Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số kinh nghiệm về việc kết hợp dạy kĩ năng sống cho học sinh trong môn ngữ văn và các hoạt động ngoại khóa tại trung tâm GDNN GDTX triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.03 KB, 14 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tôi vô cùng ấn tượng về câu chuyện của một người thầy suốt đời làm
nghề dạy học, thầy đã dạy lớp lớp học sinh trưởng thành theo năm tháng…
Nhưng ở những năm cuối của nghề dạy học thầy đã không ngừng trăn trở về học
sinh của mình, bản thân tôi đã nhận ra sự trăn trở của thầy thông qua dòng lưu
bút thầy dành cho khóa học cuối mà thầy chủ nhiệm.
“ Chuyện lớp tôi.
Lớp có 42 học sinh.
Bốn mươi hai học sinh đi học bằng xe đạp .
Bốn mươi hai học sinh có khả năng đỗ đại học.
Nhưng bốn mươi học sinh không biết phân biệt lốp xe, vành xe và
càng không biết sửa chữa những lỗi đơn giản cho chính chiếc xe mình vẫn đi
hàng ngày.”
Rõ ràng câu chuyện trên chính là những tâm tư của thầy, đồng thời đề cập
tới một thực trạng phổ biến trong xã hội và trong môi trường học đường. Thực
trang đó chính là học sinh thiếu kĩ năng sống. Đồng thời trong thực tế hiện nay,
việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa thực sự được chú trọng, nguyên do
chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến
thức, cũng có giáo viên đề cập đến việc lồng ghép, giảng day tích hợp kĩ năng
sống cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Từ thực trạng ấy, đã thôi thúc tôi
trình bày nhưng suy nghĩ của mình trong sáng kiến kinh nghiệm này. Như vậy
việc giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cần thiết trong nhà trường hiện nay.
Trước hết, nhìn từ yêu cầu chung của xã hội hiện đại: xã hội đang có
những thay đổi to lớn về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, lối sống vì vậy để bắt
kịp xu thế hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới nền giáo dục
của nước ta cũng có những thay đổi. Như vậy việc dạy kiến thức văn hóa là điều
kiện cần thiết để người học thích ứng nhanh với nền kinh tế tri thức nhưng điều
kiện không thể thiếu là những con người lao động ấy phải có kĩ năng sống thì
mới đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện đại.
Nhìn từ góc độ giáo dục: Đảng và Nhà nước ta vẫn xem giáo dục là quốc


sách hàng đầu trong đó chú trọng hơn việc đào tạo những con người toài diện.
Như vậy kĩ năng sống của người học là một biểu hiện của chất lượng giáo dục
cần được các nhà trường chú trọng hơn nữa.
Nhìn từ góc độ chính trị: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chính là
cách nhà trường trang bị cho học sinh quyền và nghĩa vụ của một người con đối
với các thành viên trong gia đình, rộng hơn là quyền và nghĩa vụ của một công
dân đối với đất nước.
Tóm lại, việc đưa kĩ năng sống vào giảng dạy trong nhà trường và cụ thể
là trong môn ngữ văn là một hướng đi đúng đắn và bức thiết bởi có như vậy
người học sẽ biết linh hoạt ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững
trong cuộc sống của chính mình sau này.
1.2. Mục đích nghiên cứu. Trước hết, khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào
thực tiễn giảng dạy bộ môn ngữ văn và tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong
1


Trung tâm GDNN-GDTX Triệu Sơn, bản thân tôi nhằm mục đích đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích hợp các hoạt động ngoại khóa nhằm
trang bị kĩ năng mềm tạo hứng thú cho học sinh trong môn học và có hứng thú
để đến trường.
- Ngoài ra , tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy
còn với mục đích trang bị cho học sinh kĩ năng sống cơ bản nhất, góp phần làm
cho người học được phát triển toàn diện, đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực
nhằm thích ứng được những yêu cầu của một người lao động mới.
- Đồng thời, khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi hi vọng tìm ra hướng
đi phù hợp với xu thế mới để trung tâm ngày càng phát triển: cụ thể là nhằm thu
hút sự chú ý của người học, hơn nữa người học xem trung tâm là điểm đến tin
cậy để học tập và phát huy những năng lực của bản thân.Từ đó chúng tôi sẽ nhân
rộng mô hình và phát triển hơn nữa việc dạy kĩ năng sống cho học sinh các cấp
trên địa bàn toàn huyện Triệu Sơn.

