Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cơ chế di truyền và biến dị vận dụng cao VIP nguyễn duy khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.03 KB, 8 trang )

CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Quote: But you have to do what you dream of doing even while you’re afraid! If you can dream it,
you can do it!
Câu 1: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến cấu trúc NST?
I. Đột biến mất đoạn luôn đi kèm với đột biến lặp đoạn NST.
II. Đột biến chuyển đoạn diễn ra do sự trao đổi các đoạn NST giữa các crômatit trong cặp tương
đồng.
III. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng gen trên một NST.
IV. Đột biến mất đoạn có thể làm mất một hoặc một số gen trên NST.
V. Đột biến cấu trúc chỉ diễn ra trên NST thường mà không diễn ra trên NST giới tính.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
15
Câu 2: Xét 2 phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩn E.coli được đánh dấu bằng N ở cả hai mạch
đơn. Đưa các phân tử ADN này vào môi trường chỉ chứa các nuclêôtit được tạo thành từ N14 và cho
nhân đôi 2 lần liên tiếp. Đưa tất cả các ADN được tạo ra vào môi trường chỉ chứa các nuclêôtit được
tạo thành từ N15 và cho mỗi ADN tiếp tục nhân đôi 2 lần liên tiếp. Biết rằng không xảy ra đột biến,
số phân tử ADN chứa cả hai mạch mang các nuclêôtit được tạo thành từ N15 là bao nhiêu?
A. 2.
B. 10.
C. 20.
D. 14.
Câu 3: Một hội chứng liên quan đến đột biến NST, có biểu hiện bên ngoài như sau: cơ thể thấp bé,
má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hơi thè ra. Phân tích NST đồ ở hai bệnh nhân 1 (kí hiệu là
H1) và 2 (kí hiệu là H2) thuộc hai dạng khác nhau:
- Bênh nhân 1: trong các tế bào có ba NST số 21.
- Bệnh nhân 2: trong các tế bào có NST bị biến đổi, trên một chiếc của cặp NST số 14 có đính
thêm một chiếc của NST số 21, ngoài loại tế bào có NST bị biến đổi còn có loại tế bào bình thường.


H1. NST đồ bất thường của bệnh nhân 1.

H2. NST đồ bất thường của bệnh nhân 2
Phân tích dữ kiện trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Nguyễn Duy Khánh

Trường THPT Chuyên Hùng Vương

SĐT: 0988222106

Trang 1


I. Hội chứng được nhắc đến là hội chứng Đao.
II. Dạng thứ nhất tương ứng với thể đột biến số lượng NST.
III. Bệnh nhân 1 bị bệnh do biến đổi xảy ra sau khi thụ tinh còn bệnh nhân 2 bị bệnh do biến đổi xảy
ra trước khi thụ tinh.
IV. Bệnh nhân 1 có 3 NST số 21 nên thường xảy ra những rối loạn nghiêm trọng trong quá trình
nguyên phân của tế bào.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 4: Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ NST lưỡng bội thuộc loài này giảm
phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp NST tương đồng đã tạo ra tối đa 1024
loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên
đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong một tế bào có 14 NST đơn chia thành 2
nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào. Biết rằng không phát sinh đột biến mới
và quá trình phân bào của tế bào (X) diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?

I. Tế bào lưỡng bội của loài nói trên có 16 NST.
II. Tế bào (X) có thể đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.
III. Cây (Y) có thể thuộc thể một nhiễm.
IV. Kết thúc quá trình phân bào của tế bào (X) có thể tạo ra 2 nhóm tế bào con có bộ NST khác
nhau.
V. Nếu quá trình giảm phân của một tế bào lưỡng bội thuộc loài nói trên diễn ra bình thường và
không có trao đổi chéo có thể tạo ra tối đa 512 loại giao tử.
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 5: Cho biết các bộ ba trên phân tử mARN mã hóa axit amin tương ứng như sau: 5’AUG3’ quy
định Met; 5’UAU3’ và 5’UAX3’ quy định Tir; 5’UGG3’quy định Tryp; 5’UXU3’ quy định Ser;
5’AGG3’quy định Agr; Các bộ ba 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’ kết thúc dịch mã. Xét một đoạn
gen có trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc là: 3’TAX ATA AXX…5’. Trong đó, thứ tự các nuclêôtit
tương ứng là: 123 456 789. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu nuclêôtit thứ 6 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ứng không thay đổi.
II. Nếu nuclêôtit thứ 9 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ứng sẽ bị ngắn hơn chuỗi bình
thường.
III. Nếu nuclêôtit thứ 5 bị thay thành G thì chuỗi pôlipeptit tương ứng không thay đổi.
IV. Nếu nuclêôtit thứ 8 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ứng sẽ dài hơn chuỗi bình thường.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 6: Trình tự sau đây được ghi trong ngân hàng dữ liệu gen là một phần của lôcut mã hoá trong
một bộ gen:
5'...AGGAGGTAGXAXXTTTATGGGGAATGXATTAAAXA...3'.
Bộ ba ATG được gạch chân là bộ ba mở đầu của gen ở locút này. Trình tự nào dưới đây có
thể là một phần của mARN được phiên mã tương ứng với locút đó?

