A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, giáo dục và
đào tạo ngày càng được coi trọng và trở thành vấn đề bức thiết trước sù
bùng nổ thông tin của thế giới hiện đại. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục
tiêu giáo dục hiện nay và quán triệt việc thực hiện tốt nhiệm vô đào tạo ra
các thế hệ người phát triển toàn diện về mọi mặt Đức-Trí-Thể-Mỹ và Lao
động. Bởi nguồn lực con người là vốn quý giá nhất của bất cứ một quốc gia
nào.
Trên tinh thần phát triển con người chung, sự nghiệp giáo dục ngày
càng được đẩy mạnh và phát triển toàn diện. Đặc biệt, việc đổi mới về nội
dung, phương pháp dạy học đối với chương trình giáo dục nói chung, trong
đó có bộ môn Lịch sử đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy
nhiên, cải cách giáo dục là cả một quá trình cần phải luôn luôn được tăng
cường có hiệu quả.
Do đặc trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử
phải dùa trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy, trong
dạy học lịch sử, việc tạo biểu tượng có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là
tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử, vì sự liện là cơ sở của tri thức lịch sử,
mà nhân vật lịch sử là những con người làm lên sự kiện đó. Tuy nhiên,
trong dạy học lịch sử một bộ phận giáo viên chưa gắn liền sự kiện lịch sử
với nhân vật lịch sử, chưa khắc họa sinh động về chân dung nhân vật. Vì
vậy, thực tế cho thấy hiện tượng học sinh nhầm lẫn hoặc không hiểu về
nhân vật là phổ biến.
Ví dụ: Các em nhầm lẫn Bà Trưng, Bà Triệu là hai chị em. Hay khẳng
định rằng Lưu Vĩnh Phóc là kẻ cầm đầu bọn loạn đảng cờ đen, nổi dậy
chống giặc Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Như vậy, là không hiểu đúng
về lịch sử.
Dạy và học bộ môn lịch sử được xem là một nội dung quan trọng trong
việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho học sinh trong nhà trường hiện nay.
Tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử về những tấm gương người thật việc
thật có sức thuyết phục đặc biệt đối với học sinh. Biểu tượng sinh động gây
cho các em hứng thó học tập lịch sử, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ những
xúc cảm lịch sử đúng đắn, góp phần hình thành nên nhân cách học sinh.
Bên cạnh đó, phát huy năng lực nhận thức độc lập ở các em khi hiểu sâu
sắc sự kiện lịch sử.
Giảng dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 có vị trí quan
trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, với nội dung phong phú và
nhân vật đa dạng để tạo biểu tượng cho học sinh. Việc tạo biểu tượng chân
thực về các nhân vật sẽ giúp học sinh hình dung được bức tranh lịch sử
sinh động của dân téc thời kỳ 1954 – 1975. Trên cơ sở đó, hình thành ở các
em thái độ khâm phục, biết ơn đối với các anh hùng dân téc đã hi sinh cho
cuộc sống độc lập tự do hôm nay. Đồng thời, có thái độ lên án, căm ghét
đối với những kẻ xâm lược, những kẻ phản dân hại nước chà đạp lên sương
máu dân téc mình. Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử chỉ
có thể phát huy được tính tích cực của nó nếu như nã được đặt trong sự
phối hợp hài hoà với hệ thống các phương pháp dạy học khác của bộ môn.
Nã được tiến hành với nhiều biện pháp như “Dĩ nhân đối sự” (dùng người
chỉ việc), “Dĩ sù đối nhân” (lấy việc để chỉ người), sử dụng phương pháp
miêu tả để nêu đặc điểm nhân vật, Trong thực tế dạy học, các biện pháp
đó chưa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn.
Đó là những lÝ do cơ bản để chóng tôi chọn đề tài “Một số biện
pháp tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam 1954 –
1975 cho học sinh líp 12 THPT” với mong muốn bước đầu đi sâu nghiên
cứu các biện pháp tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử. Hơn nữa, giải quyết
tốt đề tài này sẽ là cơ sở vận dụng nó một cách có hiệu quả trong dạy học
lịch sử ở trường THPT hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài bài tập
giúp chúng tôi có cơ sở nhận thức về qúa trình và mức độ giải quyết các
vấn đề đó. Trên cơ sở đó tiếp tục tìm hiểu cụ thể về đề tài đã chọn.
Trong các tác phẩm lý luận dạy học của M. N. Sácđacôp “Tư duy
của học sinh” Nxb Giáo dục Hà Nội 1970 và Hồ Ngọc Đại “Tâm lý dạy
học” Nxb Giáo dục 1983 đã đề cập đến việc tạo biểu tượng lịch sử như là
một trong các khâu không thể thiếu của quá trình nhận thức lịch sử. Tác giả
Hồ Ngọc Đại đã nêu lên vai trò của việc tạo biểu tượng thông qua việc
khẳng định quá trình tri giác để tạo biểu tượng “sẽ trở thành chỗ dùa khi
lĩnh hội tri thức”. Tuy nhiên, với việc đưa ra các lý luận quan trọng trong
dạy học nói chung, hai tác phẩm trên chưa đề cập đến các biện pháp sư
phạm tạo biểu tượng lịch sử cũng như tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1, Giáo sư Phan
Ngọc Liên chủ biên, Nxb Đại học sư phạm 2002. Phần viết của Phó giáo
sư. TS Trịnh Đình Tùng về biểu tượng lịch sử đã nêu lên những vấn đề
khái quát nhất về biểu tượng lịch sử. Giúp chúng ta hiểu thế nào là biểu
tượng lịch sử, vai trò và việc phân loại biểu tượng, các biện pháp sư phạm
biểu tượng lịch sử.
