Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Bước đầu nghiên cứu quần xã giáp xác nhỏ tại hệ sinh thái tùng, áng vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN THỊ THẢO

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUẦN XÃ GIÁP XÁC NHỎ TẠI HỆ SINH THÁI
TÙNG, ÁNG VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Hà Nội, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN THỊ THẢO

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUẦN XÃ GIÁP XÁC NHỎ TẠI HỆ SINH THÁI
TÙNG, ÁNG VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
Chuyên ngành Động vật học
(Mã số: 8 42 01 03)

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hùng Anh

Hà Nội, 2018



Lời cam kết
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

i


Lời cảm ơn
Luận văn này được hoàn thành tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Trong
quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình
của thầy giáo TS. Lê Hùng Anh. Tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ quý báu của thầy.
Xin chân thành cảm ơn TS. Trần Đức Lương, ThS. Nguyễn Tống Cường đã
giúp đỡ trong quá trình định loại mẫu vật cũng như hoàn thành luận văn. Học viên
cũng chân thành cảm ơn Đề tài “Điều tra, đánh giá hệ sinh thái tùng, áng tại VQG
Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, Mã số: IEBR.DT.08/18 do TS. Lê Hùng Anh làm chủ
nhiệm, Quỹ Môi trường Thiên nhiên Nagao (Nhật Bản) đã tài trợ kinh phí để thực
hiện nghiên cứu.
Để hoàn thành luận văn học viên đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của
các cán bộ phòng Sinh thái Môi trường nước, Phòng Quản lý Tổng hợp thuộc Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Lãnh đạo Viện, Vườn quốc gia Bái Tử Long. Tôi
xin cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên tạo điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 10, tháng 10, năm 2018

Nguyễn Thị Thảo

ii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AOH1-Đ

Áng Ông Hương 1- mẫu tầng đáy

AOH2-Đ

Áng Ông Hương 2- mẫu tầng đáy

AOH3-Đ

Áng Ông Hương 3- mẫu tầng đáy

AOT1-Đ

Áng Ông Tích 1- mẫu tầng đáy

AOT2-Đ

Áng Ông Tích 2- mẫu tầng đáy

AOT3-Đ

Áng Ông Tích 3- mẫu tầng đáy

AOH1-M

Áng Ông Hương 1- mẫu tầng mặt


AOH2-M

Áng Ông Hương 2- mẫu tầng mặt

AOH3-M

Áng Ông Hương 3- mẫu tầng mặt

AOT1-M

Áng Ông Tích 1- mẫu tầng mặt

AOT2-M

Áng Ông Tích 2- mẫu tầng mặt

AOT3-M

Áng Ông Tích 3- mẫu tầng mặt

GXN

Giáp xác nhỏ

KVNC

Khu vực nghiên cứu

VQG


Vườn quốc gia

iii


MỤC LỤC

Lời cam kết ....................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ........................................................................... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu Giáp xác nhỏ trên thế giới và Việt Nam ...........................4
1.1.1. Các nghiên cứu Giáp xác nhỏ ở nước ngoài ....................................................4
1.1.1.1. Giáp xác Amphipoda ................................................................................................ 4
1.1.1.2. Giáp xác Copepoda ................................................................................................... 6
1.1.1.3. Giáp xác có vỏ Ostracoda ......................................................................................... 7

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về Giáp xác nhỏ ở Việt Nam .................................9
1.1.2.1. Giáp xác Amphipoda ................................................................................................ 9
1.1.2.2. Giáp xác Copepoda và Cladocera ........................................................................... 11

1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên Vườn quốc gia Bái Tử Long và các kiểu hệ sinh
thái thủy vực ..............................................................................................................12
1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất và thổ nhưỡng. ...................................................12
1.2.2. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................14
1.2.3. Đặc điểm thủy văn ...........................................................................................15
1.2.4. Đặc điểm hệ động thực vật ở VQG Bái Tử Long ............................................18

1.3. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội ở VQG Bái Tử Long............................20
1.3.1. Hiện trạng phát triển dân số ...........................................................................20
1.3.2. Tình hình kinh tế..............................................................................................21

iv


CHƯƠNG II: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 22
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ....................................................22
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................22
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................24
2.2.1. Nghiên cứu, khảo sát ngoài thực địa ..............................................................24
2.2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ...............................................................26
2.2.2.1. Kỹ thuật xử lý và phân tích giáp xác nhỏ .....................................................27
2.2.2.2. Kỹ thuật xử lý và phân tích giáp xác nhỏ .....................................................27
2.2.2.3.

Tính toán các chỉ số sinh học ...................................................................28

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 30
3.1. Đặc trưng về thành phần loài giáp xác nhỏ ở khu vực nghiên cứu ....................30
3.1.1. Thành phần loài giáp xác nhỏ ở khu vực nghiên cứu .....................................30
3.1.2. Cấu trúc về thành phần loài của từng nhóm Giáp xác nhỏ ............................39
3.1.3.

Thành phần loài giáp xác nhỏ bổ sung cho khu vực nghiên cứu ................42

3.2. Đặc trưng phân bố của Giáp xác nhỏ ở Khu vực nghiên cứu ............................43

3.3. Phân bố về mật độ Giáp xác nhỏ ở khu vực nghiên cứu ....................................50
3.4. Mức độ đa dạng sinh học quần xã Giáp xác nhỏ ở KVNC ................................52
3.5. Những hoạt động của con người tác động tới biện động số lượng và thành phần
loài giáp xác nhỏ ở khu vực nghiên cứu ...................................................................55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 56
Kết luận .....................................................................................................................56
Kiến nghị ...................................................................................................................57

