Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ÔN TẬP VÀ CÁC BÀI TLV 10 - KI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.67 KB, 11 trang )

Bài làm văn số 1 Ngữ văn 10 - tuần 3
BÀI VIẾT SỐ 1
CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG( HOẶC MỘT TÁC PHẨM VĂN
HỌC)
I. Yêu cầu về kiến thức:
1. Quan sát, tìm hiểu và không thờ ơ với những gì xảy ra trong đời sống xung quanh
mình. Ghi lại những cảm xúc, suy ngẫm một cách chân thành, sâu sắc về các sự vật, sự
việc, hiện tượng, con người trong cuộc sống.
Cần nắm được:
- Đó là vấn đề gì? Nó diễn ra như thế nào?
- Cảm xúc, suy nghĩ về vấn đề đó ra sao? ( khen, chê; đúng, sai ...)
- Tác dụng, ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân và đời sống xã hội.
2. Đọc lại những tác phẩm văn học yêu thích ( trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ).
Cần nắm được:
- Nội dung cơ bản và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm văn học.
- Có ấn tượng nhất về điều gì trong tác phẩm? (nhân vật, sự vật, sự việc, một khía cạnh
nào đó của tác phẩm, đoạn trích...)
- Vì sao lại ấn tượng về điều đó?
- Tác dụng và ý nghĩa sâu sắc đối với bản thân và đời sống văn học.
3. Việc ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ đó phải xuất phát từ đời sống tình cảm chân thực
của bản thân, tránh khoa trương, sáo mòn, hời hợt...Cần có những suy nghĩ riêng của bản
thân.
II. Yêu cầu về kĩ năng:
1. Tìm hiểu đề:
- Nội dung yêu cầu: cảm nghĩ về điều gì?
- Thể loại: viết theo thể loại nào? ( cảm nghĩ, nghị luận )
- Tư liệu: sử dụng tư liệu ở đâu, thuộc lĩnh vực nào? (đời sống xã hội hay đời sống
văn học)
2. Tìm ý: tuỳ thuộc vào yêu cầu của đề bài mà tìm ra các khía cạnh của vấn đề cần bàn.
3. Lập dàn ý chung:
a. Mở bài: giới thiệu yêu cầu nội dung của đề bài. (vấn đề cần bàn)


b. Thân bài:
- Cảm xúc, suy nghĩ; nhận định, đánh giá về các khía cạnh của vấn đề (lí lẽ kết hợp
phân tích dẫn chứng )
c. Kết bài: kết luận, khẳng định vấn đề (phủ định)
III. Trình bày, diễn đạt bài văn:
- Bố cục hoàn chỉnh, rõ ràng, mạch lạc.
- Diễn đạt dễ hiểu; trong sáng, tinh tế, cảm xúc; đúng ngữ pháp; có khả năng dùng lí lẽ
kết hợp với dẫn chứng.
- Chú ý việc sử dụng câu, các phép liên kết câu một cách hợp lí để thể hiện cảm xúc,
suy nghĩ.
IV. Đề bài tham khảo:
1. Các đề bài trong sách giáo khoa Ngữ vă 9, Ngữ văn 10 (phần làm văn: phát biểu cảm
nghĩ về một hiện tượng đời sống hay một tác phẩm văn học)
2. Các đề bài khác và gợi ý:
a. Cảm nghĩ sâu sắc nhất về một nhân vật văn học mà em yêu thích trong chương
trình Ngữ văn lớp 9.
Gợi ý:
- Giới thiệu nhân vật, lí do yêu thích nhân vật.
- Cảm xúc, suy nghĩ về vẻ đẹp của nhân vật (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tính
cách, tâm hồn,...)
- Nhân vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống tình cảm của cá nhân người viết và
đời sống văn học.
b. Cảm tưởng về buổi lễ khai giảng năm học mới 2008- 2009.
Gợi ý:
- Giới thiệu cảm xúc và ấn tượng chung về buổi lễ khai giảng.
- Cảm xúc, suy nghĩ về điều mình ấn tượng nhất của buổi lễ hay toàn bộ buổi lễ.
- Ý nghĩa của buổi lễ đối với bản thân - người học sinh mới bước vào ngôi trường cấp ba.
V. Tài liệu tham khảo:
1. Sách Ngữ văn lớp 9, 10; tập 1 (đọc những tác phẩm yêu thích; phần làm văn: kiến thức
và kĩ năng kiểu bài cảm nghĩ, nghị luận; các đề bài tham khảo)

2. Vở ghi bài Ngữ văn 9,10.
3. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc đáng tin cậy.
4. Đời sống thực tế hàng ngày.
Bài làm văn số 2 Ngữ văn 10 - tuần 7