Về việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử đã được đề cập khá rõ
trong cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” do Phan Ngọc
Liên - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi - Trần Vĩnh Tường đồng chủ
biên. Bài viết của TS Đặng Văn Hồ - Khoa lịch sử - Đại học sư phạm - Đại
học Huế với nhan đề “tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư
tưởng, tình cảm cho học sinh” đã nêu lên những lí luận cơ bản về tạo biểu
tượng nhân vật lịch sử, vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng các nhân vật
lịch sử, các nguyên tắc và một số biện pháp cụ thể. Bên cạnh đó, bài viết
của TS Đặng Thanh Toán “Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí
Minh trong giáo dục lịch sử để giáo dục cho học sinh tinh thần quốc tế
chân chính” là một ví dụ làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về tạo biểu
tượng nhân vật.
Trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử
THCS phần lịch sử Việt Nam” và cuốn “Kênh hình trong dạy học lịch sử ở
trường THPT” tập 1 phần lịch sử Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Thị Côi
chủ biên cho chóng ta nắm được những nội dung lịch sử và phương pháp
sử dụng hệ thống kênh hình trong dạy học phần lịch sử Việt Nam. Giúp
giáo viên lùa chọn các phương pháp phù hợp tạo biểu tượng cho học sinh.
Trong đó có chân dung các nhân vật thuộc giai đoạn lịch sử Việt Nam 1954
– 1975.
Bên cạnh đó, công trình luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn
Phong với đề tài “Dạy học nhân vật trong bộ môn lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1858 – 1930 ở trường PT” đã nêu lên những vấn đề lí luận, thực tiễn
và hệ thống các phương pháp sư phạm giảng dạy nhân vật lịch sử ở trường
PT. Cùng với các đề tài khoá luận thuộc chuyên ngành Phương pháp dạy
học lịch sử của các sinh viên khoa sử - ĐHSP Hà Nội trong những năm gần
đây nghiên cứu về nhân vật, tạo biểu tượng nhân vật: Luận văn của sinh
viên Trần Thị Nhung với đề tài “một số biện pháp giảng dạy nhân vật trong
bộ môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1930 ở trường PT”. Hay luận
văn của sinh viên Nguyễn Văn Tài với đề tài “Về việc tạo biểu tượng các
nhân vật lịch sử cho học sinh líp 10 THPT phần lịch sử thế giới cận đại”.
Tác giả đã nêu lên những lí luận, hệ thống các nguyên tắc chung khi tạo
biểu tượng nhân vật lịch sử và một số biện pháp tạo biểu tượng về nhân vật
trong dạy học lịch sử 10 - thế giới cận đại.
Ngoài ra, trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin để hiểu được lịch
sử là lịch sử của quần chúng, nhưng cá nhân tiêu biểu có vai trò không nhỏ
trong sự phát triển của lịch sử; chúng tôi tham khảo bài viết của tác giả
Trần Huy Liệu trong nghiên cứu lịch sử số 6 – 1967 với nhan đề “Anh
hùng tạo thời thế hay thời thế tạo anh hùng”.
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu, tác phẩm, bài viết trên vấn đề
tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử được đề cập đến cả lí luận và thực
tiễn; song các biện pháp tạo biểu tượng nhân vật trong giai đoạn 1954 –
1975 chưa được đi sâu tìm hiểu. Tuy nhiên đó là những tài liệu quý báu để
chóng tôi tổng hợp và nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu, mục đích và nhiện vô đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là quá trình tạo biểu
tượng các nhân vật lịch sử giai đoạn 1954 – 1975.
- Mục đích của đề tài:
Trong phạm vi đề tài một bài tập lớn năm ba chúng tôi muốn trên cơ
sở nghiên cứu tài liệu tham khảo, đưa ra một số vấn đề lí luận của việc tạo
biểu tượng các nhân vật trong dạy học lịch sử và vận dụng có hiệu quả vào
giảng dạy hệ thống nhân vật trong bộ môn lịch sử Việt Nam líp 12 giai
đoạn 1954 – 1975.
- Nhiệm vụ của đề tài:
Nghiên cứu đề tài này, bài tập nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu một số vấn đề lí luân của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch
sử.
Kết hợp lí luận và thực tiễn, đưa ra một số biện pháp sư phạm về tạo
biểu tượng các nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 –
1975.
Điều tra phạm vi hẹp tiếp xúc thực tế của đợt thực tập lần mét, đưa ra
được những nhận xét cần thiết trong dạy học về tạo biểu tượng nhân vật
trong bộ môn lịch sử Việt Nam ở trường THPT Kim Bảng A – Hà Nam.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận:
Với đề tài nghiên cứu thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục – khoa
học xã hội, chúng tôi đứng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục nói chung và
dạy học lịch sử nói riêng. Về mặt nội dung được nghiên cứu trong đề tài
còng đảm bảo được tính khoa học và tính Đảng Mácxít – Lêninnít.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở đề tài thuộc chuyên ngành “Phương pháp dạy học lịch
sử” chúng tôi tiến hành nghiên cứu giải quyết các vấn đề của bài tập bằng
các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc,
phương pháp nghiên cứu kết hợp lí luận và thực tiễn, phương pháp quan sát
thực tế trên phạm vi xác định.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước thuộc chương trình lịch sử líp 12 THPT.
Đồng thời nghiên cứu các phương pháp nhằm tạo biểu tượng các nhân vật
lịch sử giai đoạn 1954 – 1975, giúp học sinh có thể ghi nhớ, khắc sâu hình
ảnh, vị trí, vai trò của từng nhân vật.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục đề tài gồm
hai chương:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tạo biểu tượng các
nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Chương II: Mét số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 líp 12 THPT.
B. NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG
CÁC NHÂN VẬT TRỌNG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
I. Cơ sở lí lụân chung về tạo biểu tượng các nhân vật trong dạy học
lịch sử ở trường THPT
1. Quan niệm về biểu tượng nhân vật lịch sử
1.1. Quan niện về biểu tượng lịch sử
Biểu tượng là khái niệm được giải thích ở các mức độ và lĩnh vực
nhận thức khác nhau. Theo tâm lí học, biểu tượng là biểu tượng của ký ức.
