Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy – học môn công nghệ 8 ( tiết 17 bài 18 vật liệu cơ khí)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 32 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ thế kỷ XX cho đến nay nhân loại đang chứng kiến ba cuộc cách mạng lớn,
hợp thành cách mạng khoa học công nghệ, một trong ba cuộc cách mạng đó phải
kể đến cuộc cách mạng công nghệ vật liệu. Quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước, vật liệu cơ khí trong ngành Công nghiệp có vai trò hết sức quan
trọng trong việc giúp các ngành công nghiệp chính phát triển bền vững tạo điều
kiện để các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp chất lượng cao. Vật
liệu cơ khí là nguyên liệu để sản suất ra các máy móc, thiết bị cho ngành công
nghiệp phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
Để đưa đất nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp hóa, với
nền kinh tế tri thức hiện đại, hội nhập sâu rộng với quốc tế, điều quan trọng không
chỉ là ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ mà còn phải
nghiên cứu, sáng chế ra các công nghệ mới. Cách mạng công nghệ đòi hỏi máy
móc mới, vật liệu mới, tri thức mới. Các công nghệ mới đang được chuyển giao
vào Việt Nam ngày càng nhiều. Để sử dụng tối ưu các công nghệ và vật liệu mới,
đội ngũ người lao động phải có kiến thức sâu rộng và trình độ ngày càng cao. Điều
này phản ánh rõ rệt trong thực tiễn sản xuất, do đó cần có cải tiến mới về chương
trình và phương pháp trong giáo dục - đào tạo. Là một giáo viên mang trên mình
trách nhiệm vì sự nghiệp “Trăm năm trồng người”, để chuẩn bị cho các em hành
trang sống và lao động trong một xã hội văn minh hiện đại, hình thành cho các em
một số kĩ năng áp dụng vào cuộc sống thì việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng
giảng dạy, giáo dục cho các em có hành vi sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các vật
liệu cơ khí ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em đang sống cũng
là một vấn đề hết sức quan trọng.
Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới nhiều về phương
pháp dạy - học. Trong các khâu của quá trình dạy học, ở tất cả các bộ môn, khoa
học tự nhiên cũng như khoa học xã hội, mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất
lượng để góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện, làm cơ sở vững
chắc cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước trong thế kỉ XXI,
với những lớp người có trình độ văn hoá - khoa học kĩ thuật tiên tiến. Do đó, việc


đổi mới phương pháp đã và đang có nhiều triển vọng và đạt kết quả cao trong các
tiết dạy- học. Đặc biệt là việc vận dụng kiến thức tích hợp trong dạy học ở tất cả
các bộ môn nói chung và bộ môn Công nghệ nói riêng. Bởi vì, việc vận dụng này
sẽ giúp học sinh củng cố thêm những hiểu biết của mình ở nhiều môn học khác;
linh hoạt vận dụng được các kiến thức đã học giải quyết các tình huống, thách
thức, bất ngờ chưa từng gặp; nhằm khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề,
tản mạn, rời rạc trong dạy học; giúp học sinh có hứng thú và say mê hơn với môn
học. Trong đó, môn Công nghệ ở trường THCS hiện nay cũng không phải là trường hợp
ngoại lệ.
Để làm được điều đó, trong các tiết dạy học Công nghệ cần có sự thuyết phục,
giúp các em hiểu biết, khắc sâu kiến thức đã học, đồng thời rèn luyện kĩ năng phân
tích, đánh giá, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức. Để tiết học Công nghệ đạt hiệu
1


quả cao, đòi hỏi người dạy phải biết kết hợp nhiều phương pháp, biết tích hợp
được nhiều môn học khác nhau. Trong tiết dạy Công nghệ, nếu người thầy biết
phát huy được tính tích cực của học sinh sẽ làm cho tiết học thêm sinh động, đặc
biệt kích thích nhận thức, phát triển tư duy, tăng khả năng hoạt động độc lập của
học sinh, tăng sự chú ý, tìm tòi hấp dẫn đối với người học. Nếu người thầy không
có phương pháp phù hợp sẽ làm giảm đi hứng thú học tập của học sinh, kéo theo
chất lượng học tập của các em bị hạn chế. Bản thân là một giáo viên dạy học Công
nghệ, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, tìm ra các giải pháp có sức thuyết phục trong công
tác giảng dạy và đã có hiệu quả. Vì vậy, tôi đã đúc rút và cụ thể hóa thành sáng kiến
kinh nghiệm, muốn trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp. Đề tài nghiên cứu của tôi là:
“Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy - học
môn Công Nghệ 8: Tiết 17: Bài 18 - Vật liệu cơ khí”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vấn đề này, bản thân tôi muốn sau khi học xong, học sinh không
những nắm vững kiến thức mà còn thân thiện, gần gũi với thầy cô giáo, bạn bè, tự

tin phát biểu trước tập thể. Từ đó, các em có thể tìm đến thầy cô, bạn bè đã biết để
giải thích những điều còn vướng mắc. Các em có thể cùng nhau tham gia để tăng
thêm sự đam mê môn học, giúp các em phối hợp với nhau tốt hơn, sôi nổi hơn và
hiểu nhau hơn nữa.
Vận dụng kiến thức tích hợp trong dạy - học giúp học sinh hiểu sâu các vấn đề
phân môn Công nghệ và củng cố những kiến thức các môn học khác. Ngoài ra còn
giúp học sinh tạo nên những gợi cảm mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình
cảm của học sinh nhằm đem lại hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc. Tập dượt cho
học sinh vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
trong đời sống xã hội, nhằm phát triển năng lực sống tự lập để chuẩn bị làm người
công dân có trách nhiệm.
Đồng thời, bản thân tôi cũng được trang bị cho mình những phương pháp dạy - học
có hiệu quả trong các tiết dạy Công nghệ ở các khối lớp khác do mình phụ trách.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Công nghệ 8: Tiết 17: Bài 18 - Vật liệu cơ khí.
- Đối tượng học sinh THCS (khối lớp 8)
- Số lớp kiểm chứng: 4 lớp
- Số lượng học sinh: 132 em
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo trên
mạng internet, SGK, SGV.... để xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. Đồng
thời kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin, tích hợp với các môn: Vật lí, Hóa
học, Địa Lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mĩ thuật... để khai thác nội dung bài học.
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thực hiện điều tra, khảo sát, xử lí
thông tin thực tế tại đơn vị để tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thực hiện điều tra, xử lí số liệu thực tế, so
sánh và đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện ứng dụng đề tài.
2