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 2: VĂN TỰ SỰ

1. Kết quả cần đạt:
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học, viết được một bài văn tự sự có sử dụng các
yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Để làm tốt bài viết số 2, học sinh cần:
a. Ôn lại đặc điểm chung của phương thức tự sự đã được học ở THCS.
b. Ôn lại những kiến thức đã học:
- Lập dàn ý bài văn tự.
- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
- Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
c. Xem kĩ gợi ý đề bài và gợi ý cách làm bài- sgk trang 81
d. Tìm đọc một số bài văn hay để tham khảo
3. Đề bài tham khảo:
Kể lại một chuyến đi đã đem lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc.
Gợi ý cách làm bài:
a. Tìm hiểu kĩ đề để xác định được:
- Câu chuyện được viết là câu chuyện gì? (một lần về quê, một chuyến tham quan du
lịch...)
- Câu chuyện đó diễn ra như thế nào? (Có những nhân vật nào, những sự việc gì?
Gồm những chi tiết nào? Thứ tự các sự việc, chi tiết được sắp xếp ra sao?...)
- Nêu cảm nghĩ về chuyến đi.
b. Dàn ý chung:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật...)
- Thân bài: Diễn biến câu chuyện (những sự việc, chi tiết...)

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện, cảm nghĩ về chuyến đi
c. Lập dàn ý và viết bài: Cần chú ý:
- Bố cục bài văn
- Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn
- Viết xong, nên đọc lại để bổ sung hoặc sửa chữa những lỗi về chính tả, dùng từ, đặt
câu...
BÀI VIẾT SỐ 2
ĐỀ BÀI:
Câu 1 (2điểm): Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích “Uy-lit-xơ trở về” (khoảng 10
dòng); nêu chủ đề doạn trích.
Câu 2 (8 điểm): Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã
tìm gặp lại Mỵ Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Câu 1:
- Tóm tắt nội dung đoạn trích:
Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác nhau song phải đảm bảo các sự việc, chi tiết
tiêu biểu theo trình tự diễn biến câu chuyện.
- Chủ đề: Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, Hô-me-rơ đã khắc
họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lit-xơ và Pê-nê-lốp.
Câu 2:
a/ Yêu cầu:
* Yêu cầu về kiến thức:
Dựa vào văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” để
viết tiếp câu chuyện sao cho sinh động và phù hợp.
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Bằng tưởng tượng, phải tạo được một văn bản tự sự hoàn chỉnh, có sử dụng
các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Biết chọn lựa, sắp xếp các chi tiết để tạo nên một văn bản có kết cấu chặt chẽ,
mạch lạc.
b/ Tham khảo dàn ý tóm lược sau:

- Mở bài: Giới thiệu cuộc gặp gỡ Trọng Thủy- Mị Châu (hoàn cảnh, không gian, thời
gian...)
- Thân bài: Diễn biến câu chuyện: lần lượt trình bày những sự việc, chi tiết (lời đối
thoại, hành động, cử chỉ của nhân vật...)
- Kết bài: Câu chuyện kết thúc ra sao?
Lưu ý: HS có thể có nhiều cách viết sáng tạo, linh hoạt miễn là đáp ứng những yêu
cầu trên.
Bài làm văn số 3 Ngữ văn 10 - tuần 11 (học sinh làm ở nhà)
Cập nhật bởi: bgh_lvc - Vào ngày: 24/10/2008 - Số lượt xem: 3680
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 3- VĂN TỰ SỰ
(HS làm ở nhà)

1. Kết quả cần đạt:
-Củng cố và nâng cao kĩ năng viết bài văn tự sự.
-Vận dụng kiến thức và kĩ năng học được và rút kinh nghiệm bài làm văn số 2
để viết được một bài văn tự sự có một số yếu tố hư cấu.
2. Nội dung ôn tập:
-Ôn lại kiến thức và kĩ năng về văn tự sự trong các bài học sau: “Lập dàn ý bài
văn tự sự”, “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”, “Luyện tập viết đoạn văn tự sự”.
-Xem kĩ phần “hướng dẫn chung” và “gợi ý cách làm bài” trong sách giáo
khoa trang 123, 124.
-Đọc một số bài viết tham khảo.
-Xem lại bài viết số 2 để rút kinh nghiệm.
3. Đề tham khảo:
Sáng tác một truyện ngắn (đề tài tự chọn, mang ý nghĩa xã hội) có tác dụng
giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay.
*Gợi ý làm bài:
a. Chọn đề tài và nhan đề:
- Nên chọn câu chuyện của chính bản thân hoặc mình từng biết, từng thân quen với
những nhân vật trong câu chuyện. Điều đó sẽ giúp cho câu chuyện có cảm xúc.

