Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

kết hợp dụng cụ sẵn có của trường làm kính hiển vi điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 13 trang )

Mục lục
NỘI DUNG
1.

Mở đầu

1.1

Lý do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.2. Thao tác thực hiện thay cho kính hiển vi trong phòng thí nghiệm
2.3.3. Thao tác thay thế cho bảng phụ và và chiếu kết quả làm bài của
học khi hoạt động nhón.
2.4. Hiệu quả của đề tài
3.
Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.1. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

TRANG
2
2
3


5
5
5
6
7
8
10
11
13
13
13
15

1


1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Năm học 2018- 2019 là năm học tiếp theo Sở GD& ĐT Thanh Hóa đẩy
mạnh triển khai việc “Ứng dụng công nghệ thông tin” rộng rãi trong tất cả các
trường học. Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà
trường nói chung đang được sự quan tâm đặc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đó
đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng
cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó
thành công cụ hiệu quả phục vụ cho công tác giảng dạy hàng ngày của mình. Điều
đó đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp
dạy học. Bộ Giáo dục và Đào đã xác định CNTT chính là phương tiện để tiến tới
“xã hội học tập”, vì thế Bộ đã yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục
đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng coi CNTT như là một
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn”.

Trong công tác đổi mới phương pháp dạy học thì việc cải tiến, nâng cao chất
lượng, sáng tạo ra những đồ dùng dạy học mới và việc sử dụng sao cho thật hiệu
quả những đồ dùng, trang thiết bị ấy trong các giờ học là một điều không thể thiếu
và không kém phần quan trọng. Để đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương
pháp, việc sử dụng các phương tiện dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho các em
học sinh thực hiện tốt các hoạt động tư duy, phát huy được khả năng tìm tòi, sáng
tạo một cách chủ động, độc lập hăng say và hứng thú. Vì thế, trong một tiết học,
việc lựa chọn, sử dụng các đồ dùng dạy học sao cho hợp lý, hiệu quả là một yếu tố
vô cùng quan trọng, đóng vai trò quyết định đến chất lượng giờ học đó.
Khi nói về đổi mới phương pháp giảng dạy, một trong những nội dung cơ bản
chính là đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp là đổi mới “cách dạycách học”, tránh tình trạng “dạy chay- học chay”, bởi vậy nên mới cần dạy học tích
cực. Vậy khi nói tới dạy học tích cực nghĩa là nói tới việc tích cực hóa hoạt động
của học sinh nhằm tăng khả năng tư duy độc lập, sáng tạo cho các em. Cụ thể hơn
chính là việc đổi mới cách dạy của thầy sẽ dẫn tới sự thay đổi cách học của trò.
Từ thự tiễn tôi nhận thấy, trong tất cả các môn học đặc biệt là bộ môn Sinh học,
do đặc thù là một môn khoa học tự nhiên, do vậy luôn cần có sự tư duy tích cực,
tính độc lập sáng tạo của học sinh, muốn vậy thì mỗi giờ dạy giáo viên cần tạo ra
sự hứng thú, yêu thích tìm hiểu, khám phá về thiên nhiên, môi trường và về cả cơ
thể con người bằng sự đổi mới về phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động, đặc
biệt là tìm và sử dụng những đồ dùng dạy học hợp lí. Để đáp ứng được những yếu
tố này đòi hỏi mỗi trường học phải có phòng thí nghiệm, phòng thực hành, các loại
đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập phải thật sự đầy đủ. Đây không
phải là những yêu cầu có thể dễ dàng đáp ứng được trong một sớm một chiều ở
những trường học vùng nông thôn chúng ta.
Trong vài năm gần đây ngành giáo dục đã trang bị nhiều phương tiện dạy học
hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng, ti vi màn hình rộng . . . tạo điều kiện
cho giáo viên giảng dạy bằng các bài giảng điện tử một cách sinh động và thuận
2



