Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Dạy học theo chủ đề tích hợp các biện pháp bảo vệ cây trồng đối với môi trường và sức khẻo con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.45 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Mục lục

1

Mở đầu

2

Nội dung

3

Cơ sở lý luận của vấn đề

3

Thực trạng của vấn đề

4

Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

4

Kế hoạch dạy học theo chủ đề


5

Cấu trúc của chủ đề và mô tả các năng lực cần phát triển

6

Kế hoạch chi tiết cho chủ đề

7

Giáo án cụ thể cho từng tiết

8

Tiết 1: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

8

Tiết 2: Đề xuất các biện pháp hạn chế tác động xấu của thuốc hóa
học bảo vệ thực vật

12

Tiết 3: Bài tập vận dụng và tổng kết chủ đề

15

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17


Kết luận và đề xuất

18

Tài liệu tham khảo

20

1


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Môn Công nghệ 10 là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên với thực
tiễn đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Việc học tốt bộ môn Công
nghệ 10 trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, có
những kiến thức và kĩ năng cần thiết phục vụ cho cuộc sống hằng ngày và
định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Từ những hiểu biết này, giáo dục cho
học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường
do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo
dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Trong nhà trường phổ thông, môn Công nghệ 10 có vai trò vô cùng
quan trọng, nó góp phần tạo nên những người công dân tốt, có kiến thức, làm
việc khoa học, những công dân sản xuất giỏi. Để có được kết quả đó mỗi
người giáo viên có thể tiến hành bài dạy theo nhiều hướng khác nhau và làm
thế nào nhằm giúp học sinh yêu thích có hứng thú bộ môn, nắm vững kiến
thức, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Vì đặc thù môn Công nghệ của lớp 10 về các kiến thức cây trồng, vật
nuôi nên giáo viên cần đưa ra nhiều ví dụ cụ thể, cũng như khuyến khích các

em đọc, quan sát, tham khảo… chủ động liên hệ thực tế, phát biểu. Quan tâm
và tạo mọi điều kiện để học sinh trở thành chủ thể hoạt động sáng tạo trong
giờ học, để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng bằng nhiều biện pháp,
giúp học sinh cảm thấy vui, thú vị với môn học
Dạy tích hợp là một trong những giải pháp được Bộ Giáo dục và Đào
tạo đưa ra trong đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhằm liên kết các
đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh
vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. Giáo viên có thể lựa chọn
mức độ tích hợp “liên môn” hoặc tích hợp “nội môn” và phần lớn các bài dạy
theo hướng tích hợp sẽ làm cho nội dung lí thuyết gắn liền với thực tiễn cuộc
sống. Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp nhiều kiến thức
trong môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó là việc làm hết sức cần
thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc từng đơn
vị kiến thức riêng lẻ mà phải biết liên hệ các đơn vị kiến thức với nhau để tổ
chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong
môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Xuất phát từ thực tế đó, trải qua thời gian giảng dạy bộ môn Công nghệ
10 trong những năm qua ở bậc trung học phổ thông, tôi đã tìm tòi phương
pháp dạy học tích hợp nhằm phát triển tư duy của học sinh góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục. Tôi chọn đề tài: “Dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn
Công nghệ 10: Các biện pháp bảo vệ cây trồng đối với môi trường và sức
khỏe con người”
1.2. Mục đích nghiên cứu:

2


Đối với các đơn vị kiến thức có mối liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau thì dạy học
theo chủ đề tích hợp giúp học sinh tự nghiên cứu, lĩnh hội theo một tư duy
logic và gắn liền với thực tế. Nội dung của chủ đề tích hợp là giáo dục biện

pháp bảo vệ cây trồng, một đối tượng gần gũi với các em học sinh nên tổ chức
dạy học theo chủ đề giúp các tự tìm tòi, nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức qua
đó chủ đề cũng hình thành ý thức bảo vệ môi trường, kĩ năng sản xuất an toàn
trong nền nông nghiệp sạch và bền vững.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Lựa chọn nội dung ba bài trong chương trình công nghệ 10 : phòng trừ
tổng hợp dịch hại cây trồng; ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật
đến quần thể sinh vật và môi trường; ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế
phẩm bảo vệ thực vật. Thay bằng dạy theo từng bài, từng tiết theo phân phối
chương trình, tôi soạn giáo án theo chủ đề có nội dung cấu trúc hợp lí nhằm
giáo dục bảo biện pháp bảo vệ cây trồng khỏi sâu, bệnh hại đồng thời giáo dục
bảo vệ môi trường, kĩ năng sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Gồm có một số phương pháp như sau:
-Phương pháp lý luận: Thông qua việc tham khảo sách báo, học tập kinh
nghiệm của các nhà giáo dục học, trên cơ sở thực trạng sản xuất nông nghiệp
để xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp.
- Phương pháp quan sát : quan sát thực tế tình hình thực tế sản xuất.
- Phương pháp điều tra: Điều tra khảo sát tình huống thực tế, phân tích các dữ
kiện để xác định nguyên nhân.
-Phương pháp thảo luận nhóm.
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối lo ngại của mỗi người
dân, nhu cầu về rau sạch, hoa quả sạch và các loại lương thực, thực phẩm an
toàn là thiết thực và thường xuyên nhưng hiện tại người tiêu dùng đang hoang
mang do nguyên nhân lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật đang xảy ra ở
mọi lúc mọi nơi. Thiết nghĩ việc giáo dục học sinh về tác động xấu của thuốc
hóa học bảo vệ thực vật và biện pháp nên áp dụng để thay thế để tạo một nền
nông nghiệp an toàn và bền vững là hết sức cần thiết. Vì vậy biên soạn và
giảng dạy theo chủ đề này vừa thực hiện giáo dục tích hợp theo chủ trương
mới của bộ Giáo dục và Đào tạo vừa giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu

giáo dục về kiến thức, kĩ năng và ý thức bảo vệ môi trường.

