Tải bản đầy đủ (.ppt) (113 trang)

Bài giảng Thủ tục hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.79 KB, 113 trang )

Bài giảng học phần:

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Lớp
:K4 QTVP
GV
:Nguyễn Thị Phương Thảo
Đơn vị :Tổ Tổng hợp – khoa Xã hội
trường CĐSP Nghệ An

1


Chương I. Những vấn đề chung về
Thủ tục hành chính (TTHC)
I. Khái niệm, đặc điểm , ý nghĩa của TTHC
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Ý nghĩa

II. Phân loại TTHC
1. Phân loại theo đối tượng QLHCNN
2. Phân loại theo công việc cụ thể của các cơ quan
NN
3. Phân loại theo chức năng hoạt động của các cơ
quan NN
4. Phân loại dựa trên quan hệ công tác
2


I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA TTHC



1. Khái niệm

Ví dụ: Thủ tục để kết hôn:
Bước 1: Tìm hiểu
Bước 2: Ra mắt gia đình
Bước 3: Chạm ngõ
Bước 4: Ăn hỏi
Bước 5: Đăng ký
Bước 6: Cưới

Trình tự tiến hành một đám cưới về cơ bản
phải tuân thủ theo thủ tục nhất định. Các bước này,
có bước có thể đảo ngược, có bước không thể đảo
ngược, ví dụ như bước 5 và bước 6.
=> Thủ tục là phương thức, cách thức giải
quyết công việc theo một trình tự nhất định với một
thể lệ thống nhất gồm các nhiệm vụ có liên quan
chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong
muốn.
3


1. Khái niệm
Theo Các Mác: “Thủ tục hành chính là hình thức sống của đạo luật”.
=> Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc
của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan
hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với
các tổ chức và cá nhân công dân.
- Thủ tục hành chính là cách thức giải quyết công việc của cơ quan

hành chính nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức, công
dân, bao gồm:
+ Phương pháp (cách thức);
+ Trình tự thực hiện thẩm quyền;
+ Thái độ của cơ quan và công chức trong quá trình giải quyết
công việc cho tổ chức và nhân dân.
- Như vậy, thủ tục hành chính là quy phạm hình thức trả lời câu hỏi:
khi nào? ở đâu? Như thế nào?

4


2. Đặc điểm
(1) TTHC được điều chỉnh bằng các quy
phạm TTHC
Câu hỏi: Quy phạm là gì?
Trả lời: Quy phạm là quy tắc xử sử chung bắt buộc
phải thi hành, nói cách khác chính là pháp luật.
- TTHC phải được quy định bởi pháp luật và thực hiện
theo pháp luật.
- Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải
được thực hiện thống nhất theo những quy phạm về thủ
tục nhất định, nhưng không phải mọi hoạt động đều phải
được điều chính bởi quy phạm, có những hoạt động tác
nghiệp không được quy định thành quy phạm. Chỉ những
thủ tục quan trọng phải được quy định bởi pháp luật, nhằm
đảm bảo cho sự tuân thủ chặt chẽ.
5



2. Đặc điểm
(2) TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền
trong hoạt động quản lý hành chính NN
- TTHC được phân biệt với thủ tục tư pháp.
TTHC do nhiều cơ quan, nhiều công chức thực
hiện, và do tích chất hoạt động quản lý nên
ngoài những khuôn mẫu ổn định tương đối, thủ
tục hành chính phải chứa đựng các biện pháp
tuỳ nghi.
- Thủ tục tư pháp nhằm bảo đảm tính đúng
đắn của các quyết định xét xử nên nó rất chặt
chẽ.
6


2. Đặc điểm
(3) TTHC rất đa dạng và phức tạp
+ TTHC do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện;
+ TTHC quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối
quan hệ hành chính. Người thực hiện luôn có xu hướng trốn tránh
trách nhiệm và lạm quyền. Do vậy, TTHC phải quy định chặt chẽ, rõ
ràng để không thể lạm quyền và trốn tránh trách nhiệm;
+ TTHC là sự kết hợp giữa khuôn mẫu ổn định với các biện
pháp thích ứng;
+ Do nền hành chính của nước ta đang trong giai đoạn chuyển
đổi từ Nhà nước cai quản sang Nhà nước phục vụ;
+ TTHC trong bối cảnh hội nhập không thể không quan tâm tới
các thông lệ quốc tế, tuy nhiên TTHC của quốc gia không thể thoát
ly khỏi truyền thống, tập quán của quốc gia đó;
+ Chủ thể xây dựng TTHC là cơ quan hành chính. Cơ quan

hành chính vừa là cơ quan xây dựng vừa là cơ quan thực hiện =>
Phức tạp => Dễ dẫn đến các biện pháp để lạm quyền.
7


