Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kỹ thuật lịch sử 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 31 trang )

MỤC LỤC

STT

PHẦN

NỘI DUNG

1

I

MỞ ĐẦU.

1

2

1

Lí do chọn đề tài.

1

3

2

Mục đích nghiên cứu.

3



4

3

Đối tượng nghiên cứu.

3

5

4

Phương pháp nghiên cứu.

3

6

II

NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

3

7

1

Cơ sở lí luận


3

8

2

Thực trạng vấn đề.

5

9

3

Giải pháp thực hiện.

6

10

4

Hiệu quả.

20

11

III


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

21

12

1

Kết luận

21

13

2

Kiến nghị

22

TRANG


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và
trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có
Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích

cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của
hoạt động dạy học, còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học
"tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo
hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở
mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục
có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo
đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới,
biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi
trường, an toàn giao thông...Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung
kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được
tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học
tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng
một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành chương trình giáo dục phổ thông
mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã tạo một luồng sinh
khí mới trong dạy và học các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Trong
những năm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp kiến thức liên
môn các môn học như Lịch sử - Địa lý - Ngữ văn - Giáo dục công dân, Hóa Lý, .....giúp học sinh có kiến thức bao quát rộng hơn về nội dung được học trong
bài.
Vì vậy, chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm:
Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức, nội dung chương trình
biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Việc tích hợp
liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp
ứng được mục tiêu mới của giáo dục đề ra.
Lịch sử là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục
phổ thông. Bộ môn Lịch sử có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo
thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm

được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ
sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê
hương, đất nước gắn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Qua đó học sinh
biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hóa đậm đà bản sắc
dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu
2


vực và toàn cầu. Trên cơ sở nền tảng kiến thức môn học, lịch sử còn giúp học
sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời
sống xã hội, nhằm góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Vì vậy các
giáo viên giảng dạy lịch sử cần có phương pháp giảng dạy hợp lý nhằm giúp học
sinh tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức lịch sử.
Do yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: Cùng với việc đổi mới nội dung,
đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để nâng cao
chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một
vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo
dục mà còn thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội. Chương trình SGK
cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp làm
nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và
lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Vì vậy việc tích hợp liên môn trong giảng
dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục.
Đối với môn Lịch sử lớp 9, giai đoạn này rất gần với chúng ta, các em đã
được học qua 3 năm lớp 6,7,8. Tuy nhiên khả năng tiếp thu kiến thức khoa học
của các em chưa phải là tốt. Hơn nữa yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học
theo định hướng “Nâng cao tính chủ động, phát huy khả năng tư duy của học sinh
trong học tập” cũng còn khó khăn, bỡ ngỡ cho học sinh, đòi hỏi giáo viên và học
sinh phải cố gắng nhiều hơn.

Từ xuất phát điểm trên đây, nói về yêu cầu kiến thức của Giao viên
THCS, tại thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS là: Làm chủ kiến thức môn học,
đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến
thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
Nói chung, các giáo viên đều đã được tiếp cận, tìm hiểu vấn đề, thấy rõ
tác dụng, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các môn trong giảng dạy bộ môn
của mình. Với bộ môn Lịch sử việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy
đã bước đầu mang lại kết quả, các giờ Lịch sử trở nên sống động hơn. Vì thế các
sự kiện trong môn Lịch sử được cụ thể hóa sinh động, trực quan qua những hình
ảnh mà học sinh được quan sát. Từ đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức
trong môn Lịch sử ở nhiều khía cạnh, nhiều giác quan. Điều này đã thúc đẩy các
em học tập tích cực hơn, có nhận thức rõ ràng và từ đó có thái độ đúng đắn,
hành vi phù hợp.
Bài “ Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa
học- kĩ thuật” được giảng dạy trong chương trình Lịch sử lớp 9. Với mục tiêu là
giáo dục cho học sinh nhận thấy rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không
mệt mỏi, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ
3


cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ. Từ đó giúp
học sinh nhận thức: Cố gắng chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài bão vươn lên,
bởi ngày nay hơn bao giờ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên
nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Vì vậy, để đạt được mục tiêu của bài học
cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó phương pháp tích hợp
kiến thức các bộ môn đóng vai trò quan trọng.
Từ sự phân tích trên, là giáo viên dạy môn Lịch sử, trong quá trình giảng
dạy bộ môn Lịch sử, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một vài kinh nghiệm dạy

học tích hợp trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách
mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của
mình, cùng với đồng chí, đồng nghiệp tìm ra giải pháp tốt nhất để nâng cao
chất lượng dạy học nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Để thấy được rõ hơn về mục đích và ý nghĩa của Dạy học tích hợp - liên
môn. Từ đó, cả giáo viên và học sinh thấy được ý nghĩa của sự cần thiết phải
tích hợp kiến thức các môn học trong quá trình dạy học và cả trong cuộc sống.
Rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy của bản thân và
làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp... trong quá trình giảng dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong bài trong bài:
Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ
thuật - Lịch sử 9.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu như:
- Sưu tầm và tham khảo tài liệu.
- Quan sát, đàm thoại.
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Thực nghiệm giáo dục thực tế.
- Phân tích, đánh giá sản phẩm hoạt động.
Đây là kết quả của một quá trình tìm tòi, vận dụng, tích lũy cả về lý thuyết
lẫn thực hành khi dạy học.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng
hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của
4



