Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vận dụng một số dạng câu hỏi theo các thang bậc tư duy của bloom trong dạy học ngữ văn 8 trung học cơ sở1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.44 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI
THEO CÁC THANG BẬC TƯ DUY CỦA BLOOM
TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 8 - TRUNG HỌC CƠ SỞ

Người thực hiện: Lê Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị trấn Triệu Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
TT
1

Nội dung

Trang

Mở đầu

1

1.1



Lí do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

1

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


2

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm

3

2.3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường

14

Kết luận, kiến nghị

15

3.1


Kết luận

15

3.2

Kiến nghị

16

Tài liệu tham khảo

18

2

3


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
“Cái đích của dạy học văn là qua mỗi giờ đọc - học tác phẩm góp phần hình
thành ở học sinh những hành vi ứng xử giàu tính nhân văn trong cuộc sống hàng
ngày và khả năng diễn đạt mạch lạc, thuyết phục ý tưởng của mình bằng ngôn
ngữ nói và viết” ( trích dẫn bài viết của PGS.TS. Hoàng Thị Mai)- (tài liệu tham
khảo số 11, trang 318) [11, tr318]. Nói như thế có nghĩa rằng, môn văn là một
môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông tới việc hình thành kĩ năng, thái
độ, tình cảm của học sinh; và để đạt được mục tiêu đó thì công việc dạy văn, đổi
mới phương pháp dạy học văn cần đi đúng quỹ đạo cần thiết.
Trong bối cảnh đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển chương

trình giáo dục phổ thông và chương trình Ngữ văn trong bối cảnh mới, để có
một phương pháp dạy học đúng đắn, khơi gợi niềm đam mê, hứng thú, yêu thích
học môn văn từ học sinh, và để môn văn giữ đúng vai trò vị trí của nó trong mỗi
người học, trong nhà trường phổ thông là vấn đề đáng quan tâm. Bởi nhiều năm
trở lại đây, tình trạng học sinh chán học môn văn đã trở thành thực trạng đáng
buồn. Gần đây, theo số liệu thống kê cho thấy số lượng học sinh đăng kí học và
thi Ban Xã hội nhân văn ngày càng ít. Không những thế chất lượng ngày càng
giảm. Môn Ngữ văn đang bị tuyệt đại đa số học sinh chối bỏ [4, tr273].
Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, BGDĐT- GDTrH ra công văn số
5555 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá qua các bước sau: xây dựng chuyên đề dạy học; biên soạn
câu hỏi; thiết kế tiến trình dạy học; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích, rút
kinh nghiệm bài dạy. Như vậy việc biên soạn câu hỏi là một trong những khâu
quan trọng của quá trình dạy học để có những giờ dạy văn và học văn hiệu quả.
Vấn đề đặt câu hỏi không đơn giản bởi đặt câu hỏi đã khó nhưng trả lời
được câu hỏi còn khó hơn. Người hỏi phải hình dung ra những khả năng trả lời
khác nhau và tự mình phải biết thế nào là đúng, sai, là đủ, là thiếu, là mới, là hay
cho mình, cho người. Bởi vậy thiết nghĩ giáo viên cũng cần phải hiểu biết cơ bản
về câu hỏi để có thể đặt câu hỏi cho hiệu quả trong giảng dạy bộ môn.
Từ thực tế đó, đòi hỏi người dạy phải tìm hiểu nguyên nhân, tự nghiên cứu
và tìm tòi ra một phương pháp dạy học tốt nhằm tạo hứng thú cho học sinh, học
sinh tiếp thu bài hiệu quả. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin được đề cập đến
một khía cạnh nhỏ trong quá trình giảng dạy: “Vận dụng một số dạng câu hỏi
theo các thang bậc tư duy của Bloom trong dạy học Ngữ văn 8- Trung học cơ
sở” góp phần vào việc đổi mới phương pháp, kĩ năng dạy học tạo hứng thú cho
học sinh sao cho giờ học có hiệu quả hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong dạy học, câu hỏi dùng để giao tiếp thầy – trò, trò – trò, câu hỏi dùng
1



để đánh giá kết quả học tập, câu hỏi dùng để khai thác kiến thức, phát triển tư
duy cho người học… Đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng hết sức hữu ích
mà giáo viên cần phát triển. Ở một chừng mực nhất định, việc đặt câu hỏi là quá
đơn giản bởi đó là việc mà tất cả chúng ta làm hàng ngày. Tuy nhiên, người đặt
câu hỏi cũng phải có kỹ năng và hiểu biết thì mới có thể diễn đạt câu hỏi một
cách rõ ràng, chính xác, tung ra câu hỏi đúng thời điểm để đem lại hiệu quả tối
đa, và khai thác câu trả lời để đặt câu hỏi tiếp theo.
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh
với giáo viên. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh
càng nhiều; học sinh sẽ học tập tích cực hơn.
Để đánh giá đúng kết quả của một môn học, một quá trình dạy học, cần
xây dựng càng chi tiết càng tốt các tiêu chí dùng cho đo lường, kiểm định. Tuy
nhiên trong thực tế, vì lý do này lý do khác mà một số khâu trong quy trình dạy
học chỉ được quan tâm một cách định tính, dẫn đến những bài giảng có mục tiêu
chung chung, những bài thi với những yêu cầu na ná giống nhau không thể phân
biệt; hệ lụy là cho dù kết quả đánh giá được rất thấp hoặc rất cao người ta vẫn
không cảm thấy an tâm với nó.
Bài viết này giới thiệu việc sử dụng thang đo cấp độ tư duy của Bloom
trong dạy học môn Ngữ văn ở cấp trung học cơ sở dùng để khám phá ra giá trị
nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm và phát triển tư duy theo nhiều cấp độ cho
học sinh; giúp có được cái nhìn định lượng và khách quan hơn đối với kết quả
dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 8, trường Trung học cơ sở Thị trấn Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trực tiếp đọc tài liệu tham khảo, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, khảo sát
đối tượng học sinh qua trực tiếp giảng dạy. Từ đó áp dụng viết sáng kiến kinh
nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thang đo BLOOM về các cấp độ tư duy được Benjamin Bloom, một giáo
sư của trường Đại học Chicago đưa ra vào năm 1956. Trong đó Bloom có nêu ra
sáu cấp độ nhận thức (gọi là thang đo Bloom). Thang đo này đã khẳng định ưu
điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư
duy của học sinh ở mức độ cao. Trong lĩnh vực giáo dục, thang cấp độ tư duy có
thể được xem là một công cụ nền tảng để từ đó xây dựng và sắp xếp các mục
tiêu giáo dục, xây dựng các chương trình, qui trình giáo dục và đào tạo, xây
2


