Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giúp học sinh lớp 6 học tốt bộ môn lịch sử ở trường THCS thông qua việc tạo biểu tượng lịch sử trong dạy họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.63 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
- MỤC LỤC……………………………………………………………...
1
1. MỞ ĐẦU……………………………………………………………...
2
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………….
2
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU……………………………………………
2
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………….
2
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………………………...
3
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN…………………………………………………….
3
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ…………………………………………...
4
2.3. CÁC SÁNG KIẾN, CÁC GIẢI PHÁP……………………………...
4
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM…………………..
13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………………...
13
- KẾT LUẬN……………………………………………………………..
13
- KIẾN NGHỊ…………………………………………………………….
14


- TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
1. MỞ ĐẦU:
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Dạy học lịch sử là dạy những sự gì đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài học đều
có rất nhiều sự kiện và khái niệm lịch sử học sinh phải nhớ và hiểu. Trong thực tế
hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến
thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài
nào biết bài đấy, nhớ các kiến thức lịch sử một cách rời rạc và rất nhanh quên.
Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời
sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử,
coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, dẫn
đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm
lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường.
Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử vẫn còn
nhiều bất cập như: Chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết cấu các
nội dung, về thời lượng của chương trình. Chương trình còn nặng về lí thuyết mà
rất ít số tiết thực hành và ôn tập. Trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều sự kiện làm
cho học sinh ít hứng thú học lịch sử vì khó nhớ, khó thuộc
Qua nhiều năm giảng dạy lịch sử , bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những
phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn hơn và đạt kết quả cao hơn .
Một trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện gây hứng thú học tập
cho học sinh đó là dạy học thông qua việc tạo biểu tượng lịch sử. Trên cơ sở đó,
bản thân tôi đã chọn đề tài nhỏ về đổi mới phương pháp dạy học: “Giúp học sinh
1


lớp 6 học tốt bộ môn Lịch sử ở trường THCS thông qua việc tạo biểu tượng lịch
sử trong dạy học”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu về việc tạo biểu tượng lịch sử trong quá trình dạy học cho học
sinh lớp 6 nhằm để tiết dạy thêm phong phú đa dạng và gây được hứng thú học tập
bộ môn đối với học sinh, giúp các em tích cực học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức
lịch sử thế giới nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng, đồng thời các em yêu thích
hơn về bộ môn lịch sử. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền
thống cách mạng của dân tộc và biết quý trọng những giá trị tinh hoa của nhân loại.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học bộ môn Lịch sử
6 ở trường THCS Ngọc Liên - Ngọc Lăc - Thanh Hóa nhằm nâng cao kết quả học
tập của học sinh.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu như tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử, tâm lí học, giáo dục
học; tài liệu về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, lịch sử địa phương… Sưu tầm các
tranh ảnh, hiện vật, mẫu chuyện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua dự giờ, quan sát, trao đổi với đồng
nghiệp, lập phiếu điều tra, đàm thoại, tìm hiểu thực trạng học sinh về vấn đề nghiên
cứu, xử lí số liệu…để đưa ra các phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Áp dụng vấn đề nghiên cứu vào thực tiễn
giảng dạy trên lớp để kiểm tra giả thuyết và các biện pháp sư phạm đã đưa ra.
+ Phương pháp thống kê: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, so sánh kết quả trước
và sau khi áp dụng vấn đề nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận:
Lịch sử là một môn học có tính đặc thù riêng, kiến thức lịch sử là những gì
đã diễn ra trong quá khứ, chính vì thế nhiệm vụ của dạy học lịch sử là khôi phục lại
bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc
sống hiện tại và tương lai. Để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động,
chân thực thì người giáo viên có thể dùng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học
khác nhau. Trong đó việc tạo biểu tượng lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong

việc học tập lịch sử ở trường phổ thông. Biểu tượng nói chung được định nghĩa là
những hình ảnh về sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành
trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức
hoặc là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ
trước. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử…được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất.
Biểu tượng lịch sử tái hiện những đặc trưng cơ bản nhất của sự kiện, hiện tượng
lịch sử. Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả
bề ngoài mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu ra được đặc trưng tính chất của sự
2


