1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Phân môn Tập làm văn có vai trò vô cùng quan trọng trong chương
trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS). Bởi nó mang tính chất thực hành
tổng hợp giữa các phân môn Tiếng Việt với phân môn Đọc – hiểu văn
bản. Mỗi bài tập làm văn ra đời là những sáng tác đầu tay của học sinh, là
kết quả của sự tổng hợp kiến thức đã học về lý thuyết làm văn; về kiến
thức văn học; về những quan sát, cảm nhận đối với cuộc sống tự nhiên,
xã hội xung quanh; về kĩ năng sử dụng ngôn từ để diễn đạt...
Trong phân môn Tập làm văn, kiểu bài nghị luận nói chung và nghị
luận về đoạn thơ, bài thơ nói riêng vốn được xem là rất khó đối với cả
người dạy và người học. Bởi chúng ta biết rằng đặc trưng của thơ là tính
cô đọng, hàm súc và tinh tế. Hiểu được thơ, cảm được thơ không dễ, tìm
lời giải cho thơ lại càng khó. Khi làm kiểu bài này, ngoài kiến thức đòi
hỏi học sinh phải có cảm nhận tinh tế, có sự rung động của trái tim để từ
đó tạo nên những cảm xúc trào dâng đầu ngòi bút. Bên cạnh đó một yếu
tố không thể thiếu được để có một bài văn thành công đó chính là những
kỹ năng hành văn của các em.
Trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 9, số tiết dành cho nghị
luận về thơ rất ít (4 tiết). Trong đó có một tiết dành cho lý thuyết, 1 tiết
dành cho việc thực hành viết văn nghị luận và 2 tiết luyện nói. Do vậy,
học sinh rất khó nắm bắt kĩ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
đồng nghĩa hiệu quả viết dạng bài này chưa cao. Hiện tại kĩ năng viết bài
văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ của học sinh còn nhiều hạn chế, nhưng
trong quá trình dạy học chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu đến vấn
đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có những biện pháp thiết thực để
giải quyết khắc phục.
Trên đây là những lí do thôi thúc tôi tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm
trong việc dạy văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Vì vậy, với trách nhiệm
và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, tôi xin trao đổi “Một số kinh nghiệm
rèn kỹ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ có hiệu quả cho
học sinh lớp 9 THCS Thành Mỹ” nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Ngữ văn lớp 9 THCS để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi khi thực hiện đề tài này nhằm góp phần củng cố
kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng viết tốt bài văn nghị luận về đoạn thơ,
bài thơ, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn lớp 9 trường Trung
học cơ sở; từ đó nâng cao kết quả thi vào 10 Trung học Phổ thông. Mặt
khác văn học nói chung, Tập làm văn nói riêng từ lâu đã là môn học
khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Việc rèn kĩ năng làm văn nghị
luận về tác phẩm thơ sẽ góp phần giúp các em tháo gỡ những vướng mắc,
xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh, tạo cho các em tình
yêu đối với môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu ở lĩnh vực nhỏ của
1
văn nghị luận đó là: “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết văn nghị
luận về đoạn thơ, bài thơ có hiệu quả cho học sinh lớp 9 THCS Thành
Mỹ”. Cụ thể đó là:
- Kĩ năng phát hiện và phân tích những tín hiệu thẩm mỹ của tác phẩm thơ.
- Kĩ năng hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
- Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý.
- Kĩ năng lập dàn ý.
- Kĩ năng viết các phần, các đoạn từ dàn ý.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
1.4.3. Phương pháp phân tích, chứng minh.
1.4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu.
1.4.5. Phương pháp trực quan.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng nêu rõ: “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng coi
trọng việc phát triển năng lực tự học của học sinh, lấy học sinh làm trung
tâm, người học năng động, sáng tạo dưới sự dẫn dắt của giáo viên, coi
trọng rèn luyện kĩ năng thực hành”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực
đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng hướng dẫn giảng dạy môn Ngữ văn theo quan điểm
này “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm
cho học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo
các kiểu văn bản…”. (Sách Giáo viên - Ngữ văn 6 Tập 1 - Trang 4). Như
vậy, bên cạnh việc cung cấp tri thức thì việc hình thành các kỹ năng là yêu
cầu đặt ra đối với bộ môn Ngữ văn đòi hỏi người giáo viên ngoài vốn kiến
thức cơ bản còn phải có sự đầu tư, rèn giũa cho học sinh, tạo điều kiện để
các em có nhiều cơ hội thực hành tạo lập văn bản đặc biệt là văn bản viết.
Nghị luận về tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm thơ nói riêng là
một kiểu bài có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 9.
Căn cứ vào tài liệu chính thống trong nhà trường từ: Sách giáo khoa; Tài
liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng; Sách giáo viên Ngữ văn 9 đã cung cấp cho
học sinh những kiến thức lí luận chung cách nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
như: khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài, nhiệm vụ từng phần theo bố
cục bài văn... Đó chính là những cơ sở lí luận có tác dụng định hướng cho
việc giảng dạy. Tuy nhiên, những bài viết ấy còn mang tính chất lí thuyết
chung, chưa cụ thể, hoặc chưa phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh địa
phương. Việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ còn
nhiều hạn chế, các em chưa có nhiều thời gian cho việc rèn luyện những kĩ
năng cơ bản để viết văn. Đây chính là vấn đề mà người giáo viên văn phải chủ
động, linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp phù hợp trong giảng dạy.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn, đặc biệt là trực tiếp giảng dạy
môn Ngữ văn 9 phần văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, tôi nhận thấy thực
tế dạy và học của giáo viên và học sinh như sau:
2.2.1.1. Về phía người dạy
Nhiều giáo viên đã có sự tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những phương
pháp tối ưu trong dạy học văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Tuy nhiên
vẫn còn một số vấn đề tồn tại sau:
- Một số giáo viên còn xem nhẹ, chưa chú ý đến việc rèn cách viết
văn cho học sinh. Nhiều tiết dạy còn mang tính chất áp đặt về lí thuyết,
chưa thực sự hướng dẫn học sinh luyện tập, rèn kỹ năng làm bài, chưa bắt
tay chỉ việc cụ thể đến từng học sinh. Giáo viên chỉ chú trọng đến việc
cung cấp dàn bài chi tiết, học sinh chỉ việc dựa sẵn vào dàn ý đó mà viết
bài. Như vậy giáo viên không phát huy được khả năng tư duy của học sinh,
các bài viết giống nhau và cảm xúc thiếu chân thực với vấn đề nghị luận.
- Trong các tiết trả bài văn còn nặng về trình bày lại đáp án, chưa
thực sự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi, cách sửa lỗi, không phê (hoặc phê
chung chung) vào bài, chưa nhận xét cụ thể ưu điểm, nhược điểm trong bài
làm của học sinh nên các em chưa nhận thấy được ưu điểm cũng như hạn
chế trong bài làm của mình.
2.2.1.2. Về phía người học
Một số học sinh đã có sự nỗ lực, cố gắng trong học tập. Các em đã
tích cực, chủ động, sáng tạo tìm đọc thêm tài liệu, học hỏi để bài viết được
phong phú hơn. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều học sinh:
- Không xác định được dạng bài, kiểu bài, chưa phân biệt được sự
khác nhau giữa các kiểu bài, còn yếu kỹ năng viết bài.