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Là học sinh khối 10,11, khối 12 tại trung tâm GDNN- GDTX Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
a.Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Áp dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập các thông tin lí luận để xây
dựng cơ sở lí luận của đề tài như:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định.
b.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Áp dụng phương pháp này bản thân đã thu thập những thông tin từ thực
tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
1.5 . Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiêm.
- Từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục
rèn luyện của học sinh.
- Vai trò giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được
nâng lên chiếm một vị trí quan trọng trong công tác giáo dục.
- Thống nhất giữa bồi dưỡng về nhận thức với thực tế công tác tổ chức
thực hiện và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn.
- Thu hút, huy động nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham
gia.
- Vai trò của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, chính quyền đoàn thể,
thể hiện đậm nét, có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của các hoạt động giáo
dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Tận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm
tiên tiến trong hoạt động này.
- Xây dựng tập thể GV đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, có
kỹ năng phối hợp công tác tốt, cùng nhau hổ trợ trong hoạt động giáo dục.

2


- Dần hình thành lực lượng nòng cốt học sinh của trường làm nhiệm vụ tư
vấn rèn luyện kỹ năng sống cho các học sinh khác.
- Đặc biệt là việc dạy kĩ năng sống cho học sinh trung tâm, chúng tôi xem
những hoạt động ấy như một mô hình thực nghiệm để chúng tôi nhân rộng mô
hình này trên địa bàn toàn huyện với tất cả các cấp học.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc
sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống
đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích
ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành quan tâm chủ
yếu tới cung cấp kiến thức cho học sinh. Chương trình như vậy được xây dựng
theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây
dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học
sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy bằng
việc xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực mà học sinh cần phải đạt được sau một
quá trình dạy - học. Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng
vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng
những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống, ... Vì thế,
việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá
nhân và cộng đồng.Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm
tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hoạt động
hướng tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức Chương trình đánh

giá học sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến
thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn; triển khai phương pháp dạy học
"Bàn tay nặn bột", là phương pháp dạy học khoa học được tiến hành dưới sự
giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt
ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu
hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Ở Việt Nam, với Đề án đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển
hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần
thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan
trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục KNS vào trường học cùng với các môn
học và các hoạt động giáo dục. Có nhiều cách tiếp cận khái niệm kỹ năng sống
(KNS). Tuy nhiên, có thể tiếpcận khái niệm KNS qua 4 trụ cột của giáo dục theo
UNESCO: Học để biết (learning to know), học để khẳng định bản thân (learning
to be), học để chung sống (learning to live together) và học để làm việc (learning
to do).Tiếp cận theo 4 trụ cột trên thì KNS có thể hiểu là: kỹ năng học tập, kỹ
năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kỹ năng
3


làm việc. Tuy nhiên, kỹ năng sống (life skills) có thể hiểu là khả năng làm chủ
bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã
hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
2.Thực trạng của vấn đề.
Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên
lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và
giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải
chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn,
giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn

luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa
nhập với cuộc sống.
Trong thời gian gần đây, giáo dục KNS cho học sinh được quan tâm nhiều
hơn. Giáo dục KNS cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX hiện nay không bố
trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường bởi
KNS phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp.
Do đó, giáo dục KNS phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt
động giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều và rất đa dạng.
Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn
học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt
động trải nghiệm.Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục KNS với các hoạt động giáo
dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như
giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe
sinh sản vị thành niên, … tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục
KNS.
Bên cạnh đó thực trạng kỹ năng sống của học sinh tại Trung tâm GDNNGDTX Triệu Sơn được biểu hiện cụ thể như sau:
Thời gian qua, dù giáo dục KNS đã được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn
còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khiếm
khuyết. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra tại trung tâm,
biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong nhà trường và trong xã hội,
sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn
hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người
lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây
phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, chưa ý thức rõ được
quyền và nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước ....Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến tình trạng nêu trên, trước hết phải kể đến nhận thức của bản thân, gia
đình, nhà trường và xã hội về vấn đề chăm lo, bảo vệ cho các em chưa đầy đủ và
phần nào còn bị xem nhẹ, nhiều thói quen có hại của các em chưa được quan
tâm uốn nắn và loại bỏ, điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã tác
động nhiều chiều đến hầu hết môi trường sinh hoạt và học tập của học viên, sự