tiện hơn. Tuy vậy, thử hỏi một trường học với 11 lớp, mỗi lớp có khoảng 30- 40
học sinh mà chỉ có 01 máy chiếu đa năng, 2 bộ kính hiển vi quang học hay hỏng
hóc. Vậy thì làm thế nào để chúng ta đảm bảo thực hiện tốt đổi mới phương pháp,
dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, để học sinh có điều kiện tự tìm tòi phát hiện kiến
thức, mà người thầy chỉ là người thiết kế, định hướng, đồng thời chuyển tải hết nội
dung chương trình cơ bản, những kiến thức chuyên sâu hay mở rộng cho các em.
Chính vì vậy, để khắc phục những tồn tại về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học còn chưa đầy đủ như hiện nay, bản thân mỗi người thầy giáo, cô giáo phải tự
làm những đồ dùng dạy học nhằm tự phục vụ cho các tiết dạy của của mình và
đồng nghiệp, có như vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy
học tích cực theo tinh thần đổi mới.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Là một giáo viên bộ môn Toán – Lý tôi thấy các đồng nghiệp dạy môn sinh
học ở trường THCS Quảng Lưu gặp rất nhiều khõ khăn trong việc dạy và học bộ
môn Sinh học, môn học mà về yêu cầu kiến thức của bộ môn có rất nhiều bài học,
phần kiến thức liên quan tới các mẫu vật thật, các mẫu tiêu bản sống- khô cần quan
sát qua kính hiển vi. Nhiều đơn vị kiến thức khó cần có sự trao đổi, thảo luận theo
nhóm để tìm ra kiến thức mới.
Vì vậy, tôi nhận thấy có hai vấn đề làm tôi băn khoăn, suy nghĩ:
Một là: Việc sử dụng bảng phụ để học sinh làm bài trong các hoạt động nhóm
có yêu cầu giải bài tập, vẽ hình, nhận xét, so sánh... là hết sức quan trọng để giúp
học sinh hoạt động tích cực, chủ động hơn trong việc tìm ra kiến thức mới, nhưng
điều này cũng làm cho giáo viên giảng dạy gặp nhiều khó khăn như mất thời gian
chuẩn bị, kẻ, viết phóng to, mất tời gian treo lên, lấy xuống, bên cạnh đó là sự tốn
kém về kinh tế mỗi khi sử dụng... Đối với các mẫu vật sống, có kích thước nhỏ bé,
để học sinh tự quan sát bằng mắt thường hay kính lúp thì cũng gặp nhiều khó khăn.
Hai là: Đối với các bài dạy có liên quan tới các tế bào, các loại mô, các loài
động vật nguyên sinh vô cùng nhỏ bé..., đặc biệt là trong các giờ thực hành, muốn
sử dụng kính hiển vi quang học có sẵn do nhà trường trang bị thì lại không đủ cho
tất cả học sinh trong lớp cùng quan sát, cho quan sát lần lượt thì tốn rất nhiều thời

gian mà hiệu quả thì lại không cao. Việc nhận xét đánh giá kĩ năng thực hành của
các nhóm hay của từng học sinh không được khách quan và chính xác.
Để giải quyết được hai vấn đề nêu trên, tôi đã sử dụng linh hoạt và sáng tạo
một số đồ dùng để giúp cho các tiết dạy của mình và đồng nghiệp có chất lượng tốt
hơn, cụ thể là:
* “ Sử dụng một hệ thống gồm 1 thấu kính và 1 điện thoại thông minh được kết
nối với máy tính hoặc máy chiếu đa năng qua các cổng kết nối có sẵn, để tạo thành
một kính hiển vi có màn hình lớn để thay thế cho những chiếc kính hiển vi nhỏ mỗi
lần chỉ một ngươic xem, để phục vụ cho việc quan sát dễ dàng hơn. Hệ thống cũng
có thể thay thế cho việc chiếu các phiếu học tập nhóm, vở bài tập của học sinh, các
mẫu vật thật, mẫu vật khô- sống lên màn hình máy chiếu” để cả lớp có thể cùng
3