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Các đặc trưng của sóng vùng biển ven bờ Việt Nam ..............................16
Bảng 1. 2. Đặc điểm chính của thuỷ triều vùng biển ven bờ Việt Nam ...................17
Bảng 2. 1. Các vị trí thu mẫu giáp xác nhỏ ở các tùng, áng VQG Bái Tử Long ......22
Bảng 2. 2. Quan hệ giữa giá trị chỉ số Margalef (d) và mức độ đa dạng ..................29
Bảng 2. 3. Quan hệ giữa giá trị chỉ số Shannon–Weiner H’ và mức độ đa dạng .....29
Bảng 3. 1.Thành phần loài giáp xác nhỏ ở một số tùng, áng Vườn quốc gia Bái Tử
Long tháng 05/2018 ..................................................................................................31
Bảng 3. 2 Cấu trúc thành phần loài giáp xác nhỏ ở Khu vực nghiên cứu.................39
Bảng 3. 3. Sự phân bố của giáp xác nhỏ theo tầng nước của....................................43
Bảng 3. 4. Cấu trúc các loài giáp xác nhỏ phân bố ở tầng mặt ................................46
Bảng 3. 5. Cấu trúc các loài giáp xác nhỏ phân bố ở tầng đáy ................................48
Bảng 3. 6. Chỉ số phong phú D của giáp xác nhỏ ở các điểm thu mẫu trong tùng,
áng của VQG Bái Tử Long .......................................................................................52
Bảng 3. 7. Đa dạng Shannon-Weiner (H') của giáp xác nhỏ ở các điểm thu mẫu
trong tùng, áng của VQG Bái Tử Long.....................................................................54
DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1. Bản đồ ranh giới VQG Bái Tử Long .......................................................23

Hình 2. 2. Bản đồ vị trí thu mẫu giáp xác nhỏ ở tùng, áng VQG Bái Tử Long ........24
Hình 2. 3. Một số loại lưới thu mẫu động vật nổi .....................................................26
Hình 2. 4 . Một số thiết bị thu mẫu động vật ở đáy ..................................................26
Hình 2. 5. Hình thái cấu tạo cơ thể Copepoda ..........................................................27
Hình 3. 1. Cấu trúc giáp xác nhỏ phân bố ở tầng mặt của khu vực nghiên cứu ......47
Hình 3. 2. Cấu trúc giáp xác nhỏ phân bố ở tầng đáy của khu vực nghiên cứu........49
Hình 3. 3. Số lượng các loài giáp xác nhỏ ở các điểm thu mẫu ...............................50
Hình 3. 4. Mật độ giáp xác nhỏ sống nổi ở các điểm thu mẫu trong tùng, áng của
VQG Bái Tử Long.....................................................................................................51
Hình 3. 5. Mật độ giáp xác nhỏ sống đáy ở các điểm thu mẫu trong tùng, áng của
VQG Bái Tử Long.....................................................................................................51

vi


Hình 3. 6. Biến động chỉ số phong phú D của giáp xác nhỏ ở các điểm thu mẫu
trong tùng, áng của VQG Bái Tử Long.....................................................................53
Hình 3. 7. Biến thiên chỉ số đa dạng (H’) của giáp xác nhỏ ở các vị trí thu mẫu tại
các tùng, áng ở VQG Bái Tử Long ...........................................................................54

vii


MỞ ĐẦU
Hệ sinh thái tùng, áng là một dạng sinh thái nằm trong hệ sinh thái đất ướt.
Dạng sinh thái này là một đặc thù của Vịnh Hạ Long cũng như Vịnh Bái Tử Long và
khu vực đảo Cát Bà.
Theo định nghĩa của các nhà khoa học: “áng” là các hồ chứa nước karst - vùng
núi đá vôi, nằm giữa các đảo, còn “tùng” là các vũng nước có một cửa tương đối lớn
thông với vịnh, nước được lưu thông, nhưng tương đối kín, độ trong cao, sóng ít.

Áng, tùng - thực chất là những giếng (hoặc phễu), hồ bị ngập nước biển, với
hình thái khép kín hoặc thông với biển qua hang ngầm, được hình thành do quá trình
bào mòn, phong hoá của tự nhiên.
Những kiểu dạng tùng, áng như trên hình thành Hồ nước mặn từ những hố sụt
karst trong quá trình kiến tạo, tạo nên những hố trũng thấp hơn mực nước biển trong
vùng núi đá vôi được thông với biển bởi những cửa hẹp hay những hang ngầm. Sau
một thời gian phát triển chúng tạo nên một kiểu hệ sinh thái đặc trưng, độc đáo đôi
khi khác với các kiểu hệ sinh thái bên ngoài.
Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học, trên khu vực Vịnh Hạ Long, Vịnh
Bái Tử Long và Cát Bà có tổng cộng 62 áng và 57 tùng. Tổng diện tích của 62 áng là
289,4ha, của 57 tùng là 1.186,2ha.
Các áng thường có đặc điểm sinh thái là chất đáy được cấu tạo bởi cát hoặc
cát pha sỏi và vỏ sinh vật, độ sâu từ 1,5-4m, độ trong thường trong suốt đến đáy. Theo
thống kê của các nhà khoa học, hệ sinh vật của các áng có 66 loài, bao gồm 21 loài
rong, 37 loài động vật nhuyễn thể, 8 loài giáp xác và một số loài san hô. Trong đó có
một số loài quý hiếm như trai ngọc, vẹm xanh, con sút, sò, rong guột...
Với tùng, đặc điểm sinh thái chung là có chất đáy dạng cứng, độ trong có thể
đạt 2m. Tuỳ từng mỗi tùng mà số loài sinh vật khác nhau, tập trung ở 3 nhóm san hô,
động vật đáy và rong biển. Trong các tùng đều tìm thấy các loài đặc sản như tu hài,
ghẹ, sò huyết, sò lông, trai ngọc… Trong các tùng, các nhà khoa học còn tìm thấy 4

1


loài sinh vật quí hiếm như ốc đụn đực, ốc đụn cái, trai ngọc môi đen và con sút. 4 loài
này đã được ghi nhận là động vật cần được bảo vệ trong Sách Đỏ Việt Nam 2007.
Điều lý thú là bên cạnh sự đặc sắc, phong phú và đa dạng sinh vật mang tính
đặc trưng, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy những thay đổi cơ bản về thành
phần giống, loài trong áng, tùng của khu vực Hạ Long - Cát Bà giữa các mùa với số
loài ưu thế khác nhau. Vì vậy, các áng, tùng có thể coi như là một phòng thí nghiệm

tự nhiên vô cùng giá trị, phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, điều này sẽ là một
lý thú đặc biệt cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển.
Có thể thấy rằng tùng, áng không những góp phần làm đa dạng sinh thái của
Vịnh Hạ Long mà còn làm tăng giá trị cảnh quan vào loại bậc nhất nhì của di sản. Đó
là một giá trị vô giá của hệ sinh thái đất ướt của Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và
khu vực Cát Bà.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu về quần xã
Giáp xác nhỏ ở khu vực này. Vì vậy học viên thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu
quần xã giáp xác nhỏ tại hệ sinh thái tùng, áng VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh”.
Đây là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về quần xã giáp xác nhỏ ở khu vực tùng,
áng của VQG Bái Tử Long nói riêng và khu vực tùng áng thuộc các đảo trên Vịnh
Bắc Bộ nói chung.
 Mục tiêu của luận văn
Có được cơ sở dữ liệu ban đầu về thành phần loài, phân bố quần xã giáp xác
nhỏ trong hệ sinh thái tùng, áng.
 Nội dung của luận văn
- Nghiên cứu thành phần loài giáp xác nhỏ tại hệ sinh thái tùng, áng VQG Bái Tử
Long.
- Nghiên cứu đặc trưng phân bố của các loài giáp xác nhỏ tại hệ sinh thái tùng,
áng VQG Bái Tử Long.
 Những đóng góp mới của luận văn