dựng và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá quá trình
học tập. Thang cấp độ tư duy đầu tiên được xây dựng bởi Benjamin S.Bloom
(1956), thường được gọi tắt là Thang Bloom hay Bảng phân loại Bloom
(Bloom’s Taxonomy) bao gồm 6 cấp độ sau:
1. Biết (Knowledge)
2. Hiểu (Comprehension)
3. Vận dụng (Application)
4. Phân tích (Analysis)
5. Tổng hợp (Synthesis)
6. Đánh giá (Evaluation)
Nhận thấy thang trên chưa thật sự hoàn chỉnh, vào giữa thập niên 1990
Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề
xuất sự điều chỉnh như sau (Pohl, 2000):
1. Nhớ (Remembering)
2. Hiểu (Understanding)
3. Vận dụng (Applying)
4. Phân tích (Analyzing)
5. Đánh giá (Evaluating)
6. Sáng tạo (Creating).

Thang đo này đã được sử dụng trong hơn năm thập kỷ qua đã khẳng định
ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng
tư duy của học sinh ở mức độ cao [3, tr16,18].
Thực tiễn việc dạy và học văn trong nhà trường đã được nhiều thầy cô hết
sức coi trọng và vận dụng rất tốt việc kĩ năng đặt câu hỏi tạo hứng thú cho học
sinh trong quá trình giảng dạy. Đó là khâu quan trọng để học sinh có thể nhớ
được bài văn này lâu, hiểu được bài văn kia kĩ, thích được học văn, và giúp
người đọc cảm nhận được cái hay của tác phẩm văn chương.
Theo quan điểm nhìn nhận của cá nhân tôi, kĩ năng đặt câu hỏi theo các
thang bậc tư duy của Bloom cần phù hợp theo văn bản, phù hợp theo đối tượng
học sinh là điều rất quan trọng giáo viên cần lưu tâm để có một giờ dạy văn, học
văn có chất lượng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Môn Văn trong nhà trường từ xưa đến nay vẫn được xem là môn học chính
bởi giá trị, ý nghĩa của nó trong chúng ta ai ai cũng biết. Vì vậy trong nhiều năm
qua đã có rất nhiều giải pháp, biện pháp cải tiến được đưa ra từ các nhà khoa học
và các thầy cô tâm huyết với nghề. Đáng kể nhất là công tác đổi mới nội dung,
cải cách sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy văn, học văn theo xu hướng
ngày càng tiến gần hơn và tiếp cận với những thuộc tính đặc trưng của bộ môn.
Nhưng thực trạng môn Ngữ văn ở trường phổ thông ngày nay rất đáng lo ngại,
đó là tình trạng học sinh thiếu mặn mà với môn Ngữ văn; tình trạng học sinh
chán học văn, quay lưng lại với môn Văn ngày càng nhiều hơn. Nguyên nhân
3


của tình trạng này cần được nhìn nhận từ nhiều nhân tố trong và ngoài nhà
trường, kể cả tâm lí thời đại.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho bộ môn văn trong chương trình Trung học
cơ sở hiện nay vẫn chưa neo đậu vững chắc trong tâm hồn, tình cảm của học
sinh như vị trí vốn có của nó. Nhưng tựu trung có thể chia thành hai nguyên

nhân sau:
Nguyên nhân khách quan: Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển
nên học sinh chỉ muốn theo học các ngành khoa học tự nhiên, kinh tế ... do dễ
chọn trường, dễ thi đỗ, dễ xin việc. Bởi vậy nên khi bước chân vào cấp Trung
học cơ sở, phụ huynh đã định hướng cho con cháu mình chọn học các môn tự
nhiên là chủ yếu dẫn đến tình trạng học lệch. Theo cuốn“Chương trình Ngữ văn
trong nhà trường phổ thông Việt Nam”, tác giả Đỗ Ngọc Thống có thống kê như
sau: Năm 2009, chỉ có 1,82% học sinh Trung học theo học ban Xã hội. Họ theo
học ban này, chẳng qua vì không đủ theo học các ban khác, chứ không phải vì
say mê văn học. Có rất nhiều học sinh học ban Khoa học tự nhiên rất giỏi văn.
Như thế gần 100% học sinh chỉ cần học văn để đỗ tốt nghiệp mà thôi [4, tr 273].
Về chương trình giáo dục, sách giáo khoa hiện hành của ta vẫn còn những
bài có nội dung không còn phù hợp với các tiêu chí, chuẩn mực giáo dục lí
tưởng của xã hội hiện thời; hoặc có những văn bản không phù hợp với khả năng
tiếp thu của tâm lí lứa tuổi. Cùng với đó là nội dung chương trình sách giáo khoa
Ngữ Văn còn nhiều bất cập: Có những tác phẩm văn chương chỉ học đoạn trích,
hoặc bị lược bỏ đi một số đoạn, đưa một số đoạn đơn lẻ làm trọng tâm bài học
nên khiến học sinh khó tiếp cận trong tính chỉnh thể; sự phân bố chương trình
nhiều chỗ chưa hợp lí, có khi tác phẩm dễ hiểu thì học sau, tác phẩm khó hiểu
thì học trước khiến cho học sinh khó tiếp cận giá trị của tác phẩm và sợ môn văn
(như chương trình Văn 7, phần thơ Đường thật sự khó với học sinh lớp 7); phân
phối chương trình đôi chỗ chưa hợp lí, chú trọng giảm tải về số bài số tiết nhưng
lại dồn nén về mặt thời gian, khiến cho giờ học bị bó hẹp, giáo viên thường phải
“vừa dạy vừa chạy”, nên thời gian dành cho việc trao đổi giữa giáo viên với
học sinh, khuyến khích học sinh đặt câu hỏi còn hạn chế. Trong giờ văn, muốn
hay không, học sinh cứ phải học, còn các thầy cô thích hay không thích vẫn phải
dạy... Đó là một trong những lí do dẫn đến tâm lí “nản” môn văn.
Nguyên nhân chủ quan: Châm ngôn có câu “Người khôn biết hỏi, người
sành sỏi biết trả lời”. Trong dạy học, “cái khôn” của người giáo viên một phần
được thể hiện trong nghệ thuật đặt câu hỏi. Câu hỏi trong dạy học như một cây