A. 5'... AGGAGGUAGXAXXUUUAUGGGGAAUGXAUUAAAXA ...3'.
B. 5'... UXXUXXAUXGUGGAAAUAXXXXUUAXGUAAUUUGU ...3'.
C. 5'... AXAAAUUAXGUAAGGGGUAUUUXXAXGAUGGAGGA ...3'.
D. 5'... UGUUUAAUGXAUUXXXXAUAAAGGUGXUAXXUXXU ...3'.
Câu 7: Ở một loài thực vật có 2n = 6, có kiểu gen AaBbDd, xét các trường hợp sau:
1. Nếu cơ thể này giảm phân bình thường thì số giao tử được tạo ra là 8.
Nguyễn Duy Khánh

Trường THPT Chuyên Hùng Vương

SĐT: 0988222106

Trang 2


2. Khi giảm phân, ở một số tế bào có cặp NST chứa Aa không phân li ở lần phân bào I, phân bào II
bình thường và các cặp NST khác giảm phân bình thường thì số loại giao tử tối đa được tạo ra là 16.
3. Khi giảm phân, ở một số tế bào có cặp NST chứa Aa không phân li ở lần phân bào II, phân bào I
bình thường và các cặp NST khác không phân li ở lần phân bào I, phân bào II bình thường thì số loại
giao tử được tạo ra là 80.
4. Gây đột biến đa bội bằng consixin ở cơ thể này (có thể thành công hoặc không) đã tạo ra các thể
đột biến số lượng NST khác nhau, số thể đột biến có kiểu gen khác nhau có thể tìm thấy là 8.
5. Giả sử gây đột biến đa bội thành công tạo ra cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaaBBbbDDdd, nếu đem
cơ thể này tự thụ phấn thì ở đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là (35 : 1)3.
Số trường hợp cho kết quả đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8: Khi nhuộm các tế bào được tách ra từ vùng sinh sản ở ống dẫn sinh dục đực của một cá thể

động vật, người ta quan sát thấy ở có khoảng 20% số tế bào có hiện tượng được được mô tả ở hình
sau đây:

Một số kết luận được rút ra như sau:
I. Tế bào trên đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân.
II. Trong cơ thể trên có thể tồn tại 2 nhóm tế bào lưỡng bội với số lượng NST khác nhau.
III. Giao tử đột biến có thể chứa 3 hoặc 5 NST.
IV. Đột biến này không di truyền qua sinh sản hữu tính.
V. Cơ thể này không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
VI. Loài này có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường là 2n = 4.
Số kết luận đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9 Một cây có kiểu gen AaBb. Mỗi hạt phấn của cây này đều có 2 nhân. Giả sử nhân thứ nhất có
kiểu gen là ab thì nhân thứ hai sẽ có kiểu gen là
A. ab.
B. Ab.
C. aB.
D. AB.
Câu 10 : Xét một cơ thể đực ở một loài động vật (có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY) giảm phân
hình thành tối đa 768 loại giao tử. Biết rằng ở tất cả các tế bào đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo tại
1 điểm ở các cặp nhiễm sắc thể số 1, 2, 3; cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân
II. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này là
A. 2n = 10.
B. 2n = 12.
C. 2n = 8.
D. 2n = 16.
Câu 11: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp

gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội
là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp
nhiễm sắc thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các
dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 42 loại kiểu gen.
Nguyễn Duy Khánh

Trường THPT Chuyên Hùng Vương

SĐT: 0988222106

Trang 3


II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen.
III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 33 loại kiểu gen.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 10 loại kiểu gen.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12: Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất
hoạt.
II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc
Z, Y, A cũng không được phiên mã.
III. Khi ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.
prôtêin
IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu

trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li
độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra
đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản
của thể đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen.
II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 10 loại kiểu gen.
III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen.
IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động
của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S,
T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN
được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.
II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và
gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.
III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột
biến gen, tạo nên các gen mới.
IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì luôn làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen
này.
A. 1.
B. 2.