quan sát, nhận xét, so sánh, tìm ra kiến thức mới một cách dễ dàng, nhanh chóng
hơn.
* Trong bộ môn Sinh học, để quan sát các tế bào, các loại mô, các loài động vật
nguyên sinh vô cùng nhỏ bé...trong các giờ học, giờ thực hành, rút ngắn thời gian
cho học sinh quan sát, ta Sử dụng các thiết bị trên có kết nối với máy chiếu đa năng
để tạo thành một chiếc máy chiếu đa vật thể với độ phóng đại rất lớn”.
Với những đồ dùng tự làm như trên, các giờ dạy của tôi đã thu được những
sự thay đổi tích cực đáng kể, vì vậy, đó là lí do tôi xây dựng đề tài sáng kiến kinh
nghiệm về: “Kết hợp dụng cụ sẵn có của nhà trường làm kính hiển vi điện tử”
sau đây để thuận tiên tôi xin tạm đặt tên cho sản phẩm là “Kính hiển vi điện tử tự
chế”.
Trong phạm vi đề tài này tôi đã mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của
mình trong việc thiết kế, sử dụng hiệu quả chiếc “Kính hiển vi điện tử tự chế”
để phục vụ dạy học trong một số môn học
1.3 Đối tượng nghiên cứu
+ Đề tài sáng kiến này được nghiên cứu và khảo sát trong quá trình tôi trực

tiếp giảng dạy bộ môn Toán và quan sát đồng nghiệp dạy môn Sinh học tại các khối
lớp học sinh của trường qua các năm học gần đây
+ Sản phẩm “Kính hiển vi điện tử tự chế” được tôi đề cập tới trong đề tài
này cũng đã đạt giải nhất trong hội thi đồ dùng dạy học tự làm do PGD& ĐT
Huyện Quảng Xương tổ chức vào năm 2018 vừa qua.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp công nghệ mới.
+ Phương pháp thực nghiệm trong các tiết học.
+ Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, và một vài
phương pháp khác.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng sản phẩm “Kính hiển vi điện tử tự
chế” vào thiết kế giáo án điện tử là phương pháp dạy học tích hợp mới cần được
ứng dụng để đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp
cận công nghệ thông tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử
dụng thiết bị CNTT trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh.
Trong hệ thống “Kính hiển vi điện tử tự chế” là một số thiết bị có khả năng
thu hình ảnh của các vật thể đặt trước ống kính, truyền hình ảnh vào máy tính, tivi
màn hình rộng và máy chiếu đa năng cho phép người dùng có thể xử lý, chỉnh sửa,
lưu giữ hình ảnh tùy ý. Trong dạy học nhu cầu một máy chiếu vật thể để trình diễn
quá trình thí nghiệm, minh họa vật mẫu hoặc hướng dẫn thao tác trực quan, thí
nghiệm trong các giờ dạy sinh học ở trường THCS cũng đang ngày càng tăng cao
và trở thành một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên một kính hiển vi trên thị trường hiện
nay có giá rất đắt (khoảng 25 triệu) do đó khó có thể đáp ứng nhu cầu trang bị cho
tất cả các trường học, hơn nữa chúng lại không có khả năng kết nối với màn hình
4


lớn. Thực tế này làm ảnh hưởng tới chất lượng dạy học và tiến trình ứng dụng

công nghệ thông tin trong dạy học, và đặc biệt là các tiết học chưa gây được sự
hứng thú, ham thích học hỏi cho học sinh.
Thực tế khi sử dụng kính hiển vi trong các giờ dạy Sinh học của giáo viên ở các
trường THCS thường gặp nhiều khó khăn về cách thức tổ chức, bố trí thời gian và
mất nhiều thời gian chuẩn bị, muốn có được một mẫu tiêu bản sinh học đẹp, như ý
thì ngoài kĩ thuật làm tiêu bản, còn phụ thuộc và khả năng lấy ánh sáng của gương
phản chiếu cũng như điều kiện thời tiết có đủ ánh sáng hay không. Mà trong thực tế
thì không thể nghĩ tới việc trang bị những chiếc kính hiển vi điện tử đắt tiền.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến thực tế từ các giáo viên đặc biệt là các
giáo viên dạy bộ môn Sinh học, cũng như ý kiến của các em học sinh trong trường,
và một số bạn bè đồng nghiệp, tôi nhận thấy có thể tóm tắt thực trạng tình hình
dạy- học trong các giờ học ở các trường THCS hiện nay bằng một vài nội dung cơ
bản sau:
Thứ nhất: Nhiều giờ học, tiết học còn dạy chay- học chay vì việc chuẩn bị đồ
dùng, mẫu vật, bảng phụ còn mất quá nhiều thời gian.
Thứ hai: Trong các hoạt động nhóm, giáo viên vẫn thường sử dụng các tờ giấy
rôki khổ lớn cho học sinh thảo luận, ghi kết quả, với hình thức này thường mất thời
gian treo lên lấy xuống, nhận xét đánh giá chéo...
Thứ ba: Những tiết học có điều kiện để cho học sinh quan sat mẫu vật thât, mẫu
vật sống còn ít. Học sinh vẫn phải tự tìm hiểu, quan sát bên ngoài vì vậy các tiết
học chưa gây được sự tò mò, hứng thú học tập ở học sinh.
Thứ tư: Các giờ học thực hành thường bị bỏ qua hoặc thực hiện rất sơ sài vì một
số lí do:
+ Thiếu đồ dùng, dụng cụ ( kính hiển vi, máy chiếu...)
+ Giáo viên không quản lý, hướng dẫn dược hết tất cả các nhóm, cá nhân
học sinh trong khi làm thực hành nên lớp thường rất ồn, mất trật tự.
+ Việc cho lần lượt từng học sinh quan sát các mẫu tiêu bản có sẵn, tiêu
bản mới mất rất nhiều thời gian, chiếm hết thời lượng của các nội dung khác.
+ Việc nhận xét, đánh giá, xếp loại, so sánh kết quả thực hành giữa các