3


II. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề :
a. Thế nào là dạy học theo chủ đề?
Dạy học theo chủ đề là hình thức tổ chức hoạt động dạy và học trên cơ
sở tìm tòi những đơn vị kiến thức… có sự giao thoa, tương đồng, hỗ trợ lẫn
nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến
trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó làm thành nội dung học
trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt
động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Ở mục 2.1,a: Đoạn “Dạy học theo chủ đề...thực tiễn” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 4.

b. Vì sao nên tổ chức dạy học theo chủ đề
Dạy học theo chủ đề có những lợi thế hơn so với cách dạy truyền thống
ở những điểm sau: Các nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh, các em chủ
động tìm hướng giải quyết vấn đề. Kiến thức đó không chỉ là một nội dung
riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu
được là những nội dung kiến thức trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Mức
độ hiểu biết của các em sau phần học không chỉ là hiểu, biết, vận dụng mà
còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá. Kiến thức cũng không chỉ là lí thuyết
đơn thuần mà những kiến thức đó liên quan đến những lĩnh vực nào trong
cuộc sống, vận dụng nó như thế nào trong thực tế đời sống.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
a. Mô tả về chủ đề:
Nội dung chủ đề trong phạm vi các bài trong phần nông, lâm, ngư nghiệp –
Công nghệ 10

-Bài 17 : Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
-Bài 19 : Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật
và môi trường.
-Bài 20 : Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật.
b. Thời lượng thực hiện chủ đề :
Thời lượng của chủ đề gồm 3 tiết thực dạy trên lớp và 2 tuần cho học sinh ở
nhà tự học và chuẩn bị.
c. Cơ sở khoa học của chủ đề:
Trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật hiện nay thì biện pháp sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật có ưu điểm là tác động nhanh, triệt để, dễ sử dụng,
nhanh chóng dập dịch, góp phần hạn chế thiệt hại do sâu bệnh ra. Vì vậy việc
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ những năm 50 cho tới nay vẫn chiếm một vai
trò hết sức quan trọng và là lựa chọn hàng đầu trong việc phòng trừ sâu, bệnh.
Tuy nhiên ngày càng xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực
vật đem đến nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng nông sản, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
cộng đồng và đe dọa sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp. Một yêu cầu
cấp bách đặt ra cần tăng cường việc quản lý sản xuất kinh doanh và sử dụng
4


thuốc bảo vệ thực vật là một yêu cầu đặc biệt cấp bách hiện nay ở thế giới và
ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó cần giáo dục tuyên truyền cho nông dân và
đặc biệt là các em học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước biết được bên
cạnh phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều biện pháp khác
khắc phục được những nhược điểm của thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là
không gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người góp phần xây dựng một
nền “nông nghiệp sạch” và phát triển bền vững.
Mục tiêu hướng tới của chủ đề dạy học trên xuất phát từ những trăn trở
mong muốn hình thành một nền nông nghiệp bền vững phải hướng đến sản

xuất sạch, bảo đảm nông sản an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường không
bị ô nhiễm. Vì vậy cần sử dụng phối hợp các biện pháp trong phòng trừ tổng
hợp dịch hại cây trồng, thay việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật thì
khuyến khích sử dụng chế phẩm vi sinh vật “thân thiện” với môi trường. Đó
cũng là hình thành ý thức và kĩ năng lao động đòi hỏi của nền nông nghiệp
hữu cơ trong tương lai.
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Ngày soạn: 13/11/2016
Tuần: từ tuần 19 đến tuần 20
Ngày dạy: từ ngày 22/12 đến ngày30/12/2016 Tiết: từ tiết 20 đến tiết 22
Tên chủ đề: Các biện pháp bảo vệ cây trồng đối với môi trường
và sức khỏe con người
- Số tiết: 03 tiết
A. PHẦN CHUNG
I. Mục tiêu (chung cho cả chủ đề)
1. Kiến thức:
-Trình bày được khái niệm và nguyên lí cơ bản trong phòng trừ tổng hợp dịch hại
cây trồng.
-Kể tên được các biện pháp trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng và phân
tích ưu điểm, nhược điểm của từng biện pháp.
-Trình bày được những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến
quần thể sinh vật và môi trường.
-Nêu được các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ
thực vật.
-Trình bày được cơ sở khoa học và quy trình sản xuất của các chế phẩm vi
sinh vật bảo vệ thực vật.
2. Kỹ năng:
-Rèn luyện kĩ năng sưu tầm tư liệu, so sánh, phân tích, tổng hợp và đánh giá
một số vấn đề thực tế qua đó đưa ra các giải pháp hợp lí.

-Kĩ năng thảo luận hoạt động nhóm hoàn thành sản phẩm power point.
- Kĩ năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên.
3. Thái độ
5


- Say mê nghiên cứu khoa học và yêu thích hơn với môn học.
- Hứng thú, quan tâm đến hoạt động sản xuất nông nghiệp yêu thích lao động.
-Giáo dục môi trường :
+Học sinh ý thức được tác hại của việc lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực
vật gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.
+Hình thành thói quen sử dụng phối hợp các biện pháp hữu cơ, sinh học trong
bảo vệ cây trồng góp phần tạo nên một nền nông nghiệp sạch, bền vững.
4. Năng lực
- Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được.
- Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc phát hiện và giải thích
tình huống phát sinh.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao
đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin
cho chuyên đề : sách giáo khoa, internet,…
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm và phân công công việc cho các
thành viên trong nhóm.
II. Cấu trúc của chủ đề và mô tả các năng lực cần phát triển
Nội
Vận
Thông
Vận
dung Nhận biết
dụng