Tức là những hình ảnh của các sự vật, hiện tượng không phải đang được tri
giác mà là đã được tri giác trước đây. Trong quá trình tri giác thế giới
khách quan, con người phản ánh sự vật và hiện tượng xung quanh mình
dưới dạng các hình ảnh và sự phản ánh đó mang tính trực quan. Các hình
ảnh trực quan đó luôn tác động lên các cơ quan thụ cảm khác nhau của hệ
thần kinh con người và được duy trì một khoảng thời gian nhất định trong ý
thức của họ. Với quan niệm trên P. A. Ruđích cho rằng biểu tượng là
“Những hình ảnh của các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh được
giữ lại trong ý thức và hình thành trên cơ sở các tri giác và các cảm giác
xảy ra trước đó”.[16;tr 180] Tuy nhiên, trong thực tế các biểu tượng thường
mê nhát hơn các tri giác và những dấu hiệu về các sự vật, hiện tượng đã tri
giác được có thể không có trong biểu tượng. Quá trình tri giác luôn mang
tính trực quan cụ thể. Các hình ảnh của biểu tượng phản ánh những đặc
điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Và trong những trường hợp khác nó
phản ánh cả những đặc điểm bên trong của sự vật. Đó là sự nhận thức của
hoạt động tư duy. Như vậy, theo tâm lí học biểu tượng là những hình ảnh
trực quan nảy sinh trong não người về những sự vật và hiện tượng đã được
tri giác trước đây.
Do đặc trưng của sự nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt
đầu từ trực quan sinh động. Vì lịch sử là những cái đã qua, không thể trực
tiếp quan sát quá khứ cũng như tái tạo lại nó trong phòng thí nghiệm như
toán học, hoá học hay vật lí. Bởi vậy, việc học lịch sử phải bắt đầu từ việc
nắm các sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Trong học tập lịch sử không có
biểu tượng nảy sinh từ những trực giác đối với các sự kiện, hiên tượng lịch
sử. Mà việc hình thành nên những biểu tượng lịch sử phải dùa trên những
sự kiện, hiện tượng đã được con người nhận thức từ trước để nhằm tái tạo
lại một cách chính xác và sinh đông.
Ví dô: Khi tạo biểu tượng lịch sử về không gian địa lí là thung lòng
Điện Biên Phủ trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Chóng ta không
được trực tiếp quan sát trận địa Điện Biên Phủ tại thời điểm đó được bè trí
giữa ta và địch như thế nào. Muốn tạo được biểu tượng, chóng ta phải sử
dụng những hình ảnh, ghi chép của các phóng viên, nhà báo hay nhà kí sự
chiến tranh đã từng được chứng kiến hay nghe kể. Khi đó, biểu tượng lịch
sử được hình thành dùa trên cơ sở của sự truy giác gián tiếp. Vì vậy,
Sácđacốp đã cho rằng biểu tưởng lịch sử là “Biểu tượng của trí tưởng
tượng” [17; tr 75].
Với những quan niệm trên, có thể định nghĩa biểu tượng lịch sử “Là
hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí vv được
phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất” [8; tr
189].
Còng như biểu tượng nói chung, biểu tượng lịch sử tái hiện những
đặc trưng cơ bản nhất của sự kiện,hiện tượng lịch sử.Tuy nhiên, việc tạo
biểu tượng lịch sử cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài
mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện để
tiến tới việc nắm khái niệm lịch sử. Vì vậy, biểu tượng lịch sử rất gần với
khái niệm sở đẳng (còn gọi là khái niệm đơn giản). Nói cách khác, biểu
tượng lịch sử là cơ sở để hình thành khái niệm.
1.2. Quan niệm về biểu tượng các nhân vật lịch sử
Tìm hiểu về biểu tượng các nhân vật lịch sử, trước hết chúng ta phải
nhận thức được nhân vật lịch sử. Vậy con người như thế nào được xem là
nhân vật lịch sử. Có nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật lịch sử tuỳ
theo mục đích, nội dung của mỗi ngành khoa học, môn học khác nhau.
Trong đó, quan điểm Macxit xem nhân vật lịch sử là sản phẩm của một
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, bị chi phối bởi thời đại họ sinh sống và hoạt động
của họ có tác động nhất định đến hoàn cảnh lịch sử đó. Tương tù, trong
cuốn “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” do GS Phan Ngọc Liên chủ
biên còng định nghĩa “Nhân vật lịch sử là người có một vai trò nhất định
trong một sự kiện lịch sử, một thời kỳ lịch sử”[10;tr 266]. Như vậy, nhân
vật lịch sử được hiểu là người có vai trò nhất định đối với một hoàn cảnh
lịch sử cụ thể. Vai trò Êy có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Nếu như hoạt
động của họ có hoạt động tích cực, thóc đẩy sù phát triển đi lên của lịch sử,
chúng ta có nhân vật chính diện. Ngược lại, nhân vật phản diện thường làm
trì trệ sự phát triển của lịch sử. Ví như Hitle là kẻ đại diện cho phía nhân
vật phản diện. Y là kẻ đã châm ngòi, gieo mầm và làm bùng nổ lên cái hoạ
phát xít khủng khiếp trong lịch sử nhân loại; đưa thế giới vào vòng một
cuộc chiến tranh tàn bạo, ác liệt, huỷ diệt lớn nhất trong lịch sử loài người.
Việc tạo biểu tượng các nhân vật cho học sinh trong dạy học lịch sử
chính là việc khắc hoạ những hình ảnh, chi tiết đặc trưng nhất, điển hình
nhất về các nhân vật đó. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào còng đều gắn
liền với một nhân vật lịch sử nhất định; và sự xuất hiện của nhân vật đó có
tác động, ảnh hưởng nhất định tuỳ thuộc vào vị trí, vai trò của họ trong một
thời kỳ lịch sử. Chúng ta biết rằng lịch sử xã hội chính là lịch sử của con
người. Tất cả những thành tựu từ xưa đến nay đều do con người sáng tạo
nên. Vì vậy việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử chính là góp phần cụ thể
hoá các sự kiện, hiên tượng lịch sử. Con người với hoạt động phong phú và
đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nên việc tạo biểu tượng nhân vật
lịch sử còng được chia thành nhiều nhóm hoạt động trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá Mỗi một nhân vật hoạt động trong một
hoặc nhiều lĩnh vực, vì vậy trong dạy học lịch sử, người giáo viên cần nhận
thức đúng vai trò của họ trên từng lĩnh vực cụ thể, từ đó có thể phân loại
các nhân vật để tạo biểu tượng sâu sắc, điển hình nhất cho học sinh.