kiện để tiến tới việc nắm khái niệm lịch sử. Như vậy, ý nghĩa to lớn của việc tạo
biểu tượng trong dạy học lịch đó là cơ sở để học sinh hình thành các khái niệm lịch
sử. Chính vì vậy, nội dung của hình ảnh lịch sử, bức tranh quá khứ càng phong phú
bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy
nhiêu. Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả
bề ngoài mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện, hiện tượng, nêu đặc trưng, tính chất
của sự kiện. Việc tạo biểu tượng lịch sử có ý nghĩa giáo dục lớn đối với học sinh vì
thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh động,có sức gợi cảm nó sẽ tác động mạnh
mẽ đến tư tưởng tình cảm của các em.
Trong những năm qua khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, việc
đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định vai trò
quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng
dạy học. Điều quan trọng nhất trong trong việc đổi mới phương pháp dạy học là
thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ
của học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của các em. Hiện nay, trong
quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái
hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển
trí tuệ, trí thông minh…của học sinh nói chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu,

nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại. Vì vậy, tạo biểu tượng
trong dạy học lịch sử là một yếu tố rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp
dạy lịch sử ở trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, đặc biệt là với
đối tượng học sinh đầu cấp THCS(lớp 6). Điều đó giúp học sinh có hứng thú với
việc học bộ môn lịch sử, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo của các em.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm qua, mặc dù chương trình và sách giáo khoa lịch sử đã có
thay đổi, nhưng lượng kiến thức trong mỗi bài học vẫn rất nhiều. Chính điều đó,
trong các tiết dạy của mình đa số các giáo viên dạy học theo kiểu dàn chãi, chạy
theo thời gian mà không chú ý tới việc khắc sâu, nhấn mạnh những nội dung kiến
thức cơ bản, bản chất của sự kiện lịch sử. Hậu quả là đa số học sinh không thể phân
biệt được đâu là sự kiện cơ bản quan trọng, không thể hiểu được bản chất của vấn
đề từ đó đẫn tới học sinh sợ môn lịch sử, không có hứng thú với bộ môn này có
chăng chỉ là học một cách đối phó. Vì thế để khắc phục tình trạng trên, giúp học
sinh yêu sử, hứng thú học tập với bộ môn này thì việc dạy học thông qua tạo biểu
tượng lịch sử là rất quan trọng.
Kết quả khảo sát học tập của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến:
Tổng số

Giỏi
Khá
T Bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%

SL
%
SL
%
HS
88
0
0
12 13.6
48
54.5
28
31.9
0
0
2.3. Các sáng kiến, các giải pháp:
Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện lịch sử nên
việc nhận thức nội dung của sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc
3


tạo nên hình ảnh về quá khứ, bắng các hoạt động của các giác quan: thị giác tạo nên
những hình ảnh trực quan, thính giác đem lại những hình ảnh về quá khứ thông qua
lời giảng, mô tả của giáo viên. Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là nhằm tái
tạo lại những hình ảnh về sự kiện đúng như nó tồn tại, mà những sự kiện đó học
sinh không được trực tiếp quan sát, xa lạ với đời sống hiện nay, với kinh nghiệm và
hiểu biết của các em. Vì vậy, trong việc tạo biểu tượng, giáo viên phải làm cho các
sự kiện lịch sử khách quan xích gần lại với khả năng hiểu biết của các em. Bên
cạnh đó việc phân loại các biểu tượng lịch sử cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong
dạy học lịch sử. Theo kinh nghiệm trong những năm dạy học, cụ thể là dạy học