ảnh hưởng của khoa học công nghệ: điện thoại, internet, games… bản thân học
sinh không có sự rèn luyện, tác động tiêu cực từ bạn bè.Từ thực trạng trên, trong
quá trình thực hiện, chúng tôi gặp phải những khó khăn và thuận lợi như sau:
4


a. Thuận lợi: Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung
ương đến địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm
học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách
chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực
hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý
thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các
tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa
bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, rèn kĩ năng tự tin khi giao tiếp, kĩ
năng giải quyết mâu thuẫn,
b. Khó khăn.
* Nhà Trường
Trung tâm GDNN-GDTX Triệu Sơn với điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn,
khuôn viên trường còn hẹp hạn chế cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Năm học 2017-2018, Trung tâm có 14 lớp với tổng số592 học sinh song cơ sở
vật chất còn nhiều thiếu thốn từ đó hạn chế các hoạt động giáo dục của nhà
trường.
* Giáo viên
- Giáo viên thường tập trung lo lắng cho những em có những vấn đề về
hành vi và khả năng tập trung kém. Những học sinh này thường không có khả
năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và không biết làm việc theo
nhóm, điều này làm cho HS không thể tập trung lĩnh hội những điều giáo viên
dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian đầu tư để giúp HS có được

những kĩ năng sống
- Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa
nên chưa đầu tư thời gian tìm tòi nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ
chức cho các hoạt động rèn kĩ năng sống nên chưa tạo được sự hứng thú học tập
cho học sinh.
*Học sinh:
- Một bộ phận học sinh học tập thụ động , chủ yếu chỉ nghe và làm theo
thầy cô giáo, ít sáng tạo, lười hoạt động và chưa có tính tự giác.
- Học sinh chỉ chú trọng học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình
huống trong cuộc sống, thiếu tự tin, còn nóng nảy hay gây gổ.
- Kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, vẫn còn hiện tượng nói tục chửi thề ở
một bộ phận học sinh.
*Phụ huynh:
Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ
năng sống là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho rằng con em
mình chỉ cần học kiến thức. Có phụ huynh nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ
chú trọng đến việc con mình đến trường học cốt để có tấm bằng cấp 3 mà chưa
thực sự chú trọng đến việc con mình học kỹ năng sống. Phụ huynh học sinh chỉ
khuyến khích các con tìm tòi kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt
5


hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và các ứng xử trong gia đình.
Một bộ phận phụ huynh giao tiếp trong gia đình vẫn còn hạn chế, xưng hô chưa
chuẩn mực nên các em bắt chước xưng hô chưa đúng.
Đồng thời có phụ huynh chiều chuộng con cái khiến cac em ỉ lại , phụ
huynh chỉ chú trọng đến khâu chăm con ăn uống mà không chú ý đến việc dạy
con mình ăn uống như thế nào.
Từ những thực trạng trên đây, thì việc "Rèn kỹ năng sống cho học sinh

" là một việc làm vô cùng cần thiết để giúp cho các em say mê, hứng thú trong
học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc
thể hiện những năng lực của bản thân .
Từ thực tiễn quá trình dạy học và công tác chỉ đạo dạy và học ở trường
tôi nhận thấy rằng việc dạy kỹ năng sống rất quan trọng. Hoạt động giáo dục kỹ
năng sống là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nội dung, chương trình dưới
sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của hoạt động này là thông qua các loại
hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển hoá
một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động,
biến yêu cầu của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp học
sinh và của cá nhân học sinh, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái
độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện
có định hướng giáo dục. Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống có thể
giúp học sinh sống một cách an toàn , khoẻ mạnh, có khả năng thích ứng với
biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản
phù hợp với lứa tuổi như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức
quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động;
kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các
hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. Bồi dưỡng thái
độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình
thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương
đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như
vậy, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thực sự cần thiết. Do đó cần phát huy tối
đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
họcsinh.
Từ cơ sở và thực tiễn trong quá trình giáo dục rèn kĩ năng sống cho học
sinh tại Trung tâm GDNN- GDTX Triệu Sơn, tôi đã tìm ra một số biện pháp
nhằm rèn kĩ năng sống cho học học có tính khả thi nhất.
3. Các giải pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh .
3.1-Giáo viên áp dụng cụ thể về việc giảng dạy kĩ năng sống cho học