2


-

Luận văn đã ghi nhận 65 loài giáp xác nhỏ ở khu vực nghiên cứu. Trong đó

lần đầu tiên ghi nhận 36 loài giáp xác nhỏ cho khu vực nghiên cứu, đa phần các loài

này đều phân bố ở tầng đáy và ít được nghiên cứu trước đây;
-

Trong khuôn khổ luận văn đã bước đầu tính toán chỉ số phong phú loài d; và

chỉ số đa dạng loài H’; của giáp xác nhỏ cho hệ sinh thái tùng, áng.
- Luận văn này là công trình đầu tiên nghiên cứu về sự phân bố của giáp xác
nhỏ theo tầng mặt và tầng đáy trong điều kiện hệ sinh thái đặc trưng.

3


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu Giáp xác nhỏ trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Các nghiên cứu Giáp xác nhỏ ở nước ngoài
1.1.1.1. Giáp xác Amphipoda
Hoạt động nghiên cứu thống kê, mô tả thành phần loài Amphipoda trên thế
giới đã được tiến hành từ giữa thế kỷ XVIII, với công trình đầu tiên của Linnaeus,
kết quả được công bố trong tác phẩm kinh điển Systema Naturae (1758). Tiếp sau là
sự xác lập giống Gammarus của Fabricius (1775) và họ Gammaridae của Leach
(1816). Các công trình nghiên cứu về thành phần loài Amphipoda trong nhiều thế kỷ
qua đã được thực hiện rộng khắp trên các vùng biển trên thế giới, ở các mức độ khác
nhau, về phạm vi cũng như về đối tượng nghiên cứu.
Trong số những nghiên cứu sớm vào cuối thế kỷ XIX, có thể kể công trình của
Sars .G.O. (1894, 1895) về thành phần loài Amphipoda thuộc một số họ
(Ampeliscidae, Corophiidae, Gammaridae, Photidae, Cheluridae, Podoceridae,
Phoxocephalidae, Lysianassidae) ở vùng biển Bắc Âu (Na Uy). Amphipoda vùng
biển Châu Âu còn được tiếp tục khảo sát ở Địa Trung Hải, với các công trình của
Myers A.A. (1974, 1982, 1983), Rufo S. (1982, 1989, 1993), Karaman G.S. (1982,
1993), Krapp-Schickel T. (1982, 1989, 1993) về các họ Corophiidae, Gammaridae,

Haustoriidae,

Lysianassidae,

Melphidippidae,

Talitridae,

Amphithoidae,

Leucothoidae… Một trong những vùng biển được nghiên cứu nhiều về Amphipoda
là vùng biển Bắc Mỹ, phía đông bắc Thái Bình Dương và bắc Đại Tây Dương, với
hàng loạt các công trình của Barnard J.L. từ 1950 tới 1980, Dickinson J.J. (1982,
1983), Bousfield E.L.(1982) về các họ lớn của Phân bộ Gammaridea, như:
Ampeliscidae,

Gammaridae,

Corophiidae,

Amphithoidae,

Phoxocephalidae,

Podoceridae.
Vùng biển phía tây bắc Thái Bình Dương cũng đã được nghiên cứu nhiều về
Amphipoda. Công trình của Gurianova E.F. (1951) là một chuyên khảo lớn về
Amphipoda Gammaridea các biển Liên Xô (cũ), bao gồm biển Bắc có 40 họ, 480
loài, biển Viễn Đông có 30 họ, 278 loài, biển Nam có 15 họ, 46 loài. Amphipoda biển
4



Nhật đã được nghiên cứu với các công trình của Bulycheva A.I. (1936, 1952, 1953),
Yamamoto S. (1987, 1988, 1992, 1995), Hiratama A. (1984, 1985, 1987, 1988),
Nagata K. (1959, 1961, 1965, 1966) về các họ: Lysianassidae, Melitidae,
Oedicerotidae,

Phoxocephalidae,

Urothoidae,

Synopiidae,

Ampeliscidae,

Haustoriidae, Hyalidae... và gần đây có công trình của Aryiama H. (2007) về họ
Kamakidae ở biển Nhật Bản. Biển Triều Tiên còn ít được nghiên cứu, chỉ có công
trình của Kim H.S., Kim C.B. (1988, 1991) về Amphipoda - Gammaridea vùng biển
này. Vùng biển Trung Quốc đã được nghiên cứu khá hoàn chỉnh, về thành phần loài
Amphipoda Gammaridea, từ biển Hoàng Hải phía bắc tới biển Nam Hải phía Nam.
Với các công trình của: Yu S.C. (1938), Shen C.J. (1955), Zhang W.Q. (1974), Huang
Z.G. (1994), và nhất là các công trình của Ren X.Q. (1991-2006) được công bố tổng
hợp trong Tập 41, Động vật chí Trung Quốc, bao gồm 359 loài thuộc 37 họ
Amphipoda Gammaridea.
Vùng biển phía nam Thái Bình Dương, Australia, New Zealand, cũng đã được
nghiên cứu nhiều về Amphipoda, đặc biệt trong thời gian gần đây về Amphipoda rạn
san hô Great Barrier, với các công trình của Barnard J.L. (1772-1774), Barnard &
Drummond (1978, 1981, 1982), Lowry J.K. Poore (1985), Lowry & Stoddard (1983,
1995), Lowry & Hughes (2009), Lowry & Springthorpe ( 2005). Từ những nghiên
cứu này, đã xác lập nhiều giống mới, như trong họ Melitidae đã xác lập 6 giống mới

