Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền giáo dục học sinh THPT triệu sơn 6 nhận thức tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.99 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 6 NHẬN THỨC TÁC HẠI CỦA
UỐNG RƯỢU, BIA KHI THAM GIA GIAO THÔNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

0


THANH HOÁ, NĂM 2017

MỤC LỤC

Trang
A. MỞ ĐẦU
2
I. Lí do chọn đề tài
2
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2
III. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
3
IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài


3
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
I. Cơ sở lí luận
4
1. Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục kỹ
4
năng sống cho học sinh nói chung và giáo dục tác hại của uống rượu,
bia khi tham gia giao thông nói riêng
1.1. Vai trò của nhà trường
4
1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền, giáo
5
dục học sinh tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông
2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông do uống rượu, bia
5
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
6
1. Thực trạng chung
6
2. Một số những khó khăn, hạn chế trong công tác tuyên truyền, giáo
9
dục tác hại do uống rượu, bia khi tham gia giao thông của nhà trường
2.1. Về phía giáo viên
9
2.2. Về phía học sinh
10
III. Các giải pháp giải quyết vấn đề
10
1. Giải pháp 1. Nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

10
2. Giải pháp 2. Tăng cường các biện pháp cưỡng chế
11
3. Giải pháp 3. Tăng cường sử dụng các biện pháp phối hợp giữa các
11
bộ, ban, ngành
4. Giải pháp 4. Tăng cường vai trò của BGH nhà trường, của GVCN,
12
GVBM và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền nhằm giáo
dục học sinh nhận thức được tác hại của uống rượu, bia khi tham gia
giao thông
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
12
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
1.1. Đối với hoạt động giáo dục
12
1.2. Đối với bản thân
13
1.3. Đối với đồng nghiệp
13
1.4. Đối với nhà trường
13
2. Hiệu quả của SKKN đối với học sinh
13
1


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận
II. Bài học kinh nghiệm
III. Kiến nghị, đề xuất
Tài liệu tham khảo

16
16
16
17
18

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nhà trường không chỉ là nơi giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn
là nơi giúp các em ngày một nâng cao kỹ năng sống. Đây là một việc làm có tính
nhân văn. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Điều
đó giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT chuẩn bị bước vào đời tự tin,
chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Vì vậy, ngoài việc tăng
cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồi dưỡng những kỹ năng cơ bản cho
cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường
THPT Triệu Sơn 6 nói riêng. Một trong những kỹ năng được nhà trường đang
đặc biệt chú trọng là phòng tránh tai nạn giao thông do uống rượu, bia cho học
sinh.
Hàng năm, tai nạn giao thông (TNGT) đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng
con người trong đó có những em là học sinh. Vì vậy TNGT đã trở thành một vấn
nạn đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Một
trong những nguyên nhân chính gây ra TNGT là do uống rượu, bia khi tham gia
giao thông. Uống rượu, bia là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, lạm dụng
rượu, bia lại vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe mà sử dụng
rượu, bia khi tham gia giao thông còn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, có thể cướp

đi tính mạng hoặc để lại thương tật suốt đời.
Tình hình thực tế của uống rượu, bia khi tham gia giao thông tại địa
phương và ở trường THPT Triệu Sơn 6 đang được báo động. Việc giáo dục học
sinh trường THPT Triệu Sơn 6 nhận thức tác hại của uống rượu, bia khi tham gia
giao thông là rất cần thiết, vì các em là đối tượng trực tiếp tham gia giao thông
hàng ngày và cũng là tuyên truyền viên tích cực cho bạn bè, gia đình và xã hội.
Là một giáo viên kiêm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thức được tác hại rất
nghiêm trọng của uống rượu, bia khi tham gia giao thông. Vì vậy, trong quá
trình giảng dạy, kiêm công tác chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở tìm tòi phương pháp
để đưa kiến thức này phổ biến cho học sinh. Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm
nhiều năm, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác
tuyên truyền, giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Triệu Sơn 6
nhận thức tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông” mong đem
lại hiệu quả thiết thực, giảm bớt được những tai nạn thương tâm đã và đang xảy
ra do uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài

2


Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của nhà
trường của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong công tác
tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, ý thức
được tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông cho học sinh. Từ nghiên
cứu tìm hiểu về nguyên nhân, tác hại, hậu quả của tai nạn giao thông để tuyên
truyền trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức, kỹ năng cần thiết giúp học sinh
tham gia giao thông an toàn. Công tác tuyên truyền trong trường học tới học
sinh sẽ lan rộng đến phụ huynh, người thân, đến toàn xã hội góp phần hạn chế
tối đa tai nạn giao thông, xây dựng môi trường sống an toàn cho các em.
Giáo dục cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 6 nhận thức tác hại của

