Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI bài tập về cấu TRÚC và QUÁ TRÌNH NHÂN đôi của ADN CHO học SINH lớp 12 có học lực TRUNG BÌNH và yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.51 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRUNG TÂM GDTX NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
“PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ CẤU TRÚC VÀ QUÁ
TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN CHO HỌC SINH LỚP 12
CÓ HỌC LỰC TRUNG BÌNH VÀ YẾU”

Người thực hiện: Nguyễn Hương Trà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học.

THANH HOÁ NĂM 2017


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi giáo viên là một chủ thể riêng biệt, với chuyên môn, nghiệp vụ, tính cách
riêng biệt, nên qua thực tiễn đều rút ra kinh nghiệm, phương pháp dạy của riêng
mình để phù hợp với từng môn học, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, có như
thế mới mong đạt được kết quả cao trong việc truyền thụ kiến thức của mình và
việc lĩnh hội tri thức của người học.
Di truyền học là phần học chiếm phần đa số tiết của chương trình sinh học lớp 12,
có lượng kiến thức lớn, những câu hỏi của các bài thi học kỳ, thi tốt nghiệp THPT,
thi ĐH - CĐ chủ yếu nằm trong phần học này. Trong đó cơ sở vật chất và cơ chế di
truyền ở cấp độ phân tử chính là nội dung tiền đề để giáo viên có thể truyền đạt và


học sinh có thể lĩnh hội những kiến thức về sau. Những kiến thức về gen và quá
trình nhân đôi của ADN được đề cập ngay ở bài đầu tiên của chương trình học.
Hiện tại, trong các đề thi môn sinh học thì phần bài tập về gen, ADN và cơ chế
nhân đôi của ADN tuy không nhiều, nhưng nếu các em chưa được tiếp cận và thực
hành thì sẽ khó mà làm được, để mất điểm rất đáng tiếc; Hơn nữa, trong chương
trình học chỉ trang bị những tiết học lý thuyết mà không có tiết rèn luyện bài tập,
ngay cả trong sách Bài tập Sinh học 12 dạng toán về ADN và cơ chế tự sao cũng
chỉ có vài bài toán, cũng nội dung này ở lớp 9, lớp 10 học sinh đã được học nhưng
hiện tại không còn nhớ, vì thế các em lúng túng, gặp nhiều khó khăn khi gặp những
bài tập ở phần này, đặc biệt là những học sinh có học lực trung bình và yếu như ở
Trung tâm GDTX Ngọc Lặc, thì việc giáo viên hướng dẫn giải bài tập vô cùng vất
vả mà hiệu quả lại không cao. Vì vậy, sau 12 năm trực tiếp tham gia công tác giảng
dạy môn sinh học, tôi rút ra nhiều kinh nghiệm khi dạy học sinh ở phần này và
mạnh dạn đề xuất sáng kiến : ”Phương pháp giải bài tập về cấu trúc và quá trình
nhân đôi của ADN cho học sinh lớp 12 có học lực trung bình và yếu ” .
2. Mục đích nghiên cứu:
2


Với đề tài này, trước tiên là giúp học sinh củng cố kiến thức ở phần lý thuyết, sau
là giúp các em dù học lực chỉ ở mức trung bình và yếu vẫn có thể tiếp cận được
một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất cách làm các bài toán liên quan đến cấu trúc và
quá trình nhân đôi của ADN, từ đó mà tự tin, tích cực học tập để đạt kết qủa cao
trong các kỳ thi.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng để tôi nghiên cứu, xây dựng nên đề tài này chính là những đặc điểm
về cấu trúc và quá trình nhân đôi của phân tử ADN, từ đó mà suy luận ra các công
thức toán học để học sinh làm bài tập ở phần này được tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khi thực hiện đề tài này, phương pháp mà tôi sử dụng là khái quát hóa các nội

