạo nguồn nguyên liệu phong phú, cung cấp cho các ngành công nghiệp chế
biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, nhất là các loại cây công nghiệp nhiệt
đới có giá trị như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu.
- Về xã hội:
+ Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và lao
động trên địa bàn cả nước.
+ Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết các nhu cầu về ăn, mặc, hàng tiêu
dùng cho cộng đồng dân cư.
+ Ổn định cuộc sống định canh, định cư cho đồng bào dân tộc, thay đổi tập quán
sản xuất cho đồng bào dân tộc.
+ Góp phần phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Về môi trường.
Phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày có ý nghĩa
quan trọng về sinh thái, bảo vệ môi trường, có ý nghĩa như việc phát triển rừng,
giúp bảo vệ tài nguyên đất, chống xói mòn, rửa trôi, điều hòa sinh thái.
d. Bài tập tự luyện.
Trình bày vai trò của ngành chăn nuôi ở nước ta?
2. Dạng 2. Câu hỏi liên quan đến điều kiện phát triển của ngành nông nghiệp.
a. Câu hỏi thường gặp:
Cách hỏi 1:
+ Trình bày
+ Điều kiện
+ về tự nhiên để phát triển ngành nông
+ Chứng minh
+ Thuận lợi và khó khăn
nghiệp A
+ Phân tích
+ Thế mạnh và hạn chế
+ về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát
triển ngành nông nghiệp A
Cách hỏi 2:
7
Tại sao ngành nông nghiệp A lại phát triển trong những năm gần đây?
b. Cách làm: Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển
nông nghiệp.
Nhân tố Sản xuất lương thực
Tự nhiên - Đất đai
- Khí hâu
Chăn nuôi
Sản xuất cây công
- Thức ăn tự nhiên
nghiệp.
- Đất đai
- Khí hậu
- Khí hâu
- Nguồn nước
Kinh tế - - Dân cư – lao động
xã hội
- Nguồn nước
- Thức ăn chế biến.
- Cơ sở vật chất (nhà - Dân cư – lao động
máy, đường dây tải
- Dân cư – lao động
- Cơ sở vật chất (nhà
- Cơ sở vật chất (nhà máy máy chế biến) – cơ sở
điện, trạm biến áp…) chế biến) – cơ sở hạ tầng
hạ tầng
– cơ sở hạ tầng
- Giống gia súc, gia cầm
- Thị trường, vốn
- Thị trường, vốn
- Thị trường, vốn
- Chính sách nhà nước
- Chính sách nhà nước.- Chính sách nhà nước
Lưu ý: Dựa vào yêu cầu của đề bài để lựa chọn nhân tố cho phù hợp
c. Ví dụ minh họa.
Câu 1. Trình bày điều kiện ngành sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta.
a. Điều kiện tự nhiên (thế mạnh tự nhiên)
- Đất trồng:
Nước ta có nguồn tài nguyên đất tương đối tốt phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp. Ở các châu thổ và dọc theo các thung lũng, đất phù sa chiếm ưu thế. Hai
đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)và Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 3,12triệu ha, chiếm 9,5% diện tích cả
nước. Ngoài ra đất phù sa còn phân bổ dọc theo duyên hải miền trung và các
thung lũng. Đất phù sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi để trồng lúa và các cây
thực phẩm. Nước ta có khả năng mở rộng diện tích trồng lương thực, thực phẩm
chủ yếu do tăng vụ và một phần khai hoang (cải tạo diện tích đất nhiễm phèn,
8
nhiễm mặn) phục vụ sản xuất.
- Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá. Trong
đó nhiệt đới là cơ bản. Do vậy tạo điều kiện cho các cây lương thực, thực phẩm.