- Khi viết bài văn, các em không tuân thủ các bước: Tìm hiểu đề, tìm
ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa bài. Do đó dẫn đến việc các em viết lạc
đề, lệch đề, bài làm không đủ ý, bố cục lôn xộn, thậm chí có những bài
không đủ bố cục 3 phần, hệ thống luận điểm không rõ ràng. Nhiều em lúng
khi viết mở bài, kết bài, phần thân bài trình thành “một khối” duy nhất,
không biết tách đoạn…
- Viết văn còn khô cứng sáo rỗng, nghèo nàn vốn từ, thiếu cảm xúc
chân thực. Các câu văn còn lan man dài dòng, không có sự liên kết mạch
lạc, chặt chẽ. Có không ít học sinh khi viết bài văn đã quá ỷ lại vào sách
tham khảo hoặc dàn bài sẵn có mà giáo viên cung cấp để viết nên bài viết
giống nhau, thiếu sự sáng tạo.
- Ngôn ngữ vụng về, lủng củng, sa vào kể lể, đặc biệt là tình trạng
diễn xuôi thơ ở một số học sinh.
Ví dụ 1: Khổ thơ mang hình ảnh thấm đượm, niềm háo hức của người
con miền Nam nhưng bây giờ mới có cơ hội thì Bác đã đi xa. Bởi tất cả
mọi người đều là những đứa con trung hiếu của Bác, luôn luôn xem Bác là
3
người cha, người anh, người Bác của chúng ta. Tác giả dùng đại từ xưng
hô “Con- Bác” còn mang sắc thái kính trọng, thành kính. Hình ảnh hàng
tre được lặp lại mang nghĩa biểu tượng cho con người Việt Nam trong
bão táp mưa sa.
(Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác; Bài viết của học sinh
Đinh Văn Long lớp 9A)
Ví dụ 2: Đọc khổ thơ ta thấy có những hình ảnh thơ tiêu biểu như dòng
sông xanh, bông hoa tím biếc và có cả tiếng chim chiền chiện hót vang cả
bầu trời Đặc biệt ở đây là tác giả có thể đưa tay hứng được “từng giọt
long lanh” của tiếng chim chiền chiện. Tiếng chim thì làm sao thành từng
giọt được để tác giả “hứng” rõ ràng tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật ẩn dụ ở đây.
( Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của
Thanh Hải; Bài viết của em Bùi Thị Thúy lớp 9B)
2.2.2. Kết quả của thực trạng
Kết quả chấm bài Tập làm văn tiết 134; 135 (bài viết số 7) văn
nghi luận về đoạn thơ, bài thơ ở lớp 9A và lớp 9B tại Trường THCS Thành
Mỹ trong năm học 2016 - 2017 như sau:
Xếp loại
Giỏi
TL
SL
%
Khá
TL
SL
%
Lớp
Sĩ số
9A
27
1
3.7
4
9B
26
0
0.0
Tổng
53
1
1.9
TB
Yếu; kém
TL
SL
%
SL
TL
%
14.8
14
51.9
8
29.6
3
11.5
16
61.6
7
26.9
7
13.2
30
56.6
15
28.3
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm; các yếu tố nội
dung và hình thức nghệ thuật cần chú ý khi làm bài văn nghị luận về
đoạn thơ, bài thơ .
2.3.1.1. Khái niệm nghị luận về nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
Trong SGK ngữ văn lớp 9 tập 2 (trang 78) nêu rõ: “Nghị luận về đoạn
thơ, bài thơ là là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật
đoạn thơ, bài thơ ấy. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện
qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu…Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để
có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.”
Chúng ta thấy rằng: Sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở những kiến
thức mang tính chất lý luận, khái quát, chưa cụ thể. Các em còn rất mơ hồ
về các khái niệm ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu thơ…Chính vì vậy trong
quá trình giảng dạy, người giáo viên cần tích hợp trong các tiết dạy của
mình cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản này.
4
2.3.1.2. Các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật cần chú ý khi nghị
luận về đoạn thơ, bài thơ
- Ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy. Ngôn ngữ thơ có sự khác biệt với
ngôn ngữ văn xuôi đó là tính cô đọng, hàm xúc, lời ít ý nhiều. Một bài thơ
thường có dung lượng nhỏ nhưng chứa đựng nội dung lớn. Vì vậy mỗi bài thơ
thường có nhiều tầng ý nghĩa. Để hiểu được các tầng nghĩa của bài thơ người đọc
phải hiểu được các từ ngữ trong bài thơ đó. Đặc biệt trong một bài thơ, đoạn
thơ thường có những câu, những từ đóng vai trò then chốt là điểm sáng, con
mắt thơ của bài thơ (nhãn tự). Vì vậy, khi phân tích, ta phải tìm được những
từ ngữ độc đáo ấy để lột tả được linh hồn của bài thơ, đoạn thơ.
Ví dụ : Trong câu thơ: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”,
(Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1), học sinh cần phân tích được
các tầng nghĩa của từ “khóa xuân” như sau:
Trước hết “khóa xuân” là “khóa kín tuổi xuân”; ở đây tác giả muốn
nói tới việc Kiều đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Như vậy, “khóa
xuân” cho ta thấy được cảnh ngộ đáng thương của nàng Kiều. Bên cạnh
đó từ “khóa xuân” vốn được dùng để chỉ những người con gái nhà quyền
quý thời xưa bị cấm cung, không được ra khỏi phòng ở để giữ gìn phẩm
giá của mình. Song Lúc này Kiều đã bị Mã Giám Sinh lừa, bị thất thân với
Mã Giam Sinh thì còn gì để mà giữ gìn ? Vậy với từ “khóa xuân” Nguyễn
Du còn thể hiện nổi xót xa, mỉa mai cho thân phận của Thúy Kiều
- Hình ảnh thơ
Bên cạnh ngôn ngữ, hình ảnh thơ cũng là một yếu tố nghệ thuật
không thể thiếu khi phân tích thơ. Khi tìm hiểu văn bản, giáo viên cần gợi
dẫn cho học sinh nhận ra đâu là hình ảnh tiêu biểu giàu giá trị biểu cảm,
giàu sức gợi thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm để học sinh phân tích,
cảm nhận.
Ví dụ : Trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh, có rất nhiều hình ảnh
thơ độc đáo thể hiện sự quan sát tinh tế và sáng tạo của nhà thơ. Đặc biệt
là hình ảnh:
“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Cảm giác giao mùa được Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là một
phát hiện rất mới và độc đáo của ông. Câu thơ gợi trước mắt ta hình ảnh
một đám mây bông xốp đẹp như một dải lụa còn vương trên bầu trời: Một
nửa mang sắc nắng của mùa hạ, nửa kia mang sắc biếc của mùa thu. Dải
mây ấy trong hành trình sang thu dường như vẫn còn lưu luyến vấn vương
chưa muốn rời xa mùa hạ. Như vậy chỉ một hình ảnh thơ mà Hữu Thỉnh
vừa gợi ra cái hình, cái tình của sự vật. Đồng thời nó còn giúp ta nhận ra
bước chuyển của thời gian trong khoảnh khắc giao mùa.