dung lý thuyết đã học rồi suy luận ra công thức tổng quát, sau đó cho học sinh làm
các bài tập vận dụng để củng cố kiến thức.
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
A - CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khi nói đến ADN, về mặt cấu trúc học sinh được học từ chương trình sinh học
10, nhưng tại thời điểm này, mục tiêu các em cần đạt là xác định được ADN là một
thành phần cấu trúc của tế bào. Nhưng lên lớp 12, các em được tìm hiểu thêm về
quá trình nhân đôi của ADN, và phần này cũng như phần cấu trúc của ADN có khá
nhiều dạng bài tập, những dạng bài tập ấy thường xuất hiện trong các đề thi tốt
nghiệp THPT, thi chuyên nghiệp… nhưng trong sách giáo khoa lại không cung cấp
cho học sinh những dạng bài tập này và cách giải những dạng bài tập ấy. Để làm
được những dạng bài tập ấy học sinh cần học kỹ lý thuyết, sau đó có sự hướng dẫn
của giáo viên để suy luận ra được những công thức tính toán, vì vậy song song với
việc truyền thụ kiến thức trọng tâm, giáo viên cần hình thành và rèn luyện kỹ năng
giải bài tập về cấu trúc và quá trình nhân đôi của ADN cho học sinh, từ đó mới
nâng cao được chất lượng học tập, đặc biệt là khi các kỳ thi ngày nay đã chuyển đổi
sang hình thức trắc nghiệm khách quan, và đề thi tốt nghiệp THPT cũng chính là đề
thi để tuyển chọn học sinh vào các trường ĐH - CĐ đó là đề chung cho tất cả các
đối tượng thí sinh.
B - THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trong một số tài liệu hỗ trợ cho học và dạy môn sinh, tôi thấy nhiều tài liệu của
các nhà nghiên cứu, nhà giáo, đồng nghiệp đã giới thiệu các dạng bài tập và những
hướng dẫn để giải các bài toán về cấu trúc và quá trình nhân đôi của ADN, nhưng
có phần chưa cụ thể. Với những học sinh của trung tâm GDTX Ngọc Lặc, thì đa
3


phần các em khó có thể tiếp cận được những tài liệu ấy, bởi đa số các em là người
dân tộc trong vùng, có đầu vào khi tuyển sinh thấp, cách suy nghĩ, nhìn nhận vấn
đề rất đơn giản, mục tiêu phấn đấu không cao... Vì vây, trong quá trình giảng dạy,

để phù hợp với học sinh của mình, tôi đã dạy các em thật kỹ về lý thuyết, sau đó
cho bài tập liên quan, khi làm bài tập, tôi hướng dẫn cho các em suy luận ra công
thức toán học, từ đó các em vận dụng để giải các bài toán liên quan khác, thậm chí
còn giải nhanh được nhiều bài toán ở phần này.

C - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
PHẦN I: BÀI TẬP VỀ CẤU TRÚC CỦA ADN:
Dạng 1: Tính số lượng nuleotit trong phân tử ADN:
Tùy thuộc vào các dữ kiện của đề bài ta có thể tính được số lượng nucleotit
trong phân tử ADN bằng nhiều cách:
1. Dựa vào số lượng nucleotit mỗi loại của ADN:
ADN được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, T, G, X. Các nucleotit liên kết với
nhau theo một chiều xác định tạo nên một chuỗi polinucleotit.
Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hidro
theo nguyên tắc bổ sung: A của mạch này liên kết bổ sung với T trên mạch kia bằng
2 liên kết hidro và ngược lại, G của mạch này liên kết bổ sung với X trên mạch kia
bằng 3 liên kết hidro và ngược lại.
Gọi N là tổng số nucleotit của ADN thì:
N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X = 2A + 2X = 2T +2G
Ví dụ : Một phân tử ADN có số nucleotit loại A bằng 500, số nucleotit loại G bằng
900. Hỏi tổng số nucleotit của phân tử ADN đó là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
N = 2A + 2G = 2. 500 + 2.900 = 2800 (Nucleotit)
2. Dựa vào tổng số nucleotit của một mạch:
Phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit song song, ngược chiều, cùng xoắn
quanh một trục tưởng tượng tạo nên một xoắn kép đều đặn giống như một cầu
thang xoắn, nên tổng số nucleotit của mạch này bằng tổng số nucleotit của mạch
kia (