sinh thông qua các tiết dạy đặc biệt là môn ngữ văn.
Khi dạy môn ngữ văn cho các khối lớp 10,11,12 tại trung tâm, ngoài việc
dạy những kiến thức cơ bản theo mục tiêu bài học bản thân tôi luôn lồng ghép
6


dạy kĩ năng sống cho học sinh .
Đặc biệt khi dạy học sinh khai thác ngữ liệu phần đọc hiểu chủ yếu tôi tìm
những ngữ liệu có tính cập nhật , tính khoa học và tính giáo dục từ đó dễ dàng
lồng ghép kĩ năng sống để học sinh nhận diện và phát hiện vấn đề .
*Ví dụ 1a:
Đề bài phần đọc hiểu:[1]
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu bên dưới:
“Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội.
Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao.
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ biển rộng.
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông.
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Và sao không là bão, là giông ,là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
(Khát vọng- Phạm Minh Tuấn)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5đ)
Câu 2: Nêu biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn ca từ
trên và phân tích tác dụng? (1đ).

Câu 3:Những câu nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc
nhất?(0,5đ).
Câu 4: Nội dung của văn bản đem đến cho mọi người cảm xúc gì? (1đ).
Khi khai thác xong phần câu hỏi tôi thường tổ chức nhóm để học sinh
thảo luận và trình bày về kĩ năng sống được rút ra từ nội dung của ngữ liệu
trên.Từ đó giúp học sinh nhận thức, phát hiện và giáo viên nhấn mạnh và khắc
sâu kĩ năng nhận thức về trách nhiệm của một công dân đối với chính bản thân
mình và đặc biệt là trách nhiệm của một công dân với đất nước.Từ kĩ năng ấy ,
tôi sẽ định hướng cho học sinh bằng những hành động và việc làm cụ thể, trong
đó phần lớn học sinh trung tâm sẽ đóng góp sức trẻ cho việc xây dựng và bảo về
đất nước bằng hành động cụ thể là tình nguyện đi lính sau khi tốt nghiệp hoặc
phấn đấu là một công dân tốt.Cụ thể sau khi tốt nghiệp năm học 2016-2017 lớp
12B2 của TT GDNN-GDTX Triệu Sơn có 06 em đi lính trong tháng2 năm 2018.
Ví dụ 1b: Không chỉ khai thác kĩ năng sống từ các ngữ liệu phần đọc hiểu
mà bản thân tôi còn dạy kĩ năng sống thông qua các bài văn nghị luận xã hội. Cụ
thể như thông qua các đề bài dạng như sau:
Đọc văn bản sau.[2]
Faith- chú chó đi bằng hai chân.
Chú chó này được sinh ra vào một đêm giáng sinh năm 2002.Khi sinh ra nó
7


chỉ có hai chân và không thể đi lại bình thường được.Mẹ của nó không muốn
nhận con.Người chủ đầu tiên cũng nghĩ nó không thể sống sót nên bỏ nó vào
thùng rác. Cô Jude Stringfellow đã gặp và đem nó về nuôi. Cô dặt tên nó là
Faith(Niềm tin) và quyết định dạy, huấn luyện chú chó nhỏ tự đi lại được.
Ban đầu, cô đặt Faith lên một chiếc ván lướt sóng để nó cảm nhận sự chuyển
động.Sau đó cô đặt bơ lạc trên một cái thìa và giơ lên cao, hướng về Faith để
nó đứng dậy nhảy lên. Thật kì diệu, sau 6 tháng,Faith đã học được cách đứng
thăng bằng trên hai chân và đã biết nhảy. Sau một thời gian huấn luyện nữa