môn học ví như lồng ghép nội dung giáo dục công dân vào môn Lịch sử; nội
dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội dung giáo dục môi trường môn
Sinh học, môn Giáo dục công dân… Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên
môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như
những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác. Ví như sử dụng Toán
học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu Sinh học, Hóa học, hay Tin học
được sử dụng như một công cụ để mô hình hóa các quá trình sinh học, các thí
nghiệm sinh học….
So với dạy học đơn môn hiện nay thì dạy học tích hợp liên môn không có
nhiều khác biệt về phương pháp tổ chức và hình thức dạy học, vì cho dù dạy học
liên môn hay đơn môn đều đòi hỏi chúng ta phải tổ chức các hoạt động dạy học
một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, tăng khả năng vận dụng kiến thức vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đối với việc dạy học một chủ đề thì liên môn
hay đơn môn đều cần phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy nó
bao gồm cả ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác.
Sự khác biệt chủ yếu là chỉ ở nội dung của chủ đề Dạy học đơn môn, đề cập đến
kiến thức thuộc một môn học, dạy học liên môn đề cập đến kiến thức thuộc
nhiều môn học “liên quan”, do vậy nếu ở các nội dung có tiềm năng dạy học
tích hợp liên môn mà chúng ta tổ chức dạy học tích hợp liên môn hợp lý thì cả
học sinh và giáo viên đều có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện có hiệu quả, đáp
ứng được mục tiêu của đổi mới giáo dục theo xu thế giáo dục hiện đại.
Lịch sử bắt đầu từ khi xã hội và con người xuất hiện. Những hiểu biết về
điều kiện tự nhiên, bối cảnh lịch sử, sự phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ
rất cần cho việc học tập lịch sử. Sử dụng kiến thức địa lý để học lịch sử là điều
rất cần thiết.
Ph. Ăng ghen cho rằng: Lịch sử bắt đầu từ đâu thì qua trình tư duy cũng
bắt đầu từ đấy. Nhận thức của con người về quê hương, tổ tiên và bản thân được
phản ánh qua các hình thức văn hóa dân gian, các tác phẩm văn học. Các tài liệu

văn học dân gian và tác phẩm văn học là tư liệu lịch sử rấ quý. Tuy nhiên do
chức năng, nội dung, đặc trưng của văn học, khi sử dụng tư liệu trong dạy học
lịch sử cần đảm bảo chính xác, khoa học.
Khoa học lịch sử và giáo dục lịch sử ỏ nhà trường ra đời trong xã hội có
giai cấp, chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các quan điểm của giai cấp thống trị.
Cuộc đấu tranh giai cấp cũng diễn ra gay gắt, sôi nổi trên lĩnh vực này. Vì vậy
trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử phải đứng vững trên một lập trường, quan
điểm chính trị nhất định. Kiến thức về giáo dục công dân cung cấp cho học sinh
những hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác - Lê nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh là rất cần thiết cho việc học tập lịch sử. Những quan điểm
cơ bản về vai trò của quần chúng nhân dân, của cá nhân trong lịch sử, về những
cơ sở, động lực của sự phát triển lịch sử... được hình thành qua môn Giáo dục
công dân là cơ sở không thể thiếu trong học tập lịch sử.

5


Ngoài ra do nguyên tắc xây dựng chương trình lịch sử một cách toàn diện,
nghĩa là phải tìm hiểu mọi lĩnh vực của đời sống xã hội - kinh tế, chính trị, quân
sự, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, giáo dục, tư tưởng..., nên khóa trình lịch sử
dân tộc và thế giới ở cấp THCS có liên quan đến các giáo trình về khoa học tự
nhiên, âm nhạc, mỹ thuật. Những kiến thức của các môn học này hỗ trợ rất
nhiều cho việc hiểu biết lịch sử một cách vững chắc, sâu sắc.
Cũng chính vì lý do đó, tôi đã tìm hiểu và quyết định thực hiện việc tích
hợp các môn Hóa học, Sinh học, Vật lý, Địa lý, Công nghệ, Mỹ thuật, Giáo dục
công dân, Giáo dục bảo vệ môi trường và Hiểu biết xã hội vào giảng dạy bài
“Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ
thuật - Lịch sử 9” một cách thành công, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Một
vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý
nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9” để cùng trao đổi

với các bạn đồng nghiệp đang giảng dạy môn môn Lịch sử nói chung và dạy ở
trường trung học cơ sở A nói riêng, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2. Thực trạng vấn đề
Trong thực tế hiện nay việc học Lịch sử đối với một bộ phận học sinh là
quá khó và nhàm chán. Do hàng ngày các em chỉ thụ động tiếp thu những kiến
thức có trong sách giáo khoa. Dẫn đến các em chán học, lười học, chất lượng
học không cao. Đặc biệt là đối với môn Lịch sử lớp 9, nhiều em học sinh còn
xem đây là môn phụ nên còn sao nhãng trong việc học.
Khi phát phiếu điều tra về mức độ hứng thú học ở lớp 9A, 9B đầu năm
cho thấy kết quả như sau :
Lớp

