Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phương pháp giảng dạy thơ đường luật trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.92 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
I PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích của SKKN
3. Cơ sở và đối tượng của SKKN
3.1.Cơ sở nghiên cứu
3.2. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi thực hiện
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các biện pháp tiến hành
4. Hiệu quả của sáng kiến
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

Trang
1
1
2
3
3
3
3
4
4
4
5
17


18
18
19

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Văn học là nhân học”. Văn học có vai trị vơ cùng quan trọng trong
đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Thế kỉ XXI đã và sẽ
chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và cơng nghệ. Do đó,
khơng q khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm đến Ngoại ngữ, Tin
học và các môn khoa học tự nhiên như là một sự bảo đảm cho tương lai.
Nhưng thật sai lầm khi học sinh loại bỏ môn Văn ra khỏi hành trang tri thức
khi bước vào đời. Từ đó đặt ra nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải
làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp cuả văn học, kích thích sự hứng thú
học tập học văn cho học sinh. Một giờ dạy văn là phải tạo ra được những rung
động thẩm mỹ, sâu sắc khiến người ta say mê. Song nhiệm vụ không kém phần
quan trọng của giáo viên dạy văn ở trường THCS là rèn luyện kỹ năng văn học
cho học sinh. Thực ra khơng phải từ khi đến trường các em mới có cảm xúc
thẩm mỹ, mới có năng lực cảm thụ cái đẹp. Ngay từ thưở cịn nằm trong nơi
qua lời ru của bà, của mẹ, lớn lên nghe hát, nghe ngâm thơ ... Qua các nghệ
thuật ấy các em đã tiếp xúc với văn chương. Vì thế đến trường thơng qua học
tác phẩm văn chương những cảm xúc thẩm mỹ của các em phải được uốn nắn,
sửa chữa và bồi dưỡng, nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúng đắn.
Muốn vậy, mỗi giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng bộ
mơn nhằm nâng cao trình độ kiến thức cho học sinh, đặt cơ sở vững chắc cho
các em tiến lên cấp học cao hơn. Với môn Ngữ văn sau khi đổi mới và thực
hiện đồng bộ trên cả nước, phần lớn giáo viên dạy văn không khỏi băn khoăn,

trăn trở, đang từng ngày từng giờ mày mị và tìm kiếm cho mình một phương
pháp dạy học phù hợp, hấp dẫn cho từng kiểu bài, từng thể loại.
Thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc. Mọi
phương diện của nó đều đạt đến trình độ cao của văn học. Thi pháp thơ Đường
tiêu biểu cho thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc. Do đó nó rất đa dạng, phong
phú, phức tạp và sâu sắc. Vì vậy để hiểu được nó một cách thấu đáo là một việc
khó chưa nói đến việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được. Ở
chương trình ngữ văn THCS học sinh được tìm hiểu một số bài thơ Đường (của
tác giả Việt Nam và Trung Quốc). Song khi thực hiện giảng dạy tôi thấy học
sinh gặp khơng ít khó khăn trong việc tiếp nhận tri thức. Đó là các em gặp phải
hệ thống ngôn ngữ, các bài thơ Đường luật ngôn ngữ dùng với nhiều hình ảnh:
ước lệ, tượng trưng, điển cố, điển tích, từ ngữ Hán Việt... rất xa lạ với học sinh
THCS; Những bài thơ Đường luật có yêu cầu rất nghiêm ngặt về niêm luật, đối,
vần, bố cục... chính vì thế đòi hỏi học sinh phải nắm chắc những quy định đó
một cách tương đối thuần thục thì mới có thể hiểu hết được nội dung, ý nghĩa
2


của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm vào đó và tiếp theo là khoảng cách thời
gian. Có những bài thơ của các tác giả Trung Quốc cách xa hàng mười mấy thế
kỷ, mà khoảng cách về thời gian ln có sự khác biệt về tư tưởng, lối sống... Tất
cả những khó khăn trên đều tác động khơng ít tới việc tiếp cận của học sinh đối
với tác phẩm.
Xuất phát từ thực tế trên trong quá trình học tập, giảng dạy, tìm hiểu,
nghiên cứu và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: "Một
số phương pháp dạy học thơ Đường luật với học sinh THCS" để các bạn đồng
nghiệp cùng tham khảo nhằm rút ra những vấn đề tối ưu nhất vận dụng vào q
trình giảng dạy.
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với môn Ngữ văn, Hán Việt là lớp từ quan trọng. Vì vậy, việc học

tập, tìm hiểu từ Hán Việt là một hoạt động không thể thiếu – ngồi việc học về
yếu tố Hán Việt qua phân mơn Tiếng Việt thì việc hiểu chữ Hán, từ Hán Việt
trong các bài thơ là điều không kém quan trọng. Đây chính là bước đầu học tập
cách vận dụng từ ngữ, yếu tố Hán Việt vào văn bản (thơ). Vì vậy, học thơ Đường
luật là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh.
- Từ việc đọc và hiểu văn bản (thơ Đường luật), học sinh nắm được một
số vốn từ Hán Việt và dùng nó để thực hành – sáng tạo văn bản – điều này thể
hiện rõ nguyên tắc tích hợp, đảm bảo cung cấp hệ thống kiến thức và kỹ năng
cho học sinh. Như vậy, có thể nói rằng, dạy thơ Đường luật cũng là một cách
truyền thụ mang nhiệm vụ kép: vừa cung cấp những tri thức mới vừa là dùng
những tín hiệu này để giúp người học bước đầu vận dụng trong quá trình học
tập.
- Học thơ Đường luật, học sinh sẽ được giới thiệu và tìm hiểu kỹ một mẫu
thể loại nhất định ở trên lớp và qua một số bài tương tự. Học sinh vừa học để
rèn luyện, phân tích và đánh giá tác phẩm. Điều này cũng là để tăng cường tính
thực hành ứng dụng phù hợp với nguyên tắc tích hợp.
- Những tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào chương trình giảng dạy ở
lớp 7, lớp 8 đã được các nhà soạn sách nghiên cứu chọn lọc khá kỹ với những
tác phẩm tiêu biểu. Đó là những bài thơ thực sự có giá trị về nội dung và nghệ
thuật trong kho tàng văn học của dân tộc cũng như của nước ngồi. Song, trong
q trình giảng dạy, giáo viên vẫn cịn cảm thấy lúng túng, chưa nhất quán trong
phương thức giảng dạy, cần được bàn bạc, để đi đến một sự thống nhất chung
trong giảng dạy thơ Đường luật ở lớp 7 (dung lượng truyền thụ sao cho phù hợp
với trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với thời gian theo phân phối
chương trình, phù hợp với phương pháp tích cực hóa hiện nay…) Đây chính là
3


vấn đề nổi cộm được nhiều giáo viên, nhiều trường quan tâm và đề cập đến khi
thực hiện chương trình dạy Ngữ văn 7.