- Giọng điệu thơ
Giọng điệu thơ là phong cách, cách nhìn nhận, khám phá riêng của
từng nhà thơ từ đề tài, nội dung tư tưởng, cảm xúc của tác giả, hình thức
5
nghệ thuật…Mỗi tác giả đều ghi dấu ấn riêng của mình trong dòng chảy
chung của văn học. Vì vậy, khi phân tích thơ giáo viên cần hướng dẫn học
sinh nhận ra giọng điệu của từng nhà thơ qua đọc - hiểu văn bản để thấy
được phong cách sáng tác, cái khác biệt của người nghệ sĩ.
Ví dụ:
+ Thơ Nguyễn Duy giàu tính triết lý, thiên về chiều sâu với những trăn trở
suy tư. Giọng điệu tâm tình tự nhiên kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự.
+ Thơ Y Phương thể hiện cái mộc mạc, chân thực, mạnh mẽ và trong sáng,
lối tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Biện pháp tu từ
Do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc biệt nên việc sử dụng các biện
pháp tu từ rất được chú trọng trong việc diễn đạt nội dung thơ. Muốn làm
bài văn phân tích thơ đúng, hay và sâu, học sinh phải nắm vững kiến thức
về các biện pháp tu từ tiếng Việt. Kiến thức này các em đã được trang bị
trong các tiết phân môn tiếng Việt. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy ở
phân môn giảng văn, giáo viên cần hướng dẫn để các em phát hiện được
các biện pháp tu từ và quan trọng hơn là phân tích được tác dụng của nó
đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Các biện pháp tu từ
này các em đã được học bao gồm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ...
+ Biện pháp so sánh
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Ở câu thơ này tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, ý nghĩa: biển
như "lòng mẹ". Lòng biển bao la, sâu thẳm như lòng mẹ hiền từ, nhân hậu,
ân tình, bao dung luôn chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con
người. Biển là nguồn sống, gắn bó thân thiết, cho ta tất cả như người mẹ
“nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển
thân yêu, là lời cảm tạ của con người đối với biển cả bao la.
+ Biện pháp nhân hóa
“Sương chùng chình qua ngõ”
(Sang thu – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2)
Bằng nghệ thuật nhân hoá, sương thu được cảm nhận như một thực
thể hữu hình đang di chuyển chậm chạp, nhẹ nhàng nơi vườn thôn ngõ
xóm. “Chùng chình” là từ láy diễn tả trạng thái cố ý làm chậm lại. Không
biết làn sướng ấy cũng đang dùng dằng, lưu luyến với mùa hạ hay muốn
tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên “chùng chình” chưa muốn
dời chân?
+ Biện pháp ẩn dụ
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
( Viếng lăng bác – Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2)
6
“Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Bởi vì Bác Hồ và
mặt trời đều có điểm tương đồng. Nếu mặt trời đem đến ánh sáng, sự sống
cho muôn vật, muôn loài thì Bác với đường lối lãnh đạo đúng đắn đã soi
sáng con đường cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, mang về cuộc sống
ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Nếu mặt trời là hiện tượng thiên nhiên
vĩnh hằng, bất tử thì Bác Hồ kính yêu cũng sống mãi trong triệu triệu trái
tim con người Việt Nam hôm nay và mai sau.
+ Biện pháp hoán dụ
“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
chỉ cần trên xe có một trái tim ”
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 2 )
Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra nhiều ý
nghĩa biểu tượng thiêng liêng. Trước hết "trái tim" chỉ người lính lái xe ở
tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ. Đồng thời đó còn là trái
tim yêu thương, trái tim cháy bỏng ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước. Trái tim mang tinh thần lạc quan và niềm tin mãnh
liệt vào ngày đất nước thống nhất, Bắc – Nam sum họp một nhà.
Trên đây mới chỉ là một số ví dụ biện pháp tu từ tiêu biểu, còn rất
nhiều biện pháp tu từ mà giáo viên cần gợi dẫn để học sinh phân tích khi
nghị luận thơ như điệp ngữ, nói giảm nói tránh, nói quá… Giáo viên cũng
cần lưu ý với các em, trong quá trình nghị luận cần phân tích kết hợp tác
dụng của các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ, bài thơ.
Như vậy, trước khi hướng dẫn học sinh các kĩ năng để làm bài nghị
luận về đoạn thơ, bài thơ, học sinh cần hiểu được các yếu tố nội dung và
nghệ thuật của thơ. Các em phải biết mình cần nhận xét, đánh giá về
những gì. Để làm được điều này người giáo viên cần phải có sự tích hợp
trong quá trình giảng dạy cả ba phân môn Tiếng Việt, Đọc – hiểu văn bản
và phần Tập làm văn.
2.3.2. Những yêu cầu cụ thể khi làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
2.3.2.1. Về kiến thức cần có trước khi làm bài
Để làm tốt được bài văn nghị luận về tác phẩm văn học nói chung,
nghị luận về thơ nói riêng, yêu cầu đầu tiên có tính chất tiên quyết đó là
học sinh phải nắm vững những kiến thức cơ bản về tác phẩm. Cụ thể:
- Kiến thức về tác giả, cuộc đời và sự nghiệp, phong cách thơ.
- Kiến thức về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, hiểu được nội dung
chính và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Thuộc văn bản thơ
- Xác định được những những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ….
đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ đã học.
Tất cả các kiến thức này các em đã được trang bị qua tiết học dưới sự
dẫn dắt của giáo viên. Khi kết thúc tiết dạy tôi thường yêu cầu các em tự hệ
thống hóa kiến thức bài học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy
thường bao gồm những nội dung sau:
* Về tác giả: Thường là những thông tin khái quát nhất giới thiệu về tác giả.
Phần này sẽ giúp các em dễ dàng viết được phần mở bài theo cách trực tiếp.
7
Ví dụ:
+ Phạm Tiến Duật là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời
kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung,
hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
+ Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện sự chân thật, trong
sáng, lối tư duy giàu hình ảnh của người dân miền núi.
* Về tác phẩm: + Về nội dung:
+ Về nghệ thuật:
Ví dụ: Sau khi học bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, tôi yêu cầu
học sinh vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức bài học như sau:
Thông qua thao tác này, học sinh sẽ ghi nhớ được những kiến thức cơ
bản nhất về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật cũng như những tín hiệu
8
về ngôn ngữ, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu của văn bản. Đây là bước chuẩn bị
có tính chất nền tảng trước khi viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
2.3.2.2. Yêu cầu của bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
Bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ bên cạnh những yêu cầu
chung của bài văn nghị luận như có hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận
chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, bố cục hợp lý, lời văn phải chuẩn xác, trong
sáng... còn có những yêu cầu riêng như sau:
- Khi nghị luận tác phẩm thơ, học sinh phải bám sát vào văn bản thơ
tìm ra cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu…Từ đó có
những phân tích, nhận xét đánh giá, cảm nhận xác đáng về nội dung và
nghệ thuật của bài thơ.
- Người viết cần có những cảm nhận, suy nghĩ riêng của mình. Cảm
nhận ấy phải đúc rút từ kinh nghiệm riêng của bản thân và xuất phát từ sự
phân tích ngôn từ, hình ảnh của bài thơ. Tuyệt đối không được suy diễn chủ
quan tùy tiện.