nhóm cũng mất thời gian và chưa khách quan.
+ Học sinh chưa thực sự hào hứng mỗi khi vào giờ học lý thuyết, tiết thực
hành bởi các em chưa thấy sự hấp dẫn, lý thú mà môn học mang lại.
Việc sử dụng phương tiện hiện đại, kết hợp thêm với những đồ dùng dạy học tự
làm một cách hợp lý, khoa học sẽ rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực
hành và làm cho quá trình nhận thức của học sinh được cụ thể hơn. Các em lĩnh hội
tri thức một cách đầy đủ chính xác hơn đồng thời củng cố, mở rộng, khắc sâu và
nâng cao kiến thức cơ bản cho các em. Do đó việc sáng tạo ra một chiếc kính hiển
vi điện tử, rẻ tiền từ một chiếc thấu kính bỏ đi và chiếc smartphone và chiếc máy
chiếu đa năng sẵn có của các nhà trường là một sáng tạo quan trọng và vô cùng
tiết thực trong tình hình dạy học hiện nay.
5


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Chuẩn bị:

Thấu kính từ mắt đọc đĩa CD đã
hỏng

Smartphone ( Điện thoại thông minh)

Cáp kết nối HDMI có dây hoặc
HDMI không dây

Máy chiếu đa năng
(Hoặc Máy tính xách tay)

6



Khung giá gắn thấu kinh, đặt điện
thoại và đặt tiêu bản

2.3.2. Thao tác thực hiện thay cho kính hiển vi trong phòng thí nghiệm.
+ Đầu tiên tạo một khung giá đỡ ( như trong hình) Ở tấm trên cùng có khoét
một lỗ vừa với thấu kính nhỏ. Tấm thứ hai làm bằng mica trong suốt dùng để đặt
tiên bản. Phía dưới đặt một đèn pin để lấy ánh sáng lên tiêu bản.
+ Kết nối điện thoại với máy tính, máy chiếu đa năng bằng cáp HDMI hoặc
bộ truyền tín hiệu HDMI không dây
+ Bật camera từ điện thoại và đặt lên giá sao cho camera trùng lên thấu kính
gắn trên giá đỡ.
+ Đặt tiêu bản lên tấm mica thứ 2 và điều chỉnh khoảng cách lên xuống bằng
bulong khi nào thấy hình ảnh sắc sắc nét trên màn hình điện thoại là được. Với sự
kết hợp giữa độ phóng to của thấu kính, chế độ zoom của camera điện thoại, chế độ
phóng to của máy chiếu đa năng. Sẽ cho ta những tiêu bản sắc nét trên màn hình
lớp. Tiện cho việc qua sát của học sinh trong lớp học.
- Một số hình ảnh về một số tiêu bản qua hệ thống kính hiển vi tự chế.