Lịch sử lớp 6 tôi đã phân ra các loại biểu tượng lịch sử tạo ra cho học sinh như sau:
- Biểu tượng về nhân vật lịch sử.
- Biểu tượng về nền văn hóa vật chất.
- Biểu tượng về hoàn cảnh địa lí.
- Biểu tượng về hiện tượng lịch sử.
- Biểu tượng về các giai cấp trong xã hội.
Việc phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối vì các biểu tượng trên
không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống
trọn vẹn về một bức tranh lịch sử. Phân loại biểu tượng lịch sử nhằm giúp giáo
viên chủ động trong việc khắc họa sâu về một mặt nào đó của bức tranh lịch sử
giúp học sinh khắc sâu hơn các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
a, Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử :
Trong các loại biểu tượng thì biểu tượng về nhân vật có vị trí và ý nghĩa quan
trọng. Nó giúp học sinh hiểu đúng lịch sử, thấy được mối quan hệ giữa cá nhân anh
hùng và quần chúng nhân dân trong tiến trình phát triển hợp quy luật của lịch sử
dân tộc và thế giới. Biểu tượng các nhân vật lịch sử về những tấm gương người thật
việc thật có sức thuyết phục đặc biệt đối với học sinh, gây cho các em hứng thú học
tập lịch sử, khơi dậy mạnh mẽ những xúc cảm lịch sử đúng đắn, tác động sâu sắc
đến tâm tư tình cảm và góp phần hình thành nhân cách học sinh. Không dừng ở đó,
biểu tượng các nhân vật lịch sử cho phép học sinh lý giải và hiểu sâu sắc nhiều sự
kiện, vấn đề lịch sử, góp phần phát triển năng lực nhận thức độc lập ở các em.
Ví dụ : Khi dạy bài 20- Bài “Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế”
khi giảng đến phần 4 “Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu”, giáo viên sử dụng tranh Bà
Triệu cưỡi voi ra trận, thông qua tranh làm nổi bật lên hình ảnh Bà Triệu trong tâm
trí học sinh bằng những nét khắc họa sau:

4


HÌNH ẢNH BÀ TRIỆU CƯỠI VOI RA TRẬN

- Thân thế: Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, em gái Triệu Quốc Đạt- một hào
trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (nay thuộc huyện
Yên Định - Thanh Hóa).
- Con người: Bà là người khỏe mạnh, xinh đẹp.
- Tài năng, ý chí:
+ Bà giỏi võ, có chí lớn. Năm 19 tuổi, bà cùng anh trai tập hợp nghĩa binh mài
gươm, luyện võ trên đỉnh núi Nưa chuẩn bị khởi nghĩa.
+ Câu nói nổi tiếng “ Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá
kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giàng lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu
khom lưng làm tì thiếp cho người”
+ Giặc Ngô truyền nhau câu “Hoành qua đương hổ dị- Đối diện Bà vương nan”
- Hình ảnh khi ra trận, khi hy sinh: Bà mặc áo giáp đồng, cài trâm vàng, đi guốc
ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt. Bà tự sát trên núi Tùng để không rơi vào
tây giặc.
- Uy tín với nhân dân:
+ Được nhân dân ủng hộ thể hiện qua các câu ca:
“ Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi.
5


Muốn coi lên núi mà coi,
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng,
Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân”
+ Sau khi Bà hy sinh, người dân lập đền thờ Bà ở núi Tùng thuộc xã Triệu Lộc,
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và ở nhiều nơi trên khắp cả nước, nhiều tên
trường, tên đường, tên phố được đặt theo tên của Bà Triệu.
Qua những nét khắc họa trên biểu tượng về nhân vật lịch sử Bà Triệu được
hiện lên đầy đủ. Học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về nhân vật lịch sử Bà Triệu, học

sinh càng tự hào hơn Bà là người con của xứ Thanh. Từ đó các em sẽ cố gắng học
tập để tiếp bước truyền thống cha ông, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu
như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu khi Người về thăm Thanh Hóa.
b. Tạo biểu tượng về nền văn hóa vật chất:
Biểu tượng về nền văn hóa vật chất đó là những hình ảnh về những thành tựu
của loài người trong lao động sản xuất, chế ngự thiên nhiên nhằm tạo ra của cải vật
chất cũng như văn hóa tinh thần của xã hội loài người. Trong sách giáo khoa lịch sử
6, biểu tượng về nền văn hóa vật chất có thể liệt kê ra như: Kim tự tháp Ai Cập,
Thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, Trống Đồng, thành Cổ Loa của nhà nước Văn Lang,
Âu Lạc…
Ví dụ: Khi dạy bài 6- Bài “ Văn hóa cổ đại”, khi giảng phần 1 “ Các dân
tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?”. Nói đến Kim
tự tháp Ai Cập (cụ thể là Kim tự tháp KÊ-ÔP) giáo viên không thể không tạo cho
học sinh hình ảnh về cái hùng vĩ của nó, tinh thần lao động sáng tạo và trình độ
kiến trúc điêu luyện của các nhà khoa học thời cổ đại cũng như sự hi sinh đổ máu
của hàng chục vạn người nô lệ để xây dựng nên công trình đó bằng các chi tiết ấn
nổi bật:

6


KIM TỰ THÁP KÊ-ÔP(AI CẬP)
- Thời gian: Xây dựng khoảng năm 2680 TCN, và kéo dài 20 năm.
- Số lượng người tham gia: 10 vạn người (1/5 lực lượng lao động cả nước).
- Hình dáng, kích thước: Hình chóp đều, cao 146,60 m, chiều dài mỗi cạnh đáy là
232 m, trông xa như một ngôi nhà 50, 60 tầng.
- Vật liệu: Xây bằng đá, sử dụng tới 2.030.000 tảng đá, mỗi tảng nặng chừng 2 đến
5 tấn, có tảng nặng 14 tấn và phải đưa lên cao hàng trăm mét.
- Là một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại còn lại đến ngày nay
=> Người Ai Cập đã có câu nói “ Bất cứ cái gì cũng sợ thời gian, nhưng bản thân

thời gian lại sợ Kim tự tháp”.
Từ những khắc họa đó của giáo viên, học sinh chắc chắn sẽ nắm sâu hơn về
một trong những thành tựu văn hóa của phương Đông cổ đại đó là trong lĩnh vực
kiến trúc, cụ thể là công trình kiến trúc Kim tự tháp của người Ai Cập cổ đại còn lại
cho đến ngày nay.
Hoặc khi dạy bài 15-“ Nước Âu Lạc”, khi giảng phần 4 “ Thành Cổ Loa và
lực lượng quốc phòng”, giáo viên không thể không làm nổi bật lên biểu tượng
thành Cổ Loa của nhân dân Âu Lạc ta thời đó bằng các số liệu, chứng cứ để chứng
minh đây là một trong những biểu tượng của nề văn minh Việt cổ.

7


SƠ ĐỒ THÀNH CỔ LOA
- Địa điểm: Phong Khê (Đông Anh - Thành phố Hà Nội).
- Chất liệu, hình dáng: Thành xây bằng đất, có hình trôn ốc nên gọi là Loa thành
hay thành Cổ Loa.
- Cấu tạo:
+ Có 3 vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000m.
+ Chiều cao: 5-10m.
+ Mặt thành: Rộng trung bình 10m.
+ Chân thành: Rộng 10 - 30m.
+ Hào thành: Rộng 10 - 20m, các hào thông nhau vừa nối với Đầm Cả vừa nối với
sông Hoàng.
- Chức năng: Vừa là Kinh đô (nơi ở và làm việc của An Dương Vương, các Lạc
hầu, Lạc tướng), vừa là quân thành (thành quân sự, phục vụ chiến đấu: Có lực
lượng quân đội lớn, được trang bị nhiều loại vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến,
dao găm và đặc biệt là nỏ, có cả chiến thuyền).
- Đánh giá của các nhà khảo cổ học: Thành Cổ Loa là “tòa thành cổ nhất, quy mô
lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng

thành lũy của người Việt cổ”.
Với những nét khắc họa trên, học sinh sẽ đánh giá, nhận xét được thành Cổ
Loa là một công trình kiến trúc độc đáo, sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, có vai trò
như một căn cứ quân sự lợi hại và là một vị trí phòng thủ kiên cố. Thành Cổ Loa
còn thể hiện trình độ phát triển cao của nhân dân Âu Lạc, được xem là biểu tượng
của nền văn minh Việt cổ. Qua đó học sinh sẽ dâng lên niềm tự hào, biết ơn về
8


những thế hệ cha ông đi trước, các em nguyện học tập và rèn luyện để trở thành
những chủ nhân tương lai của đất nước.
c. Tạo biểu tượng về hoàn cảnh địa lí:
Sự kiện lịch sử cụ thể bao giờ cũng trong một không gian nhất định. Không
gian của sự kiện đó có thể là rất rộng lớn như cả một châu lục hoặc chỉ diễn ra
trong một phạm vi hẹp như địa điểm của một trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa.
Chính vì vậy tạo biểu tượng về hoàn cảnh địa lí nơi xảy ra sự kiện lịch sử là yêu
cầu bắt buộc trong dạy học lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy bài 27- bài “ Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm
938”. Giáo viên cần tạo biểu tượng lịch sử về dòng sông Bạch Đằng nơi diễn ra
chiến thắng Bạch Đằng năm 938 để học sinh hình tượng được nơi diễn ra sự kiện
một cách cụ thể chân thực. Từ đó các em thấy được tài năng, mưu thao lược, sự chủ
động và cách đánh giặc độc đáo của anh hùng dân tộc Ngô Quyền:
- Đầu tiên, giáo viên treo lược đồ H55 Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938
SGK lịch sử 6 Trang 75 lên bảng sau đó minh họa để tạo biểu tượng về vị trí địa lí
nơi đây:

NGÔ QUYỀN VÀ TRẬN ĐỊA BÃI CỌC TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG
+ Tên gọi: Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng.
+ Địa điểm: Sông Bạch Đằng chảy qua hai huyện: huyện Thủy Nguyên(Hải Phòng)
và Yên Hưng(Quãng Ninh). Sông Bạch Đằng nơi phình to ra hẳn đó là nơi tập

trung của 5 con sông.
+ Địa hình: Hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn toàn là rừng rậm; hải lưu tại đây thấp,
độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên, xuống rất mạnh.
+ Địa thế: Các con sông bên tả và hữu ngạn chạy theo các thung lũng, len qua các
9


dãy núi là đường giao thông thuận lợi, áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung
quân thuỷ và quân bộ với số lượng lớn, giấu quân kín đáo, xuất kích bí mật và dễ
dàng, nhanh chóng. Lợi dụng thủy triều lên xuống: Khi thủy triều lên lòng sông
rộng khoảng 1200m, dòng nước hiền hòa; khi thủy triều xuống, lòng sông thu hẹp,
nước chảy siết.
Với việc tạo biểu tượng về dòng sông Bạch Đằng như vậy, học sinh sẽ một
phần lí giải được vì sao Ngô Quyền lại chọn sông Bạch Đằng làm nơi đóng bãi cọc
nhọn để giao chiến và tiêu diệt quân Nam Hán lần II. Qua đó học sinh khâm phục
tài thao lược về quân sự của anh hùng dân tộc Ngô quyền, qua kế hoạch đánh giặc
chủ động và độc đáo để làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938, được xem là một
chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, dựng lại nền
độc lập cho đất nước.
d. Tạo biểu tượng về hiện tượng lịch sử:
Sự kiện lịch sử phản ánh những nét đặc trưng tiêu biểu cho một thời kỳ hay
giai đoạn lịch sử nhất định. Còn hiện tượng lịch sử có thể lặp lại nhiều lần, kéo dài
về thời gian, lan rộng về mặt không gian lịch sử. Hiện tượng lịch sử mang tính chất
điển hình. Chính điều đó trong việc dạy học lịch sử việc tạo biểu tượng về hiện
tượng lịch sử cũng rất quan trọng nhằm giúp học sinh nắm được bản chất của vấn
đề một cách ngắn gọn, cô đúc nhất nhằm phân biệt rõ ràng giữa hiện tượng lịch sử
này với hiện tượng lịch sử khác.
Ví dụ: Khi dạy bài 3- Bài “ Xã hội nguyên thủy” .
Phần 1 “ Con người đã xuất hiện như thế nào?”, giáo viên cần tạo được biểu
tượng lịch sử về Người tối cổ:


NGƯỜI TỐI CỔ VÀ NGƯỜI TINH KHÔN
10


Bước 1: Giáo viên đưa ra bức tranh về Người tối cổ và Người tinh khôn để học sinh
quan sát.
Bước 2: Giáo viên đưa ra các chứng cứ làm nổi bật lên những đặc điểm của Người
tối cổ:
+ Thời gian xuất hiện: 3- 4 triệu năm.
+ Hình dáng con người: Dáng cong lao về phái trước, trán vát, cằm nhô, trên người
còn có lớp lông dày…
+ Thể tích não: Nhỏ (850-1100 cm3)
+ Công cụ lao động: Đá cuội ven suối, ven sông được ghè đẽo thô sơ; cành cây.
+ Quan hệ xã hội: Sống theo bầy đàn.
+ Cuộc sống: Phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.
Từ những minh họa trên học sinh sẽ nắm vững được các đặc trưng cơ bản về
Người tối cổ đó là sống hoang rã, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Từ đó để học
sinh phân biệt được sự khác nhau giữa Người tối cổ với Người tinh khôn.
Phần 2 “ Người tinh khôn sống thế nào?”, giáo viên cũng tiến hành tạo biểu tượng
về Người tinh khôn tương tự như phần 1:
Bước 1: Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát bức tranh về Người tối cổ và
Người tinh khôn.
Bước 2: Giáo viên đưa ra các chứng cứ làm nổi bật lên những đặc điểm của Người
tinh khôn:
+ Thời gian xuất hiện: 4 vạn năm trước đây.
+ Hình dáng con người: Dáng thẳng như chúng ta, trán nhô, cằm gọn, trên người
chỉ còn một lớp lông mỏng.
+ Thể tích não: Lớn (1450 cm3).
+ Công cụ lao động: Đá được mài lưỡi cho sắc, công cụ bằng kim loại xuất hiện.