- Chất lượng học tập môn Ngữ văn nhìn chung chưa cao, đặc biệt đối với
những tác phẩm văn chương cổ cụ thể là thơ Đường luật vì khi tiếp xúc với
những tác phẩm này, học sinh THCS quá bỡ ngỡ với cách cảm, cách nghĩ của
người xưa, nhất là cách diễn đạt ngôn ngữ cổ, bằng những từ Hán Việt mà ngày
nay ít được dùng và phổ biến trong thời đại “chữ quốc ngữ làm bá chủ” thay cho
thời nho học thuở xưa.
- Thời gian quy định còn quá eo hẹp cho một số tác phẩm, vì phải dạy như
thế nào để đảm bảo việc phân bố chương trình hiện nay? Phù hợp với ngun tắc
tích hợp trong q trình dạy Ngữ văn? Đây chính là mục đích tơi thực hiện sáng
kiến kinh nghiệm này.
3.Cơ sở và đối tượng của sáng kiến
3.1. Cơ sở nghiên cứu:
- Những bài thơ Đường luật tuy chiếm một thời lượng khơng lớn trong
chương trình ngữ văn trung học cơ sở nhưng do đặc điểm riêng biệt của thể loại,
thơ Đường luật thực sự là đối tượng thách thức khả năng chiếm lĩnh của người
dạy văn và người học văn. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trong giảng dạy
theo cảm nhận của cá nhân tơi thì thực sự giáo viên rất sợ khi thao giảng về thơ
Đường luật bởi vì bản thân có những giáo viên chưa cảm nhận hết được cái hay
của những bài thơ Đường luật, nắm bắt luật thơ cịn mơ màng cho nên gặp phải
khó khăn khi dạy trên lớp. Đối với giáo viên còn hạn chế thì việc yêu cầu học
sinh tiếp thu và lĩnh hội những nét tinh hoa của thơ Đường luật như theo mục
tiêu bài học quả là một vấn đề cịn khó khăn đối với học sinh lớp 7 - Đây cũng
là một vấn đề hết sức trăn trở đối với mỗi giáo viên khi đứng lớp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Những văn bản thơ Đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp 7 mà
đối tượng để nghiên cứu cụ thể đó là đặc điểm thơ Đường luật, những vấn đề
lưu ý về khai thác kiến thức cũng như phương pháp để có thể hướng dẫn học
sinh cảm nhận một bài thơ Đường luật theo yêu cầu của tinh thần đổi mới
4. Phạm vi thực hiện
- Tìm hiểu về:

- Đặc điểm thể thơ Đường luật
- Cách dạy một số văn bản thơ Đường luật ở Ngữ văn 7 ( thể bát cú
Đường luật, thể thơ tứ tuyệt ).
- Thực hiện cho đối tượng hoc sinh khối 7 khi học thơ Đường luật ở
trường trung học cơ sở Hoµng Giang
4


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Thơ Đường là một thành tựu tiêu biểu của văn học Trung Quốc. Đây là
một bộ phận văn học quan trọng, bao gồm những tác phẩm ưu tú, vượt qua
những biến cố thăng trầm của lịch sử, qua những thử thách khắc nghiệt của thời
gian đến hơm nay vẫn cịn nguyên giá trị, vừa hiện thực vừa nhân đạo là tiếng
nói tình cảm thắm thiết, nhân văn cao cả. Tuy nhiên việc xác định nội dung tư
tưởng của các bài thơ Đường là một vấn đề rất khó. Trước đây thơ Đường được
đưa vào sách giáo khoa văn học 9 khơng ít Giáo viên và học sinh gặp khó khăn
trong việc dạy và học. Sau khi đổi mới chương trình sách giáo khoa, do tinh thần
tích hợp với kiểu văn bản biểu cảm, chùm thơ Đường đã được đưa vào dạy ở
lớp 7. Khó khăn lại càng khó khăn hơn bởi vì mọi cái đều xa lạ với các em, từ
chữ Hán, thi pháp thơ Đường cho đến cả cảm hứng, thi tứ, cảnh và người trong
thơ đến trình độ cảm thụ văn bản thơ … Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là: Dạy thơ
Đường như thế nào cho đối tượng 13–14 tuổi đạt kết quả. Từ thực tế đó tơi đã
tập trung nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy để làm sao các em
yêu thích và cảm thu, chiếm lĩnh được tác phẩm thơ Đường một cách có hiệu
quả cao nhất.
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Thuận lợi:
Trong những năm học trước bản thân tôi cũng đã được nhà trường phân
công giảng dạy môn ngữ văn 7, Trong năm học này tôi đang trực tiếp giảng dạy

ngữ văn của lớp 7. tôi thấy học sinh có khả năng tiếp thu bài nhanh, một số học
sinh có năng khiếu về văn chương. Các em có tinh thần học tập ham học hỏi,
hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ khi lên
lớp. Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp. Tham gia đầy
đủ các lớp học chuyên đề để nâng cao trình độ nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi
mới của nền giáo dục nước nhà. Hiện nay tài liệu tham khảo nhiều giúp ích rất
nhiều trong cơng tác giảng dạy của giáo viên. Song bên cạnh những thuận lợi đó
cịn có một số những khó khăn khi tham gia thực hiện đề tài.
2.2 Khó khăn:
Trong những năm qua bản thân tơi cũng như các đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn đã tổ chức rất nhiều chuyên đề về việc nâng cao chất lượng dạy thơ
Đường luật trong nhà trường ở khối lớp 7 và lớp 8. Ngồi ra cịn làm những
chun đề hội thảo về nắm bắt đặc điểm thơ Đường luật và cách dạy những bài
thơ Đường luật khó trong chương trình. Trong những chun đề đó chúng tơi đã
chú ý tới vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan như tranh ảnh minh họa và bảng phụ
5


để tạo hứng thú học tập cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao vì tranh vẽ minh
họa cho nên chưa đảm bảo độ chính xác cao.
- Trong q trình giảng dạy về thơ Đường luật giáo viên cũng đã có gắng
kết hợp giải nghĩa từ, hình ảnh, điển cổ, điển tích,… để HS hiểu rõ ý nghĩa của
từng câu thơ. Hướng dẫn HS phát hiện, phân tích cái hay của nhãn tự trong bài
thơ. Phân tích nghệ thuật (so sánh, tượng trưng, ,… và các biện pháp nghệ thuật
khác nếu có). Liên hệ so sánh (nếu cần). Qua các hoạt động suy luận , phân tích,
phát hiện, thảo luận, nhận định, GV giúp HS tổng hợp, khái quát bài thơ. Giáo
viên giúp học sinh bình luận đánh giá bài thơ về cách miêu tả cảnh, cách nghĩ,
cách diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả.
Như trên tơi đã nói với trình độ nhận thức của học sinh lớp 7 để tiếp cận,
chiếm lĩnh nội dung các tác phẩm về thể loại thơ Đường quả là một vấn đề rất