từ giống Maera.
Nghiên cứu Amphipoda vùng biển Châu Phi đã có từ những năm đầu thế kỷ
XX, với những công trình của Barnard K.H. (1916, 1940, 1955), Griffiths C.L. (19731975).
Vùng biển Ấn Độ đã được nghiên cứu với các công trình của Chilton C.
(1921), Tattersall W.M. (1922), Nayar K.N. (1950, 1961) Rabindranath V. (1970,
1972, 1975), Sivaprakasam T.E. (1966, 1967, 1970), chú trọng các họ Ampeliscidae,
Corophiidae, Amphithoidae, Melitidae, vùng bờ phía đông Ấn Độ.
Riêng vùng phía nam biển Đông, khu vực biển phía đông nam Châu Á, cho tới
nay, các công trình nghiên cứu còn chưa nhiều. Trong vùng biển Việt Nam, chỉ mới
5


có một số công trình của Đặng Ngọc Thanh (1965, 1967, 1968), Đặng Ngọc Thanh
& Lê Hùng Anh (từ những năm 2000), Imbach M.C. (1967), Margulis R.J. (1968).
Vùng biển Philippin, Malaysia có các công trình của Olerod R. (1970), Othman
B.H.R. & Morino H. (1993) về một số họ Ampeliscidae, Melitidae, Leucothoidae,
Talitridae, Platyischnopidae. Vùng biển Thái Lan, chỉ mới biết có công trình của
Somchai Busarawich (1985), thống kê 10 loài Amphipoda thuộc các họ Corophiidae,
Melitidae, Talitridae, Hyalidae, Calliopidae tìm thấy ở rừng mangrove Vịnh Thái Lan
và một công trình khác của Wongkamhang (2009), công bố 7 loài Amphipoda
Gammaridea tìm thấy trong thảm cỏ biển ở đảo Libong, tỉnh Trang.
Hoạt động điều tra nghiên cứu Amphipoda còn được thực hiện trong các chuyến
khảo sát lớn trên các đại dương trong thế kỷ trước. Chuyến khảo sát Challenger (18721876) được tổ chức khảo sát xuyên đại dương từ tây sang đông, thu mẫu vật tới độ
sâu 8.000 m. Các kết quả nghiên cứu về Amphipoda đã được công bố trong báo cáo
của Stebbing (1988), phát hiện nhiều taxon mới. Chuyến khảo sát Siboga Expedition
(1899-1900), thực hiện ở vùng biển đông nam Thái Bình Dương, ngang Indonesia và
các đảo châu Đại Dương, kết quả đã được báo cáo trong công trình của Pirlot (19321938), cho biết thành phần loài Amphipoda của vùng biển nhiệt đới quanh xích đạo.
Chương trình khảo sát NAGA (1959-1961) ở vùng biển Nam Việt Nam và Vịnh Thái
Lan, các kết quả thu được đã được trình bày trong báo cáo Naga Report của Imbach
(1967), thống kê được khoảng 40 loài Amphipoda Gammaridea cho vùng biển này,

hầu hết là những loài mới cho khoa học.
1.1.1.2. Giáp xác Copepoda
Giáp xác chân chèo sống tự do đã được nghiên cứu từ thế kỷ XVIII trong công
trình về hệ thống phân loại các nhóm động vật không xương sống của Linnaeus (1746).
Sau đó là một loạt các nghiên cứu về phân loại học dựa trên các đặc điểm hình thái của
Müller (1776), Jurine (1820), Milne-Edwards (1840), Brady (1883), Giesbrecht
(1892). Hệ thống phân loại được Sars (1903 -1913) đề xuất về cơ bản vẫn được sử
dụng trong thời gian dài sau đó (Sewell, 1929; Rylov, 1948; Borutzky, 1952). Việc
bổ sung nhiều taxon mới trong sự phát triển về phân loại học của nhóm này trong nửa
6


cuối thế kỷ XX. Hiện nay hầu hết các tác giả đều chấp nhận và sử dụng rộng rãi hệ
thống phân loại chia Copepoda làm 9 bộ của Boxshall & Halsey (2004). Trong số này
các loài sống tự do ở nước ngọt hầu hết nằm trong 3 bộ: Calanoida, Cyclopoida và
Harpacticoida.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 24.000 loài thuộc 2.400 giống và 210 họ đã
được mô tả. Trong số đó, có khoảng 2.800 loài sống ở các thuỷ vực nước ngọt nội địa
(Boxshall và Halsey, 2004; Boxshall và Defaye, 2010). Trong khu vực Đông Nam Á,
hầu hết thành phần loài giáp xác Copepoda nước ngọt đã được tiến hành nghiên cứu.
Ở các nước Malaysia và Indonesia được nghiên cứu sớm hơn với các công trình của
Douwe (1901, 1907), Daday (1906), Chappuis (1928, 1931, 1933) ở Java và Sumatra;
Fernando (1978), Fernando và Ponyi (1981) về khu hệ Copepoda ở Malaysia. Các
công trình nghiên cứu về thành phần loài ở Campuchia được công bố từ các nghiên
cứu của Brehm (1951, 1954), Lindberg (1952). Trong thời gian gần đây có lẽ thành
phần loài Copepoda nước ngọt của Thái Lan được điều tra kỹ lưỡng nhất từ các nghiên
cứu của Boonsom (1984), Dumont và Reddy (1994), Dumont et al. (1996); Reddy et
al. (1998, 2000); Sanoamuang (1999, 2001a, 2001b); Sanoamuang và Athibai (2002),
Chullasorn et al. (2008)... Trong số đó có khoảng 10 loài Copepoda được mô tả ở
Thái Lan [36,37].

Các công bố của Shen và Tai (1962, 1963, 1964) về giáp xác Copepoda ở các
hồ và sông lớn của Trung Quốc, trong đó có nhiều loài và giống mới. Tổng hợp các
kết quả nghiên cứu, trong cuốn khu hệ Giáp xác nước ngọt Trung Quốc, Shen và cs.
(1979) đã mô tả 206 loài giáp xác Copepoda trong các thuỷ vực nội địa Trung Quốc.
1.1.1.3. Giáp xác có vỏ Ostracoda
Giáp xác có vỏ Ostracoda khá phổ biến trong nhóm giáp xác nhỏ
(Microcustacea), chúng thường sống ở nền đáy và cũng bắt gặp cả trong tầng nước
cả ở môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Những nghiên cứu về phân loại học giáp xác Ostracoda đầu tiên là các công
trình của Muller (1777, 1778) khi ông mô tả các loài trong giống Cypris và xếp chung
với một số nhóm giáp xác nhỏ khác. Thuật ngữ Ostracoda được Latreille đề xuất năm
7