trong tuyết, Faith có thể đi lại bằng hai chân như con người.
Hiện tại ,Faith thích “ đi bộ”. Faith nhanh chóng trở nên nổi tiếng và xuất hiện
trên nhiều bài báo cũng như truyền hình. Thậm chí đã có cuốn sách viết về chú
chó này mang tên “ With a Little Faith”. Faith được mang đến bệnh viện để an
ủi những bệnh nhân nặng . Trong trại giáo huấn thiếu niên, những đứa trẻ ngổ
ngáo đã cảm động rơi nước mắt khi đối diện với Faith. Faith cũng trở thành
bác sĩ tâm lí cho những thương binh bị khủng hoảng do chiến tranh…Faith
không ngừng mang tiếng cười đến cho mọi người.
(Theo kênh 14.vn)
Bài học cuộc sống mà anh chị cảm nhận được từ câu chuyện của Faith?
* Đây là dạng đề nghị luận xã hội.
Sau khi cảm nhận khái quát về cuộc cuộc đời của Faith.
-Faith bị số phận giáng cho những đòn nghiệt ngã: sinh ra chỉ có hai chân,
mẹ không muốn nhận , bị chủ vứt bỏ.
- Bằng nghị lực phi thường , sự kiên trì bền bỉ, Faith đã vượt qua nghịch
cảnh để sống có ý nghĩa, có ích: chịu huấn luyện trong thời gian dài trên ván
lướt sóng, trong tuyết…để có thể đi lại bằng hai chân, Faith mang đến sức mạnh
tinh thần to lớn cho mọi người.
Từ ý nghĩa của của câu chuyện ,bản thân tôi cho học sinh tìm ra những bài
học trong cuộc sống mỗi chúng ta phải biến nghịch cảnh thành cơ hội , biến khó
khăn thành thế mạnh. Muốn vậy cần phải có thái độ sống tích cực, lạc quan, cần
có nghị lực, kiên cường, dũng cảm không đầu hàng số phận để vượt qua khó
khăn, sống có ích .
Đó cũng chính là những kĩ năng sống mà bản thân tôi muốn hướng tới cho
học sinh.
Ví dụ 2:Không những dạy kĩ năng sống từ những đề đọc hiểu và trong các
tiết dạy bản thân cũng lồng ghép để khắc sâu kĩ năng sống cho học sinh từ
những tình huống có vấn đề khi khai thác các tác phẩm văn học từ chương trình
ngữ văn .Cụ thể như sau:
- Khi khai thác văn bản “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” của tác giả Trần

Đình Hượu [3] và khai thác nhân vật cô Hiền trong văn bản “Một người Hà
Nội”-tác giả Nguyễn Khải [4] . Sau khi cho học sinh cảm nhận lối sống có văn
hóa của người Việt và hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của cô Hiền ,người mà tác giả
Nguyễn Khải gọi là hạt bụi vàng của Hà Nội, tôi sẽ hướng cho học sinh nhận
thức và khắc sâu những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Từ đó hướng
tới kĩ năng làm dâu, làm vợ, làm mẹ…xem đó là những hành trang để các em
8


mang theo trong cuộc sống sau này.
- Khi khai thác “Mùa lá rụng trong vườn” của tác giả Ma Văn Kháng [5], từ
đó tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán
trong đó cụ thể là tết cổ truyền của dân tộc.
- Khi khai thác chùm ca dao ,dân ca trong SGK ngữ văn 10[6],tôi khơi dậy
tình yêu thiên nhiên và biết trân trọng cuộc sống quanh mình.
- Khi khai thác các tác phẩm truyện “Hai đứa trẻ” của tác giả Thạch Lam
[7],sau khi giáo viên cho học sinh hiểu được cuộc sống của chị em Liên ,An
cũng như những con người ở phố huyện nghèo, tôi sẽ cho học sinh thảo luận ,
tìm ra kĩ năng sống từ trong tác phẩm ấy như kĩ năng sinh tồn, sống phải biết
yêu thương, có ước mơ, khát vọng…
Thật vậy , bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp trong tổ văn của trung tâm
GDNN-GDTX Triệu Sơn đã và đang thực hiện việc lồng ghép dạy kĩ năng sống
trong các tiết dạy của bộ môn ngữ văn một cách hiệu quả. Các tiết dạy lồng
ghép kĩ năng sống trong môn ngữ văn đều được giáo viên thể hiện cụ thể trong
mỗi giáo án ,có sự kí duyệt của tổ và của ban giám đốc trung tâm.Các tiết dạy
lồng ghép ấy không những tạo hứng thú cho học sinh mà còn từng bước trang bị
những kĩ năng mềm trong suốt 3 năm học để các em tự tin hơn trong cuộc
sống và thích ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại.
3.2-Giáo viên áp dụng cụ thể về việc giảng dạy kĩ năng sống cho học
sinh thông qua các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Bước 1 - Tiến hành tập huấn kỹ năng sống cho học sinh cốt cán( Lớp
trưởng và bí thư):
Kỹ năng truyền thông cho 28 em học sinh cốt cán của 14 lớp.
Tổ chức tập huấn ,phát tài liệu, xem phim về các mô hình giáo dục rèn
luyện kỹ năng sống.
Bằng phương pháp thảo luận những tình huống thực tiển,kết hợp với
phương pháp vấn đáp, hình ảnh trực quan để trang bị kiến thức kỹ năng cho 24
học sinh này.
Đây là những hạt nhân nòng cốt của phong trào để các bạn truyền thông cho
các bạn cùng trang lứa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Bước 2- Tổ chức qua các hoạt động cụ thể: (HĐNGLL-Hoạt động ngoại
khóa)
* Tổ chức truyền thông cho học sinh nhà trường :
+ Vào các buổi chào cờ đầu tuần, hoặc các buổi sinh hoạt lớp .
+ Lồng ghép vào dịp tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc thi.
- Người thực hiện: Chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm lớp và 24 học sinh cốt
cán đã được tập huấn.
- Nội dung truyền thông: Các kỹ năng sống theo từng chủ đề của từng tháng
trong đó tập trung vào các kĩ năng chủ yếu sau:
+ Giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức trong cuộc sống qua các câu ca dao,
thành ngữ, tục ngữ.
+ Kĩ năng tự tin trong giao tiếp.
+ Phòng chống nghiện Game online,ma túy ,HIV/S và tệ nạn xã hội.
9