- Cảm xúc của bài viết không phải là việc sử dụng các từ biểu lộ cảm
xúc như a, ôi...mà cảm xúc là sự rung cảm và đồng điệu. Tức là các em phải
thực sự rung động trước vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh, trước tư tưởng tình
cảm của nhà thơ gửi gắm vào đứa con tinh thần của mình. Có như vậy, bài
nghị luận về đoạn thơ, bài thơ của các em mới khơi gợi sự đồng cảm về
cảm xúc và thuyết phục được người đọc, người nghe.
2.3.3. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản để làm tốt bài văn
nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
2.3.3.1. Kỹ năng phân tích đề
Phân tích đề được xem là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định “dẫn
đường, chỉ lối” cho người làm bài. Nếu phân tích đúng yêu cầu của đề bài
thì sẽ tìm ra được hướng đi đúng. Ngược lại, nếu phân tích sai thì sẽ không
đáp ứng được yêu cầu của đề, đôi khi còn bị lệch đề, lạc đề. Thế nhưng
nhiều học sinh chưa ý thức được vai trò của bước tìm hiểu đề này nên đã bỏ
qua hoặc nếu có cũng mang tính chất hình thức. Chính vì thế mà người giáo
viên phải giải thích cho các em thấy được vai trò của bước tìm hiểu đề,
hướng dẫn HS biết phân tích kĩ đề, rèn luyện cho các em trở thành thói
quen, kĩ năng khi làm bài.
Đối với dạng đề nghị luận về tác phẩm thơ, có thể thống kê những
cách ra đề như sau:
- Dạng 1: Nghị luận về một đoạn thơ
- Dạng 2: Nghị luận về toàn bộ bài thơ
- Dạng 3: Nghị luận về một phương diện của thơ
- Dạng 4: Nghị luận về một hình ảnh, chi tiết trong bài thơ
- Dạng 5: Dạng đề so sánh giữa hai bài thơ, hai đoạn thơ
- Dạng 6: Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ
Dù ở dạng nào, trước hết giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề
bài, tìm và gạch chân những từ ngữ quan trọng để xem xét, xác định chính
xác yêu cầu của đề. Cụ thể phải xác định cho được ba yêu cầu sau đây:
- Xác định phương pháp nghị luận.
9
- Tìm nội dung bàn luận.
- Tìm phạm vi dẫn chứng.
Cần lưu ý các em có hai dạng đề: Đề có mệnh lệnh và không có
mệnh lệnh. Dạng đề có mệnh lệnh học sinh sẽ dễ dàng xác định được thao
tác lập luận chủ yếu sử dụng trong bài viết của mình như : phân tích, cảm
nhận, suy nghĩ...Đối với dạng đề không có mệnh lệnh thường làm cho các
em băn khoăn, lúng túng khi phân tích đề. Trong quá trình hướng dẫn, giáo
viên cần cho các em thấy dù không có mệnh lệnh, các em vẫn phải phân
tích, cảm nhận, trình bày suy nghĩ của mình. Tức là các em phải vận dụng
nhiều thao tác trong bài viết để làm rõ vấn đề nghị luận. Tùy từng dạng đề
cụ thể mà các em có sự vận dụng linh hoạt các thao tác này.
Ví dụ 1: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
- Phương pháp nghị luận: Phân tích
- Nội dung: Nội dung và nghệ thuật của khổ thơ
- Phạm vi dẫn chứng: Khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh
Ví dụ 2: Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã thể hiện lòng
thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ với Bác khi vào
lăng viếng Bác
Với dạng đề nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ các em sẽ xác định:
- Phương pháp nghị luận: Phân tích, cảm nhận, suy nghĩ
- Nội dung: “Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ với
Bác khi vào lăng viếng Bác”
- Phạm vi dẫn chứng: Bài thơ “Viếng lăng Bác”
Ví dụ 3: Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ qua hai tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu
và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Với dạng đề so sánh này, các em sẽ xác định:
- Phương pháp nghị luận: cảm nhận kết hợp với phân tích
- Nội dung: Hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ
- Phạm vi dẫn chứng: Hai tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ
về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
Ví dụ 4: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: «Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác,
hay cả bài.». Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải,
em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Với dạng đề nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ các em sẽ xác định:
- Phương pháp nghị luận: Phân tích, cảm nhận, suy nghĩ
- Nội dung: Cái hay về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Mùa xuân nho
nhỏ” của Thanh Hải
- Phạm vi dẫn chứng: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Với bước tìm hiểu đề, yêu cầu các em tiến hành nhanh và xác định
chính xác yêu cầu của đề. Muốn vậy, không có cách nào khác đó là các em
phải rèn luyện kĩ năng thành thục qua thực hành.
2.3.3.2. Kỹ năng tìm ý
10
Sau khi tiến hành xong phần tìm hiểu đề, giáo viên hướng dẫn học
sinh bước tìm ý.Tìm ý gắn liền với việc người viết xác định luận điểm cho
bài viết của mình. Như vậy, đây chính là bước chúng ta xây dựng những cột
móng đầu tiên của ngôi nhà. Các bước tìm ý:
Bước 1: Đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ để có cảm nhận chung về tác phẩm.
Bước 2: Trả lời các câu hỏi: Đề bài yêu cầu nội dung gì? Nội dung ấy được
thể hiện bằng những đặc sắc nghệ thuật nào? ( Hình ảnh, nhịp điệu, từ ngữ,
biện pháp tu từ…); khơi gợi trong lòng ta những tình cảm, cảm xúc gì?
Bước 3: Chia ý của luận đề thành từng luận điểm.
Ví dụ 1: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Ở bước tìm ý học sinh xác định được các ý:
+ Cảm nhận tinh tế khi chợt nhận ra những tín hiệu chuyển mùa.
+ Cảm xúc ngỡ ngàng trước sự thay đổi bất ngờ của thiên nhiên.
+ Hình ảnh thơ ấn tượng, ngôn từ trong sáng, gợi cảm.
Ví dụ 2: Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã thể hiện lòng
thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ với Bác khi vào lăng
viếng Bác
Sau khi tìm hiểu đề, học sinh tiến hành bước tìm ý bằng cách trả lời
các câu hỏi sau: Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi
vào lăng Viếng Bác được thể hiện như thế nào? Học sinh dựa vào kiến thức
đã học (xem lại sơ đồ tư duy mà các em đã được hướng dẫn để hình dung,
tái hiện lại hệ thống kiến thức đã học) để chia ý của luận đề thành các luận
điểm. Gồm có 4 luận điểm:
+ Niềm xúc động thành kính của nhà thơ khi đến lăng Bác
+ Niềm xúc động thành kính của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
+ Cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ khi vào trong lăng Bác
+ Niềm thương nhớ, xúc động của nhà thơ khi phải rời lăng và ước
nguyện của nhà thơ
Ví dụ 3 : Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ qua hai tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu
và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Tìm ý: Học
sinh xác định được:
+ Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”
+ Hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
+ Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ
Ví dụ 4: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: «Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác,
hay cả bài». Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải,
em hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Ở bước tìm ý giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định các ý cần
phải triển khai như sau:
1. Em hiểu về ý kiến trên như thế nào?
2. Chứng minh: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ hay cả hồn
lẫn xác, hay cả bài.
- Về nội dung:
11
+ Bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, chân thành của tác giả trước mùa xuân của
thiên nhiên, đất nước.
+ Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng
của mỗi cuộc đời và dạt dào khát vọng hiến dâng.