1802 và được xem như một bộ ("Ostrachode") trong hệ thống mà ông đề xuất bao
gồm cả một số giống trong nhóm Cladocera và Copepoda. Sau đấy các nhóm này
được tách ra và thành lập các bộ riêng xếp trong "legion" Brachiopoda (MilneEdwards, 1840; Claus, 1868).
Sars (1866) chia bộ Ostracoda thành 4 nhóm: Podocopa, Myodocopa,
Cladocopa và Platycopa, Muller (1900) xem 4 nhóm này là 4 phân bộ trong bộ
Ostracoda. Hệ thống này gần như được duy trì trong suốt thời gian dài sau đấy, mặc
dù có sự thay đổi của nhiều taxon bậc thấp hơn (Muller, 1912; Sars, 1928; Hoff,
1942...). Moore (1961) nâng bộ Ostracoda thành một phân lớp trong lớp Maxillopoda
và chia làm 5 bộ Archaeocopida, Leperditicopida, Palaeocopida, Podocopida,
Myodocopida. Cohen (1982) tách phân lớp Ostracoda khỏi lớp Maxillopoda và nâng
lên thành lớp Ostracoda gồm Myodocopa, Halocyprida, Platycopida và Podocopida
xếp trong 2 phân lớp Myodocopa và Podocopa (Cohen, 1982; Martin và Davis, 2001).
Hiện đã biết khoảng 2000 loài giáp xác Ostracoda nước ngọt nội địa trên toàn
thế giới, hầu hết có đời sống tự do, chỉ có khoảng 12 loài sống bán ký sinh đã ghi
nhận được, tất cả đều thuộc bộ Podocopida (Martens et al., 2008). Trong số đó vùng
Đông Phương (Oriental) có 199 loài trong 6 họ và họ Cyprididae có số loài nhiều

nhất (154 loài). Các dẫn liệu có được đến nay cho thấy tình hình nghiên cứu thành
phần loài Ostracoda nước ngọt ở khu vực Đông Nam Á còn ít chủ yếu tập trung vào
các đảo của Indonesia, Malaysia. Các mẫu vật từ các nghiên cứu của Moniez (1892),
Sars (1903), Tressler (1937) đã được kiểm tra bởi Victor và Fernando (1982). Các
nghiên cứu của Victor và Fernando (1979, 1980, 1981, 1982). Tổng hợp các kết quả
nghiên cứu truớc đó Victor và Fernando (1982) thống kê một danh lục gồm 87 loài
thuộc 26 giống ghi nhận được ở khu vực Đông Nam Á (gồm Malaysia, Indonesia và
Philippin). Gần đây Savatenalinton và Martens (2010) đã có nghiên cứu khá đầy đủ
về thành phần loài của phân họ Cypricercinae và mô tả 6 loài mới cho khu vực này.

8


1.1.2. Các công trình nghiên cứu về Giáp xác nhỏ ở Việt Nam
1.1.2.1. Giáp xác Amphipoda
So với các nhóm động vật biển khác, Amphipoda biển Việt Nam được nghiên
cứu chậm hơn. Trong khi các nhóm động vật biển khác được nghiên cứu từ những
năm đầu thế kỷ XX, như cá biển (Chabanaud, 1926; Chevey, 1932), San hô (Krempf,
1920; Dawydoff, 1929), Giun nhiều tơ (Fauvel, 1934), Trai ốc biển (Crosse et
Fischer, 1888), Tôm cua biển (Andre, 1931; Gravier, 1930), thì những dẫn liệu đầu
tiên về Amphipoda chỉ có từ 1952, trong công trình khảo sát chung về sinh vật đáy
biển Đông Dương của Dawydoff (1952). Tuy nhiên, trong công trình này, tác giả
cho biết là: những mẫu vật về Amphipoda do tác giả thu được ở biển Đông Dương,
được giao cho Pirlot nghiên cứu, song rất tiếc là các kết quả này đã không được công
bố. Vì vậy, chỉ còn một lô mẫu vật nhỏ tác giả thu được trong vùng biển Cam Pu Chia
và Tây Nam bộ Việt Nam, được giao cho các chuyên gia ở Bảo tàng Động vật Viện
Hàn lâm Khoa học Nga ở St. Peterburg nghiên cứu. Các loài đã xác định được là:
Orchestia sp. ( cf. O. platensis), Hyale sp., Lysianax sp. nov., Ampelisca tridens,
Maera rubromaculata, M. scyssimana, Parfelasmopus suluensis, Paragrubea vorax,
Amphithoe intermedia, Leucothoe spinicarpa, Hyperia sp., Eupronoe maculatus,

Sympronoe paron, Oxycephalus clausi, Primno macropa, Parascelus edwardsii,
Gammaropsis sp., Tulbergella cuspidata, Tethrathyrus forcipatus, Simorhynchotes
antennarius, Lembos podoceroides. Điều đáng lưu ý là, trong Danh lục các loài động
vật Không xương sống biển Đông Dương do Serene lần đầu tiên thành lập năm 1937,
đã không thấy có nhóm Amphipoda.
Có thể nói rằng, những công trình quan trọng đầu tiên về Amphipoda biển Việt
Nam chỉ có từ cuối những năm 60 thế kỷ trước, với các công trình của Imbach (1967),
Margulis (1968), Đặng Ngọc Thanh (1965, 1967, 1968). Trong khuôn khổ các báo
cáo kết quả của Chương trình NAGA (NAGA Report), Imbach M.C. đã công bố 38
loài Amphipoda thuộc các họ: Ampeliscidae, Amphithoidae, Corophiidae,
Haustoriidae, Leucothoidae, Urothoidae, Isaetdae, Liljeborgidae, Lysianassidae,
Oedicerotidae, Gammaridae, Melitidae, Melphidippidae tìm thấy trong nền đáy mềm
Vịnh Nha Trang ở độ sâu 3,5 tới 43 m. Thành phần loài họ Ampeliscidae ở đây chiếm
9