Ví dụ: Về nhân vật Hồ Chí Minh, Người hoạt động chủ yếu trên lĩnh
vực quân sự- cách mạng, nhưng đồng thời người còng là một nhà văn, nhà
thơ, mét danh nhân văn hoá thế giới. Giáo viên cần khai thác tư liệu để tạo
biểu tượng chân dung Người chân xác và sinh động nhất, phù hợp với nội
dung từng bài học yêu cầu. Tóm lại, việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử
trên lĩnh vực nào là do nội dung của kiến thức bài học quy định.
Mặt khác, theo quan điểm của triết học Mac, con người bao gồm
quần chúng nhân dân và cá nhân tiêu biểu. Vì vậy, việc tạo biểu tượng
nhân vật lịch sử cũng bao gồm cả hai đối tượng đó. Quần chúng nhân dân
và cá nhân tiêu biểu luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Cá nhân là
những lãnh tụ, người đứng đầu của một tổ chức, giai cấp nhất định. Họ là
đại diện tiêu biểu nhất cho một bộ phận quần chúng, có tài năng xuất
chóng, đứng ra tổ chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện các yêu
cầu của lịch sử. Quần chúng nhân dân là động lực tham gia các hoạt động
của cá nhân và mức độ tham gia của quần chúng tỉ lệ thuận với mức độ
thành công của các hoạt động của cá nhân. Trong một hoàn cảnh nhất định
quần chúng làm nổi bật cá nhân.
Ví dô: Khi dạy bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”
SGK lịch sử líp 10, đến mục II. 1: Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập
hiến, giáo viên tạo biểu tượng về sự kiện 14/7/ 1789 quần chúng nhân dân
Pháp tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến chuyên chế Pháp. Nhấn
mạnh cho học sinh thấy được kết quả chính quyền mới được thành lập nằm
trong tay một số Ýt các nhà đại tư sản tài chính. Quyền lợi đông đảo quần
chúng nhân dân không được giải quyết. Từ đó cho các em thấy mối quan
hệ giữa quần chúng và cá nhân: quần chúng dù có tạo nên sức mạnh tới đâu
cũng cần phải có cá nhân tiêu biểu tiến bộ lãnh đạo, mới giải quyết được
nguyện vọng của họ. Có như vậy mới thóc đẩy được sù phát triển lịch sử.
Cá nhân tiêu biểu đó trong cách mạng tư sản Pháp là Rôbe – Spie, đại diện
tiêu biểu cho giai cấp tư sản Pháp.
Như vậy, việc nhận thức đúng đắn về nhân vật trong dạy học lịch sử sẽ
giúp cho giáo viên biết lùa chọn những nhân vật hợp lí để tạo biểu tượng cho
học sinh.
2. Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng các nhân vật trong dạy
học lịch sử ở trường THPT
2.1. Vai trò
Lênin đã từng nói "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn" [6; 42]. Qúa trình nhận thức hiện nói
chung, nhận thức lịch sử nói riêng đều tuân thủ theo quy luật này; tức là đi
từ cảm tính đến lý tính: từ cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm đến
phán đoán và suy luật. Trong đó, biểu tượng lịch sử có quan hệ hữu cơ với
tất cả các qúa trình nhận thức trên. Nó đóng góp vai trò quan trọng trong
qúa trình tri giác. Nếu không có biểu tượng xuất hiện bằng việc liên kết với
các hình ảnh của tri giác thì các hình ảnh lịch sử này sẽ nghèo nàn và khô
cứng. Quá trình tri giác trở thành biểu tượng lịch sử là cơ sở để hình thành
khái niệm, từ đó phát triển óc phán đoán suy luận của con người. Học tập
lịch sử cũng tuân theo qúa trình nhận thức hiện thực khách quan. Tuy
nhiên, do đặc trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học lịch sử phải
trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử từ đó tiến tới hình
thành khái niệm, rót ra quy luật và bài học lịch sử cho HS. Vì vậy, biểu
tượng lịch sử chính là giai đoạn nhận thức cảm tính của qúa trình học tập
lịch sử. Nếu như không tạo biểu tượng thì hình ảnh lịch sử mà HS thu nhận
sẽ nghèo nàn, hiểu biết lịch sử không sâu sắc, không phát triển tư duy và
không có cơ sở hình thành khái niệm.
Sự thống nhất giữa tạo biểu tượng và hình thành khái niệm trong học
tập lịch sử là một trong những đặc điểm chung của phát triển tư duy. Hai
qúa trình này vừa tiến hành một cách độc lập, vừa hòa vào nhau trong một
thể thống nhất. Với ý nghĩa này, Sácđacốp đã diễn đạt lại ý của Avarông:
"Không có khái niệm nào dù là trừu tượng đến mấy mà không chứa đựng
trong nó nội dung cảm tính nào đó và không có hình tượng nào dù là cụ thể
đến mấy mà không hướng vào từ" [14; 43-44]. Biểu tượng là sự minh họa
cụ thể cho khái niệm bằng những hình ảnh sinh động. Nội dung của các
hình ảnh lịch sử, của bức tranh quá khứ càng phong phó bao nhiêu thì hệ
thống khái niệm mà HS thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu. Bởi vậy,
biểu tượng rất gần với khái niệm sơ đẳng.