2. Đặc điểm
(4) TTHC có tính năng động hơn quy
phạm nội dung
Câu hỏi: Tại sao thủ tục hành chính lại có
tính năng động hơn quy phạm nội dung?
Trả lời: Xuất phát từ mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức, nội dung thì ổn định còn
hình thức thì năng động;
Quy phạm thủ tục hành chính phải phù hợp
với thực tế mà thực tế luôn vận động biến đổi.
8


3. Ý nghĩa
(1) Đảm bảo quyết định hành chính đi vào đời sống xã
hội;
(2) Đảm bảo quyết định hành chính được thực hiện
thống nhất và tính hợp pháp, hợp lý của các quyết định
hành chính được kiểm tra thông qua thủ tục hành chính;
VD: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
TP. Hà Nội như sau: Muốn có hộ khẩu phải có nhà, muốn
có nhà phải có hộ khẩu. Khi triển khai thực hiện phát hiện
quyết định này là bất hợp pháp.
(3) Tạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện thủ
tục hành chính;

VD: Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa:
Công dân > một cửa <->chuyên môn > lãnh đạo kí
Sáng tạo: 1 cửa không chỉ có một người trực mà gồm
03 người: Văn - phòng – Thống kê; Địa chính; Tư pháp; 9


3. Ý nghĩa
(4) Nó là công cụ điều hành cần thiết của tổ
chức hành chính;
(5) Nó có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng và
triển khai luật pháp. Thông qua việc thực hiện
TTHC các luật, bộ luật đi vào đời sống xã hội;
(6) Giúp cho việc thực hiện nguyên tắc dân chủ
trong quản lý;
Khi thực hiện TTHC công khai 05 nội dung: Thủ
tục, trình tự, thời gian, lệ phí, công chức thực hiện.
(7) Thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với
nhân dân. TTHC biểu hiện trình độ văn hoá, mức
độ văn minh của nền hành chính.
10


II. PHÂN LOẠI TTHC
1. Phân loại theo đối tượng QLHCNN
Theo tiêu chí này có thể phân thành các loại TT như
sau:
+ TT xuất nhập cảnh, hộ tịch, hộ khẩu;
+ TT thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh;
+ TT cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy
phép xây dựng;

+ TT lệ phí trước bạ và chứng minh thư;
+ TT giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
=> Ý nghĩa: Giúp nhà quản lý xác định được tính đặc
thù của lĩnh vực mà mình phụ trách và từ đó xây dựng
cho lĩnh vực này những thủ tục cần thiết, thích hợp.
11


II. PHÂN LOẠI TTHC
2. Phân loại theo công việc cụ thể của
các cơ quan nhà nước
Mỗi công việc để thực hiện nhiệm vụ của các cơ
quan nhà nước đều có một thủ tục để tiến hành.
- Ví dụ:
+ Thủ tục tuyển dụng
+ Thủ tục khen thưởng, kỷ luật;
+ Thủ tục tăng lương;
- Ý nghĩa: Giúp cho người thừa hành công vụ và
người thực thi định hướng được công việc dễ dàng
và chính xác.
12


II. PHÂN LOẠI TTHC
3. Phân loại theo chức năng cung cấp
các dịch vụ trong QL nhà nước
Chỉ áp dụng cho các cơ quan hoạt động đặc
thù, nghiệp vụ chuyên môn.