khó khăn trong việc tiếp thu khiến thức, chiếm lĩnh tác phẩm. Qua thực tế dự
giờ, học hỏi kinh nghiệm, qua các tiết thao giảng khi dạy các bài thơ Đường thấy
kết quả chưa cao, một số em thậm chí không nắm được nội dung bài học.
Hiện tại môn Ngữ văn đã có tài liệu tham khảo nhưng các một số tác phẩm có
đoạn trích được học trong sách giáo khoa ở thư viện khơng có, do đó rất khó
khăn cho học sinh hình dung được nội dung của tác phẩm. Hiện nay do xu thế
của xã hội nên học sinh xem nhẹ các mơn KHXH trong đó có mơn Ngữ văn dẫn
đến chất lượng học tập không cao. Thấy được những thuận lợi và khó khăn trên
tơi đã cố gắng khắc phục nghiên cứu để ứng dụng những kinh nghiệm mà trong
thực tế tôi đã áp dụng và đã thu được những kết quả nhất định trong quá trình
giảng dạy.
3. Các biện pháp tiến hành
Thơ Đường vốn rất xa lạ với học sinh THCS về tư tưởng, về nghệ thuật và
về quan điểm thẩm mỹ, tuy nhiên dạy học thơ Đường về đại thể khơng có gì
khác so với dạy học các tác phẩm văn học hiện đại nói chung, vẫn đi theo trình
tự các phần các mục của một giờ văn học. Song do tính đặc thù của thơ cổ trong
q trình giảng dạy tơi đã tiến hành một số biện pháp sau:
* Giúp học sinh tiếp cận tốt tác phẩm:
Tiếp cận tác phẩm là một bước cực kì quan trọng khi dạy và học một tác
phẩm văn chương nói chung và đặc biệt là đối với một bài thơ Đường nói riêng.
Bấy lâu nay phần lớn giáo viên chưa chú trọng bước này và nghĩ rằng tiếp cận
tác phẩm chỉ là đọc tác phẩm và trả lời các câu hỏi cuối bài. Điều đó chưa đủ khi
dạy một bài thơ Đường. Trước khi dạy một bài thơ Đường tôi đã gúp các em tiếp
cận tác phẩm bằng các việc làm cụ thể như sau:

6


* Tìm hiểu tác giả, hồn cảnh ra đời của tác phẩm.
Tìm hiểu tác giả, hồn cảnh ra đời của tác phẩm. Hiểu được nội dung tác

phẩm phải gắn tác giả với một giai đoạn lịch sử nhất định để học sinh dễ dàng
nắm bắt được ý tưởng của nhà thơ thông qua thời đại, xã hội mà tác giả sinh
sống. Khơng chỉ có thế bởi thơ là tiếng lịng là tiếng nói của con tim thi nhân
nên việc nắm được hồn cảnh của tác giả, tính cách của tác giả cũng là một việc
rất cần thiết để hiểu được nội dung tác phẩm. Vì vậy trong mục này tơi cho học
sinh tìm hiểu kỹ phần chú thích ở nhà cịn bản thân tơi đọc tài liệu thu thập
thơng tin về tác giả và tác phẩm tổng hợp những ý cơ bản, và dẫn dắc học sinh
tiếp nhận thông tin qua phương pháp tái hiện. Bên cạnh đó tơi thu thập các hình
ảnh về tác giả, tác phẩm qua mạng intnet , sử dụng poverpoint, trình chiếu
trong tiết học gây sự hứng thú , giúp học sinh hình dung được phong thái, tính
cách, tâm tư của nhà thơ từ đó tiếp cận nội dung bài thơ một cách dễ dàng.
* c tỏc phm:
Muốn học sinh hiểu đợc thơ Đờng luật -Yêu cầu học sinh phải
đọc và thuộc văn bản. Muốn làm đợc nh vậy, giáo viên cần hớng
dẫn học sinh chu đáo phần chuẩn bị bài mới ở nhà. Phn lớn giáo
viên khi dạy thơ Đường chỉ chú ý đến phần dịch thơ và bám vào đó để phân tích
(vì phần phiên âm chữ Hán Giáo viên nghĩ là khó nên bỏ qua) . Đọc tác phẩm
thơ Đường là phải đọc cả phần phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa và dịch thơ. Đặc
biệt chú đến phần phiên âm chữ Hán vì phần phiên âm này có lúc đã vượt khỏi
tầm hiểu biết của học sinh, nhưng dù khó đi chăng nữa việc tìm hiểu kĨ phần
phiên âm chữ Hán giúp học sinh bước đầu có cách cảm nhận riêng mà phần dịch
thơ không thể thay thế được.
Để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng, các tác giả dùng
những từ ngữ gợi tả hình tượng, màu sắc, đường nét cho nổi hình trước mắt
người đọc . Đồng thời mỗi bài thơ là một bản nhạc, nhạc của thanh điệu, vần,
luật, tiết tấu, đối…Sự hài hòa về âm điệu, nhịp điệu,sự thống nhất về âm hưởng
làm cho bài thơ trở thành một tấm dệt âm thanh tinh xảo tạo nên một khả năng
biểu hiện nội dung mạnh mẽ… Vì thế yêu cầu đọc thơ phải “ Vang hết lời, rung
hết nhạc” giúp các em biết lắng nghe ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản nghệ
thuật ngôn từ, hình thành ở các em nhu cầu cảm nhận, xúc cảm và rung động

chân thành trước mỗi cái hay cái đẹp toát ra từ mỗi âm thanh, nhịp điệu, âm
hưởng của bài thơ...với mục đích đó khi hướng dẫn đọc tôi hướng dẫn đọc một
cách cặn kẽ, hướng dẫn các em đọc sáng tạo, chú ý cách ngắt nhịp, giọng thơ…
Đọc sáng tạo là phương pháp đặc biệt với bộ môn văn. Đọc sáng tạo bao
gồm cả đọc thầm, đọc thành tiếng. Mỗi người đọc đem phần kinh nghiệm sống,
7


vốn văn hóa riêng của mình vào việc tiếp nhận văn bản, tiếp nhận một cách chủ
động sáng tạo. Đọc diễn cảm là một hình thức của đọc sáng tạo.
Nếu hoạt động này làm tốt sẽ giúp học sinh hình dung, tưởng tượng nội dung ẩn
chứa trong bài. Chỉ khi nào thực sự hiểu, cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn
bản, lúc đó mới có thể đọc diễn cảm được và ngược lại, đọc diễn cảm văn bản
cũng chính là cách giúp học sinh hiểu sâu hơn về văn bản. Với thơ Đường giáo
viên cần hướng dẫn học sinh đọc chính xác từ ngữ, đúng giọng điệu, phiên âm,
dịch nghĩa và dịch thơ. GV có thể đọc mẫu trước rồi gọi HS đọc.
Ví dụ:
Bài 1: Xa ngắm thác núi Lư của Lý Bạch.
Giáo viên đọc, sau đó hướng dẫn học sinh đọc: Giọng phấn chấn, ngợi ca, nhấn
mạnh các từ “vọng”, “quải”, “nghi”. Bản dịch nên đọc chậm rõ theo nhịp 4/3.
Bài 2: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lý Bạch.
Cần đọc giọng chậm, buồn, tình cảm, nhịp 2/3.
Bài 3: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Tri Chương.
Đọc với giọng buồn, chậm, nhịp 3/4 hai câu cuối giọng hỏi.
Bài 4: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Đỗ Phủ.
Đọc chậm giọng buồn, nhấn mạnh những từ ngữ, hình ảnh đối lập. Chú ý
đúng mức bản dịch thơ, dịch nghĩa và phiên âm.
Trong phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản, phần luyện tập đã có hệ thống
câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu văn bản rút ra kết luận khoa học cần thiết
nhưng vẫn đòi hỏi sự sáng tạo, gia công sư phạm của giáo viên để giờ học văn

