Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp tổ chức hoạt động thư viện, nhằm thu hút bạn đọc học sinh đến thư viện ngày một đông hơn tại thư viện trường THCS quang hiến, lang chá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.07 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1- Lý do chọn đề tài
Vật lý là môn khoa học nghiên cứu về "vật chất" và "sự tương tác". Vật lý
được xem là ngành khoa học cơ bản có liên hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc
sống và sản xuất. Đem những hiểu biết về Vật lý để áp dụng vào thực tiễn sẽ
đem lại những giá trị to lớn. Do đó mục tiêu cần đạt được của quá trình dạy
học Vật lý là học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản một cách có hệ
thống. Thế nhưng một thực tế hiện nay cho thấy trong các trường THCS đa
phần HS học tập còn yếu và có thái độ ngại học ở bộ môn Vật lý, mà nguyên
nhân có thể nói tới ở đây là do kiến thức thuộc bộ môn này còn khá trừu
tượng, thời lượng học tập dành cho bộ môn ít (1 tiết /tuần đối với Vật lý 6, 7,
8 và 2 tiết /tuần đối với Vật lý 9), lượng kiến thức đưa ra trong một tiết học
khá nhiều, trong khi đó lại có quá ít thời gian dành cho việc chữa bài tập và
ôn tập. Do vậy vai trò chủ đạo của người thầy trong việc hướng dẫn học sinh
lĩnh hội những kiến thức cơ bản của bộ môn Vật lý là rất quan trọng. Người
thầy trong quá trình dạy học phải làm sao cho học sinh có thể thấy đựơc, hiểu
được và biết áp dụng những cái mình đã học được vào cuộc sống thường ngày
là vấn đề then chốt nhất.
Qúa trình dạy học môn Vật lý hiện nay cho thấy còn nhiều học sinh học
tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà
chưa rèn luyện được kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy
chứ chưa có sự liên hệ kiến thức giữa các phần, giữa các bài học với nhau vì
vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Do đó khi gặp
một vấn đề mới đưa ra trong bài học các em thường lúng túng và không tìm ra
được cách giải quyết vấn đề. Trong những trường hợp này theo tôi ta có thể
giúp đỡ các em bằng cách kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược để
củng cố, hệ thống lại nội dung kiến thức đã học và tìm ra lời giải cho một bài
tập Vật lý, đặc biệt là ở dạng bài tập định lượng nhằm nâng cao hiệu quả học
tập. Làm tốt được vấn đề này tôi tin chắc rằng chất lượng giáo dục của bộ
môn sẽ được nâng lên đáng kể.
Với tất cả những lí do nêu trên, bản thân tôi trong những năm công tác và


trực tiếp giảng dạy môn Vật lý ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 luôn suy nghĩ tìm tòi,
tích luỹ kinh nghiệm nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới phương pháp dạy nói
chung và phương pháp giảng dạy môn Vật lý cấp THCS nói riêng. Cụ thể là
giúp học sinh có được một phương pháp cơ bản khi học tập bộ môn Vật lý ở
trường THCS. Tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm "Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ
đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý 8"
Trang 1


1.2- Mục đích nghiên cứu của đề tài:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về phương pháp dạy học tích cực
+ Nghiên cứu một số số PPDH tích cực trong đó có sử dụng sơ đồ tư duy và
sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý nói chung và dạy học Vật lý
8 nói riêng nói riêng. Từ đó đề xuất thực nghiệm sư phạm PPDH kết hợp sơ
đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý lớp 8.
1.3- Đối tượng nghiên cứu:
- Chương trình và SGK Vật lý 8
- Một số PPDH tích cực trong đó có sử dụng sơ đồ tư duy và sơ đồ
phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý lớp 8.
- HS khối 8 trường THCS – DTNT - Lang Chánh - Tha nh Hóa
1.4- Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, đọc tài liệu,…
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
1.5. Những điểm mới của SKKN
Trong những năm học gần đây bản thân tôi cũng đã thực hiện công tác viết
SKKN và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình về hai đề tài SKKN có liên
quan gồm: đề tài thứ nhất “Sử dụng sơ đồ phân tích ngược để hướng dẫn HS giải
một số bài tập định lượng trong môn Vật lý 8“ và đề tài thứ hai “Hướng dẫn
học sinh củng cố lại nội dung bài học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy ở bộ môn