- VD: Thanh niên tình nguyện, đôi bạn cùng vượt khó học giỏi, chị lao công, người
thổi tù và, một tấm gương ngày đêm phải chiến đấu với bệnh tật mà vẫn lạc quan,
sống có ích…
b. Dự kiến cốt truyện:
- Câu chuyện được mở đầu như thế nào? (Trực tiếp hay bắt đầu bằng một sự
kiện nào đó)
- Diễn biến câu chuyện: Bắt đầu bằng hình ảnh hay sự kiện gì? Diễn tiến ra
sao?
- Hư cấu một số nhân vật, sự kiện, đặc biệt là mối quan hệ giữa các nhân vật,
sự việc đó.
c. Yêu cầu của bài viết:
-Kết cấu phải chặt chẽ, hợp lí.
-Nên đế qua hình tượng nhân vật, người đọc tự rút ra ý nghĩa của truyện;
không nên nói suông trong phần kết thúc tác phẩm.

BÀI VIẾT SỐ 3 (Bài viết ở nhà)
A. ĐỀ
Câu 1 (2 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bài ca dao:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
Câu 2 (8 điểm): “Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu
oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy
theo các trò chơi mới…”
Dựa theo những lời tâm sự trên, em hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất,
kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Câu 1: Học sinh viết đoạn văn về vấn đề văn học, cần đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Về kĩ năng: Viết văn bản ngắn, các câu liên kết chặt chẽ, có cảm xúc, không mắc lỗi
chính tả, ngữ pháp.
2. Về nội dung: Học sinh trình bày cảm nhận riêng của mình. Tuy vậy, cần thể hiện được

các ý cơ bản:
-Trong ca dao tình yêu, cái cầu là một chi tiết nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc, là
biểu tượng để chỉ nơi gặp gỡ hẹn hò của những đôi lứa yêu nhau.
-Chiếc cầu dải yếm được tạo nên từ cuộc đời và trái tim rạo rực yêu đương của
những người con gái làng quê.
- Cái cầu người con gái chủ động bắc cho người mình yêu, mời mọc người mình
yêu trong sự ràng buộc, tỏa chiết của lễ giáo phong kiến- một ước muốn táo bạo, mãnh liệt
nhưng cũng trữ tình, đằm thắm và đầy nữ tính.
Câu 2:
1. Yêu cầu về kĩ năng: Bài văn yêu cầu kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo.
-Kể chuyện theo ngôi thứ nhất; ngôn ngữ, đối thoại phù hợp với bối cảnh câu chuyện;
có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
-Bài làm có bố cục rõ ràng, hợp lí.
2. Yêu cầu về nội dung:
- Đặt nhan đề phù hợp cho câu chuyện.
- Câu chuyện phải có các sự việc sau:
+Những chiến công oanh liệt của tôi đã đem lại niềm kiêu hãnh cho cậu chủ.
+Tôi đã từng được cậu chủ yêu thương, chăm sóc chu đáo.
+Tôi bị cậu chủ bỏ rơi để chạy theo những trò chơi mới.
- Chọn chi tiết và kết cấu hợp lí để làm rõ số phận và nỗi niềm của Oanh Liệt, làm
rõ ý nghĩa của truyện.
3. Biểu điểm:
- Điểm 8: Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài, lời kể sáng tạo, đặc sắc; bố cục
rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 6-7: Hiểu rõ và đáp ứng tốt các yêu cầu của đề; lời kể sáng tạo; bố cục rõ
ràng, hợp lí, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 4-5:Hiểu và đáp ứng được yêu cầu của đề nhưng chưa sâu sắc; lời kể đôi chỗ
có sơ sài, thiếu chi tiết; bố cục tương đối rõ ràng, diễn đạt được; có thể mắc một số lỗi
chình tả, ngữ pháp.
- Điểm 2-3: Hiểu đề, lời kể chung chung; bố cục chưa rõ, diễn đạt còn lúng túng, ý

rời rạc, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 1:Chưa hiểu rõ đề hoặc viết lan man.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc không viết được gì.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKI - NĂM HỌC 2008- 2009
MÔN: VĂN - LỚP 10 (Chương trình chuẩn)
A. VĂN HỌC
PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. Kiến thức khái quát:
1. Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam?
+ Văn học dân gian
+ Văn học viết
2. Quá trình hình thành phát triển của văn học viết Việt Nam?
+ Văn học trung đại (từ TK X đến hết TK XIX):
. VH chữ Hán: tiếp nhận một phần quan trọng hệ thống thể loại và thi pháp văn
học cổ- trung đại Trung Quốc, để lại nhiều thành tựu lớn: các tác phẩm của Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát...
. VH chữ Nôm: bắt đầu phát triển mạnh từ TK XV, đạt đỉnh cao cuối TKXVIII-
đầu TK XIX, gắn với những truyền thống lớn của VHTĐ đồng thời phản ánh quá trình
dân tộc hóa và dân chủ hóa của VHTĐ.
+ VHHĐ (từ đầu TK XX đến hết thế kỉ XX): chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ, hiện đại
hóa, khác biệt với VHTĐ về tác giả, thể loại, thi pháp và đời sống văn học.
3. Nêu những đặc trưng cơ bản về VHDG?

×