Những nỗi oan khiên của nàng “Chúa
tiên”
Đó là công chúa Lê Ngọc Hân, con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Cả kinh thành Thăng
Long ở thập kỷ thứ 8 của thế kỷ 18, đều gọi nàng là “Chúa tiên”. Bởi, dung nhan xinh đẹp,
cầm kỳ thi họa đủ tài xuất chúng, đây chính là sắc hương của kinh đô nước Việt một thời.
Năm “Chúa tiên” 16 tuổi (1786), cả đất nước, kinh thành và vương triều nhà Hậu Lê, đều
gặp cơn biến động lớn. Tây Sơn Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, bằng “chiến dịch kép” Phú
Xuân – Thăng Long, đã xóa sổ thế lực các Chúa nhà Trịnh. Và, với danh nghĩa “Phù Lê”,
được vua Lê Hiển Tông phong làm “Nguyên soái Phù chính Dực vũ Uy Quốc công”. Một
cuộc “hôn nhân chính trị” để liên kết vương triều nhà Hậu Lê với thế lực Tây Sơn cũng
được tính toan liền đấy. Và thế là thành một đám cưới linh đình suốt hai ngày (10 và 11
tháng bảy âm lịch) năm 1786 – sự kiện nghìn năm chưa từng thấy ở chốn đế đô: gả Chúa
tiên cho thủ lĩnh Tây Sơn!
Cuộc tình duyên siêu hạng giữa Ngọc Hân và
Nguyễn Huệ chỉ kéo dài 6 năm. Nhưng ở ngay
năm đầu tiên gắn bó, khó khăn – nghiêm trọng và
căng thẳng – đã ập đến với nàng công chúa nhà Lê
đi làm dâu nhà Tây Sơn rồi.
Số là, vua cha Lê Hiển Tông, chỉ 6 ngày sau khi gả con gái yêu cho thủ lĩnh Tâu Sơn, thì đã
băng hà (ngày 17 tháng bảy âm lịch). Nhưng vẫn kịp di chúc (được ghi vào sách “Hoàng Lê
nhất thống chí”) rằng: “Sau khi ta nhắm mắt, việc nối ngôi là sự trọng đại. Chuyện gì cũng
phải bẩm qua với ông ấy, không được khinh suất!”
Do đấy mà việc triều đình nhà Lê quyết định đưa Hoàng tự tôn Lê Duy Kỳ lên nối ngôi, đã
được “bẩm qua với ông ấy” ngay. Nhưng “ông ấy” – tức Nguyễn Huệ - lại đem “sự trọng
đại” này, hỏi ý kiến người vợ trẻ mới cưới của mình – vừa là công chúa nhà Lê, vừa chính
là Hoàng cô của Lê Duy Kỳ. Và đã nhận được lời khuyên sáng suốt vô tư của Ngọc Hân là:
“Không chấp nhận”!
Việc đăng quang của Lê Duy Kỳ lúc đầu bị phủ quyết, vậy là có nguyên nhân từ chính Lê
Ngọc Hân. Đám cựu thần và hoàng thân quốc thích thủ cựu nhà Hậu Lê dò biết được điều
này, đã nhao nhao phản ứng, dồn sức ép – thậm chí cả lời nguyền rủa lẫn đòi xóa tên khỏi
“Kim sách” (Sổ vàng hoàng tộc) – đối với Ngọc Hân!
Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Huệ - biết chắc ý kiến Ngọc Hân là đúng, nhưng để giải tỏa
sức ép cho người vợ yêu – đã quyết định lại: hãy cứ cho Lê Duy Kỳ lên ngôi! Để rồi phải
trả giá cho sự “dĩ hòa vi quý” của mình, bằng cả một loạt trận đánh ở mùa “Xuân lửa Đống
Đa” sau đấy: quét sạch vừa là 29 vạn quân Thanh xâm lược, vừa là kẻ “cõng rắn cắn gà
nhà” Lê Chiêu Thống! Chiêu Thống chính là niên hiệu trị vì của Hoàng tự tôn Lê Duy Kỳ
Tượng Hoàng hậu Lê Ngọc Hân
"thờ kín" ở Đền Ghềnh
mà Ngọc Hân trước đã phản đối việc nối ngôi!
Nguyễn Huệ tin và yêu Ngọc Hân vì những việc như thế. Cho nên, sau khi lên ngôi Quang
Trung Hoàng Đế, đã phong ngay Ngọc Hân làm “Bắc cung Hoàng hậu”. Nhưng chỉ được 2
năm thì Hoàng hậu đã thành Thái hậu (góa chồng): Quang Trung đột ngột từ trần (ngày 29
tháng chín âm lịch năm 1972)!