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Môn Công nghệ là môn học gắn liền với thực tiễn, góp phần định hướng nghề
nghiệp cho các em sau này.
Vận dụng tích hợp các kiến thức trong dạy - học Công nghệ là hình thức liên
kết những kiến thức của nhiều môn học với môn Công nghệ, giúp học sinh tiếp thu
kiến thức, biết vận dụng kiến thức Công nghệ vào thực tiễn cuộc sống và ngược
lại, từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến Công nghệ.
Do đối tượng là học sinh lớp 8, về tâm sinh lí các em đang phát triển nên còn
chưa ổn định, chưa xác định chuẩn mục đích, mục tiêu học tập nên giáo viên phải
làm thế nào để học sinh ham và thích học. Vì vậy, yêu cầu giáo viên phải tìm ra
những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các em có niềm
đam mê, hứng thú để tiếp thu, nắm vững và khắc sâu kiến thức.
Tuy nhiên, để nắm được những kiến thức đó, học sinh không những phải có kĩ
năng nhận biết và ghi nhớ mà còn phải tích hợp được kiến thức của nhiều môn học
khác như: Vật lí, Hóa học, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mĩ thuật... mới có
thể hiểu sâu sắc được bài học.
Muốn vậy, người giáo viên phải tổ chức được các hoạt động dạy học tích cực
để các em có thể tiếp thu được kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng, tư tưởng một cách
hiệu quả nhất nhưng tiết học lại không khô khan, gò bó...
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Vai trò của môn Công nghệ trong trường THCS chưa được học sinh coi trọng
và các em coi đó là “môn phụ”, dẫn đến học sinh chưa chú trọng đến môn học này.
Kiến thức môn Công nghệ 8 lại liên quan nhiều đến kiến thức môn Vật lí nên
học sinh tiếp thu khó khăn. Vì vậy học sinh có lực học trung bình và yếu thấy môn
học này rất vất vả, khó hiểu dẫn đến các em lười học. Đại đa số các em đầu tư thời
gian, công sức cho các môn Văn - Toán - Tiếng Anh mục đích để thi vào THPT.
Nhiều bài thực hành môn Công nghệ 8, cả GV và HS không thực hiện được,
có khi thực hiện hạn chế vì không có đủ thiết bị, đồ dùng dạy học hoặc thiết bị
chưa chính xác (TBDH đã được trang bị từ lâu - hư hỏng nhiều), hay do vốn sống,

kinh nghiệm ít.
Thực tiễn dạy học, khảo sát cho thấy:
Về phía giáo viên:
* Thuận lợi:
- Giáo viên được đào tạo cơ bản về lý thuyết, đáp ứng được yêu cầu.
- Được qua tập huấn.
* Khó khăn:
- Các tài liệu nghiên cứu về phương pháp dạy - học ít chú trọng vào phương pháp
dạy - học luyện tập.
- Các mô hình dạy - học thường là do giáo viên tự trải nghiệm.
- Giáo viên đang lúng túng trong việc chọn lựa phương pháp dạy - học sao cho học
sinh có thể học tập tích cực và hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo được quy định về
thời lượng - Phân phối chương trình.
3


Trong thực tế giảng dạy của nhiều năm qua, bài “Vật liệu cơ khí” là bài dạy
tương đối phức hợp, đòi hỏi cả người dạy và người học phải biết vận dụng, phát
huy kiến thức của nhiều môn học. Tuy nhiên, do thời lượng của tiết học có hạn,
nên đa phần giáo viên chỉ chú trọng đến việc khai thác nội dung cơ bản kiến thức
môn học chính, mà ít quan tâm đến các kiến thức có liên quan; hoặc chỉ mang tính
chất nhắc lại, nhắc đến một cách hình thức, không tiến hành các phương pháp hỗ
trợ để các em hiểu một cách sâu sắc.
Về phía học sinh:
- Do đối tượng học sinh đơn vị tôi công tác đa số là con em đồng bào theo đạo
Thiên Chúa, nhiều gia đình đông con nên việc quan tâm, đầu tư cho việc học của
con em còn chưa nhiều.
- Mặt bằng chung về kiến thức của học sinh còn hạn chế, mỗi lớp chỉ một vài
học sinh là khá - giỏi.
- Kiến thức, vốn sống, kĩ năng ở vùng nông thôn khó khăn khi tiếp xúc.