- Ví dụ:

+ TT kiểm tra an toàn Lao động;
+ TT kiểm định xe cơ giới
+ TT kiểm định hàng XNK, …
- Ý nghĩa: Giúp cho nhà quản lý khi giải quyết
công việc chung có liên quan đến các tổ chức hoặc
công dân, tìm được các hình thức giải quyết thích
hợp theo đúng chức năng QL nhà nước của cơ quan.
13


II. PHÂN LOẠI TTHC
4. Theo quan hệ công tác:
- Có thể phân thành các loại:
+ TTHC nội bộ: TT thực hiện các công việc nội bộ CQNN
hoặc trong bộ máy NN nói chung (TT kiểm tra, giám sát; quy
chế phối hợp các CQNN, quy chế tổ chức hoạt động CQNN…)
+ TTHC liên hệ: giải quyết các công việc liên quan đến
quyền và lợi ích hợp pháp của CD, tổ chức; cho phép, phòng
ngừa, ngăn chặn, xử phạt, hay cưỡng chế; trưng thu-trưng
mua
+ TTHC văn thư: Toàn bộ các hoạt động lưu trữ, xử lý,
cung cấp CV giấy tờ và ra QĐ mới dưới hình thức VB liên quan
chặt chẽ với hoạt động văn thư

- Ý nghĩa: Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan trong
công tác quản lý và lưu trữ văn bản.
14


Chương II: Nguyên tắc xây dựng và

thực hiện thủ tục hành chính

I. Những nguyên tắc chung của việc xây
dựng TTHC
1. Khái niệm xây dựng TTHC
2. Nguyên tắc xây dựng TTHC

II. Thực hiện TTHC của cơ quan nhà nước
1. Yêu cầu của việc thực hiện TTHC
2. Nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện TTHC
15


I. Những nguyên tắc chung của việc
xây dựng TTHC
1. Khái niệm xây dựng thủ tục hành chính
Xây dựng TTHC là nghiên cứu đề ra những cách
thức giải quyết công việc nhằm thực hiện các quy định
nội dung của pháp luật và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của
thực tế.
- Cơ quan xây dựng thủ tục hành chính, bao gồm:
+ Chính phủ;
+ Bộ, cơ quan ngang bộ;
+ UBND tỉnh (chỉ được xây dựng thủ tục uỷ quyền)
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
+ Cơ quan HCNN là chủ thể chủ yếu;
+ Cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp thực hiện
một số TTHC trong hoạt động của mình.
16



2. nguyên tắc xây dựng TTHC
THẢO LUẬN
- Chia lớp thành 04 nhóm;
- Mỗi nhóm thảo luận một nguyên tắc:
Nhóm 1: Thực hiện đúng pháp luật, tăng cường pháp chế
nhằm tạo được công cụ quản lý hữu hiệu cho bộ máy
Nhóm 2: TTHC phải phù hợp với thực tế và nhu cầu
khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội
Nhóm 3: TTHC phải đơn giản, dễ hiểu và thuận lợi cho
việc thực hiện
Nhóm 4: TTHC phải có tính hệ thống chặt chẽ

- Mỗi nhóm trả lời 02 câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tại sao phải đảm bảo yêu cầu ... khi xây dựng
thủ tục hành chính;
Câu hỏi 2: Muốn đảm bảo yêu cầu … thì cần phải làm gì
khi xây dựng thủ tục hành chính?
17


2. nguyên tắc xây dựng TTHC
2.1. Thực hiện đúng pháp luật, tăng cường pháp
chế nhằm tạo được công cụ quản lý hữu hiệu cho
bộ máy Nhà nước
Tăng cường pháp chế là tăng cường pháp luật được thực
hiện trong đời sống xã hội:
- Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban
hành TTHC. Bao gồm những cơ quan: Chính phủ, Bộ, cơ

quan ngang bộ, UBND tỉnh.
- TTHC được ban hành không được trái với pháp luật hiện
hành và không được mâu thuẫn với văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên;
- Thực hiện đúng trình tự với những phương tiện, biện
pháp và hình thức được pháp luật cho phép;
- Các cơ quan, cá nhân khi ban hành TTHC phải chịu trách
nhiệm trước PL về thẩm quyền và tính hợp pháp của TTHC.18


2. nguyên tắc xây dựng TTHC
2.2. TTHC phải phù hợp với thực tế và
nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh
tế - xã hội
- TTHC được xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức
đầy đủ yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển
xã hội.
- Phải xây dựng và hoàn thiện kịp thời các công cụ
pháp luật, có những thiết chế mới thích hợp;
- Phải sửa đổi, bãi bỏ kịp thời những thủ tục không
còn hiệu lực hoặc đã lạc hậu để tạo điều kiện cho
kinh tế thị trường phát triển;
19