Toán Đại lớp 7- Trường THCS DTNT”. Tôi nhận thấy ở đề tài thứ hai sử dụng
sơ đồ tư duy để hướng dẫn HS củng cố lại nội dung bài học ta có thể áp dụng
được ở bất kỳ môn học nào, đặc biệt khi áp dụng vào dạy học bộ môn Vật lý
thì hiệu quả đem lại khá cao. Tuy nhiên trong qúa trình áp dụng đơn lẽ từng
đề tài này vào quá trình dạy học bộ môn Vật lý THCS nói chung và bộ môn
Vật lý 8 nói riêng, kết quả cho thấy nếu chỉ áp dụng đề tài thứ nhất thì hiệu
quả chỉ thu được khi HS phải nhớ được các công thức vật lý đã học, còn
trong trường hợp HS nắm chưa vững và chưa biết liên kết kiến thức cơ bản
của các đơn vị kiến thức có liên quan thì hiệu quả đem lại chưa cao. Hoặc chỉ
áp dụng đề tài thứ hai thì HS được củng cố, khắc sâu, ghi nhớ kiến thức đã
học, nhưng kĩ năng phân tích tìm lời giải cho bài tập định lượng Vật lý của
HS lại chưa được rèn luyện một cách kịp thời. Do vậy để nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn Vật lý, trong quá trình dạy học tôi đã kết hợp cả hai đề tài
trên thì cho thấy kết quả dạy học bộ môn đã được nâng lên đáng kể. Chính vì
vậy tôi đã phát triển hai đề trên thành đề tài "Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ
phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý 8"
Trang 2


2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Nhằm thực hiện tốt nội dung tập huấn của phòng Giáo dục tổ chức về
sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy và quản lý, thực hiện phong trào thi đua
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời thực hiện
không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, học đi đôi với hành, giáo dục HS
trở thành một con người phát triển toàn diện, có đầy đủ năng lực và phẩm chất
đạo đức để đáp ứng với nhu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Vì vậy làm thế nào để gây được hứng thú học tập và
phát huy được khả năng nắm bắt và vận dụng kiến thức của các em là một vấn
đề quan trọng và hết sức cần thiết của quá trình dạy học. Có thế nói sơ đồ tư

duy và sơ đồ phân tích ngược là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận
dụng vào dạy học sẽ gây được hứng thú và niềm say mê học tập cho học sinh,
đồng thời giúp ích cho giáo viên trong việc thu thập, phân loại thông tin.
Ngay từ năm học 2011 - 2012 Bộ giáo dục và đào tạo ra chỉ thị yêu cầu
tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới
và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy.
Đây là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu
các ý tưởng, là công cụ tổ chức tư duy nền tảng, giúp học sinh có được
phương pháp học hiệu quả. Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu
dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học
kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau quên phần trước
và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức
đã học trước đó vào những phần sau. Một bộ phận học sinh khi đọc sách
hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu
kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy
trong dạy học sẽ gúp học sinh tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát
triển tư duy, đặc biệt có được phương pháp học tập bộ môn.
Theo phân phối chương trình của bộ môn Vật lý 8 ở trường THCS hiện
nay thì số bài tập thực hiện giải ở trên lớp là rất ít, thậm chí có nhiều tiết
không có thời gian dành cho việc giải bài tập vận dụng do lượng kiến thức
trong bài quá dài. Trong khi đó số lượng bài tập về nhà lại rất nhiều nên nhiều
học sinh đã gặp khó khăn khi giải các bài tập này. Chính vì vậy để giúp học
sinh thực sự vận dụng kiến thức Vật lý cho việc giải bài tập có liên quan thì
điều quan trọng trước tiên là phải hướng dẫn học sinh củng cố, hệ thống lại
Trang 3


kiến thức đã học, từ đó tìm cách phân tích bài toán, tìm mối tương quan giữa

các đại lượng Vật lý để đưa ra những công thức tính toán phù hợp nhằm giải
quyết được vấn đề đặt ra.
Kết hợp Sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong quá trình dạy
học bộ môn Vật lý sẽ giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết
quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in
đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của
mình. Như vậy, dạy học bằng sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược có vai
trò vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học.
Sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược chính là một công cụ tư duy
thực sự hiệu quả bởi chúng tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể.
Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và
làm việc khoa học. Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược giúp cho
HS hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng, hệ thống đồng thời vận
dụng được kiến thức đã học vào giải bài tập. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng
cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, HS có thể thuyết trình được
nội dung bài học hay một đơn vị kiến thức nào đó. Sơ đồ tư duy cung cấp cho
ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Sơ đồ phân tích ngược giúp ta tìm ra cách gải
cho bài tập với sự tương quan giữa các đại lượng Vật lý với nhau. Từ đó giúp
người học hiểu nội dung kiến thức ở mức độ cụ thể, chi tiết nhất về vấn đề
cần gải quyết.
2.2- Thực trạng của vấn đề:
Thuận lợi:
- Là một trường thuộc khu vực miền núi, đặc biệt lại là trường chuyên
biệt nên nhận được sự quan tâm sâu sát của các cấp, các ngành.
- Học sinh của trường phần lớn đều có học lực khá giỏi được tuyển
chọn về trường nên nhìn chung các em đều có ý thức trong việc học tập.
- Phương pháp kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong
củng cố, hệ thống bài học và vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập
định lượng Vật lý phù hợp phần lớn đối tượng HS trong lớp, gây hứng thú
học tập, kích thích học sinh tư duy tích cực, lôgic.