ưu thế hơn hẳn về số loài (16 loài) so với các họ khác, chỉ từ 3-5 loài mỗi họ. Công
trình tiếp theo của Margulis, I.J. đã công bố 10 loài thuộc các giống Ampelisca và
Byblis (Ampeliscidae), thu được trong đáy mềm Vịnh Bắc Bộ -Việt Nam, ở độ sâu
hàng 100 m, vào đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước. Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác
Việt Xô đều tra biển Việt Nam. Theo nhận xét của tác giả này, thành phần loài họ
Ampelicidae ở đây cũng chiếm ưu thế so với các họ khác cả về số loài và số lượng,
trong thành phần Amphipoda đáy mềm ở Vịnh Bắc Bộ.
Đáng chú ý là trong cả 2 công trình nói trên, các tác giả đã phát hiện và mô tả
tới 22 loài mới cho khoa học, thuộc 7 họ khác nhau:
Ampelisca chinensis Imbach, A. honmungensis Imbach, A. maia Im bach, Byblis
calisto Imbach, B.febris Imbach, B.io Imbach, B. pilosa Imbach, Byblis brachyura
Margulis, B. pirloti Margulis, B. plumosa Margulis, B. verae Margulis
(Ampeliscidae); Leucothoe alcyone Imbach (Leucothoidae); Idunella janisae
Imbach, I. pauli Imbach, I. serra Imbach ( Liljeborgiidae); Socarnes dissimulantia

Imbach, Lepidepecreum nudum Imbach (Lysianassidae); Eriopisella propagatio
Imbach (Melitidae); Urothoe carda Imbach, U. cuspis Imbach, U. gelasina Imbach
(Urothoidae); Synchelidium miraculum Imbach (Oedtcerotidae).
Trên thực tế, các công trình nghiên cứu về Amphipoda biển Việt nam của các tác
giả Việt Nam chỉ bắt đầu từ 1965, với các công trình của Đặng Ngọc Thanh (1965,
1967), mô tả một số loài mới thuộc họ Melitidae và Corophiidae tìm thấy trong vùng
nước lợ ven biển phía bắc Việt Nam (Corophim intermedium, C. minutum, Melita
vietnamica). Tiếp theo là công trình nghiên cứu rộng hơn, mô tả 4 loài mới và một
giống mới cho khoa học tìm thấy trong vùng cửa sông, nước lợ ven biển phía bắc
Việt Nam: Metoediceropsis dadoensis, Eohaustorius tandennsis, Grandidierella
vietnamica, Kamaka palmata. Phải từ những năm 2000 cho tới nay, Amphipoda
Gammaridea biển Việt Nam mới được nghiên cứu trên qui mô rộng hơn, từ vùng biển
ven bờ tới độ sâu hàng trăm mét, trong nhiều khu vực biển từ bắc xuống nam, được
thực hiện trong nhiều Chương trình, Đề án cấp Nhà nước hoặc cấp ngành. Các kết
quả đã được lần lượt công bố, từ 2005 tới nay, (Đặng Ngọc Thanh, Lê Hùng Anh,
10


2005, 2011a, 2011b, 2012), đã bổ sung nhiều họ, giống, loài; cũng như mô tả nhiều
giống, loài mới cho khoa học, cho khu hệ Amphipoda còn ít được nghiên cứu của
vùng biển này. Điều quan trọng hơn là qua quá trình nghiên cứu trong nhiều năm, đã
từng bước xác định được thành phần loài cơ bản của khu hệ giáp xác Amphipoda
Gammaridea của biển Việt Nam, gồm khoảng trên 100 loài, thuộc trên 40 giống, 18
họ. Trên cơ sở này, đã bước đầu tìm hiểu đặc trưng, các mối quan hệ về phân bố
địa lý động vật, quan hệ địa động vật học với các khu hệ Amphipoda của các vùng
biển lân cận. Các kết quả nghiên cứu bước đầu này, tuy còn chưa thể coi là thật đầy
đủ, song đã giúp có được những hiếu biết, những tư liệu về khu hệ Amphipoda biển
Việt Nam, lấp được một chỗ còn trống, đã tồn tại từ lâu trong nghiên cứu động vật
đáy biển Việt Nam, cũng như góp phần nghiên cứu Amphipoda các khu vực của Biển
Đông, trong vùng biển phía tây Thái Bình Dương, cho tới nay còn chưa thể coi là đã

được hiểu biết đầy đủ. Đặc biệt năm 2012 cuốn sách chuyên khảo “Động vật giáp
xác chân khác biển Việt Nam” do 2 tác giả Đặng Ngọc Thanh và Lê Hùng Anh đã
thống kê được 106 loài thuộc 41 giống, 18 họ. Đây là công trình thống kê đầy đủ
nhất về Amphipoda ở biển Việt Nam từ trước đến nay”.
1.1.2.2. Giáp xác Copepoda và Cladocera
Giáp xác chân chèo Copepoda và giáp xác râu chẻ Cladocera là những thành
phần chính trong nhóm động vật nổi, chúng cũng đã được tập trung nghiên cứu từ
khá sớm ở Việt Nam. Trong thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám (1945), thành phần
loài giáp xác nhỏ sống nổi ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi các tác giả nước
ngoài. Nghiên cứu của Richard (1894) về 11 loài giáp xác nhỏ tìm thấy trong các thủy
vực nước ngọt ở Lào Cai và đảo Cái Bàn (vùng đảo Cát Bà) và của Brehm (1952) về
một dạng giáp xác chân chèo mới tìm thấy ở sông vùng Hải Dương. Đối với miền
Nam Việt Nam, trong thời kỳ trước cách mạng có các công trình nghiên cứu của
Daday (1906) và Stingelin (1905) cũng chỉ mới công bố được 4 loài Copepoda và 11
loài Cladocera xung quanh khu vực Sài Gòn.
Ở miền Nam Việt Nam, có các công trình nghiên cứu của Shirota, Hoàng Quốc
Trương (1963-1964); Shirota (1966) đưa ra danh lục cùng hình vẽ của 30 loài Copepoda,
11