Nước ta có khả năng mở rộng diện tích trồng lương thực thực chủ yếu do tăng
vụ đem lại sản lượng lớn. Sự phân hoá của khí hậu (theo mùa, miền, độ cao) tạo
kỹ năng phát triển đa dạng các loại cây lương thực, thực phẩm. Ở miền bắc
nước ta do có mùa đông lạnh nên có thể trồng các cây thực phẩm (rau, đậu, có
nguồn gốc ôn đới)
- Nguồn nước: Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc; đầy nước quanh
năm (2360), nguồn nước ngầm phong phú, là điều kiện thuận lợi cho sản xuất
lương thực, thực phẩm. Sông ngòi còn bồi đắp một khối lượng phù sa lớn tạo
điều kiện cho các đồng bằng châu thổ lấn nhanh ra biển, tăng khả năng sản xuất
lương thực, thực phẩm.
- Thức ăn tự nhiên
+ Nước ta có diện tích đồng cỏ lớn sấp sỉ 350000ha, phân bố chủ yếu trên
các cao nguyên ở trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, tạo
thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản khá lớn
sấp sỉ 1 triệu ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông
Cửu Long. Ven biển phát triển thuỷ sản. Nước ta có nhiều ngư trường lớn, với
nguồn lợi hải sản phong phú là nguồn thực phẩm dồi dào.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Nước ta có dân số động 84156 nghìn người (2006), chất lượng cuộc sống
ngày càng được nâng cao, nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng lớn.
- Mỗi năm nước ta được bổ sung hơn 1 triệu lao động, lao động có kinh
nghiệm trong sản xuất lương thực, thực phẩm, trình độ lao động ngày càng được
nâng cao, phục vụ cho sản xuất lương thực thực phẩm.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đang được đầu tư xây dựng, đặc biệt là hệ thống
thuỷ lợi tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất lương thực, thực phẩm phát triển.
- Đường lối chính sách: Việt Nam là một nước nông nghiệp. Vì thế từ lâu
9
nông nghiệp được Đảng và Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Các chính sách
khoán 10, chính sách khuyến nông….. đang góp phần thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp.
- Thị trường quốc tế: nhu cầu của thị trường quốc tế đối với các sản phẩm
lương thực thực phẩm ngày càng lớn tạo động lực cho sản xuất lương thực, thực
phẩm phát triển.
c. Hạn chế:
- Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, thiên tai thường xuyên xảy ra.
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng khắp.
- Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế, thị trường lương thực thực phẩm chưa thực
sự ổn định.
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng khắp. Công nghệ
sau thu hoạch còn hạn chế, thị trường lương thực thực phẩm chưa thực sự ổn định.
Câu 2. Tại sao ngành chăn nuôi nước ta trong những năm qua đang có xu
hướng phát triển?
Ngành chăn nuôi nước ta trong những năm qua đang có xu hướng phát
triển vì có nhiều thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội.
a. Thuận lợi:
- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được bảo đảm với 3 nguồn:
+ Thức ăn tự nhiên: Nước ta có khoảng 350.000 ha đồng cỏ. Trong điều
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đồng cỏ tươi tốt quanh năm, sinh trưởng nhanh, là
điều kiện thuận lợi phát triển gia súc ăn cỏ, trâu bò, ngựa, dê, cừu... Các đồng cỏ
phân bổ chủ yếu trên các cao nguyên ở miền trung du miền núi phía bắc, Tây
Nguyên, Bắc Trung Bộ, tạo thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn ở các vùng này.
+ Sản phẩm của ngành trồng trọt và phụ phẩm của ngành thuỷ sản: Một
phần rất lớn thức ăn cho chăn nuôi lấy từ ngành trồng trọt. Nhờ giải quyết tốt an
ninh lương thực cho người nên đã có nhiều hoa màu lương thực cho chăn nuôi,
ổn định diện tích đất trồng thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Trên cơ sở đó chăn
nuôi lợn và gia súc có điều kiện phát triển mạnh. Hàng năm có 13 – 14.000 tấn
10
bột cá làm thức ăn cho chăn nuôi.
+ Thức ăn tổng hợp do công nghiệp chế biến thức ăn gia súc sản xuất: Cám
tăng trọng... Chế biến thức ăn cho gia súc ngày càng phổ biến ở đồng bằng,
miền núi, do vậy chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đã có điều kiện phát
triển ngay ở cả hộ gia đình.