cầu dẫn học sinh đến với thế giới tri thức một cách chủ động. Tuy nhiên, để có
một hệ thống câu hỏi phong phú và cách hỏi thực sự hiệu quả giúp phát triển
năng lực của học sinh thì không phải giáo viên nào cũng có được.
Nhiều giáo viên chỉ áp dụng kỹ năng đặt câu hỏi theo hướng dạy học cũ.
Cụ thể, phương pháp dạy học cũ chú trọng nội dung, chưa chú trọng phát triển
năng lực học sinh. Về mục tiêu, câu hỏi theo phương pháp cũ hướng đến kiểm
tra, đánh giá, củng cố nội dung kiến thức cơ bản. Học sinh không nhất thiết phải
quan sát đánh giá, nội dung bài học. Về phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp
cũ chủ yếu tập trung vào người giáo viên hỏi, học sinh trả lời và tiếp thu một
4


cách thụ động. Kỹ năng đặt câu hỏi còn dập khuôn, đơn điệu, gò bó, không
mang lại hiệu quả rõ rệt và không kích thích sự sáng tạo của học sinh. Một số
giáo viên còn đặt những câu hỏi mập mờ, khó xác định nội dung; đặt câu hỏi kép
hoặc câu hỏi đa diện; hoặc có khi gọi tên người học trước khi đặt câu hỏi; “bóc
lột” những học sinh giỏi và ít tạo cơ hội cho tất cả học sinh được hỏi và trả lời.
Điều đó khiến học sinh dần ngại học văn và dẫn đến chán học văn.
Về phía học sinh không hứng thú với giờ học văn vẫn là do các em không
hiểu được tác phẩm, không cảm thụ được những gì môn văn thể hiện trong tác
phẩm. Bởi không phải cứ phân tích, giải nghĩa được các từ ngữ trong văn bản
theo kiểu mang máng là có thể nắm bắt được tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của
nhà văn gửi gắm trong tác phẩm; không phải cứ phát hiện được những từ ngữ,
hình ảnh, chi tiết hay, đắt giá là học sinh có thể hiểu được đúng nghĩa của
nó...Vẫn có nhiều trường hợp học sinh phát hiện được nhưng không hiểu đúng
nghĩa, không giải mã được lượng thông tin cần có trong đó. Điều đó dễ khiến
các em chán nản và thấy việc học văn thật khó khăn, niềm hứng thú đối với môn
học bị giảm sút. Vì yêu cầu bắt buộc phải học nên các em thường dựa theo sự
phân tích sẵn có trong lời giảng của thầy cô hoặc trong các tài liệu tham khảo rồi
gán cho những ý nghĩa lớn lao, nhiều khi xa lạ với nội dung, tư tưởng của tác

phẩm – nhất là khi làm bài kiểm tra.
* Kết quả khảo sát về tinh thần, thái độ ý thức học tập trên lớp đối với bộ
môn Ngữ văn ở lớp 8- Trường THCS Thị trấn Triệu Sơn năm học 2017 – 2018
trước khi thực hiện đề tài:
Lớp
8A
8C

Tập trung
Số lượng
Tỷ lệ
11/ 31
35,5 %
9 / 27

33,3 %

Thiếu tập trung
Số lượng
Tỷ lệ
20/ 31
64,5%
18/ 27

66,7 %

* Kết quả khảo sát về kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện đề tài ở 2 lớp
8A, 8C- Trường THCS Thị trấn Triệu Sơn mà tôi đang dạy như sau:
Lớp
8A

8C

Số
HS
31
27

Giỏi
Khá
TB
SL
TL(%) SL
TL(%) SL TL(%) SL
5
26,1
14
45,2
12
38,7
0
0
0
6
22,2
16
59,3
5

Yếu
TL(%)

0
18,5

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giáo viên hiểu được nội dung đặt câu hỏi theo 6 thang bậc tư duy
của Bloom (Bloom’s Taxonomy)
5


Cấp độ

Nhớ

Hiểu

Vận
dụng

Đặc điểm

Các từ khóa dùng để đặt câu hỏi
Ví dụ

- Nhớ được các thông
tin, sự kiện, nhân vật,
chi tiết
- Nhận ra được đề tài,
các ý chính, nội dung
chính của văn bản


- Từ khóa: Nhắc lại, tóm tắt, mô tả lại, hình
dung lại, liệt kê, trình bày, chọn lựa, gọi tên,
nhận diện, trích dẫn...
- Ví dụ: Khi con tu hú (Tố Hữu)
Thời gian mùa hè được gợi tả bằng
những âm thanh nào ( liệt kê, mô tả)?
(tiếng tu hú gọi bầy, tiếng ve ngân dậy vang
khắp vườn).

