Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Vấn đề dạy thêm, học thêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.23 KB, 6 trang )

Vấn đế dạy thêm, học thêm hiện nay

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay.
Tích cực và những hạn chế tồn tại.
* Lời mở đầu: Dạy thêm, học thêm là một việc làm hết sức bình thường trong
giáo dục. Đây không phải là vấn đề mới nảy sinh mà nó vốn có từ lâu trong xã hội. Do
nhu cầu của người học cần củng cố, bổ sung hoặc nâng cao kiến thức, cần đến người
dạy thì khi đó sẽ có dạy thêm, học thêm. Như vậy, bản chất của việc dạy thêm học thêm
là tích cực, nếu mục đích Dạy và học được xác định đúng đắn, tổ chức dạy và học cũng
như nội dung chương trình dạy thêm và học thêm lành mạnh, phù hợp. Tuy nhiên trong
nhiều năm gần đây, việc dạy thêm, học thêm lại là vấn đề bức xúc, nhức nhối trong xã
hội. Nhiều kỳ họp của Đảng và Chính phủ, Quốc hội đã đưa ra bàn thảo tìm cách ngăn
chặn những hạn chế, tồn tại của việc dạy thêm, học thêm. Một số văn bản của Đảng,
của Nhà nước, của ngành Giáo dục – Đào tạo cũng đã kịp ban hành để ngăn chặn việc
này. Song việc dạy thêm, học thêm tràn lan vẫn còn tồn tại, có chiều hướng lại gia tăng.
Trong bài viết này chủ yếu đề cập đến những mặt tích cực của việc dạy thêm,
học thêm, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc dạy thêm, học thêm không lành
mạnh hiện nay và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

A. TÁC DỤNG TÍCH CỰC CỦA VIỆC DẠY THÊM, HỌC THÊM
1. Một số hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm lành mạnh.
1.1. Trong nhà trường.
Có thể nói tất cả các trường Phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT, Trường Bán
công, Trường Dân lập) đều tổ chức dạy thêm cho học sinh. Nội dung dạy thêm là củng
cố kiến thức cũ. Đối với học sinh yếu kém thì phụ đạo để lấp lỗ hổng kiến thức, học
sinh có năng khiếu (học sinh giỏi) thì được bồi dưỡng nâng cao. Trong nhà trường rộ
lên phong trào dạy thêm mạnh nhất là vào lúc ôn tập thi học kỳ I, cuối năm, thi tốt
nghiệp, thi chuyển cấp, thi Đại học, cao đẳng… nhất là trong dịp hè. Thời gian và thời
lượng chương trình được nghiên cứu thiết kế đến từng tiết, từng buổi. Ngoài học chính
khóa, các nhà trường thường dạy thêm 2-3 buổi/tuần. Ngày hè thì 4 buổi/tuần. Tập
trung dạy những môn chủ chốt, những môn sẽ phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học… Cơ


sở vật chất nhiều trường gặp khó khăn, song đã tìm mọi cách để khắc phục, đang có xu
hướng dựng thêm đủ buổi học 2 (2 buổi/ lớp/1 lớp học) của nhà trường và thỏa thuận
với phụ huynh học sinh cho phù hợp, kinh phí trả thù lao cho thày có sự hướng dẫn chỉ
đạo của Nhà nước.
Trang 1