- Về hình thức: Bài thơ có những đặc sắc gì về hình thức nghệ thuật
2.3.3.3. Kỹ năng lập dàn ý
Như đã nói ở trên lập dàn ý là sắp xếp các ý đã tìm được ở bước tìm ý
theo một trình tự hợp lí và xác định mức độ trình bày mỗi ý theo tỉ lệ thoả
đáng giữa các ý.
Nếu một bài văn hoàn chỉnh được ví như một ngôi nhà thì dàn ý là cái
sườn thiết kế nên ngôi nhà ấy. Viết một bài văn nghị luận cũng thế. Muốn có
một bài văn nghị luận hay, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của đề bài một cách
rõ ràng, chặt chẽ, có hệ thống, mạch lạc, lập luận thuyết phục… người giáo
viên phải hướng dẫn học sinh làm tốt bước lập dàn ý này.
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy: Đây là bước mà học sinh coi là
khó nhất khi làm bài. Và các em cũng hay bỏ qua để thực hiện bước viết
bài. Tại sao vậy? Vấn đề này cũng dễ lí giải: thứ nhất, các em thường có
tâm lí sợ mất nhiều thời gian khi làm bài. Thứ hai, không có thói quen, chưa
tập thành nếp lập dàn bài trước khi viết bài hoàn chỉnh. Như vậy, hậu quả
của việc không lập dàn ý là bài văn có hệ thống luận điểm thường sắp xếp
không theo trật tự lô gic, các ý lộn xộn, hoặc thiếu ý, thiếu luận điểm trong
bài viết. Vậy bước này, giáo viên cần phải làm gì để giúp các em tránh khỏi
những tồn tại trên?
Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh phải nhớ được dàn ý chung của
bài văn nghị luận về đoạn thơ bài thơ. Sau đó dựa vào sơ đồ tư duy (các em
đã thực hiện ở tiết đọc hiểu văn bản tôi đã trình bày ở phần trên) để tái hiện
lại kiến thức đã học và tiến hành lập dàn ý cho đề bài.
Dàn ý bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ như sau:
A. Mở bài
- Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ.
- Nhận xét, đánh giá chung của người viết về nội dung và nghệ thuật của
đoạn thơ, bài thơ
B. Thân bài
- Ý chuyển + luận điểm 1 + dẫn thơ + phân tích nghệ thuật nội dung + chốt ý
- Ý chuyển + luận điểm 2 + dẫn thơ + phân tích nghệ thuật, nội dung + chốt ý
- Đánh giá chung về đoạn thơ ,bài thơ:
C. Kết bài
- Khái quát nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung
- Liên hệ bản thân, cuộc sống
Với bước này tôi hướng dẫn học sinh đi từ những đề đơn giản đến
phức tạp, để các em từng bước rèn luyện và hình thành kỹ năng cho mình.
Ví dụ 1: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
12
- Giới thiệu vị trí và chép khổ thơ.
B. Thân bài: Suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ 1.
1. Cảnh sang thu của đất trời:
- Nội dung: tín hiệu thu sang nhẹ nhàng, mơ hồ.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh: "hương ổi", “gió, sương".
+ Từ ngữ gợi tả, biểu cảm: "phả, se, chùng chình".
2. Cảm xúc của nhà thơ:
- Nghệ thuật: từ ngữ gợi tả, biểu cảm "bỗng, hình như”.
- Nội dung: tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng.
C. Kết bài: Tổng hợp lại giá trị, ý nghĩa của khổ 1
- Nội dung: đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt
- Nghệ thuật: cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
Ví dụ 2: Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã thể hiện lòng
thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ với Bác khi vào lăng
viếng Bác
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt và nêu vấn đề
B. Thân bài
Với đề bài này, chúng ta phải triển khai những luận điểm:
1. Niềm xúc động thành kính của nhà thơ khi đến lăng Bác (khổ 1)
2. Niềm xúc động thành kính thiêng liêng của nhà thơ khi đứng trước lăng
Bác. (khổ 2)
3. Cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ khi vào trong lăng Bác (khổ 3)
4. Niềm thương nhớ, xúc động của nhà thơ khi phải rời lăng và ước nguyện
của nhà thơ (khổ 4)
( Ở các luận điểm các em sẽ triển khai bằng các luận cứ tương ứng.)
* Đánh giá về nghệ thuật:
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Ví dụ 3: Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của
Thanh Hải
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vị trí và chép khổ thơ.
B. Thân bài:
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống:
- Hình ảnh: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc
- Âm thanh: Tiếng chim chiền chiện
- Hình ảnh ẩn dụ: Giọt long lanh
-> Tình yêu, sự nâng niu trân trọng của nhà thơ đối với thiên nhiên quê hương
C. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật khổ thơ, liên hệ bản thân
Ví dụ 4: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: « Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác,
13
hay cả bài.». Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, em
hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
A. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung ý kiến, nhận định.
- Trích dẫn lại ý kiến / nhận định.
B. Thân bài:
1. Giải thích nhận định
2. Chứng minh nhận định: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ hay
cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
a. Bài thơ hay ở phần “hồn”( nội dung):
- Bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, chân thành của tác giả trước mùa xuân của
thiên nhiên, đất nước.
- Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng
của mỗi cuộc đời và dạt dào khát vọng hiến dâng.
b. Bài thơ hay ở phần “xác” ( hình thức):
- Nhan đề; mạch cảm xúc; Thể thơ, cách ngắt nhịp; cách gieo vần; Hình
ảnh thơ, giọng điệu thơ
3. Đánh giá, mở rộng:
- Đánh giá khái quát về bài thơ
- Bài học cho người nghệ sĩ
- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ
C. Kết bài :
- Khẳng định lại vấn đề.
Giáo viên cần dành thời gian hướng dẫn và cho các em thực hành với
các dạng đề khác nhau, yêu cầu học sinh lập dàn ý, chấm chữa nghiêm túc.
2.3.3.4. Kỹ năng viết từng phần cho bài văn
Từ dàn ý đã có sẵn, giáo viên hướng dẫn các em viết thành bài văn
hoàn chỉnh có bố cục 3 phần rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài.
Yêu cầu đối với bước này là :
- Phải bám sát vào dàn bài đã lập để triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ,
luận chứng.
- Bài văn hoàn thiện phải là một thể thống nhất về hình thức, hoàn chỉnh về
nội dung. Vì vậy, các câu, các đoạn trong văn bản phải liên kết với nhau
một cách chặt chẽ về nội dung và hình thức. Liên kết về nội dung đó là sự
thống nhất ác đoạn văn trong trong văn bản, nghĩa là các đoạn văn phải
hướng vào luận đề và làm rõ luận đề. Liên kết hình thức giữa các đoạn văn
được thể hiện bởi các dấu hiệu hình thức như sử dụng phép nối, phép thế,
phép lặp… Khi rèn luyện kỹ năng viết bài cần bắt đầu từ các bài tập rèn
luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn cụ thể, liên kết đoạn văn ấy với các phần
còn lại của văn bản.
a. Kỹ năng viết mở bài
Trong bài tập làm văn phần mở bài là phần gây ấn tượng đầu tiên cho
người đọc. Nó là đoạn giới thiệu vấn đề được nghị luận trong bài văn, đồng
14
thời khơi gợi, lôi cuốn sự chú ý của người đọc đối với vấn đề đó. Có một
thực trạng thường xảy ra đó là khi đứng trước một đề bài, học sinh rất lúng
túng không biết mở bài như thế nào cho hay và thường các em để mất nhiều
thời gian “chết” ở phần này. Vì vậy, giáo viên cẩn chú ý rèn kĩ năng
viết đoạn mở bài cho các em.