thực sự hứng thú với các em, thu hút các em vào hoạt động tìm hiểu tác phẩm.
* Chú ý mối quan hệ của các câu thơ và mạch cảm xúc trong từng bài
Cùng là thơ Đường nhưng mỗi bài có một sự sáng tạo riêng. Ở bài “Xa
ngắm thác núi Lư” với bố cục 1/3 (Câu một là phông nền cho bức tranh, ba câu
sau đặc tả cảnh thác). Bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”có bố cục 2/2
(Hai câu đầu là sự thay đổi của bản thân theo năm tháng, hai câu sau là một tình
huống và tâm trạng của tác giả). Bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” lại có kết
cấu bốn phần (cảnh tượng gió thu tốc mái nhà tranh; sự bất lực xót xa của nhà
thơ trước đám trẻ cướp tranh; nỗi khổ đau trong ngôi nhà mất mát: đoạn cuối là
khát vọng, mơ ước của nhà thơ).
Phân tích bài theo bố cục với học sinh lớp 7 sẽ dễ khai thác, dễ tìm hiểu
hơn. Ngồi ra, trong q trình phân tích, bằng hệ thống câu hỏi hợp lý của giáo
viên học sinh sẽ thấy được mối liên hệ giữa các câu thơ.
VD: “Bài cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Câu thứ
3 là câu thơ có vai trị như một bản lề nối hai câu với câu 4. Hãy chứng minh?
8


Giáo viên có thể định hướng: hành động ngẩng đầu nhìn trăng ở câu 3 là
một hành động tất yếu để kiểm nghiệm ý 2 câu đầu: ánh sáng phủ trên mặt đất là
trăng hay sương? Nhìn trăng, nỗi lịng tác giả với quê hương lại trỗi dậy và lập
tức tác giả cúi xuống khơng phải để nhìn lại ánh trăng mà bởi nỗi lòng nặng trĩu.
* Hướng dẫn học sinh phân tích nghệ thuật đối trong thơ Đường
Có nhiều kiểu đối: tiểu đối, đối câu, đối từ, đối ý... được các tác giả vận
dụng linh hoạt sáng tạo. Bởi thế khi phân tích thơ Đường giáo viên cần hướng
dẫn học sinh phát hiện và phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong mỗi bài.
VD: Giáo viên đưa ra câu hỏi: Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của nghệ
thuật đối trong bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”?
Ở đây 3 câu đầu bài thơ đều tự tách ra 2 vế đối ý, đối lời, riêng câu 4 lại đối lập
với 3 câu trước:

Thiếu tiểu ly gia
>< lão đại hồi
Hương âm vô cải
>< mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến
>< bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về
Giọng q khơng đổi, nhưng tóc mai đã rụng
Trẻ con gặp mặt, không quen biết
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
Ba câu đầu thể hiện rõ tâm trạng nửa vui, nửa buồn, vừa mừng, vừa tủi. Đây là
tâm trạng thực của người con bao năm xa quê nhà giờ mới trở về, buồn vui lẫn
lộn, những ngọn triều tình cảm, những đợt sóng lịng khơng kìm nén được, thoắt
vui, thoắt buồn, thoắt mừng, thoắt tủi, không tự chủ được. Đọc lên ta cảm giác
thấy bước chân hấp tấp, lập cập, líu ríu, tay bắt mặt mừng, nước mắt rơi xuống
ướt cả nụ cười trên môi.
Cụ già 86 tuổi nhưng vẫn là người con của quê hương, vẫn giọng quê không đổi
với nỗi nhớ không nguôi nhưng đột ngột hẫng hụt biết bao, tủi lịng biết bao khi
mình trở thành khách lạ ngay chính q hương mình.
* Hướng dẫn học sinh phân tích kỹ hơn nhãn tự (nếu có) hoặc kết cấu
trong mỗi bài
Đây là yêu cầu cần thiết giúp học sinh hiểu được tác phẩm một cách đầy
đủ, sâu sắc.
Bài: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, giáo viên có thể đưa ra câu
hỏi: Câu cuối là một câu hỏi hồn nhiên của trẻ nhưng gợi bao suy nghĩ trong
lòng tác giả, trong lòng người đọc. Hãy phân tích đế làm rõ?
Tiểu vấn: Khách tịng hà xứ lai?
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
9



Tiếng cười trong trẻo vô tư, câu hỏi ngộ nghĩnh, thái độ ngoan ngoãn của
bọn trẻ lại gợi cho tác giả nỗi buồn thấm thía, mình cũng là người con quê
hương vậy mà... Phải chăng câu cuối này cũng là lời tạ lỗi của đứa con với
người mẹ quê hương?
Với bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, tìm hiểu đoạn kết của bài giáo
viên có thể đặt câu hỏi: Suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ?
Học sinh sẽ nêu suy nghĩ của mình. Giáo viên có thể định hướng: trong
nỗi thống khổ tột cùng của mình, tấm lịng nhà thơ vẫn rộng mở bao dung từ
trong tăm tối lạnh lùng cùng khốn vụt bay lên một ước mơ nhân đạo dành cho cả
thiên hạ còn mình tự nguyện hy sinh.
Ngồi ra cần chú ý học sinh phân tích sâu sắc hơn các nhãn tự của bài
(nếu có) nhãn tự bài “Xa ngắm thác núi Lư” là quải - treo, vọng - ngắm, nhìn xa, phi –bay.
* Khuyến khích học sinh đọc sáng tạo:
Học sinh sẽ rất hứng thú được thể hiện sự hiểu biết của mình bằng khả
năng mình có. Học sinh có thể thể hiện sự hiểu bài của mình bằng cách vẽ tranh
minh họa, làm thơ phụ họa. VD: Sau khi học xong bài: “Cảm nghĩ trong đêm
thanh tĩnh” một số em có năng khiếu thơ ca đã tập làm thơ phụ họa
Khi hướng dẫn học sinh phân tích chú ý xây dựng các kiểu câu hỏi đa
dạng: từ phát hiện phân tích đến câu hỏi nêu vấn đề để phát huy tính tích cực
của học sinh, để nhiều đối tượng học sinh (trung bình, khá, giỏi) đều được tham
gia khám phá tác phẩm.
VD: Bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, giáo viên có thể nêu vấn đề:
Hãy thay chữ “sàng” nghĩa là “giường” bằng chữ khác và cho biết ý tứ của câu
có thay đổi khơng? Thay đổi như thế nào?
Nếu học sinh khơng tìm được từ thay thế, giáo viên có thể cho các em những từ
gợi ý như: án (bàn) đình (sân) để học sinh thay và nhận xét. Qua việc thay thế đó
học sinh sẽ thấy từ “sàng” thể hiện chủ thể đang trên giường, khơng ngủ được
nhìn trăng trong trạng thái mơ màng thao thức thì mới thấy trăng mà ngỡ như

sương và ở câu sau mới hợp lý tự nhiên hơn.
* Chú ý đến tích hợp khi phân tích thơ Đường
Khơng gị ép mà tùy vào từng bài, giáo viên có thể tích hợp cho học sinh
hiểu một cách toàn diện hơn về tác phẩm, đồng thời kích thích sự tìm tịi sáng
tạo của các em.
Hồn cảnh ra đời của tác phẩm, thời đại ra đời tác phẩm (yếu tố lịch sử)
cũng giúp các em hiểu đúng về tác phẩm hơn.