2.2. Ý nghĩa
2.2.1. Về nhận thức
Tạo biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng nhân vật nói riêng chân
thực, sống động giúp học sinh khôi phục các bức tranh của quá khứ sinh
động đúng như nã tồn tại. Mỗi nhân vật lịch sử đều đại diện cho mét giai
cấp nhất định. Nhiều đặc điểm cá nhân tiêu biểu sẽ là đặc trưng chung cho
giai cấp mà họ phục vô. Điều này giúp học sinh hiểu được mét cách tương
đối và đầy đủ bản chất của từng giai cấp hay tầng líp xã hội nhất định. Từ
đó lí giải các mối quan hệ xã hội của cá nhân, hình thành cho học sinh các
khái niệm về giai cấp và đấu tranh cách mạng. Mặt khác, hoạt động của
một nhân vật lịch sử, nhất là nhân vật đại diện cho quyền lợi dân téc, đều
phản ánh lịch sử của dân téc, của quần chúng dân nhân ở một mức độ nhất
định. Vì vậy, tạo biểu tượng về các nhân vật lịch sử có tác dụng cụ thể hoá
một số sự kiện lịch sử, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của lịch sử.
Ví dô: Khi dạy bài 36: Sự hình thành phát và triển của phong trào
công nhân, mục 1: sù ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp.
Những cuộc đấu tranh đầu tiên. Giáo viên tạo biểu tượng chân thực, sinh
động về hình ảnh lao động cực nhọc, khắc nghiệt của trẻ em trong các hầm
mỏ ở Anh sẽ giúp cho học sinh hình dung được đời sống của người lao
động làm thuê. Đó là tình cảnh giai cấp công nhân Anh. Từ đó, vén được
bức mành đằng sau bộ mặt lộng lẫy và sa hoa của giai cấp tư sản thời kỳ
đó.
Mặt khác, tạo biểu tượng về nhân vật còn giúp cho học sinh tránh
được những sai lầm về “hiện đại hóa” lịch sử, những nhận thức thiếu chủ
quan, phiến diện và đánh giá, nhận định tình hình thiếu cơ sở khoa học. Bởi
vì những tư liệu phong phú về nhân vật lịch sử sẽ giúp cho học sinh có sự
nhận thưc khách quan và độ tin tưởng chính xác cao đối với các sự kiện,
hiện tượng lịch sử.
Ví dô: Khi tạo biểu tượng về nhân vật Hitle với sự kiện hiệp ước
Muynich (29 /9/1938) giáo viên vừa khắc sâu cho học sinh thấy được chính
sách thoả hiệp, dung dưỡng của các nước Anh, Pháp, đồng thời cho thấy sự
khôn ngoan của Hitle trong việc kí kết hiệp ước Muynich. Hitle đã nở được
nô cười hiếm thấy trên khuôn mặt y khi đánh lừa được tất cả các chính
khách Châu Âu. Trong bức tranh biếm hoạ ở Châu Âu năm 1939, Hitle
được ví như người khổng lồ, xung quanh là các nhà lãnh đạo Châu Âu đã
nhượng bé Hitle, được xem như những người tí hon bị Hitle điều khiển.
Bên cạnh đó, việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử chân thật và
sinh động còn giúp cho học sinh đánh giá đúng vai trò của cá nhân trong
lịch sử và mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng nhân dân.
Ví dụ: Tạo biểu tượng về nhân vật Crôm-oen, giáo viên khắc hoạ sâu
về “Đội quân sườn sắt” do ông lập nên. Chính đội quân này đã giúp cho
ông chiến thắng được quân đội của nhà vua trong cuộc nội chiến. Đây cũng
là vai trò của ông trong cuộc cách mạng tư sản Anh.
2.2.2 Về thái độ
Trong dạy học phổ thông, bộ môn lịch sử có vai trò giáo dục tư
tưởng, đạo đức, tình cảm cho học sinh rất lớn. Đặc biệt việc tạo biểu tượng
sinh động, hấp dẫn về các sự kiện, hiện tượng; nhất là về các nhân vật lịch
sử sẽ có tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm các em. Bởi vì đó là những
biểu tượng về con người thực trong quá khứ. Trong một hoàn cảnh cụ thể,
hành động của họ có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm ở các em. Các
em không chỉ tri giác mà còn có những rung động, xóc cảm và sự nhập
thân vào lịch sử. Biểu tượng các nhân vật lịch sử “thường biểu thị tình cảm
đạo đức và là yếu tố kích thích những cảm xóc đạo đức, hành vi đạo đức”.
Và “ khi biểu tượng tham gia vào hoạt động tư duy thì tư duy trở nên sinh
động, gợi cảm, say sưa, hồi hộp và khẩn trương”[17; tr76-77]. Biểu tượng
nhân vật lịch sử tác động không những lên trí tuệ mà cả về tâm hồn và tình
cảm, là yếu tố hình thành nên nhân cách của hoc sinh.
Thông qua các bài học lịch sử, những hành động đấu tranh, hi sinh
anh dũng quên mình Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động
có sức hấp dẫn lôi cuốn cực kỳ đối với học sinh. Vì ở độ tuổi các em tình
cảm dễ rung động và có những xúc cảm lịch sử sâu sắc. Từ đó hình thành ở
các em lòng khâm phạuc, biết ơn đối với các anh hùng, vĩ nhân trong lịch
sử. Đồng thời có ý thức tự giác về trách nhiệm của mình trong cuộc sống
hôm nay. Ngược lại, các hành động xấu xa, tàn bạo sẽ hình thành ở các em
thái độ căm ghét. Biểu tượng về nhân vật lịch sử phong phú sẽ giúp các em
nhận thức được cái đep, cái xấu để chọn lọc học tập.
Ví dô: Khi dạy bài 18: Phong trào giải phóng dân téc 1939-1945, đến
mục I.2: Tình hình kinh tế, xã hội. Giáo viên tạo biểu tượng cho học sinh
về hình ảnh của hơn 2 triệu người dân bị chết trong nạn đói cuối 1944 đầu
1945. Gây cho các em cảm xúc mạnh mẽ, xót thương cho đồng bào mình,
căm thù thực dân Pháp xâm lược đã áp bức bóc lột dân ta đến tận xương
tuỷ.