N

).
2

4


Vậy nên nếu biết

N
= A(T) + G(X) à N = 2(A + G)
2

Ví dụ : Một mạch của gen có 1200 nucleotit thì tổng số nucleotit của gen đó là
N = 1200 . 2 = 2400.
3. Dựa vào số nucleotit từng loại trên mỗi mạch đơn của ADN :
* Phân tử ADN gồm 2 mạch đơn với các nucleotit lần lượt là
- Mạch 1 : A1, T1, G1, X1
- Mạch 2 : A2, T2, G2, X2
Theo nguyên tắc bổ sung, ta có :
A1 = T2, T1 = A2, G1 = X2, X1 = G2
A = T = A1 + A2 = A1 + T1 = T2 + A2 = T1 + T2
G = X = G 1 + G2 = G1 + X1 = G2 + X2 = X1 + X2
à Tổng số nucleotit của ADN: N = 2A + 2G.
Ví dụ 1: Trong phân tử ADN, mạch 1 có A bằng 150 nucleotit, X bằng 200
nucleotit, mạch 2 có A bằng 300 nucleotit còn số nucleotit loại X bằng 250. Hỏi
ADN này có tổng số bao nhiêu nucleotit?
Hướng dẫn:
Theo bài ra, ta có: A1 = 150 , X1 = 200, A2 = 300 , X2 = 250
à A = T = A1 + A2 = 150 + 300 = 450 (nucleotit)
G = X = X1 + X2 = 200 + 250 = 450 (nucleotit)

à Tổng số nucleotit của ADN:
N = 2A +2G = 2. 450 + 2.450 =1800 (nu)
Ví dụ 2: Trong một gen, mạch 1 có A bằng 250 nucleotit, T bằng 350 nucleotit,
mạch 2 có G bằng 400 nucleotit còn số nucleotit loại X bằng 500. Phân tử ADN
này có tổng số nucleotit là:
A. 1500
B. 2400
C. 1800
D. 3000
Hướng dẫn:
Theo bài ra, ta có: A1 = 150 , T1 = 200
G2 = 300 , X2 = 250
à A = T = A1 + T1 = 250 + 350 = 600 (nucleotit)
G = X = G2 + X2 = 400 + 500 = 900 (nucleotit)
à Tổng số nucleotit của ADN:
N = 2A +2G = 2. 600 + 2.900 =3000 (nu) Vậy chọn phương án D.
4. Dựa vào chiều dài của ADN:
* Phân tử ADN gồm 2 mạch polinucleotit song song nên chiều dài của phân tử
bằng chiều dài của một mạch.
Tổng số nucleotit của một mạch

N
2

Mỗi nucleotit cao( dài) 3,4 A0
(1A0 = 10-1 nm = 10-4 µm = 10-7mm)
5


Gọi chiều dài của ADN là L, thì :

N
. 3,4 (A0)
2

L=

Từ công thức này ta suy ra công thức tính tổng số nucleotit của gen như sau:
2.L

N = 3,4 (nucleotit)
Ví dụ 1. Một phân tử ADN có chiêu dài là 5100 A0 thì ADN đó có bao nhiêu
nucleotit?
Hướng dẫn:
2.L

2.5100

Tổng số nucleotit của ADN : N = 3,4 = 3,4 = 3000 (nucleotit)
Ví dụ 2. Một gen dài 0,816 µm thì có số nucleotit trên cả 2 mạch là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Đổi 0,816 µm = 8160 A0
2.L

2.8160

Ta có: N = 3,4 = 3,4 = 4800 (nucleotit)
5. Dựa vào khối lượng của ADN:
Mỗi nucleotit nặng 300 đvC
Gọi khối lượng của ADN là M, thì:
M = N. 300 (đvC)

Từ công thức trên ta suy ra công thức tính số nucleotit của gen như sau:
N=

M
(nucleotit)
300

Ví dụ . Mạch gốc của gen nặng 630000 đvC. Hỏi gen này có bao nhiêu nucleotit?
Hướng dẫn:
Mạch gốc của gen nặng 630000 đvC à Tổng số nucleotit của mạch gốc là:
N
630000
=
= 2100 (nucleotit)
2
300

à Tổng số nucleotit của gen: N = 2100 . 2 = 4200
6. Dựa vào chu kỳ xoắn của ADN:
Trong phân tử ADN cứ 10 cặp nucleotit (20 nucleotit) thì tạo thành 1 chu kỳ
xoắn.
Gọi số chu kỳ xoắn ( vòng xoắn) của ADN là C, thì:
C=

N
(Chu kỳ)
20

Từ công thức này ta suy ra công thức tính tổng số nucleotit của ADN:


6


N = C.20 (nucleotit)
Ví dụ: Nếu một ADN có 450 vòng xoắn thì tổng số nucleotit là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Tổng số nucleotit của ADN là N = 450. 20 = 9000
7. Dựa vào số liên kết hóa trị:
Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN các nucleotit kế tiếp liên kết với nhau bằng
một liên kết hóa trị để tạo thành chuỗi polinuclotit.
Như vậy, trên một mạch số liên kết hóa trị giữa các nucleotit là