Vấn đế dạy thêm, học thêm hiện nay
1.2. Ngoài nhà trường.
1.2.1. Học ở nhà:
Một số gia đình khá giả, nhất là ở thành thị, đã thuê gia sư về kèm riêng cho con
em mình. Kiểu học “một thày, một trò” này ở những gia đình có điều kiện, tích cực đầu
tư toàn diện cho con cái cả những môn văn hóa, tin học và một số môn năng khiếu nghệ
thuật khác như: đàn, hát, vẽ… Tùy theo trình độ cụ thể của trò mà thày có chương trình
dạy cụ thể: dặm lại lỗ hổng kiến thức cũ, nâng cao thêm hoặc dạy trước chương trình
năm sau.
1.2.2. Học ở trung tâm ôn tập hoặc ở nhóm do phụ huynh đứng ra tổ chức:
Một số em cùng trình độ, gia đình thỏa thuận được về mục đích học và mức học
phí, sẽ tập trung lại và hợp đồng với giáo viên mời dạy. Đây là hình thức tương đối phổ
biến. Tất nhiên giáo viên và trung tâm mở lớp phải được cơ quan có thẩm quyền cho
phép. Nội dung học chủ yếu là ôn luyện, nâng cao những bộ môn cơ bản, chủ yếu là
môn thi và luyện thi. Thù lao trả cho giáo viên cố định, còn mức đóng học phí thì tùy
theo lớp nhiều hay ít học sinh theo học. Một số trung tâm và nhóm học tập cố dạy
nhanh hết chương trình để tập trung thời gian vào ôn luyện thi.
2. Tác dụng của dạy thêm có tổ chức.
Việc dạy thêm, học thêm có tổ chức, chỉ đạo, có sự hợp đồng, thỏa thuận mang
tính chất lành mạnh, thực chất sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Có thể nói, ở
những gia đình, những lớp học, trường học có thực hiện chủ trương hướng dẫn dạy
thêm, học thêm thì chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng văn hóa được nâng lên rõ
rệt. Trong điều kiện giáo dục nước nhà còn có nhiều mặt hạn chế, do tư tưởng vị thành

tích, thi cử không nghiêm nên chất lượng giáo dục xuống cấp nghiêm trọng, nhiều học
sinh ngồi nhầm lớp do thày không thực dạy, trò không thực học. Việc dạy thêm sẽ củng
cố, bổ sung kiến thức cho học sinh. Các em có điều kiện để trang bị kiến thức, rèn kỹ
năng, nâng cao kiến thức, các em được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với trình độ, do đó
nên chất lượng đại trà được nâng lên, chất lượng mũi nhọn (học sinh giỏi) càng có điều
kiện phát triển. Nhiều học sinh đỗ lớp 10, đỗ Đại học chính là do có sự tổ chức học
thêm và dạy thêm trong và ngoài nhà trường.
Những ngày hè là ngày nghỉ, song nếu không tổ chức dạy thêm thì việc vui chơi
triền miên trong 3 tháng hè sẽ quên hết những kiến thức. Việc dạy thêm, học thêm trong
hè phù hợp chẳng những giúp nhà trường, gia đình quản lý được học sinh mà còn là
củng cố kiến thức khi bước vào năm học mới. Vì “Văn ôn, võ luyện” các em phải được
rèn luyện, nhất là với những môn văn hóa cơ bản như Toán, Văn, Ngoại ngữ, tin học…
Được học ôn luyện thêm, được nhà trường, thày cô giáo quản lý, cha mẹ học sinh cũng
Trang 2


Vấn đế dạy thêm, học thêm hiện nay
yên tâm, đỡ lo lắng hơn. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi các cơ sở vật chất phục
vụ vui chơi cho các em thì qua ít, nhất là ở vùng nông thôn, trong khi đó thì các quán
chát, game, trò chơi điện tử lại nhiều, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng như ma túy,
mại dâm, ... thì việc tổ chức dạy thêm, học thêm lành mạnh trong và ngoài nhà trường
lại là việc làm vô cùng cần thiết.
Việc dạy thêm, học thêm phù hợp sẽ đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của các
bậc cha mẹ học sinh. Là cha mẹ học sinh, ai cũng mong muốn cho con học giỏi, thành
đạt, tâm lí đó khiến gia đình rất mong cho con được học thêm, cho con được giỏi giang
bằng chị bằng em. Gia đình sẵn sàng đầu tư cho con cái, và họ hiểu rằng đầu tư cho con
đi học là đầu tư hiệu quả và bền vững nhất.
Rõ ràng dạy thêm, học thêm là nhu cầu tất yếu của cả người dạy và người học.
Nó mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.


B. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI TRONG VẤN ĐỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM.
NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.
1. Những biểu hiện lệch lạc trong dạy thêm, học thêm.
Việc dạy thêm, học thêm có tác dụng tích cực, đó là điều không thể phủ nhận.
Song trong nhiều năm qua việc dạy thêm, học thêm có nhiều biểu hiện lệch lạc, tiêu
cực, đã thành vấn đề nổi cộm trong giáo dục, gây xôn xao dư luận, cần phải được
Đảng, Nhà nước quan tâm. Biểu hiện tiêu cực lớn nhất trong dạy thêm, học thêm là tính
thương mại trong dạy thêm.
Dạy thêm, học thêm chủ yếu xuất phát từ các môn học liên quan đến thi cử. Nói
chung các môn thi Tốt nghiệp THCS (trước đây), thi chất lượng cuối năm (Tiểu học,
THCS), thi vào lớp 10 (THPT), thi tuyển sinh Đại học vẫn được chú trọng nhất. “Ăn
khách” nhất là môn thi vào Đại học khối A (Toán, Lý, Hóa) chiếm khoảng 60% số
lượng tuyển sinh trong cả nước.
Biểu hiện xấu nhất của Dạy thêm, học thêm là giáo viên vô tình hoặc cố tình ép
buộc học sinh phải đi học thêm. Muốn vậy, tiết học chính khóa họ dạy qua loa, tự ý dồn
tiết, cắt xén chương trình. Cũng có giáo viên “tung hỏa mù” đánh đố học trò bằng
những kiến thức cao siêu, hoặc ra bài tập về nhà và bài kiểm tra thật lắt léo. Học sinh
khá, giỏi cũng phải tự giác đến nhà thày xin học thêm chứ đừng nói gì đến học sinh
trung bình, học sinh yếu kém. Một số thày cô dùng thủ thuật “gà bài” cho một số trò
“cưng” trước khi học bài mới. Các “trò cưng” bỗng chốc trở thành “điểm sáng” cho cả
Trang 3


Vấn đế dạy thêm, học thêm hiện nay
lớp “noi theo”, rồi tung ra nhờ có học thêm mà các bạn ấy khá, giỏi. Một số không đi
học thì cho điểm kém. Thế rồi sợ thi lại, sợ lưu ban mà trò đua nhau phải đi học thêm.
Nhưng đến lớp học, trình độ không đồng đều, trò kém vẫn hoàn kém và không theo kịp
các bạn khá, trung bình. Một số thày còn tìm cách “đánh bóng” tên tuổi của mình thông
qua một số cuốn sách luyện thi thày sưu tầm biên soạn được để “câu” học sinh. Một số