Thái độ
Kĩ năng
hiểu
dụng cao
chủ đề
thấp
I.
-Kể
tên -Phân tích -Vận
-Đề xuất -Nhận thức -Bước đầu
Phòng được các được các dụng
được các được
tác biết được
trừ
biện pháp nguyên lí được mỗi biện pháp động đến cách thực
tổng
trong
cơ bản và biện
nên
áp môi trường hiện mỗi
hợp
phòng trừ đánh
giá pháp
dụng
và sức khỏe biện pháp
dịch
tổng hợp được
ưu trong
trong nền con người trong
hại cây dịch

hại điểm
và phòng
nông
của
mỗi phòng trừ
trồng
cây trồng. hạn
chế trừ tổng nghiệp an biện pháp tổng hợp
-Trình bày của
mỗi hợp dịch toàn và trong phòng dịch
hại
được các biện pháp hại cây bền vững. trừ
tổng cây trồng.
nguyên lí trong
trồng
hợp
dịch -Thu thập

bản phòng trừ trong
hại
cây được các
trong
tổng hợp tình
trồng.
thông tin
phòng trừ dịch
hại huống
-Có ý thức trong thực
tổng hợp cây trồng. sản xuất
bảo vệ đa tế,

sách
dịch
hại
cụ thể.
dạng sinh báo,
cây trồng
học
internet…

6


II. Ảnh
hưởng
xấu của
thuốc
hóa học
bảo vệ
thực vật
đến
quần
thể sinh
vật và
môi
trường.

III.
Ứng
dụng
công

nghệ vi
sinh
sản
xuất
chế
phẩm
bảo vệ
thực
vật.

-Chỉ
ra
được
những ảnh
hưởng xấu
của thuốc
hóa
học
bảo vệ thực
vật
đến
quần
thể
sinh vật và
môi
trường.

-Phân tích
nguyên
nhân bên

trong
những ảnh
hưởng xấu
của thuốc
hóa
học
bảo vệ thực
vật
đến
quần
thể
sinh vật và
môi
trường.

Lấy được
các ví dụ
thực tế
về
tác
động xấu
của
thuốc
hóa học
bảo vệ
thực vật
đến quần
thể sinh
vật


môi
trường.
-Trình
bày được
cách sử
dụng của
chế
phẩm vi
sinh vật
bảo vệ
thực vật
trong sản
xuất
nông
nghiệp.

Đề xuất
các biện
pháp hạn
chế tác
động xấu
của thuốc
hóa học
bảo
vệ
thực vật
đến quần
thể sinh
vật


môi
trường.

Có ý thức
bảo vệ cây
trồng, bảo
vệ
môi
trường
sống, giảm
thiểu tác hại
của hóa học
bảo vệ thực
vật gây ra.

-Rèn luyện

năng
quan sát,
phân tích,
so sánh,
tổng hợp.
-Phát triển

năng
làm việc
nhóm, cá
nhân, kĩ
năng trình
bày


-Kể tên ba -Nêu được
-Đề xuất -Có ý thức -Sưu tầm
loại
chế nguyên lí
biện pháp bảo vệ môi tư
liệu
phẩm
vi chung
cụ thể áp trường, nên phục
vụ
sinh
vật trong sản
dụng
dùng
chế cho
bài
bảo vệ thực xuất
chế
trong tình phẩm
vi học.
vật:
chế phẩm
vi
huống
sinh vật bảo -Phát triển
phẩm
vi sinh
vật
thực

tế vệ thực vật kĩ
năng
khuẩn, chế bảo vệ thực
sản xuất. vừa
thân làm việc
phẩm virut vật.
thiện môi nhóm, cá

chế - Nêu được
trường vừa nhân, kĩ
phẩm nấm. ưu
điểm
tạo ra sản năng trình
-Trình bày của
chế
phẩm
an bày
quy trình phẩm
vi
toàn
cho
sản
xuất sinh
vật
sức khỏe.
của ba loại bảo vệ thực
chế phẩm vật so với
vi sinh vật biện pháp
bảo vệ thực phòng trừ
vật.

khác
B. KẾ HOẠCH CHI TIẾT
Chủ đề được tiến hành 3 tiết dạy trên lớp và có thời gian chuẩn bị ở nhà là 2
tuần với trình tự hoạt động dạy học được thiết kế theo bảng sau
Thời
Phương
Nhiệm vụ
Sản phẩm
lượng
pháp

7


Nội dung Chia nhóm và yêu cầu học
chuẩn bị ở sinh tìm hiểu các biện pháp
nhà
bảo vệ cây trồng khỏi sâu,
bệnh hại, nêu ưu điểm và
nhược điểm của mỗi biện
pháp
Tiết 1
-Từng nhóm báo cáo kết quả
về các biện pháp bảo vệ cây
trồng khỏi sâu, bệnh hại và
ưu điểm và hạn chế của mỗi
biện pháp em tìm được.
-Giáo viên nhận xét, kết luận.
Nội dung Đề xuất các biện pháp để
chuẩn bị ở giảm thiểu tác động xấu của

nhà
thuốc hóa học bảo vệ thực
vật.

Đọc sách
và tài liệu.
Truy cập
internet.