Số HS có hứng thú

Tổng số HS

Số HS không có hứng thú

SL

%

SL

%

9A

37


10

27,1%

27

72,9%

9B

36

9

25,0%

27

75,0%

Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
Khá-giỏi

Trung bình

Yếu-kém

Lớp


Tổng Số
HS

SL

%

SL

%

SL

%

9A

37

9

24,3%

21

56,8%

7

18,9%


9B

36

8

22,2%

22

61,1%

6

16,7%

Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp các môn học
không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn giúp học sinh phát triển
năng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việc học
6


tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học được thực hiện
riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp đào tạo những
người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp của
cuộc sống hiện đại.
Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh,
góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường. Bên cạnh đó,
giáo viên có thể trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Kết hợp các kiến thức liên môn trong môn Lịch sử làm cho học sinh hứng
thú khi học tập bộ môn, vận dụng được nhiều mảng kiến thức khác nhau, kết
hợp hài hòa kiến thức các môn học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Vì vậy, với bài “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách
mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9”, việc dạy học theo hướng tích hợp các bộ
môn Hóa học, Sinh học, Vật lý, Địa lý, Công nghệ, Mỹ thuật, Giáo dục công
dân, Giáo dục bảo vệ môi trường và Hiểu biết xã hội đã giúp học sinh tích cực
chủ động, trở thành chủ thể của hoạt động học tâp. Các em hào hứng, hăng say
nắm bài một cách hiệu quả, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn. Rèn được các kỹ
năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập vào trong thực tiễn,
nâng cao khả năng tổng hợp phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề cho học
sinh. Đồng thời, hình thành thái độ rõ ràng, tích cực trong học tập. Từ đó, học
sinh có thói quen tự học, tự rèn luyện . Các em biết xây dựng mối quan hệ bạn
bè thân thiện, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
3. Giải pháp thực hiện.
3.1. Xác định rõ ràng, tổng thể về mục tiêu, kiến thức trọng tâm của
bài học từ đó thiết kế phạm vi tích hợp liên môn trong dạy học:
Bài “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa
học- kĩ thuật” được giảng dạy trong chương trình Lịch sử lớp 9. Với mục tiêu là
giáo dục cho học sinh nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt
mỏi, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc
sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ. Từ đó giúp học
sinh nhận thức: Cố gắng chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài bão vươn lên, bởi
ngày nay hơn bao giờ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn
nhân lực có chất lượng thiết thực đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Vì vậy, để đạt được mục tiêu của bài học cần
sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó, phương pháp tích hợp kiến
thức các bộ môn đóng vai trò quan trọng.
Sau khi học xong bài học sinh cần nắm được:
Kiến thức

- Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học- kỹ thuật.
- Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của
cách mạng khoa học- kỹ thuật.
Kĩ năng
7


- Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy, phân tích và liên hệ, so
sánh.
Thái độ
- Giáo dục cho học sinh nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng
không mệt mỏi, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục
vụ cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ. Từ đó
giúp học sinh nhận thức: cố gắng chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài bão vươn lên,
bởi ngày nay hơn bao giờ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên
nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Học sinh có hứng thú hơn trong học tập.
Về phát triển năng lực của học sinh:
- Phát triển năng lực tự học
- Sáng tạo say mê nghiên cứu khoa học
- Năng lực hợp tác làm bài tập nhóm
- Sử dụng các thuật ngữ khoa học
- Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực giao tiếp.
Nội dung các môn học cần thực hiện dạy tích hợp trong bài bao gồm:
* Môn Địa lý: Với kiến thức địa lí, bước đầu giúp học sinh biết được
nguồn gốc cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai khởi đầu ở nước Mỹ.
* Môn Sinh học: Giúp học sinh biết được những thành tựu về công nghệ

gen. Bằng phương pháp sinh sản vô tính từ tế bào lấy ở tuyến vú của một con
cừu đang có thai. Con cừu này được đặt tên là Đô-li. Không lâu sau, con người
đạt được một thành tựu khoa học có ý nghĩa đặc biệt to lơn là “bản đồ gen
người”. Với thành tựu khoa học này trong tương lai gần người ta có thể chữa trị
được những căn bệnh nan y. Từ đó, rèn cho học sinh kỹ năng biết vận dụng kiến
thức vào thực tế, say mê nghiên cứu khoa học. Biết quý trọng gìn giữ thành quả
mà ông cha để lại.
* Môn Công nghệ: Áp dụng các thành tựu công nghệ kĩ thuật vào tính
toán và nâng cao năng suất lao động.
* Môn Vật lý: Giúp học sinh biết được con người đã tìm ra các nguồn
năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng
lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều…
* Môn Hóa học: Để học sinh biết được những thành tựu về công nghệ
sáng chế những vật liệu mới như chất pô- li- me (chất dẻo) đang giữ vị trí quan
trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người. Giúp các em biết được
các vật liệu này đã được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày.
8


* Tích hợp môi trường: Học sinh biết được bên cạnh những thành tựu to
lớn thì vẫn còn mặt trái từ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đưa lại đó là: Vũ
khí hạt nhân, chất thải, ô nhiễm môi trường, các loại thuốc hóa học ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người …
* Tích hợp với hiểu biết xã hội: Qua tài liệu tham khảo, các thông tin từ
ti-vi, Internet … học sinh ngưỡng mộ các thành tựu khoa học- kĩ thuật của nhân
loại nói chung và của Việt Nam nói riêng. Từ đó, khi đang ngồi trên ghế nhà
trường, học sinh biết chăm chỉ học tập, say mê nghiên cứu khoa học. Sau này
lớn lên góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ta.
* Tích hợp với môn Giáo dục công dân: Qua bài học các em yêu thích
môn Lịch sử, có hứng thú với các phát minh khoa học- kĩ thuật, có ý thức bảo vệ

