MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 6
Nội dung kiến thức
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết 4đ Thông hiểu 2đ Vận dụng 4đ
Đo các đại lượng và
đơn vị đo của nó.
1. Đơn vị đo độ
dài.
2. Dụng cụ đo khối
lượng.
3. Đơn vị lực.
8. Đổi đơn vị đo.
4 câu
2,5đ
Lực và kết quả tác
dụng của lực
4. Lực kéo. 5. Lực đẩy. 1. Thí dụ về lực tác
dụng làm vật biến
dạng. 3 câu
3đ
Trọng lượng và khối
lượng
6. Công thức liên
hệ.
2. Vận dụng công
thức: m = D.V;
P=10m
2 câu
4đ
Máy cơ đơn giản
7. Lợi ích của máy
cơ đơn giản 1 câu
0,5đ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN : VẬT LÍ 6
THỜI GIAN : 45 PHÚT
I/ LÍ THUYẾT: ( 6 Đ )
1. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì ? ( 0.5đ )
2. Dụng cụ để đo khối lượng là gì ? ( 0.5đ )
3. Đơn vị đo lực là gì ? ( 0,5đ )
4. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng lên cái cày một lực gì làm cái cày chuyển động ?
( 1đ )
5. Gió tác dụng vào cánh buồm một lực đẩy, làm cánh buồm như thế nào ? ( 1đ )
6. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng ? ( 1đ )
7. Các máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc được dễ dàng hơn
hay nhanh hơn. ( 0.5đ )
8. Điền vàp chỗ chấm :
7m = …… cm; 2 tấn = …….. kg 9m
3
= …… dm
3
= …… lít
II/ BÀI TẬP:
1. Cho thí dụ về lực tác dụng lên vật làm vật bị biến dạng ? ( 1đ )
2. Tính khối lượng và trọng lượng của một quả cầu bằng sắt có thể tích bằng 40 dm
3
biết khối lượng riêng của sắt là D = 7800 kg/ m
3
?
ĐÁP ÁN
I/ LÍ THUYẾT: ( 6đ )
1. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét ( m ) ( 0,5đ )
2. Dụng cụ để đo khối lượng là cân. ( 0,5đ )
3. Đơn vị đo lực là Niu Tơn ( N ) ( 0,5đ )
4.Trong khi cày, con trâu đã tác dụng lên cái cày một lực kéo làm cái cày chuyển động.
( 1đ )
5.Gió tác dụng vào cánh buồm một lực đẩy, làm cánh buồm đang đứng yên bắt đầu
chuyển động ( hay chuyển động nhanh hơn )( 1đ )
6.Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là: ( 1đ )
P = 10. m
7. Các máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc được dễ dàng hơn.
(0,5đ)
8. Mỗi chỗ điền đúng: 0,25đ.
7m = 700 cm; 2 tấn = 2000 kg 9m
3
= 9000dm
3
= 9000 lít
II/ BÀI TẬP:
1. Tùy học sinh cho ví dụ giáo viên cho điểm. ( 1đ )
2. Đổi đơn vị đo đúng 0,5đ:
40dm
3
= 0,040m
3
Khối lượng của quả cầu bằng sắt là:
m = D. V = 7800.0,040 = 312 ( kg ) ( 1,5đ )
Trọng lượng của quả cầu là:
P = 10.m = 10. 312 = 3120 ( N ) ( 1đ ).