2.2.3 Về kỹ năng
Biểu tưọng nhân vật lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng
làm cho hoạt động trí tuệ của học sinh không ngừng phát triển. Vì thông
qua việc giáo viên sử dụng kết hợp các đồ dùng trực quan, tư liệu lịch sử,
học sinh pahỉ huy động trí óc quan sát, tư duy và tưởng tượng để có được
biểu tượng lịch sử đúng đắn nhất.
Việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là cơ sở để tiến tới sự nhận thức
lý tính của hiện thực lịch sử, là điều kiện để cho học sinh nhân thức lịch sử
đúng đắn, tiến tới hình thành khái niệm.
3.3. Đảm bảo tính cơ bản
Trong khoảng thời gian có hạn, giáo viên cung cấp cho học sinh một
lượng kiến thức cơ bản hợp lý, không đưa HS vào tình trạng quá tải, căng
thẳng. Thông qua bài học lịch sử, GV xác định kiến thức nhân vật trọng
tâm trong nội dung cơ bản của bài để tạo biểu tượng về nhân vật đó. Đồng
thời vẫn đảm bảo được yêu cầu về mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển. Việc xác định kiến thức nhân vật lịch sử để tạo biểu tượng đảm bảo
tính cơ bản được phân tích theo hai trường hợp sau:
Thứ nhất: trong một bài học lịch sử, nhân vật có vai trò quan trọng
và cũng là một nội dung cơ bản của bài học thì việc tạo biểu tượng về nhân
vật cho HS hiểu cũng là hiểu rõ nội dung của bài.
Ví dô: khi dạy bài 37: "Mác và Ănghen. Sự ra đời của CNXHKH"
SGK lịch sử 10, GV phải có phương pháp hợp lý để tạo biểu tượng về chân
dung, hoạt động, tư tưởng của hai nhân vật Mác và Ănghen để HS hình
dung được chân dung của hai ông cũng như sự ra đời của CNXHKH và
tuyên ngôn Đảng cộng sản.
Thứ hai: những bài học có nhiều nhân vật lịch sử thì trong khoảng
thời gian giới hạn GV phải lùa chọn những nhân vật tiêu biểu nhất, điển
hình nhất, có đóng góp lớn cho nội dung bài học để đảm bảo xây dựng hiệu
quả của bài.
3.4. Đảm bảo mục đích giáo dục cho HS
Việc dạy học có tính giáo dục giúp cho HS củng cố được kiến thức,
kỹ năng còng như nắm được cơ sở lý luận và hành vi đạo đức. Đảm bảo
tính giáo dục khi tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử có nghĩa là chú ý đến
hiệu quả giáo dục khi lùa chọn phác họa, giảng dạy cho HS. Lùa chọn
những chi tiết, sự kiện ở nhân vật có thể gây ở HS sù rung dộng mạnh mẽ,
sâu sắc. Tạo biểu tượng các nhân vật anh hùng phải khơi dậy trong các em
lòng khâm phục và sự kính trọng, biết ơn; từ đó bồi dưỡng đạo đức, hình
thành nhân cách tốt đẹp ở các em, thúc đẩy hành động đúng đắn. Ngược
lại, tạo biểu tượng các nhân vật phản diện phải hình thành ở các em thái độ
căm ghét, bảc bỏ, phê phán hành động tàn bạo xấu xa. Đó là yêu cầu giáo
dục tư tưởng rất quan trọng cho HS trong việc tạo biểu tượng nhân vật lịch
sử. Đặc biệt, yêu cầu đó càng được thúc đẩy quan trọng hơn trong thời đại
ngày nay khi nhiều luồng thông tin cùng tồn tại, các em cần phân biệt được
cái tốt, cái xấu, nắm vững và bảo vệ được giá trị lịch sử to lớn của dân téc.
Ví dô: khi tạo biểu tượng về những hoạt động của Nguyễn Tất Thành
trong buổi đầu quá trình đi tìm đường cứu nước, GV giảng giải: Người đã
phải bôn bao qua nhiều nước, sống cùng với nhân dân lao động bị áp bức
trên thế giới, làm nhiều nghề kiếm sống vất vả, cực khổ:
"…Người đi tìm khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi.
Những đất tự do, những trời nô lệ
Và sương mù thành Luân Đôn ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng Bác sưởi cả một mùa băng giá?"
Qua đoạn thơ trong bài "Người đi tìm hình của nước" của Chế Lan
Viên, GV có thể giáo dục cho HS càng thêm lòng kính trọng Bác khi hiểu
được cuộc đời vất vả vì nước, vì dân của Người.
3.5. Đảm bảo mục đích phát huy tính tích cực, độc lập của HS
Hiện nay, trước mục tiêu giáo dục về việc phát triển con người hiện
đại toàn diện thì việc phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của HS là
phương pháp giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Phát huy tính tích cực,
độc lập của HS tức là dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của GV, HS tích cực, tự
chủ động tiếp thu kiến thức; từ đó giúp các em nhận thức sâu sắc vấn đề.
Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử với việc tạo ra các tình huống có vấn
đề giúp HS giải quyết sự phát huy tính tích cực, độc lập của các em. GV
hiểu sâu sắc về nhân vật cần tạo biểu tượng, từ đó sử dụng phương pháp
dạy học nêu vấn đề, nêu câu hỏi trao đổi đàm thoại với HS để kích thích
HS tư duy, độc lập đưa ra những nhận xét, đánh giá và hình thành nên biểu
tượng đúng đắn trong nhận thức.
Việc dạy học lịch sử hiện nay nói chung, trong đó có vấn đề tạo biểu
tượng các nhân vật lịch sử, mét bộ phận GV chưa khơi dậy được ở HS tính
tích cực, độc lập, sáng tạo. Với quan niệm chỉ cần nêu nhân vật, tiểu sử,
một vài hoạt động kể chuyện là đủ cho HS biết về nhân vật. Nhưng như
vậy thì HS mới chỉ biết mà chưa hiểu, chưa đào sâu suy nghĩ, không hứng
thó với bộ môn và vấn đề học tập. Vì vậy, phát huy tính tích cực, độc lập
của HS là vấn đề quan trọng nhất của phương pháp đổi mới dạy học.