48 loài và 2 phân loài Cladocera trong các thủy vực nước ngọt Nam Việt Nam. Các
công trình nghiên cứu sau đó của các tác giả Đặng Ngọc Thanh, Phạm Văn Miên (1979);
Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (1985, 1994, 1998); Hồ Thanh Hải (1985, 1996, 1997)
tiếp tục bổ sung vào thành phần loài giáp xác nhỏ sống nổi ở miền Nam Việt Nam.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã có từ trước tới nay, trong chương trình Động
vật chí Việt Nam, Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2001), đã mô tả định loại, đặc
điểm phân bố của 50 loài giáp xác Cladocera, 31 loài Copepoda. Các nghiên cứu của
Reid và Kay (1992), Maria Hołyńska (1998), Hołyńska và Vũ Sinh Nam (2000) đã bổ
sung khá nhiều loài trong giống Mesocyclops cho khu hệ Việt Nam. Hồ Thanh Hải,
Trần Đức Lương (2007, 2008, 2009) tiếp tục bổ sung một số giống loài cho các thuỷ

vực Việt Nam.
Về thành phần loài giáp xác nhỏ ở các thuỷ vực ngầm trong hang động còn được
ít nghiên cứu ở Việt Nam, đa số chỉ dừng lại ở một khảo sát ngắn ngày ở một số hang
động nhất định và thường đứt quãng trong thời gian dài. Trong các nghiên cứu này có
thể kể đến các nghiên cứu của Borutzky (1967), Đặng Ngọc Thanh (1967), Brancelj
(2005), Apostolov (2007), Trần Đức Lương và Cheon Young Chang (2012) ở các
thuỷ vực trong hang động miền Bắc Việt Nam. Tổng hợp các kết quả đã ghi nhận
được 13 loài giáp xác Copepoda ở các thuỷ vực trong hang động, trong đó có 6 loài
mới cho khoa học đã được mô tả
1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên Vườn quốc gia Bái Tử Long và các kiểu hệ
sinh thái thủy vực
1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất và thổ nhưỡng.
a. Đặc điểm địa hình
Hệ thống đảo của VQG Bái Tử Long nằm trong vùng đứt gãy địa chất của
vùng duyên hải Bắc Bộ; cấu trúc kiến tạo theo hướng đông bắc - tây nam, song song
với bờ biển. Các loại địa hình chính như sau:
Địa hình đồi núi thấp có thể được nhìn thấy ở đây, bao gồm các ngọn đồi hoặc
núi thấp hơn 300 mét so với mực nước biển; đỉnh cao nhất là Cao Lỗ được tìm thấy
trên đảo Bà Mùn với độ cao 314 m. Nhìn chung, các đảo hẹp và mở rộng theo hướng
12


đông bắc và tây nam. Độ dốc của các bên đảo rõ ràng là không giống nhau. Phía đông
của đảo là dốc trong khi phía tây là hơi dốc. Kiểu địa hình này chiếm 67,8% tổng diện
tích các đảo nổi;
Địa hình Karstic (đá vôi) được tìm thấy ở độ cao thấp, phân bố chủ yếu ở phía
nam đảo Trà Ngọ Lớn với đỉnh cao 280 m; địa hình được cấu trúc thành các khối
không liên tục, tạo thành "tùng" từ một hecta đến hàng trăm hecta trong khu vực và
một số đảo độc lập với vách đá thẳng đứng. Địa hình karst thuộc loại này chiếm
22,5% diện tích đảo nổi;

Có rất nhiều các tùng, áng, bãi bùn thủy triều, bãi cát hoặc đá hẹp từ 30 mét
đến 70 mét chiều rộng dọc theo các đảo có thể được quan sát thấy. Một số tùng, áng
rộng đến hàng trăm hecta với sự hiện diện của cả bãi bùn và cát, một số nơi sâu, cảnh
quan đẹp, phục vụ như một nơi trú ẩn thuận tiện cho tàu thuyền như tùng Cái Quýt,
tùng Lớn, Lạch Công giữa hai đảo Trà Ngọ Lớn và Trà Ngọ Nhỏ, hồ Cái Bè.
b. Địa chất và thổ nhưỡng
Các đảo nhìn thấy phần lớn là đất feralit màu nâu vàng trên đá trầm tích và
biến chất của kết cấu hạt thô. Từ độ cao 100 m trở lên, độ che phủ rừng được tìm
thấy; độ ẩm cao và lớp đất dày khoảng 50 cm và giàu dinh dưỡng. Từ độ cao 100 m
trở xuống, dọc theo các đảo, đất mỏng, có độ dày khoảng 40 cm với độ phì thấp do
xói lở và dòng chảy mạnh hơn.
Trên các đảo Sau Nam, Ba Mùn, Trà Ngọ nhỏ và vùng núi trên đảo Trà Ngọ Lớn, các
lớp đá mẹ có bản địa và đỏ, ở độ tuổi Devon, hệ tầng Vĩnh Thúc; chúng bao gồm cát,
thạch anh, cát và đá cuội kết cấu bằng đá cuội kết hợp với trầm tích thô - có nguồn
gốc từ trầm tích cơ học. Trên phần còn lại, bao gồm phần lớn đảo Trà Ngọ và các đảo
đá khác nằm rải rác trong vườn quốc gia, đá mẹ là đá vôi có nguồn gốc trầm tích hóa
học. Trên đảo Trà Ngọ Lớn, do đó, cấu trúc địa chất khá đặc biệt, với hai chất nền địa
chất có nguồn gốc hình thành khác nhau rõ rệt. Phía bắc của đảo là "vùng đất núi"
trên đá địa nguyên (bao gồm sa thạch, tập kết, sa thạch) chiếm 1/3 diện tích của hòn
đảo. Phía Nam của đảo là núi đá vôi đặc trưng bởi địa hình Karst tùng, áng .
13


1.2.2. Đặc điểm khí hậu
Theo số liệu khí tượng thuỷ văn năm 2016 đo tại Cửa Ông, tỉnh Quảng Ninh,
Vườn Quốc gia Bái Tử Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; có hai mùa rõ rệt
mỗi năm, cụ thể là: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau, thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ thấp và lượng mưa
thấp. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với điều kiện khí hậu nóng ẩm và
lượng mưa lớn. Trong thời gian này, khu vực này thường bị ảnh hưởng bởi bão. Nhìn

chung, các yếu tố khí hậu có tác động đáng kể đến sự tăng trưởng và phát triển của
cây rừng và các hoạt động sản xuất trong khu vực.
-

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 22,6oC và nhiệt độ tối đa và tối đa
tuyệt đối tương ứng là 38,8oC và 4,6oC.

-

Lượng mưa trung bình năm là 2.249,9 mm; lượng mưa không phân bố đều trong
các tháng khác nhau trong năm. Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) chiếm 91%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 có giá trị từ 24,8 mm
đến 73,7 mm.

-

Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm là 936,6 mm và phân bố không đều
trong các tháng khác nhau trong năm. Những tháng có lượng mưa nhỏ thường có
lượng bốc hơi cao hơn. Tỷ lệ nước bốc hơi/lượng mưa > 1 thường xảy ra trong
những tháng khô, chứng minh điều kiện khô trong những tháng này.