uống rượu, bia khi tham gia giao thông. Hướng dẫn các em học sinh tham gia
giao thông an toàn để giữ an toàn cho bản thân các em, an toàn chung cho nhà
trường và cộng đồng bởi “ An toàn là bạn tai nạn là thù ”.
Đề tài nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm, phương pháp dạy học lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
thông qua các tiết sinh hoạt lớp và các buổi tổ chức sinh hoạt tập thể của nhà
trường.
Đáp ứng chủ chương của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc vận dụng kiến
thức liên môn, các kỹ năng sống để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho
học sinh trung học phổ thông.
Thực hiện quyết định 244/QĐ-TTg năm 2014 về chính sách quốc gia,
phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 do thủ tướng
chính phủ ban hành ngày 12/02/ 2014 [1]
III. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh trường
trung học phổ thông Triệu Sơn 6 nhận thức tác hại của uống rượu, bia khi tham
gia giao thông.
IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu lí luận công tác tuyên truyền của nhà trường, của tất cả giáo
viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng về giáo dục kỹ năng phòng
chống tai nạn giao thông do uống rượu, bia.
Nghiên cứu lí luận, các tài liệu về thông tin, tuyên truyền, giáo dục kỹ
năng phòng chống tai nạn giao thông do uống rượu, bia cho học sinh, để các em
trang bị cho mình, cho người thân xung quanh những kỹ năng cần thiết để phòng
chống những rủi ro bất thường khi tham gia giao thông.
Sử dụng phương pháp thuyết trình, thông qua trình chiếu hình ảnh minh
hoạ làm nổi bật lên vấn đề, từ đó thống kê số liệu, khảo sát về việc nắm kiến
thức, kỹ năng và nhận thức của học sinh về tác hại của uống rượu, bia khi tham
gia giao thông.
Khảo sát, điều tra, tổng hợp.

3


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận
1. Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh nói chung và giáo dục tác hại của uống rượu, bia
khi tham gia giao thông nói riêng
1.1. Vai trò của nhà trường
Hiện nay, tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông do hậu quả
của sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia) nói riêng đang là vấn đề bức bối và nhận
được sự quan tâm rất lớn từ xã hội, điều đó ảnh hưởng đến chính tính mạng con
người. Nhiệm vụ phòng, chống tai nạn giao thông không phải của riêng ai, mà
nó là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong công tác phòng chống tai nạn giao
thông do hậu quả của uống rượu, bia gây ra, vai trò của nhà trường cũng như vai
trò của giáo viên là không thể thiếu để góp phần giảm thiếu tai nạn này. Có thể
nói trong một môi trường mang tính giáo dục và phát triển con người toàn diện
như trường học thì nhà trường lại có vai trò tiên quyết.
Nhà trường không chỉ dạy cho học sinh lý thuyết đơn thuần mà cần phải
phổ cập, giáo dục và trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng sống áp dụng
vào thực tế cuộc sống, trong những kiến thức ấy không thể thiếu kiến thức về tác
hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
Nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng to lớn từ gia đình và xã hội. Vì
thế, cần đẩy mạnh việc tìm ra các biện pháp hợp lí, hiệu quả để cung cấp cho
học sinh. Nhà trường cần có trách nhiệm thông tin, giáo dục về tác hại của uống
rượu, bia khi tham gia giao thông đến người dân và đặc biệt là học sinh.
Ở trường học hiện nay hầu hết cũng đã đưa việc rèn luyện kỹ năng sống
nói chung và đang dần đưa việc giáo dục về tác hại của uống rượu, bia khi tham
gia giao thông nói riêng vào công tác giáo dục, vì nhận ra tầm quan trọng, thiết
yếu của nó. Thầy cô giáo phải là người trực tiếp quan tâm và giáo dục để nâng

cao ý thức của học sinh trong các bài giảng của mình. Vai trò của nhà trường là
vô cùng to lớn trong việc phát triển con người. Vì thế, tập trung vào giảng dạy,
thực hành kỹ năng sống hẳn là công việc không thể thiếu, nhất là cung cấp cho
các em kiến thức liên quan đến tai nạn giao thông do nguyên nhân uống rượu,
bia.
Nhiệm vụ của nhà trường cũng như giáo viên là cần có những hành động,
biện pháp hiệu quả để giảm thiểu những tai nạn giao thông thương tâm xảy ra.
Đồng thời trong công tác giảng dạy, phải tích cực lồng ghép vào các bài dạy để
4


nâng cao kiến thức phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh, đề ra các giải
pháp và thực hiện một cách tích cực, liên tục để đạt hiệu quả cao nhất, khắc
phục, góp phần giảm thiểu tối đa những vụ tai nạn giao thông do uống rượu, bia
gây ra.
Tiếp theo đó các trường cần tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh
công tác giáo dục giúp học sinh nhận thức tác hại của uống rượu, bia khi tham
gia giao thông. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác bảo hiểm y tế cho học
sinh.
1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục
học sinh tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông
Trong nhà trường THPT, vai trò của người GVCN không hoàn toàn giống
với các cấp học dưới.
GVCN là người sát cánh cùng những thăng trầm của học sinh, phát triển
con người cả về thể chất lẫn tâm hồn, kỹ năng sống, định hướng các em hướng
tới tương lai. Cũng chính vì vậy mà vai trò, trách nhiệm của người GVCN trong
việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục học sinh nhận thức được tác
hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông nói riêng cần được thường xuyên
lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ.... Tăng cường
cung cấp thông tin về tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông do