- Hiểu được nội dung
thông tin, hiểu được
nghĩa đen của từ ngữ
văn bản
-Hiểu nghĩa bóng,
nghĩa trong ngữ cảnh
mới
- Giải nghĩa được các
yếu tố
- Tìm kiếm, tập hợp, lí
giải, suy luận ra các
nét nghĩa
- Đưa ra các dự đoán

- Từ khóa: Giải thích, tóm tắt, phân biệt,
mở rộng, khái quát hóa, cho ví dụ, nhận
định, so sánh, sắp xếp; có nghĩa là gì? Tại
sao?...
- Ví dụ: Ông đồ (Vũ Đình Liên)
Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm
mỗi năm hoa đào nở. Điều này có ý nghĩa

như thế nào (nhận định, giải thích)?
( Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và Tết
cổ truyền của dân tộc. Ông đồ có mặt giữa
mùa đẹp vui, hạnh phúc của mọi người).

- Sử dụng thông tin,
nhân vật, sự kiện, chi
tiết...đã biết vào một
tình huống, điều kiện
mới
- Giải quyết vấn đề,
sử dụng các kĩ năng
hoặc kiến thức được
yêu cầu

- Từ khóa: Chứng minh, giải thích, giải
quyết, cắt nghĩa, liên hệ, ý kiến, quan điểm
riêng, phân loại...
- Ví dụ: Quê hương (Tế Hanh)
Với Tế Hanh, trong xa cách, ông nhớ hình
ảnh đặc trưng cuộc sống, con người làng
chài lưới.
Nếu em đã xa quê, trong tim em nhớ tới
điều gì ở quê mình (liên hệ)?(HS tự bộc lộ)
Nếu em có thể sáng tác được một bài thơ,
em học tập được gì từ nghệ thuật thể hiện
tình cảm quê hương từ bài Quê hương (vận
dụng)?
(Tình cảm chân thành, thắm thiết trong xúc
cảm; hình ảnh thơ chân thực, mới lạ, khỏe

khắn để thể hiện nội tâm).
6


Phân
tích

Đánh
giá

- Chia thông tin thành
phần nhỏ (yếu tố, chi
tiết, biểu tượng)
- Chỉ ra mối liên hệ
giữa yếu tố, chi tiết
trong cấu trúc
- Nhận ra nghĩa hàm
ngôn

-Từ khóa: Phân tích, lý giải, giải thích,chỉ
rõ, so sánh, suy luận, phân biệt, minh họa,
xây dựng mối liên hệ, hệ thống hóa...
- Ví dụ: Khi con tu hú (Tố Hữu)
Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng
tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi
nghe tiếng tu hú kêu thể hiện ở câu đầu và
câu cuối rất khác nhau.
Hai tâm trạng đó khác nhau như thế
nào? Vì sao? (phân tích, lý giải, so sánh,
hệ thống hóa)

(+ Ở câu thơ đầu, tâm trạng người tù khi
nghe tiếng tu hú kêu là tâm trạng hòa hợp
với sự sống mùa hè, biểu hiện niềm say mê
cuộc sống.
+ Ở câu thơ cuối, tiếng tu hú gợi cảm xúc
khác hẳn: u uất, nôn nóng, khắc khoải- tâm
trạng kẻ bị cưỡng đoạt tự do, bị tách rời
cuộc sống.
+ Vì hai tâm trạng được khơi dậy từ hai
không gian hoàn toàn khác nhau: tự do và
mất tự do).

- So sánh, phân biệt
giữa các nhân vật, văn
bản, ý kiến, quan
điểm
- Đánh giá tính thuyết
phục, giá trị của nhân
vật, hành động, ý
kiến, quan điểm
- Khẳng định, ủng hộ
và đưa ra các lựa chọn
dựa trên bằng chứng
và các lập luận hợp lí
- Nhận ra và phê phán
sự thành kiến, chủ
quan.

- Từ khóa: Đánh giá, cho ý kiến, bình luận,
tổng hợp, so sánh, quan điểm riêng...

- Ví dụ: Khi con tu hú (Tố Hữu)
Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
cũng có tiếng chim tu hú (Tu hú ơi chẳng
đến ở cùng bà/ Kêu chi hoài trên những
cánh đồng xa).
Theo em, có điểm gì giống và khác nhau
trong cảm nhận tiếng chim tu hú của hai
nhà thơ Tố Hữu và Bằng Việt (đánh giá,
so sánh) ?
(+ Giống nhau: Tiếng tu hú đều gợi không
gian đồng quê gần gũi, thân thuộc. Đều là
âm thanh được đón nhận bởi tình thương
mến.
+ Khác nhau: Trong thơ Bằng Việt, tiếng
chim tu hú gợi nhớ về những kỉ niệm thân
thương của tình bà cháu nơi quê nhà. Còn
trong thơ Tố Hữu, tiếng chim tu hú là âm
thanh báo hiệu mùa hè sôi động được cảm
nhận từ tâm hồn yêu sống, khát khao tự do
7


của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh
ngộ tù đày).