Tiêu bản cà chua

7


Vảy hành tía

Trùng roi xanh

Con mẻ


2.3.3. Thao tác thay thế cho bảng phụ và và chiếu kết quả bài làm của học
khi hoạt động nhón.
Tôi tin rằng với những hướng dẫn rất cơ bản như trên, cộng với một chút sáng
tạo khi sử dụng, chắc chắn các thầy cô giáo sẽ có những bức ảnh, đoạn video thật
chất lượng để phục vụ cho các tiết dạy của mình. Qua tìm hiểu, nghiên cứu và thực
tế giảng dạy tôi nhận thấy sử dụng chiếc Camera điện thoại và máy chiếu đa năng
8


chúng ta có thể áp dụng trong hầu hết tất cả các môn học từ khối 6 tới khối 9, cùng
thu được những hiệu quả tích cực. Cụ thể trong một vài trường hợp dưới đây:
* Dùng để chiếu đề bài tập, phiếu phiếu học tập nhóm trước và sau khi học sinh
làm, thảo luận để nhận xét, so sánh, sửa chữa sai sót ...mà không cần dùng bảng
phụ, bảng nhóm rất cồng kềnh như trước đây. Qua đó có thể nhận xét cách trình
bày bài giải, lập luận... Ví dụ:

* Dùng để chiếu các hình ảnh minh họa, bảng biểu, biểu đồ,...trong sách giáo
khoa; các vật thể, vật mẫu thật có kích thước nhỏ... muốn phóng lớn trên màn hình
Projector cho học sinh dễ quan sát, từ đó các em có thể trao đổi nhóm, làm việc cá
nhân để tìm ra kiến thức mớ một cách dễ dàng, hiệu quả. Đặc biệt là gây được sự
tò mò, hứng thú của các em trong mỗi tiết học.
* Dùng quay các đoạn phim minh họa: ví dụ như hoạt động sống, cách thức di
chuyển, kiếm ăn, bắt mồi của các loài động vật nhỏ bé; quá trình thí nghiệm (các
thí nghiệm có thời gian tiến hành dài cần thu ngắn cho phù hợp thời lượng tiết học,
những thí nghiệm khó thành c
2.4. Hiệu quả của đề tài
Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận ở trên, trong các giờ thực hành vì
chỉ có một vài chiếc kính hiển vi nên việc cho lần lượt từng học sinh quan sát các
mẫu tiêu bản gây mất rất nhiều thời gian, gần như chiếm hết thời lượng của các nội
dung khác. Ngoài ra việc nhận xét, đánh giá, xếp loại, so sánh kết quả thực hành

giữa các nhóm cũng rất khó khăn. Nhưng khi sử dụng “Kính hiển vi điện tử tự
chế” này đã khắc phục được rất hiệu quả những tồn tại này.
Sáng kiến về việc thiết kế và áp dụng “Kính hiển vi điện tử tự chế”này đã
được tôi và đồng nghiệp thực hiện áp dụng trong quá trình giảng dạy trong nhà
trường ở một số bộ môn tại các khối lớp học sinh từ khối 6 đến 9 của trường THCS
Quảng Lưu, Quảng Xương trong những năm học vừa qua. Tới thời điểm hiện tại,
tôi và các đồng nghiệp ở trường vẫn thường xuyên sử dụng và thấy sỏ hiệu quả đồ
dùng này, vì vậy công tác dạy học các nhất là môn Sinh học ở trường đã có rất
nhiều chuyển biến tích cực.
9


Dưới đây là kết quả đối chứng trước và sau khi tôi và đồng nghiệp sử dụng
“Kính hiển vi điện tử tự chế”
Kết quả điều tra, khảo sát bằng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan
đối với các học sinh khối 6, 7, 8, 9 Trường THCS Quảng Lưu, trong năm
học 2018-2019 như sau:
Kết quả

Trước

Sự yêu thích Yêu thích: 55%
các môn khi Bình thường: 30%
có sử dụng sản
Không thích: 15%
phẩm
Thái độ

Hành vi


Nhận thức

Sau
Yêu thích: 83%
Bình thường: 15%
Không thích: 2%

Sự tập trung chú ý vào Sự tập trung chú ý vào bài học được
bài học chưa cao.
nâng cao rõ rệt.
Những học sinh yếu chưa
chủ động tham gia xây
dựng bài, chỉ dựa vào
một số học sinh khá, giỏi.