+ Các vấn đề của cuộc sống và cách giải quyết vấn đề.
+ Kỹ năng giao tiếp để an toàn, kỹ năng ứng xử văn hoá.
+ Tuổi dậy thì; Nam và Nữ.
+ Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, sống với mọi người.

+ Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm.
+ Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá.
- Hình thức truyền thông: diễn thuyết, thi tìm hiểu, sân khấu hoá, tiểu phẩm,
thông qua trò chơi.
* Tổ chức thông qua các hoạt động ngoại khóa như : văn nghệ ,thể dục
thể thao, giao lưu, về nguồn và qua các cuộc thi:
+ Tổ chức các hoạt động tập thể như thi kéo co, thi bóng chuyền, thi cắm
hoa theo chủ đề, thi viết văn theo chủ đề, thi các trò chơi dân gian, hội thao
trong và ngoài nhà trường từ đó lồng ghép kĩ năng sống như kĩ năng tự tin trong
giao tiếp, kĩ năng làm việc theo tập thể.
+ Giao lưu với các đơn vị kết nghĩa và các trường bạn,về nguồn tìm hiểu
các di tích văn hóa lịch sử trong huyện và trong tỉnh (vào 27/2; 26/3;22/12 )
Từ đó đã tạo một sân chơi lành mạnh giúp các em có điều kiện bộc lộ năng
lực, kỹ năng sống, sự hiểu biết, khả năng ứng xử tình huống, kỹ năng nhận xét
đánh giá,nhận thức đúng sai ,kỹ năng tự bảo vệ rèn luyện bản thân,kỹ năng làm
việc hợp tác, ứng xử nhanh nhẹn linh hoạt văn minh lịch sự, rèn luyện nhân
cách, giáo dục đạo đức lối sống, hòa nhập tập thể… Tăng cường sự gắn bó đoàn
kết trong lớp, trong trường.
+ Trong số các hoạt động ngoại khóa trên, tôi tâm đắc nhất với hoạt động
cho học sinh thực hành lựa chọn và phân tích sự lựa chọn của mình thông qua
trò chơi sắp xếp “những quả bóng bàn, những viên sỏi, những nắm cát và
những chai nước”[8]
Với những nguyên liệu trên bản thân tôi chia lớp thành 2 tổ và yêu cầu sắp
xếp các nguyên liệu đó vào một chiếc hộp, sau đó hùng biện nhằm giải thích
cách sắp xếp của tổ mình.
Có lẽ đây là hoạt động gây được nhiều hứng thú nhất với học sinh và từ trực
quan sinh động , tôi sẽ cho các em nhận ra tư duy trừu tượng về ý nghĩa của việc
lựa chọn những việc quan trọng cần trang bị trong cuộc đời của mỗi người một
cách cụ thể nhất.
- Học sinh có thể trình bày cách sắp xếp theo ý tưởng của tổ mình và sau đó