C. 3.
D. 4.
AB CD
Câu 15: Ở một loài động vật, cơ thể có kiểu gen
, cặp nhiễm sắc thể (NST) số 1 mang hai
ab cd
cặp gen A,a và B,b có hoán vị gen xảy ra; cặp NST số 2 mang hai cặp gen C,c và D,d liên kết hoàn
toàn.
AB
I. nếu 20% tế bào sinh dục đực có kiểu gen
xảy ra hoán vị trong giảm phân thì tỉ lệ một loại giao
ab
tử hoán vị là 10%.

Nguyễn Duy Khánh

Trường THPT Chuyên Hùng Vương

SĐT: 0988222106

Trang 4


II. Xét cặp NST số 1, nếu có 1000 tế bào sinh dục đực có kiểu gen

AB
giảm phân, loại giao Ab
ab

chiếm 10% thì số tế bào xảy ra giảm phân xảy ra hoán vị là 400.


 CD 
III. Xét cặp NST số 2, nếu một tế bào 
 không phân li trong giảm phân 2 ở cả hai tế bào sinh ra
 cd 
từ giảm phân 1, thì cho 4 loại giao tử.
IV. Nếu ở một số tế bào sinh dục có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 2
giảm phân bình thường thì số loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là 26.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 12, các cặp NST tồn tại từng cặp tương đồng. Có bao
nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 4 alen. Số kiểu gen lưỡng bội tối đa trong quần thể là 1256.
II. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. Do đột biến, trong loài xuất hiện các dạng thể một. Có
tối đa 956 kiểu gen mang đột biến thể một trong quần thể.
III. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. Do đột biến trong loài xuất hiện các dạng tứ bội, nên
có tối đa 15625 kiểu gen tứ bội trong quần thể.
IV. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 3 alen, Do đột biến trong loài xuất hiện dạng thể tứ bội, nên
có tối đa 2985984 kiểu gen tứ bội trong quần thể.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 17: Giả sử có một tế bào vi khuẩn E.coli chứa một phân tử ADN ở vùng nhân được đánh dấu
bằng N14 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N15,
tất cả các tế bào trên đều phân đôi 4 lần đã tạo ra các tế bào con. Sau đó người cho tất cả các tế bào
con này chuyển sang môi trường chỉ chứa N14 để cho mỗi tế bào phân đôi thêm 2 lần nữa. Theo lý
thuyết, kết thúc quá trình nuôi cấy trên có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Có tổng số 64 vi khuẩn tạo ra.
II. Có tổng số 156 phân tử plasmit trong tất cả tế bào vi khuẩn.
III. Tổng số vi khuẩn có ADN chứa N15 ở vùng nhân là 30.
IV. Tổng số phân tử ADN vùng nhân chỉ có một mạch chứa N14 là 34.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18: Cho các phát biểu sau đây:
I. Quá trình phiên mã có ở virút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực.
II. Quá trình dịch mã chỉ có sinh vật nhân thực
III. Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau.
IV. Trong quá trình nguyên phân sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha S của kì trung gian.
V. Ở kì giữa giảm phân 1 các NST kép tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo; ở kì giữa của giảm
phân 2 các NST kép tập trung 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
Số phát biểu đúng:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 19: Khi nói đến cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp độ phân tử. Có bao nhiêu phát biểu đúng:
I. Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit; thành phần nucleotit; trình tự các nucleotit .
II. ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5' - 3'; bắt đầu
phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.
III. Chỉ có 1 loại ARN - polimeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.
IV. Bộ ba trên mARN (3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
Nguyễn Duy Khánh

Trường THPT Chuyên Hùng Vương


SĐT: 0988222106

Trang 5


V. Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều
diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN và đều có có enzim ARN polimeraza xúc tác.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 20: Hình bên dưới mô tả quá trình nhân đôi của một phân tử ADN. Một ADN mẹ có chứa N14,
chuyển sang môi trường có chứa N15 và cho nhân đôi 2 lần liên tiếp.
Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng.