* Nguyên tắc mở bài
- Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài
- Chỉ được phép nêu những ý khái quát (HS không được lấn sang phần thân
bài: giảng giải, minh hoạ hay nhận xét, đánh giá ý kiến nêu trong đề).
Có 2 cách mở bài:
+ Mở bài trực tiếp: Đi từ giới thiệu tác giả, tác phẩm rồi giới thiệu vào
vấn đề nghị luận. (Với cách này, học sinh dựa vào những kiến thức ở tiết
đọc hiểu và đã được khái quát ở sơ đồ tư duy để viết). Mở bài này thường
ngắn gọn, dễ làm, tiết kiệm được thời gian nhưng đôi khi kém phần thu hút
người đọc và thường dành cho đối tượng học sinh trung bình.
+ Mở bài gián tiếp: Là cách mở bài đi từ cái chung đến cái cụ thể hoặc
nêu ra một câu trích lý luận, châm ngôn, câu nói nổi tiếng có liên quan đến
vấn đề cần nghị luận. Cách này đòi hỏi các em phải có vốn kiến thức về lý
luận, về văn chương nên thường dành cho đối tượng học sinh khá giỏi.
Dù là cách mở bài nào giáo viên cũng lưu ý học sinh những nội dung
cần và đủ trong mở bài đó là phải đảm bảo ba yêu cầu: Dẫn vào đề, nội
dung đề, chuyển ý.
Ví dụ: Với đề bài : Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã thể
hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ với Bác khi
vào lăng viếng Bác
- Mở bài trực tiếp:
Viễn Phương là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Thơ ông nhỏ nhẹ, giàu tình cảm,
mang đậm phong cách Nam Bộ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng
thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
- Mở bài gián tiếp:
“Bác Hồ - người là tình yêu thiết tha nhất trong trái tim nhân loại”.
Có lẽ vì vậy mà Bác đã trở thành đề tài khơi nguồn cảm hứng bất tận cho
cho những người sáng tác. Viễn Phương là một trong số ấy. Bài thơ “Viếng
lăng Bác” của ông đã thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc
của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
b. Kỹ năng viết các đoạn trong phần Thân bài:
Nếu mở bài và kết bài của một bài văn chỉ triển khai thành một đoạn
văn tương ứng với mỗi phần thì phần thân bài có nhiều đoạn văn. Có một
thực tế, không ít học sinh khi viết phần thân bài thường viết liền thành một
“khối”, có nghĩa phần thân bài các em chỉ viết duy nhất một đoạn văn. Để
khắc phục lỗi này và giúp học sinh rèn kĩ năng xây dựng các đoạn phần
thân bài, tôi yêu cầu học sinh dựa vào dàn ý, chọn một luận điểm hoặc giao
cho mỗi nhóm một luận điểm để các em xây dựng các đoạn văn tương ứng
theo các cách lập luận: diễn dịch, qui nạp, tổng - phân - hợp... Sau đó cho
15
các em trình bày đoạn văn viết của mình, các bạn trong nhóm, các nhóm
khác nhận xét và sửa chữa, bổ sung để hình thành đoạn văn hoàn chỉnh. Khi
nhận xét, sửa chữa cần lưu ý các em tính liên kết giữa đoạn văn đang viết
với các phần khác của văn bản. Giáo viên có thể chọn những đoạn văn viết
tốt cho học sinh đọc tham khảo và tự rút kinh nghiệm cho mình.
Giáo viên phải hình thành cho học sinh quy trình xây dựng đoạn văn
triển khai luận điểm theo các bước sau:
+ Nhận xét khái quát về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ ấy
+ Dẫn chứng đoạn thơ, khổ thơ
+ Phát hiện các dấu hiệu nghệ thuật và phân tích nghệ thuật ấy trong
việc diễn đạt nội dung
+ Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, khổ thơ
Ví dụ: Viết đoạn văn triển khai luận điểm thứ nhất phần thân bài: Niềm
xúc động của nhà thơ khi đến lăng Bác (khổ 1) như sau:
“ Mở đầu bài thơ, viễn Phương đã bộc lộ niềm xúc động của mình
khi đến “thăm” lăng Bác:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác..
..Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Ta thấy lời thơ giản dị như lời kể chuyện: Từ miền Nam xa xôi, Viễn
Phương cùng các chiến sĩ ra thủ đô Hà Nội để thăm lăng Bác. Với cách
xưng hô "Con - Bác" đã thể hiện tình cảm gần gũi, ấm áp mà thành kính
của nhà thơ đối với Bác. Nhà thơ không dùng từ “viếng” mà dùng từ
“thăm” vừa giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát vừa diễn tả sự xúc động
nghẹn ngào của nhà thơ. Ta tưởng như Viễn Phương là đứa con xa bây giờ
mới có dịp trở về thăm người cha già dân tộc. Đứng từ xa ngắm nhìn lăng
Bác, hình ảnh hàng tre bát ngát hiện lên trong màn sương huyền ảo của
bầu trời Hà Nội. Đây là hình ảnh thực chỉ những cây tre bình dị, mộc mạc
được trồng hai bên lăng Bác. Từ hình ảnh tả thực này, nhà thơ đã liên
tưởng tới hình ảnh ẩn dụ “hàng tre xanh xanh Việt Nam...” - biểu tượng
cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong
suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước. Nhà thơ thật tài tình khi sử
dụng cặp hình ảnh tả thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi “hàng tre” cùng với
thán từ “ôi” đã thể hiện niềm xúc động, tự hào của nhà thơ trước hàng tre
thân thuộc nơi lăng Bác.”
Đây là ví dụ một đoạn văn (triển khai luận điểm thứ nhất) của phần
thân bài (gồm nhiều đoạn), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh viết các
đoạn khác nhau của các đề khác để các em rèn luyện kĩ năng viết các đoạn
phần thân bài.
c. Kỹ năng viết kết bài
Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ của bài văn nhưng lại rất quan trọng
đảm bảo tính hoàn chỉnh của bố cục bài văn. Một kết bài hay là kết bài sẽ
tạo được “dư ba” trong lòng người đọc dù khi đã khép lại trang văn. Tuy
nhiên vì nhiều lí do khác nhau, kết bài thường là phần “đuối” nhất so với
các phần khác của bài văn, thậm chí nhiều bài văn thiếu hẳn phần kết bài.
16
Vì vậy, người giáo viên cần phải giúp học sinh nhận thức được tầm quan
trọng của đoạn kết bài và hướng dẫn các em rèn luyện kĩ năng viết đoạn
kết bài đúng, hay.
Yêu cầu của kết bài:
+ Phải khái quát ngắn gọn, cô đọng vấn đề đã trình bày
+ Không được phép lặp lại phần mở bài.