10


VD: “Bài cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, Lý Bạch thuở nhỏ thường hay
nên núi Nga Mi ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi trở đi là ông ra đi và xa quê mãi
mãi. Bởi thế mỗi khi nhìn thấy trăng, tác giả lại nhớ quê nhà da diết.
Hay bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, phải hiểu hồn cảnh của đất nước
đầy biến loạn, hoàn cảnh của bản thân tác giả lúc bấy giờ cũng là tình cảnh đông
đảo của nhân dân mới hiểu hết ý nghĩa và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Không
sa đà vào hồn cảnh ra đời của tác phẩm nhưng cũng khơng thể bỏ qua trong q
trình phân tích, tìm hiểu bài thơ, phần này thường tiến hành trước khi phân tích
vào bài. Có như vậy GV mới giúp HS có cái nhìn đầy đủ về ý nghĩa, giá trị tư
tưởng của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.
Nếu như với cách dạy truyền thống trước đây chỉ 55%-60% học sinh hiểu
bài, kiến thức không sâu rộng, tư duy không sáng tạo và chưa phát huy năng lực
cảm nhận riêng của từng học sinh thì với phương pháp dạy học mới theo hướng
tích cực, chất lượng mỗi giờ dạy nâng lên rõ rệt. Học sinh hiểu bài và nắm chắc
kiến thức từ 85% trở lên. Trong đó khá và giỏi chiếm trên 60%. Trong những
giờ tập làm văn với kiểu bài biểu cảm, 100% học sinh biết biểu lộ cảm xúc bằng
cách trực tiếp hay gián tiếp, biểu lộ cảm xúc của riêng mình đối với sự vật, sự
việc, con người... và các đối tượng xung quanh
* Hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt.

Nắm được nghĩa các yếu tố Hán Việt giúp các em bước đầu nắm được nội
dung bài thơ. Các phần chú giải văn bản, giải thích từ Hán Việt các điển tích
điển cố trong bài thơ chính là phá vỡ hàng rào ngôn ngữ, rút ngắn khoảng cách
giữa học sinh và các điều đại lịch sử. Việc nắm chắc nghĩa các yếu tố Hán Việt
tạo cơ sở cho học sinh hiểu một cách khái quát nghĩa của từng câu thơ để từ đó
hiểu được nội dung tác phẩm cao hơn là học sinh biết vận dụng để giao tiếp phù
hợp với văn cảnh.
Sách giáo khoa Ngữ văn đã giải nghĩa các yếu tố một cách cơ bản, nhưng
với những từ khó hoặc những từ dễ nhầm lẫn, bởi vậy khi lên lớp tơi lấy thêm
ví dụ để học sinh dễ hiểu. Sử dụng lời giảng thuật để dẫn dắc học sinh tiếp cận
văn bản. Sau khi nắm chắc nghĩa từng yếu tố và nghĩa từng câu. Các em phải
biết so sánh phân biệt phần dịch thơ với nguyên tác. Bởi vì khơng phải phần
dịch thơ nào cũng đạt tới “mười phân vẹn mười”. Từ đó bước đầu các em cảm
nhận được vẽ đẹp của tác phẩm, thấy được nét độc đáo trong tâm hồn, phong
cách nghệ thuật của từng câu thơ. Ví dụ: Trong bài “Vọng Lư Sơn bộc bố” ở câu
1: Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế trong câu là quan hệ nhân quả, chủ thể xuyên
suốt là mặt trời. Ơ phần dịch thơ, vế sau thành cụm C – V “khói tía bay”, mối
quan hệ nhân quả trên đã bị xố bỏ, khơng khí huyền ảo đã bị xua tan. Còn ở câu
3: Phần dịch thơ đã bỏ mất di từ “quải” nên ấn tượng do hình ảnh dịng thác gợi
11


ra trở nên mờ nhạt, hình ảnh liên tưởng ở câu cuối thiếu cơ sở.Hay ở bài “Tĩnh
dạ tứ” tác gỉ cảm nhận được ánh trăng sáng qua tư thế nằm trên giường từ “
sàng” ngĩa là “ Giường” nói lên điều đó. Nếu thay từ “ đình ” có nghĩa là sân
hoặc những từ ngữ khác thì ý nghĩa của câu thơ sẽ bị giảm sút. Khơng cịn sợ
thao thức , trăn trọc khi nghĩ về quê hương yêu dấu. Khi dạy bài thơ này tôi
không thể không cho các em hiểu nghĩa cụm từ và cũng là cảm hứng chủ đạo
của bài thơ: Vọng nguyệt hoài hương ( Trông trăng nhớ quê).
Hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt là bước không thể thiếu được bởi khi dạy tôi

thường cho học sinh so sánh nghĩa giữa bản dịch và nguyên tác để học sinh thu
nhận được kiến thức một cách sâu sắc , toàn diện. Làm tốt phần này giúp các em
mở rộng vốn từ Hán Việt và hiểu nghĩa từ Hán Việt. Hỗ trợ đắc lực cho giờ học
Tiếng Việt về từ Hán Việt
* Định hướng được kiến thức cơ bản .
Kiến thức cơ bản là kiến thức cụ thể nhưng ở dạng tập trung hơn, trừu
tượng hơn, làm bộc lộ bản chất của cái cụ thể. Biết định hướng, làm rõ hệ thống
kiến thức cơ bản sẽ tránh bài dạy dàn đều và tràn lan, làm cho học sinh nhồi nhét
quá nhiều thông tin. Đặc biệt ở đây lại là thơ Đường rất hàm súc và nhiều tầng ý
nghĩa. Cùng với nó, đối tượng tiếp cận lại là học sinh 12 – 13 tuổi. Kiến thức cơ
bản ở đây chủ yếu là hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu: Hệ thống cảm xúc,
rung động và tâm trạng tình cảm thơng qua bức tranh thiên nhiên sinh động
Ví dụ: Khi đọc bài “ Vọng Lư Sơn bộc bố” (Lý Bạch) tơi tập trung làm rõ được
tình cảm nhà thơ trước vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua việc sử dụng
kênh hình. Từ đó rút ra được nét độc đáo trong phong cách thơ Lý Bạch: Phóng
khống, giàu chất lãng mạn, bằng hệ thống câu hỏi định hướng, gợi tìm.
Hoặc là với bài “ Qua đèo Ngang ” với ngôn ngữ phong phú, kết hợp với việc sử
dụng những thủ pháp nghệ thuật tài tình lấp lánh nhiều tầng ý nghĩa đã góp phần
làm nên tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan tôi cũng chủ yếu khai thác bức
tranh tâm trạng, tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.
Thơ Đường là một thể loại khó lại dạy cho học sinh lớp 7. Vì vậy khi dạy thơ
Đường Giáo viên không nên ôm đồm kiến thức dẫn đến học sinh khó hiểu rồi đi
đến chán nãn và tiếp nhận khơng có hiệu quả.
* Xác định được thi pháp thơ Đường trong các bài thơ:
Cái gì làm nên sự hấp dẫn thơ Đường? Đó chính là thi pháp thơ Đường.
Nắm được điều này giúp chúng ta hiểu thơ Đường một cách chính xác và khách
quan, giúp Giáo viên phân tích và giảng các bài thơ một cách sâu sắc, tránh áp
đặt, miễn cưỡng, cứng nhắc. Nắm được thi pháp thơ Đường có ý nghĩa thực tiễn
thiết thực đối với những người làm công tác dạy học mơn Ngữ văn nói chung và
thơ Đường nói riêng. Vì vậy khi dạy chùm thơ Đường trong sách Ngữ văn 7 nếu