- Tính tự giác học tập của học sinh chưa cao.
- Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập môn Công nghệ, thể
hiện qua mức độ yêu thích tiết học, tinh thần chuẩn bị cho tiết học.
Tuy nhiên qua phương pháp chuẩn bị, cách học tập trong tiết học cho thấy học
sinh chưa thực sự phát huy tính tích cực trong học tập dẫn đến hiệu quả tiết học tập
chưa đạt như mong muốn.
Thiết bị đồ dùng:
Thiết bị đồ dùng dạy học hạn chế hoặc nhiều TBDH được trang bị độ chính xác
chưa cao nên khi làm thí nghiệm, thực hành khó thành công chưa đáp ứng được
yêu cầu đổi mới phương pháp
Xuất phát từ thực trạng và nhận thức trên. Để nâng cao hiệu quả dạy - học, tôi
đã mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng
dạy học, phát huy được tính tự giác, tính tích cực chủ động của học sinh thông qua
tiết học. Sáng kiến này đã được thực hiện đối chứng và đánh giá kết quả đối chứng
trong nhiều giờ dạy ở đơn vị tôi công tác.
2.3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Các giải pháp thực hiện
2.3.1.1. Khảo sát đánh giá tình hình
- Khảo sát đối tượng học sinh (tìm hiểu về đặc điểm, tâm sinh lý và năng lực của
học sinh) để có giải pháp cho một tiết dạy - học hiệu quả.
- Đánh giá kết quả khảo sát để lập kế hoạch bài học.
- Qua khảo sát học sinh tôi nhận thấy phần lớn học sinh không quan tâm đến môn
học Công nghệ nhiều vì các em cho rằng đây là môn học phụ, không thuộc trong
các môn thi vượt cấp, hay thi tốt nghiệp cũng như thi Đại học, nên các em không
học hoặc rất ít học cũng như ôn tập bài ở nhà, chính vì vậy mà kiến thức các em
nắm được chủ yếu là trong tiết học trên lớp. Các em chưa có phương pháp học tập
khoa học nên chưa thể nắm được kiến thức một cách tối ưu nhất. Một số các em
nhớ được một ít kiến thức môn học, cũng mang tính rời rạc, chưa hệ thống.
2.3.1.2. Lập kế hoạch bài học:
Xuất phát từ nhận thức trên và qua kết quả khảo sát, nghiên cứu nội dung kiến

4


thức, kĩ năng cần cung cấp cho học sinh, tôi đã xây dựng kế hoạch dạy - học bằng
việc sử dụng tích hợp kiến thức các môn khi dạy Công nghệ 8 (Tiết 17- Bài 18:
Vật liệu cơ khí) như sau:
- Xác định đối tượng nghiên cứu: Đối chứng ở các lớp 8A, 8B (Phương pháp dạy
học truyền thống), 8C, 8D (Phương pháp dạy học bằng việc vận dụng kiến thức
tích hợp).
- Nghiên cứu kĩ bài dạy: Xác định rõ mục tiêu, lựa chọn phương pháp dạy.
- Xây dựng kế hoạch bài học, chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy.
- Dạy thực nghiệm và đối chứng.
- Phân tích cách tổ chức dạy học và đánh giá hiệu quả dạy học trong kế hoạch.
2.3.2. Vận dụng
TIẾT 17:

BÀI 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến.
- Biết được bốn tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí là tính chất cơ học, lí học, hóa
học và tính công nghệ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức Vật lí để phân loại được vật liệu kim loại và vật liệu phi kim
loại, biết được tính chất dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy của vật liệu.
- Vận dụng kiến thức Hóa học để biết được tính chất của kim loại là dễ bị oxi hóa,
khi tiếp xúc với axit và muối ăn,…
- Vận dụng kiến thức Địa lí để biết được vùng tập trung nhiều khoáng sản của đất
nước ta và biết được tài nguyên đó không phải là vô tận.

- Vận dụng kiến thức Lịch sử để hiểu được kim loại có từ thời kì nào và ảnh
hưởng của nó tới đời sống kinh tế xã hội nước ta.
- Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân để giáo dục ý thức tiết kiệm nguyên liệu
(vật liệu cơ khí), ý thức bảo vệ môi trường...
- Có kĩ năng phân loại vật liệu cơ khí và kĩ năng lựa chọn, sử dụng chúng hiệu quả.
3. Thái độ:
- Liên kết được các kiến thức thông qua các môn học với nhau từ đó yêu thích
môn Công nghệ.
- Giáo dục ý thức tiết kiệm nguyên liệu nói chung, vật liệu cơ khí nói riêng và ý
thức sử dụng vật liệu một cách có hiệu quả, ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó
với biến đổi khí hậu.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực thu thập thông tin và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
5


- Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực quan sát…
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV và các tài liệu có liên quan đến bài học.
- Giáo án điện tử, máy chiếu projector.
- Bảng mẫu phân loại vật liệu cơ khí.
- Hệ thống các câu hỏi, phiếu học tập...
- Bộ thí nghiệm thực hành tính chất cơ học của vật liệu: Mỗi nhóm gồm: 3 thanh
thép, đồng, nhôm có cùng kích thước.
- Bộ thí nghiệm thực hành tính chất công nghệ: Mỗi nhóm cần đe, búa; ba thanh
thép, đồng, nhôm có cùng kích thước.
- Bộ thí nghiệm hóa học: cốc thủy tinh, dd axít HCl, đinh sắt, mẩu nhựa, kẹp.
- Bảng biểu:

+ Nhiệt độ nóng chảy của một số chất Kiến thức môn Vật lí 6 (Bài 25 - Sự nóng
chảy và sự đông đặc).
+ Tính dẫn nhiệt của một số chất Kiến thức môn Vật lí 8 (Bài 22: Dẫn nhiệt).
+ Khối lượng riêng của một số chất (Kiến thức môn Vật lí 6 - Bài 11: Khối lượng riêng).
- Phiếu học tập: Phân loại vật liệu cơ khí
Nhóm
Vật liệu kim loại
Vật liệu phi kim loại
Phân loại ………........ ……………… ………………… …………………
Vật liệu ...................... ....................... ............................ ............................
Thông ...................... ....................... ............................ ............................
dụng
...................... ....................... ............................ ............................
.
Tính
...................... ....................... ............................ ............................
chất
...................... ....................... ............................ ...........................
Công
...................... ....................... ............................ ............................
dụng
...................... ....................... ............................ ............................
...................... ....................... ............................ ............................
.
2. Học sinh:
- Đọc và tham khảo các tài liệu các môn học có liên quan.
- Sách giáo khoa môn Công nghệ 8,vở ghi, bút dạ, thước kẻ …
III. Phương pháp dạy học:
- Tích hợp kiến thức liên môn: Tích hợp phân môn Công nghệ với các môn học
khác: Vật lí, Hóa học, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mĩ thuật....để khai thác

nội dung bài học.
- Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, vấn đáp gợi mở… kết hợp với việc sử dụng
công nghệ thông tin.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Đặt vấn đề và giới thiệu bài mới: (4 phút)
6