I. Hình trên mô tả quá trình nhân đôi của ADN theo cơ chế bán bảo toàn.
II. Sau khi chuyển ADN chứa N14 sang môi trường có N15 và tiếp tục nhân đôi 2 lần thì số ADN có
chứa N15 là 2.
III. Số ADN chứa nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường sau 2 lần nhân đôi trong môi trường
chứa N15 là 2.
IV. Số mạch đơn chứa N15 sau 2 lần nhân đôi trong môi trường N15 là 6.
V. Nếu cho 4 ADN con trên tiếp tục nhân đôi trong môi trường có chứa N15 đến lần thứ 5 thì số
ADN chứa N14 là 30.
VI. Nếu cho 4 ADN con trên nhân đôi đến thế hệ thứ 4 thì tỉ lệ các phân tử ADN
không chứa N14 là 7/16.
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 21: Khi nói đến cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp độ phân tử. Có bao nhiêu phát biểu đúng:

I. Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit; thành phần nucleotit; trình tự các nucleotit .
II. ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5' - 3'; bắt đầu phiên
mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.
III. Chỉ có 1 loại ARN - polimeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.
IV. Bộ ba trên mARN (3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
V. Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều
diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN và đều có có enzim ARN polimeraza xúc tác.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 22: Giả sử có một tế bào vi khuẩn E.coli chứa một phân tử ADN ở vùng nhân được đánh dấu
bằng N14 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N15,
tất cả các tế bào trên đều phân đôi 4 lần đã tạo ra các tế bào con. Sau đó người cho tất cả các tế bào
con này chuyển sang môi trường chỉ chứa N14 để cho mỗi tế bào phân đôi thêm 2 lần nữa. Theo lý
thuyết, kết thúc quá trình nuôi cấy trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Có tổng số 64 vi khuẩn tạo ra.
II. Có tổng số 156 phân tử plasmit trong tất cả tế bào vi khuẩn.
Nguyễn Duy Khánh

Trường THPT Chuyên Hùng Vương

SĐT: 0988222106

Trang 6


III. Tổng số vi khuẩn có ADN chứa N15 ở vùng nhân là 30.
IV. Tổng số phân tử ADN vùng nhân chỉ có một mạch chứa N14 là 34.
A. 1.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: Ở cà chua, alen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu
vàng, alen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Thế hệ P cho cây
tứ bội AAaaBbbb tự thụ phấn. Biết các cặp gen nói trên phân li độc lập, giảm phân bình thường,
không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 là: 1 : 1 : 1 : 1 : 4 : 4.
(2) F1 có tối đa 12 kiểu gen và 4 kiểu hình.
(3) Tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp về một trong hai tính trạng ở F1 là 37/144
(4) Tỉ lệ của kiểu gen giống cây P thu được ở thế hệ lai là 1/4.
(5) Trong số các cây quả đỏ, thân cao ở F1, cây có kiểu gen dị hợp tử về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ
34/35.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 24: Quá trình giảm phân của 3 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AaBb diễn ra bình thường.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể tạo ra 12 giao tử với 4 loại có tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1
II. Có thể tạo ra 12 giao tử với 4 loại có tỉ lệ: 2 : 2 : 1 : 1.
III. Có thể tạo ra 12 giao tử với 2 loại Ab và aB có tỉ lệ 3 : 1.
IV. Có thể tạo ra 12 giao tử với 2 loại AB và ab có tỉ lệ 1 : 1.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 25: Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:
- Mạch bổ sung
5’...ATG ... AAA ... GTG XAT ...XGA GTA TAA ... 3’

- Mạch mã gốc
3’...TAX ... TTT ... XAX GTA ...GXT XAT ATT ... 5’
- Số thứ tự nuclêôtit trên mạch mã gốc 1
63 64
88
91
Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 bộ ba là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’;
3’XAX5’ và chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu
trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy
định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
(2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi
pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
(3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit
có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do
gen B quy định tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi
pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
(5) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit ở vị trí 91 có thể làm quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit kết
thúc sớm.
(6) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit thứ 2 A – T bằng G – X sẽ làm chuỗi pôlipeptit không được
tổng hợp.
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 26: Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm
sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình
Nguyễn Duy Khánh


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

SĐT: 0988222106

Trang 7


thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào
sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm
sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 16% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm
sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình
thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có
sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1 là
A. 96.
B. 108.
C. 316.
D. 64.
Câu 27: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát
sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh.
Có bao nhiêu kết luận đúng trong các phát biểu dưới đây:
(1) Nếu cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là:
105 : 35 : 9 : 1.
(2) Lai các cây tứ bội có kiểu gen: AAaaBbbb x AaaaBBbb thì Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình
ở đời sau là 121 : 11 : 11 : 1.
(3) Khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau giống
với tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn.
(4) Khi lai các cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBBb x AAaaBBbb thì thế hệ lai phân li theo tỉ lệ kiểu
hình 35:1.
Số phát biểu đúng là:

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Nguyễn Duy Khánh

Trường THPT Chuyên Hùng Vương

SĐT: 0988222106

Trang 8



×