N
-1
2

Phân tử ADN có 2 mạch nên số liên kết hóa trị giữa các nucleotit là:
2. (

N
- 1) = N- 2
2

Nhưng trong bản thân mỗi nucleotit đều tồn tại 1 liên kết hóa trị giữa đường
ribozo và axit phốtphoric, nên tổng số liên kết hóa trị trong phân tử ADN là:
Ơ

HT = (N – 2) + N = 2N -2 (liên kết)
Từ công thức trên ta suy ra được công thức tính số nucleotit của ADN như sau:
N=


HT
+ 1 (nucleotit)
2

Ví dụ: Một mạch của gen chứa 2579 liên kết hóa trị giữa các nucleotit. Tính tổng
số nucleotit của gen đó?
Hướng dẫn:
Vì đề bài cho biết một mạch của gen có số liên kết hóa trị giữa các nucleotit
bằng 2579 nên ta có:
N
- 1 = 2579
2

à N = 2 . (2579 + 1) = 5160 (nucleotit).
8. Dựa vào số lượng và tỉ lệ % của một loại nucleotit trong phân tử ADN:
* Giả sử đề bài cho biết số lượng và tỉ lệ % của A, ta có:
%A=

A
. 100%
N

à Tổng số nucleotit của ADN:
N=

A.100%
%A

Tương tự nếu đề bài cho biết số lượng và % của một loại nucleotit khác trong

phân tử ADN, ta cũng suy ra được:

7


N=

T .100%
%T

hoặc N =

G.100%
%G

hoặc N =

X .100%
%X

* Ví dụ: Giả sử gen quy định màu hoa trắng ở đậu Hà Lan có số nucleotit loại A là
5300, chiếm 20 % tổng số nucleotit cuẩ gen. Hỏi gen ấy có tổng số nucleotit là bao
nhiêu?
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức, ta có tổng số nucleotit của gen là:
N=

A.100%
5300.100%
=

= 26500 (nucleotit).
%A
20%

9. Dựa vào số lượng và tỉ lệ % của một loại nucleotit trên một mạch của ADN:
* Giả sử đề bài cho biết số lượng và tỉ lệ % của A1, ta có:
% A1 =

A1
. 100%
N /2

à Tổng số nucleotit của ADN:
N = 2.

A1.100%
% A1

Tương tự nếu đề bài cho biết số lượng và % của một loại nucleotit khác trên một
mạch bất kỳ của phân tử ADN, ta cũng tính được tổng số nucleotit của ADN đó.
N = 2.

T 1.100%
%T 1

hoặc N = 2.

G1.100%
%G1


hoặc N = 2.

X 1.100%
% X1

* Ví dụ: Mạch đơn của một đoạn ADN có tỉ lệ các nucleotit loại G, T, X lần lượt
là 20%, 15%, 40%. Số nucleotit loại A của mạch là 400. Xác định tổng số nucleotit
của đoạn ADN đó?
Hướng dẫn:
Giả sử mạch đơn đã cho là mạch 1, ta có:
- % của nucleotit loại A1 :
%A1 = 100 % - (%G1 +%T1 + %X1) = 100% - (20% + 15% + 40% ) = 25%
- Tổng số nucleotit của đoạn ADN:
N = 2.

400.100%
= 3200 (nucleotit)
25%

10. Bài tập vận dụng:
Câu 1: Một gen cấu trúc dạng A nặng 540000 đvC. Hỏi gen này có bao nhiêu
nucleotit?
A. 2500
B. 3000
C. 1200
D. 1800
Câu 2: Một gen có số lượng nucleotit là 6800. Số lượng chu kỳ xoắn của gen theo
mô hình Watson - Cric là:
A. 338
B. 340

C. 680
D. 100

8


Câu 3: Một gen ở sinh vật nhân chuẩn có chiều dài là 408nm, và gồm 3200 liên kết
hidro. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. Số nucleotit
loại T và G của gen sau đột biến là:
A. T = 801, G = 399
B. T = 799, G = 401
C. T = 399, G = 801
D. T = 401, G = 799 [2]
Câu 4: Xét một cặp gen Aa của một cá thể tồn tại trên NST thường, mỗi alen đều
dài 0,408µm, hỏi mỗi giao tử được tạo ra khi cặp gen đó giảm phân bình thường có
bao nhiêu nucleotit?
A. 3000
B. 1500
C. 2400
D. 6000 [4]
Câu 5: Một đoạn ADN có số lượng nuclêôtit loại A là 189 và có số lượng nucleotit
loại X là 211. Chiều dài của đoạn ADN này là:
A. 0,156 µm
B. 0,136 µm
C. 0,51µm
D. 0,414 µm
Câu 6: Một gen có %G = 30% tổng số nucleoitit của gen, A= 600 nucleotit. Số
vòng xoắn của gen này là bao nhiêu?
A. 90
B. 75