- Chương trình môn Vật lý lớp 8 có nhiều nội dung phù hợp với phương
pháp củng cố bài bằng sơ đồ tư duy và sử dụng sơ đồ phân tích ngược để tìm
lời giải cho bài tập định lượng Vật lý, phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ
chức cho học sinh học tập.
Khó khăn:
- Là trường thuộc khu vực miền núi, trình độ dân trí còn thấp so với vùng
đồng bằng và thành thị, phần lớn học sinh là con em dân tộc thiểu số đến từ
các xã khác nhau trên địa bàn huyện nên chất lượng giáo dục giữa các học
Trang 4


sinh trong một lớp thường không đồng đều. có sự chênh lệch về nhận thức rất
rõ rệt, đặc biệt nhận thức về môn học tự nhiên.
- Vật lý đặc thù là môn khoa học thực nghiệm khó, cần phải đi từ các thí
nghiệm để phát hiện sự vật hiện tượng. Từ đó phân tích, rút ra nhận xét, kết
luận, hình thành kiến thức mới. Đặc biệt là nhiều kiến thức liên quan đến
những hiện tượng hàng ngày học sinh thường gặp, cũng như những kinh
nghiệm trong thực tiễn cuộc sống. Do đó tạo nên những khó khăn trong việc
hình thành kiến thức mới cho học sinh, đặc biệt là đối với một số học sinh
khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức còn chậm.
- Sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp dạy học đòi hỏi nhiều kỹ năng
nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi lúng túng trong một số kỹ năng
như sưu tầm, xử lý thông tin, vẽ sơ đồ tư duy.
- Việc ứng dụng CNTT vào bài giảng đối với một số CBGV còn hạn
chế, nhiều GV còn ngại vì việc thiết kế một bài giảng có sự hỗ trợ của CNTT
do mất nhiều thời gian.
- Ảnh hưởng của những hoạt động: Phim ảnh, trò chơi điện tử…. làm
cho các em say mê và bỏ bê nhiệm vụ học tập của mình
Cụ thể khảo sát chất lượng 64 học sinh khối 8 trường THCS - DTNT
trước khi vận dụng đề tài với bài kiểm tra có nội dung vận dụng kiến thức cơ

bản của một bài học trong chương trình Vật lý 8 vào giải một số bài tập định lượng có
liên quan kết quả thu được như sau:

Khi chưa áp
dụng đề tài

Điểm dưới
1-2

Điểm 3 - 4

Điểm 5 - 6

Điểm 7 - 8

Điểm 9-10

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

4

6,3

20

31,2

21

32,8

14

21,9

5

7,8

2.3- Giải pháp và tổ chức thực hiện:
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm
tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội

dung, hệ thống hoá một chủ đề. Từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh chính đưa
ra cấu trúc tổng thể của bài học, từ mỗi nhánh chính lại tỏa ra nhiều nhánh
phụ và cứ thế mở rộng ra vô tận thể hiện kiến thức tổng thể ở dạng chi tiết
giúp người học hiểu nội dung kiến thức ở mức độ cụ thể, chi tiết nhất.
Sơ đồ phân tích ngược là quá trình phân tích xuất phát từ đại lượng
đang cần tìm và công thức liên quan tới đại lượng đó, xét xem trong công
thức này đại lượng nào đã biết, đại lượng nào chưa biết và để xác định được
đại lượng cần tìm trong bài toán ta lại phải tìm được đại lượng chưa biết
trong công thức liên quan đó, đại lượng chưa biết này lại được tìm bởi công
Trang 5


thức liên quan nào... Quá trình phân tích tìm lời giải cứ tiếp diễn như vậy
cho đến khi ở công thức cuối cùng đều chứa các đại lượng đã biết thì có thì
quá trình phân tích của ta kết thúc, nghĩa ta đã tìm được lời gải cho bài toán.
( Chú ý khi trình bày lời giải của bài tập ta cần thực hiện theo chiều ngược
lại của sơ đồ phân tích ngược đó).
Trong quá trình dạy học bộ môn Vật lý ở các trường THCS, việc sử
dụng sơ đồ tư duy để củng cố hệ thống kiến thức sau mỗi phần, mỗi bài học,
mỗi chương, mỗi chủ đề,… là vấn đề rất cần thiết cho cả quá trình dạy và học
của GV và HS. Sử dụng thành thạo và hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ
giúp HS tăng tính chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy, và qua “sơ đồ” thấy
được các liên kết chặt chẽ của tri thức, đồng thời giúp GV tiết kiệm được thời
gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng. Sử dụng sơ đồ phân tích ngược để
hình thành cho học sinh thói quen, nếp suy nghĩ khoa học, phát triển được khả
năng tư duy lôgíc của học sinh khi thực hiện giải một bài tập định lượng Vật
lý nói chung và bài tập định lượng Vật lý 8 nói riêng.
Để thực hiện việc dạy học củng cố, hệ thống lại nội dung bài học bằng
cách hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy ở môn Vật lý 8, Trong mỗi tiết dạy tôi đã
thực hiện qua 2 quá trình như sau:

+ Quá trình thứ nhất: Hướng dẫn học sinh tiếp thu, lĩnh hội, ghi chép
và vận dụng kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài học
+ Quá trình thứ hai: Hướng dẫn học sinh củng cố lại nội dung bài học
bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
Kết hợp với việc sử dụng sơ đồ phân tích ngược để tìm lời gải cho bài
tập định lượng vật lý trong quá trình dạy học, tôi hướng dẫn các em thực hiện
theo các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ đề và tóm tắt đề bài
Bước 2: Phân tích hiện tượng vật lý và xây dựng lập luận cho việc giải
bài tập (sử dụng sơ đồ phân tích ngược )
Bước 3: Thực hiện giải bài tập (Thực hiện trình bày theo thứ tự từ trên
xuống của sơ đồ phân tích)
Bước 4: Khai thác bài tập (Nếu có)
Việc “Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học
môn Vật lý 8” ta có thể sử dụng trong hầu hết các tiết học tuy nhiên do thời
lượng dành cho một tiết là có hạn, do vậy trong quá trình dạy học bản thân tôi
chỉ lựa chọn những phần, những tiết học mà đơn vị kiến thức cần truyền đạt
không quá dài, hoặc trong các tiết ôn tập chương để thực hiện, còn phần lớn
sau mỗi tiết học tôi đều yêu cầu HS về nhà hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống
Trang 6


hóa nội dung kiến thức của mỗi bài học. Sau đây tôi xin mô tả một số tiết dạy
có sự kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược hướng dẫn học sinh củng
cố, hệ thống lại nội dung bài học và tìm lời giải cho bài tập định lượng Vật lý
mà bản thân đã áp dụng trong quá trình dạy học bộ môn Vật lý lớp 8 tại
trường THCS - DTNT – Lang Chánh.

Tiết 11: Bài 10 - Lực đẩy Acsimet – Vật lý 8
1, Sử dụng sơ đồ tư duy vào tiết dạy

+ Quá trình thứ nhất:
- Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức cơ
bản về lực đấy Acsimet và ứng dụng.
- Yêu cầu HS lĩnh hội kiến thức và ghi chép bài đầy đủ, có hệ thống
+ Quá trình thứ hai: Hướng dẫn học sinh củng cố lại nội dung bài học
bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
Sau khi dạy xong Tiết 11- Bài 10 - Lực đẩy Acsimet (Vật lý 8), giáo
viên có thể đặt câu hỏi cho HS : Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ
điều gì?, rồi đưa ra sơ đồ gồm từ trung tâm là Lực đẩy Acsimet và yêu cầu
học sinh vẽ nhánh hoàn thiện sơ đồ với tất cả các nội dung đã học. Giáo viên
giới hạn thời gian cho hoạt động, sau đó mời đại diện các nhóm lên trình bày
sơ đồ của nhóm mình, cuối cùng giáo viên nhận xét sơ đồ của từng nhóm rồi
cho HS tiếp tục bổ sung vào sơ đồ của mình.
Sau khi học sinh quan sát hoàn thiện sơ đồ giáo viên cho học sinh nhắc lại
toàn bộ nội dung kiến thức về lực đẩy Acsimet.
HS có thể vẽ sơ đồ tư duy hệ thống nội dung Bài 10 - Lực đẩy Acsimet
(Vật lý 8) theo sơ đồ sau

2, Sử dụng sơ đồ phân tích ngược vào tiết dạy
Trang 7


Sau khi cho HS hệ thống lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy GV có
thể kết hợp với việc sử dụng sơ đồ phân tích ngược để giúp HS tìm lời gải cho
các bài tập định lượng có liên quan đến nội dung bài học này thông qua một
số bài tập vận dụng như sau:
Bài tập 1: (Bài tập 4 - Sách câu hỏi TN và bài tập TL Vật lý 8, trang 80)
Một vật đặc hình hộp chữ nhật được làm bằng thuỷ tinh đặc có kích
thước dài 50cm, rộng 20cm, cao 10cm. Khi thả vật nằm vào một chất lỏng thì
vật ngập sâu 8cm. Hỏi trọng lượng riêng của chất lỏng đó? Biết trọng lượng