-

Chế độ gió: Nằm trong vùng gió mùa nhiệt đới, mỗi năm có hai đợt gió mùa: gió
mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Khu vực đảo bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn
bởi hai gió mùa này so với nội địa. Tốc độ gió trung bình là lớn nhất tại đảo Cái
Bầu với tốc độ 5 m/s trong khi tốc độ gió ở nội địa chỉ là 2,5 - 3,5 m/s.

-


Bão và lốc xoáy: VQG Bái Tử Long nằm trong vùng từ Quảng Ninh đến Ninh
Bình, thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Hàng năm, từ 5-6 cơn
bão trực tiếp lên Quảng Ninh, từ tháng 7 đến tháng 9, cường độ gió từ 7-8 trở lên;
do đó khu vực này bị ảnh hưởng trực tiếp; những cơn bão mang lại mưa lớn, thủy
triều dâng từ 2-5m, và song biển mạnh. Trong giông bão, lốc xoáy thường xảy ra
tại địa phương, gây thiệt hại lớn cho hệ sinh thái rừng trên đảo cũng như đời sống
và tài sản của ngư dân.
14


1.2.3. Đặc điểm thủy văn
Bốn suối có thể được tìm thấy trên đảo Ba Mùn (Thôn Ba, Tranh, Chè và
Coong) với tổng chiều dài 8,3 km; các nhánh này có nguồn nước ổn định quanh năm,
có độ tươi cao nhờ độ che phủ rừng lớn (> 85%). Trên đảo Trà Ngọ Nhỏ, có 3 suối
lớn được phân bố (Nam, Tây và Đông) tổng chiều dài 5,8 km; nước ngọt có sẵn quanh
năm. Đảo Trà Ngọ Lớn có 2 nhánh suối chính (Ông Tích và Cái Lim) với tổng chiều
dài 2,6 km và nước ngọt chảy quanh năm.
Ngoài nguồn nước mặt, nước ngầm cũng có trữ lượng lớn. Kết quả khảo sát của một
số giếng đào của nhân dân và quân đội trên đảo ở độ sâu 3-5 m cho thấy khả năng
sẵn có của nước ngầm rất cao; bên cạnh đó, người ta thấy rằng nước ngọt dưới lòng
đất tự động chảy trên các đảo Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ. Do đó, nguồn
nước mặt và nước ngầm có tác động tích cực đến hệ sinh thái rừng trên các đảo này.
- Thủy triều: Thủy triều thường được quan sát, có nghĩa là một mực nước cao và mực
nước thấp xuất hiện mỗi ngày. Nước đạt đến điểm cao nhất khi thủy triều cao sau
mỗi 25 giờ (chu kỳ đỉnh triều là 25 giờ). Những ngày mà nước triều tăng lên và rút
đi một lần chiếm 85-95% (hơn 25 ngày) trong một tháng. Biên độ giao động của thủy
triều là đáng kể với thủy triều cao nhất là 4 mét. Thủy triều cao nhất xảy ra vào tháng
Giêng, tháng Sáu, tháng Bảy và tháng Mười Hai; các ngày trong năm với mực nước
cao hơn 3,5 m. Các thủy triều thấp nhất có thể được tìm thấy trong tháng Ba, tháng
Tư, tháng Tám, và tháng Chín tại 0,3 mét.

- Dòng chảy: Dòng đại dương trải qua những thay đổi phức tạp theo thủy triều, gió
mùa thịnh hành, tần số sóng và mức độ giao động; Tuy nhiên, tất cả đều theo hướng
lưu thông từ bờ biển Vịnh Bắc Bộ về phía nam và tây nam. Chiều dài sóng trung bình
50 - 80 mét với chu kỳ trung bình 5 - 7s. Trong quá trình lướt sóng, năng lượng sóng
biển tạo ra lực di chuyển các dòng chảy đã dần dần xói mòn rìa đảo theo thời gian.
Hướng dòng chảy hiện tại có thể ảnh hưởng đến việc vận chuyển trầm tích phù sa và
hình thành các bãi triều.
Độ mặn: độ mặn khác nhau giữa hai mùa mưa và mùa khô, lần lượt là 26 - 27,6‰ và
30 - 32‰. Độ mặn ở bờ biển phía đông của đảo Ba Mùn cao hơn bờ biển phía tây,
15


tuy nhiên sự khác biệt này không đáng kể. Sự khác biệt theo mùa về độ mặn và nhiệt
độ dẫn đến sự phân bố theo mùa khác nhau về thành phần loài thủy sinh.
Để kết luận, các đặc điểm khí hậu, thuỷ văn và hải dương học trong Vườn Quốc gia
Bái Tử Long tạo ra một tác động tích cực đến các hệ sinh thái của các đảo nổi. Thảm
thực vật rừng đã phát triển tốt với thành phần loài đa dạng, độ che phủ rộng, hỗ trợ
trong việc cung cấp nguồn nước ngọt, tạo môi trường sống thích ứng với nhiều loài
động thực vật. Dòng chảy đại dương được điều khiển bởi thủy triều và tuần hoàn ven
biển, hình thành nước mặn, vùng nước lợ với hàm lượng oxy hòa tan cao, luôn trên
5mg/l và hàm lượng amoniac thấp; do đó, không có bằng chứng nào được tìm thấy
về sự ô nhiễm chất thải có chứa các hợp chất hữu cơ; nước có mức độ thấp của các
hạt lơ lửng, thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật biển.
Bảng 1. 1. Các đặc trưng của sóng vùng biển ven bờ Việt Nam
Vùng

Đặc trưng

Quảng Ninh – Thanh Hướng thịnh hành
Hoá


Ninh Thuận – Cà Mau

Mùa hè

Đông-bắc, đông

Nam, đôngnam

Độ cao trung bình 0,5-0,75
(m)

0,50-0,75

Độ cao cực đạI (m)

2,5-3,0

3,0-3,5

Đông-bắc

Nam,
nam

Nghệ An – Thừa Thiên- Hướng thịnh hành
Huế

Đà Nẵng – Khánh Hoà


Mùa đông

tây-

Độ cao trung bình 0,50-0,75
(m)

0,50-0,75

Độ cao cực đại (m)

3,0-4,0

3,0-4,0

Hướng thịnh hành

Bắc, đông-bắc

Tây-nam

Độ cao trung bình 0,75-1,0
(m)

0,75-1,25

Độ cao cực đại (m)

4,0-5,0


2,5-3,5

Hướng thịnh hành

Đông-bắc

Tây,
nam

16

tây-


×