môi trường, xử lý rác thải công nghiệp…
*Tích hơp với môn Mĩ thuật: Dựa vào kiến thức môn Mỹ thuật đã học
trong nhà trường, học sinh biết cách vẽ và phối màu cho bản đồ tư duy.
* Mục đích, ý nghĩa: Nhằm bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng trong
chương trình, hợp lý và có kết quả cao trong quá trình tích hợp liên môn giữa
các môn học để từ đó phân chia thời lượng một cách hợp lý trong tiết học;
truyền cảm hứng phấn khởi, vui vẻ và hào hứng trong quá trình dạy học, chủ
động, tích cực học tập của học sinh…từ đó có cơ sở chuẩn bị đầy đủ và hợp lý
về thiết bị và học liệu cho tiết dạy học.
3.2. Chuẩn bị đầy đủ, hợp lý về thiết bị dạy học, học liệu trong quá
trình thiết kế và thực hiện bài học:
Thiết bị dạy học và học liệu phục vụ cho quá trình thiết kế và tiến hành
thực hiện bài học là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của
tiết học. Bởi vậy, việc chuẩn bị đầy đủ và hợp lý các thiết bị dạy học và nguồn
học liệu phục vụ cho việc thiết kế bài giảng để tiến hành bài học có ý nghĩa vai
trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình từ thiết kế bài học, cho đến khi kết
thúc bài học. Đối với việc dạy học tích hợp trong bài “Những thành tựu chủ yếu
và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- kĩ thuật”, giáo viên cần chuẩn bị
đầy đủ và hợp lý các yêu cầu sau:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
Thiết bị, phương tiện dạy học:
- Máy chiếu.
- Giấy khổ to, bút màu, tranh vẽ
Nguồn tư liệu, học liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Lịch sử 9, sách bài tập Lịch sử 9.
- Giáo án.
- Tranh ảnh, tư liệu, sự kiện và nhân vật lịch sử , một số địa danh trong
nước và trên thế gới từ các tư liệu trên các nguồn thông tin đại chúng.
- Phần mềm vẽ bản đồ tư duy
- Phiếu học tập của học sinh.

- Sách giáo khoa Công nghệ lớp 8.
- Sách giáo khoa Vật lí 9.
9


- Sách giáo khoa Sinh học 9
- Sách giáo khoa Hóa học 9
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ
- Đọc và nghiên cứu trước bài mới
- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
- Chuẩn bị màu vẽ, giấy khổ lớn.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp giáo viên cần cập nhật
tư liệu, hình ảnh một cách kịp thời, có tính thời sự cho phù hợp với thực tế và
đạt hiệu quả giáo dục.
3.3. Xác định rõ ràng các hoạt động, nội dung của các hoạt động dạy
học và tiến trình dạy học của các hoạt động:
Việc xác định rõ ràng và đầy đủ nội dung và cách thức tiến hành các hoạt
động dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là đối với dạy học tích hợp liên môn. Tiến trình thực hiện khéo léo, hợp lý các hoạt động dạy học sẽ tạo
được cảm hứng và kết quả giờ học tốt cho cả giáo viên và học sinh.
Đối với bài Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng
khoa học- kĩ thuật”, được chia thành 5 hoạt động chủ yếu sau đây:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Cách tiến hành: Để đưa học sinh vào bài học, chúng tôi đặt vấn đề: Trong
nửa sau thế kỉ XX, nhân loại trải qua cuộc cách mạng khoa hoc- kĩ thuật lần hai.
Với quy mô nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu nhanh chóng, cuộc cách
mạng khoa học - kĩ thuật đã đưa lại nhiều thành tựu và đổi thay vô cùng to lớn
trên mọi mặt của đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới đã có những bước
nhảy vọt chưa từng thấy. Đó cũng là nội dung bài học cô muốn giới thiệu với
các em ngày hôm nay...Sau đó chúng tôi đặt câu hỏi gợi mở: ? Các em biết gì về

cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật qua phương tiện thông tin đại chúng ?
Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai ? Giáo
viên hướng dẫn học sinh đi vào nội dung cụ thể của bài học. Bài hôm nay gồm
có hai phần:
Phần I: Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học- kĩ thuật.
Phần II: Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa hoc- kĩ thuật.
Hoạt động 2: Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học- kĩ
thuật.
Kiến thức:
Học sinh biết các thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học- kỹ thuật.
Kĩ năng:
Qua phần này học sinh biết quan sát, khai thác các hình ảnh, so sánh liên
hệ để biết thêm những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
10


Thái độ:
Biết quý trọng các thành tựu khoa học- kĩ thuật.
Phương pháp: Vấn đáp, động não, trực quan, học sinh hoạt động cá nhân.
Để đạt được yêu cầu của phần này , giáo viên đưa ra các hình ảnh và yêu cầu
học sinh quan sát và khai thác, so sánh liên hệ.
* Yêu cầu:
Kiến thức:
Chúng tôi tích hợp với môn địa lí bằng các câu hỏi: Nước nào khởi đầu
cho cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại ? Với kiến thức của bài học
trước về nước Mĩ, các em có thể trả lời cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện
đại khởi đầu từ nước Mĩ.

Bản đồ nước Mĩ


Tàu con thoi

Với việc sử dụng phương pháp tích hợp với môn Địa lí vào nội dung bài
học, giúp học sinh nhớ lại kiến thức Lịch sử lớp 8, cuộc cách mạng khoa học –
kĩ thuật lần đầu diễn ra từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ nước Anh
để học sinh liên hệ với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai khởi đầu từ
nước Mĩ và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực như công cụ sản
xuất, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ…
Thành tựu về khoa học cơ bản: Qua nội dung phần bài học giáo viên
hướng dẫn học sinh nắm được những phát minh to lớn về Toán học, Vật lí, Hóa
học và Sinh học từ đó ứng dụng vào cuộc sống. Chúng tôi tích hợp với môn
Sinh học bằng câu hỏi: Trong lĩnh vực sinh học con người đã đạt được những
thành tựu kì diệu nào ? Với kiến thức Sinh học lớp 9 về công nghệ gen, học sinh
biết được những thành tựu kì diệu của loài người về lĩnh vực này. Nhờ những
thành tựu này trong tương lai gần con người có thể chữa trị được những căn
bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, tim mạch… và có thể kéo dài được tuổi thọ
cho con người.