-Các biện pháp bảo vệ cây
trồng khỏi sâu, bệnh hại.
(trình bày kèm hình ảnh minh
họa và video)
-Bản trình chiếu (Powerpoint)

Hoạt động Sản phẩm trình chiếu
nhóm
powerpoint của các nhóm

-Các biện pháp giảm thiểu tác
động xấu của thuốc hóa học
bảo vệ thực vật (trình bày
kèm hình ảnh minh họa và
video).
-Bản trình chiếu (Powerpoint)
Tiết 2
-Học sinh trình bày sản phẩm Hoạt động -Các biện pháp để giảm thiểu
theo nhóm về đề xuất các nhóm
tác động xấu của thuốc hóa
biện pháp để giảm thiểu tác

học bảo vệ thực vật.
động xấu của thuốc hóa học
-Tìm hiểu về nguyên lí
bảo vệ thực vật
chung, quy trình sản xuất của
-Tìm hiểu về các chế phẩm vi
các chế phẩm vi sinh vật bảo
sinh vật bảo vệ thực vật.
vệ thực vật
Nội dung Chuẩn bị bài tập.
Đọc sách -Hoàn thành bài tập theo
chuẩn bị ở
và tài liệu. nhóm.
nhà
Tiết 3
-Bài tập vận dụng.
Hoạt động -Báo cáo bài tập theo nhóm.
-Học sinh làm bài thu hoạch cá nhân và -Thu bài thu hoạch của học
vấn đề bảo vệ thực vật trong hoạt động sinh.
sản xuất nông nghiệp sạch và nhóm.
-Bản trình chiếu (Powerpoint)
bền vững.
-Giáo viên nhận xét, tổng kết.
C. GIÁO ÁN CỤ THỂ CHO TỪNG TIẾT
TIẾT 1 : PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
-Trình bày được các nguyên lí cơ bản và kể tên được các biện pháp trong
phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
-Đánh giá được ưu điểm và hạn chế của mỗi biện pháp trong phòng trừ tổng

hợp dịch hại cây trồng
-2. Kỹ năng:
8

Đọc sách
và tài liệu.
Truy cập
internet.


-Bước đầu biết được cách thực hiện mỗi biện pháp trong phòng trừ tổng hợp
dịch hại cây trồng.
-Thu thập được các thông tin trong thực tế, sách báo, internet…
3. Thái độ:
-Nhận thức được tác động đến môi trường và sức khỏe con người của mỗi
biện pháp trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng để có thể đưa ra biện
pháp hợp lí trong sản xuất.
4. Năng lực
- Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao
đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin
cho chuyên đề : sách giáo khoa, internet,…
II. Chuẩn bị
-Giáo viên ổn định lớp.
-Chuẩn bị các phương tiện cho hoạt động nhóm: tivi, máy tính cho học sinh
báo cáo.
III. Hoạt động dạy
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung

Giáo viên cho học sinh
trình bày nội dung bài tập
về nhà theo công việc cụ
thể
-Nhóm 1 và nhóm 2: Tìm
hiểu khái niệm phòng trừ
tổng hợp dịch hại cây
trồng? Nguyên lí cơ bản và
các biện pháp bảo vệ cây
trồng khỏi sâu, bệnh hại?
Sưu tầm các hình ảnh và
các video minh họa cho
mỗi biện pháp?
-Nhóm 3 và nhóm 4: Phân
tích ưu điểm và hạn chế
của mỗi biện pháp bảo vệ
cây trồng khỏi sâu, bệnh
hại?

Học sinh mỗi nhóm nhận
bài tập và chuẩn bị nội
dung báo cáo ở nhà bằng
trình chiếu powerpoint
-Đại diện mỗi nhóm lên
báo cáo sản phẩm của
nhóm mình.

-Nhóm 1 và nhóm 2:
+Nêu khái niệm phòng
trừ tổng hợp dịch hại cây

trồng? Tại sao phải
Giáo viên nhận xét và bổ phòng trừ tổng hợp dịch
sung kiến thức
hại cây trồng?
+Lấy ví dụ minh họa.
9

I. Khái niệm.
- Phòng trừ tổng hợp dịch
hại cây trồng là sử dụng phối
hợp các biện pháp phòng trừ
dịch hại cây trồng một cách
hợp lí.
Phèi hîp c¸c ph¬ng
ph¸p phßng trõ mét
c¸ch hîp lý để ph¸t huy u ®iÓm, kh¾c phôc
nhîc ®iÓm cña tõng
ph¬ng ph¸p.
II. Nguyên lí cơ bản phòng
trừ tổng hợp dịch hại cây
trồng.
-Trồng cây khỏe
-Bảo tồn thiên địch.
-Thường xuyên thăm đồng
ruộng.
-Nông dân trở thành chuyên
gia.
III. Biện pháp chủ yếu của
phòng trừ tổng hợp dịch



hại cây trồng:
1. Biện pháp kĩ thuật.
2. Biện pháp sinh học.
3. Sử dụng giống cây trồng
chống chịu sâu, bệnh.
4. Biện pháp hóa học.
5. Biện pháp cơ giới, vật lí.
6. Biện pháp điều hòa.
(Phần ưu điểm và hạn chế
trình bày ở dưới)

Giáo viên nhận xét và bổ -Nhóm 3 và nhóm 4: Đại
sung kiến thức và kết luận. diện mỗi nhóm lên trình
Giáo viên : Liệt kê biện bày ưu điểm và hạn chế
pháp tác động xấu đến môi của mỗi biện pháp bảo
trường, chất lượng nông vệ cây trồng khỏi sâu,
sản và sức khỏe con người? bệnh hại
Phân tích những tác động
xấu của thuốc hóa học bảo
vệ thực vật đến quần thể Học sinh suy nghĩ để trả
sinh vật và môi trường?
lời:
Giáo viên kết luận và ra bài -Biện pháp hóa học.
tập về nhà: Đề xuất các -Phân tích tác động xấu
biện pháp để giảm thiểu tác của thuốc hóa học bảo vệ
động xấu của thuốc hóa thực vật đến quần thể
học bảo vệ thực vật?
sinh vật và môi trường.
III. Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:

1. Biện pháp kĩ thuật :
-Cách tiến hành : cày bừa, dọn sạch cỏ dại, tiêu hủy tàn dư cây trồng mang
mầm mống sâu bệnh nhằm làm giảm nhẹ sự gây hại của sâu lên cây trồng vụ
sau, tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ,
sử dụng màng phủ nông nghiệp…

Dùng màng phủ bảo vệ cây và bắp cải trồng mật độ thích hợp [1]
-Ưu điểm: đây là phương pháp cơ bản, rất quan trọng, mang ý nghĩa tích cực,
đơn giãn, dễ làm, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt, không gây ô
nhiễm môi trường và an toàn cho người tiêu dùng sản phẩm.
-Nhược điểm: tốn thời gian và công sức, chưa phòng trừ triệt để dịch hại
2. Biện pháp sinh học:
-Cách tiến hành: trong bảo vệ thực vật người ta dùng các loài sinh vật có lợi
hay các sản phẩm hoạt động của chúng để ngăn ngừa hoặc làm giảm thiệt hại
do các loại sâu bệnh gây ra cho cây trồng.