nguyên nhân uống rượu, bia giúp các em nắm bắt được tình hình để ý thức sâu
sắc được mối hiểm họa này.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông dành cho học sinh, việc
tự tìm tòi, thu thập thông tin sẽ giúp các em nhớ lâu, ý thức sâu sắc hơn tầm
quan trọng của vấn đề, góp phần củng cố kiến thức về phòng chống tai nạn giao
thông và một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông trong đó có nguyên
nhân do uống rượu, bia.
Kết hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch hành động thiết thực
nhằm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh nhận thức được tác hại của uống rượu,
bia khi tham gia giao thông thông qua các buổi ngoại khóa, buổi sinh hoạt tập
thể,...
2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông do uống rượu, bia
Khi chúng ta uống rượu, bia thành phần chính là ancol etylic có công
thức là C2H5OH [2] tác dụng lên tri giác, hệ thần kinh làm người điều khiển
phương tiện giao thông dễ ngủ gật, không làm chủ được bản thân, đi xe lạng
lách, đánh võng, chạy tốc độ cao, làm giảm khả năng phán đoán, xử lý tình
huống kém.... Bởi vậy TNGT do rượu, bia gây ra thường rất nghiêm trọng.
Do nhận thức, hiểu biết chung của học sinh cũng như gia đình và cộng
đồng về những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông còn thấp. Người dân vẫn
thường chủ quan trước sự nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Học sinh thiếu sự quan tâm, giám sát của phụ huynh, giáo viên,… cũng là
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các em hay tụ tập uống rượu, bia.
5


Vào các dịp lễ tết, cuối năm học, khi kì nghỉ hè đến hoặc lớp 12 kết thúc khoá
học,… các em thường hay rủ nhau liên hoan, trong các cuộc liên hoan này
không thể thiếu chén rượu, cốc bia. Các em còn chưa ý thức được tác hại của nó
gây ra nên thường uống không kiểm soát được, sau đó lại tham gia lưu thông
trong tình trạng cơ thể có nồng độ cồn trong máu cao,… Trong những trường

hợp xảy ra tai nạn như thế cũng có phần do thiếu những kiến thức về tác hại của
uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại của uống rượu, bia khi tham
gia giao thông ở học sinh trong nhà trường dù đã được tiến hành nhưng chưa
được thường xuyên rộng rãi.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng chung
Thời gian qua tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông do hậu
quả của uống rượu, bia gây ra nói riêng đang được dư luận xã hôi quan tâm, đặc
biệt là nghành Giáo dục. Chúng ta có thể bắt gặp vấn đề này ở tất cả mọi phương
tiện thông tin, như trên báo chí, truyền hình không ngày nào vắng những tin tức
đau lòng về các vụ tai nạn giao thông thương tâm.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tại các nước có thu nhập cao, có đến
20% số trường hợp chết do TNGT đường bộ là do sử dụng rượu, bia tham gia
giao thông. Ở các nước có thu nhập thấp, tỷ lệ này là từ 33% đến 69%. Kết quả
khảo sát tại bệnh viện Việt Ðức và Xanh Pôn cho thấy: 62% số nạn nhân bị
TNGT đường bộ có nồng độ cồn cao trong máu (cao nhất 458 mg/100 ml máu,
gấp chín lần cho phép). Cũng theo thống kê của Ủy ban các vấn đề xã hội của
Quốc hội, tại Việt Nam có tới 12 nghìn người chết/năm và 32 người chết/ngày vì
TNGT, trong đó hơn 10% do sử dụng rượu, bia gây nên.[3]
Cụ thể, theo thống kê của Cục CSGT, trong năm 2016, cả nước xảy ra
21.568 vụ TNGT, làm chết 8.680 người, bị thương 19.280 người. Qua phân tích
các vụ TNGT đường bộ cho thấy nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các lỗi vi
phạm như đi không đúng làn đường, phần đường quy định; không chấp hành tín
hiệu đèn giao thông; chạy quá tốc độ… Trong đó, nguyên nhân do sử dụng rượu,
bia chiếm tỉ lệ lớn với 36,6% tổng số vụ TNGT. [4]
Hằng năm, trên thế giới chi phí cho va chạm giao thông đường bộ là 518
tỷ USD. Thiệt hại do va chạm giao thông chiếm 1 đến 5% tổng sản phẩm quốc
nội ở các nước thu nhập cao (Mỹ: TNGT liên quan rượu bia 51,1 tỷ USD, Nam
Phi là 14 triệu USD). Ở Việt Nam, theo báo cáo giám sát tai nạn thương tích tại

bệnh viện năm 2006, trung bình viện phí cho một tai nạn thương tích bao gồm
cả TNGT tại bệnh viện là gần 1,1 triệu đồng/người, có trường hợp viện phí lên
tới 25 đến 30 triệu đồng. Thế nhưng, đa phần những người uống rượu, bia vẫn
mơ hồ về tác hại của nó gây ra. Đặc biệt là học sinh, sinh viên chưa nhận thức
đúng về tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
Có rất nhiều các vụ tai nạn giao thông xãy ra do người điều khiển phương
tiện giao thông uống rượu, bia. Điển hình như vụ tai nạn tại Ái Mộ, Long Biên,
6


Hà Nội làm chết 3 người, vào khoảng 7h30 sáng ngày 29/2, Nguyễn Quang Vinh
điều khiển chiếc xe ôtô nhãn hiệu Camry, BKS 29A - 866.23 cùng một người
cháu lưu thông từ đầu phố Ái Mộ (phường Bồ Đề, quận Long Biên). Khi đến
gần số nhà 33, phố Ái Mộ đã bất ngờ mất lái lao thẳng vào chiếc xe máy và 1
người đi bộ. Bước đầu, cơ quan Công an xác định, Nguyễn Quang Vinh không
có bằng lái xe, điều khiển xe trong tình trạng say rượu. [5]