C. 100
D. 150
Câu 7: Phân tử ADN có 120 chu kỳ xoắn. Khối lượng của ADN này là:
Ghi chú trang này: Câu 3 được trích trong TLTK số 2. Câu 4 được trích trong TLTK số 4.
Ví dụ và câu 1, 2, 5,6,7 ở mục 10 là của tác giả.

A. 900000 đvC
B. 120000 đvC
C. 750000 đvC
D. 720000 đvC
Câu 8: Mạch 1 của một gen có số nucleotit loại A chiếm 25%, số nucleotit loại T
chiếm 15% tổng số nucleotit của mạch ấy. Gen này có số nucleotit loại G bằng 600.
Tính tổng số nucleotit của cả gen?
A. 2000 nucleotit
B. 2400 nucleotit
C. 2800 nucleotit D. 3000 nucleotit
Câu 9: Trên một mạch của gen có chứa 150 Nu loại A và 120 Nu loại T. Gen trên
chứa 20% số Nu loại X. Chiều dài của gen là:
A. 1530 A0
B. 2080 A0
C. 3060 A0
D. 5100A0
Câu 10: Một phân tử ADN có hiệu số giữa A với một loại nucleotit khác là 30%, có
số nucleotit loại X bằng 550. Số liên kết hóa trị trong phân tử ADN trên?
A. 9800
B. 7800
C. 10998
D. 10500
Dạng 2: Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nucleotit của ADN:
Tùy thuộc vào dữ kiện mà đề bài đã cho ta có thể tính số lượng và tỉ lệ % mỗi loại

nucleotit theo nhiều cách khác nhau:
1. Dựa vào số lượng và tỉ lệ % mỗi loại nucleotit trên từng mạch đơn của
ADN:
Theo nguyên tắc bổ sung, ta luôn có:
A1 = T2, T1 = A2, G1 = X2, X1 = G2
Do đó:
A = T = A1 + A2 = A1 + T1 = T2 + A2 = T1 + T2
9


G = X = G 1 + G2 = G1 + X1 = G2 + X2 = X1 + X2

% A1 + % A2 %T 1 + %T 2 % A1 + %T 1 % A2 + %T 2
=
=
=
2
2
2
2
%G1 + %G 2 % X 1 + % X 2 % X 1 + %G1 % X 2 + %G 2
%G = %X =
=
=
=
2
2
2
2


%A = %T =

Ví dụ: Trong phân tử ADN, mạch 1 có A bằng 200 nucleotit, G bằng 550 nucleotit,
mạch 2 có A bằng 400 nucleotit còn số nucleotit loại G bằng 850. Xác định số
lượng và tỉ lệ % mỗi loại nucleotit của ADN?
Hướng dẫn:
Theo bài ra, ta có: A1 = 200 , G1 = 550
A2 = 400 , G2 = 850
à A = T = A1 + A2 = 200 + 400 = 600 (nucleotit)
G = X = G1 + G2 = 550 + 850 = 1400 (nucleotit)
à N = 2A + 2G = 2.600 + 2.1400 = 4000 (nucleotit)
à %A= %T=

6000
1400
.100% = 15% ; %G = %X =
= 35%
4000
4000

2. Dựa vào mối tương quan giữa các loại nucleotit trong ADN, thể hiện ở :
- Tổng hoặc hiệu hoặc tích, thương giữa 2 loại nucleotit không bổ sung, như:
%A + %G = %T + %X = 50%
hoặc A – G = x
hoặc A/G = x
hoặc A.G = x
…( x là số cụ thể mà đề bài cho)
- Liên kết hidro của ADN: H = 2A + 3G
- Tổng số nucleotit của gen : N = 2A +2G
à Ta lập được hệ phương trình 2 ẩn, từ đó mà tìm được số lượng hoặc tỉ lệ % mỗi

loại nucleotit của ADN .
*Ví dụ: Một phân tử ADN có chiều dài 3,4.10 4 A0., tỉ lệ nucleotit loại A bằng 20%.
Xác định số lượng từng loại nucleotit của ADN?
Hướng dẫn:
- Tổng số nucleotit của ADN:
2L