11


Giáo sư Lan wilmut và chú cừu Đô-li

Bản đồ gen người (tháng 6-2000)

Thành tựu về công cụ sản xuất mới: Với những phát minh lớn về máy tính
điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động. Chúng tôi tích hợp với môn
Công nghệ bằng câu hỏi: Trong lĩnh vực Công nghệ kĩ thuật đã đạt được những
thành tựu nào? Với kiến thức về Toán học và Công nghệ , các em biết áp dụng
các thông số kĩ thuật vào tính toán và góp phần nâng cao năng xuất lao động.


Siêu máy tính, có thể thực
hiện hành với những cánh tay
Rô-bốt.

Lap top

Dây truyền sản xuất ô tô
được vận 1,027 triệu tỉ
phép tính/giây.

Thành tựu về nguồn năng lượng mới: Rất phong phú như năng lượng
nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều...Chúng
tôi tích hợp với môn Vật lí bằng câu hỏi: Con người đã tạo ra những nguồn
năng lượng mới nào?Năng lượng đó được tạo ra từ đâu? Mục đích giúp HS biết
thêm nguồn năng lượng mới do con người tạo ra là năng lượng nguyên tử và
năng lượng có sẵn trong tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng
lượng thủy triều...Để từ đó các em có ý thức bảo vệ và khai thác hợp lý các
nguồn năng lượng trên.
12


Năng lượng nguyên
tử

Năng lượng mặt trời

Năng lượng gió

Năng lượng thủy

triều

Năng lượng mới: Hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn,
góp phần phát triển chăn nuôi, đồng thời giúp các hộ gia đình tiết kiệm tiền điện,
chất đốt hằng tháng, đó là lợi ích đem lại lâu nay của các công trình khí sinh học
(hầm bi-ô-ga).

Năng lượng mới.

Thành tựu sáng chế những vật liệu mới: Với phần này học sinh cần nắm
được những vật liệu mới do con người tạo ra như chất phô-li-me (chất dẻo),
những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng, ti-ta...Chúng tôi tích hợp
với môn Hóa học bằng câu hỏi: Bằng sự hiểu biết của mình em hãy cho biết
những vật liệu mới đã được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? GV cho học
sinh quan sát các hình ảnh về những ứng dụng của vật liệu mới trong cuộc sống
như: ngôi nhà được làm từ chất dẻo phô- li- me, pin năng lượng mặt trời bằng
pô- li- me, bột ti- tan được sử dụng để chế tạo vỏ máy bay. Mục đích giúp học
sinh biết trân trọng những thành tựu kỳ diệu đó.

13


Ngôi nhà được làm từ
chất dẻo pô-li-me

Pin năng lượng mặt trời
bằng pô-li-me

Bột Ti-tan.


Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa, là các hợp chất cao phân tử, được dùng
làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là:áo
mưa, ống dẫn điện... cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống
hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi
chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác
dụng. Chất dẻo còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm
bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh. Vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc
đẹp. Chất dẻo thường là các chất tổng hợp có nguồn gốc từ các sản phẩm hóa dầu.

Nguyên liệu mới.

Tiền polymer tại Việt Nam là loại tiền bằng polymer được Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam phát hành năm 2003, có giá trị lưu hành song song với các đồng
tiền cũ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá (thêm
loại tiền có mệnh giá lớn), chủng loại, đồng thời nâng cao chất lượng, nhất là
khả năng chống làm giả của đồng tiền.
Thành tựu cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp: Cung cấp cho học
sinh nắm được những biện pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học
hóa và những phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh.Chúng tôi tích
hợp với môn Sinh học và Hóa học bằng câu hỏi: Gia đình em làm nông nghiệp
vậy em có biết những lọai phân hóa học nào được bón cho cây trồng? Mục đích
giúp học sinh biết được những thành tựu kì diệu nhờ cuộc “cách mạng xanh”
trong nông nghiệp, nhờ đó đã có thể khắc phục được nạn thiếu lương thực, đói
14


ăn kéo dài từ bao đời nay. Từ đó giúp các em có thể tham gia vào sản xuất cùng
gia đình biết quý trọng các sản phẩm nông nghiệp.

Phân Đạm.


Phân NPK

“Cách mạng xanh” trong nông
nghiệp

“Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

Nấm Linh chi:Với giá 600.000 đồng/kg, nhiều trại nấm Linh Chi ở huyện
Củ Chi, TP.HCM có doanh thu mỗi năm lên hàng tỷ đồng. Loại nấm cao cấp
này đang được nhiều hộ dân đầu tư. Huyện Củ Chi là nơi có nhiều trang trại
trồng nấm nhất cả nước, đặc biệt là nấm Linh Chi đang được nhiều hộ dân
đầu tư vì có giá cao nhất. Người dân phải bỏ ra ít nhất 150 triệu để đầu tư
cho mỗi 100 m2 trồng nấm Linh Chi, mỗi trang trại ở đây đều có diện tích từ
1 - 2 ha.