Hiện trường vụ tai nạn giao thông tại Ái Mộ, Long Biên, Hà Nội
Theo tin từ VOV, vào khoảng 22h15 ngày 15/1, trên tuyến QL18 đoạn qua thị
trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều (Quảng Ninh), chiếc xe bồn chở nước mang
BKS: 14M – 7921 thuộc công ty thương mại dịch vụ Uông Bí đang tưới đường
thì xảy ra va chạm với xe ô tô con mang BKS: 34M - 2078. Cú va chạm mạnh
khiến chiếc xe 4 chỗ bị biến dạng phần đầu. Rất may không có thương vong về
người. Vụ tai nạn xảy ra khiến giao thông qua tuyến đường trên bị ùn tắc, lực
lượng CSGT đội 1-18 thuộc Công an tỉnh Quảng Ninh đã phải rất vất vả để phân
luồng. Được biết, lái xe có biểu hiện uống rượu khi điều khiển phương tiện. [6]

7



Cú va chạm mạnh khiến chiếc xe 4 chỗ bị biến dạng phần đầu

Lái xe say rượu gây TNGT liên hoàn làm 1 người chết ngày 9.11 tại Hà Nội. [7]
Một số hình ảnh hậu quả do tai nạn giao thông gây ra cho bản thân, gia
đình và xã hội( Nhậu xong là... nhập viện). Những ngày giáp Tết, Khoa Cấp cứu
Bệnh viện (BV) Việt Đức (Hà Nội) liên tục tiếp nhận, cấp cứu các trường hợp tai
nạn giao thông (TNGT) trong tình trạng rất nặng.
Bệnh nhân Ngô Minh Đ. (26 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Ninh) được chuyển đến
BV Việt Đức sau cú va chạm mạnh với ô tô đang lưu thông ngược chiều. Bệnh
nhân được chuyển đến BV với chẩn đoán đa chấn thương, chấn thương sọ não.
Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có nồng độ cồn trong máu rất
cao. Cũng nằm trong Phòng Hồi sức tích cực của BV Việt Đức, H.A.D (34 tuổi,
ngụ tỉnh Bắc Giang) vẫn đang hôn mê sau khi bị một xe máy khác tông từ phía
sau. Chiếc mũ bảo hiểm bị vỡ, máu từ đầu chảy lênh láng, anh D được những
người xung quanh đưa đến BV. Tại hiện trường, cơ quan công an xác định thanh
8


niên tông vào anh D trong trạng thái say rượu, không kiểm soát được hành vi và
cũng bị thương nặng. [8]

Những nạn nhân bị tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia được cấp cứu tại
Bệnh viện Việt Đức
Và đây là những tang thương để lại cho gia đình sau những vụ tai nạn giao
thông do nguyên nhân uống rượu, bia.

Những con số nêu trên và qua những thực trạng đau lòng đó cho thấy việc
tai nạn giao thông do uống rượu, bia đã gây ra những tổn thất nặng nề cho chúng
ta, nó làm nhức lòng cả xã hội từ gia đình, nhà trường, làm thiệt hại rất lớn về
con người, tiêu tốn không ít tiền của trong việc xử lý hậu quả.


9


2. Một số những khó khăn, hạn chế trong công tác tuyên truyền, giáo dục
tác hại do uống rượu, bia khi tham gia giao thông của nhà trường hiện nay
2.1. Về phía giáo viên
Công tác giáo dục, giảng dạy kỹ năng sống, kỹ năng an toàn khi tham gia
giao thông cho học sinh còn hạn chế. Có thể thấy rằng đa số học sinh bây giờ
khi được hỏi về ảnh hưởng của uống rượu, bia khi tham gia giao thông sẽ không
biết gì, hoặc chỉ biết một cách qua loa, sơ sài, đại khái,… Đó cũng bởi một phần
là do công tác giáo dục các kỹ năng này ở các trường phổ thông vẫn còn chưa
được chú trọng đúng mức, dẫn đến học sinh không được trang bị những kiến
thức quan trọng cần có về phòng chống tai nạn khi tham gia giao thông do lạm
dụng rượu, bia.
Chương trình giáo dục phổ thông lẫn công tác tuyên truyền của nước ta
vẫn có một khoảng trống về những nội dung, bài học lí thuyết, kỹ năng phòng,
chống tai nạn giao thông,…, cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức về tình
trạng tai nạn giao thông do uống rượu, bia. Đó là một lỗ hổng lớn mà nghành
giáo dục nước ta cần có những biện pháp cấp thiết và hữu hiệu để nhanh chóng
bù đắp, cải thiện.
Giáo viên có ít kiến thức thực tế.
Thực trạng ấy khiến vấn đề tuyên truyền, giáo dục nâng cao kỹ năng, ý
thức phòng chống tai nạn giao thông do uống rượu, bia ở các trường phổ thông
trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Trong đó trách nhiệm giáo dục của nhà
trường, của giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ giáo viên chính là khâu quan
trọng nhất.
2.2. Về phía học sinh
Thực trạng học sinh ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa thấy hết mức độ
nghiêm trọng của việc uống rượu, bia khi tham gia giao thông và hậu quả của tai