Để học sinh có hứng thú với bài học tôi đã sử dụng phần mềm Powerpoint
để trình chiếu các Slide hình ảnh về các máy công cụ, các máy gia dụng, các loại
xe, các dụng cụ gia đình,…cho học sinh quan sát và biết được để làm ra các sản
phẩm cơ khí, đầu tiên là phải có nguyên vật liệu.
Từ đó yêu cầu liên hệ thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học ở Vật lí lớp 7
để phân loại vật liệu cơ khí thành hai nhóm chính.
GV: Chiếu các hình ảnh về một số sản phẩm cơ khí, yêu cầu học sinh quan sát

CÁC LOẠI MÁY CÔNG CỤ

Máy bào

Máy phay

Máy tiện

Máy cắt góc

Máy khoan


CÁC LOẠI MÁY GIA DỤNG

Máy bơm nước

Máy nước nóng

Máy hút bụi

Máy rửa rau củ

Máy rửa chén

Máy xay sinh tố

CÁC LOẠI XE

Xe ô tô

Xe đạp điện

Xe khách

Xe gắn máy

Xe tải

Xe đạp
7



GV: Muốn làm ra những sản phẩm cơ khí này, đầu tiên phải có nguyên vật liệu. Vật liệu
cơ khí, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguyên vật liệu dùng trong ngành cơ khí.
Chiếu hình ảnh chiếc xe đạp và những sản phẩm cơ khí đơn giản.

HS: Quan sát
H: Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân, hãy cho biết các bộ phận (sản phẩm)
này được tạo thành từ những loại vật liệu nào?
HS: Cao su, thép, nhựa, đồng, nhôm,…..
* Kiến thức môn vật lý lớp 7 (Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng
điện trong kim loại).
H: Dựa vào kiến thức đã học về chất dẫn điện và chất cách điện, hãy phân loại
các vật liệu kể trên?
HS: Chất dẫn điện: Thép, nhôm, đồng,…
Chất cách điện: Cao su, nhựa,…
GV: Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo và tính chất, vật liệu cơ khí được chia làm hai
nhóm là: Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.
Bài này chúng ta chỉ đi tìm hiểu những vật liệu thông dụng nhất của hai nhóm
đó được sử dụng trong ngành cơ khí và những tính chất cơ bản của chúng, từ đó
giúp chúng ta lựa chọn và sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả.
4.3. Dạy - học bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
* Nội dung phần I: Các vật liệu cơ khí phổ biến. (20 phút)
- Kiến thức:
Học sinh biết phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến và biết được tài
nguyên thiên nhiên là “Tài sản quí hiếm” nếu khai thác, sử dụng bừa bãi thì nó
sẽ bị cạn kiệt và làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người,…
- Phương pháp:
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, đàm thoại, trực quan, sơ đồ tư duy phối
hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin, vận dụng kiến thức môn Địa lí, Lịch

8


sử, tích hợp với tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường để giải quyết vấn đề.
GV: Chia nhóm, phát bảng phân loại I. Các vật liệu cơ khí phổ biến
VLCK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 1. Vật liệu kim loại
10 phút, tìm hiểu thêm thông tin sgk để a. Kim loại đen
- Thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và
phân loại VLCK.
cacbon (C).
HS: Thảo luận, hoàn thành.
Gồm: + Thép (Tỉ lệ cacbon ≤ 2,14%)
GV: Chiếu kết quả trên wetcam.
+ Gang (Tỉ lệ cacbon >2,14%)
HS: Nhận xét, bổ sung, chấm chéo giữa
- Thép gồm thép cacbon và thép hợp kim.
các nhóm.
- Gang gồm gang xám, gang trắng,
GV: Chốt kết quả.
gang dẻo
b. Kim loại màu
- Tính chất: (SGK)
- Gồm: Đồng (Cu), nhôm (Al) và
H: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản
hợp kim của chúng
giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim - Công dụng: (SGK)
loại đen và kim loại màu?
2. Vật liệu phi kim loại
HS: Trả lời, hs khác nhận xét.
- Tính chất: (SGK)

GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
a. Chất dẻo
Yêu cầu hs làm bài tập bổ sung.
Gồm chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn.
b. Cao su
Gồm cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.
Bài tập 1: Em hãy cho biết những sản phẩm dưới đây thường được làm
bằng kim loại đen hay kim loại màu?

Sản phẩm

Lưỡi kéo
cắt giấy

Lưỡi
cuốc

Khóa cửa Chảo rán

Lõi dây Khung xe
dẫn điện
đạp

Loại vật liệu
Bài tập 2: Em hãy cho biết những sản phẩm dưới đây thường được làm
bằng vật liệu phi kim nào?
Vật dụng

Áo mưa


Đệm

Vỏ ổ cắm Vỏ quạt
điện
điện

Ủng

Thước HS

Loại vật liệu
HS: Suy nghĩ và trả lời cá nhân, hs khác nhận xét.
GV: Nhận xét.
* Kiến thức môn Địa lý: - Bài 28: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
(lớp 8); - Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (lớp 9)
* Kiến thức môn Giáo dục công dân: - Bài 50: Tiết kiệm (lớp 6)
9


- Bài 15: Sống có trách nhiệm (lớp 9)
Học sinh biết được vùng tập trung nhiều khoáng sản của đất nước ta, biết
được tài nguyên không phải là vô tận và để sản xuất ra vật liệu cơ khí cũng sẽ
gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Giáo dục học sinh ý thức
tiết kiệm vật liệu cơ khí.
GV chiếu bảng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên các vùng trên đất nước và hình
ảnh về lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Bảng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên của các vùng trên đất nước ta:
Tài nguyên
Trung Đồng bằng Đông
Bắc

Các vùng
Tổng du miền sông Hồng
Nam
Trung
khác
số
núi Bắc
Bộ
bộ
Bộ
Than
100
99.9
0.1
Quặng sắt
100
38.7
61.3
Bô xít
100
30
70
Dầu khí
100
10
90
Đá vôi
100
50
8

40
2
APatít
100
100
Thuỷ năng
100
56
6.2
7.8
30
* Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc bộ:

H: Em có nhận xét gì về sự phân bố tài nguyên thiên nhiên của các vùng đất
nước? Vùng nào có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất? Tài nguyên thiên
nhiên có phải là vô tận?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều. Được tập trung nhiều ở vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.
GV: Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm vật liệu vì tài nguyên khoáng sản không
10


phải là vô tận.
GV: Trình chiếu hình ảnh
Hình ảnh về việc khai thác và sản xuất kim loại

H: Theo em việc khai thác và sản xuất kim loại nói riêng, vật liệu cơ khí nói
chung có ảnh hưởng như thế nào đến đến môi trường sinh thái?

HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
Việc khai thác ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái, làm ô nhiễm môi
trường nước, môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
GV: Trong quá trình sản xuất vật liệu cơ khí, thường thải ra nhiều khí độc và bụi
làm ô nhiễm môi trường không khí. Chất thải rắn không được qui hoạch hợp lý
sẽ làm suy thoái môi trường đất, nước. Chất thải lỏng khi thải trực tiếp vào nguồn
nước sẽ làm tăng nồng độ kim loại ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Hình ảnh về việc khai thác và sản xuất vật liệu cơ khí làm ảnh hưởng đến
môi trường sống.

GV: Ngoài những tác hại nêu trên thì khí thải từ các nhà máy công nghiệp nói
chung, nhà máy sản xuất vật liệu và sản phẩm cơ khí nói riêng còn là một trong
những nguyên nhân gây mưa axit.
GV: Cung cấp thông tin
Mưa axit - Hậu quả của ô nhiễm khói, bụi được phát hiện lần đầu tiên vào
năm 1948 tại Thụy Điển. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, hiện tượng này
đã bắt đầu được nghiên cứu. Tuy nhiên tại Việt Nam đầu những năm 90, nó mới
được quan tâm. Hiện nay, mưa axit đã xuất hiện tại Việt Nam.
Tháng 8 năm1999, Việt Nam chính thức tham gia vào Mạng lưới giám sát lắng
đọng axit vùng Đông á (EANET) và được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ về trang thiết
bị hoạt động tại 2 trạm quan trắc ở Láng (Hà Nội) và Hoà Bình. Nhờ 2 trạm quan trắc
này, năm 2005 đã đo tại Hà Nội, Hoà Bình và khẳng định, hiện tượng mưa axit đã
xuất hiện tại một số nơi tại Việt Nam với độ pH < 5, 5. Tại những nơi như Việt Trì,
11


Huế, Tây Ninh có tần suất xuất hiện mưa axit nhiều nhất (khoảng 50%), Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh có tần suất xuất hiện ít hơn (khoảng 20% - 30%).
GV: Trình chiếu hình ảnh


Khí thải từ các nhà máy công nghiệp Rác thải bừa bãi, không phân loại
Hiện tượng mưa axit đã xuất hiện ở nước ta nó đã và đang ảnh hưởng tới con
người và môi trường sống. Hiện nay, việc nghiên cứu và đề ra giải pháp khắc
phục tình trạng trên, hài hoà với phát triển kinh tế, đang là bài toán hóc búa cho
các nhà khoa học.
GV: Trình chiếu hình ảnh về tác hại của mưa axit.

Cánh rừng thông bị cháy do mưa axit

Công trình bằng kim loại bị gỉ

Bề mặt xi măng, bê tông bị lở tróc

HS: Quan sát, thảo luận, trả lời.
12


H: Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường?
HS: Sử dụng hợp lí để tiết kiệm vật liệu, từ đó sẽ hạn chế được việc khai thác
khoáng sản, góp phần bảo vệ môi trường.
* Kiến thức môn lịch sử: - Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
(lớp 6) Học sinh biết được lịch sử xuất hiện kim loại ở đất nước ta và ảnh hưởng
của nó đến đời sống văn hóa xã hội, từ đó biết được tầm quan trọng của vật liệu
cơ khí nói chung và vật liệu kim loại nói riêng.
H: Thuật luyện kim có từ bao giờ? Ảnh hưởng của nó tới đời sống kinh tế xã
hội nước ta.
HS: Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã
phát minh ra thuật luyện kim. Kim loại ra đời đã dẫn đến những thay đổi quan
trọng trong xã hội như sự thay đổi vai trò trong gia đình giữa đàn ông và phụ nữ,

làm cho sự phân hoá xã hội sâu sắc hơn và đây là yếu tố dẫn đến sự tan rã của xã
hội nguyên thuỷ ở nước ta để đưa con người sang một thời đại mới.
GV: Chiếu hình ảnh
Một số dụng cụ lao động bằng đồng đầu tiên.

H: Vậy vật liệu cơ khí nói chung, đặc biệt là vật liệu kim loại nói riêng có còn
quan trọng trong quá trình sản xuất công nghiệp của đất nước ta hiện nay?
HS: Rất quan trọng. Đặc biệt là vật liệu kim loại, nó chiếm tỉ lệ khá cao trong
thiết bị, máy móc.
GV: Chuyển ý.
* Nội dung phần II: Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. (11 phút)
- Kiến thức:
Học sinh biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí, từ đó biết cách lựa
chọn và sử dụng vật liệu cơ khí hợp lí và hiệu quả.
- Phương pháp:
Sử dụng phương pháp thực hành, thí nghiệm, trực quan phối hợp với việc
sử dụng sơ đồ tư duy, sử dụng công nghệ thông tin và vận dụng kiến thức môn
13


Vật lý, Hóa học, Giáo dục công dân, Mĩ
môi trường... để giải quyết vấn đề.
H: Theo em muốn chọn được vật liệu
hợp lí để chế tạo sản phẩm cần phải căn
cứ vào yếu tố nào?
HS: Dựa vào kiến thức phân loại ở phần I
để trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung
(Căn cứ vào tính cứng, tính dẻo, tính dẫn
điện, tính chịu axit ăn mòn,….)