tôi hướng đến cách sắp xếp có ý nghĩa nhất đối với các em.
Cụ thể như sau:
+ Trước hết tôi sẽ cho một em lên xếp đầy những quả bóng bàn vào trong
chiếc hộp và cần cả lớp nhận xét xem đã đầy chưa.
Sau khi những quả bóng bàn đã xếp đầy hộp, tôi tiếp tục cho tiếp những
viên sỏi vào trong chiếc hộp ấy và dĩ nhiên là khe hở của những quả bóng bàn đã
xếp vẫn đủ để những viên sỏi lọt vào. Sau đó tôi tiếp tục cho những nắm cát vào
hộp cho đến khi không thể thêm cát vào hộp được nữa. Cuối cùng tôi tiếp tục đổ
thêm được một chai nước vào trong chiếc hộp ấy.
Sau khi sắp xếp xong tôi cho các em so sánh với cách xếp của tổ mình và
10


chỉ ra điểm ưu việt nhất trong cách xếp vừa nêu trên. Tuy nhiên ý nghĩa của nó
không dừng lại ở sự khéo léo đưa hết những nguyên liệu đó vào trong hộp một
cách hợp lí vì đó là cách xếp duy nhất có thể đưa hết các nguyên liệu đó vào
trong hộp mà từ cách sắp xếp ấy tôi cung cấp cho học sinh bài học sâu sắc về kĩ
năng sống. Đó là:
- Những quả bóng bàn chính là hình ảnh tượng trưng cho những thứ quan
trọng nhất trong cuộc đời của bạn ví dụ như công việc để duy trì cuộc sống của
chính bạn .
- Những viên sỏi là hình ảnh tượng trưng cho những thứ quan trọng thứ 2
của bạn như xe cộ, nhà cửa.
- Những nắm cát là hình ảnh tượng trưng cho những điều nhỏ nhặt hơn như
những thú vui của cuộc sống hiện tại hoặc có thể là tình bạn, tình yêu.
* Từ cách sắp xếp và ý nghĩa cụ thể của những nguyên liệu ấy rõ ràng bài
học mà các em cần vận dụng ngay vào trong cuộc sống là hãy tập trung sức lực
và thời gian cho những việc quan trọng nhất của cuộc đời mình thì ngay lập tức
sẽ có chỗ cho những việc thứ yếu tiếp theo. Ngược lại nếu giành thời gian cho
những việc thứ yếu trước như ham vui, ham chơi… thì sẽ không còn chỗ cho

những việc quan trọng của đời mình. Như vậy sẽ sống cuộc sống không ý nghĩa.
Tôi sẽ cho học sinh sắp xếp theo chiều ngược lại, cụ thể nếu cho nước hoặc
cát vào trong hộp thì chắc chắn những viên sỏi, những quả bóng bàn (những thứ
quan trọng trong cuộc đời của bạn sẽ không thể có được) sẽ không có chỗ đựng
vào trong chiếc hộp của cuộc đời bạn.
Từ hoạt động ngoại khóa về việc lựa chọn và tập trung thực hiện trước
những thứ quan trọng trong cuộc đời để học sinh biết lựa chọn đúng hướng và
phấn đấu thực hiện để sống một cuộc sống đúng nghĩa cho chính mình từ đó góp
phần làm đẹp thêm cho xã hội.
4. Kết quả và bài học kinh nghiệm.
4.1 Kết quả
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận
hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp
tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy các kĩ năng sống cơ bản thể hiện ở
các kết quả sau:
a./ Kết quả học sinh đạt được:
100% học sinh được rèn luyện kĩ năng tự lập; kĩ năng nhận thức; tự tin thông
qua các hoạt động năng khiếu .
100% hoc được rèn luyện kĩ năng xã hội; kĩ năng về cảm xúc, giao tiếp.
+ Tinh thần và thái độ học tập có nâng lên, qua các tiết học lý thuyết, luyện
tập, thí nghiệm thực hành học sinh tự tin hơn, năng động hơn, mạnh dạn phát
biểu ý kiến hơn. Thể hiện qua việc đánh giá và hội ý rút kinh nghiệm sau các
tiết dạy của giáo viên bộ môn và điểm thi đua hàng tuần của các lớp được nâng
lên từng bước một cách rõ rệt .
Minh chứng :- 100% số tiết dạy của giáo viên, yêu cầu đánh giá ở mục
1,2,4,6,9 về học sinh học tập tích cực đều đạt điểm tối đa.
+ Những em học sinh biết cách giải quyết mâu thuẫn và các xung đột phát
11