+ Quan hệ xã hội: Sống theo từng nhóm nhỏ(Thị tộc).
+ Cuộc sống: Ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn(Biết trồng trọt và chăn nuôi), biết
làm đẹp.
Với việc tạo biểu tượng lịch sử về Người tối cổ và Người tinh khôn, sau khi
học xong bài 3 “ Xã hội nguyên thủy” học sinh sẽ dễ dàng phân biệt được sự khác
nhau cơ bản giữa Người tối cổ và Người tinh khôn thời nguyên thủy. Chính điều
này sẽ giúp học sinh chủ động trong việc trả lời câu hỏi 2 trong bài 7 “ Ôn tập ” về
“ Những điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ thời nguyên thủy?”
trên các tiêu chí: Về con người; Về công cụ sản xuât; Về tổ chức xã hội. Cũng vì
việc hiểu được bản chất của vấn đề nên học sinh sẽ rút ra được kết luận: Giai đoạn
Người tinh khôn là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn Người tối cổ và có sự tiến bộ
vượt bậc. Để có được sự tiến bộ đó, con người phải trải qua hàng triệu năm và
thông qua quá trình lao động.
e. Tạo biểu tượng về các giai cấp trong xã hội:
Trong mỗi hình thái kinh tế- xã hội khác nhau đều có các giai cấp khác nhau
đặc trưng cho xã hội đó. Việc tạo biểu tượng lịch sử về các giai cấp trong xã hội sẽ
giúp học sinh hiểu rõ bản chất của từng giai cấp trong mỗi hình thái kinh tế - xã
11


hội. Đồng thời học sinh sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa các giai cấp trong
hình thái kinh tế- xã hội này với các giai cấp trong hình thái kinh tế - xã hội khác.
Ví dụ: Khi dạy bài 5- Bài: Các quốc gia cổ đại phương Tây. Khi dạy đến
phần 2: Chế độ chiếm hữu nô lệ, giáo viên cần tạo biểu tượng lịch sử về các giai
cấp trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Đầu tiên, giáo viên cần hướng dẫn nhận biết được trong xã hội chiếm hữu nô
lệ tồn tại hai giai cấp cơ bản là: Giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.
Sau đó, giáo viên cần đưa ra những minh chứng cụ thể để học sinh nắm được
vai trò, bản chất của từng giai cấp trong xã hội chiếm hữu nô lệ.


CHỦ NÔ VÀ NÔ LỆ
- Về giai cấp chủ nô:
+ Xuất thân: chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn=>giàu có.
+ Địa vị: Nắm mọi quyền hành chính trị.
+ Đời sống: Không bao giờ phải lao động chân tay, chỉ làm chính trị hoặc hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, nắm trong tay rất nhiều nô lệ.
- Về giai cấp nô lệ:
+ Xuất thân: Tù binh trong chiến tranh, hoặc sinh ra đã là nô lệ(có bố mẹ là nô lệ)...
+ Địa vị: Không có bất kì quyền hành gì về chính trị.
+ Đời sống: Phải làm việc cực nhọc, mọi của cải làm ra đều thuộc về chủ nô, nô lệ
cũng là tài sản của chủ nô, bị chủ nô đối xử tàn bạo như đánh đập, đem bán, cho… ,
chủ nô thường gọi nô lệ là “những công cụ biết nói”.
Với việc tạo biểu tượng về hai giai cấp trong xã hội chiếm hữu nô lệ, học
sinh sẽ nắm được giai cấp nào là giai cấp thống trị trong xã hội và học sinh cũng lí
12