H: Vậy vật liệu cơ khí có những tính
chất cơ bản nào ?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận
* Kiến thức môn Vật lý lớp 6:
GV: Hướng dẫn hs thực hiện thí nghiệm
dùng lực như nhau uốn cong ba thanh
thép, đồng, nhôm có cùng đường kính.
HS: Thực hiện, quan sát, nhận xét và trả
lời câu hỏi
H: Tính chất cơ học của được biểu thị
qua khả năng nào của vật liệu?
HS: Trả lời, nhận xét và bổ sung.
GV: Chốt kiến thức.
* Kiến thức môn Vật lý lớp 6, 8:
GV: Hướng dẫn HS quan sát một số bảng
biểu về nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn
nhiệt, khối lượng riêng của một số chất.
* Bảng biểu về nhiệt độ nóng chảy của
một số chất - Vật lí 6 (Bài 25):
Nhiệt độ
nóng
chảy(0C)

Chất

Vonfam

3370


Chì

327

Thép

1300

Kẽm

232

Đồng

1083

Băng phiến

80

Vàng

1064

Nước

0

Bạc


960

Thủy ngân

-39

Rượu

-117

Chất

thuật và lồng ghép tích hợp bảo vệ
II. Tính chất cơ bản của vật liệu
cơ khí

1. Tính chất cơ học

Bao gồm: Tính cứng, tính dẻo, tính
bền.
2. Tính chất lí học

Nhiệt độ nóng
chảy(0C)

* Bảng biểu về tính dẫn nhiệt của một
số chất - Vật lí 8 (Bài 22):
14



Chất

Khả năng

Chất

dẫn nhiệt

Khả năng
dẫn nhiệt

Len

2

Nước đá

88

Gỗ

7

Thép

2860

Nước

25


Nhôm

8770

Thủy tinh

44

Đồng

17370

Đất

65

Bạc

1720

* Bảng biểu về khối lượng riêng của
một số chất- Vật lí 6 (Bài 11):
Chất

Khối lượng

Chất lỏng

3


Khối lượng
riêng (kg/m3)

rắn

riêng (kg/m )

Chì

11300

Thủy ngân

13600

Sắt

7800

Nước

1000

Nhôm

2700

Etxăng


700

Đá

(khoảng) 2600

Dầu hỏa

(khoảng) 800

Gạo

(khoảng) 1200

Dầu ăn

(khoảng) 800

Gỗ tốt

(khoảng) 800

Rượu, cồn

(khoảng) 790

H: Tính chất vật lí của vật liệu được thể
hiện qua những hiện tượng vật lí nào?
Nhận xét của em về tính dẫn nhiệt của
ba thanh thép, đồng và nhôm?

HS: Quan sát, so sánh và rút ra kết luận
HS: Nhận xét, bổ sung
GV: Chốt kiến thức.
Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện,
dẫn nhiệt, khối lượng riêng...
3. Tính chất hóa học
* Kiến thức môn Hóa học: - Bài 3: Tính
chất hóa học của a xít (lớp 9)
GV: Làm thí nghiệm cho một chiếc đinh
sắt và mẩu nhựa có cùng kích thước tiếp
xúc với axít HCl.
HS: Quan sát, trả lời câu hỏi
H: Tính chất hóa học của vật liệu được
thể hiện qua khả năng nào?
HS: Trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
Tính chịu axit và muối, tính chống
GV: Chốt kiến thức.
ăn mòn...
* Tích hợp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ
môi trường.
GV: Hướng dẫn quan sát một số hình ảnh
về việc sử dụng các sản phẩm cơ khí
15


không hiệu quả.

H: Làm thế nào để sử dụng hiệu quả
các sản phẩm cơ khí được làm từ kim

loại, đặc biệt là kim loại đen?
HS: Phải sơn bảo vệ, trong quá trình sử
dụng thường xuyên lau chùi, tránh tiếp
xúc với a xít, muối,…
GV: Hướng dẫn một học sinh thực hiện 4. Tính công nghệ
thí nghiệm dùng búa đập vào phần đầu
của các thanh vật liệu thép, đồng, nhôm
với lực đập như nhau để xác định khả
năng biến dạng của từng vật liệu.
HS: Quan sát
H: Khả năng gia công các vật liệu khác
nhau có giống nhau không? Ví dụ?
HS: Khả năng gia công các vật liệu khác
nhau không giống nhau. Ví dụ như tính
rèn của nhôm sẽ dễ hơn đồng, đồng dễ
hơn thép.
H: Vậy tính chất công nghệ cho biết
những khả năng nào của vật liệu?
Như: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả
HS: Trả lời,hs khác nhận xét, bổ sung
năng gia công cắt gọt...
Hoạt động: Vận dụng, mở rộng. (3 phút)
GV: Chiếu câu hỏi, yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận và trả lời
Câu 1: Để hiểu rõ được bài học hôm nay theo em chúng ta cần vận dụng kiến
thức những môn học nào?
Câu 2: Bản thân là học sinh, em cần làm gì để sử dụng hợp lí và tiết kiệm vật
liệu cơ khí góp phần bảo vệ môi trường sống của nhân loại?

16



Hoạt động: Tổng kết và hướng dẫn học tập. (6 phút)
GV: Củng cố bài học bằng cách yêu cầu học sinh các nhóm vẽ sơ đồ tư duy và
bài tập điền khuyết để hoàn thành ghi nhớ.