Trên cơ sở các yêu cầu, nguyên tắc đối với việc tạo biểu tượng các
nhân vật lịch sử, mét hệ thống các phương pháp sử dụng tạo biểu tượng
nhân vật lịch sử đã được đề ra và tiến hành trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông. Từ đó phát huy vai trò của biểu tượng lịch sử nói chung, biểu
tượng nhân vật lịch sử nói riêng đối với quá trình nhận thức lịch sử của HS,
nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử.
II. Thực tiễn việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử ở trường phổ
thông
1. Những điểm tích cực
- Về phía GV:
Hiện nay, phần đông GV đã có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của
bộ môn cũng như việc giảng dạy nhân vật lịch sử bằng biện pháp tạo biểu
tượng. Nhiều GV đã có những sự tìm tòi tư liệu phong phú, chuẩn bị đồ
dùng trực quan, kết hợp với các phương pháp sư phạm tạo nên các biểu
tượng về chân dung nhân vật lịch sử sinh động, hấp dẫn. Từ đó thúc đẩy
HS học tập tích cực, hoàn thành các mục tiêu giáo dục đề ra.
Qua một tháng thực tập lần 1 ở trường phổ thông, em đã có sự tìm
hiểu và trực tiếp tiếp xúc ở mức độ nhất định trong việc giảng dạy lịch sử ở
trường THPT Kim Bảng A - Hà Nam. Trên cơ sở đó rót ra được những
nhận xét có thể ở trường thực tập về vấn đề tạo biểu tượng nhân vật lịch sử
như sau:
Các thầy cô đều đã nhận thức được vai trò của vấn đề tạo biểu tượng
nhân vật lịch sử và tác dụng của nó trong giê học. Đồng thời, trong quá
trình giảng dạy tới nội dung kiến thức lịch sử của bài có nhân vật, GV đều
tìm các truyền đạt đến HS bằng những biểu tượng sâu sắc nhất. Một số thầy
cô đã tạo được không khí giê học hứng thó cho HS, kích thích được trí
thông minh của các em.
- Về phía HS:
Một bộ phận các em đã thực sự hứng thó với giê học lịch sử với
niềm đam mê nghiêm tóc. Chất lượng của các kỳ thi tốt nnghiệp, kì thi đại
học, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử có nhiều bài thi đạt chất
lượng khá, giỏi. Trong nội dung tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử còng đã
thu hót được các em say mê tìm tòi kiến thức về nhân vật lịch sử, hình
thành biểu tượng. Ở trường phổ thông Kim Bảng A, một bộ phận tương đối
lớn các HS khi được hỏi đều trình bày thích thó với việc học nhân vật lịch
sử, đặc biệt thông qua tạo biểu tượng sinh động về các nhân vật đó. Song,
bên cạnh những việc tích cực nói trên còn tồn tại nhiều điểm bất cập trong
nội dung tạo biểu tượng nhân vật lịch sử. Trong phạm vi một bài tập năm
thứ 3, bài viết chỉ dừng lại ở việc trình bày những vấn đề thực tiễn của việc
tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trên cơ sở những tổng kết của các nhà giáo
dục lịch sử mà chưa có kinh nghiệm bản thân.
2. Những điểm hạn chế
- Về phía GV:
Một bộ phận GV chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí bộ môn lịch sử
nên chưa thực sự tích cực trong việc giảng dạy. Các bài giảng chỉ mang
tính chất cung cấp sự kiện, tóm tắt kiến thức lịch sử ở SGK. Với việc tăng
kênh hình, giảm kênh chữ trong GSK đổi mới hiện nay buộc người GV
phải có chuyên môn sâu, tư liệu kiến thức phong phó để khai thác, tạo biểu
tượng cho các em. Như một bộ phận GV vẫn giữ cách dạy truyền thống
thầy đọc, trò chép, không hướng dẫn khai thác cho HS thấy phần kiến thức
chìm trong SGK. Trong việc tạo biểu tượng về nhân vật cho HS, nhiều GV
còn có tính chây lười, ngại khắc sâu, tìm tòi tạo cho HS hình ảnh chân dung
nhân vật chân thực, sống động. Thậm chí nhiều GV lấy lý do không có thời
gian để không tạo biểu tượng nhân vật lịch sử cho HS.
Đó cũng là tình trạng suy nghĩ và thực dạy của một vài GV ở trường
THPT Kim Bảng A. Mặt khác, cơ sở đồ dùng trực quan hạn chế, tài liệu
không phong phú là một trong các yếu tố gây nên tâm lý ngại tạo biểu
tượng cho HS.
- Về phía HS:
Phần lớn các em không nhận thức được vị trí môn học do tâm lý coi
thường bộ môn là môn phụ, môn học thuộc lòng. Nên dẫn đến các em
không thích thó với việc giảng dạy đổi mới phương pháp bộ môn. Trong
việc học tập các nhân vật lịch sử các em cũng không có hứng thó học. Nếu
GV có đưa ra những hình ảnh nhân vật minh họa thì các em chỉ chú ý vào
kênh hình mà không để ý đến nội dung lịch sử.
3. Một số nguyên nhân của sù hạn chế
Thực trạng tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nói trên trong dạy học
lịch sử hiện nay do nhiều nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan:
Quan niệm cho rằng bộ môn lịch sử chỉ là một môn phụ vẫn còn tồn
tại nhiều. Nên nã tác động đến tâm lý cả GV và HS yếu tố coi thường, đối
phó dạy và học. Đồng thời, hiện nay nền kinh tế thị trường, thương mại hóa
giáo dục càng tác động to lớn đến chất lượng dạy học; Mà tác động tiêu cực
của nó là việc một số thầy cô chưa trau dồi nghề nghiệp của mình thật tốt.