nạn mang đến cho mình và mọi người.
Bản thân học sinh là tác nhân trực tiếp tham gia giao thông hàng ngày và
cũng có thể tiềm ẩn tai nạn giao thông nếu không hiểu biết thì sự việc xẩy ra là
rất nghiêm trọng...
Hiện nay đa số học sinh chưa có nhiều hiểu biết về tác hại của uống rượu,
bia khi tham gia giao thông.
Trường THPT Triệu Sơn 6 được đóng trên địa bàn gần khu dân cư, gần
đường quốc lộ 47B, nhiều quán nhậu ven đường nên việc người uống rượu, bia
tham gia giao thông là thường xuyên và phổ biến. Vì vậy ý thức về tai nạn giao
thông là rất cần thiết.
Hầu hết học sinh trường THPT Triệu Sơn 6 là con em gia đình nông thôn
nghèo, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn khó khăn, bên cạnh đó nhận thức của đa
số phụ huynh học sinh về tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông là
rất thấp.

10


Các em ít được tiếp cận tới một số nguồn thông tin như báo trí, mạng
internet, các thông tin đại chúng, ... nên ý thức về tác hại của uống rượu, bia khi
tham gia giao thông chưa cao.
III. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Các giải pháp hạn chế TNGT do rượu, bia là một bài toán khó cần có sự
phối hợp đồng bộ các giải pháp.
1. Giải pháp 1. Nâng cao ý thức của người tham gia giao thông
Ðây là một trong những giải pháp quan trọng. Mỗi người tham gia giao
thông cần hiểu rõ được tính nguy hiểm của việc điều khiển phương tiện giao
thông khi nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Cương quyết từ chối
uống rượu, bia nếu sau đó phải lái xe, thưc hiện khẩu hiệu “ Đã uống rượu, bia
thì không lái xe”. Chỉ điều khiển phương tiện khi đã đủ tỉnh táo và bảo đảm sức

khỏe. Ðối với những người ngồi trên xe có trách nhiệm nhắc nhở cũng như
phản đối những người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia. Các doanh
nghiệp sản xuất rượu, bia cần có khuyến cáo, cảnh báo nguy cơ hay hàm lượng
trên sản phẩm để người sử dụng biết thông tin, chủ động khi uống.
Tuyên truyền rộng rãi các quy định về nồng độ rượu, bia khi điều khiển
phương tiện cơ giới tham gia giao thông. Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế và Bộ
Giáo dục - Ðào tạo tăng cường tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, hành vi
cho người dân. Ðặc biệt ở các huyện miền núi, miền biển thường có tỷ lệ người
trẻ nghiện rượu, bia cao cần có sự phối hợp giữa chính quyền, dòng họ và gia
đình hạn chế sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Ðưa tiêu chí "Nói
không với rượu bia khi điều khiển các phương tiện giao thông" vào một trong
những tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, tổ chức đơn vị tiên tiến...
Tuyên truyền rộng rãi quy định về mức xử phạt với hành vi điều khiển
phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho
phép. Theo nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, đường sắt, người điều khiển ô tô mà trong hơi thở có nồng độ
cồn vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở hoặc 50mg/100ml máu đến
80mg/100ml máu sẽ bị phạt tiền từ 7-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX)
3-5 tháng; vượt quá 0,4 mg/lít khí thở hoặc 80mg/100ml máu sẽ phạt tiền từ 1618 triệu đồng, tước GPLX 4-6 tháng. Mức phạt đối với người điều khiển xe mô
tô, xe máy trong 2 trường hợp trên lần lượt là 1-2 triệu đồng, tước GPLX 1-3
tháng và 3-4 triệu đồng, tước GPLX 3-5 tháng. [9]
Trong trường hợp chạy xe khi say rượu và gây tai nạn hoặc gây tai nạn rồi
bỏ trốn, điều 202 Bộ Luật Hình sự quy định mức phạt tù 3-10 năm. [10]
2. Giải pháp 2. Tăng cường các biện pháp cưỡng chế
Tăng lực lượng cảnh sát giao thông và thường xuyên kiểm tra nồng độ
cồn tập trung ở những nơi có thể xảy ra nhiều TNGT. Trang bị thiết bị đo nồng
độ cồn bảo đảm đạt tiêu chuẩn. Tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính. Có
11