10


Ong ký Aphelinus mali ký sinh rệp Eriosoma lanigerum và aphid. [2]

Ong vàng Vespa basalis săn bắt sâu non và nhện Lycosa bắt bướm. [3]
-Ưu điểm: Đây là biện pháp đạt hiệu quả rất lớn, ít tốn kém trong việc phòng
trừ sâu hại mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng, cũng không gây ô
nhiễm môi trường và an toàn cho người tiêu dùng sản phẩm.
Trong trang này, hình ảnh [1] được tác giả tham khảo từ TLTK số 5; hình ảnh [2], [3] được tham khảo từ
TLTK số 1

-Nhược điểm: cần tốn nhiều công sức, thời gian nghiên cứu, bảo tồn các loài
thiên địch có ích.

3. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh:
-Cách tiến hành: sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế,
ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại.
-Ưu điểm: ngăn chặn được triệt để dịch hại, không gây ô nhiễm môi trường và
chất lượng nông sản.
-Nhược điểm: giống cây trồng mang gen chống chịu sâu bệnh đang còn ít,
chưa phổ biến trong sản xuất đại trà.
4. Biện pháp hóa học :
-Cách tiến hành :

[4]

-Ưu điểm:

11


+Diệt sâu hại nhanh chóng, dễ sử dụng, có thể dùng thuốc phun trên diện tích
lớn trong khoảng thời gian ngắn.
-Nhược điểm:
+Diệt cả thiên địch, làm mất cân bằng tự nhiên.
+Việc sử dụng liên tục 1 loại thuốc làm côn trùng quen thuốc dần dẩn đến côn
trùng kháng thuốc.
+Gây ngộ độc cho cây trồng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của
cây trồng và làm giảm năng suất cây trồng.
+Thuốc bảo gây ô nhiễm môi trường sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con
người.
+Để lại dư lượng trong nông sản ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là
nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh ung thư, xảy thai, và các bệnh nguy hiểm khác.
5. Biện pháp cơ giới, vật lí:

-Cách tiến hành: là các biện pháp cụ thể như bẫy ánh sáng, mùi vị…bắt sâu,
ngắt bỏ ổ trứng sâu bằng tay, cắt tỉa những cành cây bị sâu đục, thu gom tàn
dư cành, nhánh, trái bị sâu đục đem chôn tránh lây lan.

Trong trang này, hình ảnh [4] và ưu điểm, nhược điểm được tác giả tham khảo từ TLTK số 2.

[5]

-Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, tiêu diệt được một lượng lớn sâu bệnh.
-Nhược điểm: không phòng trừ triệt để và có thể diệt cả côn trùng có ích.
6. Biện pháp điều hòa:
-Cách tiến hành: giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở một mức độ nhất định.
-Ưu điểm: giữ được cân bằng sinh thái.
-Nhược điểm: không phòng trừ triệt để dịch hại cây.
IV. Câu hỏi củng cố:
1.Tại sao cần phải phối hợp các biện pháp trong phòng trừ tổng hợp dịch hại
cây trồng? Theo em biện pháp nào là quan trọng nhất?
2. Phân tích ưu điểm và hạn chế của các biện pháp trong phòng trừ tổng hợp
dịch hại cây trồng?
3.Giải thích nguyên lí cơ bản trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

12


TIẾT 2 : ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG XẤU
CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
-Nêu được các biện pháp hạn chế tác động xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực
vật.

-Trình bày được nguyên lí, cơ sở khoa học và quy trình sản xuất của ba loại
chế phẩm vi sinh vật bảo vệ thực vật.
2. Kỹ năng:
-Phân tích, so sánh, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề.
-Thu thập được các thông tin trong thực tế, sách báo, internet…
3. Thái độ:
-Có ý thức bảo vệ môi trường, hình thành thói quen sử dụng các biện pháp
sinh học trong sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao
đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin
cho chuyên đề : sách giáo khoa, internet,…
- Trong trang này, hình ảnh [5] được tác giả tham khảo từ TLTK số 2.

II. Chuẩn bị
-Giáo viên ổn định lớp.
-Chuẩn bị các phương tiện cho hoạt động nhóm: tivi, máy tính.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1
Học sinh hoạt động IV. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC
Giáo viên đặt vấn đề: như theo nhóm cử đại ĐỘNG XẤU CỦA THUỐC HÓA
chúng ta đã biết biện pháp diện lên trình bày HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT
hóa học hiện nay đang sản phẩm của mình. 1. Thực hiện tốt nguyên lí cơ
được bà con nông dân sử
bản phòng trừ tổng hợp dịch
dụng một cách phổ biến -Đại diện nhóm 1 và hại cây trồng.

và coi là biện pháp quyết nhóm 2 trình bày sản -Trồng cây khỏe
định để tăng năng suất phẩm của nhóm về đề
-Bảo tồn thiên địch.
cây trồng mà quên đi rằng xuất các biện pháp để
nó có rất nhiều tác động giảm thiểu tác động -Thường xuyên thăm đồng
xấu đến môi trường, chất xấu của thuốc hóa ruộng.
lượng nông sản và ảnh học bảo vệ thực vật? -Nông dân trở thành chuyên gia.
hưởng đến sức khỏe con -Nhóm 3 và nhóm 4 2. Sử dụng phối hợp các biện
người. Trong tiết học này nhận xét và bổ sung. pháp trong phòng trừ tổng hợp
các em hãy đề xuất các
dịch hại: khuyến khích sử dụng
biện pháp trong sản xuất
các biện pháp sinh học, biện
13


nông nghiệp nhằm giảm
thiểu tác động xấu của
biện pháp hóa học?