Cả lớp hăng hái nhiệt tình tham gia
phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học
sinh yếu đã mạnh dạn tham gia ý
kiến của mình cùng các bạn khác.
Nhất là ở phần hình ảnh trực quan
sinh động được phóng to, những
đoạn video quay bằng webcam khiến
các em rất hứng thú.

- Tỉ lệ tiếp thu kiến thức
ngay trên lớp đạt 55-70%
- Thực hành vận dụng
kiến thức vào bài tập đạt
60- 65%


- Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên
lớp đạt 90% - 100%
- Thực hành vận dụng kiến thức vào
bài tập đạt 80% - 90%

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học vào hoạt động dạy học của giáo
viên là một trong những biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học
sinh, làm các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi học tập và đáp ứng yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học ngày nay.
10


Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với
nghề nghiệp, bởi thiết kế một giáo án điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian,
công sức tìm hiểu, sưu tầm tư liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng.
Qua một thời gian sử dụng, tôi thấy rằng việc sử dụng “ Kính hiển vi
điện tử tự chế” đã góp phần giảm nhẹ việc chuẩn bị bảng phụ cho giáo viên; các
hình ảnh, mẫu vật được chiếu lên bảng trước học sinh một cách trung thực, thẩm
mỹ,và vô cùng sinh động; Đặc biệt là việc dùng thiết bị này để so sánh, nhận xét
đánh giá sự hoạt động tích cực của các nhóm đã tiết kiệm cho giáo viên rất nhiều
thời gian, công sức trong mỗi tiết học. Vì vậy có thể nói rằng việc sử dụng một
cách có hiệu quả thiết bị dạy học này đã góp một phần rất lớn trong việc giúp giáo
viên tìm ra cách dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy- học cho học sinh, và cụ thể
hơn là theo hướng tích cực hóa tư duy của học sinh.
Trên con đường nâng cao chất lượng giáo dục thì phương pháp dạy học tích
cực là một yếu tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trên con đường hội
nhập, tri thức nhân loại ngày càng được mở rộng và nâng cao trong khi điều kiện
kinh tế nước ta còn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vì thế, tôi tin rằng, mỗi

chúng ta- những con người làm công tác đào tạo ra những nhân tài cho đất nước
hãy cùng chia sẻ, gánh vác những khó khăn chung của đất nước, khắc phục những
khó khăn hiện tại để xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Hay nói cụ thể
hơn, mỗi thầy cô giáo hãy là những nhà khoa học, cùng nghiên cứu, tìm tòi sáng
tạo ra những đồ dùng, thiết bị dạy học thiết thực nhất, gần gũi nhất với học sinh,
với điều kiện sẵn có ngay ở chính nơi mình giảng dạy, để ngày một nâng cao hơn
nữa kết quả giảng dạy của bản thân, của lớp, của trường và cũng là của toàn ngành
giáo dục chúng ta.
3.1. Kiến nghị
Đây là một sáng kiến rất nhỏ tôi có được trong quá trình công tác, tuy vậy
với tích cực hiệu quả mà nó mang lại thì tôi nghĩ rằng đề tài này có thể được áp
dụng rộng rãi hơn, không chỉ trong trường THCS Quảng Lưu, các trường THCS
trong địa bàn huyện Quảng Xương, mà có thể là rất nhiều trường học khác trong
tỉnh.
Nếu được tôi mong PGD & ĐT Quảng Xương, tổ chức các một buổi để
những đồng chí đã làm đồ dùng dạy học và áp dụng thành công chia sẻ và hướng
dẫn, cho các các đồng chí giáo viên trong toàn huyện cùng thực hiện
Mặc dù vậy, trong công tác nghiên cứu và thực hiện sáng kiến này, không
tránh khỏi những tồn tại nhất định, vì thế tôi rất mong nhận được sự đóng góp, xây
dựng ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, của các thầy cô giáo khi tham khảo đề tài để
đề tài có thể hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tế giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

11


Quảng Xương, ngày 15 tháng 4 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Tác giả

Nguyễn Ngọc Thạch

12


TÀI LIỆU THAM KHÁO
1. Kiến thức vê điện tử - Tìm hiểu qua mạng Internet
2. Các chức năng sẳn có trên Smatphonne – Tìm hiển trên thiết bị
3. Hướng dẫn các cổng kết nối các thiết bị thông minh - Tìm hiểu qua mạng
Internet

13



×