2.3,4.100000

N = 3,4 =
= 20000 (nucleotit)
3,4
- Số lượng nucleotit loại A(T): A= 20%. 20000 = 4000 (nucleotit) = T
- Số lượng nucleotit loại G(X):
G=X=

N − ( A + T ) 20000 − (4000 + 4000)
= 6000 (nucleotit)
=
2
2

3. Bài tập vận dụng:

10


Câu 1: Gen B ở một sinh vật nhân thực có số liên kết hidro là 3900, có số nucleotit
loại G bằng 900. Mạch 1 của gen có tỉ lệ nucleotit loại A là 30%, tỉ lệ nucleotit loại
G là 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit ở mạch 1 của gen này là:

A. A = 450, T = 150, G = 150, X = 750
B. A = 750, T = 150, G = 150, X = 150
C. A = 450, T = 150, G = 750, X = 150
D. A = 150, T = 450, G = 750, X = 150
Câu 2: Gen B ở sinh vật nhân chuẩn gồm 2400 nucleotit và có số nucleotit loại A
gấp 3 lần số nucleotit loại G. Một đột biến xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành
alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên hết hidro so với gen B. Số
lượng từng loại nucleotit của alen b là:
A. A = T = 899; G = X = 301
B. A = T = 299; G = X = 901
C. A = T = 901 ; G = X = 299
D. A =T = 301 ; G = X = 899 [2]
Câu 3: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này
bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hidrô so với gen bình
thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là :
A. A = T = 599; G = X = 900
B. A = T = 600; G = X = 900
C. A = T = 600; G = X = 899
D. A = T = 900; G = X = 599 [2]
Ở trang này: Câu 2, 3 được trích trong TLTK số 2 ; Câu 1 là của tác giả.

Câu 4: Gen B dài 0,51 µm, có 3900 liên kết hidro. Xác định số nucleotit từng loại
của gen
A. A = T = 500; G =X = 1000
B. A = T = 900; G = X = 600
C. A = T = 600 ; G = X = 900
D. A = T= 1000 ; G = X = 500
Câu 5: Một gen có 3900 liên kết hidro, tổng tỉ lệ của nucleotit loại A với một loại
nucleotit khác là 60%. Số nucleotit từng loại của gen ?
A. A = T = 750 ; G = X = 300

B. A = T = 900 ; G = X = 600
C. A = T = 300 ; G = X = 750
D. A = T = 600 ; G = X = 900
PHẦN II: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP VỀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA
ADN:
Dạng 1 : Xác định số đợt tự nhân đôi của ADN:
‘‘Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. Nhờ
đó, hai phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống với phân tử
ADN mẹ’’ [2] , ta có :
Số lần nhân đôi
Số ADN được tạo ra
1
2 = 21
2
4 = 22
3
8 = 23
11



….
à Gọi k là số lần nhân đôi của ADN thì số ADN con được tạo ra là 2k phân tử.
Lưu ý : Trong 2k phân tử ADN được tạo ra có 2 mạch (tương đương 1 phân tử)
chứa nguyên liệu cũ, có 2 phân tử ADN chứa 1 mạch của ADN mẹ (nguyên tắc bán
bảo toàn)
à Số phân tử ADN được môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu là (2k - 1)
Số mạch mới hoàn toàn : 2.(2k - 1)
Số phân tử ADN hoàn toàn mới : 2k - 2
Ví dụ : Gen B nhân đôi một số đợt tạo ra 32 gen con. Số lần nhân đôi của gen B ?

Hướng dẫn :
Gọi k là số lần nhân đôi của gen B, ta có : 2k = 32 à k = 5 (lần)
* Bài tập vận dụng :
Câu 1 : Một gen có chiều dài 10200 A0 . Khi gen này trải qua một số lần tự sao liên
tiếp đã lấy của môi trường nội bào 42000 nucleotit tự do. Gen đã tự sao mấy lần?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 2 : Một đoạn ADN có 275 chu kỳ xoắn bước vào nhân đôi đã lấy của môi
trường nội bào 16500 nucleotit tự do. Đoạn ADN này đã nhân đôi :
A. 4 lần
B. 3 lần
C. 1 lần
D. 2 lần
Ghi chú: [3] là nội dung được trích trong TLTK số 3.