riêng của thuỷ tinh là 25000 N/m3.
* Sau khi đưa ra bài tập, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện giải theo
trình tự các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ đề bài và tóm tắt đề bài.
* Tóm tắt:
a = 50cm
b = 20cm
h = 10cm
hChìm = 8cm
dv = 25000 N/m3
dcl = ?
* Sau khi học sinh đã đọc kỹ đề và tóm tắt được đề bài, giáo viên yêu
cầu học sinh thực hiện bước tiếp theo.
Bước 2: Phân tích hiện tượng vật lý và xây dựng lập luận cho việc giải
bài tập (sử dụng sơ đồ phân tích ngược )
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm lời giải cho bài tập bằng sơ đồ
phân tích ngược như sau:
VChìm = a . b. hChìm
VVật = a . b. h
P = dv.Vv
FA = P

dcl = (Vì FA = Vc . dcl)
Trang 8


- Trong bài tập này xuất phát từ đại lượng cần tìm là trọng lượng riêng
của chất lỏng dcl. Xét công thức liên quan FA = Vc . dcl, trong công thức này
ta có thể tính được thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, còn lực đẩy
Acsimet là đại lượng chưa biết.

- Vì khi vật đứng yên trong chất lỏng thì FA = P, mà P = dv.Vv đến công
thức này thì trọng lượng riêng của vật đã biết, do vậy ta phải tính thêm thể
tích của vật theo các đại lượng bài đã cho nên sẽ tính được trọng lực P, tức là
tìm được FA, từ đó thay vào công thức tính lực đẩy Acsimet ta tìm được trọng
lượng riêng của chất lỏng dcl.
Lưu ý: Trong quá trình hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ phân tích, GV có thể
căn cứ đối tượng HS để dừng ở một số bước phân tích. Cụ thể trong sơ đồ
phân tích của bài tập này với đối tượng HS khá giỏi ta có thể dừng quá trình
phân tích ở bước FA=P, với đối tượng HS trung bình và yếu ta có thể hướng
dẫn các em phân tích đến bước cuối sơ đồ.
* Sau khi đã dùng sơ đồ phân tích ngược để hướng dẫn học sinh tìm lời
giải cho bài tập như trên, gíáo viên yêu cầu học sinh thực hiện Bước 3 - trình
bày lời giải
Bước 3: Thực hiện giải bài tập
Ở bước này giáo viên chú ý học sinh khi trình bày lời giải cần thực
hiện theo thứ tự ngược lại của sơ đồ phân tích.
* Giải:
Thể tích phần chìm của vật: VChìm = a . b. hChìm = 0,5.0,2.0,08 = 0,008 (m3)
Thể tích của vật: Vv = a . b. h = 0,5.0,2.0,1 = 0,01 (m3)
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật:
FA = P = dv.Vv = 0,01 . 25000 = 250 (N)
FA

Mặt khác : FA = Vc . dcl  dcl = V
c

Vậy trọng lượng riêng của chất lỏng đó là:
FA

250


dcl = V = 0, 008 = 31250 (N/m3)
c
Đáp số: dcl = 31250 N/m3
Bài tập 2: (Bài tập 17 - Sách Câu hỏi TN và bài tập TL Vật lý 8, Trang 124)
Một vật có thể tích 500cm3, khi nhúng vào nước thì phần nổi chiếm

1
4

thể tích của vật. Hỏi khối lượng và khối lượng riêng của vật là bao nhiêu?
Biết trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3.
Trang 9


* Đối với bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện giải theo
trình tự các bước nêu trên:
* Tóm tắt:
VV = 500cm3 = 5.10-4 m3
VN =

1
VV
4

dnc = 104 N/m3
m=?;D=?
* Sơ đồ phân tích ngược tìm lời giải cho bài tập này được thực hiện như sau:
VCh = VV - VN (HS tb, yếu)
FA = Vch .dnc

P = FA (HS khá, giỏi)
m = (Vì P = 10.m)
D=
* Giải:
a, Thể tích phần chìm của vật:
VCh = VV - VN = VV - 0,25VV = 5.10-4 - 0,25.5.10-4 = 3,75.10-4 (m3)
Khi vật nổi ta có: P = FA = Vch .dnc = 3,75.10-4 . 104 = 3,75 (N)
Khối lượng của vật là:
Từ công thức: P = 10.m
m=