pháp kĩ thuật, biện pháp cơ giới
vật lí.
3. Sử dụng chế phẩm vi sinh
vật bảo vệ thực vật:
-Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.
-Chế phẩm virut trừ sâu.
-Chế phẩm nấm trừ sâu.
4. Biện pháp hóa học chỉ áp
dụng khi các biện pháp khác
không có tác dụng và phải tuân

thủ nguyên tắc:

Giáo viên nhận xét và đưa
kết luận.

+ Chỉ sử dụng thuốc khi dịch hại
tới ngưỡng gây hại.
+Sử dụng thuốc có tính chọn lọc
cao, phân hủy nhanh.
+ Sử dụng đúng thuốc,đúng thời
gian, đúng liều lượng và nồng
độ.
+ Tuân thủ an toàn lao động và
vệ sinh môi trường.

Hoạt động 2
Giáo viên yêu cầu học
sinh thảo luận nhóm và
tìm hiểu về chế phẩm vi
sinh vật bảo vệ thực vật
Nhiệm vụ của mỗi nhóm:
-Nhóm 1: tìm hiểu
nguyên lí chung và cơ sở
khoa học của các loại chế
phẩm vi sinh vật? Ưu
điểm của các loại chế
phẩm vi sinh vật bảo vệ
thực vật?
-Nhóm 2: Tìm hiểu nguồn
gốc, cơ sở khoa học và

quy trình sản xuất của chế

Học sinh thảo luận
nhóm và hoàn thành
nhiệm vụ của mỗi
nhóm
Đại diện mỗi nhóm
lên trình bày kết quả
thảo luận
Nhóm khác nhận xét,
bổ sung.

14

V. Ứng dụng công nghệ vi sinh
sản xuất chế phẩm bảo vệ thực
vật:
*Nguyên lí chung và cơ sở khoa
học: khai thác và sử dụng các vi
sinh vật gây bệnh cho sâu, bệnh
hại làm cho chúng không phá
hoại mùa màng, góp phần tăng
năng suất.
*Đặc điểm ưu việt của chế phẩm
vi sinh vật bảo vệ thực vật so với
các thuốc bảo vệ thực vật thông
thường là:
- Ít độc hơn đối với người, gia



phẩm vi khuẩn trừ sâu?
-Nhóm 3: Tìm hiểu nguồn
gốc, cơ sở khoa học và
quy trình sản xuất của chế
phẩm virut trừ sâu?
-Nhóm 4: Tìm hiểu nguồn
gốc, cơ sở khoa học và
quy trình sản xuất của chế
phẩm nấm trừ sâu?

[6]

Chế phẩm vi khuẩn
Giáo viên nhận xét, bổ trừ sâu Bt trừ sâu
róm, sâu tơ, sâu
sung và kết luận.
khoai hại bắp cải,
súp lơ…

[7]

[8]

súc và không ảnh hưởng tới các
loài có ích như chim, cá và các
thiên địch.
- Tính chọn lọc và hiệu lực sinh
học cao.
- Phân hủy sinh học nhanh, ít để
lại dư lượng trong môi trường và

nông phẩm nên thuốc rất thân
thiện với môi trường và thường
được thay thế các thuốc bảo vệ
thực vật thông thường.
*Có 3 loại chế phẩm vi sinh vật
trừ sâu:
1. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.
-Nguồn gốc: là các vi khuẩn gây
bệnh cho sâu ở giai đoạn bào tử,
nhưng không gây hại đối với
nhiều loài khác
-Quy trình: sách giáo khoa
2. Chế phẩm virut trừ sâu.
-Nguồn gốc: 700 loại virus gây
bệnh trên 800 loài sâu hại.
-Quy trình: sách giáo khoa
3. Chế phẩm nấm trừ sâu.
-Nguồn gốc: sử dụng các loại
nấm gây bệnh cho sâu.
-Quy trình: sách giáo khoa

Trong trang này, hình ảnh [6], [7] ,[8] được tác giả tham khảo từ TLTK số 6.

IV. Câu hỏi củng cố:
1. Trong trồng rau ăn lá em hãy đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác
động của thuốc hóa học bảo vệ thực vật?
2. Trình bày cơ sở khoa học và quy trình sản xuất của ba loại chế phẩm
vi sinh vật bảo vệ thực vật?
TIẾT 3: BÀI TẬP VẬN DỤNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
I.Mục tiêu

1. Kiến thức:
-Giải quyết tình huống thực tế về bảo vệ thực vật bằng các kiến thức đã học.
15


-Trình bày cảm nghĩ bản thân về vấn đề bảo vệ thực vật trong sản xuất nông
nghiệp sạch và bền vững.
-2. Kỹ năng:
-Vận dụng lí thuyết vào giải quyết tình huống cụ thể.
3. Thái độ:
-Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao
đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.
- Năng lực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông để thu thập thông tin cho chuyên đề : sách giáo khoa, internet.
II. Chuẩn bị
-Ổn định lớp
-Chuẩn bị máy tính và tivi để học sinh báo cáo sản phẩm.
III. Hoạt động dạy
Hoạt động của
Hoạt động của học sinh
giáo viên
Giáo viên chia Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập
nhóm và thảo I. PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP Ở VƯỜN VẢI [9]
luận hoàn
1. Các biện pháp kỹ thuật:
thành bài tập:
- Thực hiện đúng quy trình chăm sóc vải: Bón phân đúng thời
-Nhóm 1 và