Câu 3 : Cặp gen Bb nhân đôi một số lần bằng nhau đã tạo ra 4 gen con với các
nucleotit được lấy hoàn toàn từ môi trường nội bào. Xác định số lần nhân đôi của
mỗi gen ?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 4 : Có phân tử ADN nhân đôi một số đợt bằng nhau đã tổng hợp được 60
mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần
nhân đôi của mỗi ADN trên là :
A. 6
B. 3
C. 4

D. 5
Câu 5 : Một gen cấu trúc có tổng khối lượng nucleotit là 72000 đvC. Khi gen nhân
đôi một số đợt môi trường nội bào đã cung cấp 36000 nucleotit tự do. Hỏi gen đã
nhân đôi mấy lần :
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Dạng 2 : Xác định số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho phân tử ADN
và cho từng loại nucleotit của ADN :
Muốn xác định được số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho phân tử ADN
và cho từng loại nucleotit của ADN, ta tiến hành qua 3 bước :
+ Bước 1: Xác định tổng số nucleotit của phân tử ADN và số lượng từng loại
nucleotit của ADN ban đầu
+ Bước 2 : Xác định số lần nhân đôi của ADN
12


+ Bước 3 : Áp dụng các công thức :
Nmt = N.(2k - 1)
Amt = Tmt = A.(2k - 1) = T.(2k - 1)
Gmt = Xmt = G.(2k - 1) = X.(2k - 1).
Ví dụ 1. Một gen có 3.000 nuclêôtit, tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì phải sử dụng tất
cả bao nhiêu nuclêôtit tự do ở môi trường nội bào?
A. 21000
B. 9000
C. 12000
D. 24. 000 nuclêôtit.
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức: Nmt = N.(2k - 1) = 3000.(23 - 1) = 21000 (nucleotit)

Vậy chọn phương án A.
Ví dụ 2. Một gen có 3120 liên kết hiđrô và có 480 Adenin. Gen này đã tự nhân đôi
3 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do môi trường nội bào cung cấp cho tất cả các quá
trình tự nhân đôi của gen là
A. 19800.
B. 19200.
C. 13700.
D. 16800.
Hướng dẫn:
Theo bài ra ta có: 2A + 3G = 3120, A = 480 à G = 720
- Tổng số nucleotit của gen là : N = 2A + 2G = 2.480 + 2.720 = 2400
- Tổng số nucleotit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi 3 lần là:
Nmt = N.(2k - 1) = 2400. (23 - 1) = 16800.
Vậy chọn phương án D.
* Bài tập vận dụng :
Câu 1 : Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của
gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Khi gen này nhân đôi
một số đợt đã lấy của môi trường nội bào 540 nucleotit loại G.
a. Tính số lần nhân đôi của gen ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
b. Số nucleotit loại A (T) mà môi trường đã cung cấp là :
A. Atd = Ttd = 810
B. Atd = Ttd = 1200
C. Atd = Ttd = 900 D. Atd = Ttd = 780
Câu 2: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nucleotit các loại như
sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường nội
bào cung cấp số nucleotit mỗi loại là bao nhiêu?

A. A = T = 180, G = X = 110
B. A = T = 150, G = X = 140
C. A = T = 90, G = X = 200
D. A =T = 200, G = X = 90 [1]
0
Câu 3: Một gen có chiều dài 5100 A , hiệu số giữa nucleotit loại A với một loại
nucleotit khác là 100. Khi tế bào mang gen này trải qua một số lần phân bào liên
tiếp đã lấy của môi trường nội bào 93000 nucleotit tự do.
a. Số lần nhân đôi của gen là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
b. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường đã cung cấp cho gen đó nhân đôi 5 lần là :
A. Amt = Tmt = 20800, Gmt = Xmt = 17000
13