sinh trong và ngoài nhà trường làm cho tình trạng các em gây gổ với nhau giảm
đáng kể. Đặc biệt là nạn đánh nhau, bạo hành trong nhà trường trong năm học
này không có xảy ra.
+ Khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây
rất nhút nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp, trong tiết sinh hoạt dưới cờ nay tự
tin hơn, đã dám phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, lưu loát suy nghĩ của
mình khi được yêu cầu phát biểu ý kiến.
+ Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa,văn minh lịch sự hơn trước.Trong giờ
chơi ,hay trong các hoạt động tập thể rất ít khi nghe các em nói bậy, phát biểu
linh tinh, các em gọi bạn , xưng tôi khá thân mật.
+ Năm học 2017-2018 học sinh trong trường chấp hành rất tốt luật giao
thông, không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. Có thể nói học sinh nhà
trường đã thực hiện các mặt này rất tốt so với thời gian này năm trước .
+ Các em qua tìm hiểu đã có nhiều kỹ năng bảo vệ bản thân, năng lực
nhận thức và xử lý tình huống, không để bạn xấu rủ rê trốn học chơi game
online.
+ Việc học sinh bỏ học với những lý do khác nhau cũng được giảm .
- Hạnh kiểm loại tốt tăng, loại khá giảm, không có học sinh xếp loại trung
bình.
- Chất lượng học lực loại giỏi, khá tăng loại trung bình, yếu giảm rõ rệt.
- HSG cấp tỉnh đạt 09 giải, xếp thứ nhất khối GDTX, trong đó môn ngữ
văn đạt 3 giải trong đó có 1 giải nhì, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích.
b./ Về phía giáo viên
Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều
hơn, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với các bậc phụ huynh.
Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha
mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa,
truyền thống cho học sinh, đồng thời đây là những cơ hội vàng dạy các em kỹ
năng sống đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại.
4.2. Bài học kinh nghiệm.

Trong năm học 2017-2018 sau khi đã áp dụng những giải pháp cụ thể bản thân
đã rút ra được những giải pháp tối ưu nhất cho việc đưa kỹ năng sống vào thực
dạy ở trung tâm.
- Các tiết dạy chính khóa môn ngữ văn và các hoạt động ngoài giờ lên lớp
đã gây hứng thú cho học sinh, khích lệ tính ham học và thích được đến trường.
- Luôn tìm tòi, sáng tạo, phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và

- Luôn gần gũi, lắng nghe những chia sẻ, những tâm tư nguyện vọng của
học sinh khi tham gia rèn luyện kỹ năng sống, từ đó sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ
các em.
III: KẾT LUẬN CHUNG
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người
được coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với việc trang bị những kĩ năng sống
mới đáp ứng được sự phát triển bền vững của người lao động trong hiện tại và
12


tương lai. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm
đưa lên quốc sách hàng đầu thì việc dạy tri thức nói chung và việc rèn kĩ năng
sống nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa
học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi
đạo đức đó chính là kĩ năng sống của học sinh vì vậy việc thực hiện rèn kĩ năng
sống cho học sinh là vô cùng cần thiết. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé
của bản thân đã được áp dụng trực tiếp vào công tác giảng dạy môn ngữ văn tại
Trung tâm GDNN-GDTX Triệu Sơn, tôi kính mong nhận được thêm nhiều ý
kiến đóng góp chân thành từ phía các bạn đọc .
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.


Lê Thị Thơ

Tài liệu tham khảo
STT

Tên bài-Tên sách

Nhà xuất bản
13


[1]

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT

Lưu hành nội bộ .

[2]

Câu chuyện về Faith. Tuyển tập đề bài và bài văn
theo hướng mở- tập 2
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc –Trần Đình Hựu.
SGK 12,tập 2
Một người Hà Nội- Nguyễn Khải. SGK lớp 12
tập 2.
Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng. SGK
ngữ văn 12 .tập 2
Chùm ca dao dân ca-SGK ngữ văn 10.
Hai đứa trẻ - Thạch Lam .SGK ngữ văn 11.

Tiết dạy ấn tượng của thầy trên You tobe.

Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam
Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam
Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam
Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam
Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam

[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]

14



×