12


giáo viên xác định đúng các yếu tố thi pháp thì lúc ấy giáo viên mới mở được
cánh cửa để học sinh đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Vậy nói đến thi
pháp thơ Đường chúng ta nói đến những điều gì? Trong phạm vi đề tài này tôi
chỉ đưa ra một số yếu tố thi pháp cần thiết cho việc dạy phần thơ Đường trong
sách Ngữ văn 7.
* Đối tượng là người, vật, việc trong thơ Đường.
Con người là chủ thể, là đối tượng, đồng thời cũng là mục đích cứu cánh
của văn học. Sáng tác văn học là một hoạt động phản ánh và thể hiện con người.
Con người là yếu tố trung tâm, chi phối các yếu tố thi pháp khác. Bởi thế xác
định được con người trong thơ Đường là xác định được nội dung chính, tư
tưởng, thơng điệp của bài thơ. Ví dụ: Trong bài “Vọng Lư Sơn bộc bố” và “Tĩnh
dạ tứ” ta thấy con người xuất hiện ở đây là con người vũ trụ, ln khát vọng và
hồ hợp với thiên nhiên. Cả không gian bao la của dãy núi Lư Sơn như thu vào
tầm mắt của Lý Bạch. Từ đó ta có thể thấy được đây là người yêu thiên nhiên,
ưa tự do, phóng khống, lãng mạn như một “Tiên thi”.
Trong bài: “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” con người xuất hiện ở đây lại
là con người đời thường, con người hành động, con người chịu nhiều những
biến cố thăng trầm, những bon chen của của cuộc sống vì vậy họ đề cao cái tâm
hơn. Đó là tình cảm, hồi niệm, ưu, sầu, ốn, hận, khát vọng cuộc sống ấm no,
tươi đẹp khơng chỉ cho mình mà cịn “khắp kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ “qua đó
bộc lộ được tính nhân văn giữa con người với con người mà chỉ bấy nhiêu đó
thơi cũng đủ tác động sâu sắc đến tình cảm, lẽ sống. Hay “ Hồi hương ngẫu thư”
là tâm trạng con người khi trở về thăm quê hương... Như vậy nắm được chủ thể
trong thơ Đường nghĩa là nắm được linh hồn của văn bản. Khi khai thác văn bản
học sinh sẽ tiếp thu nhanh nhất bức tranh tâm trang của nhà thơ, từ đó nắm
được thông điệp mà tác giả nhắn gửi trong tác phẩm. Muốn được như vậy ngoài
các phương pháp truyền đạt kiến thức của một giờ Ngữ văn tơi cịn hướng dẫn

học sinh nắm bắt kiến thức bằng việc kết hợp sử dụng kênh hình, từ kênh hình
sử dụng các câu hỏi gợi lên trí tưởng tưởng để các em hình dung trước mắt mình
hình ảnh con người với những mối quan hệ tổng hòa trong xã hội.
* Tâm trạng của nhà thơ.
Sau khi học sinh cảm nhận được cảnh người, vật, việc trong bài, giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ – Vì cảnh, người,
vật, việc là đối tượng khiens nhà thơ bộc lộ nỗi niềm
Ví dụ: Bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch
Có thể nói bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là một bài thơ trăng tuyệt
bút. Lý Bạch đã tinh tế tài tình lấy ngoại cảnh ánh trăng dể thể hiện tâm tình. Đó
là nỗi niềm nhớ cố hương. Ánh trăng đã gợi niềm cảm xúc, nâng cánh cho hồn
13


thơ bay lên. Trăng lênh láng tràn ngập. Cảm xúc dâng lên mãnh liệt – Hai câu
thơ cuối thể hiện tư thế ngẫng cúi nhưng thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, giàu
tình u thiên nhiên, một tấm lịng u quê hương tha thiết, sâu nặng. Cố hương
là quê cũ, nhớ tới cố hương là nhớ tới gia đình, nhớ thời thơ ấu biết bao mộng
tưởng và kỷ niệm đẹp
* Không gian và thời gian.
Không gian và thời gian trong thơ Đường nó mang tính đối xứng với con
người ở vị trí trung tâm. Trong bài: “Vọng Lư Sơn bộc bố”, “Tĩnh dạ tứ” từ một
điểm nhìn con người nhìn ra mọi phía, bao qt cảnh vật để tìm ra cái thần của
bức tranh thiên nhiên. Lý Bạch “Xa ngắm thác núi Lư”, đây là một sự lựa chọn
hợp lý vì “xa ngắm” thì mới tái hiện được cái hùng vĩ, tráng lệ của cảnh ở đây.
Con người được bao bọc giữa sơn thuỷ hữu tình, giữa mây trời non nước. Không
gian mở ra mọi hướng và tâm hồn con người cũng tương thông với không gian
ấy được thể hiện một cách tinh tế.
Trong bài: “Tĩnh dạ tư” từ một điểm “đầu giường” nhìn thấy ánh trăng
xuyên qua cửa, và qua hành động “cử”, “đê” ta thấy không gian ấy đã bao phủ

nổi nhớ và suy nghĩ của nhà thơ về q hương từ đó bộc lộ được tình cảm yêu
quê hương thắm thiết của tác giả.
Nếu như “Vọng Lư Sơn bộc bố” và “Tĩnh dạ tứ” không gian mở ra mọi hướng,
thì ở “Hồi hương ngẫu thư”, “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” lại là không gian
đời thường có xu hướng thu hẹp, dồn nén con người vào những địa dư chật hẹp,
những góc sinh hoạt, hoạt động trong thơn xóm, làng mạc cụ thể của thời đương
đại. Vì thế mà tính hiện thực được gợi lên rất rõ nét, vừa có giá trị phản ánh
cuộc sống vừa có giá trị nhân văn sâu sắc.
Khơng gian và thời gian trong thơ Đường có tính biện chứng. Đó là cái lẽ
mà các nhà thơ dùng không gian để thể hiện thời gian. Thời gian với không gian
thống nhất lại làm nên một thế giới, một cuộc sống, một phong cách bất hủ của
nhà thơ.
* Kết cấu trong thơ Đường
- Về bố cục:
+Với những bài thơ “Thất ngôn bát cú Đường luật” có cấu trúc rất chặt
chẽ, và có những nét riêng.
- Nếu tìm hiểu thao chiều dọc thì có bố cục, niêm, đối vần.
- Nếu tìm hiểu theo chiều ngang thì có luật (bằng, trắc).
- Bố cục của bài thơ Thất ngơn bát cú có bốn phần: đề, thực, luận, kết.
(mỗi phần có hai câu)
+ Phần đề: Phải làm cho người đọc thấy được “cái thần” của bài thơ và từ
trong đề đã hàm ý các phần tiếp sau.
14