P
3, 75
=
= 0,375 (kg)
10
10

b, Khối lượng riêng của vật:
D=

m
0,375
=
= 750 (kg/m3)
V
5.104

Đáp số: m = 0,375 kg
D = 750 kg/m3

Trang 10


Tiết 14: Bài 13 - Công cơ học – Vật lý 8
1, Sử dụng sơ đồ tư duy vào tiết dạy
+ Quá trình thứ nhất:
- Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức cơ
bản về công cơ học và ứng dụng.
- Yêu cầu HS lĩnh hội kiến thức và ghi chép bài đầy đủ, có hệ thống
+ Quá trình thứ hai: Hướng dẫn học sinh củng cố lại nội dung bài học
bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
Sau khi dạy xong Bài 13 - Công cơ học (Vật lý 8), giáo viên có thể yêu
cầu HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại nội dung bài học, sau đó giáo viên nhận
xét và bổ sung vào sơ đồ (nếu cần) để chốt lại nội dung bài học.
GV có thể hướng dẫn HS vẽ theo sơ đồ sau:

2, Sử dụng sơ đồ phân tích ngược vào tiết dạy
Sau khi đã củng cố, hệ thống lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy, để
giúp HS tìm lời gải cho các bài tập định lượng có liên quan đến nội dung bài
học. GV có thể sử dụng sơ đồ phân tích ngược hướng dẫn HS khắc sâu, ghi
nhớ và phát triển tư duy qua một số bài tập vận dụng sau:
Bài tập 1: (Câu C6 - SGK Vật lý 8, trang 48)
Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính
công của trọng lực.
Trang 11


* Bài tập này HS có thể thực hiện giải theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ đề bài và tóm tắt đề bài.
Tóm tắt:

m = 2kg
s = 6m
A= ?
Bước 2: Phân tích hiện tượng vật lý và xây dựng lập luận cho việc giải
bài tập (theo sơ đồ phân tích ngược )
P = 10.m (HS TB, yếu)
F = P (HS khá, giỏi)
A = F.s
- Trong bài tập này xuất phát từ đại lượng cần tìm là công A. Xét công
thức liên quan A = F.s, trong công thức này ta thấy quãng đường dịch chuyển
s của vật là đại lượng đã biết, lực tác dụng F là đại lượng chưa biết.
- Vì đang tìm công của trọng lực nên F = P, mà P = 10.m, đến công thức
này khối lượng m đã biết, do vậy ta tính được trọng lực P, tức là tìm được F,
từ đó thay vào công thức tính công ta tìm được công A.
Bước 3: Thực hiện giải bài tập (HS thực hiện trình bày lời giải theo
chiều ngược lại của sơ đồ phân tích)
Giải:
Trọng lượng của quả dừa:
P = 10.m = 10. 2 = 20 (N)
Công của trọng lực:
A=F.s = P.s = 20.6 = 120 (J)
Đáp số: A = 120 J
Bài tập 2: (Bài tập 13.4 - SBT Vật lý 8, trang 18)
Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong
5phút công thực hiện được là 360 kJ. Tính vận tốc của xe.
* Tóm tắt:
F = 600N
A = 360 kJ = 360 000J
t = 5ph = 300s
v=?

Trang 12


* Đối với bài tập này GV có thể hướng dẫn HS phân tích tìm lời giải theo sơ
đồ sau:
s = (Vì A = F.s)
v=

- Công thức liên quan đến đại lượng cần tìm v =

s
, ở công thức này thì
t

thời gian t đã biết, quãng đường s là đại lượng chưa biết.
- Từ công thức có liên quan tới quãng đường trong trường hợp này
A = F.s, ta suy ra s =

A
. Đến đây cả hai đại lượng A và F đều đã biết do đó ta
F

sẽ tìm được s, quá trình phân tích ngược kết thúc
* Trình bày theo trình tự ngược lại của sơ đồ phân tích ta được lời giải
của bài tập.
Giải: Từ công thức tính công cơ học
A = F.s  s =

A
360 000

=
= 600 (m)
F
600

Vận tốc chuyển động của xe
v=

s
600
=
= 2 (m/s)
t
300

Đáp số: 2 m/s
Bài tập 3: (Bài tập 1 - Sách Câu hỏi TN và bài tập TL Vật lý 8, Trang 101)
Một người dùng máy bơm để bơm 24m3 nước lên cao 5m.
a, Tính công của máy thực hiện
b, Tính công suất của máy, biết thời gian để bơm nước là 50 phút
* Tương tự các bài tập trên, trước hết giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc kỹ
và tóm tắt đề bài.
Tóm tắt:
V = 24m3
h = 5m
t = 50 phút = 3000s
d = 10 000 (N/m3)
a, A = ?
b,  = ?
Trang 13



* Học sinh phân tích tìm lời giải bằng sơ đồ phân tích ngược sau:
P = d.V ( Vì d = )
A = P.h
=
* Học sinh trình bày lời giải theo chiều từ trên xuống của sơ đồ
* Giải:
a, Trọng lượng của khối nước:
Từ công thức d =

P
 P = d.V = 10000.24 = 240 000 (N)
V

Công của máy cần thực hiện:
A = P.h = 240000.5 = 1 200 000 (J)
b, Công suất của máy:
=