15


Sâm Ngọc Linh: Được mệnh danh là "cây vàng, cây bạc", sâm Ngọc Linh
bị săn lùng ráo riết và ngày càng trở nên quý hiếm. Để bảo tồn và phát triển
loài cây quý này và hướng đến xây dựng sản phẩm mang thương hiệu Quốc
gia vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là vấn đề cây giống. Dưới sự phát triển
của công nghệ sinh học hiện đại, nhân giống in vitro được áp dụng thành
công trên đối tượng sâm Ngọc Linh nhằm tạo nguồn cây giống chất lượng
phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển loài cây này. Thành tựu nổi bật
trong những nghiên cứu này là nhóm tác giả đã áp dụng những phương
pháp mới, hiện đại trong nhân giống vô tính loài cây này; đó là áp dụng
phương pháp hệ thống lớp mỏng tế bào (TCL), phát sinh phôi vô tính sâm
Ngọc Linh, ứng dụng thành công hệ thống chiếu sáng đơn sắc (LED) trong

các giai đoạn sinh trưởng phát triển của loài cây này. Chính vì thế, nhóm
tác giả đã nghiên cứu thành công và xây dựng được quy trình nhân giống
vô tính cây sâm Ngọc Linh, tạo ra nguồn cây giống chất lượng chứa đầy đủ
các dược tính như cây ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó, hơn 10.000 cây sâm vô
tính này đã được đưa về trồng thử nghiệm thành công ở vùng núi Ngọc
Linh và hiện sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Lan Hồ Điệp: Công nghệ “Nhà màng nylon kín và máy lạnh”: Đây là một
giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm thúc cho hoa nở theo ý muốn hiệu quả nhất
hiện nay. Giải pháp này sử dụng nhà màng nylon kín và máy lạnh để làm chủ
nhiệt độ, tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Từ đó, điều
khiển cây nở hoa đúng thời điểm, hay còn gọi là quá trình xử lý thúc hoa.
Thành tựu về giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ:
Giáo viên giúp học sinh nắm được những thành tựu: Máy bay siêu âm, tàu hỏa
tốc độ cao; Phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại, Thành tựu kì diệu trong lĩnh
vực du hành vũ trụ. Để mở rộng hiểu biết cho học sinh chúng tôi tích hợp phần
này với hiểu biết xã hội bằng câu hỏi: Ở Việt Nam đã áp dụng những thành tựu
khoa học kỹ thuật phục vụ cuộc sống của nhân dân ta như thế nào ? Mục đích
giúp HS biết được ở Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu kì diệu trong
các lĩnh vực giao thông vân tải, thông tin liên lạc; công cụ sản xuất, năng lượng
mới, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp...Cụ thể giáo viên giới thiệu qua các
hình ảnh:

16


Lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Anh hùng Phạm Tuân đưa cờ Việt Nam lên vũ trụ

Năm 1980, anh hùng trung tướng Phạm Tuân (33 tuổi) trở thành người
đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay vào vũ trụ. Cơ may này đến với ông khi
năm 1977 Phạm Tuân được cử sang Liên Xô học tại Học viện Không quân

Gagarin.
Ngày 5/6/2005, khánh thành hầm đường bộ Hải Vân. Hầm Hải Vân là
biểu tượng mới trong quan hệ hai nước Nhật Bản - Việt Nam. Công trình hoàn
thành làm thỏa lòng mong đợi từ bao đời nay của nhân dân cả nước nhằm cải
thiện điều kiện giao thông qua lại trên đoạn đường đèo hiểm trở Hải Vân, nơi
thường xuyên xảy ra ách tắc và tai nạn giao thông. Giảm đoạn đường qua đèo từ
22 km xuống còn khoảng 10 km bằng tuyến đường hầm an toàn, hiệu quả và
thuận lợi.
Vinasat-1 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam được
phóng vào vũ trụ lúc 22 giờ 16 phút ngày 18 tháng 4 năm 2008 (giờ UTC). Dự
án vệ tinh Vinasat-1 đã khởi động từ năm 1998 với tổng mức đầu tư là khoảng
hơn 300 triệu USD. Việt Nam đã tiến hành đàm phán với 27 quốc gia và vùng
lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh.
Hoạt động 3: Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa hoc- kĩ thuật.
Kiến thức: Đánh giá được ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực
của cuộc các mạng khoa học- kĩ thuật.
Kĩ năng: Qua phần này học sinh biết cách quan sát khai thác các hình ảnh,
biết liên hệ thực tế.
Thái độ: Có thái độ đúng đắn với các thành tựu khoa học- kỹ thuật.
Phương pháp: Vấn đáp, động não, trực quan, học sinh hoạt động cá nhân.
Để đạt được yêu cầu của phần này, giáo viên đưa ra các hình ảnh và quan
sát so sánh, liên hệ thực tế.
* Yêu cầu:
Kiến thức:
Từ các thành tựu, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa và tác động
của cách mạng khoa học- kỹ thuật. Phần này chúng tôi tích hợp với Môi trường
và môn giáo dục công dân qua các câu hỏi: Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật
đã ảnh hưởng như thế nào đên môi trường sống của con người? Với câu hỏi này
cho học thấy được mặt trái do cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật mang lại như:
nguy cơ chiên tranh hủy diệt, ô nhiễm môi trường, tai nạn, dịch bệnh, đạo đức

xã hội...Mục đích giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường và xử lí rác thải
công nghiệp…

17


Mĩ ném bom nguyên tử
Máy bay ném bom của Mĩ. Ô nhiễm môi trường.
xuống Nhật Bản năm 1945.
Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Na-ga-sa-ki là sự kiện hai quả bom

nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman,
sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối
của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả
bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố
Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai
mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không
thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác
nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả
của phóng xạ. Theo ước tính, 140.000 người dân Hi-ro-shi-ma đã chết bởi vụ nổ
cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả
hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay: Một vấn đề nóng bỏng,
gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi
trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây
ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà
máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô
thị lớn.


18


Dịch bệnh.

Đạo đức xã hội.