Sáng
tạo

- Xác lập thông tin, sự
vật mới trên cơ sở

những thông tin, sự
vật đã có
- Đưa ra ý tưởng mới,
cách tiếp cận mới
- Tưởng tượng ra mô
hình mới, kết quả mới
- Phát hiện ra mối
quan hệ mới

- Từ khóa: Tưởng tượng,viết lại, tạo mới,
thiết kế, tổng hợp, xây dựng, viết tiếp, sáng
tác, đề xuất...
- Ví dụ: Quê hương (Tế Hanh)
Theo em có thể đặt cho bài thơ một cái
tên khác được không (tạo mới, đề xuất)?
Nếu không, vì sao?
Nếu có, tên đó là gì? Vì sao?
(+ Có/ không.
-> Không, vì nội dung bài thơ diễn tả tình
cảm quê hương của tác giả
-> Có, tên bài thơ có thể đặt là Làng tôi. Vì
tên này cụ thể, sát thực hơn đối với nội
dung của bài thơ).

Khi người học đạt được cấp độ nhận thức Nhớ và Hiểu thì cũng đồng nghĩa
với các mục tiêu kiến thức đã thỏa mãn. Để đạt được các mục tiêu về kỹ năng
người học cần có được 2 cấp độ nhận thức cao hơn là Vận dụng và Phân tích.
Cuối cùng, để đạt được các mục tiêu cao nhất là có được nhận thức mới, thái
độ mới người học cũng cần có được các cấp độ nhận thức cao nhất là khả
năng Đánh giá và khả năng Sáng tạo.

Trong việc vận dụng các dạng câu hỏi, giáo viên chú ý áp dụng một cách
linh hoạt để tạo hiệu quả cho giờ dạy và học. Tùy vào văn bản, đơn vị kiến thức,
và theo đối tượng học sinh, giáo viên sử dụng, áp dụng các loại câu hỏi sao cho
phù hợp để tạo cảm giác tự tin của học sinh vào bản thân các em, tạo niềm vui,
sự hứng thú được giao tiếp trao đổi thông tin bài học, được góp sức của chính
mình vào bài học.
Như vậy để đánh giá kiểm tra được hiệu quả thì trước hết giáo viên cần xác
định được mục tiêu bài học mà học sinh cần đạt đến và mức độ đánh giá nhận
thức học sinh. Trên cơ sở đó mới xác định được cách đặt câu hỏi trong dạy -học
cho phù hợp và đạt hiệu quả.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh phát triển năng lực trong một tiết học Ngữ văn
8 cụ thể theo các thang bậc tư duy của Bloom
Trước những đòi hỏi của môn học và thực tế của việc học Ngữ văn ở trường
Trung học cơ sở, tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc dạy học môn Ngữ văn có
hiệu quả hơn, học sinh say mê, hứng thú với môn học hơn nữa. Vì vậy, tôi đã
tiến hành thí điểm phương pháp dạy học mới, biên soạn câu hỏi theo các thang
tư duy của Bloom vào thiết kế tiến trình dạy học chương trình Ngữ văn 8. Ở tiết
8


65, Ông đồ của Vũ Đình Liên, tôi biên soạn câu hỏi theo các thang bậc tư duy
của Bloom như sau:
Tiết 65 : Đọc- hiểu văn bản
ÔNG ĐỒ
( Vũ Đình Liên)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
I. Mục tiêu cần đạt :
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác
giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút

pháp nghệ thuật lãng mạn.
- Hiểu được những cảm xúc của tác giả trong bài thơ.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức :
- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá
trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS
1. Giáo viên :
- Chuẩn bị phương tiện dạy học ( máy chiếu đa năng, tranh minh họa)
- Nghiên cứu tư liệu tham khảo, thiết kế tiến trình dạy học, biên soạn câu hỏi
theo các thang bậc tư duy cuả Bloom.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài học theo hướng dẫn SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh
3. Bài mới
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Hình ảnh gợi cho em nghĩ tới nhân vật nào?
(Ông đồ xưa)

9


-GV giới thiệu, chuyển vào bài học mới
Hoạt động dạy- học


Nội dung cần đạt

GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác I. Tìm hiểu chung
giả – tác phẩm.
1. Tác giả
Dựa vào chú thích và bằng hiểu biết
của em, em nêu vài nét chính về tác
giả? ( Năng lực nhớ- nhớ, trình
bày, tóm tắt thông tin)
- GV hướng dẫn HS đọc, giọng đọc
để tiếp cận văn bản
+ Căn cứ vào số tiếng trong mỗi
dòng thơ, hãy xác định thể thơ ?
+ Danh từ ông đồ được giải thích
như thế nào? (HS theo dõi chú thích
(1) trong SGK để giải thích)
+ Tác giả gọi ông đồ là cái di tích
tiều tụy đáng thương của một thời
tàn.
Điều này có liên quan như thế
nào đến nội dung bài thơ Ông đồ?
( Năng lực hiểu- hiểu nội dung

- Vũ Đình Liên (1913 – 1996) là một
trong những nhà thơ lớn đầu tiên của
phong trào thơ mới.
- Thơ ông mang nặng lòng thương
người và niềm hoài cổ.
2. Tác phẩm
- Thể thơ năm chữ ( ngũ ngôn)

- Ông đồ: Người dạy học chữ nho xưa

- Đã một thời viết chữ nho trong dịp
tết khiến Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài. Bây giờ chữ nho
không còn được trọng, ông đồ bị lãng
quên: Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua
đường không ai hay. Từ đó hình ảnh
ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy
10


thông tin)
+ Xác định phương thức biểu đạt của
bài thơ Ông đồ?
(Năng lực nhớ- nhận biết)
+ Vì sao em xác định như thế?
(Năng lực hiểu- lí giải)
+ Bài thơ có năm khổ thơ, mỗi khổ
bốn dòng, diễn tả ba ý lớn:
- Hình ảnh ông đồ thời xưa.
- Hình ảnh ông đồ thời nay.
- Nỗi lòng tác giả dành cho ông đồ.
Hãy tách các đoạn văn bản theo
mỗi ý thơ trên?
( HS quan sát các ý trên máy chiếu
đa năng và trả lời câu hỏi)

đáng thương để tác giả viết bài thơ chia
sẻ niềm cảm thương với Những người
muôn năm cũ.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết
hợp với miêu tả, tự sự.
+ Vì bài thơ dựng lại hình ảnh ông đồ
xưa và nay, từ đó tác giả bày tỏ niềm
cảm thương chân thành của mình.