Mặt khác, về chủ quan, nhận thức của giáo viên và học sinh về vị trí
và tác động của bộ môn lịch sử đều chưa sâu sắc. Dẫn đến việc thiếu trau
dồi nội dung kiến thức của giáo viên, trong đó có tạo biểu tượng nhân vật
lịch sử; nên truyền đạt không gây được hứng thó học tập ở các em. Vì vậy,
hệ thống phương pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử để GV vận dụng có
hiệu quả vào giảng dạy là vấn đề quan trọng và hết sức cần thiết, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và
tổng kết thực tiễn của các nhà giáo dục, chúng tôi đưa ra một số biện pháp
nhằm tạo biểu tượng nhân vật cho HS qua giai đoạn lịch sử Việt Nam 1954
- 1975 líp 12 THPT.
Chương II
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG CÁC NHÂN VẬT
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 -1972
LÍP 12 THPT
I. Vị trí, mục đích, nghiên cứu cơ bản của giao đoạn lịch sử Việt Nam
1954 - 1975 líp 12 THPT
1. Vị trí
Giai đoạn lịch sử Việt Nam 1954 - 1975 thuộc chương IV "Việt Nam
từ năm 1954 đến năm 1975" SGK líp 12 - Ban KHXH&NV. Khóa trình
này bao gồm 5 bài, từ bài 24 "Miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế
xã hội, miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm gìn giữ hòa bình
(1954 - 1960)" đến bài 28 "Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội miền
Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)". Đây là chương có vị
trí rất quan trọng với toàn bộ tiến trình lịch sử dân téc, nã thể hiện cuộc đấu
tranh trường kỳ gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của một đất nước vừa
trải qua ách thống trị của thực dân Pháp nay lại phải chống tên đế quốc đầu
xỏ là Mỹ và tay sai. Đó là quá trình đấu tranh lâu dài suốt 21 năm, trong đó
miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ của cuộc cách mạng trong thời kỳ quá
độ lên CNXH, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng
thời làm nghĩa vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhân dân
miền Nam trực tiếp tiến hành cuộc đấu tranh chống xâm lược Mỹ và tay
sai, từng bước đánh bại những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ; hoàn thành cuộc
cách mạng dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất đất nước.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đánh dấu
một bước quan trọng trong lịch sử dân téc ta và nó mang tầm vóc của thời
đại. Nó mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và
đi lên CNXH. Phân tích nội dung từng bài, chúng ta sẽ thấy rõ vị trí của
khóa trình trong lịch sử dân téc ta.
2. Mục tiêu
- Về giáo dưỡng:
Học tập giai đoạn lịch sử 1954 - 1975 cho HS nắm được những nội
dung phong phú và quan trọng sau:
Âm mưu và tội ác man rợ của đế quốc Mỹ và tay sai trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam, chóng muốn biến nước thành một thuộc
địa kiểu mới, một căn cứ quân sự để làm bàn đạp cho việc mở rộng chủ
nghĩa thực dân mới ở khu vực Đông Á và cả châu Á. Âm mưu đó được Mỹ
tiến hành trên đất nước ta bằng một loạt các chiến lược chiến tranh, từ
chiến lược "chiến tranh một phía" đến chiến lược "Việt Nam hóa chiến
tranh". Chiến lược này thất bại, Mỹ lại thay thế nó bằng một chiến lược
khác tinh vi hơn, quy mô ác liệt hơn. Nhưng càng leo thang chiến tranh,
tính chất thực dân phản động tàn bạo của chúng càng bộc lé rõ; chúng càng
liên tiếp bị những thất bại nhục nhã.
Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng
mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn:
nhân dân miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến
tranh, xây dựng CNXH về cơ sở vật chất trên tất cả các mặt kinh tế - văn
hóa - giáo dục. Đồng thời đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng
không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, làm nghĩa vụ hậu phương lớn cho
miền Nam; có vai trò quyết định nhất đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước. Trong khi đó miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân téc, dân
chủ nhân dân, từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, có
vai trò quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc kháng chiến. giải phóng
miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là do đường lối
chủ đạo độc lập, sáng tạo về chính trị và quân sự của Đảng. Đó là đường lối
tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc,
cách mạng dân téc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nhờ đó, Đảng ta đã kết
hợp và phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân téc vào cuộc chiến đấu.
- Về mặt giáo dục:
Việc học giai đoạn lịch sử này giáo dục cho HS lòng căm thù quân
xâm lược, căm ghét chiến tranh, quý trọng nền hòa bình, độc lập màc các
em đang sống.
Bên cạnh đó, giáo dục cho HS thái độ khâm phục và biết ơn các anh
hùng dân téc đã hi sinh quên mình để bảo vệ Tổ quốc vì lý tưởng độc lập
dân téc. Đồng thời, kính trọng quần chúng nhân dân trong lao động và sản
xuất. Đặc biệt là nhân dân miền Bắc với tinh thần hăng say sản xuất và xây
dựng CNXH chi viện sức người sức của cho miền Nam. Tù hào về truyền
thống đoàn kết đánh giặc cứu nước của dân téc. Từ đó giáo dục cho HS
nhận thấy trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước, hình thành ý
thức biết ơn và hành động trả ơn đối với thế hệ đi trước, biết giúp đỡ những
người cô đơn tàn tật.
- Về mặt phát triển:
Nội dung lịch sử giai đoạn 1954 - 1975 rất phong phú và đa dạng. Vì
vậy, việc kết hợp các đồ dùng trực quan, phương tiện dạy học phù hợp với
từng nội dung lịch sử sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển toàn diện
HS về trí tưởng tượng, óc tư duy, sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá.
Đặc biệt, phát triển kỹ năng thực hành bộ môn như vẽ và sử dụng bản đồ,
lược đồ, sưu tầm tài liệu…
3. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
Nội dung cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 là
qúa trình tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở cả hai miền đất
nước: cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân téc dân chủ
nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ trên tuy có khác nhau nhưng lại thống
nhất với nhau ở mục tiêu hoàn thành cuộc cách mạng dân téc dân chủ trong
cả nước, thống nhất đất nước, đi lên CNXH.