thể tham khảo kinh nghiệm ở một số nước phát triển như tước giấy phép lái xe
vĩnh viễn đối với những trường hợp gây TNGT khi nồng độ cồn trong máu hoặc
trong hơi thở vượt quá mức cho phép. Trong khi ý thức của người dân còn hạn
chế thì việc tăng cường các biện pháp cưỡng chế là một trong những yếu tố
quan trọng góp phần giảm thiểu TNGT do rượu, bia.
3. Giải pháp 3. Tăng cường sử dụng các biện pháp phối hợp giữa các bộ,
ban, ngành
Bộ Công an và Bộ Y tế cần phối hợp xây dựng thông tư liên tịch quy định
chung về quy trình kiểm tra nồng độ cồn trong máu và hơi thở. Bộ Tài chính
nghiên cứu tăng thuế đối với các loại đồ uống có cồn. Trích một phần thu được
từ khoản thu từ thuế này để phục vụ công tác tuyên truyền, phòng chống uống
rượu, bia. Các địa phương phối hợp các đơn vị liên quan cần sớm ban hành quy
định cấm bán rượu bia tại các điểm bến xe, trạm dừng nghỉ, các điểm vui chơi
cho trẻ em. Nghiên cứu quy định những cơ sở sản xuất rượu, bia và các nhà
hàng sử dụng, tiêu thụ rượu, bia phải khuyến cáo trên các chai rượu, bia, nơi
uống rượu, bia dòng chữ "Uống rượu, bia có thể gây tai nạn giao thông". Huy
động mọi nguồn lực, các công ty bảo hiểm, các tổ chức xã hội, các đoàn thể
quần chúng đóng góp và tham gia các cuộc vận động phòng, chống sử dụng
rượu, bia khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông.
Hạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia là vấn đề của toàn xã hội.
Mỗi cá nhân, gia đình, địa phương và các cơ quan chức năng cần phải phối hợp
chặt chẽ giáo dục quản lý và xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm.
Nhưng trên hết, ý thức người tham gia giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu,
góp phần giảm tai nạn giao thông do uống rượu, bia gây ra.
4. Giải pháp 4. Tăng cường vai trò của BGH nhà trường, của GVCN,
GVBM và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền nhằm giáo dục
học sinh nhận thức được tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông
Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo
dục học sinh về ý thức phòng, tránh tai nạn giao thông do uống rượu, bia;
khuyến cáo các học sinh không nên uống rượu, bia.

Khuyến khích giáo viên chủ nhiệm lồng ghép chủ đề giáo dục tác hại của
uống rượu, bia khi tham gia giao thông trong các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ,
sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể để nâng cao nhận thức cho học sinh.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ GVBM trong việc giáo dục các
kĩ năng về tham gia giao thông an toàn cho học sinh. Khéo léo lồng ghép những
kiến thức, kĩ năng cơ bản, cách hạn chế tai nạn gao thông do uống rượu, bia
trong một số bài giảng của mình.
Tất cả các giáo viên cần hành động thiết thực, kết hợp cùng BGH nhà
trường và GVCN để nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với học sinh.
Thu thập tài liệu, câu hỏi tìm hiểu về tác hại của uống rượu, bia và cách
hạn chế tai nạn giao thông do uống rượu, bia.
12


Kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa,
chào cờ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp ... phổ biến về tác hại của uống rượu,
bia khi tham gia giao thông cho học sinh.
Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm quán triệt nội qui của nhà trường, của
lớp về cấm học sinh uống rượu, bia từ đó đưa vào xếp loại hạnh kiểm đạo đức
học sinh.
Nghiêm khắc sử phạt học sinh vi phạm để làm gương.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
1.1. Đối với hoạt động giáo dục
Góp phần đổi mới trong công tác giáo dục, giáo dục kỹ năng an toàn giao
thông cho học sinh.
Chất lượng hoạt động giáo dục được nâng cao, học sinh được rèn luyện
nhiều kỹ năng và tuyên truyền nhiều thông tin bổ ích, trong đó có thông tin về
tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông.

Thúc đẩy hoạt động giáo dục lên một tiến trình mới và làm phong phú
thêm hoạt động giáo dục của nhà trường cũng như hiểu biết của học sinh và giáo
viên về những vấn đề quan trọng liên quan đến uống rượu, bia.
1.2. Đối với bản thân
Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn ý thức được vai trò trách
nhiệm của mình trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trong đó
đặc biệt chú trọng giáo dục nhằm nâng cao kỹ năng, ý thức phòng chống tai nạn
giao thông do uống rượu, bia qua những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút
đầu giờ. Không những là giáo viên chủ nhiệm mà bản thân là một giáo viên
giảng dạy ở các lớp tôi luôn ý thức được vấn đề cấp thiết trong công tác tuyên
truyền phòng chống những tai nạn rủi ro khi tham gia giao thông có thể xảy ra
sau các cuộc liên hoan cuối năm đối với học sinh của mình. Trong những tiết tự
chọn nhất là vào dịp cuối năm học, tôi đã tích hợp thông tin tuyên truyền giáo
dục kỹ năng phòng tránh những rủi ro bất thường mà các em có thể gặp phải
nhất là tai nạn giao thông do uống rượu, bia.
Bản thân cũng rút ra được nhiều bài học bổ ích từ công tác tuyên truyền
tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
1.3. Đối với đồng nghiệp
Mỗi giáo viên đều rút ra được nhiều kinh nghiệm từ công tác tuyên truyền
tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông. Trang bị những kiến thức
quan trọng cần thiết, trong mỗi giờ học đều có thể lồng ghép kiến thức về kỹ
năng sống vào giảng dạy cho học sinh của mình.

13


Mỗi giáo viên cũng đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong hoạt động giảng
dạy của mình cho học sinh. Giúp học sinh có một môi trường học tập không khô
khan, rập khuôn sách vở mà phong phú hơn với nhiều kiến thức, kỹ năng sống.
Các đồng nghiệp đều đánh giá cao đề tài của tôi và 100% giáo viên nhận