vụ đúng kỹ thuật, xơi xáo, làm cỏ, tuới nước, thu dọn làm vệ
nhóm 2:
Phương pháp sinh vườn vào dịp mùa đông.
phòng trừ tổng - Cắt tỉa cho cây sau thu hoạch. Loại bỏ các cành yếu, cành có
hợp sâu bệnh bệnh, cành mọc vượt, các cành che khuất lẫn nhau, những cành
hại vườn vải
già ... tạo cho cành cây thông thoáng.
gồm các biện - Các biện pháp nhằm hạn chế lộc cành mùa đông.
pháp gì? Trình
- Bố trí hợp lý cơ cấu giống vải trong vườn.
bày tóm tắt
cách tiến hành 2. Biện pháp sinh học
Bảo vệ và du nhập các loại sinh vật có ích khống chế các loại
mỗi biện
sâu hại trong vườn vải. Ví dụ nuôi và thả một loại ong ký sinh
pháp?
trên trứng bọ xít vải, nuôi thả ong ký sinh trên sâu non của sâu
đục quả.
3. Biện pháp cơ giới, vật lý:
Ví dụ: Diệt bọ xít qua đông trên cây bằng cách rung cây cho
chúng rụng xuống, bắt diệt; hay bơm thuốc vào các lỗ đục thân,
cắt cành héo bị sâu phá. Thắp sáng đèn trên cây làm cho dơi sợ
không dám đến, hay để dẫn dụ một vài loài bướm để bắt...
Giáo viên
4. Sử dụng chế phẩm vi sinh vật trừ sâu:
nhận xét và bổ -Dùng chế phẩm vi khuẩn (bt) trừ sâu hại quả hại lá.
16


sung.


5. Biện pháp hóa học
Có thể dùng các loại thuốc thảo mộc và các loại thuốc chế từ
các chất hóa học khi các biện pháp trên không còn tác dụng.
II. PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP Ở RUỘNG LÚA[10]
1. Biện pháp canh tác

- Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng: có thể diệt được nhiều
sâu non và nhộng sâu đục thân lúa sống trong rạ và gốc rạ; đồng
-Nhóm 3 và
thời làm mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của rầy nâu, rầy
nhóm 4:
Phương pháp xanh... là những môi giới truyền các bệnh siêu vi trùng nguy
phòng trừ tổng hiểm cho lúa như bệnh vàng lụi, bệnh lúa lùn xoăn lá và bệnh ở
hợp sâu bệnh mạ.
hại ruộng lúa
gồm các biện - Luân canh lúa với các cây trồng khác như ngô, đậu, khoai…
pháp gì? Trình tránh được nguồn bệnh tích luỹ trên lúa từ vụ này sang vụ khác
bày tóm tắt
cách tiến hành -Thời vụ gieo trồng thích hợp
mỗi biện
pháp?
-Sử dụng hạt giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh, giống
ngắn ngày
-Gieo trồng với mật độ hợp lý: Mật độ quá dầy hoặc quá thưa
đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự
phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại.
- Sử dụng phân bón hợp lí: Bón phân quá nhiều hoặc bón phân
không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không bình thường và dễ
bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón quá nhiều phân dễ bị lốp và

nhiễm các bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá...
2. Biện pháp thủ công
Bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng, dùng rào chà tướp lá phun sâu
cuốn lá, đào hang bắt chuột…
Giáo viên
nhận xét và bổ 3. Biện pháp sinh học
sung.
- Bảo tồn các loài thiên địch bắt sâu hại lúa như ong đen kí sinh
trứng bọ xít, ong xanh kí sinh trứng sâu đục thân.

17


- Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách
trồng xen, trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm bờ rạ cho thiên
địch ẩn nấp...
4. Ưu tiên sử dụng các loại chế phẩm bảo vệ thực vật sinh
học
Chế phẩm sinh học Biobac và Biosar có khả năng phòng trừ 2
bệnh thường gặp trên lúa là khô vằn và cháy lá có hiệu quả cao.
5. Biện pháp hoá học
Chỉ áp dụng khi các biện pháp trên không còn tác dụng.
Ví dụ khi phun thuốc trừ rầy nâu ta rẽ hàng lúa để đưa vòi phun
vào phần dưới của khóm lúa, nơi rầy tập trung chích bẹ lá.
Giáo
viên Đề bài: -Trình bày cảm nghĩ bản thân về vấn đề bảo vệ thực vật
kiểm tra 15 trong sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững.
phút
Học sinh hoàn thành bài thu hoạch dựa vào kiến thức đã học.
IV. Tổng kết chủ đề:

Giáo viên thu bài thu hoạch của học sinh và tổng kết chủ đề, nhận xét
thái độ của các nhóm trong việc thảo luận, hoàn thành sản phẩm và chất lượng
sản phẩm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Bài dạy thử nghiệm đã thu được một số thành công và kinh nghiệm tích
lũy. Để được mục tiêu đào tạo chung với những yêu cầu trên, mỗi giáo viên
chúng ta cần có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nắm vững yêu cầu kiến thức và kĩ
năng cơ bản của từng bài học cụ thể, từ đó tìm tòi, lựa chọn phương pháp thích
hợp trong quá trình dạy học. Cần đầu tư cho khâu chuẩn bị bài dạy chính là
khâu thiết kế dạy học để có thể phát huy tối đa năng lực tìm tòi sáng tạo của
học sinh.Thành công của bài dạy chính là sau bài học, học sinh sẽ có đủ kiến
thức và năng lực để tự khám phá cái hay cái đẹp có thể tự mình tạo lập văn bản
trong những tình huống mà đời sống đặt ra cho các em, giúp các em có ý thức
hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Với một số suy nghĩ và việc làm cụ thể, trong những năm học qua việc
thực hiện giờ giảng của tôi luôn đạt kết quả cao:
Kết quả đạt được
-Nhận thức của học sinh khi học - Khảo sát hai lớp 10A2 và 10A4, trong đó
lớp 10A2 là lớp đối chứng dạy học bằng phương pháp tích cực, lớp 10A4 dạy
theo phương pháp chủ đề tích hợp :
18