2. nguyên tắc xây dựng TTHC
2.3. TTHC phải đơn giản, dễ hiểu và
thuận tiện cho việc thực hiện
* TTHC phải đơn giản, dễ hiểu vì:
- Do đối tượng thực hiện thủ tục hành

chính đa dạng ở nhiều trình độ khác nhau
nên thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ
hiểu.
- Để đối tượng thực hiện là cơ quan nhà
nước và nhân dân thực hiện đúng.
* TTHC phải thuận tiện vì:
Đảm bảo được tính dân chủ; dân biết,
20


2. nguyên tắc xây dựng TTHC
2.3. TTHC phải đơn giản, dễ hiểu và
thuận tiện cho việc thực hiện
* Nội dung:
- Đơn giản: Không thừa, không thiếu, lược bớt
những thủ tục không cần thiết;
- Dễ hiểu: Phải có quy định cụ thể, rõ ràng, giải
thích những thuật ngữ khó hiểu; chỉ rõ nội dung của
thủ tục và phạm vi áp dụng của nó;
- Thuận tiện: Phải niêm yết công khai về hồ sơ,
trình tự, thời gian, lệ phí, công chức để công dân
thuận lợi trong việc thực hiện.
21


2. nguyên tắc xây dựng TTHC
2.4. TTHC phải có tính hệ thống chặt chẽ
* TTHC phải có tính hệ thống chặt chẽ vì:
- TTHC là một bộ phận của thể chế hành chính
nên nó phải được ban hành một cách có hệ thống;

- Nếu TTHC không được ban hành hệ thống,
chặt chẽ dễ dẫn đến sự hỗn loạn và tuỳ tiện trong quản
lý hành chính nhà nước.
* Nội dung:
- TTHC ban hành phải chặt chẽ cả nội dung và
hình thức;
- TTHC đòi hỏi không được mâu thuẫn, chồng
chéo giữa các cấp, ngành để tránh.
22


II. THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Yêu cầu của việc thực hiện TTHC
(1) Đảm bảo tính chính xác và công minh
+ Chính xác: không được làm sai. Nhà nước có
quy định nếu công chức làm sai thủ tục thì phải sửa
cho công dân và xin lỗi công dân.
+ Công minh là công khai và minh bạch.
=> Để đảm bảo được tính chính xác và công minh
khi thực hiện TTHC cần phải được quy định trong
quy chế hoạt động của cơ quan tiến hành thủ tục. Cơ
quan tiến hành thủ tục phải có đủ tài liệu, chứng cứ
và thẩm quyền.
23


1. Yêu cầu của việc thực hiện TTHC
(2) Khi giải quyết TTHC các bên tham gia đều bình
đẳng trước pháp luật.

Yêu cầu này đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải quan
tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ
chức khi đề nghị của họ có đủ điều kiện do luật định và
phải ra lệnh đối với các bên hữu quan để đảm bảo quyền,
sự tự do và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
(3) TTHC phải được giải quyết kịp thời, nhanh gọn,
tăng cường chặt chẽ sự quản lý của các cơ quan cấp trên
để tránh sơ hở và lợi dụng thủ tục hành chính để dây
dưa, gây phiền hà cho dân.
(4) Đảm bảo tính tiết kiệm
Tiết kiệm về mặt xã hội cho cả NN và người dân.
24


2. Nghĩa vụ của các CQNN trong việc
thực hiện TTHC
2.1. Có quy định rõ ràng về chế độ công vụ
Công vụ là công việc của Nhà nước, của công
chức.
- TTHC liên quan đến: thể chế quản lý, tổ chức bộ
máy, chế độ công vụ, quy chế làm việc và sự phối
hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước.
- Vì vậy, trước hết nghĩa vụ của cơ quan hành
chính trong thực hiện TTHC là phải có chế độ công
vụ và quy chế làm việc rõ ràng để tránh tình trạng vô
trách nhiệm, giảm bớt phiền hà trong quá trình giải
quyết công việc.
25



×