- Dặn dò học sinh về nhà đọc, nghiên cứu và chuẩn bị trước bài 20: Dụng cụ cơ khí.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Dưới đây tôi tập trung đi sâu phân tích cách tổ chức các hoạt động dạy-học
vận dụng kiến thức tích hợp theo tiến trình dạy học để hướng dẫn học sinh khai
thác nội dung bài học mà bản thân đã thực hiện với học sinh ở đơn vị công tác.
2.4.1. Phân tích cách tổ chức dạy học và đánh giá hiệu quả dạy học ở các lớp
đối chứng:
* Ở hoạt động chuẩn bị:
Khi dạy học theo phương pháp dạy học truyền thống, học sinh không phải
chuẩn bị đồ dùng mà chỉ phải nhớ lại kiến thức đã học. Còn với phương pháp dạy
học tích hợp kiến thức các môn, để phát huy tính chủ động của học sinh trong giờ
học và tạo hứng thú đối với các em, tôi đã yêu cầu học sinh chuẩn bị đồ dùng trên,
những đồ dùng rất đơn giản.
* Việc tổ chức các hoạt động học tập:
Khác với phương pháp dạy học truyền thống, tôi hướng dẫn cho các em được
hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, đồng thời biết liên hệ thực tiễn và tích hợp
kiến thức của các môn học khác giúp các em vừa được học vừa được chơi, nhớ và
hiểu sâu kiến thức nhưng không nhàm chán.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Để học sinh có hứng thú với bài học tôi đã sử dụng công nghệ thông tin trình
chiếu các hình ảnh về các máy công cụ, máy gia dụng, các loại xe và dụng cụ sinh
hoạt gia đình, yêu cầu học sinh quan sát và liên hệ với thực tiễn trả lời câu hỏi để
17



học sinh nắm được mục tiêu và yêu cầu cần đạt được của bài. Từ đó học sinh sẽ
biết được vật liệu cơ khí rất có ích đối với cuộc sống của chúng ta.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến.
- Kiến thức:
Học sinh biết phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến và biết được tài nguyên
thiên nhiên là “Tài sản quí hiếm” nếu khai thác, sử dụng bừa bãi thì nó sẽ bị cạn
kiệt, gây ảnh hưởng nhà kính làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người,

- Phương pháp:
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, đàm thoại, trực quan, sơ đồ tư duy
phối hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin, vận dụng kiến thức môn Địa lí,
Lịch sử, tích hợp với tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường để giải quyết
vấn đề.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
- Kiến thức:
Học sinh biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí bao gồm: Tính chất
cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học và tính chất công nghệ, từ đó biết cách
lựa chọn và sử dụng vật liệu cơ khí hợp lí và hiệu quả.
- Phương pháp:
Sử dụng phương pháp thực hành, thí nghiệm, trực quan phối hợp với việc sử
dụng, sử dụng công nghệ thông tin và vận dụng kiến thức môn Vật lý, Hóa học, Giáo
dục công dân và lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường... để giải quyết vấn đề.
Phần 1:Tính chất cơ học.
Phần này tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn, đồng thời yêu cầu học sinh
liên hệ với kiến thức môn Vật lý lớp 6 và thực tiễn đời sống để biết được tính chất
cơ học của vật liệu cơ khí.
Phần 2:Tính chất vật lí.
Ở mục này giáo viên tích hợp kiến thức Vật lí 6,7,8; hướng dẫn học sinh quan sát
bảng biểu. Sau đó GV đặt câu hỏi để khai thác thông tin của học sinh và chốt kiến thức.
Phần 3: Tính chất hóa học.

Phần này tôi tích hợp kiến thức Hóa học 8 cho một chiếc đinh sắt và mẩu nhựa
có cùng kích thước tiếp xúc với axít HCl cho học sinh quan sát
Giáo viên tiếp tục tích hợp giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi
trường và sử dụng câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi rút ra tính
chất hóa học của vật liệu cơ khí.
Phần 4: Tính chất công nghệ.
Đối với phần này tôi đã hướng dẫn học sinh lên làm thí nghiệm, trực quan và
trả lời các câu hỏi để biết được tính chất công nghệ là khả năng gia công của vật
liệu như tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt...
Hoạt động: Vận dụng, mở rộng
- Giáo viên mở rộng kiến thức thông qua câu hỏi liên hệ thực tiễn.
18


H: Để hiểu rõ được bài học hôm nay theo em chúng ta cần vận dụng kiến thức
những môn học nào?
H: Bản thân là học sinh, em cần làm gì để sử dụng hợp lí và tiết kiệm vật liệu cơ
khí góp phần bảo vệ môi trường sống của nhân loại?
- Học sinh thảo luận, nhận thức ra vấn đề; từ đó, GV chốt lại về ý thức, trách
nhiệm mà học sinh cần hướng tới trong quá trình học, quá trình sử dụng hợp lí và
tiết kiệm vật liệu cơ khí góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống.
4.5. Củng cố - Hướng dẫn về nhà
Ở phần củng cố, tôi khái quát những nét chính về Vật liệu cơ khí bằng cách cho
học sinh tổng hợp được kiến thức của bài qua sơ đồ tư duy, nội dung kiến thức đã
được thể hiện trên các nhánh chính và nhánh phụ và làm bài tập điền khuyết để
hình thành ghi nhớ. Cách làm này đã giúp các em hệ thống kiến thức một cách dễ
dàng, được dùng như một cách để ghi chép các chi tiết, để tổng hợp. Đồng thời sẽ
nhanh hơn, dễ nhớ và dễ học hơn. Sau tiết học, đa số các em đều nắm được những
kiến thức trọng tâm của bài, đã biết thể hiện những kiến thức trên sơ đồ tư duy. Kết
quả hoạt động của các em được thể hiện hoàn toàn trên bảng với một nội dung cô