Lớp 10A2 dạy học theo phương pháp tích cực :
Mức độ Số HS Thích
Bình thường
SL
%
SL
%

Ý kiến
Học sinh
40
28
70
10
25

Không thích
SL
%
2

5

Trong giáo án tiết 3, mục phòng trừ tổng hợp ở vườn vải [9] và mục phòng trừ tổng hợp ở ruộng lúa
[10]. tác giả tham khảo từ TLTK số 3

Lớp 10A4 dạy học theo chủ đề tích hợp:
Mức độ Số HS Thích
Bình thường
SL
%
SL
%
Ý kiến
Học sinh
40
36
90

3
7,5

Không thích
SL
%
1

2,5

Qua bảng trên ta thấy số lượng học sinh không thích học theo môn công
nghệ 10 khi chưa áp dụng dạy học theo chủ đề tích hợp còn cao chiếm tỉ lệ
30% còn ở lớp được dạy bằng phương pháp tích hợp chỉ chiếm 10%, còn 90%
học sinh yêu thích bộ môn. Điều này chứng tỏ học sinh rất thích mình chủ
động trong việc tự lực phát huy tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo trong việc tìm
kiếm kiến thức mới trong các hoạt động học tập theo chủ đề tích hợp các liên
môn vào bài học.
-Chất lượng học tập.(Kiểm tra đánh giá học sinh thông qua bài thu hoạch
của học sinh cuối chủ đề - Lớp 10A2 cũng làm với đề bài tương tự)
Số
Điểm đánh giá dựa trên bài thu hoạch
học
Trung
Giỏi
Khá
Yếu
Kém
Lớp
sinh
bình

được
khảo SL %
SL %
SL %
SL %
SL %
sát
20,
10A2
40
8
12
30,0 14
35,0 6
15,0 0
0
0
35,
10A4
40
14
14
35,0 10
25,0 2
5,0 0
0
0
Qua bảng ta thấy chất lượng nắm được kiến thức bộ môn ngày được tăng
số lượng học sinh yếu lớp 10A2 chiếm 15%, ở lớp 10A4 số lượng này giảm
xuống còn 5, còn số lượng học sinh khá, giỏi đã được tăng cao từ 20 % tăng

lên 35% đạt loại giỏi. Số học sinh khá từ 30% tăng lên 35%.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận :
Từ kết quả của việc tổ chức “dạy học theo chủ đề tích hợp” và kinh
nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy để tổ chức một giờ “dạy học
theo chủ đề tích hợp” là vấn đề luôn mới và thường xuyên phải bồi dưỡng đối
19


với giáo viên. Song với sự nỗ lực hết sức mình và cũng rất kỳ công tôi cũng
đã thành công trong bài dạy thử nghiệm. Hoàn toàn có thể sử dụng các
phương pháp nêu trên soạn thêm nhiều chủ đề khác trong chương trình và các
chủ đề liên môn để giúp học sinh hoạt động tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng
học môn Công nghệ ở trường THPT. Yêu cầu của giáo viên phải làm tốt các
khâu chuẩn bị và khéo léo phối hợp các phương pháp sao cho phù hợp với
từng nội dung và mức độ kiến thức và đối với học sinh để học sinh cảm thấy
không nhàm chán.
Với sự hướng thú học tập của học sinh và từ kết quả thành công của
bài dạy cũng là niềm động viên bản thân tôi cần cố gắng hơn nữa trong quá
trình giảng dạy cũng như giáo dục các em ngày càng có nhân cách tốt hơn.
3.2. Đề xuất :
Xuất phát từ mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và tích lũy bề dày kinh
nghiệm của đội ngũ giáo viên đang trực tiếp đứng trên bục giảng, tôi mạnh
dạn đề đạt một số ý kiến sau:
- Giáo viên và tổ chuyên môn cần biên soạn thêm nhiều chủ đề dạy học tích
hợp.
- Giáo viên dạy bộ môn cần định ra trước chủ đề nội dung bài học và các
môn học cần những vấn đề liên quan để học sinh tìm hiểu và tích cực tham
gia

- Giáo viên cần có thời gian đầu tư tìm hiểu kiến thức trên các phương tiện
hiện đại, việc tìm hiểu tài liệu, làm đồ dùng dạy học, đồng thời cần biết vận
dụng, liên hệ với kiến thức thực tiễn ngoài xã hội để bài dạy thêm sinh
động. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mà trong quá trình giảng
dạy bộ môn tôi đã đúc kết được. Để chủ đề có tính ứng dụng cao hơn tôi rất
mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp, của các đồng
chí phụ trách chuyên môn để sáng kiến kinh nghiệm này thêm hoàn chỉnh và
mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
Thanh hoá, ngày 23 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Giáo viên

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nguyễn Thị Lương

20


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình côn trùng nông nghiệp: tác giả Hồ Khắc Tín, nhà xuất bản
Nông Nghiệp.
[2]. Tài liệu tổng hợp bảo vệ cây IPM: tác giả GS. TS Đường Hồng Dật, nhà
xuất bản Lao Động – Xã Hội.
[3]. Tài liệu Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng: tác giả PGS Nguyễn
Công Thuật, nhà xuất bản Nông Nghiệp.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở ,
Trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên

THCS, THPT. NXB ĐHSP, 2015.
[5]. Tài liệu rau ăn lá và hoa: tác giả PGS. TS Trần Khắc Thi, nhà xuất bản
Kha Học Tự Nhiên và Công Nghệ.
[6]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn:
- Nguồn:

21



×