- Bố cục:
+ Khổ thơ 1,2
+ Khổ thơ 3,4
+ Khổ thơ 5.
II. Đọc- hiểu nội dung văn bản

- HS chú ý khổ thơ thứ nhất và trả lời
câu hỏi:
+ Ý chính của khổ thơ này là gì?
+ Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời
điểm mỗi năm hoa đào nở. Điều này
có ý nghĩa như thế nào?
(Năng lực hiểu- nhận định, giải
thích)
+ Sự lặp lại thời gian Mỗi năm hoa
đào nở, và con người Lại thấy ông
đồ già, với hành động Bày mực tàu
giấy đỏ có ý nghĩa gì?
(Năng lực hiểu- giải thích các yếu
tố)
- HS chú ý khổ thơ thứ hai và trả lời
câu hỏi:
+ Ông đồ xuất hiện với công việc gì?
+ Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả

qua các chi tiết nào?
(Năng lực nhớ - liệt kê, chỉ ra)
+ Hình dung của em về nét chữ của
ông đồ từ hình ảnh so sánh đó?
(Năng lực hiểu- giải thích, lí giải,
suy luận)

1. Hình ảnh ông đồ thời xưa
- Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và
Tết cổ truyền của dân tộc
+ Ông đồ có mặt giữa mùa đẹp vui,
hạnh phúc của mọi người.
- Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hòa hợp
giữa cảnh sắc ngày Tết- mùa xuân với
hình ảnh ông đồ viết chữ nho.

- Ông đồ viết chữ
+ Hoa tay thảo những nét- Như
phượng múa rồng bay
+ Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng,
bay bổng, sinh động và cao quý...

11


+ Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một
vị thế như thế nào trong mắt người
đời?
(Năng lực phân tích, đánh giá)
+ Hai khổ thơ đầu tái hiện hình ảnh

ông đồ xưa.
Dựa theo cảnh và tình trong mỗi
khổ thơ, em thử phác họa hình ảnh
ông đồ thời huy hoàng?
(Năng lực sáng tạo)
->GV khuyến khích tư duy sáng tạo
của HS: khuyến khích HS thực hiện
ngoài giờ học chính).
- HS đọc khổ thơ thứ ba
+ Ý chính của khổ thơ này là gì?
+ Câu thơ nào gợi tả nỗi buồn đó?
(Năng lực nhớ - liệt kê, chỉ ra)
+ Lời thơ nào buồn nhất?
+ Em chỉ ra cái hay của hai câu thơ
đó?
(Năng lực hiểu, phân tích)

- HS đọc khổ thơ thứ tư, cho biết:
+ Khổ thơ này nói lên điều gì?
+ Tình cảnh đó của ông đồ được gợi
tả qua hình ảnh thơ nào?
(Năng lực nhớ - chỉ ra)
+ Hình dung của em về ông đồ từ lời
thơ?
(Năng lực hiểu)
+ Hai câu thơ Lá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay gợi lên một
cảnh tượng như thế nào?
(Năng lực hiểu, phân tích)

+ Mọi người đến thuê viết rất đông,

tấm tắc khen tài viết chữ của ông.
=> ông đồ đã trở thành hình ảnh không
thể thiếu, làm nên nét đẹp văn hóa
truyền thống dân tộc được mọi người
mến mộ.

2. Hình ảnh ông đồ thời nay
- Nỗi buồn của ông đồ thời vắng khách
+ Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
->Phép tu từ nhân hóa (giấy đỏ buồn,
nghiên sầu) -> câu thơ tả cảnh ngụ tình,
mượn đồ vật để bộc lộ tâm trạng con
người. Tâm trạng cảm thấy bị bỏ rơi lạc
lõng, bơ vơ, nỗi cô đơn, hiu hắt của ông
đồ.
- Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên
+ Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
+ Hình ảnh ông đồ vẫn ngồi ở chỗ cũ
trên hè phố, nhưng âm thầm, lặng lẽ
trong sự thờ ơ của mọi người. Hình ảnh
một con người già nua, cô đơn, lạc lõng
giữa phố phường.
+ Trên nền giấy đỏ không còn xuất hiện
những nét chữ như phượng múa rồng
bay, mà là nơi lá vàng rụng, hạt mưa
bụi hắt vào -> một cảnh tượng thê
12



+ Hình ảnh Ông đồ vẫn ngồi đấy gợi
cho em cảm nghĩ gì?
- Giả thiết trong cuộc sống của em,
nếu niềm đam mê em đang theo
đuổi không thể thực hiện tiếp được.
Thì em sẽ làm gì để vượt qua?
( GV giáo dục kĩ năng sống cho HS
đối diện với thực tế - tìm ra điều tốt
khác và thực hiện)
(Năng lực vận dụngliên hệ, giải quyết)

lương, tiều tụy.
=> Buồn thương cho ông đồ; cho
những gì đã từng là giá trị nay đã trở
nên tàn tạ, bị rơi vào lãng quên.

- HS đọc thầm khổ thơ cuối
+ Có gì giống và khác nhau trong hai
chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ cuối
so với khổ thơ đầu?
(Năng lực nhớ, hiểu)

3. Tình cảm của nhà thơ
- Giống nhau: thời gian mùa xuân, hoa
đào nở
- Khác nhau:
+ Khổ đầu: ông đầu xuất hiện quen
thuộc như lệ thường vào mỗi dịp tết
đến xuân về (Lại thấy...)

