Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Về bài thơ Sóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.55 KB, 7 trang )

Sóng Hành trình tự khám phá chính mình
Hành trình tìm kiếm không mệt mỏi
Xuân Quỳnh là gơng mặt hàng đầu trong số các nhà thơ nữ hiện
đại Việt Nam 1945 1975. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim
phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát
vọng hạnh phúc đời thờng (Theo SGK).
Bài thơ Sóng đợc nữ sĩ sáng tác năm 1967 lúc tác giả còn rất
trẻ, và đợc in trong tập Hoa dọc chiến hào của nữ sĩ, xuất bản năm
1968. Bài thơ là lời tự bạch của một tam hồn phụ nữ đang yêu. Có thể
nói, đây là lần đầu tiên một nhà thơ nữ Việt Nam công khai bộc lộ
trực tiếp tâm trạng yêu đơng của mình một cách tự tin, có bản lĩnh
đồng thời vẫn dung dị, tự nhiên, nhiều nữ tính.
Bài thơ vận dụng lối thơ năm chữ, không cắt nhịp, từng tiếng
buông rơi thong thả, nối tiếp nhau khá đều đặn, tạo thành chu kỳ
năm tiếng một, lặp đi lặp lại khoan thai, đều đặn. Thêm vào đó, còn là
sự trở đi trở lại của các đơn vị âm thanh do lặp một số từ nh sóng,
con sóng, em, gió, bờ tạo nên. Những yếu tố đó đã có tác dụng
đáng kể, giúp bài thơ có giọng điệu dào dạt, nhịp nhàng, gợi hình tợng
các con sóng gối lên nhau, mênh mang trải rộng trên đại dơng. Đó
cũng là nhịp điệu trong tâm hồn ngời con gái đang yêu, một điệu hồn
không yên tĩnh, luôn chảy trôi dào dạt với cảm xúc yêu đơng tha thiết.
Khổ một diễn tả những trạng thái thất thờng nhng hồn hậu và
cứng cỏi của một tâm hồn phụ nữ qua hình ảnh ẩn dụ sóng:
Dữ dội và dịu êm
ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Văn 12 Sóng Xuân Quỳnh 1
Trên đại dơng, con sóng không đứng yên mà luôn dào dạt trôi từ
cực nọ sang cực kia: khi dữ dội, ồn ào, lúc dịu êm, lặng lẽ. Cũng
nh vậy, tâm trạng ngời con gái đang yêu cũng luôn sôi động từ thái


cực nọ sang thái cực kia, có gì nh thất thờng. Nó biểu hiện một tâm
hồn phong phú và một khát vọng yêu đơng mãnh liệt. Tuy nhiên, cái
mà tâm hồn ấy hớng đến và đạt đến luôn là dịu êm và lặng lẽ. Đó
là bản chất của một tình yêu nhân hậu. Hai câu sau là tâm sự của
sóng. Con sóng vốn ở sông nhng Sông không hiểu nổi mình (tức là
không hiểu nổi sóng, mình ở đây chính là sóng con sóng tâm sự
về mình) thì sóng tìm ra tận bể. ở đó sóng mặc sức vẫy vùng, nó mới
thật là nó, nó tìm thấy mình, cũng là tìm thấy tự do đích thực. Đây
cũng chính là thái độ của ngời con gái đối với tình yêu. Cô sẵn sàng từ
bỏ thứ tình yêu chật hẹp, ích kỷ để đến với tình yêu rộng lớn mà ở đó
có sự đồng cảm giữa hai tâm hồn, cô đợc tự do sống hết mình, đợc phát
huy mọi khả năng vốn có. Khát vọnh này soi sáng một bản lĩnh cứng
cỏi, một tâm hồn có ý thức về địa vị, giá trị của mình và về quyền bình
đẳng nam nữ. Nó là đặc điểm của ngời phụ nữ hiện đại.
Tình yêu, đó vốn là khát vọng muôn thuở:
Ôi con sóng ngày xa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Sóng là vĩnh hằng: Con sóng ngày xa và ngày sau vẫn thế, vẫn
tồn tại với những đặc tính chung. Cũng vậy, khát vọng tình yêu là
khát vọng muôn thuở của con ngời, đặc biệt là thế hệ trẻ. ở họ, khát
vọng này luôn bồi hồi trong trái tim, trong tình cảm (trong ngực
trẻ). Từ láy bồi hồi cùng với thán từ ôi trải thật nhiều tha thiết
lên khổ thơ. Đó thực chất là niềm khát khao của chính nữ nhân vật.
Cô gái đang nói một cách kín đáo, tế nhị về mình đó thôi.
Văn 12 Sóng Xuân Quỳnh 2
Đến khổ 3 và 4, Xuân Quỳnh phát biểu một hiện tợng tâm lý có
tính quy luật trong tình yêu:
Trớc muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Yêu là vấn vơng, bồi hồi, là xao động không yên nên chủ thể th-
ờng hay tìm cách lí giải, cắt nghĩa khá lẩn thẩn, lan man về tình yêu
của mình. Cô gái trong bài thơ cũng vậy. Sóng đã gợi cho cô suy nghĩ
về anh, em và về biển lớn tình yêu, đặc biệt là ngọn nguồn của
nó: Tình yêu này bắt nguồn từ đâu? Cô gái mợn sóng, gió để tự hỏi
và tự trả lời. Câu hỏi và câu trả lời của cô khá thông minh, hợp lý: Từ
nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió. Nhng Gió bắt đầu từ đâu?
thì cô gái đành chịu, không trả lời đợc. Và chăng, cứ đào bới tận gốc rễ
thì mọi câu hỏi đều không có lời giải, huống chi tình yêu là thứ huyền
diệu, bí ẩn, không thể cắt nghĩa đợc. Thực ra ý tởng này không phải là
sáng tạo của riêng Xuân Quỳnh. Khoảng 30 năm trớc, Xuân Diệu đã
từng viết: Làm sao cắt nghĩa đợc tình yêu và ông đã tìm cách cắt
nghĩa trong bài thơ của mình. Cái hấp dẫn của Xuân Quỳnh trong tr-
ờng hợp này là ở cách cảm nhận và ở giọng điệu tự nhiên, nữ tính. Ta
bắt gặp ở đây một lối cảm nhận và diễn tả trực cảm, kín đáo thông
qua các ẩn dụ nh sóng, gió. Cùng đó là lối nói khiêm nhờng, dung
dị, nhỏ nhẹ: Em cũng không biết nữa khi nào ta yêu nhau. Xem ra
cô gái cũng không hào hứng gì lắm với việc lý sự, triết lý, không muốn
Văn 12 Sóng Xuân Quỳnh 3
nặng đầu vào một vấn đề phức tạp, nó vốn là thứ dành cho đàn ông.
Hình nh với cô, chỉ cần ta yêu nhau là đủ, là thứ cô quan tâm nhất,
tha thiết nhất và cô đang có, thế thôi!
Các khổ tiếp theo, Xuân Quỳnh trình bày về tình yêu chung