Có nhiều cách kết bài khác nhau, tuỳ theo khả năng của người viết. Có
thể kết bài bằng cách tóm tắt, khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của
tác phẩm. (Đây là dạng kết bài ngắn gọn, đơn giản) hoặc kết bài bằng một
nhận định, phê bình, bằng một đoạn thơ, bài hát có nội dung liên quan đến
vấn đề. Cũng có thể kết bài bằng cách vận dụng vào cuộc sống và rút ra bài
học…
Ví dụ: Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã thể hiện lòng
thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ với Bác khi vào lăng
viếng Bác, học sinh có thể có các cách kết bài sau:
- Kết bài 1
Tóm lại, với lời thơ giản dị, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha
thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng
người đọc. Bởi lẽ, bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà
thơ Viễn Phương đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha
thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân
tộc.
- Kết bài 2
“Thơ là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”. Bài thơ “Viếng
lăng Bác”của tác giả Viễn Phương đã tìm được sự “đồng điệu” của hàng
triệu tâm hồn người Việt đó là lòng thành kính, biết ơn đối với Bác Hồ kính
yêu. Cảm ơn nhà thơ Viễn Phương – người đã nói thay những lời trái tim
muốn nói. Xin được mượn lời bài hát của tác giả Chu Minh để thay cho lời
kết: “Đất nước nghiêng mình - Đời đời nhớ ơn - Tên Người sống mãi với
non sông Việt Nam … Người sống trong muôn triệu trái tim”
2.3.3.5. Kĩ năng đọc và sửa lỗi
Qua quan sát các bài kiểm tra của học sinh, tôi nhận thấy có một
thực tế đó là các em không có thói quen đọc, sửa lỗi. Mỗi bài văn chính là
sản phẩm của quá trình lao động, sáng tạo.Vì vậy, khi hoàn thành sản phẩm
phải kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện sản phẩm của mình. Bởi vì trong quá
trình viết có thể có những sai sót về diễn đạt, trình bày. Giáo viên cần
hướng dẫn và yêu cầu các em phải dành thời gian thực hiện bước này. Cụ
thể các em làm bài xong, cần phải đọc lại toàn bài để rà soát, sửa lỗi về bố
cục, về trình bày để hoàn thiện bài viết của mình.
2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá qua dạy học kiểu bài nghị luận về đoạn
thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9
Đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá cũng là một biện pháp quan trọng để
nâng cao hiệu quả trong dạy học môn ngữ văn nói chung, kiểu bài nghị luận
về đoạn thơ, bài thơ nói riêng.
17
2.4.1. Đổi mới cách ra đề kiểm tra
- Tăng cường hệ thống đề kiểm tra phần nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ở
các dạng khác nhau:
+ Dạng đề cảm nhận. Ví dụ: Cảm nhận về hình ảnh người Bà trong bài thơ
“Bếp lửa” của Bằng Việt
+ Dạng đề phân tích. Ví dụ: Phân tích khổ thơ đàu thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
+ Dạng đề mở về phương pháp làm bài.
Ví dụ: Cảm xúc về mùa xuân và tâm sự về cuộc đời của nhà thơ Thanh Hải
qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
+ Dạng đề nghị luận phần thơ kết hợp nghị luận về các vấn đề xã hội.
Ví dụ: Cảm nhận đoạn thơ sau:
“ Thình lình đèn điện tắt
… đủ cho cho ta giật mình”
(Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 tập 1 )
Qua đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về lẽ sống thuỷ chung ân
nghĩa của thế hệ trẻ hiện nay?
2.4.2. Đổi mới khâu đánh giá
- Đánh giá theo tiêu chí năng lực cần đạt được ở từng phần của đề kiểm tra
Ví dụ: Khi trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa
xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Đối với bài làm của học sinh sẽ được đánh giá gồm các mức như sau:
Nội dung kiến thức, kĩ năng
Mức độ đạt được
Học sinh phân tích để thấy vẻ đẹp + Mức tối đa: Học sinh biết cách
của bức tranh thiên nhiên mùa xuân phân tích, thể hiện được những cảm
với các hình ảnh đẹp: Dòng sông nhận sâu sắc vẻ đẹp của khổ thơ,
xanh. Bông hoa tím biếc và âm đảm bảo yêu cầu về hình thức đạt 2
thanh của tiếng chim chiền chiện; điểm
nghệ thuật ẩn dụ thể hiện tình yêu và + Mức chưa tối đa: Chưa đáp ứng
sự nâng niu trân trọng đối với thiên đầy đủ các nội dung trên: 0, 25 ->
nhiên của tác giả.
1,75 điểm
+ Mức chưa đạt: Không làm / Lạc đề
/ sai cơ bản các kiến thức đưa ra: 0
điểm
- Xây dựng đáp án mở: Đối với dạng đề mở thì khi xây dựng đáp án và biểu
điểm cũng cần có đáp án mở tương ứng. Vì vậy, giáo viên cần phải linh
hoạt khi đánh giá bài làm của học sinh.
- Hình thức đánh giá: Giáo viên thực hiện đánh giá học sinh bằng nhiều
hình thức đánh giá: Đánh giá qua bài làm, qua hoạt động nhóm, cá nhân,
qua kết quả trải nghiệm sáng tao...
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi hoàn thành, sáng kiến kinh nghiệm này đã giải quyết trong tôi
những băn khoăn trong quá trình rèn học sinh kỹ năng viết văn nghị luận về
đoạn thơ, bài thơ. Cũng từ đây, bản thân tôi còn được trang bị, củng cố
thêm kiến thức về cách viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ; có cách
nhìn toàn diên, sâu sắc hơn về kĩ năng viết bài văn nghị luận về đoạn thơ,
18
bài thơ. Từ đó, giúp cho tôi có những phương pháp cụ thể phù hợp khi giảng dạy
văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy văn nghị luận về
đoạn thơ, bài thơ đối với học sinh lớp 9 trường THCS Thành Mỹ, tôi thấy
các em đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Học sinh có hứng thú
hơn trong giờ học tập làm văn, không còn ngại viết và đã tự tin hơn trong
viết đoạn văn, bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Bài văn của các em
đã ít mắc các lỗi như lạc đề, lệch đề như trước, diễn đạt trôi chảy hơn, mạch
lạc hơn, giảm các lỗi về diễn đạt, trình bày. Bài viết đã có bố cục rõ ràng,
luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ... Ngay từ cách mở bài, kết bài cũng có
nhiều sáng tạo. Phần thân bài đã được triển khai thành các đoạn tương ứng
với các ý chính. Các em không diễn đạt thành “khối” như phần thân bài
trước đây nữa. Đặc biệt hiện tượng học sinh diễn xuôi thơ như trước đã
được cải thiện rõ rệt. Có những bài viết khá sâu sắc, có nhiều sáng tạo độc
đáo, thể hiện cảm nhận riêng của người viết.
Ví dụ 1: Khổ thơ cuối cùng là nơi tập trung nhất ý nghĩa – biểu tượng của
hình ảnh vầng trăng:
Trăng cứ tròn vành vạnh…
… đủ cho ta giật mình.”
Mặc cho con người vô tình, “trăng cứ tròn vành vạnh”, đó là vẻ đẹp tự nó
và mãi mãi vĩnh hằng. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân
hóa “ánh trăng im phăng phắc” khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như
một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng rất tình nghĩa nhưng
cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người. “Ánh trăng im phăng
phắc” nhưng đủ để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình lãng
quên quá khứ tốt đẹp, tức là con người đang phản bội lại chính mình. Nó
còn có ý nhắc nhở con người nên trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá
trị truyền thống.