thày còn tìm cách xây phòng học tại nhà riêng, trang bị đủ bàn ghế, tiện nghi, nước
uống, quạt, điện để chiêu khách. Các trung tâm luyện thi, trung tâm giới thiệu gia sư
mọc lên nhan nhản khắp nơi, đặc biệt là ở thành phố. Quảng cáo thật kêu, toàn những
giáo sư, tiến sĩ, thày dạy giỏi nổi tiếng nhằm lôi kéo người học.
Giá cả trả thù lao cho thày thì giá quá đắt. Nếu dạy có tổ chức chỉ đạo thì giá
phải chăng, thày không muốn dạy hoặc chỉ dạy theo nghĩa vụ phân công. Còn cái chính
là dạy ở nhà. Ở đây thày “hét” vô tội vạ. Con nhà nghèo khó khăn không đủ tiền theo
học. Mặc dầu nhà nước đã có văn bản pháp qui cấm dạy thêm, học thêm tràn lan, ra các
qui định cụ thể về dạy thêm có tổ chức trong nhà trường. Song một số trường vẫn “thả
nổi” cho giáo viên tự do dạy tư. Theo qui định thì học sinh và gia đình phải làm đơn tự
nguyện học thêm, nhưng nhiều nhà trường viết đơn sẵn cho học sinh kí, gia đình kí.
Kinh phí thu học thêm không thanh toán công khai trước giáo viên, phụ huynh. Việc
quản lý dạy thêm ở một số trường còn lỏng lẻo, không biết thày dạy ra sao, trò học thế
nào, không có chương trình cụ thể, không kiểm tra đánh giá kết quả…
2. Tác hại của dạy thêm, học thêm không lành mạnh.
Học thêm qúa tải là một biểu hiện tiêu cực, nhất là trong những ngày hè. Đã học
chính khóa rất mệt mỏi, song nhiều trường “bắt” học sinh tham gia học thêm quá nhiều
môn, thời lượng chương trình phủ kín các ngày trong tuần, kể cả ngày chủ nhật. Nhiều
học sinh chỉ còn kịp nghỉ ăn trưa, nhắm mắt một số phút rồi suốt ngày chỉ có học, học
và học, không còn thì giờ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Do học thêm mà nhiều em không
đủ sức khỏe, người gầy yếu. Suốt 3 tháng hè, nhiều gia đình bắt ép con đi học thêm với
chương trình dày đặc. Đáng nhẽ ngày hè nóng bức là ngày được thư giãn, vui chơi,
tham quan, du lịch để bồi bổ sức khỏe, củng cố kiến thức. Nghỉ ngơi cũng là học tập,
song nhiều học sinh do phải học thêm và sức ép thi cử cứ đè nặng, nên đầu óc nặng
trĩu, có em mắc bệnh trầm cảm.
Học thêm theo kiểu thụ động như hiện nay còn tạo ra tâm lý ỷ lại của trò vào
thày, hạn chế sự chủ động của trò, đặc biệt là tạo ra tâm lí xã hội rất khó thay đổi là
“phải học thêm”.
Việc dạy thêm, học thêm không thể giáo dục toàn diện cho học sinh, vì các lớp
này cốt chủ yếu là dạy chữ, việc ‘dạy người” không được coi trọng. Vả lại tính chất

Trang 4


Vấn đế dạy thêm, học thêm hiện nay
thương mại trong giáo dục qua việc dạy thêm, học thêm vô hình dung đã khắc vào tư
tưởng học sinh một thị trường “mua, bán chữ” trong giáo dục, còn đâu là tấm gương
sáng, tính “mô phạm” của người thày, còn đâu là “tất cả vì học sinh thân yêu”.
Đã hẳn do cuộc sống khó khăn, thày giáo phải kiếm việc làm bằng chính nghề
của mình, nhưng những thày giáo có tâm huyết thì không thể vì tiền mà o ép học sinh
phải học thêm, hoặc lấy tiền của học sinh học thêm nhất là của học sinh nghèo với giá
quá cao. Trong việc dạy thêm, một số giáo viên đã vì lợi ích đồng tiền mà đánh mất vị
trí, vai trò của người “kỹ sư tâm hồn”, làm giảm nhân cách người thày giáo.

3. Nguyên nhân và đề xuất giải pháp tháo gỡ cho việc dạy thêm, học thêm tiêu cực
hiện nay.
3.1. Nguyên nhân.
Dạy thêm, học thêm thiếu lành mạnh hiện nay bắt nguồn từ những nguyên nhân
sâu xa sau đây:
- Nhu cầu học tập của học sinh, phụ huynh học sinh và áp lực thi cử, nhất là tâm
lý phải thi đỗ vào Đại học. Do đó bằng mọi giá phải cho con đi học thêm, đi ôn luyện
thêm ngay từ những lớp tiểu học, rồi trung học cơ sở và tập trung cao cho học thêm ở
trung học phổ thông, nhất là dịp thi Đại học. Đã có “cầu” thì phải có “cung”, do đó nảy
sinh dạy học thêm tràn lan, trở thành phong trào, như mang tính bắt buộc là “phải học
thêm”.
- Tác động của cơ chế thị tường đến giáo dục, đến người thày. Trong khi đời
sống của “ông thày” còn nhiều khó khăn, lương thấp, nhiều người khác như bác sĩ, kỹ
sư cũng tìm cách làm thêm để tăng thu nhập, thì người thày cũng sẽ dạy thêm bằng
chính nghề của mình để phục vụ nhu cầu của con em và phụ huynh. Từ đó, một số thày
chỉ nghĩ đến mục đích lợi nhuận mà vi phạm các qui định, qui phạm, các tiêu chuẩn
khác, dẫn đến dạy thêm, học thêm tràn lan không lành mạnh.