B. Amt = Tmt = 18000, Gmt = Xmt = 22700
C. Amt = Tmt = 24000, Gmt = Xmt = 20000
D. Amt = Tmt = 24800, Gmt = Xmt = 21700
Câu 4: Một gen cấu trúc có tổng số liên kết hidro là 3600, tổng số liên kết hóa trị
giữa các nucleotit của gen là 2998. Khi gen nhân đôi 4 lần thì cần bao nhiêu
nucleotit mỗi loại để tổng hợp nên các gen mới?
A. Amt=Tmt=13500, Gmt=Xmt=9000
B. Amt=Tmt=18000, Gmt=Xmt=7800
C. Amt=Tmt= 9000, Gmt=Xmt=13500
D. Amt=Tmt=7800, Gmt=Xmt=18000
Câu 5: Gen cấu trúc B khi nhân đôi 2 đợt đã lấy từ môi trường nội bào 2700
nucleotit loại A. Biết rằng gen này có tổng số nucleotit là 3000. Hỏi số nucleotit

mỗi loại của gen là bao nhiêu:
A. A = T = 600, G = X = 900
B. A = T = 700, G = X = 800
C. A = T = 900, G = X = 600
D. A = T = 800, G = X = 700

Ở trang này: Câu 2 được trích trong TLTK số 1. Các câu 1,3,4, 5 là của tác giả.

D - HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Sau khi giới thiệu các dạng bài tập về ADN và quá trình nhân đôi của ADN
cho các học sinh khối 12 ở Trung tâm GDTX Ngọc Lặc và phương pháp giải
những dạng bài tập ấy, tôi thấy tình hình học tập của học sinh đã có nhiều tiến bộ,
đa số các em không còn “ngại “ làm bài tập sinh học, mà nhiều em đã giải được
các dạng bài tập cơ bản. Sự hiệu quả của phương pháp còn thể hiện ở kết quả
kiểm tra 45’ ở các lớp, như sau:
- Lớp dạy bằng phương pháp khác:
Lớp

Sĩ số

12A1

31

Điểm từ 8
đến 10
0

Điểm từ 7
đến 8

3

Điểm từ 5
đến dưới 7
18

Điểm dưới
5
10

Điểm từ 5
đến dưới 7
17

Điểm dưới
5
2

- Lớp dạy bằng phương pháp đã giới thiệu ở trên:
Lớp

Sĩ số

12A2

28

Điểm từ 8
đến 10
3


Điểm từ 7
đến dưới 8
6

14


Rõ ràng khi lớp 12A2 được tôi sử dụng phương pháp đã trình bày ở trên để giảng
dạy thì tỉ lệ điểm dưới 5 đã giảm nhiều, tỉ lệ điểm khá, giỏi tăng đáng kể.

15


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Như vậy, để có thể thực hiện tốt mục tiêu bài dạy, là một giáo viên bất kỳ ai
cũng cần kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức lý thuyết và bài tập, và quan trọng là nội
dung giảng dạy cần phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Từ những kinh nghiệm thực tiễn của tôi qua 12 năm giảng dạy môn sinh học, tôi
thấy việc vận dụng lý thuyết để suy luận ra các công thức toán học ở phần cấu trúc
và quá rình nhân đôi của ADN trong giảng dạy sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về
lý thuyết, đồng thời hiểu được bản chất của các công thức toán học đó là gì thì các
em sẽ nhớ lâu và chắc chắn các công thức toán học đó, có như vậy khi làm bài tập
tùy thuộc vào các dữ kiện của đề bài các em sẽ biết vận dụng một cách linh hoạt
các công thức để giải bài tập một cách nhanh chóng và dễ dàng.
2. Kiến nghị:
Bản thân là một giáo viên ở miền núi, năng lực có hạn, hơn nữa đối tượng học
sinh mà tôi giảng dạy chủ yếu là học sinh có học lực trung bình và yếu nên nội
dung mà tôi đưa ra trong đề tài chưa bao quát hết được tất cả các loại dạng bài tập.

Các ví dụ được đưa ra trong có thể chưa thực sự điển hình nhưng vì lợi ích thiết
thực của phương pháp trong công tác giảng dạy và học tập nên tôi mạnh dạn viết,
giới thiệu với các thầy cô và học sinh. Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung cho
cho đề tài để thực sự góp phần giúp học sinh học tập ngày càng tốt hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được những nhận xét, góp ý và giúp
đỡ của các thầy cô đồng môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài tập Sinh học 12 ( Đặng Hữu Lanh (chủ biên), Trần Ngọc Danh, Mai Sỹ
Tuấn – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008 )
2. Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia các năm 2011, 2013, 2014.
3. Sinh học 12 - Chuẩn. ( Nguyễn Thành Đạt(Tổng chủ biên), Phạm Văn
Lập(Chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội năm 2008)
4. Tuyển tập sinh học 1000 câu hỏi và bài tập (Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên
Giao - Nhà xuất bản Hà Nội năm 2006)

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Hương Trà


17



×