Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng tám năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.39 KB, 2 trang )

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt
Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra
bước ngoặt vĩ đại của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước
sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người
làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Cách mạng
tháng Tám năm 1945 thắng lợi là tấm gương, là nguồn cổ vũ cho
các quốc gia - dân tộc đang mất độc lập tự do ở châu Á, châu Phi
và Mỹ La-tinh, nhất là các nước láng giềng noi theo.Thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ, tự
lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và là thắng lợi vĩ đại của tư
tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
Thời gian đã lùi xa nhưng tầm vóc ý nghĩa thắng lợi, bài học
kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị và
ngày càng tỏa sáng. Đó là một trong những trang chói lọi nhất
trong lịch sử của dân tộc ta, một dấu mốc lớn trên con đường phát
triển trong suốt chiều dài mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải
phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng
xích thực dân”
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói “muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách
mạng vô sản.
Thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 trước hết là thắng
lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắng của
đảng Cộng Sản Việt Nam.
Vd:


Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc
tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, rất cần những khẩu hiệu hướng dẫn hành
động cách mạng cho quần chúng. Những khẩu hiệu phải biểu thị
đầy đủ, ngắn gọn chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng;
đồng thời, phải hết sức kịp thời, khéo léo, chuẩn xác, sát với yêu
cầu thực tiễn đang đòi hỏi. Đặc biệt, trong Cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay, từ nội
dung chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, mỗi ngành, mỗi
giới, mỗi tổ chức, địa phương phải căn cứ vào yêu cầu thực tiễn


của từng nơi, từng thời điểm thích hợp mà nêu ra các khẩu hiệu
hướng dẫn hành động đúng đắn cho quần chúng để Cuộc vận
động đi vào chiều sâu, nhằm biến tiềm năng sáng tạo và tinh thần
yêu nước của nhân dân thành hành động cách mạng to lớn, thiết
thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



×