giải được vì sao xã hội đó gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ. Với câu hỏi cuối bài: Em
hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ, học sinh sẽ dễ dàng trả lời đó là xã hội tồn
tại hai giai cấp: chủ nô và nô lệ trong đó giai cấp chủ nô sống sung sướng, nhàn hạ
dựa trên sự bóc lột sức lao động của giai cấp nô lệ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, với kinh nghiệm tạo biểu tượng lịch sử
trong quá trình dạy học, đặc biệt là ở môn lịch sử lớp 6, bản thân tôi nhận thấy học
sinh có hứng thú học tập hơn và nắm vững kiến thức cơ bản nhanh hơn. Khi được
hỏi về phương pháp dạy học bằng cách tạo biểu tượng, đa phần các em rất thích
thú, bởi vì với phương pháp này học sinh không những thấy và còn được nghe,
được cung cấp các số liệu cụ thể để cho sự kiện, hiện tượng lịch sử trở nên sinh
động, dễ nắm bắt và điều đặc biệt việc học lịch sử không còn khô khan như trước .
Chính phương pháp này trong học kì I vừa qua kết quả, chất lượng môn sử cao hơn

so với những năm học trước.
Kết quả học tập của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tổng số
Giỏi
Khá
T Bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
HS
88
12 13.6 30 34.1
43
48.9
3
3.4
0
0
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu được

những thành tựu hết sức quan trọng. Có được điều đó là do sự nổ lực không ngừng
của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Để phát huy được những thành tựu đó
việc đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ mới của đất nước là một trong những
nhiệm vụ trọng đại của toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
Để đáp ứng được những yêu cầu mới của đất nước, trong những năm gần đây
ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và có sự
đầu tư lớn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học. Sự đầu tư đó sẽ không phát huy
tác dụng nếu không có sự đổi mới phương pháp dạy học của người thầy, người cô.
Chính từ suy nghĩ đó, bản thân trong quá trình dạy học, tôi luôn tìm tòi, sáng tạo ra
các phương pháp dạy học tích cực để góp phần nâng cao chất lượng học của học
sinh. Với việc tạo biểu tượng trong dạy học bộ môn lịch sử 6 ở trường THCS, tôi đã
đem lại luồng sinh khí mới trong việc học tập bộ môn này. Từ chỗ học sinh xem bộ
môn sử là một môn phụ, chán học, ngại học và đặc biệt là sợ môn sử thì đến nay
các em đã có hứng thú hơn trong việc tìm hiểu và học tập môn lịch sử. Chính điều
đó kết quả học tập bộ môn sử của học sinh ngày càng cao. Điều đó càng quan trọng
hơn đối tượng học sinh mà tôi áp dụng trong sáng kiến này là học sinh lớp 6. Khi
đã có hứng thú, nắm chắc được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử thì đó là
nền móng để các em học tốt hơn ở những lớp trên, bậc học cao hơn. Đó chính là đã
góp phần nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực toàn diện sau này cho đất nước.
2. Kiến nghị đề xuất:
13


a. Đối với phụ huynh:
- Cần quan tâm hơn tới việc học tập của con em mình bằng việc đầu tư thời
gian, trang thiết bị để các em có điều kiện học tập tốt nhất.
- Phụ huynh cần hướng cho con em mình học tập tất cả các môn trong đó có bộ
môn lịch sử, không xem môn này là môn phụ mà không cần đầu tư học tập.
b. Đối với nhà trường:
- Cần đầu tư hơn nữa về trang thiết bị dạy học: Tranh ảnh, băng đĩa, máy

chiếu…
- Nhân rộng những sáng kiến hay, những phương pháp dạy học tích cực đến
toàn thể giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
c, Đối với phòng giáo dục:
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho toàn
thể giáo viên theo từng đợt, năm; tổ chức các giờ dạy mẫu để giáo viên nắm bắt và
cập nhật được các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng
dạy - học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Ngọc Đức

TÀI LIỆU THAM KHẢO
14


1. Bộ giáo dục và đào tạo: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ
sở- Nhà xuất bản Giáo dục 2007.
2. Đinh Xuân Lâm: Đại cương lịch sử Việt Nam- Tập 1(1858-1945) - Nhà xuất bản
Giáo dục 1998.
3. Đinh Xuân Lâm- Trương Hữu Quýnh: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - Nhà
xuất bản Giáo dục 2006
4. Nguyễn Văn Hồ- Trịnh Trung Châu: Lịch sử địa phương (Sách dùng trong các
nhà trường THCS tỉnh Thanh Hóa) - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2013.
5. Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị: Phương pháp dạy học lịch sử - Nhà xuất bản
Giáo dục 2002.

6. Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh: Lịch sử 6 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam 2011.

15



×