Thiên “Ai tư vãn” của Ngọc Hân đã ra đời trong
hoàn cảnh ấy. Nhưng áng thơ nôm tuyệt bút của bà
Hoàng 22 tuổi – đổ máu mắt khóc chồng, và thay
mặt được cả lịch sử và dân tộc mà đánh giá Quang
Trung bằng (chỉ) 2 câu (nhưng) hay nhất mọi thời:
“Mà nay áo vải cờ đào/ Giúp dân dựng nước xiết
bao công trình” – vậy mà vẫn chẳng giúp Ngọc
Hân thoát được – một lần nữa – những oan khiên
tệ hại. Có kẻ còn xưng xưng – nhưng vẫn được ghi
lại vào sách vở như một “giả thuyết khoa học” –
rằng: Quang Trung đột tử là do bị Ngọc Hân…
đầu độc bởi ghen tuông!
Chưa hết vạ này đã sang nạn khác: 7 năm sau, khi đã lặng lẽ đi theo Quang Trung vào cõi
vĩnh hằng ở tuổi 29 rồi, vậy mà Ngọc Hân vẫn còn bị mắc vào một chuyện tày trời nữa:
“lấy chồng hai vua”!
Dễ dàng đọc trong “Dụ Am văn tập” của văn hào Phan Huy Ích ở thế kỷ 18, bài “Văn tế
Bắc cung Hoàng hậu”, do họ Phan được vua Cảnh Thịnh – kế vị ngai vàng do vua Quang
Trung để lại - ủy thác việc khóc tang Lê Ngọc Hân. Ở đó ghi rõ cả ngày tháng qua đời của
Bắc cung Hoàng hậu là: mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Tị (1799)! Ấy thế mà đến năm 1802, khi
vua Gia Long nhà Nguyễn đánh bại Tây Sơn Cảnh Thịnh, có việc ông vua sáng nghiệp triều
Nguyễn này, nhân đà đắc thắng, đã lấy luôn “ngụy hậu” (hoàng hậu (ngụy) triều Tây Sơn)
làm vợ, không ít người đã cho và tin rằng: Ngọc Hân chính là bà “ngụy hậu” đó!
Thật tội cho người đã mất từ 3 năm trước đấy! Chỉ bởi vì cái tên “Ngọc Hân” nghe na ná
như “Ngọc Bình”. Đây mới chính là “ngụy hậu” (vợ vua Cảnh Thịnh) – vốn tên gốc là
Tam quan Đền Ghềnh, trong Đền "thờ
kín" bà Hoàng Lê Ngọc Hân
Nguyễn Thị Bình, có danh nghĩa là “em gái nuôi” của Nguyễn Thị Huyền (mẹ đẻ của Ngọc
Hân) – chính đã được cất nhắc lên hàng “con nuôi”, mang tên Lê Ngọc Bình, và được đem
gả cho vua Cảnh Thịnh làm phi tần!
Tuy nhiên, tất cả những oan sai bịa đặt mà Ngọc Hân phải chịu đó, đều không thể sánh
được với cái nghiệt họa – đích thực và ghê gớm – sau đây:
Bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, vì là vợ vua Lê Hiển Tông, nên sau khi chồng (và cả
vương triều Hậu Lê) mất, thì vẫn giữ được quê hương làng Nành (Ninh Hiệp, Gia Lâm,
ngoại thành Hà Nội) một khu dinh thự khang trang (gọi là “Dinh Thiết Lâm”). Xót phận
con gái Ngọc Hân sau khi mất, vẫn phải gửi thân xác ở xứ xa (Phú Xuân – Huế), bà Chiêu
nghi Nguyễn Thị Huyền đã tìm cách đưa được hài cốt Bắc cung Hoàng hậu nhà Tây Sơn về
an táng (ở trong Dinh Thiết Lâm) tại quê nhà. Không ngờ đến đời vua Minh Mệnh – kế
nghiệp vua cha Gia Long – do tranh chấp quyền lợi và mâu thuẫn dòng tộc – có kẻ quê làng
Nành (Ninh Hiệp) đã đem việc “ngụy hậu” Tây Sơn – còn thoát được việc “trả thù 9 đời”
do vua Gia Long khởi xướng và thực thi – vẫn đang được “mồ yên mả đẹp” ở quê mẹ! Thế
là chiếu chỉ từ triều đình Huế ban ra: lập tức đào mồ quật mả Ngọc Hân lên, san đất thành
bình địa cho cỏ gai mọc đầy, còn xương cốt thì đem vứt xuống sông, phi tang tích!
Cả một cuộc đời nhiều oan khiên của nàng “Chúa tiên” – Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc
Hân vì thế, bây giờ chỉ còn hai nơi chỗ bóng gió lưu dấu phụng thờ, là tòa miếu nhỏ ở Ninh
Hiệp (Gia Lâm) và ngôi đền Ghềnh ở Bồ Đề (Long Biên), nấp dưới danh nghĩa: thờ “Cô
hồn”, và: thờ “Mẫu Thoải”!
Việt Báo(Theo Quê Hương online)