+ Ví dụ: Phần đề trong bài “Qua đèo ngang” đã giới thiệu phần nào khung
cảnh đèo Ngang buổi xế tà (đã chuẩn bị cho toàn bài)
+ Phần thực gồm câu 3, 4 đối nhau có nhiệm vụ triển khai ý tứ của đề như
tả cảnh, tả việc hoặc cách nghĩa sự việc cho phần tiếp theo.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
(Hai câu tả cảnh đã ngầm ý luận)
+ Phần luận: Gồm câu 5, 6 cũng đối nhau có nhiệm vụ bình luận, nhận
định.
- Thông thường triển khai tứ, ý ở hai câu thực và có khi lộn với hai câu
luận, nếu hai câu thực đã ngầm ý luận.
"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da.”
- Ở đây tác giả vẫn tiếp tục tả cảnh nhưng ngụ tình theo nghệ thuật thừa ý,
chuyển ý.
- Phần kết: Gồm câu 7, 8 với chức năng khép bài nhưng thường không
khép kín mà gợi ý có khi gợi ra một ý mới.
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
+ Qua các phần đề, thực, luận kết cấu tứ của bài thơ ngày càng rõ dần
theo một trình tự lơ gíc, cảm xúc của tác giả cũng dần được bộc lộ qua kết cấu.
- Giữa thực và luận nhiều khi ranh giới cũng không rõ ràng tách bạch. Bởi
thế khi phân tích cũng khơng tách ra một cách máy móc.
- Cịn giữa đề và kết lại có quan hệ mật thiết từ hình thức đến nội dung:
Về hình thức thì hai câu đề và câu kết cũng có hệ thống thanh bằng, thanh
trắc trùng nhau.
"Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa.
………………………..
Đầu trị tiếp khách trầu khơng có
Bác đến chơi đây ta với ta"
Về nội dung thì câu đề giới thiệu ý của bài, câu kết vừa khái quát được ý
vừa gây được âm vang và liên tưởng cho người đọc. Câu kết thường bộc lộ chủ
đề của bài.
" Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta"
* Với những bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Đây là thể thơ mỗi
bài chỉ có bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu thơ chỉ có bẩy chữ (thất ngơn)
15


- Đối: Phần lớn những bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật có luật đối
như sau :
+ Có thể câu 1 và câu 2 đối nhau.
+ Có thể câu 3 và câu 4 đối nhau.
+ Có thể câu 2 câu 3 đối nhau.
- Bố cục của bài thơ Thất ngơn tứ tuyệt Đường luật hồn tồn khác so với
những bài thơ làm theo thể Thất ngôn bát cú.
- Bố cục của bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt được khai thác theo cấu trúc:
Khai, thừa, chuyển, hợp.
+ Câu 1 gọi là câu khai.
+ Câu 2 gọi là câu thừa.
+ Câu 3 gọi là câu chuyển.
+ Câu 4 được gọi là câu hợp (khép lại.)
Tóm lại kết cấu bài thơ Đường rất chặt chẽ từ đề, thực, luận, kết... đều
nằm trong hệ thống chặt chẽ khi phân tích thơ Đường cho nên khi khai thác,
phân tích văn bản tơi thường cắt ngang phân tích từng phần rồi cuối cùng tổng
hợp lại.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ "Qua đèo Ngang’’ của Bà Huyện Thanh Quan tơi
phân tích theo kết cấu đề, thực luận kết rồi sau đó tổng hợp chốt lại kiến thức cơ
bản vì trong suốt bài thơ tình lồng trong cảnh, cảnh có trong tình ‘‘ngụ cảnh tả
tình’’ để khi phân tích học sinh khơng bị trùng lặp kiến thức.
- Về Niêm luật.
Khi dạy thơ Đường tôi luôn chú ý cho học sinh hiểu rõ Niêm luật trong
thể thơ Đường luật. Đây là vấn đề rất quan trọng trong việc khai thác cái hay,

đúng, cái đẹp của tác phẩm.
- Luật bằng trắc.
- Các chữ khơng dấu và chỉ có dấu huyền: thuộc thanh bằng.
- Các chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã: thuộc thanh trắc.
- Các chữ thứ nhất, ba, năm là bằng hay trắc đều được, nhưng các chữ thứ
hai, tư, sáu phải theo đúng luật bằng trắc.
- Trong các câu thơ các chữ thứ 2,4, 6 phải đối thanh.
Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ thứ 4 là trắc → chữ thứ 6 là bằng. Nếu chữ thứ
2 là trắc → chữ thứ 4 là bằng → chữ thứ 6 là trắc.
- Nói cách khác trong mỗi câu thơ chữ thứ hai và chữ thứ 6 phải đồng
thanh, chữ thứ 4 phải đối thanh với chữ thứ 2 và chữ thứ 6.
- Cặp câu 1 và 4, cặp câu 2 và 3 thì các chữ thứ 2,4, 6 phải đồng thanh
(cùng trắc hoặc cùng bằng)
- Chữ thứ 2 câu 1 là bằng.
16


- Ví dụ :

"Thân em vừa trắng lại vừa trịn.
B
T
B
Bảy nổi ba chìm với nước non.
T
B
T
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
T
B

T
Mà em vẫn giữ tấm lòng son."
B
T
B
- Chữ thứ 2 câu 1 là trắc.
Ví dụ: Bài thơ "Thiên trường vãn vọng" của Trần Nhân Tông.
"Thôn hậu thôn tiền đạm tử yên
T
B
T
Bán vô bán hữu tịch dương biên
B
T
B
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
B
T
B
Bạch lộ song song phi hạ điền."
T
B
T
Như vậy vấn đề Niêm luật đòi hỏi học sinh phải chú ý trong q trình
phân tích bởi thơng qua đó tác giả nêu lên tâm sự thầm kín của mình và học
sinh thấy được tài năng đặc biệt của từng nhà thơ, từ đó phát huy được khả năng
văn chương của chính mình.
* Ngơn ngữ trong thơ Đường luật.
Ngơn ngữ trong thơ Đường luật có tính hàm súc. Đặc biệt là những bài
thơ của tác giả Trung Quốc, khiến học sinh gặp khơng ít khó khăn trong q

trình hiểu văn bản. Nếu chương trình sách giáo khoa cũ các em được học tiết
"Mở rộng vốn từ" thì một số từ ngữ Hán việt các em cịn hiểu chút ít, nhưng
hiện nay phần này khơng được đưa vào chương trình sách giáo khoa. Vì thế các
em hiểu rõ những từ ngữ trong bài thơ rất lơ mơ, do đó các em rất khó cảm nhận
hết được tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm vào bài viết. Chính vì vậy trước khi tìm
hiểu một bài thơ Đường luật tơi thường u cầu học sinh tự tra những từ ngữ đó
trong phần cuối sách trước ở nhà, để khi đến lớp các em dễ dàng tiếp nhận tác
phẩm hơn.
Một trong những đặc điểm của thơ Đường luật là tính hàm súc (ý tại ngơn
ngoại). Đây chính là đặc điểm của một bài thơ có giá trị. Với 56 tiếng của của
bài Thất ngơn bát cú và 28 câu của bài tứ tuyệt, bài thơ phải diễn đạt được tối đa
ý đồ thầm kín của tác giả.
17