đọng, dễ nhớ.
Như vậy, bằng những hoạt động tích cực từ khâu chuẩn bị bài cho đến khi
tiến hành dạy - học Công nghệ, tôi thấy học sinh đã được làm việc một cách chủ
động, sáng tạo, tích cực. Các em được hòa mình vào không khí sôi nổi, hào hứng
trong học tập, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, phát biểu sôi nổi chủ động hơn trong
học tập mà không gây nên sự nhàm chán khi học.
2.4.2. Kiểm nghiệm:
- Trong quá trình học tập tôi đã thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh thông qua phiếu học tập (Phân loại vật liệu cơ khí) và thảo luận nhóm nhỏ
làm bài tập trắc nghiệm.
- Sau khi học xong chuyên đề tôi yêu cầu các em xây dựng lại kiến thức trọng tâm
vào giấy dưới dạng sơ đồ tư duy (có hình ảnh minh họa).
- Hình thức đánh giá: Học sinh đánh giá chéo lẫn nhau theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Khi học, tất cả các em đều hứng thú, tích cực, nghiêm túc, chủ động lĩnh hội kiến
thức, biết vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn Vật lý, Hóa học, Địa lí, Lịch
sử , Giáo dục công dân, Mĩ thuật,... để giải quyết tình huống.
- Đa số học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài, biết được các loại vật liệu
cơ khí phổ biến, các tính chất cơ bản của vật liệu cơ biết được các nguồn tài
nguyên không phải là vô tận. Từ đó, học sinh biết cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm
vật liệu cơ khí, đồng thời có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức
khỏe cho chính bản thân và toàn nhân loại.
Và năm học vừa qua khi áp dụng phương pháp này, tôi thấy thật bất ngờ với
kết quả đạt được như sau.
Phương pháp dạy - học truyền thống:
+

Lớp

SS


Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

19


8C,8D

66

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

6

9,1

18

27,3

39

59,1

3

4,5

0

0

Phương pháp dạy - học tích hợp:

Lớp

8A,8B

Giỏi

SS
66

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

13

19,7

25

37,9

28

42,4

0

0

0

0

* Đánh giá:
Qua kết quả trên cho thấy, đa phần học sinh sau khi học xong đã nắm tương
đối vững kiến thức theo mục tiêu và yêu cầu của bài học.
Tuy nhiên kết quả của tiết dạy - học ở các lớp 8A, 8B được thực hiện theo
cách làm mới có hiệu quả hơn, các em được làm việc theo nhóm nhiều, được tiếp

cận nhiều hình thức học tập, đồng thời thái độ học tập của các em sôi nổi hơn
(được trực tiếp tham gia thảo luận và trình bày). Còn ở lớp 8C, 8D các em cũng
nắm được kiến thức nhưng chỉ có ít em tham gia các hoạt động, khi làm việc nhiều
đối tượng học sinh chưa thật sự chú ý nên việc nắm kiến thức phần nào bị hạn chế.
Đó là kết quả của những hoạt động tích cực mà giáo viên đã tổ chức, hướng
dẫn cho các em trong quá trình dạy - học. Việc tổ chức dạy - học theo nhóm, sử
dụng sơ đồ tư duy, làm bài tập trắc nghiệm… hay tổ chức cho học sinh sử dụng
tích hợp kiến thức các môn vào tiết học không những củng cố kiến thức đã học cho
các em mà còn rèn luyện kĩ năng cho các em, giúp các em làm việc thành thạo với
các đồ dùng trực quan, biết phân tích, tổng hợp kiến thức để so sánh và rút ra nhận
xét, thông qua đó đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy - học.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua kết quả trên, có thể cho thấy, đa phần sau khi học xong bài: “Vật liệu cơ
khí”, học sinh đã nắm được những kiến thức cơ bản của bài học, giờ học đã thực sự
lôi cuốn được các em nhờ những hoạt động tích cực của GV- HS, từ khâu chuẩn bị
bài học, khâu đánh giá hiệu quả dạy - học, cho đến việc sử dụng những phương tiện
dạy học hiện đại, học sinh được trực quan một cách sinh động hình ảnh trong bài
học, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phương pháp dạy học. Đặc biệt phương pháp
sử dụng tích hợp kiến thức các môn học còn giúp cho bài học đỡ khô khan, nhàm
chán. Điều đó, giúp cho HS trong quá trình học tập tất cả các em đều rất hứng thú,
nghiêm túc, tích cực, chủ động tư duy để lĩnh hội kiến thức. Đồng thời, cũng
góp phần củng cố kiến thức các môn học được tích hợp qua tiết
dạy, và giáo dục học sinh sử dụng tiết kiệm vật liệu cơ khí. Hiệu quả bài học đã
được nâng lên rõ rệt. Bài học không nặng nề, khô cứng và vẫn đảm bảo được thời
gian của tiết học.

3.2. Kiến nghị:


20


Viêc vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy - học Công nghệ là một trong
những phương pháp đem lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh được lĩnh hội kiến
thức một cách đầy đủ, phong phú, mà mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, thông qua
việc thực hiện đề tài này, tôi mong muốn đồng nghiệp tích cực hơn nữa trong việc
thực nghiệm và thực hiện phương pháp dạy học tích hợp, đẩy mạnh hơn nữa việc
đổi mới phương pháp dạy - học dưới nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời, cũng
mạnh dạn đề xuất nhà trường, Phòng, Sở và Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai rộng rãi
cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp để giáo viên có điều kiện phát huy năng lực
bản thân, ngược lại có cơ hội được học hỏi lẫn nhau thông qua các cuộc thi.
Tuy nhiên, đề tài này chỉ là dự án được thể hiện qua cuộc thi dạy học theo
chủ đề tích hợp mà bản thân đã tham gia do Phòng, Sở và Bộ GD-ĐT tổ chức. Sau
đó được đúc rút, cụ thể hóa thành sáng kiến kinh nghiệm. Tôi muốn chia sẻ cùng
đồng nghiệp và mong đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới
phương pháp dạy - học đồng thời thực hiện chiến lược giáo dục sử dụng vật liệu
một cách tiết kiệm - hiệu quả trong trường THCS cũng như mong muốn toàn thể
học sinh, giáo viên và cộng đồng xã hội hãy bảo vệ chính sự sống của mỗi con
người chúng ta bằng những hành động cụ thể.
Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp để
đề tài được bổ sung, hoàn chỉnh. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 24 tháng 5 năm 2018
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả

Mai Thị Hà


PHỤ LỤC
1. Sản phẩm của học sinh:
- Phiếu học tập.

21


- Kết quả hoạt động tìm hiểu tính cứng, tính dẻo của thép, đồng, nhôm.

22


- Kết quả hoạt động tìm hiểu về khả năng biến dạng của thép, đồng, nhôm.

- Sơ đồ tư duy.
23


2. Minh chứng dạy - học:

24


25


×