(Phân tích khổ thơ đầu của bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy; học sinh
Trương Thị Quế lớp 9B )
Ví dụ 2: Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, Thanh Hải đã bộc lộ cảm
xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:
“Mùa xuân người cầm súng
… Lộc trải dài nương mạ”
Thanh Hải cảm nhận về mùa xuân đất nước bằng những hình ảnh cụ thể
“người cầm súng, người ra đồng" đây là hình ảnh biểu tượng cho hai lực
lượng chính với hai công việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Cái tài của
nhà thơ thể hiện ở việc sử dụng từ “lộc” vừa mang nghĩa tả thực vừa mang
nghĩa ẩn dụ. Đó là sức xuân bất diện, sức sống mãnh liệt của những con
người đang đem mùa xuân đến mọi miền của đất nước. Ở hai câu thơ cuối
“Tất cả như hối hả - Tất cả như xôn xao” tác giả đã dùng những từ láy và
nhịp điệu thơ nhanh, dồn dập cho ta thấy khí thế tưng bừng nhộn nhịp của
cả đất nước đang vào xuân.
(Cảm nhận về khổ thơ thứ hai bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải; Bài viết của học sinh Trịnh Linh Linh lớp 9A)
19
Cụ thể kết quả bài viết của học sinh Trường THCS Thành Mỹ ở hai lớp 9A
và lớp 9B năm học 2017- 2018 như sau:
Xếp loại
Giỏi
TL
SL
%
Khá
TL
SL
%
Lớp
Sĩ
số
9A
28
8
28.6
10
9B
30
5
16.7
Tổng
58
13
22.4
TB
Yếu; kém
TL
SL
%
SL
TL
%
35.7
10
35.7
0
9
30
14
46.6
2
6.7
19
32.8
24
41.4
2
3.4
0
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong giảng dạy, bên cạnh việc giúp học sinh nắm bắt kiến thức
trọng tâm của bài học thì việc rèn luyện kĩ năng sẽ giúp học sinh có đinh
hướng trong việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học và tạo lập văn bản
khi thực hành. Cho nên việc hướng dẫn học sinh cách làm văn nghị luận về
đoạn thơ, bài thơ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng
được chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phương pháp dạy học mới hiện nay.
Để viết được một bài văn nghị luận nói chung, nghị luận về đoạn thơ,
bài thơ nói riêng hay, có sức sáng tạo cao ở trò thì người giáo viên phải là
người tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi, trau dồi nâng cao kiến
thức về kĩ năng viết đoạn văn, bài văn để kịp thời đáp ứng những vướng
mắc cho học sinh. Chính bản thân người giáo viên cũng phải viết được
đoạn văn, bài văn hay thì mới có thể hướng dẫn học sinh thực hiện được.
Đặc biệt, ở những tiết học thực hành lập dàn ý, thực hành viết đoạn văn,
thực hành luyện nói, giáo viên cần chú trọng và phát hiện những học sinh
còn mắc lỗi, chỉ rõ và sửa ngay tại lớp. Ở các tiết trả bài kiểm tra, giáo viên
cần chấm, chữa bài chi tiết, cẩn thận, chính xác để kịp thời nhận ra những
ưu điểm, tiến bộ của học sinh để khuyến khích khen ngợi hoặc thấy những
thiếu sót để khắc phục sửa chữa kịp thời cho học sinh.
Về phía học sinh cần phải có ý thức tự giác trong học tập, nắm vững
những kiến thức vể tác giả, tác phẩm, đọc tham khảo thêm tài liệu. Bởi để
viết được một bài văn đúng và hay, hấp dẫn ngoài vốn kiến thức, khả năng
cảm thụ, đòi hỏi học sinh phải có vốn từ ngữ phong phú. Bên cạnh đó, việc
rèn luyện kĩ năng thực hành như nhận diện đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn,
đọc và sửa lỗi phải trở nên thuần thục.
Trong quá trình thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết
văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ có hiệu quả cho học sinh lớp 9 THCS
Thành Mỹ”. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Làm bất cứ công việc gì cũng đòi hỏi cả giáo viên và học
sinh phải có sự say mê.Trong quá trình dạy học luôn tạo cho các em không
khí thoải mái, hăng hái, tích cực hơn trong học tập, không còn tâm lí mặc
20
cảm, tự ti. Kích thích tư duy sáng tạo, gây hứng thú và sự say mê trong học
tập của học sinh. Giáo viên phải thực sự thương yêu học sinh, luôn tạo điều
kiện cho các em có cơ hội tiến bộ, thành công trong học tập.
Hai là: Dạy văn và học văn không phải là một buổi, hai buổi là được
mà phải là cả một quá trình thường xuyên liên tục và có hệ thống. Việc rèn
luyện kỹ năng viết văn không nên nóng vội mà phải kiên trì tìm và phát
hiện ra “chỗ hổng” sau mỗi lần hướng dẫn để khắc phục, rèn luyện.
Ba là: Luôn kết hợp cung cấp lí thuyết với thực hành, thực hiện
phương châm “học đi đôi với hành”, ra bài tập cụ thể, đánh giá, nhận xét,
chấm trả bài nghiêm túc. Phải đánh giá kết quả học sinh đúng mức, không
thiên vị, những em có năng lực thì tuyên dương còn những em chưa hoàn
thành thì phải động viên khéo léo.
Bốn là: Bản thân giáo viên phải luôn không ngừng học hỏi, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phải
thường xuyên kết hợp tay ba về giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội .
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với mỗi giáo viên
Phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy.
3.3.2. Đối với tổ chuyên môn và nhà trường
- Cần tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi kinh
nghiệm dạy học.
- Khuyến khích, động viên mỗi giáo viên nghiên cứu, thực hiện và áp
dụng những sáng kiến hay để đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng
chuyên môn trong nhà trường.
3.3.3. Đối với Phòng giáo dục và sở giáo dục và & đào tạo
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, tiết dạy mẫu của các giáo viên
cốt cán để các đồng nghiệp được dự giờ, học tập kinh nghiệm.
- Những sáng kiến kinh nghiệm của các đồng chí giáo viên có giá trị áp
dụng trong giảng dạy cần in thành tập san để các trường học tập kinh
nghiệm quý báu đó vào thực tế giảng dạy.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã rút ra trong quá
trình giảng dạy ở trường THCS Thành Mỹ. Rất mong được sự góp ý của
các cấp lãnh đạo và anh, chị đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi
ngày càng hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn cho những năm dạy tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thạch Thành, ngày 10 tháng 4 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Đinh Văn Cẩm
Nguyễn Thị Thơm
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Tác giả
Nhà xuất
bản
1
Giáo trình quán triệt chủ
trương đổi mới giáo dục
trung học phổ thông
PGS.TS Trần Ngọc
Giao
2
Các phương pháp dạy học
hiệu quả
Nguyễn Hồng Vân
(người dịch)
Nhà xuất
bản Giáo
dục
3
Phương pháp làm bài
Nghị luận tác phẩm văn
học 9
Hoàng Đức
Nhà Xuất
bản GD T.p
Hồ Chí
Minh
Trần Đình Sử
Nhà xuất
bản Giáo
dục
Lê Bá Hán
Nhà xuất
bản Giáo
dục
4
Đọc Văn, học Văn
5
Từ điển thuật ngữ văn
học
22
1