- Chương trình và sách giáo khoa tuy đã giảm tải, song kiến thức, kỹ năng vẫn
nặng nề, chưa thật tinh giảm, dạy trong chính khóa chưa đủ, phương pháp dạy và học
còn nhiều hạn chế, trong khi trình độ kiến thức học sinh không đồng đều, số lượng học
sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp tăng (hậu quả của nạn “vị thành tích” và “thi cử không
nghiêm” trong giáo dục), đòi hỏi phải được dạy thêm và học thêm, do đó dạy thêm, học
thêm tràn lan.
- Sự quản lý của các cấp chính quyền, ngành chức năng còn lỏng lẻo, chưa kiên
quyết xử lí vi phạm, các văn bản về ngăn chặn dạy thêm, học thêm còn nhiều sơ hở, bất
Trang 5


Vấn đế dạy thêm, học thêm hiện nay
cập. Vì thế, việc dạy thêm, học thêm chưa có thể ngăn ngừa, hạn chế ngay được, trong
khi tâm lý “phải học thêm” hình như đã là một hiện tượng khó thay đổi trong xã hội.
3.2. Đề xuất giải pháp khắc phục.
Để hạn chế, ngăn ngừa tiến tới xóa bỏ việc dạy thêm, học thêm thiếu lành mạnh,
tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
- Chính phủ, Bộ Giáo dục cần có các văn bản cụ thể hơn nữa về dạy thêm, học
thêm. Đồng thời tăng cường kiểm tra, phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm khắc đối với
các cá nhân, đơn vị vi phạm.
- Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh, phụ huynh về
tác dụng, hiệu quả cũng như tác động tiêu cực trong dạy thêm, học thêm. Đề cao vai trò
chủ động tích cực trong học tập, nhất là ý thức tự học. Nhận thức sâu sắc về thi cử và
con đường lập thân, lập nghiệp của thanh niên, của con em, không phải chỉ có một con
đường duy nhất là vào đại học, mà còn nhiều con đường khác nữa.
- Quy định và thực hiện chương trình 2 buổi/ ngày trong nhà trường, tiếp tục cải
tiến chương trình sách giáo khoa.
- Nâng cao đời sống cho đội ngũ giáo viên như: tăng lương, thực hiện chế độ
thâm niên, chế độ đứng lớp… làm sao để họ yên tâm đời sống, phục vụ con em.


* Kết luận:
Dạy thêm, học thêm là việc làm cần thiết trong và ngoài nhà trường. Song
khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan và thiếu lành mạnh, làm thay đổi cả
tâm lí xã hội “đã đi học là phải học thêm” như hiện nay không phải dễ, không phải
trong một sớm một chiều. Tháo gỡ tồn tại này, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục Đào tạo cần có các biện pháp thích hợp, đồng bộ, thực hiện kiên quyết, kết hợp với
kiên trì giáo dục thường xuyên trong giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân, luôn
luôn đề cao ý thức tự học, tự sáng tạo của người học, nâng cao đạo đức, phẩm chất,
nhân cách của người dạy. Nhất định chúng ta sẽ hạn chế được các mặt tiêu cực trong
dạy thêm, học thêm, lập lại kỷ cương cho giáo dục, quốc sách hàng đầu của Đảng và
Nhà nước ta, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.

Trang 6



×