Dịch bệnh: Thời gian vừa qua do tác động của sự biến đổi của khí hậu và
hậu quả của ô nhiễm môi trường trên thế giới đã làm phát sinh nhiều loại dịch
bệnh nguy hiểm cho con người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
hiện nay một số loại dịch bệnh do các loại virus gây ra đang tiếp tục là mối lo
ngại của nhiều quốc gia và tác động trực tiếp đến sức khỏe con người như dịch
sốt vang da, dịch bệnh Mers-cov, dịch bệnh Ebola, dịch cúm A.. và gần đây nhất
là dịch bệnh do virus Zika gây ra.
Do áp lực của đồng tiền mà một bộ phận con người, đặc biệt là thanh thiếu
niên đã tha hóa đạo đức của mình, làm những việc phi pháp, đạo đức xuống cấp.
Những thành tựu về khoa học - kĩ thuật cho chúng ta nhiều thành tựu to lớn,
nhưng cũng để lại hệ lụy về những bài học đau xót, sự du nhập văn hóa ngoại
lai, lối sống bạo lực đang tác động mạnh mẽ, tiêu cực đến thế hệ trẻ chúng ta.
? Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay là học sinh em có
suy nghĩ gì để có thể phục vụ đất nước? Giúp các em yêu thích học môn Lịch
sử, có hứng thú với các phát minh trong khoa học kỹ thuật, cố gắng học giỏi, say
mê nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước ta.
Hoạt động 4: Tổng kết: Giáo viên cho học sinh làm phiếu học tập:
Yêu cầu kiến thức:
1. Học sinh hiểu được hiểu được 7 thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng
khoa học - kĩ thuật là:
- Thành tựu về khoa học cơ bản

- Thành tựu về những công cụ sản xuất mới
- Thành tựu về những nguồn năng lượng mới
- Thành tự về những vật liệu mới
- Thành tựu về “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
- Thành tựu về lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- Thành tựu về chinh phục vũ trụ
2. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, liên hệ thực tế.
Cách tiến hành: Học sinh hoạt động cá nhân. Sau đó, chia lớp làm 4
nhóm vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung của bài học
19


Giáo viên cho học sinh làm phiếu học tập:
Bài tập 1: Theo em con người cần phải làm gì để hạn chế những mặt tiêu
cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ?
Gợi ý trả lời:
- Sử dụng những nguồn năng lượng sạch (Năng lượng mặt trời, nguyên
tử…)
- Cắt giảm lượng khí thải nhà máy.
- Tích cực trồng cây xanh, lập “vành đai xanh” bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường đến mọi người dân ở địa
phương,
trong nước và mọi quốc gia trên thế giới.
- Ứng dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật phục vụ cuộc sống vào
những mục đích tích cực…
PHIẾU HỌC TẬP
Theo em con người cần phải làm gì để hạn chế những mặt tiêu cực của
cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ?
Học sinh làm việc cá nhân điền vào chỗ chấm.

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Bài tập 2: Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm Tích hợp môn mỹ thuật vẽ sơ đồ tư
duy khái quát lại nội dung của bài học, để khắc sâu kiến thức.

Thông qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm học sinh chủ động tích
cực làm bài tập và đạt được mục tiêu giáo viên đề ra.
Các nhóm hoạt động tích cực, nắm được nội dung của bài. Biết cách vẽ và
phối màu. Các sản phẩm của các nhóm đều chính xác và có tính thẩm mỹ cao
20


Bản đồ tư duy

Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà:
Yêu cầu: Học sinh tích cực học và nắm kiến thức tốt, rèn luyện được kỹ
năng thực hành vẽ bản đồ tư duy. Đó là vận dụng được kiến thức đã học và bằng
hiểu biết thực tế để phân tích, đánh giá giải quyết được các vấn đề thực tiễn. Biết
sống hòa hợp với thiên nhiên.Yêu quê hương đất nước. Bảo tồn, phát huy những
thành tựu khoa học - kĩ thuật của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới.
Học sinh về nhà cần học kĩ bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn
bị trước bài mới: “Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay”.
* Như vậy, tiến trình dạy học theo hướng tích hợp đã thực hiện theo 5
hoạt động trên. Trong mỗi hoạt động chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
khác nhau theo đặc trưng của môn học. Trong đó có phương pháp liên môn theo
nhiều hình thức đã mô tả, để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Làm

cho học sinh không bị nhàm chán với các con số khô khan. Giờ học Lịch sử trở
nên sinh động, hấp dẫn hơn rất nhiều.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa
các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học
là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng
dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy
mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để
giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để
giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu
hơn về vấn đề trong môn học đó
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy,
sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
21


Trong thực tế tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn.
Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và
được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống
xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống. Điều này
được thể hiện rõ thông qua kết quả khảo sát sau:
Năm học 2016 – 2017 với 2 lớp dạy. Một lớp dạy theo phương pháp dạy
học đơn môn (Lớp 9B), một lớp dạy thử nghiệm theo phương pháp tích hợp liên
môn (Lớp 9A). Tôi đã thu được những kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp

dạy theo hướng tích hợp (Lớp 9A) kết quả đã có sự chuyển biến rõ nét. Cụ thể
là:
Cùng nội dung yêu cầu làm bài tập trong phiếu học tập (phần hoạt động
luyện tập).
Đối với học sinh Lớp 9A thì các em hứng thú hơn với môn học, tích cực
trong học tập, tìm hiểu, khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói
quen tìm hiểu, vận dụng, tích hợp kiến thức.
Kết quả đạt được là:
Tổng số học sinh: 37 em
Điểm 9 – 10 là 19 đạt 51,4 %.;
Điểm 7 – 8 là 14đạt 37,8 %.
Điểm 5 – 6 là 4 đạt 10,8 %.
Đối với học sinh Lớp 9B thì các em ít hứng thú hơn với môn học, các em
tiếp nhận kiến thức một cách thụ động hơn, khả năng phối hợp kiến thức chưa
linh hoạt.
Kết quả đạt được là:
Tổng số học sinh: 36 em
Điểm 9 – 10 là 10 em đạt 27,8 %.;
Điểm 7 – 8 là 12 em đạt 33,3 %.
Điểm 5 – 6 là 11 em đạt 30,6 %.
Điểm dưới 5 là 3 em chiếm 8,3 %
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