A
1200000
=
= 400 (W)
t
3000

Đáp số: A = 1 200 000 J
 = 400 W


Tiết 32: Bài 25 - Phương trình cân bằng nhiệt – Vật lý 8
1, Sử dụng sơ đồ tư duy vào tiết dạy
+ Quá trình thứ nhất:
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học để HS nắm chắc nội dung kiến
thức cơ bản về phương trình cân bằng nhiệt.
- Yêu cầu HS lĩnh hội kiến thức và ghi chép bài đầy đủ, có hệ thống
+ Quá trình thứ hai: Hướng dẫn học sinh củng cố lại nội dung bài học
bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
Giáo viên có thể yêu cầu HS hoạt động theo nhóm vẽ sơ đồ tư duy hệ
thống lại nội dung bài học, sau đó giáo viên nhận xét và bổ sung vào sơ đồ
(nếu cần) và yêu cầu HS trình bày sơ đồ để chốt lại nội dung bài học.

Trang 14


HS có thể vẽ sơ đồ tư duy cho bài Phương trình cân bằng nhiệt (Vật lý
8) như sau:

2, Sử dụng sơ đồ phân tích ngược vào tiết dạy
Sau khi cho HS hệ thống lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy GV có
thể kết hợp với việc sử dụng sơ đồ phân tích ngược để giúp HS tìm lời gải cho
các bài tập định lượng có liên quan đến nội dung bài học này thông qua một
số bài tập vận dụng như sau:
Bài tập 1: (Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt - SGK Vật lý 8, trang 89)
Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15kg được đun nóng tới 100 0C
vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của
nước đều bằng 250C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước
truyền nhiệt cho nhau.
* Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện giải theo các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ đề bài và tóm tắt đề bài.

Tóm tắt:
m1 = 0,15kg
c1 = 880 J/kg.K
Trang 15


t1 = 1000C
t = 250C
c2 = 4200 J/kg.K
t2 = 200C
t = 250C
m2 = ?
Bước 2: Phân tích tìm lời giải cho bài tập có thể theo hướng sau:
- Xuất phát từ đại lượng cần tìm là khối lượng nước m2, xét công thức có liên
quan có thể vận dụng trong trường hợp này là Q 2 = m2.c2.(t - t2). Trong công
thức này có các đại lượng đã biết là c2 và hiệu t - t2, đại lượng chưa biết là Q2
- Theo phương trình cân bằng nhiệt ta lại có nhiệt lượng nước thu vào chính
bằng nhiệt lượng do quả cầu nhôm toả ra, tức Q2 = Q1.
- Mặt khác Q1 = m1.c1.(t1 - t). Ở công thức này tất cả các đại lượng đều đã biết,
như vậy quá trình phân tích ngược kết thúc và từ đó ta xác định được đại
lương cần tìm trong bài.
* Cụ thể quá trình phân tích trên đựợc thể hiện bằng sơ đồ sau:
Q1 = m1.c1.(t1 - t) (HS tb, yếu)
Q2 = Q1 (HS khá, giỏi)

m2 = (Vì Q2 = m2.c2.(t - t2))
Bước 3: Thực hiện giải bài tập
* Giải:
Nhiệt lượng quả cầu nhôm toả ra khi nhiệt độ hạ từ 1000C xuống 250C là:
Q1 = m1.c1.(t1 - t) = 0,15.880.(100 - 25) = 9 900 (J)

Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q2 = Q1 = 9 900 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 200C lên 250C là:
Q2

Q2 = m2.c2.(t - t2)  m2 = c .(t  t )
2
2
Vậy khối lượng nước trong cốc là :
Q2

9 900 

m2 = c .(t  t ) = 4 200.  25  20  = 0,47 (kg)
2
2
Đáp số : m2 = 0,47 kg
Bài tập 2: (Câu C2 - SGK Vật lý 8, trang 89)

Trang 16


Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng
đồng nguội đi từ 800C xuống 200C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng
bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ?
* Tóm tắt:
m1 = 0,5kg
m2 =500g = 0,5kg
c1 = 380 J/kg.K
c2 = 4200 J/kg.K
t1 = (80 - 20)0C

Q2 = ?
t2 = ?
* Sau khi học sinh tóm tắt được đề bài, biết được yêu cầu của bài toán, giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải bằng sơ đồ sau:
Q1 = m1.c1.t1 (HS trung bình, yếu)
Q2 = Q1 (dừng ở bước này với HS khá, giỏi)
t2 = (Vì Q2 = m2.c2.t2)
* Với sơ đồ phân tích ngược để tìm lời giải cho bài tập trên, khi trình bày lời
giải học sinh cân thực hiện theo chiều ngược lại như sau:
Giải:
Áp dụng công thức tính nhiệt lượng
Q = m.c.t
Nhiệt lượng do miếng đồng toả ra:
Q1 = m1.c1.t1 = 0,5.380.(80 - 20) = 11400 (J)
Nhiệt lượng nước nhận vào để nóng lên:
Q2