xét đây là đề tài có hiệu quả thiết thực.
1.4. Đối với nhà trường
Chất lượng hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường phong phú
hơn, hiệu quả hơn. Mỗi giáo viên đều năng nổ tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề để góp
thêm kiến thức cho bản thân, giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức, kỹ năng
sống. Góp phần xây dựng trường học thân thiện – hoc sinh tích cực.
2. Hiệu quả của SKKN đối với học sinh
Các nội dung tuyên truyền về tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao
thông trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt tập thể đều được học
sinh ủng hộ. Các em chăm chú lắng nghe, thảo luận, nêu câu hỏi, đưa ra nhiều
tình huống và giải quyết các tình huống một cách sôi nổi, hào hứng,…
Khi hiểu rõ hơn về tác hại của uống rượu, bia, hiện nay số lượng học sinh
uống rượu, bia đã giảm rõ rệt. Các em đã có ý thức tốt đối với sự nguy hiểm do
uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
Tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ bằng hình thức là chọn ba lớp
10B1, 10B3 và 11A2, (trong đó lớp 10B1 và 10B3 đã được tuyên truyền về tác
hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông còn lớp 11A2 thì chưa được
tuyên truyền) để kiểm tra, so sánh mức độ nhận thức của học sinh về tác hại của
uống rượu, bia khi tham gia giao thông thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm
như sau:
Câu 1. Người lái xe mô tô, xe máy đang điều khiển xe chạy trên đường mà
trong máu có nồng độ cồn vượt quá từ bao nhiêu trở lên thì bị nghiêm cấm?
A. Nồng độ cồn vượt quá 70 miligam/100mililít máu.
B. Nồng độ cồn vượt quá 60 miligam/100mililít máu.
C. Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100mililít máu.
D. Nồng độ cồn vượt quá 40 miligam/100mililít máu.
Câu 2. Hành vi điều khiển xe môtô, xe gắn máy sử dụng rượu, bia mà trong hơi
thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 2.000.000 đ đến 3.000.000đ.
B. Phạt tiền từ 3.000.000 đ đến 4.000.000đ.

C. Phạt tiền từ 500.000 đ đến 1.000.000đ.
D. Phạt tiền từ 1.000.000 đ đến 2.000.000đ.
Câu 3. Người lái xe mô tô, xe gắn máy đang điều khiển xe chạy trên đường mà
trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá từ bao nhiêu trở lên thì bị nghiêm cấm?
A. 0,25miligam/1 lít khí thở.
B. 0,50miligam/1 lít khí thở.
C. 0,60miligam/1 lít khí thở.
D. 0,75miligam/1 lít khí thở.
14


Câu 4. Hành vi điều khiển xe ô tô sử dụng rượu, bia mà trong hơi thở có nồng
độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 2.000.000 đ đến 3.000.000đ.
B. Phạt tiền từ 4.000.000 đ đến 6.000.000đ.
C. Phạt tiền từ 12.000.000 đ đến 13.000.000đ và bị tước quyền sử dụng
GPLX ô tô 3 – 4 tháng.
D. Phạt tiền từ 16.000.000 đ đến 18.000.000đ và bị tước quyền sử dụng
GPLX ô tô 4 – 6 tháng.
Câu 5. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
A. Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải.
B. Là trách nhiệm của lực lượng cảnh sát giao thông.
C. Là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
D. Là trách nhiệm của công nhân viên chức lao động
Câu 6. Theo kết quả điều tra xã hội học, trong tổng số các vụ tai nạn giao thông
năm 2016 thì có tới bao nhiêu % số vụ liên quan đến bia, rượu.
A. 36,6%.
B. 20%.
C. 75%.
D. 15,5%.

Câu 7. Theo tổng cục thông kê Việt Nam tính trong năm 2016 trên địa bàn cả
nước xảy ra bao nhiêu vụ tai nạn giao thông.
A. 17,3 nghìn.
B. Dưới 15 nghìn.
C. Hơn 21 nghìn.
D. 41,3 nghìn.
Câu 8. Các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ở Việt Nam là
(1) Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng
nhanh, một số phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo an toàn kĩ thuật.
(2) Người tham gia giao thông không hiểu luật, không tuân thủ theo quy tắc về
an toàn giao thông.
(3) Người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng chất kích thích, uống
rượu, bia, không thuộc đường, không có giấy phép lái xe,...
(4) Chế độ xử phạt người vi phạm chưa nghiêm, chưa đúng tội hoặc quá nhẹ.
A. (1); (2) ; (3); (4).
B. (1); (3); (4).
C. (1); (2) ; (4).
D. (2) ;(3); (4).
Đáp án :

Câu
Đáp án

1
C

2
B

3

A

4
D

5
C

6
A

7
C

8
A

* Kết quả thu được:

STT Lớp
1

10B1

Sĩ số
39

Giỏi
89,7%


Tỉ lệ học sinh đạt được điểm
Khá
TB
Yếu
10,3%
0%
0%
15

Kém
0%


2
3

10B3
11A2

50
40

82%
5%

12%
15%

6%
22,5%


0%
32,5%

0%
25%

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao kỹ năng, ý thức
được tác hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông thông qua các hoạt
động để học sinh cảm nhận, ý thức hình thành kỹ năng tham gia giao thông an
toàn; thực hiện phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội hóa
trong việc giáo dục nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh, trong đó kỹ năng
tham gia giao thông an toàn cho học sinh rất cần thiết.
Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao kỹ năng, ý thức phòng chống tai
nạn giao thông do hậu quả của uống rượu, bia cho học sinh trong trường học góp
phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn với bản thân,
với mọi người xung quanh, với gia đình, biết lựa chọn phương pháp, kỹ năng
phù hợp, nhận thức rõ được tác hại của đồ uống có cồn để ứng phó với các tình
huống có thể xảy ra trong cuộc sống, khi tham gia điều khiển phương tiện giao
thông, giảm bớt tỉ lệ tai nạn giao thông đang là nỗi lo, nổi đau lòng của gia đình,
nhà trường và xã hội.
Tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục nhận thức tác
hại của uống rượu, bia khi tham gia giao thông nói riêng còn tạo được mối quan
hệ thân thiện, cởi mở giữa Thầy và trò, giữa gia đình - nhà trường và xà hội, góp
phần tạo được sự hứng thú, tự tin, chủ động, sáng tạo trong học tâp, nâng cao
16



chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống trên đây sẽ
xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã
hôi.
Tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục cho học sinh
trung học phổ thông Triệu Sơn 6 nhận thức được tác hại của uống rượu, bia khi
tham gia giao thông nói riêng cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ
sung nâng cấp, rút kinh nghiệm để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến
động mà người trưởng thành cũng cần phải biết.
Tuyên truyền, giáo dục nhận thức tác hại của uống rượu, bia khi tham gia
giao thông cho học sinh phải thường xuyên, cập nhật kịp thời để các em có kiến
thức, biết được tác hại và ảnh hưởng của nó gây ra đối với bản thân, gia đình và
xã hội; thực hiện càng thường xuyên càng tốt đối với học sinh, đặc biệt là các
buổi liên hoan cuối năm sắp đến.
Cùng với việc thực hiện tuyên truyền “Nói không với rượu bia trước khi
lái xe”, còn giúp các em tuyên truyền cho gia đình và người thân hiểu tác hại
của uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
II. Bài học kinh nghiệm
GVCN nên kết hợp lồng ghép hoạt động giáo dục nhận thức tác hại của
uống rượu, bia khi tham gia giao thông vào các hoạt động ngoại khoá của nhà
trường, đặc biệt là trước khi học sinh được nghỉ tết, nghỉ hè để nâng cao nhận
thức, tác hại của uống rượu, bia cho học sinh. Mỗi học sinh sẽ được trang bị kiến
thức về tác hại của việc sử dụng đồ uống có cồn nói chung và tác hại của uống
rượu, bia khi tham gia giao thông nói riêng.
Ngoài việc rèn luyện kỹ năng sống lồng ghép trong các giờ dạy trên lớp,
học sinh còn được nhà trường tuyên truyền vào các buổi ngoài giờ, các buổi
chào cờ, ngoại khoá và cần phải tuyên truyền thường xuyên cho tất cả giáo viên,
học sinh.
III. Kiến nghị, đề xuất
Với các cấp quản lí: Quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, giáo
dục kỹ năng, giúp học sinh nhận thức được tác hại, ảnh hưởng của uống rượu,

bia khi điều khiển phương tiện giao thông, tiến hành dần từng bước việc phổ
biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng
nên tuyên truyền mức xử phạt đối với những vi phạm nhằm tạo ra sự chuyển
biến về nhận thức trong cộng đồng. Tăng cường công tác xã hội hóa, tham mưu
với địa phương, các cơ quan chức năng cần được bổ sung lực lượng, trang thiết
bị đo nồng độ cồn, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm.
Với các đoàn thể trong nhà trường: Cần sự hợp tác, hỗ trợ của đoàn thể
trong nhà trường trong công tác giáo dục nhận thức được tác hại, ảnh hưởng của
uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông cho học sinh.

17


Với giáo viên: Cần được trang bị kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức nói trên
để góp phần trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học
sinh nhận thức tác hại của uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
Thay vì nhồi nhét nhiều nội dung, những kiến thức không cần thiết. Hãy
đưa vào một số nội dung trong sinh hoạt lớp như dạy kỹ năng sống, kỹ năng
tham gia giao thông an toàn. Nhà trường cần đẩy mạnh công tác xã hội hoá,
công tác tuyên truyền an toàn giao thông.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong công tác tuyên truyền, giáo
dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục nhận thức về tác hại của uống rượu, bia
khi tham gia giao thông nói riêng cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 6 để các
em cùng với nhà trường và toàn xã hội nâng cao ý thức tham gia giao thông đảm
bảo an toàn với thông điệp “an toàn là bạn tai nạn là thù”. Rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Nguyễn Thị Dung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khi chuẩn bị đề tài trên tôi đã sử dụng những tài liệu tham khảo sau:
[1]. Quyết định 244/QĐ-TTg năm 2014 do thủ tướng chính phủ ban hành ngày
12/02/ 2014 .
[2]. Sách giáo khoa hóa học lớp 11.
[3]. Tham khảo các tài liệu trên mạng internet
[4]. Tham khảo các tài liệu trên mạng internet
- nguồn:
[5]. Tham khảo các tài liệu trên mạng internet
- nguồn:
[6]. Tham khảo các tài liệu trên mạng internet
- nguồn:
[7]. Tham khảo các tài liệu trên mạng internet
- nguồn:
[8] Tham khảo các tài liệu trên mạng internet
- nguồn:
18


[9]. Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ, đường sắt.
[10]. Điều 202 Bộ Luật Hình sự.

THPT
TNGT
CSGT

GPLX
BGH
GVCN
GVBM
SKKN

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
Trung học phổ thông
Tai nạn giao thông
Cảnh sát giao thông
Giấy phép lái xe
Ban giám hiệu
Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên bộ môn
Sáng kiến kinh nghiệm

19



×