thủy. Tác giả dành cho nó hẳn 3 khổ thơ. Đây là vấn đề nhạy cảm với
tâm lý phụ nữ phơng Đông. Sẽ không có gì khó hiểu khi trong ca dao
đôi lứa, nhân vật trữ tình nữ thờng băn khoăn và đòi hỏi sự chung
tình của ngời bạn trai. Tiếng thơ Xuân Quỳnh ở đây cũng vậy. Nó đề
cao lòng thủy chung, tạo cho tình yêu trong bài thơ một vẻ đẹp đạo
đức, tình yêu gắn với đạo lý:
Con sóng dới lòng sâu
Con sóng trên mặt nớc
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ đợc
Lòng em nhớ tới anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phơng bắc
Dẫu ngợc về phơng nam
Nơi nào em cũng nhớ
Hớng về anh - một phơng
ở ngoài kia đại dơng
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cô gái tâm sự về nỗi nhớ của mình. Nhớ là dấu hiệu của tình
yêu, cũng là nhân tố giúp cô gái giữ vững lòng chung thủy. Cô tiếp tục
nhờ sóng giãi bày hộ mình. Sóng lúc này, có khi tợng trng cho nỗi
Văn 12 Sóng Xuân Quỳnh 4
nhớ của cô gái, có khi là chính cô. Trên biển cả, con sóng trải rộng lên
mặt nớc, chiếm hết lòng sâu, ngày đêm không ngủ đợc. Đó là hình
ảnh ẩn dụ biểu đạt nỗi nhớ rộng và sâu theo không gian, kéo dài triền
miên theo thời gian, và rất mãnh liệt, làm đảo lộn sinh hoạt hàng
ngày của cô gái nh sóng kia ngày đêm không ngủ đợc. Nỗi nhớ còn le
lỏi cả vào tiềm thức, vô thức cô: Cả trong mơ còn thức. Trong mơ nỗi

nhớ ấy vẫn tỉnh thức, nó hiện diện bất tự giác, ngoài ý thức cô. Nỗi
nhớ ở đây cơ hồ đã biến thành sự dày vò, nỗi trăn trở, dằn vặt. Thán
từ ôinhấn giọng, phép lặp các tiếng con sóng, từ ngữ đối lập
trên/dới đã gợi thật rõ cái da diết trăn trở ấy.
Hai khổ sau trực tiếp nói về lòng chung thủy. Lần này, cô gái
tâm sự về mình trớc, sau đó ví von với sóng. Hai câu đầu đối lập hớng
đi, phơng địa lý: xuôi/ngợc, bắc/nam. Từ ngữ chỉ hớng dùng hơi
khập khiễng, vợt chuẩn thông lệ: xuôi về phơng bắc, ngợc về ph-
ơng nam ( vẫn thờng nói: xuôi nam ngợc bắc). Cách diễn đạt đó gợi
ấn tợng về những vùng không gian bất thờng, cách trở, khó khăn. Dù
thế, nhân vật trữ tình chỉ có một hớng duy nhất: Hớng về anh một
phơng. Hai tiếng một phơng, ngữ âm dứt khoát, có tác dụng khẳng
định cái dứt khoát trong thái độ cô gái. Cô chỉ có một phơng duy nhất
để hớng đến, đó là phơng anh! (một phát hiện mới của tác giả, cũng
giống nh với Quang Dũng ngoài bốn màu xuân - hạ - thu - đông còn có
thêm 1 mùa nữa mùa em trong câu thơ: Mai Châu mùa em thơm
nếp xôi). Dù không gian có thể có nam, bắc, tây, đông... Hình nh
khẳng định nh thế vẫn cha đủ, cô gái bộc lộ thêm bằng việc so sánh
mình với sóng. ở ngoài đại dơng, bờ luôn là cái đích của mọi con sóng,
dù chúng phải vợt qua muôn vời cách trở. Cũng thế, chính tình yêu
đã cho cô gái sức mạnh để vợt qua trở ngại tởng chừng không vợt qua
đợc nh muôn vời cách trở ấy.
Văn 12 Sóng Xuân Quỳnh 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×