Q2 = m2.c2.t2  t2 = m .c
2 2
Q1

Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có : Q2 = Q1  t2 = m .c
2 2
Vậy nước nóng lên thêm:
Q1

11400 

t2 = m .c = 0,5.4200 = 5,43 (0C)
2 2

Đáp số: Q2 = 11400 J
t2 = 5,43 0C
Trang 17


Trên đây là một số tiết học minh họa cho việc “Kết hợp sơ đồ tư duy
và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý 8”. Học sinh sau khi học
xong mỗi bài học được củng cố lại nội dung bài học bằng sơ dồ tư duy, đồng
thời vận dụng kiến thức vừa học vào giải các bài tập định lượng bằng cách sử
dụng sơ đồ phân tích ngược trong bộ môn Vật lý lớp 8. Thông qua việc thiết
lập được các sơ đồ cụ thể đối với từng bài cũng là tiền đề, là cơ sở để học sinh
có thể xây dựng được một sơ đồ tư duy về các công thức có liên quan tới các
đại lượng Vật lý trong chương trình Vật lý THCS. Từ đó các em có thể vận
dụng tốt vào việc giải các bài tập định lượng trong phân môn Vật lý THCS.
2.4, Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua tìm hiểu, khảo sát thực tế học sinh khối 8 trường THCS Dân tộc
Nội Trú – Lang Chánh cho thấy đa số các em còn lúng túng và mơ hồ khi
kiểm tra lại các kiến thức cũ và khi cần áp dụng các kiến thức đó vào giải các
BT định lượng có liên quan trong môn Vật lý 8. Cụ thể khi chưa áp phương
pháp “Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn
Vật lý 8” vào giảng dạy thì hầu hết các em chỉ làm được những dạng bài tập
đơn giản ngay trong quá trình học bài mới nhưng chỉ vài hôm sau đó các em
có thể quên ngay cách giải. Tuy nhiên khi áp dụng đề tài này vào quá trình
giảng dạy của bản thân thì kết quả cho thấy có sự cải thiện đáng kể về chất
lượng giảng dạy và học tập bộ môn Vật lý 8.
Cụ thể khảo sát chất lượng 64 học sinh khối 8 trường THCS - DTNT
trước và sau khi vận dụng đề tài với hai bài kiểm tra có nội dung vận dụng
kiến thức cơ bản của một bài học trong chương trình Vật lý 8 vào giải một số
bài tập định lượng có liên quan với mức độ kiến thức tương tự nhau kết quả
thu được như sau:


Khi chưa áp
dụng đề tài
(Bài kiểm tra
thứ nhất)
Sau khi áp
dụng đề tài
(Bài kiểm tra
thứ hai)

Điểm dưới
1-2

Điểm 3 - 4

Điểm 5 - 6

Điểm 7 - 8

Điểm 9-10

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

4

6,3

20

31,2

21

32,8

14

21,9

5

7,8


0

0

6

9,4

28

43,8

20

31,2

10

15,6

3. Kết luận, kiến nghị:

Trang 18


Để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Vật lý ở trường THCS nói
chung , chất lượng trong bộ môn Vật lý 8 nói riêng, đề tài “Kết hợp sơ đồ tư
duy và sơ đồ phân tích trong dạy học môn Vật lý 8” tôi đưa ra ở trên khi áp
dụng vào thực tế giảng dạy kết quả cho thấy đã có sự góp phần tích cực vào

việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.
Đề tài này hoàn thành ngoài việc nghiên cứu tài liệu liên quan, sự nổ lực
của bản thân và sự góp ý của đồng nghiệp. Tôi hy vọng đề tài “Kết hợp sơ
đồ tư duy và sơ đồ phân tích trong dạy học môn Vật lý 8” sẽ là cơ sở, là
động lực giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Vật lý, đồng
thời là tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp, cho học sinh nhằm giúp
các em học sinh có được một phương pháp cơ bản khi học tập bộ môn Vật Lý
THCS nói chung và môn Vật lý 8 nói riêng.
Vậy rất mong các quý thầy cô và anh, chị, em đồng nghiệp khi đọc sẽ có
những góp ý, phê bình thiết thực để đề tài được phong phú và đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết SKKN

Vũ Thị Hoa

Trang 19


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1.1- Lý do chọn đề tài
1.2- Mục đích nghiên cứu của đề tài

1.3- Đối tượng nghiên cứu
1.4- Phương pháp nghiên cứu
1.5- Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị

Trang 20

1
2
2
2
2
2
4
5
18
18



×