1. Kết luận:
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã cố gắng nghiên cứu lý luận, căn cứ nội
dung chương trình sách giáo khoa và thực trạng học sinh Trường THCS A, đã có
những thành công khi áp dụng trong thực tiễn giảng dạy như sau:
22



- Kết quả hoàn thành của học sinh qua phiếu học tập cá nhân (ở cấp độ
trung bình qua sự hướng dẫn của giáo viên), lồng ghép một số nội dung của một
số môn học như đã nêu học sinh ghi nhận kiến thức tốt.
- Vận dụng lý thuyết vào làm bài tập trắc nghiệm (cấp độ thấp)
- Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế để chiếm lĩnh kiến thức tích hợp
đạt kết quả cao.
Sáng kiến này sẽ góp phần không nhỏ trong việc tiếp tục đổi mới phương
pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử.
Việc học tập lịch sử của học sinh không khô khan, khó tiếp thu như trước
mà sinh động, hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó học sinh lĩnh hội tri thức một cách sáng tạo, có những nét cơ
bản của sự tìm tòi khoa học. Vì chính các em tham gia vào việc tìm hiểu kiến
thức chứ không thụ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên.
Học sinh sẽ nhớ lâu, khắc sâu kiến thức, tránh được tình trạng nhầm lẫn
hoặc hiện đại hóa lịch sử. Học sinh từng bước yêu thích môn học hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ áp dụng vào dạy bài học “Những
thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật THCS.
Kinh nghiệm này có thể áp dụng được với các đối tượng học sinh lớp 9 nói
riêng và tất cả các khối học khác trong trường THCS. Những kinh nghiệm này
tuy là nhỏ bé nhưng chắc chắn sẽ có những tác dụng nhất định trong việc đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay.
2. Kiến nghị:
Dạy học theo chủ đề “tích hợp” là chủ đề mới mẻ. Nó có nhiều ưu điểm
mặc dù để thực hiện thì giáo viên phải mất nhiều thời gian nghiên cứu trong khi
chưa có tài liệu hướng dẫn, tham khảo. Bên cạnh đó giáo viên phải ứng dụng
công nghệ thông tin tốt, tra cứu và tự học hỏi với đồng nghiệp qua mạng
Internet... để nội dung tích hợp thực sự đạt kết quả cao.
Để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS, tôi xin có một số ý
kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo như sau:
a. Cần có phòng học chức năng của bộ môn.

b. Cung cấp thêm trang thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan,... để học sinh
có điều kiện học tập tốt hơn.
c. Hàng năm với những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đạt loại tốt, có áp
dụng thực với bộ môn, ngành có chủ trương in ấn, xuất bản thành tập san để các
đơn vị, cá nhân tham khảo, học tập bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục.
Những giải pháp được trình bày trên đây đã được đúc kết kinh nghiệm từ
quá trình tôi giảng dạy trên lớp, được công tác trong một môi trường làm việc
23


nghiêm túc, và trên thực tế kết quả học sinh của lớp mình. Qua từng giai đoạn
học, tôi nhận thấy cô và trò hiểu nhau hơn. Bản thân các em trong tiết học lịch sử
luôn có sự mạnh dạn tin tưởng đưa ý kiến. Trong khi trình bày miệng, ngôn ngữ
được hình thành và hoàn thiện cùng với việc phát triển tư duy. Vì vậy khi phát
triển ngôn ngữ rõ ràng, khúc chiết và chính xác ở học sinh, giáo viên đồng thời
cũng phát triển tư duy chính xác và đúng đắn ở học sinh. Điều này càng làm tôi
phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu kiến thức trước khi giải đáp cho các em. Đó
còn là động lực để tôi tiếp tục hoàn thiện tốt vai trò của người giáo viên trong thời
đại mới.
Trên đây là những kiến nghị của cá nhân tôi, kính mong các cấp lãnh đạo,
các đồng nghiệp xem xét, bổ sung giúp đỡ tôi để tôi tiếp tục hoàn thiện ý tưởng
của mình và trên cơ sở đó có phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Ý nghĩa chung:
- Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế
trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông
và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có
Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích
cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
- Qua quá trình dạy học chúng tôi thấy việc thực hiện dạy học tích hợp

các môn học không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn giúp học
sinh phát triển năng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm
cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học
được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp
đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề
phức tạp của cuộc sống hiện đại.
- Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh,
góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường. Bên cạnh đó
giáo viên có thể trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Kết hợp các kiến thức liên môn trong môn Lịch sử làm cho học sinh hứng
thú khi học tập bộ môn, vận dụng được nhiều mảng kiến thức khác nhau, kết
hợp hài hòa kiến thức các môn học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ áp dụng vào dạy bài học “Những
thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật” ở cấp
THCS. Tuy đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng chắc chắn rằng
đang còn nhiều điều thiếu sót. Tôi tha thiết kính mong Hội đồng khoa học và
các thầy cô giáo đóng góp ý kiến, bổ sung để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Cẩm Quý, ngày 20 tháng 02 năm 2019

24


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.


HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT

Lưu Xuân Hà

Bùi Thị Hạnh

25


×