+ Khổ cuối: không còn hình ảnh ông
+ Sự giống và khác nhau này có ý
đồ ( Không thấy...)
nghĩa gì? (Năng lực phân tích)
-> Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất
biến. Con người thì không thế; họ có
thể trở thành xưa cũ. Ông đồ bây giờ đã
trở thành xưa cũ.
+ Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ thể
=> Niềm thương cảm chân thành cho
hiện tâm tư nỗi lòng gì của nhà thơ ? những nhà nho danh giá một thời, nay
(Năng lực phân tích, đánh giá)
bị lãng quên do thời cuộc thay đổi. Thể
hiện nỗi nhớ da diết của tác giả với
cảnh cũ người xưa, và sự tiếc nuối về
một giá trị văn hóa cổ truyền đã mất.
III. Tổng kết
+Từ bài thơ Ông đồ, em đồng cảm
với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ 1. Ý nghĩa văn bản
- Niềm thương cảm chân thành với một
Đình Liên?
lớp người đã bị lãng quên, giá trị văn
(Năng lực đánh giá - tán thành,
hóa đã mất.
quan điểm)
+Em thấy câu thơ nào trong bài hay
nhất ? Vì sao em thấy nó hay ?
( HS tự bộc lộ)
13



+ Theo em có thể đặt cho bài thơ một
cái tên khác được không?
Nếu không, vì sao?
Nếu có, tên đó là gì? Vì sao?
( Năng lực sáng tạo- tạo mới, đề
xuất)
+ Em tóm lại những giá trị nghệ
thuật cơ bản làm nên giá trị của bài
thơ?

2. Nghệ thuật
- Thể thơ ngũ ngôn khai thác có hiệu
quả .
- Giọng chủ âm trầm lắng, ngậm ngùi
phù hợp với tâm tư của nhà thơ .
- Tương phản, sinh động .
- Kết cấu bài thơ giảng dị mà chặt chẽ,
có nghệ thuật (kết cấu đầu cuối tương
ứng )

D. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
+ Thuộc lòng bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ông đồ”
+ Nêu cảm nhận về tình cảm của nhà thơ Vũ Đình Liên đối với ông đồ .
+ Chuẩn bị bài mới: Tiết 66 “Hai chữ nước nhà” ( Trần Tuấn Khải).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Từ thực nghiệm trên, tôi nhận thấy việc vận dụng câu hỏi theo thang bậc tư
duy của Bloom vào học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông là có hiệu quả.
Tôi nhận thấy có thể đánh thức sự tri giác, sự liên tưởng, tưởng tượng và cảm

xúc của học sinh; tạo hứng thú, điều khiển học sinh tích cực học tập. Vì vậy khi
thực hiện đề tài này, tôi không chỉ áp dụng ở dạy học Ngữ văn 8, tôi còn đã áp
dụng cho tất cả những khối, lớp mà tôi được phân công giảng dạy. Đồng thời tôi
cũng trao đổi vấn đề này với đồng nghiệp cùng tổ bộ môn, được các thầy cô nhất
trí cao, cùng thực hiện ở các lớp khác và đều nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.
Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được giá trị vốn có của môn văn, cả thầy
và trò đều thấy nhẹ nhàng khi truyền tải, cảm nhận nội dung ý nghĩa của mỗi tiết
học.
*Kết quả sau khi áp dụng cách đặt câu hỏi theo thang bậc tư duy của Bloom
trong giảng dạy :
- Thái độ của học sinh đối với môn Ngữ Văn đã có sự thay đổi theo chiều hướng
tích cực. Phần đa học sinh không ngại học văn, viết văn.
- Học sinh tiến bộ hơn về dùng từ, câu văn, cách diễn đạt và bài văn có kiến thức
sâu hơn.
14


- Khơi gợi cho nhiều học sinh bước đầu yêu thích học văn, làm văn; và tác động
tư tưởng tình cảm học sinh cách sống nhân văn hơn.
* Kết quả khảo sát về tinh thần, thái độ ý thức học tập trên lớp đối với bộ
môn Ngữ Văn ở lớp 8- TrườngTHCS Thị trấn Triệu Sơn năm học 2017 – 2018
sau khi thực hiện đề tài:
Lớp
8A
8C

Tập trung
Số lượng
Tỷ lệ
22/ 31

70,9 %
19/ 27
70,4 %

Thiếu tập trung
Số lượng
Tỷ lệ
9/ 31
29,1 %
8/ 27
29,6 %

* Kết quả khảo sát về kiểm tra đánh giá sau khi thực hiện đề tài ở 2 lớp 8A,
8C- Trường THCS Thị trấn Triệu Sơn mà tôi đang dạy đạt chỉ tiêu như sau:
Lớp
8A
8C

Số
HS
31
27

Giỏi
Khá
TB
SL
TL(%) SL
TL(%) SL TL(%) SL
10

32,3
15
48,4
6
19,3
0
2
7,4
10
37,0
15
55,6
0

Yếu
TL(%)
0
0

* Một số sản phẩm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh phác họa hình
ảnh ông đồ thời huy hoàng sau tiết học – tiết 65 “Ông đồ” của Vũ Đình Liên:

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Câu hỏi trong phương pháp mới giúp học sinh phát huy năng lực tư duy,
đồng thời giáo viên cũng có thể đánh giá được mức tiến bộ của trò. Phương pháp
mới không chỉ đảm bảo kiến thức chuẩn mà kiến thức bộ môn cũng được mở
rộng, tích hợp với các vấn đề khoa học khác gắn với tình huống thực tiễn. Câu
hỏi phát huy được các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và phân loại được
15



học sinh. Phương pháp mới, hệ thống câu hỏi có sự tương tác giữa giáo viên và
học sinh và giữa các học sinh với nhau để từ đó phát triển tư duy đa chiều.
Việc thiết kế dạng câu hỏi theo các cấp độ phát triển tư duy mang lại hiệu
quả rõ rệt, khắc sâu kiến thức và kích thích sự sáng tạo của học sinh. Tạo được
hệ thống câu hỏi là điều quan trọng nhưng chưa đủ, mỗi giáo viên cần có cách
hỏi phù hợp, giống như con người cần được trang bị kỹ năng sống.
Để giờ giảng hiệu quả, giáo viên nên đặt câu hỏi rõ ràng và khuyến khích tư
duy, đồng thời đa dạng hóa câu hỏi, sắp xếp một cách logic và tăng dần độ khó
của các câu. Khi hỏi, giáo viên nên quan sát học sinh và giải thích câu hỏi để
mọi học sinh đều tham gia vào cuộc thảo luận, khuyến khích học sinh đặt câu
hỏi cho nhau và cho nhận xét. Khi học sinh trả lời sai, giáo viên đừng vội phủ
nhận mà nên gợi ý bằng câu hỏi khác để các em hướng sang lối tư duy khác.
Vậy để có một giờ học hiệu quả, việc đầu tiên là cần lên kế hoạch chuẩn bị
tốt hệ thống câu hỏi cho mỗi tiết dạy. Khi lên kế hoạch, giáo viên cần xác định
rõ mục đích hỏi. Hỏi có thể để thúc đẩy học sinh tham gia tìm hiểu các lĩnh vực
tư duy mới, tìm ra kiến thức cần đạt cho mỗi tiết học. Đặt câu hỏi là cả một nghệ
thuật của người giáo viên. Và tôi tin những giáo viên thật sư tâm huyết với nghề,
có trách nhiệm trong từng tiết dạy thì sẽ đạt hiệu quả giáo dục tốt, mang đến
những giờ học hứng thú và bổ ích cho học sinh.
3.2. Kiến nghị
- Giáo viên: Cần nghiêm túc biên soạn câu hỏi, thiết kế bài học nghiêm túc trước
khi lên lớp. Luôn có tinh thần tự học, nâng cao trình độ, tiếp cận phương pháp
dạy học mới.
- Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Có thái độ tích cực với môn học, chú
trọng học đều, học để hình thành nhân cách trước khi thành tài.
- Nhà trường: tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra, đánh giá qua các bước sau: xây dựng chuyên đề dạy học; biên soạn câu
hỏi; thiết kế tiến trình dạy học; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích, rút kinh

nghiệm bài dạy.
- Biên soạn chương trình sách giáo khoa hợp lí hơn, chọn văn bản phù hợp
chuẩn mực giáo dục lí tưởng của xã hội hiện thời; những bài phù hợp với tâm tư,
nhận thức học sinh theo lứa tuổi; phân phối chương trình theo văn bản cho phù
hợp hơn.
Tôi nghĩ, dạy học có nhiều phương pháp khác nhau, song vận dụng như thế
nào mới là quan trọng và học sinh chính là đáp số chính xác nhất cho hiệu quả
của một tiết dạy. Vậy mong được sự góp ý, nhận xét chân thành từ phía các đồng
nghiệp để tôi được học hỏi nhiều hơn nữa.

16


Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Lê Thị Hạnh

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson, L. W. & Krathwohl, D. R. (2001), Phân loại tư duy cho việc dạy
học và đánh giá
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn về dạy học và kiểm tra đánh

giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn
cấp THCS.
3. Bloom, B.S.(1956), Phân loại tư duy cho các mục tiêu giáo dục
4. Đỗ Ngọc Thống, Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt
Nam, NXB Giáo dục
5. Lê Huy Bắc( Chủ biên), Hỏi- Đáp kiến thức Ngữ văn 8, NXB Giáo dục
6. Nguyễn Thanh Hùng (2004), Đọc hiểu văn chương, Tạp chí Giáo dục.
7. Nguyễn Thanh Hùng , Đọc và tiếp cận văn chương, NXB Giáo dục
8. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), SGK Ngữ văn 8, NXB Giáo dục
9. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), SGV Ngữ văn 8, NXB Giáo dục
10. Phan Trọng Luận(chủ biên) (2001), Phương pháp dạy học văn, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
11. Phan Trọng Luận (2011), Văn học nhà trường, những điểm nhìn, NXB Đại
học Sư phạm
12. Phan Trọng Luận (2008), Văn học nhà trường, nhận diện, tiếp cận, đổi mới,
NXB Đại học Sư phạm
13. Phạm Thị Ngọc Trâm ( Chủ biên), Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn
Ngữ văn THCS, NXB Giáo dục


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: LÊ THỊ HẠNH
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường THCS Thị trấn Triệu Sơn.

TT

1.


2.

3.

Tên đề tài SKKN

Sử dụng công nghệ thông
tin trong bài học “Nghĩa
tường minh, hàm ý” (Ngữ
văn 9) nhằm nâng cao chất
lượng giờ học cho học sinh.
Đọc sách- Rèn kĩ năng cơ
bản bước đầu tiếp cận tác
phẩm văn chương và làm
văn cho học sinh Trung học
cơ sở.
Vận dụng một số dạng câu
hỏi theo các thang bậc tư
duy của Bloom trong dạy
học Ngữ văn 8- Trung học
cơ sở.

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Hội đồng sáng kiến
kinh nghiệm ngành
giáo dục và đào tạo

huyện
Hội đồng sáng kiến
kinh nghiệm ngành
giáo dục và đào tạo
huyện
Hội đồng sáng kiến
kinh nghiệm ngành
giáo dục và đào tạo
huyện

Kết
quả
đánh
giá xếp
loại
(A, B,
hoặc
C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

B

2015-2016

C

2016-2017


A

2017-2018



×