- Giống gia súc, gia cầm: Nước ta có nhiều giống gia súc, gia cầm chất
lượng tốt, đồng thời nước ta cũng nhập nhiều giống ngoại có năng suất cao và
chất lượng tốt.
- Khí hậu: Nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho đồng cỏ phát triển quanh
năm thuận lợi cho sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành chăn nuôi ngày càng được
phát triển hệ thống chuồng trại, xí nghiệp chăn nuôi được xây dựng , mạng lưới
dịch vụ thú y trạm giống được mở rộng. Áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ
thuật trong việc lai tạo các giống mới cho năng suất cao. Mạng lưới công nghiệp
chế biến (đóng hộp, đông lạnh, thực phẩm...) phát triển.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Trong nước (phục vụ cho yêu cầu to lớn của nhân dân)
+ Xuất khẩu (thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng)
- Các thuận lợi khác: Lao động có truyền thống, kinh nghiệm phát triển
chăn nuôi, chính sách khuyến nông.
d. Bài tập tự luyện:
Câu 1. Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển cây cà phê ở
nước ta.
Câu 2. Tại sao trong những năm qua ngành trồng cây công nghiệp ở ta lại phát
triển mạnh.
3. Dạng 3: Câu hỏi về hiện trạng phát triển của các ngành:
a. Các câu hỏi thường gặp:
Cách hỏi 1: Trình bày tình hình sản xuất và phân bố của ngành nông nghiệp A?
Cách hỏi 2: Phân tích đặc điểm phân bố của ngành nông nghiệp A?
11
b Cách giải:
- Dựa vào kiến thức cơ bản trong SGK để trả lời theo yêu cầu câu hỏi.
c. Ví dụ minh họa.
Câu 1. Trình bày tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những
năm qua?
+ Diện tích gieo trồng lúa đã tăng nhanh, từ 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3
triệu ha (2005)
+ Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của
từng địa phương.
+ Năng suất lúa tăng mạnh, hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49
tạ/ha/năm so với 21 tạ/ha/năm của năm 1980.
+ Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 36 triệu tấn (2005)
+ Từ chỗ sản xuất không đảm bảo nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở
thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Hiện nay bình quân lương
thực có hạt/người là trên 470 kg/người/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 – 4
triệu tấn/năm.
+ Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hoá.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm hơn
50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa của cả nước, bình quân sản lượng lương
thực/người, nhiều năm nay là trên 1000kg/năm. Đồng bằng sông Hồng là vùng sản
xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng xuất lúa cao nhất cả nước.
Câu 2: Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành trồng cây công
nghiệp nước ta.
- Cây công nghiệp nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn
một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp
năm 2005 là 2,5 triệu ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là 1,6 triệu
ha (chiếm hơn 65%).
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè...Việt
12
Nam đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, điều, hồ tiêu.
+ Cà phê được trồng chủ yếu trên đất bazan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở
Đông Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ, cà phê chè mới được trồng ở Tây Bắc.
+ Cao su được trồng chủ yếu trên đất bazan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ
ở Đông Nam Bộ và duyên hải Miền Trung. Điều được trồng nhiều nhất ở Đông
Nam Bộ. Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chè được trồng nhiều nhất ở trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên nhiều
nhất là tỉnh Lâm Đồng.
- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương,bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc
lá....
+ Các vùng chuyên canh mía đường được phát triển ở đồng bằng sông Cửu
Long, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.
+ Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, trên đất xám
bạc màu ở Đông Nam Bộ và Đắc Lăk.
+ Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bộ, những năm gần đây
phát triển mạnh ở Đắk Lăk, Hà Tây, Đồng Tháp.
+ Vùng trồng đay truyền thống là Đồng bằng sông Hồng.
+ Vùng trồng cói lớn nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
d. Bài tập tự luyện
Câu 1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi lợn và gia cầm
của nước ta.
Câu 2. Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ
của nước ta.
13