Ngồi ra một yếu tố nữa trong ngơn ngữ được những nhà thơ xưa coi
trọng, đó là yếu tố hoạ, nhạc "Thi trung hữu hoạ" hoặc "Thi trung hữu nhạc". Để
làm nổi bật được "bức tranh" trong bài thơ người ta sử dụng lối văn hình ảnh,
dùng từ ngữ gợi tả hình tượng màu sắc, đường nét cho nổi hình trước mắt người
xem.
Trong thơ Đường, đặc biệt là thơ Đường luật thường khơng có hư từ mà
chỉ có những thực từ gắn kết với nhau theo cấu trúc nội tại vì thế khi phân tích
tơi coi trọng việc khai thác từng tiếng, từng từ, từng hình ảnh kết hợp việc phân
tích, giảng thuật và kênh hình để từ đó học sinh cảm nhận được những tấc lòng
của thi nhân, những nỗi niềm tâm sự thầm kín.
Đây là một trong những đặc sắc của thơ Đường luật. Đó chính là sự cơ
đúc, súc tích được sản sinh từ một kiểu tư duy nghệ thuật, một thi pháp độc đáo
của các nhà thơ xưa.
Tóm lại xác định được các yếu tố thi pháp là một việc, nhưng cái quan
trọng ở đây là cách vận dụng sát hợp với đối tượng học sinh lớp 7 với những

khái niệm còn xa lạ của thi pháp thơ Đường trong từng bài cụ thể. Để có thể đưa
những vấn đề cao xa, trừu tượng của thi pháp thơ đường vào đầu óc non trẻ, cảm
tính của các em nhỏ, có thể đưa bằng nhiều cách như: cụ thể hố, cảm tính hố,
thậm chí trực quan hố các khái niệm thi pháp thơ Đường trong quá trình dẫn
dắt và tiến hành dạy các bài thơ.
Khi vận dụng các yếu tố thi pháp phải linh hoạt, phù hợp với từng bài thơ.
Không cứng nhắc, áp đặt. Làm thế nào để học sinh nắm bắt được nội dung cũng
như giá trị nghệ thuât của bài thơ. Gây được sự hứng thú khi học thơ Đường,
biến cái khó thành cái bình thường, từ chỗ chán nãn đến chỗ ham thích, say mê
nghiên cứu thơ Đường.
4. Hiệu quả của sáng kiến
Trước khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi nhận thấy nhìn chung các
em tiếp nhận những tác phẩm thơ Đường luật cịn rất lúng túng, tâm lý khơng
thích học thể loại này mấy. Tôi đã tiến hành khảo sát một số tiết dạy ở ba lớp 7
mà tôi trực tiếp giảng dạy
* Hình thức và nội dung khảo sát.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của những từ Hán Việt trong bài thơ
“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.”
- Sử dụng phiếu học tập và các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm
bắt kiến thức của học sinh.
- Tiến hành kiểm tra viết để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh kết
quả khảo sát chất lượng ở hai lớp 7A và 7B (năm học 2015 -2015) như sau:
18


Lớp

Số bài

7A


31

7B

30

Điểm 0→ 4
45,1
14
%
12
40%

Điểm 5→ 6
13

42%

16

53,4%

Điểm 7→ 8
12,9
4
%
2
6,6%


Điểm 9 →10
0

0%

0

0%

* Kết quả đạt được sau khi áp dụng những giải pháp trên (năm học
2015 - 2016).
Lớp
7A

Số bài
31

Điểm 0→ 4
Điểm 5→ 6
3
9,6 % 16
51,8%

Điểm 7→ 8
9
29%

Điểm 9 →10
3
9,6%


7B

30

2

7

2

6,6%

19

63,5%

23,3%

6,6%

Như vậy so với yêu cầu chung và so với việc tiếp nhận các thể loại văn
học khác tôi nhận thấy kết quả như trên là chưa đạt. Sau đó tơi triển khai và áp
dụng một số các biện pháp trên vào quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh
tiếp thu bài tốt hơn, các em hứng thú học hơn, Trong líp cã sự thi đua học
thuộc thơ, thi làm thơ Đờng luật. Nội dung nghệ thuật của các tác phẩm
thơ Đường được các em đón nhận và lĩnh hội một cách sâu sắc có tính giáo dục
cao. Chính vì thế tơi ln áp dụng trong quá trình giảng dạy ở những lớp tôi trực
tiếp giảng dạy.


19


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Dạy và học về văn chương thơ Đường luật, theo tôi, dẫu là một tiết học
cịn nhiều khó khăn nhất định khi thực hin , nhng nu giáo viên cú s chun
b chu đáo, nắm bắt được đặc trưng thể loại thơ Đường luật, đồng thời biết vận
dụng, kết hợp các phương pháp và khéo léo dẫn dắt häc sinh phân tích và cảm
nhận cái hay cái đẹp của thơ Đường luật thì việc dạy và học sẽ cao hơn. Bởi thơ
văn đường luật có giá trị rất lớn cả về nội dung và hình thức nghệ thuật; góp
phần phản ánh văn hóa dân tộc, làm phong phú nền thơ ca trung đại Việt Nam.
Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giảng dạy là vấn đề trăn trở của mỗi thầy cô
giáo vậy nên chúng cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nên từ nội dung
chương trình sách giáo khoa đến phương pháp dạy học mới cũng còn nhiều vấn
đề phải bàn để hồn thiện dần . Đây khơng phải chỉ trả qua ngày một ngày hai
mà là cả một quá trỡnh nghiờn cuu và áp dụng
Qua thc t dy mụn Ngữ văn 7, tôi đã áp dụng các các biện pháp trên và
thấy kết quả rất khả quan: Học sinh hứng thú học tập, nắm được nội dung tác
phẩm nhanh hơn, hiểu biết vấn đề một cách toàn diện sâu sắc. Bởi vậy qua kinh
nghiệm trên tôi thấy nếu giáo viên đầu tư thời gian để hướng dẫn học sinh tìm
hiểu các thể loại văn học đặc biệt là với thể thơ Đường - một thể loại được học
sinh coi là khó, thì cũng có thể giúp các em tiếp nhận nội dung, nghệ thuật của
bài thơ một cách hiệu quả hơn, thu hút tạo hứng thú cho các em hc tp.
2. Kin ngh
Để góp phần nâng cao hứng thú ,chất lợng học tập môn
ngữ văn nói chung, thơ Đờng luật nói riêng tôi xin đề xuất một
số ý kiến sau:
- Phòng giáo dục:
Để những SKKN hoặc đề tài nghiên cứu khoa học của mỗi giáo viên viết ra có

thể phát huy được đúng ý nghĩa và hiệu quả của nó tơi mong muốn các cấp lãnh
đạo nên tổ chức, nhân rộng những SKKN hoặc đề tài khoa học hay ở tầm quy
mô hơn để mọi người cùng trao đổi bàn bạc đúc rút kinh nghiệm
- Với trường: Cần phải có sự động viên khen thưởng kịp thời những giáo
viên có sự đầu tư nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, ti cú cht lng. Tổ
nhóm cần có hình thức đố vui văn học, tổ chức các câu lạc bộ
văn häc – thi ®ãng tiĨu phÈm van häc . Cần tổ chức những buổi hội
thảo về nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài khoa học để cho anh em
đồng nghiệp được học hỏi trao đổi lẫn nhau.
20


Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về Phơng pháp
dạy học thơ Đờng luật với học sinh THCS và đợc thực hiện tại trờng THCS Hoàng Giang. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có
hạn nên bài viết còn nhiều hạn chế rất mong nhận đợc sự đóng
góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và phụ trách chuyên môn
để đề tài này có hiệu quả đợc tốt hơn.
Nông Cống, Ngày 10 tháng
3 năm 2017
XáC NHậN CủA NHà TRƯờNG

Tôi xin cam đoan đây là

SKKN của mình
viết không sao chÐp
néi dung
cđa ngêi kh¸c
Ngêi viÕt

GV: Lưu Thị Thủy


21



×